Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại CÔNG TY cổ PHẦN GAS PETROLIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.19 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 07/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đã mở ra thời cơ lớn cho nền
kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Là
thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được một môi trường
kinh doanh rộng mở, năng động… Tuy nhiên bên cạnh đó là những thách
thức cũng không hề nhỏ đặt ra đối với các doanh nghiệp của chúng ta.
Công ty Cổ phần Gas Petrolimex là một đơn vị kinh doanh mặt hàng khí
đốt hoá lỏng (LPG), cũng đang gặp phải những cạnh tranh hết sức lớn từ các
doanh nghiệp khác. Ngoài ra theo các cam kết gia nhập WTO, chúng ta sẽ
phải mở cửa dần trong lĩnh vực năng lượng từ năm 2009 càng tạo thêm nhiều
áp lực đối với công ty. Để có thể đứng vững và phát triển được công ty đã xây
dựng những chiến lược, chính sách trong kinh doanh; đồng thời củng cố và
hoàn thiện mạng lưới kinh doanh để cho quá trình sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ diễn ra một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi giữa hai bên
(doanh nghiệp và khách hàng) nâng cao uy tín, cho Công ty trong việc chiếm
lĩnh thị trường.
Qua một số mối quan hệ và sự nhiệt tình của quý Công ty Cổ phần Gas
Petrolimex em đã được phép thực tập tại công ty. Mặt khác, đây là một công
ty lớn và được thành lập đã lâu nên em có thể học học hỏi được nhiều kinh
nghiệm. Chính vì thế em chọn thực tập tại công ty này. Em xin chân thành
cảm ơn quý công ty và đặc biệt là cô giáo ThS. PHẠM HỒNG HẢI đã giúp
em hoàn thành bản báo cáo này. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý
thầy cô.
Trong thời gian đầu thực tập tại công ty, em xin trình bày nội dung bài:
"Báo cáo thực tập tổng hợp" của mình, bao gồm những nội dung sau:
1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
SV: Phạm Văn Quang


1

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

2. Đánh giá các kết quả kinh doanh của công ty
3. Đánh giá các hoạt động quản trị của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
4. Ưu điểm, hạn chế chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty
5. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex.
NỘI DUNG
1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

GAS PETROLIMEX
1.1.Lịch sử ra đời của công ty
Công ty Cổ phần Gas Petrolimex được thành lập theo quyết định
1669/2003/BTM do Bộ trưởng Bộ Thương mại ký ngày 03/12/2003 về việc
chuyển đổi Công ty Gas Petrolimex thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt nam
thành Công ty Cổ phần Gas Petrolimex. Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
hoạt động với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu gas và các dịch vụ kèm theo
cho sản xuất và đời sống nhân dân.
• Tên Công ty:

CÔNG

TY

CỔ


PHẦN

GAS

PETROLIMEX
• Tên tiếng Anh:

PETROLIMEX GAS JOINT STOCK
COMPANY

• Tên viết tắt:

PGC

• Loại hình công ty :

Công ty cổ phần

• Trực thuộc :

Tông công ty xăng dầu Việt Nam

• Biểu tượng:

SV: Phạm Văn Quang

2

Lớp: QTKDTH - 49C



Báo cáo thực tập tổng hợp

• Vốn điều lệ:

250.000.000.000 đồng (Hai trăm năm
mươi tỷ đồng)

• Trụ sở chính:

Số 775, Đường Giải Phóng, Phường Giáp
Bát, Q.Hoàng Mai, TP Hà Nội

• Điện thoại:

(04) 8 64 12 12

• Fax: (04) 8 64 22 49
• Ngành nghề kinh doanh:


Xuất nhập khẩu và kinh doanh khí đốt hoá lỏng



Kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện ngành
gas




Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa,
lắp đặt các dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến
phục vụ kinh doanh gas theo quy định của pháp luật



Dịch vụ thương mại



Kinh doanh địa ốc và bất động sản (không bao gồm hoạt
động tư vấn về giá đất)

1.2.Sự thay đổi của công ty cho đến nay
Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống nhân dân được cải
thiện, nhu cầu sử dụng gas trong các lĩnh vực đều tăng mạnh, trên thị trường
đã hình thành ngành kinh doanh gas độc lập với tốc độ tăng trưởng của thị
trường khá cao. Trước tình hình đó, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã
quyết định tách các bộ phận kinh doanh gas thành đơn vị kinh doanh độc lập
để chuyên doanh mặt hàng này, nâng cao hiệu quả hoạt động chung của Tổng
Công ty. Ngày 25/12/1998, Bộ trưởng Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công
SV: Phạm Văn Quang

3

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp


Thương) đã ký quyết định số 1653/QĐ-BTM thành lập Công ty Gas
Petrolimex trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của
Chính phủ, ngày 03/12/2003, Công ty Gas Petrolimex được chuyển đổi thành
Công ty Cổ phần Gas Petrolimex trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam theo Quyết định số 1669/2003/QĐ/BTM của Bộ Thương Mại (nay là Bộ
Công Thương). Ngày 24/11/2006 được coi là dấu mốc quan trọng trong quá
trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex chính thức
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã chứng
khoán PGC.
Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, đến nay Công ty Cổ phần
Gas Petrolimex đã triển khai kinh doanh mặt hàng khí đốt hoá lỏng (LPG)
trên phạm vi toàn quốc. Công ty có các công ty con đặt tại các thị trường
trọng điểm:
 Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn
 Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ
 Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng
 Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex còn liên doanh với một số
đơn vị khác cùng thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam thành lập các công
ty như:


Công ty TNHH Cơ khí PMG



Công ty TNHH Taxi Gas Petrolimex Sài Gòn

Sản phẩm chủ đạo của Công ty là mặt hàng khí đốt hóa lỏng (LPG).

Hiện tại Công ty đang thực hiện phân phối sản phẩm qua 4 kênh bán hàng chủ
yếu:

SV: Phạm Văn Quang

4

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

• Các Công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam
• Các Tổng đại lý, Đại lý ngoài ngành xăng dầu
• Bán buôn trực tiếp tới khách hàng (bán Gas bồn với số lượng
lớn)
• Bán lẻ trực tiếp thông qua hệ thống cửa hàng trực thuộc
Với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, sản phẩm mang thương hiệu
Petrolimex Gas đã có mặt tại hầu hết các địa bàn, thị trường trong phạm vi cả
nước.
Chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần được
gần bốn năm, vượt qua những khó khăn ban đầu khi chuyển đổi mô hình quản
lý, Công ty đã tiếp tục duy trì và không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh,
đạt được sự phát triển cả về lượng lẫn về chất với doanh số ngày càng tăng.
Để tiếp tục đưa Công ty từng bước phát triển vững chắc trên thương trường và
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty đã không ngừng
hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh và
xác định uy tín chất lượng là tài sản quý giá nhất của Công ty.
2. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY


2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong các mảng hoạt động kinh doanh của công ty thì hoạt động kinh
doanh gas là hoạt động chủ yếu của Công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh
doanh này chiếm tới 90% doanh thu của Công ty. Công ty cũng cung cấp ra thị
trường các thiết bị và phụ kiện được sử dụng với LPG như bình gas, điều áp,
van bình, bồn chứa gas.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh trong gas trong 4 năm gần đây nhất của
PGC:
SV: Phạm Văn Quang

5

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

TT
1
2
3
4
5
8
9

Chỉ tiêu

ĐVT


Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Triệu
200.000 250,000 250.000 264.998
VND
Sản lượng Gas
Tấn
114.971 112.600 102.127 121.106
Triệu 1.275.124 1.496.969 1.688.226 1.655.460
Tổng doanh thu
VND
Lợi nhuận trước thuế Triệu
41.745
54.093
3.161
77.600
hợp nhất
VND
Lợi nhuận sau thuế

Triệu
34.014
46.732
1.911
70.529
của
cổ
đông
công
ty
VND
Tỷ lệ Cổ tức/vốn góp
%
16%
Lao động
Người
804
890
Nguôn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Gas Petrolimex
Vốn điều lệ

Nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng qua
các năm, trừ năm 2008, dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của công ty lại
giảm “đột biến” vì đây là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ảnh
hưởng nặng nề nhất và thị trường khí hóa lỏng đặc biệt nhạy cảm với các
thông tin về tình hình tài chính của các nền kinh tế. Trong năm 2008, mặc dù
doanh thu của công ty chỉ tăng 13% so với năm 2007, giá vốn hàng bán lại
tăng tới 16%, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giảm lợi nhuận.
Kết quả này cũng là xu hướng chung của các công ty cùng lĩnh vực
(MTG: năm 2008 lỗ 15 tỷ, lãi 2007 và 2009 là 12 tỷ và 9 tỷ; PVG năm 2008

chỉ lãi 7.8 tỷ so với mức 13 tỷ của năm 2007).
Doanh số thực hiện năm 2009 đạt 1.655 tỷ đồng bằng 98,05% so với
cùng kỳ năm ngoái và bằng 196,1% so với kế hoạch năm 2009. Nguyên
nhân của mức giảm 2% doanh số so với cùng kỳ trong khi mức sản lượng
bán tăng gần 19% là do giá CP (*giá hợp đồng nhập khẩu) bình quân năm
2009 thấp hơn nhiều so với mức bình quân năm 2008. Cụ thể mức giá bình
quân CP năm 2009 chỉ bằng 65% mức giá CP bình quân năm 2008.
SV: Phạm Văn Quang

6

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

Biểu đồ 1: Doanh thu của PGC qua các năm

Sản lượng xuất bán năm 2009 toàn Công ty đạt 121.106 tấn, đạt
137,4% kế hoạch năm và tăng 18,6% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng
bán gas rời xuất bán trong năm đạt 67.412 tấn - chiếm tỷ trọng 55,7% tổng
sản lượng xuất bán năm 2009 và đạt tốc độ tăng trưởng so với năm 2008 là
gần 20%. Sản lượng gas bình xuất bán trong năm 2009 đạt 53.694 tấn chiếm tỷ trọng 44,3% tổng sản lượng xuất bán năm 2009 và đạt tốc độ tăng
trưởng so với năm 2008 là 17,1%.
Năm 2009, tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của công ty đạt
76,430 tỷ đồng, trong đó: Lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ là 68,53 tỷ
đồng, bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động chính đạt 42,3 tỷ đồng - chiếm 62%
tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ, chênh lệch giá 13,7 tỷ đồng chiếm 20% và lợi nhuận từ hoạt động khác: 12,53 tỷ đồng - chiếm 18%.
Biểu đồ 2: Lợi nhuận của PGC qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009


SV: Phạm Văn Quang

7

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

Hoạt động kinh doanh của các công ty liên kết:
a) Công ty TNHH cơ khí gas (PMG)
Công ty TNHH cơ khí gas PMG có vốn điều lệ 22,5 tỷ đồng, trong đó
Công ty CP Gas Petrolimex nắm giữ là 51%. Lợi nhuận sau thuế năm 2009
đã kiểm toán đạt 13,7 tỷ đồng bằng 656% kế hoạch năm 2009. Lợi ích của
Công ty CP Gas Petrolimex là 7,003 tỷ đồng.
b) Công ty cổ phần taxi gas Sài Gòn Petrolimex
Công ty cổ phần taxi gas Sài Gòn Petrolimex có vốn điều lệ là 88 tỷ
đồng, trong đó Công ty CP Gas Petrolimex nắm giữ 23%. Lợi nhuận sau
thuế năm 2009 đạt 5,087 tỷ đồng bằng 101% kế hoạch năm 2009. Lợi ích
của Công ty CP Gas Petrolimex là 1,17 tỷ đồng.

SV: Phạm Văn Quang

8

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp


Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP SẢN LƯỢNG LPG TIÊU THỤ
TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
Đơn vị: Tấn
Chỉ tiêu
Gas rời
Gas bình
+ Bình 4, 9 kg
+ Bình 12 kg
+ Bình 13 kg
+ Bình 48 kg
Tổng

2007

2008

2009

37.828
60.426
235
21.753
24.170
14.267
98.254

49.093
65.878
201
25.693

16.470
23.515
114.971

67.754
62.794
158
23.234
14.443
24.959
130.548

08/07
(%)
129,8
109,0
85,5
118,1
68,1
164,8
117,0

09/08
(%)
138,0
95,3
78,6
90,4
87,7
106,1

113,5

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Kế toán –Tài chính,
“Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009”)
Biểu đồ 3: SẢN LƯỢNG XUẤT BÁN THEO MẶT HÀNG

(Tấn)
80.000
70.000
60.000

Gas rời

50.000

Gas bình 4, 9kg

40.000

Gas bình 12kg
Gas bình 13kg

30.000

Gas bình 48 kg

20.000
10.000
Năm 2007


SV: Phạm Văn Quang

Năm 2008

9

Năm 2009

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

Bảng 3: Các chỉ tiêu tài chính
CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI
Lãi gộp/Doanh thu

2007
12.33%

Lãi ròng/Doanh thu

2008
10.16%

2.99%
0.13%
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
ROE
8.72%

0.38%
ROA
5.54%
0.26%
Công nợ/Tài sản
0.35
0.32
Công nợ/VCSH
0.55
0.48
SỨC KHỎE TÀI CHÍNH
Thanh toán hiện thời
2.00
2.30
Thanh toán nhanh
1.13
1.79
SO SÁNH PGC VỚI MỘT SỐ CÔNG TY CÙNG NGÁNH
Chỉ tiêu 2009
PG
PV
PG
EPS
2,247
1,020
2,670
C
G
S
P/E

10.46
23.24
9.16
8.58%
20.65%
ROE
12.94%
ROA
7.02%
2.56%
3.25%
Lãi ròng/Doanh thu
0.44
0.02
0.02
Công nợ/Tài sản
0.81
0.70
0.84

2009
19.02%
4.45%
12.94%
7.02%
0.44
0.81
1.61
1.14
MT

1,350
G
15.01
6.41%
4.52%
0.046
0.29

Chỉ tiêu sinh lời: Công ty có tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu cao nhất trong
số các công ty cùng ngành đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán
và chỉ tiêu này có xu hướng tăng theo thời gian, chỉ giảm nhẹ trong năm 2008.
Điều này cho thấy công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí – giá
thành và doanh thu trước những biến động bất thường của giá nhiên liệu đầu
vào.
Hiệu quả quản lý: Tỷ lệ lãi ròng/vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của
PGC tương đối cao so với các công ty cùng ngành và có xu hướng tăng theo
thời gian, trừ năm 2008 do các khó khăn như đã phân tích ở trên. So với PGS,
ROE của PGC thấp hơn nhưng lại có ROA cao hơn. Nguyên nhân là PGS sử
dụng đòn bẩy tài chính cao hơn trong hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu về
SV: Phạm Văn Quang

10

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

khả năng thanh khoản của công ty ổn định và nằm trong mức an toàn của
ngành kinh doanh khí đốt.

Cơ cấu tài sản: Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty tăng cao trong năm
2009 nhưng vẫn ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành. Phần tăng
thêm của đòn bẩy tài chính này chủ yếu phát sinh từ khoản mục “Phải trả
người bán”.
Một điểm đáng lưu ý trong cơ cấu tài sản của công ty là khoản mục “Chi
phí XDCB dở dang” có giá trị lên tới 40 tỷ đồng do công ty đang đầu tư vào
nhiều dự án bất động sản. Khoản mục này hiện tại là khoản không sinh lời
nhưng đem lại giá trị nội tại rất lớn cho doanh nghiệp khi công ty hoàn thành
các dự án bất động sản trong một vài năm tới.
2.2. Đánh giá các hoạt động khác
Trong những năm qua, các phong trào hoạt động thi đua của Công ty đã
diễn ra rất sôi động, đều khắp, mỗi năm có một chủ đề phù hợp với đặc điểm,
tình hình hoạt động của doanh nghiệp; hình thức hoạt động hết sức phong
phú, đa dạng thông qua các phong trào thi đua hàng năm, các cuộc thi, Hội
thi, Hội thao, Hội diễn, Giao lưu, gặp mặt giữa các tập thể, các đơn vị trong
và ngoài Ngành. Như các giả thi văn nghệ các giả thể thao như bóng bàn,
tennis, cầu lông, bóng rổ, bóng đá giữa các đơn vị, các phòng ban của công ty.
Tất cả các hoạt động của công ty luôn được toàn bộ cán bộ, công nhân viên
của công ty hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. Qua các phong trào hoạt động
đó đã giúp cho anh em trong công ty có được tinh thần hăng say, đam mê
trong công việc, tạo sự thoải mái, gần gũi hơn giữa các thành viên trong công
ty. Từ đó, các thành viên trong công ty sẽ tích cực cống hiến hơn cho sự phát
triển của công ty.
3. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CP

GAS PETROLIMEX
SV: Phạm Văn Quang

11


Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
Hiện nay, trụ sở chính của Công ty đóng tại Hà Nội, là nơi làm việc của
hầu hết các phòng ban và các bộ phận quản trị cao cấp. Ngoài ra, do thị
trường trải rộng khắp cả nước, Công ty đã đặt 04 công ty con tại các thành
Đại hội đồng Cổ đông
phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần thơ. Các chi nhánh này trực
tiếp do ban giám đốc chỉ đạo,Hội
điềuđồng
hành,quản
quảntrị
lý.

Ban kiểm soát

3.1.1. Bộ máy quản lý của Công ty
Ban Tổng GĐ
Được thể hiện rõ ở sơ đồ số 4 như sau:

Các Cty liên kết

Các Phòng ban

Các Công ty con

Phòng TC-HC


Công ty TNHH
Gas Petrolimex Sài
Gòn

Công ty TNHH
Taxi Gas SG

Công ty TNHH
Gas Petrolimex
Hải Phòng

Công ty TNHH Cơ
khí Gas P.M.G

Phòng KD Gas
Công nghiệp
Phòng KD Gas DD
và TM
Phòng XNK -Tổng
hợp
Phòng Kế toán –
Tài chính

Petrolimex

Công ty TNHH
Gas Petrolimex Đà
Nẵng
Công ty TNHH

Gas Petrolimex
Cần Thơ

Phòng Quản
lý kỹ thuật
Phòng Công nghệ
đầu tư
Kho Gas Đức
Nội
SV: Giang
Phạm Hà
Văn
Quang
Hệ thống CH bán
lẻ tại Hà Nội

12

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty
(Nguồn: Công ty CP Gas Petrolimex (2007),
“Giới thiệu về Công ty CP Gas Petrolimex”)
3.1.2. Chức năng và các nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định
những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ

đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách
tài chính cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người
quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty,
các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Ban Kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.
Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám
đốc.

SV: Phạm Văn Quang

13

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành là người đại diện theo
pháp luật của Công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc là
người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám
đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã
được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của

Nhà nước và Điều lệ của Công ty.
Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham
mưu và giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức
năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 5 phòng
nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau:
-

Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng xây dựng phương án

kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác
hành chính quản trị.
-

Phòng Kinh doanh: có chức năng kinh doanh và thực hiện các

mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao
nhất.
-

Phòng Xuất nhập khẩu: có chức năng kinh doanh, thực hiện các

công tác xuất nhập khẩu các mặt hàng gas và phụ kiện có liên quan.
-

Phòng Kế toán - Tài chính: có chức năng trong việc lập kế

hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt
động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán
thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
-


Phòng Công nghệ đầu tư: có chức năng hoạch định chiến lược

phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp
SV: Phạm Văn Quang

14

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát
các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của Công ty và các công trình đầu
tư xây dựng cơ bản.
- Phòng Quản lý kỹ thuật : có chức năng tổ chức thực hiện lập kế hoạch,
quản lý kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên môn.
Như vậy, cách tổ chức của Công ty là tập trung và trực tuyến, phù hợp
với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh.
3.2. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
Số lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên, chất lượng của đội
ngũ lao động ngày càng được cải thiện. Tại thời điểm ngày 31/12/2009, Công
ty có 723 lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ khác nhau.
Trong đó, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (81%) là yếu tố quyết định
nhất đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các chỉ tiêu về lao
động được thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 4: CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Đơn vị: Người
Phân loại


Tổng số lao động
1. Theo giới
- Nam
- Nữ
2. Theo trình độ
- Trên đại học
- Đại học
- Cao đẳng và trung cấp
- Tốt nghiệp PTTH
SV: Phạm Văn Quang

2007
Số
Tỷ lệ

2008
Số Tỷ lệ

lượng
643

(%)
100

446
197

69
31


459
236

44
12
43

9
299
90
297

8
286
75
274
15

2009
Số Tỷ lệ

lượng (%) lượng (%)
695
100
723 100
66
34

492

231

68
32

43
13
43

9
304
101
309

42
14
43

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

3. Theo tính chất
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp

494
149


77
23

549
146

79
21

586
137

81
19

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Tổ chức – Hành
chính, “Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009”)
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, quy mô của
Công ty không ngừng tăng trưởng thì lực lượng lao động của Công ty cũng
được thường xuyên bổ sung, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Điều
này được thể hiện qua số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, 81% trong
tổng số lao động của Công ty. Trong đó, số lao động qua đào tạo hiện tại
chiếm khoảng 57% tổng số lao động.
Do yêu cầu mở rộng thị trường và quy mô sản xuất, số lượng lao động
được tuyển đều qua các năm. Số người có trình độ đại học năm 2005 là 286
người, năm 2007 là 304 người. Đặc biệt số người có trình độ trên đại học năm
2007 là 9 người thì đến năm 2009 là 10 người.
Đối với lực lượng lao động tốt nghiệp phổ thông trung học, Công ty đã
trực tiếp mở các lớp đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn về
ngành hàng khí hóa lỏng.



Tiền lương

Hiện tại, công tác trả lương của Công ty được xem là khuyến khích
được các đối tượng lao động. Hình thức trả lương chủ yếu là theo hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ đóng góp
vào hiệu quả chung của Công ty của từng lao động, phần nào tránh được tâm
lý đánh đồng, ỉ lại của lao động.
+ Đối với khối lao động trực tiếp: Công ty khoán theo số lượng công việc
hoàn thành.
SV: Phạm Văn Quang

16

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

Tại các Kho đóng nạp, xưởng bảo dưỡng, kiểm định vỏ bình …, người lao
động sẽ được hưởng lương theo sản lượng mà họ trực tiếp làm ra trong kỳ.
Trên cơ sở sản lượng kế hoạch và định mức tiêu hao, Công ty sẽ khoán đến
từng đơn vị.
Tại các Cửa hàng bán lẻ trực tiếp của Công ty, người lao động sẽ được
hưởng lương theo hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng. Công ty sẽ giao giá
giao cho các Cửa hàng, quy định giá trần, sàn. Cửa hàng tự quyết định giá bán
cũng như chương trình bán hàng của mình (đảm bảo đúng quy định chung của
Công ty và không xâm hại đến các đơn vị trong ngành), đảm bảo có lợi
nhuận. Như vậy, hầu như các Cửa hàng của Công ty có thể chủ động hoàn

toàn trong việc bán hàng của mình, kể cả việc thuê thêm lao động làm bán
thời gian, cũng như đưa ra các chương trình chiêu thị.
+ Đối với khối lao động gián tiếp: Công ty trả lương theo hiệu quả kinh
doanh của từng tháng. Trong tổng nguồn lương thực hiện sẽ trích 15% trả cho
người lao động dựa trên thâm niên công tác, hệ số lương cơ bản của Nhà nước
(lương vòng 1). 85% quỹ lương còn lại sẽ trả cho người lao động dựa trên
mức độ đóng góp của từng người, trên cơ sở bình chọn của các phòng ban và
hội đồng xét lương của Công ty (lương vòng 2). Bên cạnh đó, các cá nhân
xuất sắc sẽ được trích thưởng kịp thời với mức độ từ 1,5 đến 5 triệu
đồng/tháng (ngoài lương).
Với chính sách khoán lương như trên sẽ tạo động lực cho người lao
động, thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính sáng tạo của cán bộ công
nhân viên, nhanh chóng hoàn thành được đơn đặt hàng, thời gian giao hàng
cho các đại lý. Tuy nhiên đôi khi cũng tạo ra áp lực trong công việc, tạo ra sự
cạnh tranh không lành mạnh giữa một số lao động trong Công ty. Trong thời

SV: Phạm Văn Quang

17

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

gian tới, Công ty có kế hoạch xây dựng chương trình khoán lương tới tất cả
các bộ phận trực tiếp, như các phòng Kinh doanh.
3.3. Quản trị tài chính trong công ty
Khi thành lập Công ty Cổ phần Gas Petrolimex có số vốn điều lệ là 250
tỷ đồng, trong đó:

-

Giá trị cổ phần do Nhà nước nắm giữ là 130,9 tỷ chiếm 52,36%

-

Giá trị cổ phần ngoài nhà nước là 119,1 tỷ chiếm 47,64%.
Đến năm 2006 vốn điều lệ của Công ty là 200 tỷ trong đó giá trị cổ

phần do nhà nước nắm giữ là 104,7 tỷ chỉ còn chiếm 52,36% nhằm mục đích
nắm quyền chi phối, giá trị cổ phần ngoài nhà nước là 95,3 tỷ chiếm 47,64%
và đến tháng 6 năm 2007 công ty tiếp tục tăng nguồn vốn điều lệ lên 250 tỷ
đồng. Điều này tạo điều kiện đáng kể cho Công ty trong công tác huy động
vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như đảm bảo nguồn vốn cho công tác nhập
nguồn hàng từ nước ngoài nhằm đáp ưng nhu cầu ngày càng tăng của thị
trường trong những năm tiếp theo. Với việc Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phiếu
chi phối đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình kinh
doanh của mình.
Các báo cáo tài chính trong những năm gần đây rất khả quan, các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty đều mang lại lợi nhuận cho công ty.
Các chỉ tiêu về tài chính của công ty ở bảng 3 đã cho thấy rõ điều đó.

3.4. Quản trị quá trình sản xuất
Sản phẩm mà công ty cung ứng trên thị trường là sản phẩm đặc thù, rất
dễ gây cháy nổ. Vì thế để sản phẩm của công ty đến được với người tiêu dùng

SV: Phạm Văn Quang

18


Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng đòi hỏi công ty phải có sự
chặt chẽ, nghiêm khắc trong quá trình sản xuất.
Vỏ bình
gas

Máy rửa
bình

Máy nạp
gas

Kiểm tra

Gas

Đóng niêm
bình

Nhập kho thành
phẩm

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ đóng nạp Gas bình
Bột nhựa

Máy trộn

NVL

Máy ép niêm

Đánh số

Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất niêm bình Gas

Vỏ bình
gas

Máy hút gas
thừa

Máy tháo
van

Bao gói

Nhập kho thành
phẩm

Kiểm
định
Lắp van

Máy bắn
bi

Máy sơn

bình

Nhập kho thành
phẩm

Kiểm tra

Sơ đồ 4: Quy trình sơn sửa, kiểm định bình Gas cũ
(Nguồn: Phòng Công nghệ Đầu tư (1999), “Phương án đầu tư hệ thống kho
chiết nạp Gas bình”)

SV: Phạm Văn Quang

19

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

Nhìn vào quy trình công nghệ sản xuất trên ta thấy quy trình chế biến là
rất ít. Để sản xuất các loại gas bình, quy trình phức tạp nằm trong khâu chiết
nạp từ kho lưu trữ gas sang các loại bình tương ứng, còn sản xuất niêm bình
gas và sơn sửa lại bình gas thì quy trình phức tạp nằm ở khâu pha chế các
nguyên liệu. Công nghệ sản xuất gas bình nhìn chung là không phức tạp,
không mất nhiều thời gian nên khi có sự đột biến hay nhu cầu của khách hàng
tăng cao thì Công ty nhanh chóng đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng.
Máy móc thiết bị của Công ty mang tính tự động rất cao. Trong sơ đồ
quy trình công nghệ trên thì quy trình đóng nạp Gas và quy trình sản xuất
niêm bình Gas là hoàn toàn tự động. Người lao động chỉ việc vận chuyển vỏ

bình rỗng vào vị trí và vận chuyển thành phẩm nhập kho, các khâu còn lại là
tự động hoàn toàn. Công đoạn sản xuất niêm bình Gas cũng được tự động hóa
tương tự như quy trình đóng nạp bình Gas. Riêng quy trình sơn sửa kiểm định
lại bình Gas cũ thì mang tính bán tự động.
Công ty đã đầu tư hầu hết máy móc thiết bị mới khi bước sang cổ phần
hóa, thông thường là gần 6 năm đưa vào sử dụng nên có thể nói mức độ hiện
đại của máy móc thiết bị của Công ty tại khu vực thị trường phía Bắc là tương
đối hiện đại. Các hệ thống, dây chuyền được đầu tư chủ yếu là bán tự động
hoặc tự động, giảm thiểu được một số công đoạn thủ công trước đây, rút ngắn
được chu kỳ sản xuất của sản phẩm, đảm bảo hoàn thành thời gian giao hàng
tới các đại lý.
3.5. Chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty
Để tồn tại và phát triển được công ty đã đưa ra một số chiến lược phát
triển và đầu tư:
- Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư hệ thống kho tồn chứa và
phân phối tại các Cảng, kho đầu mối, nâng cao năng lực quản trị hàng dự trữ,

SV: Phạm Văn Quang

20

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

củng cố khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới, phân tích và
tìm kiếm vùng thị trường còn trống.
- Duy trì hướng phát triển Công ty theo hướng đa ngành nghề và trục
chính là kinh doanh Gas để tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh của Công ty

sau này.
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển đa dạng các kênh phân phối tại các vùng
thị trường trọng điểm cũng như kênh phân phối được thiết lập tại hầu hết các
Tỉnh, Thành phố trong cả nước.
- Ngoài việc bán hàng đơn thuần, Công ty gắn công tác dịch vụ kĩ thuật và
công tác dịch vụ sau bán hàng để khẳng định Gas Petrolimex là sự lựa chọn
tin cậy của khách hàng.
3.6. Quản trị tiêu thụ
Với mức sống của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu sử
dụng gas nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cao
cũng như sự áp dụng các tiêu chuẩn về khí thải ra môi trường đối với các
công ty trong lĩnh vực sản xuất và sự áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản
xuất đòi hỏi sử dụng nguyên liệu sạch thì đây là một lợi thế rất lớn cho công
tác tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất và kinh doanh. Hiện thị trường gas
đang phát triển với tốc độ khá nhanh, tăng trưởng hàng năm từ 7%-10%. Vì
mức tiêu thụ gas trên đầu người ở Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong
khu vực, nên tốc độ tăng trưởng trên được dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong những
năm tới. Riêng năm 2009, sản lượng gas tiêu thụ đạt gần 1 triệu tấn. Nguồn
trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% còn lại phải nhập khẩu.
Song đây cũng là một thách thức lớn đối với Công ty khi phải đối mặt
với trên 60 nhãn hiệu Gas của trên 20 doanh nghiệp tham gia thị trường như
Shell, Total, Petrolvietnam, Đài Hải, Hồng Hà, Vạn Lộc... và có hơn 80 công
ty kinh doanh gas trên cả nước(Theo thống kê từ Bộ Công Thương). Làm thế
nào để sản phẩm của công ty đến được với người tiêu dùng thuận tiện, an toàn

SV: Phạm Văn Quang

21

Lớp: QTKDTH - 49C



Báo cáo thực tập tổng hợp

và với chi phí thấp nhất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh
được với các đối thủ? Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động tiêu thị sản phẩm
của doanh nghiệp, tạo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường? Từ đó, làm
tăng doanh thu của doanh nghiệp, mang lại nguồn lợi nhuận và phát triển bền
cững cho doanh nghiệp.
3.7. Quản trị các yếu tố vật chất
Công ty đầu tư rất nhiều các loại máy móc, thiết bị có giá trị để phục vụ
cho công tác kinh doanh. Việc quản lý các thiết bị đó cho được tốt đòi hỏi
công ty phải có bộ phận quản lý có trinh độ chuyên môn giỏi và kinh nghiệm
thâm niên.
Bảng 5: MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHỦ YẾU
Đơn vị: 1.000.000 VND
NĂM ĐƯA
TT
1

THIẾT BỊ

XUẤT XỨ

VÀO SỬ

DỤNG
Hệ thống bồn bể tồn Nhật Bản, Thái 1993,1999,2002,
chứa LPG
Lan, Italia

2004

2

Dây chuyền đóng Nhật Bản, Thái
nạp LPG
Lan

3

Hệ thống cứu hỏa Italia,
tại các kho
Loan,
Nam

4

Hệ thống điện tại Hàn
các kho tồn chứa Nhật,
LPG
Nam

NGUYÊN
GIÁ
148.852

1993,1999,2002

10.972


Đài
Việt

1993,1999

4.782

Quốc,
Việt

1993,1999

5.156

5

Xe bồn chuyên Nhật Bản, Hàn
dụng, xe tải chở Gas Quốc

2000, 2005

5.089

7

Hệ

2002

8.822


thống

SV: Phạm Văn Quang

dây Nhật,

Hàn
22

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

8

chuyền sửa
bình gas

chữa Quốc

Hệ
thống
chuyền SX
bình gas

dây Italia,
niêm Loan


Đài

2003

942

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính (2007), “Báo cáo tài chính năm 2007”)
3.8. Quản trị chất lượng của công ty
Để chiếm được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng công ty luôn chú
trọng đến chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm của công ty trước khi đến tay
người tiêu dùng luôn được kiểm tra gắt gao qua các khâu một cách kỹ lưỡng,
cẩn trọng. Bên cạnh đó, yêu cầu về trình độ công nghệ đối với sản phẩm này
khá khắt khe trong quá trình lưu trữ, sang chiết, xử lý các sản phẩm cũng như
cung cấp cho khách hàng các thiết bị theo công nghệ tiên tiến để đảm bảo độ
an toàn cao. Bởi vì sản phẩm Gas tồn tại trong điều kiện tự nhiên ở dạng khí
và ở dạng lỏng dưới áp suất cao và rất nguy hiểm nếu để phát tán trong không
khí. Vì vậy Công ty đã lựa chọn các nhà cung cấp thiết bị có uy tín trên thế
giới như Comap - pháp, Cavagn - Italy, SRG - Đức, Rego - Mỹ, Fisher - Mỹ.
Cũng như đầu tư các dây chuyền bảo dưỡng vỏ bình gas (sơn sửa, kiểm định)
tại các khu vực miền Bắc và miền Nam nhằm nâng cao tính chất an toàn cũng
như thương hiệu của sản phẩm Gas Petrolimex.
Công ty tuyết đối tuân theo các tiêu chuẩn chât lượng đã đề ra như:
+ TCVN 5684
+ TCVN 6486……
3.9. Kế toán và tính hiệu quả
Bảng 6. Bản cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
năm 2006, 2007, 2008, 2009
SV: Phạm Văn Quang

23


Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

Đơn vị: 1.000.000 VND
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tài sản ngắn hạn
375.983
466.082
337.357
Tài sản dài hạn
314.332
337.001
411.291
Nợ ngắn hạn
261.034
232.717
143.917
Nợ dài hạn
80.802
63.090
92.799
Nguồn vốn chủ sở hữu
337.490
535.617
500.279
Vốn đầu tư của chủ sở

hữu
200.000
250.000
250.000
Hàng tồn kho
80.162
104.223
62.425
Vốn chủ sở hữu
335.244
532.285
497.638

Năm 2009
524.314
479.762
324.539
117.674
546.716
264.998
133.354
545.030

( Nguồn bảng cân đối kế toán của công ty Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
năm 2006, 2007, 20008, 2009 )
Nhìn vào bản cân đối ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên rất nhanh
điều này chứng tỏ hoạt động kinh daonh của công ty rất tốt.

4. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH


DOANH VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.1. Những ưu điểm
Là một trong những đơn vị kinh doanh khí đốt hoá lỏng sớm nhất ở
Việt Nam nên Công ty chiếm được thị phần tương đối lớn so với rất nhiều các
doanh nghiệp cùng ngành (cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước
ngoài). Công ty cũng đồng thời là một trong 3 doanh nghiệp kinh doanh khí
đốt hoá lỏng trên phạm vi cả nước.
Để cố gắng đáp ứng được yêu cầu của từng vùng thị trường và nỗ lực
nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đã không ngừng đầu tư dây chuyền,
máy móc, thiết bị, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Công ty cũng là một
trong 3 đơn vị kinh doanh Gas có hệ thống kho chứa cấp 1 đồng bộ với sức
chứa lớn.
SV: Phạm Văn Quang

24

Lớp: QTKDTH - 49C


Báo cáo thực tập tổng hợp

Để hoạt động tốt hơn, quản lý chặt chẽ, giải quyết vấn đề nhanh chóng,
đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của công ty đa số được đào tạo chính quy, có
trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm; công nhân viên tay nghề cao.
Tình hình nội bộ của Công ty ổn định, có sự đoàn kết nhất trí cao. Đây chính
là một trong những nhân tố cơ bản quyết định cho hoạt động có hiệu quả.
Hệ thống các cửa hàng bán lẻ của Công ty phủ khắp trên địa bàn thành
phố và các tỉnh lân cận là một trong những lợi thế giúp Công ty nâng cao sản
lượng bán.
Ngoài ra, công ty còn được sự quan tâm của một số cơ quan chức năng

trong việc tạo mọi điều kiện về mặt bằng sản xuất, được vay một khoản vốn
với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay nhanh chóng đảm bảo đáp ứng về mặt tài chính
của công ty...
4.2. Những hạn chế
Mặc dù thực hiện với phương châm: “Gas Petrolimex sự lựa chọn tin
cậy” song các sản phẩm của công ty đều có giá cao hơn so với đối thủ cạnh
trạnh, mặc dù có chất lượng tốt hơn, do đó cũng ảnh hưởng đến số lượng tiêu
thụ.
Tuy đã kinh doanh trong lĩnh vực Gas lâu năm nhưng công ty vẫn chưa
có nhà máy chế biến Gas riêng, nguồn hàng của công ty đều được nhập từ các
đối tác và cả đối thủ cạnh tranh.
Khi nhập khẩu sản phẩm đầu vào, đôi khi Công ty còn gặp khó khăn về
chất lượng không đảm bảo, do vậy khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm sẽ
có hiện tượng ngọn lửa gas có màu đỏ, sử dụng nhanh hết gas.., ảnh hưởng
đến uy tín của Công ty.
Hệ thống thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng còn hạn chế.
SV: Phạm Văn Quang

25

Lớp: QTKDTH - 49C


×