Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thực trạng vấn đề nhà trọ cho sinh viên ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.74 KB, 10 trang )

Đề tài

I.

Thực trạng vấn đề nhà trọ cho sinh viên ở Việt Nam
Tóm tắt và từ khoá

II.

1. Tóm tắt
Nhà ở luôn là vấn đề mà các sinh viên phải lo lắng, đặc biệt là đối với sinh
viên mới: chưa kịp vui mừng với kết quả học tập của mình thì lại phải lao
vào “cuộc vượt rào mới”, đó là tìm nhà trọ. Vấn đề này lại càng khó khăn
hơn đối với Hà Nội, Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều các trường Đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trung tâm
dạy nghề vì thế có rất nhiều sinh viên tập trung ở đây do đó nhu cầu nhà
ở là rất cao. Đối với sinh viên có người thân ở Hà Nội thì vấn đề nhà ở vấn
đề tìm nhà rất dễ dàng còn lại đại bộ phận sinh viên phải tự tìm nhà. Các KTX
của các trường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu lớn của sinh viên. Vì thế
đa số sinh viên phải trọ ngoài mà số lượng nhà trọ ngoài cũng có hạn
chế vì thế sinh viên thường phải thuê với giá cao,đôi khi phải chấp nhận ở những
nơi có chất lượng kém. Phần lớn sinh viên ở Hà Nội là người từ các tỉnh khác
đến, số tiền bố mẹ cho cũng chỉ ở mức hạn chế vì thế để tìm được nhà trọ có chất
lượng đảm bảo vừa túi tiền là rất khó.Vậy vấn đề nhà ở cho sinh viên là hết sức
cấp thiết và là vấn nhức nhối của xã hội. Các cơ quan có chức năng, các nhà
đầu tư đã và đang đưa ra những giải pháp cho vấn đề này vì sinh viên chính là lực
lượng có tri thức cao phục vụ cho đất nước. Đầu tư cho sinh viên chính là đầu tư
cho tương lai,đầu tư cho đất nước sau này.
2. Từ khoá
- Sinh viên là tất cả những người đang được đào tạo tại các trường đại học và cao
đẳng, sinh viên cũng là những người thất nghiệp tạm thời.


- Nhà ở sinh viên là 1 loại hình nhà ở đặc biệt về cơ bản nhà ở của sinh viên có
diên tích nhỏ gọn, kết cấu và kiến trúc không đòi hỏi phức tạp như nhà ở của các
hộ gia đình hay văn phòng, xây dựng thành các dóy tầng thành các khu tập thể để
tiết kiệm diện tích đất.
III.

Tính cấp thiết của vấn đề
1. Tiêu chí của sinh viên về nhà trọ

1


Mỗi người đều có lựa chọn cho mình một tiêu chí riêng về tiêu chuẩn phòng
trọ. Nhưng ai ai cũng muốn tìm được cho mình chỗ trọ tốt nhất. Việc tìm được
nơi ở đáp ứng được nhu cầu của sinh viên với giá mềm giống như“đói cát tìm
vàng” . Hầu hết các nhà trọ ở thành phố có giá hơn 1 triệu đồng . Đối với các bạn
sinh viên mà nói 1 triệu đồng quả thực là một con số không hề nhỏ chút nào bởi
lẽ các bạn đều là những sinh viên nghèo ra thành phố để học tập .Trong thời buổi
kinh tế thị trường giá cả ngày một tăng cao thì buộc các bạn phải giảm bớt mọi
chi tiêu không cần thiết, tiết kiệm tiền để trang trải cho cuộc sống hàng ngày .
Hầu hết sinh viên đều lựa chọn chỗ trọ thật gần trường bởi lẽ nó rất thuận lợi cho
các bạn trong việc đi lại và học tập . Nhiều bạn phải thuê nhà trọ xa vì vậy việc đi
lại rất khó khăn và tốn kém, có những bạn phải đạp xe gần chục cây số để đến
trường nhiều lúc bị muộn học bởi tắc đường . Một tiêu chí nữa được các bạn sinh
viên quan tâm đó chính là không gian sống . Phòng trọ phải thực sự yên tĩnh,
thoải mãi, thoáng đãng . Hơn nữa cơ sở vật chất phải đầy đủ thuận tiện cho mọi
người sinh hoạt, nghỉ ngơi . Nhà trọ tối thiểu phải có đầy đủđiện, nước, nhà vệ
sinh phải đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh . Thực tế hiện nay các nhà trọ đạt tiêu
chuẩn là rất ít . Nhiều nhà trọ luôn trong tình trạng thiếu nước, thậm chí không có
nhà vệ sinh đảm bảo an toàn . Có một số sinh viên phải sống trong những căn nhà

ẩm thấp, điều kiện sinh hoạt rất tồi tàn mà không biết kêu ai. Và yếu tố cuối
cùng chính là việc an ninh trật tự trong nhà trọ . An ninh phải đảm bảo, tránh tình
trạng mất cắp đồ của sinh viên . Nỗi sợ hãi mang tên : “ trộm vào tát nước đầu
nhà ”giờ rất được quan tâm . Bởi hiện nay tình trạng mất cắp đồ của sinh viên
diễn ra rất phổ biến, nhất là những thời gian gần đây . Sinh viên chỉ cần lơ là,
không cảnh giác một chút là mất đồ ngay . Tình trạng này khiến nhiều sinh
viên rất lo lắng và sợ hãi . Các bạn rất mong chờ được sự quan tâm của chính
quyền địa phương . Bởi vậy ngoài việc bố trí chỗ ở cho sinh viên lãnh đạo các
cấp, các ngành cũng nên quan tâm nhiều hơn nữa tới những nguyện vọng
chính đáng của các bạn sinh viên . Đồng thời phải đưa ra những biện phápđể giữ
gìn an ninh, trật tự xóm trọ. Cần thiết phải có sự phối hợp của các chủ nhà trọ bởi
họ là những người trực tiếp quản lí các sinh viên . Ngoài ra môi trường văn hoá
cũng được các bạn sinh viên quan tâm bởi những cái đó có ảnh hưởng trực tiếp
tới đời sống của các bạn.
2. Cơ sở pháp lý
Theo Quy định tạm thời của Bộ Xây dựng, điều kiện tối thiểu về nhà ở của các
tổ chức, cá nhân có nhà cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế
2


xuất, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, học sinh, sinh
viên các trường đào tạo, dạy nghề thuê để ở, phòng ở phải đáp ứng các điều kiện
sau:
- Diện tích sử dụng phòng ở không được nhỏ hơn 9m2; chiều rộng thông thủy
của phòng tối thiểu không dưới 2,40m; chiều cao thông thủy của phòng ở chỗ
thấp nhất không dưới 2,70m. Diện tích sử dụng bình quân cho mỗi người thuê để
ở không nhỏ hơn 3m2 (không tính diện tích khu phụ)
- Phòng ở phải có cửa đi, cửa sổ bảo đảm yêu cầu thông gió và chiếu sáng tự
nhiên. Tỷ lệ diện tích cửa lấy ánh sáng không nhỏ hơn 1/10 diện tích phòng. Cửa
đi phải có chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 0,75m. Cửa đi phải có chốt khóa, cửa sổ

phải có chấn song bảo đảm an toàn, an ninh trong sử dụng. Mỗi người thuê phải
có giường để ngủ.
- Có đèn đủ ánh sáng chung cho cả phòng (đảm bảo độ rọi tối thiểu 50 lux); mỗi
người thuê có tối thiểu 1 ổ cắm điện; mỗi phòng ở phải có riêng 1 aptomat.
- Nếu một phòng ở được xây dựng khép kín thì hệ thống xí, tiểu, tắm phải có
tường ngăn cách với chỗ ngủ và phải đảm bảo hợp vệ sinh.
Ngoài điều kiện về phòng ở nêu trên, một nhà ở cho người lao động thuê phải
bảo đảm các điều kiện:
- Móng nhà được xây dựng bằng vật liệu bền chắc, đủ khả năng chịu tải toàn
nhà, chống thấm lên tường. Nền nhà được lát gạch hoặc láng vữa xi măng. Độ
cao của nền nhà cao hơn mặt đường vào nhà tối thiểu là 0,3m và cao hơn mặt sân,
hè tối thiểu 0,15 m.
- Tường bao che và tường ngăn các phòng phải được làm bằng vật liệu bền
chắc đảm bảo yêu cầu phòng cháy, cách âm, cách nhiệt; mặt tường trong phòng
nếu xây bằng gạch thì trát phẳng và quét vôi 3 nước hoặc sơn. Mái nhà không
được lợp bằng vật liệu dễ cháy và không bị thấm dột. Trường hợp lợp bằng tôn
hoặc fibrôximăng phải có trần chống nóng, chống ồn.
- Nhà phải có kết cấu vững chắc, chống được gió bão. Mỗi phòng ở có lối ra
vào và cửa sổ riêng biệt.
- Về cấp điện: Đường dây cấp điện bảo đảm an toàn theo quy định của ngành
điện; có đèn chiếu sáng ngoài nhà bảo đảm đủ ánh sáng khi đi lại.

3


- Về cấp nước sinh hoạt: Bảo đảm cung cấp nước sạch tối thiểu 75
lít/người/ngày đêm. Trường hợp dùng nước giếng khoan phải có bể lọc theo tiêu
chuẩn vệ sinh nước ăn uống số 1329/2002/BYT/ QĐ của Bộ Y tế.
- Về thoát nước: Có đường ống thoát nước kết nối với hệ thống thoát nước
chung của khu vực. Trường hợp dùng mương, rãnh thoát nước phải có nắp đậy.

- Về phòng chống cháy nổ: Có bể chứa nước phục vụ cứu hỏa và các thiết bị
phòng chống cháy nổ theo quy định.
- Về vệ sinh môi trường: Mỗi nhà ở cho thuê có chỗ nấu ăn, chỗ giặt và chỗ
phơi quần áo; chỗ phơi quần áo với diện tích bình quân tối thiểu 0,4 m2/người;
trường hợp sử dụng khu vệ sinh chung thì phải có chỗ vệ sinh cho nam riêng, nữ
riêng (bao gồm xí, tắm). Mỗi chỗ vệ sinh tối đa phục vụ cho 10 người. Chất thải
từ xí, tiểu phải qua bể tự hoại được xây dựng theo đúng quy cách. Có chỗ tập kết
rác thải hợp vệ sinh. Rác thải được thu gom hàng ngày để không làm ô nhiễm
môi trường.
Trong khu nhà cho thuê có từ 10 phòng trở lên hoặc số người thuê lớn hơn 30
người, phải có diện tích cây xanh hoặc khoảng trống tối thiểu 2m2/người.
Mỗi khu nhà ở có bản nội quy sử dụng treo ở nơi dễ thấy.
IV. Thực trạng về nhà trọ cho sinh viên ở Hà Nội
1.Tình hình Hà Nội
Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển
theo xu hướng toàn cầu. Kinh tế ngày càng phát triển, Đảng và nhà nước ta ngày
càng quan tâm hơn tới nền giáo dục nước nhà. Bởi vậy giáo dục được xem như là
quốc sách hàng đầu, là nhân tố quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước.
Thực tếđó cho thấy số lượng sinh viên hàng năm tăng lên đáng kể.Đó vừa là
thuận lợi bởi trong tương lai đất nước ta sẽ có một đội ngũ đông đảo các trí thức
trẻ đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước nhưng đồng thời nó cũng là một
thách thức lớn của đất nước bởi nó đặt ra nhiều vấn đề lớn. Một trong những
vấn đề ấy là:“chỗ trọ cho sinh viên ”.Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng và
trung cấp tập trung hầu hết ở các thành phố lớn như : Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Huế. . . Theo thống kê hiện nay Hà Nội có hơn hàng trăm nghìn sinh viên
bởi vậy, nhu cầu về nhà ở đặt ra bức thiết vì kí túc xá của các trường chỉ có
thể đáp ứng từ 90 đến 100 nghìn chỗ ở cho sinh viên.Điển hình như ở quận “ Cầu
4



Giấy có 10 trường đại học, 8 trường trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề , 2 học
viện. Tổng số sinh viên là 38. 889 trong đó số sinh viên ở kí túc xá là 11.039 còn
lại 25000 bạn phải thuê chỗ trọ. Quận có 3835 hộ dân cư với 11. 347 phòng
trọ tập trung ở Dịch Vọng, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân ”. Số phòng trọ ấy cũng không
thểđáp ứng hết nhu cầu của sinh viên. Cũng theo Bộ Giáo Dục và Đào tạo thì : “
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương tập trung nhiều trường đại
học và cao đẳng, đây cũng là hai địa bàn căng thẳng nhấtvề chỗ ở cho sinh viên .
Với hơn 143000 nhân khẩu là học sinh và sinh viên - một con số quá lớn luôn đặt
ra những áp lực đối với nhu cầu về chỗ ở.
Hà Nội chỉ có 10% số sinh viên hệ chính quy được bố trí vào ở kí túc xã
số còn lại thuê nhà trọ ở các khu dân cư”. Điều đáng nói ở đây là phần lớn các
nhà trọ không đạt tiêu chuẩn và chất lượng tốt. Hầu hết các sinh viên đều xuất
thân từ những vùng quê khác nhau nên sinh viên muốn tìm được chỗ trọ phù
hợp cho mình là một điều rất khó khăn. Thậm chí nhiều sinh viên phải chấp nhận
sống trong những phòng trọ không đủ điều kiện, yêu cầu về không gian sống, vệ
sinh, an ninh. “Ở quận Cầu Giấy phòng trọ không đủ tiêu chuẩn chiếm 70% còn
30% phòng trọ tạm bợ luôn trong tình trạng thiếu điện, nước, nhà vệ sinh” và
đặc biệt là môi trường văn hóa ở nhà trọ. Sinh viên đang lo lắng về chỗ trọ bởi sự
thiếu phòng trọ đạt tiêu chuẩn. Kiểu nhà trọ “nắng nóng, mưa dột” rất phổ biến
thậm chí cũng rất tối và ẩm thấp.
2. Tình hình sinh viên thuê trọ
Theo khảo sát của PV Báo GĐ&XH, phòng trọ quanh các trường đại học ở
Hà Nội thời điểm hiện tại có giá thuê rất cao. Tại các khu vực các quận: Đống Đa
(gần trường ĐH Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, ĐH Công Đoàn, ĐH Thủy Lợi),
Cầu Giấy (gần ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Thương mại), Hai Bà Trưng (gần ĐH
Bách khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng), Thanh Xuân (gần ĐH Khoa
học tự nhiên, ĐH Kiến trúc, ĐH Hà Nội),… phòng trọ có diện tích từ 8 – 10m2
giá cho thuê từ 1,2 đến 1,8 triệu đồng/tháng, chưa kể điện nước và các khoản phí
khác. Mức giá này so với năm ngoái đã tăng khoảng 200.000đồng/phòng. Cũng
theo ghi nhận tại nhiều xóm trọ, nhiều chủ trọ viện cớ lý do điện, nước mới tăng

giá nên đã thông báo tăng giá nước thu mỗi người 60.000 – 80.000 đồng/tháng
(mặc dù chủ yếu dùng nước giếng khoan). Tiền điện hiện nay được áp dụng với
giá “cắt cổ” từ 4.000 – 5.500 đồng/số. Dù đóng tiền phòng giá cao, nhưng một số
chủ trọ còn có thêm các loại phí như: Trông xe, vệ sinh, Internet, truyền hình
5


cáp… Các chủ trọ cũng luôn yêu cầu tân sinh viên phải đóng tiền nhà trước 3
tháng, đồng thời kèm một số “nội quy nhà trọ” nghiêm ngặt, kèm theo các mức
phạt tiền. Thậm chí, có nơi sinh viên phải đóng thêm 20.000đồng/ngày tiền sử
dụng nước với trường hợp người quen tới ngủ qua đêm. Những sinh viên đi thuê
nhà, hầu hết đều lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội hoặc lần đầu tự đi tìm nhà trọ
nên chuyện bị chủ nhà trọ bắt chẹt, nâng giá diễn ra khá phổ biến hay gặp phải
tình huống éo le khi gặp phải các “cò” nhà trọ. Tới đường Khương Trung (quận
Thanh Xuân) xem tấm biển thông tin quảng cáo dán chi chít thông báo cho thuê
nhà trọ, tìm người ở ghép phòng, giá hấp dẫn… Tuy nhiên, khi gọi vào các số
máy này, sau phần giới thiệu hết sức “long lanh” về nhà trọ, đầu máy bên kia mặc
cả luôn nếu đồng ý dẫn đi xem phòng thì mất 50.000đồng, nếu thuê được nhà thì
mất (trả công) nửa tháng đầu tiền thuê… Không ít tân sinh viên tiu nghỉu mất tiền
oan với “cò” khi trót đồng ý trả phí từ các số gọi từ tờ rao vặt, hàng nước, xe
ôm… vì sau khi đi xem mà không thuê được phòng bởi không ưng ý, hoặc giá cả
lúc đó đã bị nâng lên.
V.

Giải pháp
1. Đối với Nhà ở sinh viên hiện có
- Đối với những trường có KTX nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh
viên thì trước hết phải ưu tiên chỗ ở cho sinh viên thuộc diện chính sách. Biện
pháp này đã được áp dụng hầu hết các trường và bước đầu giải quyếtt được
những khó khăn cho đối tượng sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt

- Đối với Ban quản lý KTX, Nhà trường phải có quy định chặt chẽ tránh tình
trạng thừa nhân viên nhưng thiếu người làm việc, hoặc thiếu trách nhiệm khi làm
việc.
- KTX và nhà trọ cần phải nâng cấp, sửa chữa để nâng cao điều kiện sống của
sinh viên. Cần cân nhắc kỹ kưỡng trong việc đầu tư sửa chữa KTX đã quá cũ vì
đôi khi nú tốn ngang với đầu tư xây dựng mới
- Đối với nhà cho sinh viên thuê: Trước khi quyết định thuê nhà cần tìm hiểu
kỹ những thông tin có liên quan: giá cả, vị trí, kiểm tra lại giá cả thông qua văn
phòngsinh viên và qua bạn bè.
- Tạo lập một trang web về nhà trọ cho sinh viên tạo điều kiện cung gặp cầu,
giải quyết chỗ ở cho sinh viên một cách nhanh chóng. Website này sẽcung cấp

6


thông tin cho sinh viên về các nhà trọ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến các
trang web về nhà ở cho sinh viên thuê.
+ Giải pháp tìm nhà trọ thông qua mẫu phiếu khảo sát.
+ Thành lập các trung tâm môi giới nhà đất.
+ Tăng cường hoạt động của các đội xung kích, an ninh khu vực. Nhà trường
phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở để quản lý sinh viên tốt hơn.
2. Giải pháp của Nhà nước
- Khuyến khích, kêu gọi các tổ chức tư nhân, dân cư tham gia vào xây dựng nhà
ở cho sinh viên thuê bằng việc Nhà nước có các chính sách ưu đãi đối với đối
tượng này.
- Phát triển các trung tâm môi giới có uy tín, có trình độ nghiệp vụ đàng hoàng.
Bởi hiện tại, thị trường Bất động sản đã được hoạt động công khai, xã hội công
nhận, đặt biệt là nghề môi giới không còn là “cũ đất”. Nú sẽ là nhịp cầu nối cung
và cầu, người mua và người bán, người cho thuê và người cần thuê. Do vậy nú
đóng vai trò quan trọng trên thị trường. Nhà nước cần có nhiều chính sách

khuyến khích sự phát triển của các trung tâm môi giới, bên cạnh đó, Nhà nước
cần phải xiết chặt sự quản lý để tránh tình trạng lừa đảo.
- Biện pháp Chính phủ kết hợp đầu tư của các tỉnh: Hiện nay, dân số ở các tỉnh
thành phố lớn như : Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… tăng một cách nhanh chóng qua
các năm chủ yếu là do làn sóng nhập cư từ các tỉnh thành và do sự tập trung số
lượng lớn sinh viên ở các thành phố này. Điều này làm nảy sinh hàng loạt các vấn
đề: giao thông, nhà ở, việc làm…Để góp phần giải quyết vấn đề này Nhà nước
nên có biện pháp giảm bớt số lượng các trường ĐH, CĐ, THCN ở các thành phố
lớn để chuyển về các tỉnh thành, tạo sự phát triển cân đối hài trong cả nước. Nếu
làm được điều này SV ở các các khu vực này sẽ được dàn về các tỉnh đẻ giảm bớt
tình trạng quá tải dân số ở các thành phố lớn mà vẫn đảm bảo điều kiện phát triển
kinh tế của cả nước.
- Các tỉnh cần có kế hoạch thu hút, khuyến khích SV sau khi tốt nghiệp về công
tác tại địa phương.
- Mở rộng các tuyến đường giao thông nối giữa cá khu vực trường học với khu
vực tập trung đông sinh viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, học tập
cho sinh viên. Giải pháp này không chỉ đáp giúp sinh viên có chỗ ở ổn định mà
còn làm thay đổi bộ mặt xã hội theo hướng văn minh hiện đại, giải quyết tình
trạng ùn tắc giao thông.
7


- Đầu tư xây mới các KTX, làng sinh viên, khu nhà trọ hiện đại theo tiêu chuẩn
của Nhà nước. Hiện nay, chúng ta chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào cho công
trình xây dựng. Do vậy chính phủ cần đưa ra các những tiêu chuẩn định mức có
khung pháp ly rõ ràng. Nhà nước sẽ đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng,
giá cả, quy định giá trần, giá sàn đối với nhà cho thuê để tránh tình trạng tăng giá
và kém chất lượng… để tất cả mọi ngành đều có trách nhiệm hơn trong việc đầu
tư phát triển ngành giáo dục nước nhà bởi đầu tư cho giáo dục là phương thức
đầu tư hiệu quả nhất.

- Khai thác quỹ nhà ở trong dân, đặt biệt nếu có thể xây dựng nhà ở cao tầng ( 24 tầng) đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt, phục vụ cho cuộc sống của sinh viên. Tuy đầu
tư ban đầu là nhiều nhưng bù lại người dân và SV sẽ có cơ sở hạ tầng tốt, sinh
viên muốn ở lâu dài, ổn định, chủ nhà trọ cũng yên tâm cho thuê lâu dài và thu lợi
nhuận cao hơn.
3. Xây mới nhà ở cho sinh viên thuê
- Lựa chọn địa điểm thích hợp. Tận dụng quỹ đất một cách tối đa để tránh lãng
phí trong sử dụng đất và giảm thiểu mâu thuẫn giữa các ngành, các lĩnh vực trong
vấn đề khan hiếm tài nguyên đất đai. Xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê cần xây
ở nơi thuận tiện cho việc đi lại, đặt biệt là gần phương tiện giao thông công cộng.
Có thể chuyển các làng sinh viên ra các tuyến đường vành đăinhmf giãn bớt dân
cư trong nội thành, đồng thời tận dụng được luồng giao thông quan trọng với mật
độ thấp.
Trong thiết kế công trình phải đặc biệt chú ý đến đối tượng phục vụ là sinh
viênđể công trình xây dựng mang tính khả thi nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của sinh viên. Cần rút kinh nghiệm từ công trình trước đó để dự án đạt hiệu
quả
cao nhất.
Nếu nhà trường còn thừa quỹ đất hoặc đất sử dụng không đúng mục đích thì ta
nên xây dựng thêm KTX cho sinh viên. Nhưng lại cần vốn để xây dựng đây là
vấn đề nan giải hiện nay và có thể dẫn đến tình trạng dự án treo. Do đó cần thu
hút vốn đầu tư, kêu gọi sự giúp đỡ từ Chính phủ và nhân dân cùng làm.
-

Phát triển dự án làng sinh viên Hancinco.
VI. Kiến nghị
8


- Nhà nước đầu tư thích đáng cho giáo dục và đào tạo nhất là đầu tư vào cơ sở
hạ tầng trường học chỗ ở cho sinh viên. Nhà nước đã ra đề án phê duyệt giải

quyết chỗ ở cho SV các trường ĐH, CĐ đến năm 2010 và nên có nhiều hơn các
dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê vì số lượng của sinh viên trong tương lai
là liên tục tăng.
- Có các quy định chặt chẽ trong việc đầu tư xây dựng, chống thất thoát vốn
đầu tư.
- Các phương pháp điều tra thống kê phảo sát với thực trạng SV để đề ra những
biện pháp, giải pháp tốt nhất.
- Nếu có thể phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng trường và KTX ở địa phươngcũn
thừa quỹ đất. Nhà trường và địa phươngcần kết hợp các nguồn vốn đầu tư, quỹ
đầu tư của mình và thu hút vốn đầu tư từ các địa phương khác thậm chí vốn nước
ngoài để xây dựng nhà ở và KTX xho sinh viên, tận dụng quỹ đất của địa
phương
khác để xây dựng trường học và nơi ở cho sinh viên. Như vậy sẽ tạo sự cân bằng
và hợp lý trong quy hoạch tổng thể nhà ở và phân bố dân cư của khu vực miền
Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
- Đối với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư được Nhà nước giao đất xây dựng
nhà ở cho sinh viên, KTX, làng sinh viên thì Nhà nước cần có chính sách ưu đãi
về thuế, phí, lệ phí, vay vốn với lãi suất thấp hơn, chính sách miễn giảm thuế sử
dụng đất hoặc áp dụng mức thuê thấp nhất theo quy định về pháp luật thuế, chính
sách hỗ trợ tiền giải phóng mặt bằng khi giao đất, cho phép vay vốn trả chậm…
- Có các chính sách hỗ trợ cho sinh viên, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi hoạt
động của sinh viên, phát huy những mặt tích cực, hạn chế tiêu cực trong đời
sốngsinh viên.
- Xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, tạo lập mối quan hệ lâu dài để sinh
viênnếu có nhu cầu có thể thuê trong thời gian dài. Xu hướng của sinh viên hiện
nay là sau khi tốt muốn tìm việc ngay tại thành phố mà ít người có xu hướng về
quê lập nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách giúp đỡ sinh viên sau khi ra
trường về chỗ ở. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên đầu tư vào các địa phương với
mong muốn thu hút sinh viên sau khi ra trường sẽ về địa phương làm việc.
- Tạo lập và khai thác quỹ nhà dân, tạo mối quan hệ tốt giữa chủ nhà trọ

và sinh

9


viên. Có thể đặt ra các chế tài, các quy định đối với sinh viên và chủ nhà trọ. Các
sinh viên phải tuân thủ các quy định đã được đặt ra và có trách nhiệm cùng
cácsinh viên khác và chủ nhà trọ xây dựng môi trường sống văn minh và lành
mạnh.
- Thống nhất trong ban hành các luật định về nhà cho thuê. Vì hiện nay có sự
chồng chéo, không thống nhất giữa các luật định.
VII.

Kết luận
Chất lượng cuộc sống của sinh viên đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến sức
khỏe, đến vệc học tập của sinh viên. Các cơ quan chức năng, các nhà đầu tư đã và
đang đưa ra những giải pháp cho thực trạng này.

VIII. Tài liệu tham khảo

- [1] Danh Phương(2011), Làng sinh viên Hancinco: Mô hình kiểu mẫu, truy cập
ngày 12 tháng 1 năm 2011, từ < />- [2] Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 155/2005/QĐ-TTG về việc phê
duyệt đề án giải quyết chỗ ở cho sinh viên các trường ĐH, CĐ đến năm 2010,
(Hà Nội).
- [3] Bộ Xây Dựng (2006), Quyết định số 17/2006/ BXD ban hành quy định tạm
thời về điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người lao động thuê để ở, (Hà Nội).

10




×