Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Tổ chức thẩm mỹ môi trường lao động xí nghiệp công nghiệp nhẹ ở thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

TRỊNH DUY ANH

TỔ CHỨC THẨM MỸ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHẸ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2005


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

TRỊNH DUY ANH

TỔ CHỨC THẨM MỸ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHẸ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

Mã số: 62.58.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TSKH NGÔ THẾ THI
2. TS HOÀNG NHƯ TẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2005


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác, trong luận án có sử dụng một số tư liệu đã được ghi
chú trích dẫn trong tài liệu tham khảo.

Tác giả luận án

Trònh Duy Anh


MỤC LỤC
Trang

Mở đầu

1

Mục tiêu nghiên cứu

5


Chương 1- Tổng quan tình hình tổ chức thẩm mỹ môi trường lao động

6

1.1

(TCTM-MTLĐ) xí nghiệp công nghiệp (XNCN) nhẹ trên

-

thế giới và trong nước

-

Tình hình và kinh nghiệm TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở nước ngoài

6

1.1.1

Tình hình TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ

6

1.1.2

Kinh nghiệm TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ

14


1-2 Tình hình xây dựng và TCTM-MTLĐ XNCN ở việt nam
1.2.1

Tình hình xây dựng và TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ

16

1.2.2

Tình hình TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở Tp.Hồ Chí Minh

-

và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .

24

Những tồn tại trong TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở Việt nam

29

1.2.3
1.3

Những nghiên cứu có liên quan đến TCTM-MTLĐ

32

1.3.1


Nghiên cứu của các nước về các vấn đề có liên quan đến

-

TCTM-MTLĐ

32

Nghiên cứu ở Việt nam về các vấn đề có liên quan đến

-

TCTM-MTLĐ

34

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

37

1.3.2

Chương 2
2.1

16

Đối tượng nghiên cứu

37


2.1.1 Môi trường lao động (MTLĐ)

37

2.1.2

38

Tổ chức MTLĐ

2.1.3 Văn hóa lao động

38

2.1.4 Tổ chức thẩm mỹ môi trường lao động (TCTM-MTLĐ)

40


2.1.5 Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ

41

2.1.6 Cơ cấu không gian TCTM-MTLĐ

42

2.2 Phạm vi nghiên cứu


45

2.3 Phương pháp nghiên cứu

46

2.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp

46

2.3.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống

47

Chương 3

Kết quả nghiên cứu TCTM-MTLĐ

3.1 Cơ sở khoa học TCTM-MTLĐ

50
50

3.1.1 Điều kiện tự nhiên khí hậu

50

3.1.1.1 Điều kiện khí hậu

50


3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

51

3.1.1.3 Mối quan hệ giữa điều kiện Tự nhiên- Khí hậu với các

-

yếu tố văn hóa trong MTLĐ
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.2.1 Phát triển kinh tế của Việt nam và triển vọng cho
TCTM-MTLĐ
3.1.2.2 Mối quan hệ giữa điều kiện Kinh tế-Xã hội và
TCTM-MTLĐ
3.1.2.3 Tiến bộ xã hội của Việt nam và nhu cầu phát triển
đời sống tinh thần của người lao động trong XNCN
3.1.3 Đặc điểm Văn hóa-Truyền thống

52
54
54
56
57
58

3.1.3.1 Truyền thống văn hóa Việt nam.

58


3.1.3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và TCTM-MTLĐ

62

3.1.4 Phát triển Khoa học- Kó thuật (KHKT)

64

3.1.4.1 Ảnh hưởng của phát triển KHKT đến TCTM-MTLĐ

64

3.1.4.2 Quan hệ giữa tiến bộ KHKT và văn hóa lao động

71


3.1.5 Nhu cầu Văn hóa-Thẩm mỹ của người lao động
3.1.5.1

Quan niệm về văn hóa và thẩm mỹ trong MTLĐ

3.1.5.2 Nhu cầu thẩm mỹ và phát triển con người toàn diện
3.2

3.3

3.4

71

71
74

Đặc điểm MTLĐ-XNCN nhe
3.2.1 Đặc điểm chức năng, công nghệ

75

3.2.2 Đặc điểm lao động

76

3.2.3 Đặc điểm không gian

76

3.2.4 Đặc điểm thẩm mỹ

77

Đặc điểm của các yếu tố thẩm mỹ trong MTLĐ

78

3.3.1 Kiến trúc

78

3.3.2 Mỹ thuật công nghiệp


83

3.3.3 Nghệ thuật tạo hình

88

3.3.4 Các yếu tố tự nhiên

89

3.3.5 Ánh sáng, màu sắc

93

Nguyên tắc tạo hình và cảm thụ thẩm mỹ

99

3.4.1 Quan hệ giữa các yếu tố thẩm mỹ trong MTLĐ

99

3.4.2 Qui luật tạo hình thẩm mỹ trong TCTM-MTLĐ

101

75

3.4.3 Vấn đề cảm thụ, cảm xúc thẩm mỹ và hiệu quả thẩm my õtổng hợp 106
Chương 4


4.1

Bàn luận về giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở Tp.

-

Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

113

Nguyên tắc chung đối với giải pháp TCTM-MTLĐ

113

4.1.1

Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội

113

4.1.2

Phù hợp với đặc điểm sản xuất, đặc điểm lao động

114

4.1.3

Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu


115

4.1.4 Giáo dục và nâng cao trình độ văn hóa, óc thẩm mỹ cho người
lao động

115


4.2

Trình tự nghiên cứu giải pháp TCTM-MTLĐ

117

4.3

Giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ

122

4.3.1 Khu công nghiệp (KCN), XNCN và mối quan hệ với môi trường

-

đô thò

122

4.3.2 Xí nghiệp công nghiệp


128

4.3.3 Nhà sản xuất

136

4.3.4 Phòng sản xuất

139

4.3.5 Vò trí làm việc

150

4.4

Quản lý và nâng cao chất lượng thẩm mỹ MTLĐ

151

4.5

Ví dụ minh họa nghiên cứu

153

Kết luận và kiến nghò

154


Tài liệu tham khảo

158

Phụ lục

167

Những chữ viết tắt
KCN:
Khu công nghiệp
KCX:
Khu chế xuất
KTCN:
Kiến trúc công nghiệp
Kts:
Kiến trúc sư
MTLĐ:
Môi trường lao động
TCTM-MTLĐ: Tổ chức thẩm mỹ môi trường lao động
Tp:
Thành phố
XHCN
Xã hội chủ nghóa
XNCN:
Xí nghiệp công nghiệp
Danh mục bảng
Bảng 1.1:


Những XNCN nhẹ được xây dựng ở Miến Bắc trong khoảng từ 1955
đến 1965. (Nguồn: [32])

Bảng 1.2:

Đóng góp của công nghiệp Việt nam trong nền kinh tế năm 2002.
(Nguồn: [66])


Bảng 1.3:

Các KCN mới xây dựng trên đòa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam từ 1986 đến nay. (Nguồn: tác giả)

Bảng 3.1:

Các ngành và lónh vực khoa học có liên quan đến TCTM-MTLĐ.
(Nguồn: [5])

Bảng 3.2:

Quá trình phát triển những nhu cầu văn hóa trong lao động.
(Nguồn: [44])

Bảng 3.3:

Đặc điểm chức năng công nghệ, lao động và không gian của một số
nhóm XNCN nhẹ. (Nguồn: tác giả)

Bảng 3.4:


Tác động tâm lý của màu sắc. (Nguồn: [25])

Bảng 4.1:

Phân loại các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ. (Nguồn:tác giả)

Bảng 4.2:

Trình tự nghiên cứu TCTM-MTLĐ. (Nguồn:tác giả)

Bảng 4.3:

Trang bò kỹ thuật phòng sản xuất. (Nguồn: tác giả)

Bảng 4.4:

Giải pháp dành cho việc duy trì và nâng cao chất lượng thẩm mỹ của
MTLĐ. (Nguồn: tác giả)

Danh mục hình minh họa
Hình 1.1:

Tình hình xây dựng công nghiêp và TCTM-MTLĐ từ 1880 đến đầu
Thế kỷ XX. (Nguồn: [40], [57], [76], [81])

Hình 1.2:

Tình hình xây dựng công nghiêp và TCTM-MTLĐ từ sau chiến tranh
thế giới thứ II đến nay. (Nguồn: [73], [75], [77])


Hình 1.3:

Tình hình xây dựng công nghiêp và TCTM-MTLĐ từ sau chiến tranh
thế giới thứ II đến nay. (Nguồn: [75], [77], tác giả)

Hình 1.4:

Tình hình xây dựng công nghiêp và TCTM-MTLĐ ở Việt nam từ 1986
đến nay. (Nguồn: [65])

Hình 1.5:

Tình hình xây dựng công nghiêp và TCTM-MTLĐ Ở Việt nam từ 1986
đến nay. (Nguồn: [12], tác giả)

Hình 1.6:

Sơ đồ phân bố KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (Nguồn: [65])


Hình 1.7:

Tình hình xây dựng và TCTM-MTLĐ Ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ 1986 đến nay. (Nguồn: tác giả)

Hình 1.8:

Những tồn tại trong xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ XNCN
nhẹ ở Việt nam. (Nguồn: tác giả)


Hình 2.1:

Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ. (Nguồn: tác giả)

Hình 2.2:

Cơ cấu không gian TCTM-MTLĐ. (Nguồn: [12], [19],[77], tác giả)

Hình 2.3:

Phương pháp nghiên cứu. (Nguồn: tác giả)

Hình 2.4:

Mối quan hệ giữa các yếu tố của MTLĐ. (Nguồn: tác giả)

Hình 3.1:

Phát triển kinh tế của Việt nam. (Nguồn: [66])

Hình 3.2:

Truyền thống văn hóa Việt nam. (Nguồn: [43], tác giả)

Hình 3.3:

Truyền thống văn hóa Việt nam (Kiến trúc, Xây dựng).
(Nguồn: Nguyễn Hà Cương, tác giả)


Hình 3.4:

Truyền thống văn hóa Việt nam (Kiến trúc, Xây dựng).
(Nguồn: Nguyễn Hà Cương, tác giả)

Hình 3.5:

Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ. (Nguồn: tác giả)

Hình 3.6:

Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ (Kiến trúc). (Nguồn: [19], [75], [74],
tác giả)

Hình 3.7:

Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ (Mỹ thuật công nghiệp). (Nguồn: [61],
[71], tác giả)

Hình 3.8:

Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ (Mỹ thuật công nghiệp). (Nguồn: [81],
tác giả)

Hình 3.9:

Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ (Mỹ thuật công nghiệp). (Nguồn: [19],
tác giả)

Hình 3.10:


Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ (Nghệ thuật tạo hình). (Nguồn: [74],
[81], [83], tác giả)


Hình 3.11:

Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ (Yếu tố tự nhiên, ánh sáng, màu sắc).
(Nguồn: [75], [80], tác giả)

Hình 4.1:

Nguyên tắc chung đối với giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ.
(Nguồn: tác giả)

Hình 4.2:

Giải pháp TCTM-MTLĐ (KCN và mối quan hệ với môi trường đô thò).
(Nguồn: tác giả)

Hình 4.3:

Giải pháp TCTM-MTLĐ (KCN và mối quan hệ với môi trường đô thò).
(Nguồn: [ 81], tác giả)

Hình 4.4:

Cây xanh trong MTLĐ (Nguồn: tác giả)

Hình 4.5:


Tổng hợp các giải pháp TCTM-MTLĐ (XNCN) cơ cấu không gian
XNCN. (Nguồn: tác giả)

Hình 4.6:

Giải pháp TCTM-MTLĐ (XNCN). (Nguồn: [19],tác giả)
Giải pháp TCTM-MTLĐ (Nhà, công trình, phòng, nhóm phòng và vò
trí làm việc). (Nguồn: [73], tác giả)

Hình 4.7:

Giải pháp TCTM-MTLĐ (XNCN). (Nguồn: [19],tác giả)

Hình 4.8:

Các thủ pháp tạo hình mặt đứng nhà sản xuất. (Nguồn: tác giả)

Hình 4.9:

Các thủ pháp tạo hình mặt đứng nhà sản xuất. (Nguồn: tác giả)

Hình 4.10:

Các thủ pháp tạo hình mặt đứng nhà sản xuất. (Nguồn: tác giả)

Hình 4.11:

Tổng hợp các giải pháp TCTM-MTLĐ cơ cấu không gian phòng sản
xuất. (Nguồn: tác giả)


Hình 4.12:

Giải pháp TCTM-MTLĐ (Nhà, công trình, nhóm phòng và vò trí
làm việc). (Nguồn: tác giả)

Hình 4.13:

Ví dụ minh hoạ giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhe, ï(KCN, XNCN và
mối quan hệ với môi trường đô thò). (Nguồn: tác giả)

Hình 4.14:

Ví dụ minh hoạ giải pháp TCTM- MTLĐ XNCN nhẹ, (KCN, XNCN và
mối quan hệ với môi trường đô thò). (Nguồn: tác giả)


Hình 4.15:

Ví dụ minh hoạ giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ, (XNCN, nhà và
công trình). (Nguồn: http: // www.achitecture.about.com, tác giả)

Hình 4.16:

Ví dụ minh hoạ giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ, (XNCN, nhà và
công trình). (Nguồn: tác giả)

Hình 4.17:

Ví dụ minh hoạ giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhe. (XNCN, nhà và

công trình). (Nguồn: tác giả)

Hình 4.18:

Ví dụ minh họa giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ, ( Phòng sản xuất,
vò trí làm việc). (Nguồn: tác giả)

Hình 4.19:

Ví dụ minh họa giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ, ( Phòng sản xuất,
vò trí làm việc). (Nguồn: tác giả)

Hình 4.20:

Ví dụ áp dụng giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ.

Hình 4.21:

Ví dụ áp dụng giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ.


1

MỞ ĐẦU
Nhu cầu về vật chất và tinh thần là những nhu cầu thường xuyên của
con người, trong bất kì một xã hội nào, những nhu cầu này, không ngừng biến
đổi theo nhòp độ phát triển của xã hội, kinh tế, KHKT, văn hóa và nghệ thuật.
Tính ưu việt và nhân đạo của một chế độ xã hội được thể hiện ở sự quan tâm cải
thiện đời sống của người lao động, thông qua việc không ngừng nâng cao chất
lượng môi trường ở, nghỉ ngơi, giải trí và làm việc cho người lao động.

Chất lượng môi trường sống nói chung và MTLĐ nói riêng, đặc trưng
không chỉ bởi tiện nghi vật chất, mà còn bởi những giá trò văn hóa, tinh thầ n mà
nó có thể mang lại cho con người. MTLĐ là nơi diễn ra hơn một nửa những hoạt
động sống, trong cuộc đời của mỗi con người, là nơi con người, ngoài hoạt động
sản xuất, còn thường xuyên tiếp nhận kiến thức văn hóa, hiểu biết và giao tiếp
xã hội. MTLĐ văn hóa có tác dụng giáo dục nhân cách, hướng con người đến
những giá trò “Chân, Thiện, Mỹ”, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các mối
quan hệ xã hội theo hướng tích cực, góp phần nâng cao trình độ văn hóa xã hội.
Để một MTLĐ có tính văn hóa, trước hết nó phải là môi trường đẹp, TCTMMTLĐ góp phần xây dựng MTLĐ văn hóa trong các XNCN, tổ chức văn hóa lao
động, thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa của Đảng và nhà nước.
Toàn cầu hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng tin học, hiện đang là xu
thế của thời đại, biểu hiện của văn minh nhân loại, mang lại lợi ích nhiều mặt
cho các quốc gia trên thế giới, bên cạnh những lợi ích kinh tế và sự đa dạng hóa
nền văn hóa, một trong những hậu quả đáng lo ngại, là khả năng làm lu mờ bản
sắc văn hóa của quốc gia và khu vực, là vấn đề mà chính Tổ chức văn hóa của
Liên hợp quốc UNESCO đã lên tiếng cảnh báo. Tổ chức MTLĐ thẩm mỹ, trên
cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và khai thác những giá trò văn hóa truyền
thống, góp phần gìn giữ và phát triển nền văn hóa dân tộc, là việc làm cần thiết
trong giai đoạn hiện nay và tương lai.


2

Nghò quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác đònh hướng
đi mới cho sự phát triển của của nền kinh tế nước ta: “Phát triển một nền kinh tế
nhiều thành phần, có sự vận hành của cơ chế thò trường, theo đònh hướng Xã hội
chủ nghóa”.
Trong nền kinh tế thò trường, cạnh tranh tự do là một trong những nguyên
nhân thúc đẩy sự phát triển, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm, quảng cáo, tiếp thò v.v… việc không ngừng

cải thiện điều kiện làm việc, MTLĐ trong các nhà máy, xí nghiệp, về cả hình
thức lẫn nội dung, cũng có ý nghóa làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thò
trường.
Thực tế cho thấy: trong thời đại ngày nay, bất kỳ một nền kinh tế nào
muốn phát triển, đều phải hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trong những năm
gần đây, Việt nam đã gia nhập ASEAN, bình thường hóa và ký kết hiệp đònh
thương mại Việt-Mỹ, hiệp đònh thương mại và phát triển kinh tế song phương với
nhiều nước thuộc Cộng đồng Châu Âu (EU), tham gia diễn đàn kinh tế Châu Á
thái bình dương, chuẩn bò gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), có quan
hệ kinh tế với nhiều nước khác trên thế giới v.v… Sự hội nhập kể trên, mang lại
cho nền kinh tế nước ta nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt trong lónh vực sản xuất
hàng xuất khẩu, tuy nhiên, để hàng hóa có thể xuất khẩu vào thò trường của các
nước phát triển như: Mỹ, Nhật, EU v.v… các XNCN sản xuất hàng xuất khẩu, cần
phải có các chứng chỉ quốc tế như: ISO- 9000, SA-8000 v.v… Để nhận được
những chứng chỉ này, các cơ sở sản xuất, ngoài việc đáp ứng những yêu cầu khá
khắt khe về chất lượng hàng hóa và quản lý sản xuất, còn phải đảm bảo chế độ
tiền long, sức khỏe cho người lao động và đặc biệt chất lượng của MTLĐ bên
trong xí nghiệp phải đạt chuẩn quốc tế và khu vực, chính những yêu cầu này mới
đảm bảo một cách lâu dài và ổn đònh chất lượng hàng hóa, góp phần tạo dựng
những thương hiệu nổi tiếng, điều mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hướng
tới, trong nền kinh tế thò trường giàu tính cạnh tranh.


3

Trong MTLĐ đẹp và tiện nghi, người lao động khỏe mạnh về cả thể chất
và tinh thần, chắc chắn sẽ lao độngï với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt,
mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội; một cách gián tiếp, TCTM-MTLĐ góp phần
làm tăng hiệu quả vốn đầu tư vào lónh vực công nghiệp.
Các XNCN và KCN là một bộ phận quan trọng của đô thò, nâng cao chất

lượng thẩm mỹ của MTLĐ trong các XNCN và KCN đồng nghóa với việc cải
thiện, nâng cao chất lượng thẩm mỹ kiến trúc và cảnh quan đô thò, góp phần bảo
vệ môi trường sinh thái đô thò, đảm bảosự phát triển bền vững, một trong những
tiêu chí văn hóa mang tính thời đại hiện nay.
Xây dựng công nghiệp Việt nam trong thời gian qua đạt được những thành
tựu đáng kể, trên đòa bàn toàn quốc đã và đang xây dựng hàng trăm KCN, khu
chế xuất (KCX), khu công nghệ cao… với hàng ngàn XNCN. Trong số đó, có
những XNCN quan tâm đúng mức đến chất lượng của MTLĐ, chú ý cải thiện
điều kiện tiện nghi, cũng như hình thức thẩm mỹ trong và ngoài xí nghiệp, số này
không nhiều, tập trung ở khu vực các XNCN 100% vốn nước ngoài, liên doanh
với nước ngoài, những XNCN thuộc các công ty danh tiếng quốc tế v.v.., số còn
lại, chưa quan tâm thích đáng đến MTLĐ và TCTM-MTLĐ, nguyên nhân của
tình trạng này là:
-

Chưa nhận thức một cách đầy đủ tầm quan trọng của MTLĐ và TCTM-

MTLĐ.
-

Thiếu hiểu biết về nội dung công tác và cách thức tiến hành TCTM-MTLĐ,

sự thiếu hiểu biết này không chỉ của các nhà đầu tư, nhà quản lý, người lao động,
mà của chính những người làm dự án, thiết kế, xây dựng các XNCN.
-

Điều kiện kinh tế- xã hội, và kó thuật chưa cho phép.

- Thiếu sự hợp tác toàn diện giữa những người tham gia công tác TCTM-MTLĐ,
cũng như sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, thông qua hệ thống tiêu chuẩn và

những qui đònh chung đối với MTLĐ về mặt thẩm mỹ.


4

-

Những qui chế quản lý MTLĐ hiện hành, nặng về kó thuật, trong khi những

vấn đề về thẩm mỹ, hay văn hóa lại liên quan chủ yếu đến tinh thần, cảm xúc
của con người, khó hình thành hệ thống tiêu chuẩn, qui phạm với những con số
cụ thể.
Thực trạng kể trên đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và
chuyên gia thuộc nhiều lónh vực khác nhau như: kiến trúc, xây dựng, môi trường,
tạo dáng công nghiệp, công thái học (Ergonomic), an toàn lao động v.v…[34]
nghiên cứu tìm giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng của MTLĐ
trong các XNCN. Phần lớn đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề tiện nghi vật
chất cho MTLĐ, những năm gần đây, có một số đề tài thuộc lónh vực kiến trúc,
nghiên cứu về MTLĐ, có đề cập đến vấn đề thẩm mỹ như: môi trường cảnh quan
XNCN, mặt đứng nhà công nghiệp, nội thất nhà công nghiệp v.v… tuy nhiên,
chưa có đề tài mang tính tổng hợp và hệ thống về TCTM-MTLĐ cho các XNCN.
Việc xây dựng một qui trình TCTM-MTLĐ cho các XNCN, là thực sự cần thiết,
nhằm cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng thẩm mỹ của MTLĐ trong các
XNCN đang và sẽ được xây dựng, hoặc cải tạo nâng cấp.
MTLĐ trong XNCN là một môi trường vật chất phức tạp, gồm nhiều yếu
tố có đặc điểm thẩm mỹ rất khác nhau, TCTM-MTLĐ là công việc có liên quan
tới nhiều lónh vực khoa học và nghệ thuật, các giải pháp TCTM- MTLĐ mang
tính tổng hợp cao, một mặt đòi hỏi phải phù hợp với các qui luật và nguyên tắc
thẩm mỹ, mặt khác, phải thỏa mãn các yêu cầu về kinh tế, kó thuật, văn hóa xã
hội và môi trường v.v... nghiên cứu TCTM-MTLĐ, nhằm tìm hiểu một cách toàn

diện, đặc điểm thẩm mỹ của các yếu tố trong MTLĐ, mối quan hệ thẩm mỹ giữa
chúng, trong những điều kiện cụ thể, khai thác vào việc tạo dựng MTLĐ văn hóa
và thẩm mỹ trong XNCN, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, nâng cao chất lượng đời
sống tinh thần của người lao động, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa lao
động, một bộ phận của nền văn hóa, là cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay, khi
nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng thò trường hóa, cần có sự hoà


5

nhập quốc tế và khu vực, khi toàn cầu hóa đang diễn ra như một tiến trình tất yếu
của lòch sư,û với cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó. [49]
Tp-Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao
gồm tỉnh Đồng nai trong đó có thành phố Biên hoà, Tỉnh Bà ròa-Vũng tàu, trong
đó có Tp Vũng tàu, Tỉnh Bình dương và Long An, “là khu vực có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và năng động, đặc biệt trong lónh vực công nghiệp, đóng vai
trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của cả nước và
trong một số lónh vực quan trọng, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo
động lực cho quá trình phát triển của vùng Đông Nam bộ”[65]. Trong khu vực đã
và đang xây dựng trên 30 KCX, KCN và khu công nghệ cao, với hàng trăm
XNCN, công nghiệp nhẹ chiếm trên 70%. Hơn bất kỳ khu vực nào trong cả nước,
cần có ngay những đònh hướng TCTM-MTLĐ, đáp ứng đòi hỏi của thực tế công
tác tư vấn, thiết kế xây dựng và quản lý các KCN và XNCN kể trên , nghiên cứu
TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ trên đòa bàn nà, có ý nghóa thực tiễn, đònh hướng xây
dựng và TCTM-MTLĐ, làm tiền đề cho việc áp dụng rộng rãi kết quả của luận
án trong phạm vi cả nước.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1/

Phân tích rõ ý nghóa và bản chất của TCTM-MTLĐ, sự cần thiết TCTM-


MTLĐ các XNCN ở Việt nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam nói riêng.
2/ Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở khoa học TCTM-MTLĐ bao gồm: cơ sở lý luận và
thực tiễn, những nhân tố và qui luật có ảnh hưởng đến giải pháp TCTM-MTLĐ.
3 Xây dựng nội dung, phương pháp nghiên cứu, đề xuất các nguyên tắc và giải
pháp đònh hướng cho công tác TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở Tp. Hồ Chí Minh và
các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
4. Bổ xung phương pháp luận thiết kế kiến trúc công nghiệp, trên quan điểm vì
chất lượng thẩm mỹ của MTLĐ, vì cuộc sống của con người .
CHƯƠNG 1


6

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TCTM-MTLĐ XNCN NHẸ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.1

TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM TCTM-MTLĐ XNCN NHẸ Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Tình hình TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ
Trước chiến tranh thế giới lần thứ II
Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX:
Là thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, diễn ra ở Châu Âu, đặc biệt
ở nước Anh, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Trong giai
đoạn này, KHKT đã đạt được một số thành tựu nhấ t đònh, thương mại và hàng
hải phát triển, cùng với những nguồn lợi thu được từ các thuộc đòa, là tiền đề cho
sự phát triển của sản xuất công nghiệp ở Châu Âu. Sự ra đời của máy hơi nước
do kó sư người Ecott: James Watt (1736-1819) chế tạo năm 1784, cho đến nay

vẫn được coi là sự kiện khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp. [71]
Đặc điểm của hoạt động công nghiệp:
Máy hơi nước được sử dụng nhiều trong các XNCN, giải phóng lao động
thủ công nặng nhọc, tuy vậy, tỷ lệ lao động thủ công còn cao.
Là giai đoạn tích lũy vốn của các nhà tư bản, tính thực dụng cao, đầu tư
chủ yếu dành cho máy móc, trang thiết bò và mở rộng sản xuất, chưa chú ý đến
chất lượng kiến trúc nhà xưởng, điều kiện làm việc của người lao động rất tồi tệ.
Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ:
Về qui hoạch: do chưa hình dung hết khả năng phát triển và mức độ ô
nhiễm của sản xuất công nghiệp, các XNCN xây dựng kế cận khu dân cư, khi
các khu nhà ở phát triển, chúng nằm ngay trong lòng khu dân cư, gây ô nhiễm
nặng nề, hạn chế sự phát triển của XNCN.
Sự xuất hiện của máy hơi nước (có kích thước lớn và cồng kềnh), đòi hỏi
phải có những không gian kiến trúc mới, được hình thành không chỉ trên tỷ lệ,
kích thước và hoạt động của con người, như các xưởng thợ thủ công trước đó, mà
còn trên cơ sở kích thước và sự vận hành của máy móc, Kiến trúc công nghiệp


7

(KTCN) ra đời, với nguyên lý thiết kế riêng, khác với kiến trúc nhà ở và công
trình công cộng. Tuy nhiên, do điều kiện kó thuật và vật liệu xây dựng hạn chế,
KTCN chưa đáp ứng được yêu cầu công năng mới, hình thức chưa mang tính đặc
thu,ø gần với các công trình công cộng đương thời, đặc biệt là các XNCN nhẹ,
trong qui trình sản xuất còn nhiều khâu thủ công, MTLĐ hầu như chưa được
quan tâm trong xây dựng công nghiệp.
Giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX đến 1880:
Sự phát triển của kinh tế và KHKT ở Châu Âu và Mỹ tạo tiền đề cho các
sáng chế: đầu máy xe lửa (1804), tàu thủy vượt đại dương (1843), điện thoại,
động cơ đốt trong (1876), kỹ nghệ luyện, cán thép và sự ra đời của lý thuyết uốn

của thép (1820), vật liệu bê-tông cốt thép (1867) v.v… công nghệ mới được áp
dụng nhanh vào sản xuất và xây dựng. [18], [71]
Đặc điểm hoạt động công nghiệp:
Đây là giai đoạn cơ khí hóa rầm rộ, các thiết bò cơ giới thay thế lao động
thủ công, tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao động rõ
ràng trong các XNCN, giao thông vận tải cơ giới phát triển, tạo thuận lợi cho sản
xuất và lưu thông hàng hóa.
Mức độ ô nhiễm do công nghiệp tăng cao, chưa có biện pháp khắc phục.
Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ:
Trong xây dựng, kết cấu thép được sử dụng rộng rãi, tạo ra không gian
lớn, dấu ấn kiến trúc của: Thời đại cơ khí. Một trào lưu mới xuất hiện trong kiến
trúc: Trào lưu kó thuật mới, con đẻ của khuynh hướng cấp tiến trong kiến trúc và
nghệ thuật, đón nhận những tiến bộ của KHKT và nền sản xuất công nghiệp, đi
tìm những giá trò thẩm mỹ mới[41], khuynh hướng này ảnh hưởng nhiều đến kiến
trúc nói chung và KTCN nói riêng, cho đến tận ngày nay.
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của trào lưu kó thuật mới: Cung thủy
tinh”Crystal palace”(London-1851), Gare du Nort (Paris- 1865), chợ trung tâm
tại Paris (1854-1857), Thư viện St Génevière (Paris-1843-1850), Cung cơ khí và


8

Tháp Eiffel, Paris (1889), công trình công nghiệp Boat Store (Sheeress,
Anh,1858-1860).[18],[76],[85]
Bước đầu quan tâm đến tổ chức không gian, đáp ứng yêu cầu công năng
của sản xuất, hoạt động công nghiệp chuyển từ bán thủ công, bán cơ giới sang cơ
giới, xuất hiện những công trình công nghiệp nhẹ đặc thù, có hình thức kiến trúc
khác biệt với kiến trúc công cộng và KTCN nặng.
Bên cạnh sự phát triển của hình thức kiến trúc, là sự phát triển hoàn thiện
hơn, của các sản phẩm công nghiệp, từ máy móc, trang thiết bò sản xuất đến

hàng hóa tiêu dùng.[60],[61]
Giai đoạn từ 1880 đến những năm đầu thế kỷ XX:
KHKT và sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, những sáng chế: máy
phát điện công nghiệp (1882), động cơ đốt trong, ô-tô (1883), xe điện (1881), xe
điện ngầm (1900), những cải tiến trong kó nghệ luyện cán thép(1888), lý thuyết
tính toán kết cấu bê-tông cốt thép v.v…là tiền đề cho cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ hai, diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. [18], [71]
Đặc điểm của hoạt động công nghiệp:
Những tiến bộ trong lónh vực năng lượng và cơ khí đã chuyển toàn bộ hình
thức lao động bán thủ công, bán cơ giới sang cơ giới hoàn toàn, sản xuất theo
dây chuyền, băng chuyền, chuyên môn hóa, năng suất lao động tăng, yêu cầu
công năng của các XNCN trở nên rõ ràng hơn.
Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ:
Trong lónh vực qui hoạch: sự phát triển tự phát của công nghiệp ở giai
đoạn trước, đã gây ra những hậu quả xấu cho đô thò, về giao thông và môi
trường, cộng với điều kiện làm việc tồi tệ trong các XNCN, tạo ra những ấn
tượng xấu của xã hội đối với công nghiệp và các đô thò công nghiệp. Hiện trạng
đó đã thu hút sự quan tâm của các nhà qui hoạch, tìm kiếm các giải pháp khắc
phục tình trạng trên. Năm 1898 ở Anh, nhà lý luận đô thò E. Howard đưa ra giải
pháp “Thành phố vườn”, dự kiến tổ chức các đô thò qui mô nhỏ (khoảng 30000


9

dân), bố trí tách biệt khu ở với khu làm việc, giải quyết tốt giao thông, chú ý đến
môi trường, hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm của công nghiệp đến các khu dân cư.
Năm 1901 thành phố Letchworth và năm 1919 thành phố Welwyn được xây
dựng ở Anh theo mô hình này. (Hình: 1.1a)[41]
Năm 1917 tại Pháp, Tony Garnier xuất bản cuốn sách: “Thành phố công
nghiệp”, áp dụng vào thiết kế qui hoạch thành phố Lyon (Pháp), trong đó ông đã

trình bày quan niệm của mình về thành phố được hình thành và phát triển trên cơ
sở công nghiệp, phân chia thành phố thành những khu chức năng riêng biệt: khu
ở, khu nghỉ ngơi và KCN. Trong KCN, các xí nghiệp lại được phân loại, hợp
nhóm và bố trí theo mức độ ô nhiễm khác nhau, những XNCN không hoặc ít gây
ô nhiễm, được bố trí gần với khu dân cư, những XNCN gây ô nhiễm, độc hại
được bố trí xa khu dân cư, giao thông thuận tiện giữa các khu chức năng, đảm
bảo sự phát triển lâu dài của thành phố. Tony Garnier rất chú ý đến việc sắp
xếp, tổ chức không gian hợp lý và thẩm mỹ trên đòa bàn KCN, ông là một trong
những người đi tiên phong, trong lónh vực qui hoạch công nghiệp, chú ý đến chất
lượng MTLĐ công nghiệp, về cả hai mặt tiện nghi và thẩm mỹ.(Hình: 1.1b)[32],
[37], [38]
Trong kiến trúc và xây dựng, hơn bao giờ hết, đòi hỏi tìm kiếm những
hình thức kiến trúc mới, phù hợp với yêu cầu chức năng mới, mang tinh thần của
thới đại công nghiệp, lại thể hiện rõ như trong giai đoạn này. Các trào lưu: Nghệ
thuật mới (Art-Nouveau), Chicago (Mỹ), Hội liên hiệp công tác Đức (Deutch
Werbund) v.v… đưa ra các quan điểm thiết kế, tuy khác nhau ở điểm này hay
điểm khác, nhưng tựu chung đều đi tìm hình mẫu: “Kiến trúc của thời đại công
nghiệp”. Trong số các công trình kiến trúc tiêu biểu lúc bấy giờ, có khá nhiều
công trình công nghiệp: Phân xưởng Turbine của công ty điện khí thông dụng
AEG tại Berlin(1910), Kts Peter Behrens; một số XNCN nhẹ, được coi là những
tác phẩm xuất sắc của trào lưu kiến trúc mới: Nhà máy đóng giày Fagus tại
Alfred Leine(1910-1914) Kts W. Gropius và Meyer, Nhà máy kính Tomas,


10

Amberg, Đức, Kts W.Gropius và Kvianovits (Hình:1.1c,d,e), Xưởng tơ lụa
Michel & Cle tại Neubabelberg (1912), Kts Hermann Mutheius, Nhà máy thuốc
lá, Hà lan, Kts J.A. Brinkman và L.C.Van Der Vlugt, (Hình:1.1f) v.v… Có thể
thấy: trong giai đoạn này “ngôn ngữ hình khối hiện đại của công trình công

nghiệp đã dần thay thế hình thức vay mượn của kiến trúc truyền thống, không
những thế, nó còn tạo ra một bước ngoặt trong sá ng tác kiến trúc- Sự xuất hiện
của Kiến trúc hiện đại”. [35]
Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai:
Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, kinh tế tăng trưởng nhanh, chiến
tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) giữa các nước tư bản Châu Âu, tuy có
làm suy yếu kinh tế một số quốc gia, song vẫn không làm giảm nhòp điệu phát
triển đến không kiểm soát nổi của nền kinh tế Mỹ và Châu Âu, chính vì vậy,
khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã xảy ra.
Đặc điểm hoạt động công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp, về cơ bản được cơ giới hoá, dây chuyền sản xuất
công nghiệp ngày càng hoàn chỉnh, lực lượng lao động được chuyên môn hóa
cao, tổ chức lao động theo phương pháp Taylor, Ford mang lại hiệu quả kinh tế
cao, ô nhiễm môi trường do công nghiệp nặng nề.
Các XNCN quốc phòng phát triển mạnh nhằm phục vụ hai cuộc chiến,
đóng góp đáng kể vào việc phát triển phương thức lao động và tổ chức lao động
công nghiệp.
Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ:
Công nghiệp được xây dựng theo qui hoạch, trên cơ sở phát triển những
lý thuyết qui hoạch của giai đoạn trước, các XNCN được xây dựng thành khu
riêng biệt, cách ly với khu dân cư, giảm ô nhiễm môi trường, chú ý đến tổ chức
giao thông đô thò, phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách.


11

Trong xây dựng công nghiệp, kết cấu khung thép, bê-tông cốt thép và hỗn
hợp, các cấu kiện xây dựng lắp ghép được sử dụng phổ biến, mặt đứng nhà sản
xuất dùng hệ cửa sổ kính, khung thép băng ngang lớn.
Trong hoạt động kiến trúc xuất hiện nhiều trào lưu mới, ở Châu Âu, Mỹ

và nhiều nơi khác trên thế giới, từ chủ nghóa biểu hiện (Expressionisme) Đức,
Chủ nghóa vò lai (Futurisme) Italia, các trường phái kiến trúc Hà-Lan, đến Chủ
nghóa kết cấu-Nga, Chủ nghóa công năng (Fonctionalisme), gồm học phái
Bauhaus và Le Corbusier, Kiến trúc hữu cơ (Organic Architecture), Chủ nghóa
quốc tế (Style International) v.v…[18][75]
Trong số các trào lưu kể trên, nổi bật, có ý nghóa và ảnh hưởng sâu rộng
nhất, là Chủ nghóa công năng (Fontionalisme), về sau thường được đồng hóa với
trào lưu Hiện đại chủ nghóa (Modernisme), mà hai đại diện lớn là: Kts WalterGropius cùng học phái Bauhaus ở Đức và Kts Le Corbusier ở Pháp [18][75].
Những quan điểm chính của trào lưu Hiện đại chủ nghóa có thể tóm lược:
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa công năng, kó thuật và thẩm mỹ trong kiến
trúc.
- Chỉ ra mối quan hệ giữa sinh lý, vật lý... với kiến trúc, trên cơ sở đó, giải quyết
những nhiệm vụ của kiến trúc.
- Chú ý đến khía cạnh xã hội của kiến trúc, đến mục đích phục vụ xã hội của
nghệ thuật nói chung và kiến trúc, với vai trò:” bảo đảm một trật tự xã hội mới
cho tương lai, trong đó con người được tôn trọng” [13].
- Coi trọng mối quan hệ giữa kiến trúc với các loại hình nghệ thuật khác, như
hội họa, điêu khắc, thủ công nghiệp, mỹ nghệ và công nghiệp.
- Nhấn mạnh tính tập thể, cộng đồng trong hoạt động nghệ thuật và kiến trúc.
- Chú ý đến công nghiệp hóa trong xây dựng.
Trào lưu hiện đại chủ nghóa trong kiến trúc thực sự là một cuộc cách mạng
trong kiến trúc trên phạm vi toàn thế giới, riêng với KTCN, dường như đã tìm


12

thấy ở đây hình mẫu thích hợp bơiû những quan điểm tiến bộ của nó về mặt xã
hội cũng như về mặt thẩm mỹ.
Lần đầu tiên đề cập đến vấn đề tổ chức không gian các XNCN, có chú ý
khai thác các yếu tố kiến trúc và ngoại kiến trúc như hình thức của máy móc,

trang thiết bò kó thuật công trình, cây xanh, tiểu cảnh v.v… vào việc cải thiện
MTLĐ, đặc biệt trong các XNCN nhẹ, đây chính là tiền đề cho việc TCTMMTLĐ trong các XNCN sau này.
Vào khoảng những năm 30 của Thế kỷ XX, MTLĐ bắt đầu thu hút sự chú ý
của các nhà khoa học và chuyên gia thuộc nhiều lónh vực khác nhau, như sinh lý
lao động, tâm lý lao động,vệ sinh lao động, y học lao động, chế tạo máy, kiến
trúc sư, họa só, các nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp (Designer) v.v.., xã hội đã
nhận thức được: “các thành tựu kinh tế của xí nghiệp cũng như sức khỏe của
người lao động phụ thuộc vào mối tác động tương hỗ giữa người với điều kiện môi
trường xung quanh”[25], tính nhân đạo được đề cao trong thiết kế, xây dựng
công nghiệp. Về vấn đề này Kts W.Gropious nêu quan điểm: “ Để làm việc phải
xây những cung điện, không chỉ mang lại cho người công nhân, những nô lệ của
lao động công nghiệp hiện đại, ánh sáng, không khí và vệ sinh mà còn cả niềm
kiêu hãnh của những ý tưởng cộng đồng vó đại”. [15]
Thời kỳ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay
Đặc điểm hoạt động sản xuất:
Sau thời gian khôi phục lại thế giới bò tổn thất nặng nề bởi chiến tranh, từ
những năm 60 của Thế kỷ trước, kinh tế thế giới phát triển với nhòp độ cao ở
châu Âu, châu Mỹ, và sau đó là khu vực châu Á, với những đặc điểm nổi bật: tự
động hóa, chuyên môn hóa cao, tổ chức lao động khoa học, chú ý đến việc nâng
cao trình độ kó thuật, cải thiện điều kiện sống, làm việc của người lao động.
Những năm cuối thế kỉ XX, sự phát triển của công nghệ thông tin, tác động
làm thay đổi mọi mặt hoạt động của xã hội, trong đó có sản xuất công nghiệp:


13

- Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, đặc biệt trong lónh vực điện tử và
dòch vụ, hầu hết các ngành công nghiệp, đều có sự tham gia của công nghệ
thông tin ở những mức độ khác nhau, trong một số ngành, thông tin trở thành
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

- Mức độ tự động hóa trong các XNCN ngày càng cao.
- Tỷ lệ lao động không qua đào tạo giảm xuống đến không, trình độ văn
hóa và chuyên môn của lực lượng lao động tăng lên.
- Môi trường và môi trường sinh thái được quan tâm.
-

Chi phí cho trang thiết bò kó thuật sản xuất, xây dựng nhà và công trình

đều tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho TCTM- MTLĐ. [35]
Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ:
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngoại trừ khu vực Châu Mỹ, các đô thò
trên thế giới bò tàn phá nặng nề, trong việc khôi phục và xây dựng lại các thành
phố, những bế tắc về mặt qui hoạch của thời kì trước đó như: ô nhiễm môi
trường, giao thông v.v… được lưu tâm giải quyết thoả đáng, phân khu chức năng
và xác đònh hệ thống giao thông đô thò mà Tony Garnier đã nêu ra hồi đầu thế
ky,û được áp dụng và phát triển (lý thuyết về Thành phố tuyến của Mitiulin ở
Nga) [40], [42]. Thành phố Harlow được xây dựng ở Anh, là ví dụ về qui hoạch
theo tầng bậc, phân cấp phục vụ trong thành phố, chú ý đến việc bảo vệ môi
trường, tạo điều kiện phát triển tốt cho các KCN, được tiếp nhận và áp dụng
rộng rãi, đặc biệt ở các nước XHCN.
- Các KCN được thiết kế qui hoạch chi tiết, với các khu chức năng khác
nhau, chú ý hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm giữa các XNCN, tổ chức không gian
kiến trúc cho toàn khu, tạo vẻ đẹp tổng thể.
- Những năm gần đây, các XNCN nhẹ công nghệ sạch ra đời, cho phép
giảm khoảng cách ly đến các khu dân cư, tạo thuận lợi cho việc giải quyết việc
đi lại giữa khu ở và KCN.


14


- Sử dụng công nghệ lắp ghép và tiền chế trong xây dựng, rút ngắn thời
gian thi công xây lắp.
- Sử dụng các nhà xưởng sản xuất đa năng, tính linh hoạt cao.
- Xuất hiện nhiều hình thức vật liệu và kết cấu mới: vỏ mỏng, dây căng,
dây treo, dàn không gian, kết cấu mái nhẹ bằng vật vật liệu vải tổng hợp, chất
dẻo, vật liệu bao che với tính năng kó thuật cao v.v… vừa đáp ứng yêu cầu công
năng mới của sản xuất hiện đại, vừa có khả năng biểu hiện cao về mặt hình thức
kiến trúc.
- Thập niên 60 Thế kỷ XX, xuất hiện các công trình công nghiệp có hệ
thống điều hòa khí hậu và chiếu sáng nhân tạo hoàn toàn, phần lớn là các
XNCN nhe, công nghệ sạch.
- Các công trình kó thuật và hệ thống đường ống, đường dây kó thuật được
coi là một thành phần của tổ hợp không gian kiến trúc, là yếu tố trang trí trên
công trình kiến trúc và XNCN.
- Chú ý khai thác điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng, vào mục đích cải
thiện MTLĐ, cũng như vào mục đích thẩm mỹ.
- Tổ chức tốt hệ thống các công trình phục vụ công nhân, trên đòa bàn
KCN và XNCN.
1.1.2 Kinh nghiệm TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ
Sau hơn hai thế kỉ phát triển, xây dựng công nghiệp nói chung và công
nghiệp nhẹ trên thế giới, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển, đã rút ra
những bài học kinh nghiệm đáng lưu ý trong TCTM-MTLĐ:
- Ý thức được việc cần phải xây dựng MTLĐ sinh thái, phát triển bền
vững trên cơ sở kết hợp một cách hài hòa những yếu tố tự nhiên và nhân tạo
trong MTLĐ, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất phát triển,
mang lại cho người lao động, những tiện nghi vật chất và sự thoải mái về mặt
tinh thần, giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên.



×