Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần bánh kẹo hải châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.23 KB, 43 trang )

Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ........................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU....4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty..........................................................4
1.1.1. Thông tin chung về công ty..................................................................................4
1.1.2. Lịch sử hình thành của công ty............................................................................6
1.1.3. Quá trình phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu..............................8
1.2. Tổ chức bộ máy và lĩnh vực sản xuất kinh doanh.................................................13
1.2.1 Tổ chức bộ máy...................................................................................................13
1.3.1.1. Đặc điểm đặc điểm mang tính kỹ thuật và tiêu dùng về sản phẩm ................18
Hiện nay công ty kinh doanh 2 dòng sản phẩm chính: Bánh kẹo và gia vị Sản phẩm
bánh kẹo của công ty là sản phẩm được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau
như: đường, bơ, trứng, sữa… ......................................................................................18
Bánh kẹo là sản phẩm có tính thời vụ được tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ tết, mùa cưới
xin, lễ hội đầu năm... Đặc điểm của dòng sản phẩm này là có chu kỳ sống ngắn, sản
phẩm dễ thay thế cho nhau. Đặc điểm này yêu cầu công ty phải luôn tìm cách đa dạng
hoá mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các
công ty khác.................................................................................................................18
1.3.1.2. Đặc điểm về nguyên liệu sản xuất sản phẩm của công ty: .............................19
1.3.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và máy móc thiết bị của công ty....................22
1.3.2. Thị trường tiêu thụ của công ty bánh kẹo Hải Châu..........................................23
Phân loại thị trường theo chủng loại sản phẩm của công ty ........................................24
Phân loại thị trường theo khu vực của công ty bánh kẹo Hải Châu.............................25
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU.................................................................................27


2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua...........................27
2.2. Tình hình hoạt động trên các lĩnh vực ..................................................................29
2.2.1. Nghiên cứu thị trường........................................................................................29
2.2.2. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm....................................................................30
2.2.3. Sản xuất và tác nghiệp........................................................................................31
2.2.4. Chính sách marketing và bán hàng....................................................................32
2.2.5. Dịch vụ sau bán..................................................................................................33
2.2.6. Quản trị nhân sự tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu..................................33
2.2.7. Quản trị tài chính tại công ty..............................................................................37
2.2.8. Hệ thống thông tin quản lý của công ty.............................................................38
2.3. Đánh giá các tồn tại của công ty bánh kẹo Hải Châu............................................39
Vũ Thị Thúy

1


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

2.3.1. Ưu điểm:.............................................................................................................39
2.3.2. Nhược điểm........................................................................................................40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI CHÂU.............................................................................................41
KẾT LUẬN..................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................43

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng1.1: Dây chuyền sản xuất máy móc tại công ty Hải
Châu..............................................21

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2010..................................................25
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2010..................................................26
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ
máy............................................................................................12

Vũ Thị Thúy

2


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay đất nước ta đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Cuộc sống
và thói quen của con người cũng dần thay đổi. Xu hướng sử dụng các sản phẩm ăn
liền đang dần thay thế việc chế biến thực phẩm truyền thống. Không những thế việc
Vũ Thị Thúy

3


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân


sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi các
nhà sản xuất phải tìm hiểu, nắm bắt kịp xu thế đó thì mới dành được ưu thế. Bánh
quy, một sản phẩm ăn liền, được chế biến từ các nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao
như đường sacaroza, bột mỳ, bơ, sữa bột, hương liệu….. đang được mọi đối tượng
tiêu dùng ưa chuộng và thực sự trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống,
đặc biệt là trong các dịp lễ tết. Bên cạnh đó,việc xuất khẩu các mặt hàng bánh kẹo
sang thị trường nước ngoài cũng đang là mục tiêu của nhiều nhà máy hướng tới.
Do vậy, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp
bánh kẹo đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhà máy bánh kẹo đã ra đời với
năng suất lớn, chất lượng cao, hình thức và mẫu mã phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người.
Sau một thời gian làm việc tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu tôi đã nhận
được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp, cán bộ
phòng ban. Nhờ đó tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian vừa qua.
Sau đây tôi xin trình bày những kết quả tôi đã thu được trong thời gian làm tại
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1. Thông tin chung về công ty.
- Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Vũ Thị Thúy

4


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân


- Tên Tiếng Anh: Hai Chau Confectionery Joint Stock Company
- Địa chỉ: Số 15, Phố Mạc Thị Bưởi, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 04 38624826
- Fax: 04 38621520
- Email:
- Website: www.haichau.com.vn
- Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội
- Mã số thuế: 0100114184
- Giấy phép thành lập và hoạt động: số 013006565 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hà Nội cấp ngày 18/01/2005 thay đổi lần thứ 4 ngày 05/10/2007
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VND
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đình Khiêm, Chủ tịch Hội đồng Quản
trị kiêm Tổng Giám đốc
- Người công bố thông tin:
- Ông Nguyễn Đình Khiêm
- Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Email dùng để công bố thông tin:
Trụ sở làm việc của Công ty được đặt trên khu vực chung cư rộng lớn ở phía
Nam thành phố với diện tích trên 55.000m 2 tại địa bàn Quận Hai Bà Trưng - Thành
phố Hà Nội, giao thông đi lại thuận lợi và còn là nơi trung tâm du lịch của cả nước.
Trong đó:
+ Khu A: 18.000m2 bao gồm:
 Khu điều hành của công ty
Vũ Thị Thúy

5


Báo cáo tổng hợp


Đại học kinh tế quốc dân

 Xí nghiệp bánh quy – kem xốp
 Xí nghiệp gia vị thực phẩm
 Xí nghiệp kẹo
 Hệ thống kho
+ Khu B: 15000m2 bao gồm:
 Xí nghiệp bánh cao cấp
 Hệ thống kho
+ Khu vực mở rộng: 20.000m2
+ Khu nhà tập thể: 2.000m2
+ Ngoài ra còn có khu vực đất chưa mở rộng là: 7.600m2
Công ty hiện nay còn có hệ thống cơ sở sản xuất đặt tại Văn Giang, Hưng Yên.
1.1.2. Lịch sử hình thành của công ty
Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của
Tổng Công ty mía đường I - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiền thân là
Nhà máy Hải Châu.
Công ty được thành lập ngày 2/9/1965 theo quyết định 305/ QĐBT của bộ
trưởng bộ công nghiệp nhẹ về việc tách ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất cho nhà
máy Hải Châu.
Theo quyết định số: 1355 NN – TCCB ngày 29/09/1994 của bộ trưởng Bộ NN
& CNTP. Nhà máy Hải Châu được bổ xung ngành nghề kinh doanh và được đổi tên
thành Công ty bánh kẹo Hải Châu.
Vũ Thị Thúy

6


Báo cáo tổng hợp


Đại học kinh tế quốc dân

Căn cứ quyết định số 3656 QĐ/ BNN – TCCB ngày 20/10/ 2004 của bộ trưởng
Bộ NN & PTNN về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ngày
30/12/2004 Công ty bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức đại hội cổ đông sáng lập thống
nhất đổi tên công ty bánh kẹo Hải Châu thành công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Là một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất
bánh, kẹo, thực phẩm với trên 35 năm không ngừng phát triển, liên tục đổi mới công
nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại với qui mô phát triển ngày càng cao. Trong những
năm gần đây (1995 - 2001), Công ty tiêp tục đầu tư và nâng cao công suất chất lượng
gồm 7 dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Cộng hoà Liên Bang Đức, Hà Lan, Đài
Loan, Trung Quốc... và sản xuất các chủng loại sản phẩm rất đa dạng: bánh bích quy,
quy kem, lương khô tổng hợp, kem xốp, kem xốp phủ sôcôla, kẹo cứng, kẹo mềm các
loại, bột canh và bột canh I-ốt các loại với gần 100 chủng loại mặt hàng rất phong phú
và chất lượng cao.
Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm với tốc độ tăng
trưởng bình quân trên 20% năm, doanh thu sản phẩm hàng hoá trên 160 tỷ
VNĐ/năm, tăng trên 350% so với năm đầu mới đầu tư. Tổng sản phẩm bánh, kẹo,
bột canh các loại hiện nay gần 20.000 tấn/năm.
Để cùng hoà nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường,
Công ty đã xây dựng và triển khai thực hiện hiện chương trình ISO-9000: 2000,
công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty đã ngày càng đổi mới hơn về
phương thức quản lý, với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế chiếm
tỷ trọng 20% lực lượng lao động và công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo
chuyên sâu, giàu tiềm năng kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, chế biến
thực phẩm.

Vũ Thị Thúy


7


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Tất cả các sản phẩm Hải Châu đều được sản xuất từ nguyên liệu có chất lượng
cao, được chọn lọc kỹ lưỡng và kiểm tra ngặt nghèo theo tiêu chuẩn Nhà Nước.
Trong tổ chức sản xuất được thực hiện trên dây chuyền khép kín bằng công nghệ
tiên tiến từ khâu sơ chế nguyên liệu đến khâu đóng gói sản phẩm đều đảm bảo các
tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện vệ sinh môi trường.
Sản phẩm Hải Châu từ lâu được ưa chuộng trên hầu hết khắp các miền đất
nước và ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm bởi chất lượng luôn đảm bảo,
chủng loại phong phú, giá cả hợp lý, bao bì mẫu mã thường xuyên được đổi mới
ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây,các sản phẩm của Công ty tham gia các kỳ hội chợ
triễn lãm trong nước và quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam hàng năm đều được
tặng thưởng Huy chương vàng và được bình chọn vào TOP TEN "Hàng Việt Nam
chất lượng cao".
Do có những bề dày thành tích sản xuất kinh doanh, Công ty đã được đón
nhận nhiều phần thưởng cao quý của Nhà Nước: 1 Huân chương Kháng chiến, 5
Huân chương Lao động, 3 Huân chương Chiến công và nhiều hình thức khen thưởng
khác: Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ Ngành - Thời kỳ đổi mới.
1.1.3. Quá trình phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ
Nông nghiệp thực phẩm nay là bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty sản
xuất kinh doanh chuyên ngành: bánh kẹo các loại, bột canh, hạt nêm…
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành 3 giai đoạn
như sau:

Vũ Thị Thúy

8


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

+ Giai đoạn 1: Từ năm 1965 đến năm 1975
Ngày 2 – 9 -1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải
(Trung Quốc). Bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy bánh kẹo Hải
Châu nằm trên đường Minh Khai về phía đông nam Hà Nội với quy mô diện tích là
55.000m2. Khi mới thành lập công ty chỉ có 3 phân xưởng sản xuất chính bao gồm:
- Phân xưởng mỳ sợi: Công ty có 6 dây chuyền mỳ sợi, công suất từ 2.5 – 3
tấn / ca.
- Phân xưởng kẹo: Công ty có 2 dây chuyền sản xuất kẹo, công suất đạt 1.5
tấn / ca.
- Phân xưởng bánh biscuit: Công ty có 1 dây chuyền sản xuất có công suất là
2.5 tấn / ca.
Năm 1972 nhà máy Hải Châu tách phân xưởng sản xuất kẹo chuyển sang nhà
máy miến Tương Mai và sau này thành lập lên nhà máy bánh kẹo Hải Hà.
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1976 đến năm 1990
Sau ngày miền nam giải phóng hoàn toàn, nhà máy Hải Châu đứng trước
những vận hội và thách thức mới. Các xí nghiệp, doanh nghiệp vẫn sản xuất kinh
doanh trong hàng rào bao cấp.
Năm 1976 bộ công nghiệp cho sát nhập nhà máy sữa mẫu sơn và thành lập
xưởng sấy phun. Phân xưởng này sản xuất 2 mặt hàng:
- Sữa đậu lành: công suất từ 2.4 – 2.5 tấn/ ca.
- Bột canh: công suất từ 3.5 – 7 tấn/ ca.

Vũ Thị Thúy

9


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Năm 1978, bộ công nghiệp thực phẩm điều cho hải châu 4 dây máy mỳ ăn
liền của nhà máy mỳ Sam Hoa từ thành phố Hồ Chí Minh với công suất là 2.5 tấn
/ca. Đến năm 1989 thì không sản xuất nữa và dây chuyền sản xuất bánh quy Đài
Loan được chuyển sang thay thế từ đó.
+ Giai đoạn 3: Từ năm 1991 đến năm 2004
Thời gian này công ty đã mạnh dạn đầu tư mở mộng xây dựng, lắp đặt thêm
nhiều dây chuyền mới cụ thể:
- Năm 1991: mở rộng đầu tư, công ty vay vốn đầu tư dây chuyền bánh quy đài
loan với công suất 2.12 tấn / ca, số tiền 9 tỷ đồng việt nam.
- Năm 1993 đầu tư dây chuyền thiết bị bánh kem xốp của cộng hoà liên bang
đức với công suất 1tấn / ca, với số tiền là 9 tỷ VNĐ.
- Năm 1994 mua trang thiết bị máy bao gói nam triều tiên, số tiền 500 triệu
đồng vn, đầu tư thêm dây chuyền phủ socola cho các sản phẩm kem xốp, bánh quy
công suất 1 tấn / ca, số tiền là 3,5 tỷ VNĐ.
- Năm 1996 triển khai phương án tìm đối tác liên doanh và thành lập xí nghiệp
liên doanh hải châu – bao bì sản xuất kẹo socola tiêu thụ trong nước và xuất khẩu,
góp vốn liên doanh 200.000 USD mở rộng phát triển bột canh.
- Năm 1996 đã nghiên cứu đưa công nghệ bột canh iốt vào sản xuất. Ngoài sự
tài trợ của chương trình quốc gia PCRLI, Công ty đầu tư trang thiết bị 500 triệu
đồng.
- Năm 1996 – 1997 nhập hai dây chuyền kẹo thiết bị hiện đại và chuyển giao

công nghệ của CHLB Đức, công suất 3400 tấn/ năm, số tiền đầu tư 20 tỷ đồng vn.
Vũ Thị Thúy

10


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

- Năm 1998 – 1999 công ty tiếp tục đầu tư 1 bước mới, di chuyển mặt bằng
nâng công suất dây chuyền bánh bích quy từ 2.1 lên 3.2 tấn / ca. Đầu tư một dây
chuyền in phun điện tử, 2 máy đóng gói kẹo, hoàn thiện dây chuyền sản xuất bánh
quy ép và một số trang thiết bị mới cho phân xưởng bánh kem xốp, bột canh.
- Năm 2001- 2002 công ty tiếp tục đẩy mạnh thêm một bước mới công tác đầu
tư: Bổ xung thiết bị, công nghệ sản xuất các sản phẩm socola thanh và viên với tổng
mức đầu tư 7 tỷ đồng, xây dựng dự án khả thi đầu tư một dây chuyền bánh mềm cao
cấp của tây âu voíư thiết bị đồng bộ và công nghệ hiện đại của hà lan, công suất
2.200 tấn / năm với tổng muéc đầu tư trên 67 tỷ đồng. Đưa ra thị trường sản phẩm
bánh mềm cao cấp custard cake phục vụ nhân dân.
+ Giai đoạn 4: Từ năm 2005 đến năm 2011
Thực hiện chủ trương của đảng, Nhà nước về chuyển đổi mô hình quản lý các
doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, công ty đã tiến hành đánh giá lại toàn
bộ tài sản, lập phương án phát triển sản xuất kinh doanh. Bộ nông nghiệp và PTNN
đã có quyết định số 3665 QĐ / BNN – TCCB ngày 22/10/2004 về việc chuyển đổi
doanh nghiệp nhà nước công ty bánh kẹo Hải Châu thành công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu. Tổng số vốn điều lệ được xác định là 30 tỷ VNĐ.
Trong thời gian này công ty tiến hành tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư máy
móc thiết bị để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm sức lao
động thủ công, cụ thể:

Từ năm 2006 – 2009 công ty đầu tư tổng số 11 máy bao gói bột canh đưa sản
lượng bột canh lên khá cao, bình quân 15000 tấn / mỗi năm, sản phẩm bột canh sản
xuất luôn giữ vững được thương hiệu và đồng hành cùng với Hải Châu để phục vụ
người tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu. Cùng thời điểm đó đầu tư 4 máy gói
Vũ Thị Thúy

11


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

kẹo xoắn, 2 máy bao gói kem xốp, 1 máy bao gói bánh quy đã cải tiến việc đóng sản
phẩm tạo mẫu mã đẹp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm có hiệu quả và tăng
trưởng 7% so với năm trước.
Tháng 9/ 2008 công ty bắt đầu triển khai dự án đầu tư dây chuyền bánh mỳ
trung quốc với công suất 120 kg / giờ. Xí nghiệp bánh mỳ được thành lập đến tháng
3/ 2009 sản xuất chính thức và sản phẩm bánh mỳ đã được thị trường và người tiêu
dùng ưa chuộng.
Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo định hướng chiến lược của hội
đồng quản trị. công ty đã thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất hạt nêm.
Tháng 8/ 2010 đã hoàn thành lắp đặt, chuyển giao công nghệ để tiến hành sản xuất
chính thức vào tháng 9/ 2010.
Tháng 6/ 2009 công ty đã thực hiện lập cơ sở sản xuất nhà máy bánh kẹo Hải
Châu tại xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trên mảnh đất rộng
54.645 m2.

Vũ Thị Thúy


12


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

1.2. Tổ chức bộ máy và lĩnh vực sản xuất kinh doanh
1.2.1 Tổ chức bộ máy
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy
Tổng giám đốc

Phó tổng GĐ kỹ thuật

Phó tổng GĐ kinh tế

P. kinh
doanh
thị
trường

XN
quykem
xốp

P. kế
hoạch
vật tư

P. kế

hoạch
vật tư

P. kỹ
thuật

XN
bánh
cao
câp

XN
bánh
mỳ

XN
hạt
nêm

P. kế
toán,
tài vụ

XN
bột
canh

P.
hành
chính


XN

điện

(Nguồn: phòng tổ chức)
 Bộ máy quản lý
Cơ cấu quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo kiểu
trực tuyến chức năng, thi hành chế độ một thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi công
nhân viên và các phòng ban đều chấp hành mọi mệnh lệnh của tổng giám đốc. Tổng
giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất ở công ty. Các phòng ban có nhiệm
Vũ Thị Thúy

13


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

vụ tham mưu cho tổng giám đốc, chuẩn bị quyết định, theo dõi, kiểm tra giám sát,
hướng dẫn các bộ phận thực hiện các quyết định của tổng giám đốc theo đúng chức
năng của mình. Mối quan hệ giữ các phòng ban là mối quan hệ ngang cấp.
Để phù hợp với quy mô ngày càng lớn mạnh và sự phát triển vượt bậc của
mình, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo hướng năng động về
kinh doanh, chuyên môn hóa về công nghệ, giải pháp, dịch vụ.
 Ban lãnh đạo công ty
+ Hội đồng Quản trị
- Ông Nguyễn Đình Khiêm, Chủ tịch
- Ông Ngô Văn Long, Uỷ viên

- Bà Phạm Thị Mai Hương, Uỷ viên
- Bà Nguyễn Thị Hồng Hải, Uỷ viên
+ Ban Giám đốc
- Ông Nguyễn Đình Khiêm, Tổng Giám đốc
- Bà Phạm Thị Mai Hương, Phó Tổng Giám đốc
- Bà Hồ Thị Thanh Thuỷ, Phó Tổng Giám đốc
+ Ban Kiểm soát:
- Bà Trần Thị Lệ Châm, Trưởng Ban
- Ông Nguyễn Trọng Đồng, Ủy viên
- Bà Nguyễn Thị Hoà, Ủy viên
 Có 2 cấp quản lý của Doanh nghiệp:
+ Cấp 1: Cấp công ty (bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc kế hoạch sản xuất
kinh doanh và các phòng ban chức năng).
+ Cấp 2: Cấp phân xưởng
- Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cổ phần phát triển công nghệ mới theo
kiểu trực tuyến chức năng.
Vũ Thị Thúy

14


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
+ Tổng giám đốc
Tổng giám đốc do đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm. Là người chỉ huy cao nhất
trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty; điều hành hoạt động của công ty theo đúng mục tiêu, chiến lược

phát triển của công ty đã đề ra, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước, hội
đồng quản trị và các cổ đông về toàn bộ hoạt động của mình.
+ Các phó giám đốc
Có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc về mặt kỹ thuật, chỉ đạo và theo dõi
khoạt động của các bộ phận, giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo kí kết, thực hiện các hợp
đồng kinh doanh.
 Phó giám đốc kỹ thuật:
Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến
mẫu mã bao bì. Giúp tổng giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất hay cố vấn khắc phục
những vướng mắc từ phòng kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị, trình
giám đốc và cố vấn giám đốc giải quyết những hư hỏng từ quá trình sản xuất.
 Phó giám đốc kinh doanh:
Giúp tổng giám đốc phụ trách về mảng sản xuất kinh doanh của công ty, giúp
tổng giám đốc công ty về những mặt: phụ trách về mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm,
điều độ sản xuất của phòng kế hoạch vật tư, nắm bắt nhu cầu của thị trường để giúp
giám đốc xây dựng phát triển sản phẩm phù hợp
+ Phòng kế toán, tài vụ:
 Bộ phận kế toán:

Vũ Thị Thúy

15


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Là cơ quan chuyên môn giúp Giám Đốc công ty trong việc quản lý tài chính, xây
dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, thực hiện công tác kế toán thống kê

của công ty.
 Bộ phận tài chính:
Có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty chỉ đạo, quản lý công tác
kinh tế - tài chính và hạch toán kế toán kinh doanh của Công ty và chế độ tài chính –
kế toán của Nhà nước ban hành. Giúp Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện thống nhất
công tác kế toán và thống kê, thông tin kinh tế ở đơn vị, đồng thời có nhiệm vụ kiểm
tra, kiểm soát kinh tế - tài chính ở đơn vị.
+ Phòng hành chính:
Thay mặt Giám đốc quản lý nhân sự trong công ty, công tác đời sống, văn hóa,
các hoạt động hậu cần tại công ty. Đây là bộ phận tương đối quan trọng trong công ty
vì nó đảm bảo cho các hoạt động của công ty được tiến hành thuận lợi, thỏa mãn nhu
cầu tinh thần của nhân viên.
+ Phòng kĩ thuật:
- Thiết kế mẫu, ra mẫu, xem xét và tư vấn hợp đồng cho giám đốc, lập kế hoạch
thực hiện hợp đồng,
- Tổ chức khảo sát xây dựng ban hành các định mức sử dụng vật tư nguyên vật
liệu. Kiểm tra, xác nhận chất lượng nguyện phụ liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất, kiểm
tra đánh giá các mẫu chào hàng của khách hàng.
+ Phòng kế hoạch - kinh doanh:
 Bộ phận kinh doanh:
- Phụ trách về mặt sản xuất kinh doanh của công ty, phụ trách việc mua sắm vật
tư, tiêu thụ sản phẩm.
Vũ Thị Thúy

16


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân


- Tham mưu cho Giám đốc về phương hướng sản xuất, mục tiêu kinh doanh xuất
nhập trên các lĩnh vực: Thị trường, sản phẩm, khách hàng… Tăng cường công tác
tiếp thị, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
 Bộ phận kế hoạch nhân sự:
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
- Tiếp nhận, quản lý và cung ứng đầy đủ vật tư cho sản xuất, nắm và tổng hợp kết
quả thực hiện kế hoạch báo cáo cho Giám đốc.
- Quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện mọi chế độ, chính
sách đối với người lao động. Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động và quỹ tiền lương
hàng năm, quy chế hóa các phương pháp trả lương, tiền thưởng…
+ Phòng nghiên cứu
Các trung tâm nghiên cứu và dịch vụ có nhiệm vụ hỗ trợ cho các lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, làm công tác nghiên cứu và phát triển tìm ra các
giải pháp, tư vấn lập đề án, lập trình cho các sản phẩm, hệ thống liên quan đến lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời là nơi đào tạo và phát triển nhân tài cho công ty
+ Các phân xưởng sản xuất: Đây là các phân xưởng của công ty. Mỗi phân xưởng
thực hiện một chức năng riêng biệt được công ty giao phó trước.
1.2.2. Lĩnh vực Sản xuất kinh doanh
- Sản xuất bánh kẹo, sôcôla, gia vị, mỳ ăn liền và chế biến các loại thực phẩm
khác.
- Kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty.
- Cho thuê văn phòng nhà xưởng.
- Kinh doanh, môi giới bất động sản, đầu tư xây dựng.
- Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá.
- Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị công nghiệp, nông nghiệp
Vũ Thị Thúy

17



Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

- Mua bán các mặt hàng bánh kẹo, sôcôla, gia vị, bột ngọt, đường, sữa, nha, dầu
ăn, rượu, bia, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác.
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh khác do Hội đồng Quản trị quyết định
trong từng thời kỳ.
1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty
1.3.1.1. Đặc điểm đặc điểm mang tính kỹ thuật và tiêu dùng về sản phẩm
Hiện nay công ty kinh doanh 2 dòng sản phẩm chính: Bánh kẹo và gia vị Sản
phẩm bánh kẹo của công ty là sản phẩm được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác
nhau như: đường, bơ, trứng, sữa…
Bánh kẹo là sản phẩm có tính thời vụ được tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ tết,
mùa cưới xin, lễ hội đầu năm... Đặc điểm của dòng sản phẩm này là có chu kỳ sống
ngắn, sản phẩm dễ thay thế cho nhau. Đặc điểm này yêu cầu công ty phải luôn tìm
cách đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh
tranh với các công ty khác.
Xu thế phát triển của sản phẩm này ngày càng đa dạng và phong phú, có nhiều
sản phẩm thay thế và khẩu vị của người tiêu dùng cũng thường xuyên thay đổi theo
nhu cầu, công nghệ sản xuất bánh kẹo ngày càng nâng cao đòi hỏi công ty phải
thường xuyên đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và có khả
năng cạnh tranh với các công ty khác trong và ngoài nước.
Sản phẩm gia vị của công ty bao gồm hai sản phẩm chính bột canh và hạt nêm.
Thương hiệu bột canh Hải Châu đã có mặt trên thị trường từ rất lâu và rất phù hợp với
thị trường thành thị và thị trường xuất khẩu. Sản phẩm hạt nêm JITO công ty mới sản
xuất năm 2010 và đang trong giai đoạn tìm thị trường.
 Một số loại sản phảm của công ty là:


Vũ Thị Thúy

18


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

- Bánh bích quy: bánh hương thảo, bánh quy cam, bánh Q+, bánh quy nếp,
bánh quy vani, bánh quy fance......
- Bánh kem xốp: kem xốp 110g, bánh kem xốp elysant, bánh kem xốp anper....
- Bánh mềm Hà Lan: custard cake.
- Kẹo: kẹo chew, chew taro, kẹo nho nhân café...
- Bột canh: bột canh hải châu, bột canh iốt hải châu...
- Hạt nêm: hạt nêm jito, hạt nêm hải châu...
- Bánh mỳ: bánh mỳ hastar, bánh mỳ bơ ruốc...
1.3.1.2. Đặc điểm về nguyên liệu sản xuất sản phẩm của công ty:
Nguyên liệu chính: bột mỳ, đường, dầu thực vật.
Nguyên liệu phụ: sữa bột, dầu shortening, malto dextrin, bột sắn, dầu CBS, dầu
tinh luyện, hương liệu tổng hợp, lecethin.
 Bột mỳ
Là nguyên liệu chính để sản xuất vỏ bánh kem xốp, nó quyết định đến chất
lượng vỏ bánh. Bột mỳ có nhiều loại với chất lượng và độ ẩm khác nhau, tuỳ thuộc
vào tính chất độ ẩm của từng loại bột mà ta có công thức phối trộn khác nhau.
+ Thành phần của bột mỳ là
- Protit trong bột mỳ
Tuỳ từng loại bột mỳ mà ta có hàm lượng protit khác nhau. gồm 4 loại:
+ Abulmin: chiếm khoảng 5,7 ÷ 11,5% protit trong bột mỳ, tan trong nước, bị

kết tủa bởi muối (NH4)2S04 ở nồng độ 70 ÷ 100% độ bão hòa.
+ Globumin: chiếm khoảng 5,7 ÷ 10,8 % protein trong bột mỳ, tan ít trong
nước nhưng tan nhiều trong các muối trung hòa loãng như NaCl, KCl….
+ Glutenin: chiếm khoảng 34 ÷ 42 % protein trong bột mỳ. Glutenin chỉ tan
trong dung dịch kiềm hoặc acid loãng.

Vũ Thị Thúy

19


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

+ Gliadin (Prolamin): chiếm 40 ÷ 50% hàm lượng protein trong bột mỳ.
Gliadin không tan trong nước, dung dịch muối loãng mà tan trong dung dịch ethanol,
izopropanol 70 – 80%.
- Gluxit của bột mỳ
Glucid của bột mỳ có khoảng 70 ÷ 80% tinh bột, 1÷ 5% Dextrin, 0,1 ÷ 5%
cellulose, 2 ÷ 8% hemicellulose, 1 ÷ 2% glucid dạng keo, 0,6 ÷ 1.8% đường. Ngoài ra
trong bột mỳ còn có các chất lipit, vitamin và chất tro nhưng chúng chiếm tỷ lệ nhỏ.
+ Bảo quản bột mỳ
Bột mỳ được nhập vào kho của phân xưởng trước khi đưa vào sản xuất nên quá
trình bảo quản bột mỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của
bánh. Do đó ta phải bảo quản bột mỳ ở nơi thoáng mát, t = 25 – 30OC.
 Đường
Là chất tạo ngọt được dùng làm nguyên liệu cho khâu đánh kem để phết vào
bánh. Nó là chất dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng lớn cho cơ thể, khi cơ thể
hấp thụ 1 kg đường thì sinh ra 4220 kcal năng lượng cho cơ thể.

+ Bảo quản đường
Đường đóng bao kín đảm bảo chống ẩm, chống nhiễm bụi, nhiễm vi sinh vật.
đường sau khi nhập về được bảo quản ở kho khô ráo sạch sẽ thoáng mát, cách ẩm.
 Sữa bột
Sữa bột bao gồm sữa bột béo và sữa bột gầy. Mục đích cho sữa bột vào sản
xuất bánh là:
+ Làm tăng chất lượng của kem, mang lại giá trị cảm quan và giá trị dinh dưỡng
cao cho sản phẩm.
+ Tạo hương vị thơm ngon, độ xốp cho lớp kem.
+ Bảo quản sữa bột

Vũ Thị Thúy

20


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Do sữa bột hút ẩm rất mạnh, nếu độ ẩm thích hợp thì nó sẽ là môi trường thích
hợp cho vi sinh vật phát triển, dễ hấp thụ mùi lạ nên phải bảo quản sữa ở các kho
thoáng mát, cách ẩm tốt, xa khu vực có mùi lạ.
 Shortening
Là 1 loại của dầu thực vật đã được hydro hóa để tăng thời gian bảo quản vì nó
rất ít bị oxi hóa. Shortening có độ cứng cao, tính keo tốt, màu sắc sáng, không có mùi,
có tính dẻo thuận tiện hơn cho quá trình sản xuất nên được dùng thay cho dầu ăn.
Shortening được đóng vào các túi 25kg và bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh
nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời.
 Malto dextrin

Là tập hợp các dextrin mà phân tử gồm 3 – 7 gốc glucozit.
Hoà tan dễ trong nước tạo thành dung dịch bền vững, dextrin ít liên kết với nước, khi
cho vào đánh kem thì sẽ làm tăng độ bông xốp cho lớp kem.
 Tinh bột sắn
Được cho vào trong quá trình nhào bột.
 Lecithin
Nó là chất nhũ hoá nên được cho vào trong quá trình nhào bột, mục đích để
làm tăng độ xốp cho bánh, làm cho bánh sau khi nướng xốp , giòn hơn.
 Dầu tinh luyện
Được đưa vào trong quá trình nhào bột, mục đích để làm cho bánh tơi xốp, dòn
hơn sau khi nướng và mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sản phẩm, mặt khác còn
làm tăng độ bóng cho bề mặt vỏ bánh.
 Chất tạo nở
Thuốc nở là một hợp chất hóa học, nó bị phân hủy trong quá trình nướng và
sinh ra các sản phẩm ở thể khí làm cho bánh xốp. Hai loại chất nở được sử dụng trong
khi sản xuất là: Natribicacbonat (NaHCO3) và monicacbonat (NH4)2CO3.
Phẩm màu thực phẩm
Vũ Thị Thúy

21


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Sản phẩm bánh kem xốp không những phải đạt chỉ tiêu về chất lượng dinh
dưỡng mà còn cần đến giá trị thẩm mỹ, vì vậy trong khi nhào bột phải bổ xung phẩm
màu vào để sau khi nướng vỏ bánh có màu vàng tươi, tăng giá trị cảm quan cho sản
phẩm

 Tinh dầu
Tinh dầu được dùng trong quá trình đánh kem, có mùi thơm của nhiều loại trái
cây. Mục đích tạo cho bánh có mùi thơm ngon của trái cây hơn, tăng giá trị cảm quan
cho sản phẩm.
1.3.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và máy móc thiết bị của công ty
Để tiến hành sản xuất, công ty có sử dụng nhiều loại dây chuyền và máy móc
thiết bị khác nhau. Mỗi dòng sản phẩm thường yêu cầu một loại dây chuyền cụ thể.
Hiện nay công ty có một số dây chuyền sản xuất chính như: Dây chuyền sản xuất
bánh kem xốp, dây chuyền sản xuất kẹo mềm, dây chuyền sản xuất, dây chuyền
nghiền bột canh… Các dây chuyền này phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài do công ty
mới nhập trong vài năm gần đây. Công ty cũng sử dụng nhiều loại máy móc như máy
ủ bột, máy nướng, máy phủ socola…Một số dây chuyền chính của công ty như sau:

Bảng1.1: Dây chuyền sản xuất máy móc tại công ty Hải Châu
ST

Tên dây

Số

Nơi sản

Năm

T

chuyền

lượn


xuất

chế tạo sử

Dây chuyền

g
1

1

bánh hương
2

thảo
Dây chuyền

Vũ Thị Thúy

Trung

1960

Năm
dụng
1965

Quốc
1


Đài

Trình độ

Bán

tự

động,

nướng bằng lò
1991

1991

Tự động, bao
22


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

3

bánh Đài Loan
Dây chuyền
2

Loan

Việt

1975

1978

gói thủ công
Bán tự động

4

bột canh
Dây chuyền

Nam
Úc

1995

1995

Tự động, bao

5

hạt nêm
Dây chuyền

1994


gói thủ công
Tự động, bao

6

kem xốp
Dây chuyền

7

socola
Dây chuyền
kẹo cứng

1
2

CHLB - 1993

1

Đức
CHLB - 1996

1997

gói thủ công
Tự động

2


Đức
CHLB - 1996

1997

Bán tự động

Đức
Nguồn: Phòng kỹ thuật – công ty bánh kẹo Hải Châu

Nhìn chung quy trình công nghệ ở một số phân xưởng của công ty còn thấp do
sử dụng các công nghệ, máy móc từ những ngày đầu thành lập để lại, công ty chỉ
nâng cấp, mua thêm các dây chuyền khác để nâng cao năng suất, chất lượng chưa vất
bỏ hoàn toàn dây chuyền cũ. Các phân xưởng thành lập sau có quy trình công nghệ
cao, đáp ứng được nhu cầu của xu thế hiện đại về khả năng cung ứng cũng như chất
lượng sản phẩm.
Máy móc thiết bị của các xưởng sản xuất có tuổi thọ đời cao, thường là mấy
chục năm, có khả năng nâng cấp lên để tăng năng suất lao động thu được sản lượng
cao. các dây chuyền sản xuất của công ty thường là bán tự động, ở một số khâu vẫn
cần công nhân làm việc trực tiếp chưa khép kín hoàn toàn. Trong tương lai công ty sẽ
tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hơn nữa về công nghệ máy móc thiết bị, đem lại hiệu
quả kinh doanh cao.
1.3.2. Thị trường tiêu thụ của công ty bánh kẹo Hải Châu
1.3.2.1. Thị trường mục tiêu của công ty
Thị trường mục tiêu của công ty là hướng tới những nguời có thu nhập thấp
hoặc trung bình, về những nơi vùng sâu vùng xa, tỉnh lẻ. Đây là thị trường rộng lớn để
Vũ Thị Thúy

23



Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

công ty có thể khai thác và rất phù hợp với sản phẩm của công ty. Do đặc điểm về
ngành kinh doanh bánh kẹo có 3 đặc điểm chung lớn như sau:
• Bánh kẹo không phải là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
• Ngành kinh doanh này mang tính chất thời vụ rõ nét. Thời gian tiêu thụ nhiều
bánh nhất là vào tháng 9 âm lịch đến hết tháng 3 hàng năm do đó các hợp đồng mua
bán sẽ được ký kết vào tháng 8 trở đi.
• Đối tượng tiêu thu bánh kẹo chủ yếu là trẻ con và người già.
Những đặc điểm quan trọng này ảnh hưởng đến phương thức sản xuất, kinh doanh
của các đơn vị trong ngành.
1.3.2.2. Thị trường tiêu thụ của công ty
Thị trường tiêu thụ tại công ty bánh kẹo Hải Châu như sau:
Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Châu được giao cho phó
giám đốc kinh doanh và phòng kế hoạch vật tư đảm nhận. Các mặt hàng chính của
công ty như bánh kẹo, bột canh, lương khô đã có mặt trên khắp các tỉnh thành của cả
nước, thậm chí một vài sản phẩm còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như
Trung Quốc, Thái Lan… trong những năm gần đây công ty luôn chú ý đến công tác
phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa mẫu mã, bao bì chủng loại sản phẩm, ngày càng
đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới`.
 Phân loại thị trường theo chủng loại sản phẩm của công ty
Công ty bánh kẹo Hải Châu kinh doanh chủ yếu trong thị trường nội địa trên cả
3 miền Bắc Trung Nam. Thị trường miền bắc là thị trường trọng điểm của công ty.
miền bắc luôn tiêu thụ đến 75 – 80% sản lượng hàng hoá của công ty
Mảng thị trường mục tiêu của công ty là mảng thị trường về bánh và bột canh.
Công ty tuy có sản xuất các loại kẹo, hạt nêm nhưng đây không phải là thị trường

chính. Tỷ lệ sản phẩm bánh, bột canh / kẹo là 5/1.
Vũ Thị Thúy

24


Báo cáo tổng hợp

Đại học kinh tế quốc dân

Trong mảng thị trường về bánh công ty lại tập trung các sản phẩm bánh quy và
bánh kem xốp. Các sản phẩm này đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Bên cạnh sản phẩm bánh, công ty còn có thị trường mục tiêu là bột canh đang chiếm
lĩnh rất cao ở thị trường miền bắc.
 Phân loại thị trường theo khu vực của công ty bánh kẹo Hải Châu
+ Tại Hà Nội:
Sản phẩm hải châu được tiêu thụ tại Hà Nội là lớn nhất trong cả nước. Tại thị
trường Hà Nội sản phẩm bột canh được tiêu thụ mạnh nhất. Tuy nhiên tại thị trường
này thì sản lượng tiêu thụ bánh kẹo còn chưa cao. Nguyên nhân là các sản phẩm bánh
kẹo của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của người Hà Nội vì họ thích những sản
phẩm không những có chất lượng cao, mẫu mã đẹp mà còn phải là sản phẩm tốt cho
hệ sức khoẻ. Vì vậy muốn giữ vững và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ tại thị trường này
cần phải tăng cường công tác nghiên cứu phát triển chất lượng sản phẩm và nghiên
cứu thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Thị trường các tỉnh miền Bắc (trừ Hà Nội).
Đây là thị trường tiềm năng và mang lại doanh thu cao bởi địa bàn rộng lớn và
thị hiếu người tiêu dùng phù hợp với sản phẩm của công ty.
Nhìn chung mức tiêu thụ sản các sản phẩm hải châu tại thị trường đồng bằng
Bắc Bộ cao hơn so với vùng Tây Bắc bởi thị trường tây bắc ít người, đời sống lại khó
khăn nên mức tiêu thụ ít hơn.

+Tại miền Trung
Là thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm ở thời điểm
hiện tại và là thị trường tiềm năng trong tương lai. sản phẩmcủa Hải Châu được tiêu
thụ nhiều ở 3 tỉnh của miền trung đó là thanh hoá, nghệ an, hà tĩnh. Mức tiêu thụ bột
canh ở Nghệ An chiếm vị trí cao nhất còn nhu cầu tiêu thụ bánh của thanh hoá lại lớn

Vũ Thị Thúy

25


×