Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xử lý tình huống giá gạo vụ đông xuân năm 2014 giảm mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nông dân trồng lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.92 KB, 15 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CÁN BỘ KINH TẾ - KẾ HOẠCH

TIỂU LUẬN
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN

Tên tình huống: Xử lý tình huống giá gạo vụ đông xuân năm 2014
giảm mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nông dân trồng lúa.

Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

Nguyễn Việt Tùng
Nghiên cứu viên
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

HÀ NỘI – 2014


2

2

Phần I. Đặt vấn đề
1. Giới thiệu về khoá bồi dưỡng kiến thức QLHCNN.
Khóa học bồi dưỡng ngạch chuyên viên dành cho chuyên viên, viên chức
là khóa học cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở căn bản nhất về đặc
điểm quản lý hành chính nhà nước, giúp người học bước đầu làm quen với môi
trường làm việc trong nhà nước cũng như nâng cao năng lực, và cải thiện công
tác quản lý hành chính Nhà nước trong đơn vị hành chính.


Khóa học cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về thể chế nhà nước,
về cơ cấu, bộ máy, chức năng, quyền hạn và trách nhiệm quản lý chuyên môn
của từng bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, từ đó giúp người đọc ý thức được
trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong quá trình xây dựng nền hành chính tối
ưu, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý xã hội, công bằng trong
quản lý NN.
Khóa học chú trọng đến việc hình thành các kỹ năng nhận thức và vận
dụng những kiến thức vào việc bồi dưỡng nhân cách cho công chức, viên chức
làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước; đồng thời góp phần hình thành
các kỹ năng về quản lý con người, quản lý tài sản... Các kỹ năng chủ yếu được
hình thành thông qua các nội dung của môn học, cũng như buổi thực hành và
ngoại khóa được lồng ghép trong suốt khóa đào tạo này.
2. Trình bày lý do mà cá nhân quyết định tham dự khoá bồi dưỡng;
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương là đơn vị hành chính sự
nghiệp, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu và giúp việc cho Bộ trong
lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế. Là một cán bộ nghiên cứu trong Viện, bản
thân mới được tiếp xúc trong môi trường Nhà nước chưa lâu; vốn hiểu biết về
Nhà nước và quản lý hành chính còn hạn chế. Chính vì thế, tôi đã quyết định
tham gia lớp bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước để nâng cao kiến thức
và năng lực hiểu biết quản lý; từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác tại đơn vị
nhằm góp phần xây dựng nền hành chính hiệu quả cho đất nước.
3. Giới thiệu về cấu trúc nội dung, chương trình khoá bồi dưỡng;
Nội dung chương trình Lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên gồm 4 phần:
Phần I: Kiến thức chung
Phần II: Kiến thức quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ
Phần III: Kỹ năng thực tế
Phần IV: Hướng dẫn viết tiểu luận tình huống và đi thực tế.
4. Cấu trúc, nội dung của Tiểu luận tình huống.



3

3

Trong thời gian qua, do tác động của nhiều nguyên nhân, giá gạo vụ đông
xuân ở ĐBSCL đã liên tục sụt giảm đến mức báo động. Nông dân vùng trồng
lúa lại đứng trước cảnh phải bán tháo để cắt lỗ. Thậm chí các thương lái cũng
phải chấp nhận bỏ tiền cọc chứ không thua mua lúa của người nông dân. Trước
tình hình nguy cấp, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đã phải
cam kết dành khoảng 8 nghìn tỷ đồng tín dụng ưu đãi để thu mua tạm trữ gạo.
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cũng thực hiện phương án Chính phủ thu
mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo cho người dân với mong muốn kiềm chế việc rớt
giá. Điều đáng nói là đây không phải lần đầu tiên, người nông dân phải đối mặt
với hoàn cảnh đáng buồn như vậy mà điều này đã xảy ra rất nhiều lần trong quá
khứ.
Là một nghiên cứu viên làm việc trong Bộ Kế hoạch và Đẩu tư, một cơ
quan chuyên trách về hoạt động định hướng, hoạch định phát triển kinh tế của
Chính phủ, tôi cảm thấy rõ trách nhiệm lớn lao phải tự trao dồi kiến thức nghiệp
vụ cho bản thân, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, và thực hiện tốt cuộc vận động
phòng chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ trong những năm gần đây.
Qua lớp học Bồi dưỡng ngạch chuyên viên, tôi đã tiếp thu và được trang bị
nhiều hơn kiến thức về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Do đó, tôi xin
chọn đề tài “Xử lý tình huống giá gạo vụ đông xuân năm 2014 giảm mạnh
gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nông dân trồng lúa” làm đề tài tiểu luận
cuối khóa học. Đây là cơ hội tốt để tôi vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực
tiễn, trên cơ sở đó nghiên cứu đưa ra những biện pháp thiết thực phù hợp, giúp
quá trình công tác bản thân tốt hơn.
Cấu trúc, nội dung giải quyết tình huống trên gồm có các phần sau:
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Nội dung

1. Mô tả tình huống
2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
2.1. Nguyên nhân tình huống
2.2. Hậu quả tình huống
3. Mục tiêu xử lý tình huống
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
3.2. Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án tối ưu
3.3. Các giải pháp thực hiện phương án đã lựa chọn.
4. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống
4.1. Cơ sở xây dựng phương án
4.2. Các phương án


4

4

4.3 Lựa chọn phương án
5. Giải pháp thực hiện phương án đã chọn
6. Kiến nghị và kết luận
1. Kiến nghị.
2. Kết luận
5. Mong muốn, cám ơn.
Từ những kiến thức, lý luận bổ ích được trang bị trong Khóa học, cũng
như kiến thức thực tế thu thập được trong quá trình công tác tại đơn vị, tôi luôn
cho rằng công tác quản lý Nhà nước về Kinh tế là một nhiệm vụ cực kỳ khó
khăn và phức tạp. Do thời gian học là không dài, nên trong quá trình viết và xử
lý tình huống không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm. Kính mong nhận
được sự góp ý cũng như chỉnh sửa của Quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp
để bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa vận dụng



5

5

Phần II. Nội dung
1. Mô tả tình huống
Một ngày đẹp trời tháng 4 năm 2014
Nguyễn Văn Giai là con thứ ba trong một gia đình thuần nông Nam Bộ,
từ đời ông nội đến đời ba anh Giai đều làm ruộng, suốt ngày bán mặt cho đất
bán lưng cho trời. Đến đời anh Giai, ba mẹ không muốn anh phải cực khổ nên
cố gắng nuôi con ăn học. Tốt nghiệp đại học, anh Giai may mắn tìm được công
việc văn phòng, không phải làm việc ngoài nắng gió. Hôm vừa rồi, gọi điện
thoại về quê hỏi thăm ba mẹ, đến chuyện lúa thóc thì nghe tiếng mẹ thở dài:
“Lúa năm nay mất giá ngay vào lúc sắp thu hoạch, bố phải bán cả xe máy, tivi
để trả tiền phân bón rồi. Chắc mất ít nhất mấy chục triệu mùa này, lại một mùa
trắng tay”. Nghe đến đây, nỗi buồn dâng lên trong anh Giai, một nỗi buồn khó
tả.
Tuy vậy, là một người có học, anh Giaingay lập tức gạt bỏ đau buồn sang
một bên, quyết tâm nghiên cứu nguồn gốc, căn nguyên của sự việc trên, tìm
bằng được những người phải chịu trách nhiệm cũng như cách thức giúp gia đình
anh tránh khỏi những mất mát tương tự sau này. Phát hiện đầu tiên của anh Giai
về kẻ chịu trách nhiệm hóa ra lại đến từ tận Ấn Độ, Thái Lan xa xôi. Theo thông
tin từ Hiệp hội lúa gạo Việt Nam, hai nước này đồng loạt “xả hàng”, bán hàng
triệu tấn gạo làm ảnh hưởng mạnh đến giá gạo. “Sản lượng của họ mỗi năm chỉ
xấp xỉ mình thôi, gạo ở đâu mà họ bán lắm thế? Gạo Ấn Độ chất lượng còn kém
hơn mình sao bán được hơn mình? Người nông dân Thái Lan sao thu nhập lại
cao thế, gấp 3,4 lần ba mẹ mình?”anh Giai ngẫm nghĩ. Sau một thời gian nghiên
cứu thêm, anh đã tìm ra nhữngnghịch lýmang tính vĩ mô hơn, tưởng như chỉ có

trong phim truyện:
Thứ nhất, nước ta có là nước có nền nông nghiệplúa nước tồn tại đã hàng
ngàn năm, người nông dân cũng có kinh nghiệm bao đời canh tác. Sau đổi mới,
Việt Nam phát triển mạnh mẽ, từ thiếu đói chuyển sang là nước xuất khẩu gạo
lớn nhất nhì thế giới, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thậm chí đóng vai
trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Vậy mà tại sao người
nông dân nghèo lại hoàn nghèo, đủ mọi loại điệp khúc “được mùa rớt giá”,“giá
lúa giảm do thu hoạch rộ”, “giá lúa giảm do doanh nghiệp kẹt vốn”…. năm nào
cũng vang lên đều đặn như kẻng ăn cơm. Thậm chí có năm khi mà thế giới thiếu
lương thực trầm trọng và giá gạo tăng đột biến, nông dân Thái Lan đã hưởng lợi
từ tình hình này còn nông dân Việt Nam bán gạo với giá thấp và có lúc không
có cả người mua.


6

6

Thứ hai, anh Giai phát hiện thì ra Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng rất
quan tâm, ban hành nhiều các biện pháp, chính sáchhỗ trợ người nông dân. Tiêu
biểu như các chương trình thu mua, tạm trữ lúa gạo; đảm bảo nông dân có lãi
30%; hàng loạt các chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng; chính sách xuất khẩu nông
sản; chính sách khuyến nông; đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp…“Vậy mà
sao ba mẹ mình cứ kêu chẳng bao giờ nhận được hỗ trợ gì, sao nghề nông vẫn
bị coi là thấp kém trong xã hội, sao mình vẫn phải rời bỏ đồng ruộng thân quen
từ thời nhỏ để lên thành phố kiếm việc?”
Thứ ba, nhìn mà ghen tị với nông dân Thái Lan. Chính phủ Thái Lan có
chính sách bao tiêu sản phẩm cho nông dân từ khâu chọn giống, hỗ trợ máy móc
thiết bị cho đến thu hoạch, xuất khẩu. Nông dân Thái chỉ cần tập trung vào
trồng lúa, chuyên canh, tăng năng suất. Nông dân Thái do đó đã trồng được

những loại gạo thơm cao cấp, có giá mỗi tấn cao hơn gạo Việt Nam rất
nhiều.Mặc dù gần đây, chính sách thu mua, tạm trữ đã vấp phải những khó khăn
do dự báo sai lầm dẫn đến Chính phủ Thái Lan chậm trả nợ cho nông dân. Tuy
nhiên với việc hàng nghìn nông dân Thái Lan cùng nhiều máy cày, máy gặt đã
lên tận Bangkok biểu tình, chặn đường cao tốc, bao vây trụ sở Bộ Thương mại
để đòi tiền, Thái Lan đã buộc phải trích quỹ 22 triệu USD thanh toán tiền trợ giá
gạo. “Thật không còn kỷ cương, phép nước gì nữa” Anh Giai thầm nghĩ.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra đối với anh Giai nhưng vẫn chưa có được
câu trả lời rõ ràng, anh vẫn say mê tiếp tục nghiên cứu. Sự bối rối cũng tương tự
đối với các cơ quan chức năng. Rất nhiều biện pháp đã được bàn đến, một số đã
được thực hiện nhưng chưa phát huy hiệu quả. Trách nhiệm của các bên trong
quản lý nhà nước thì vẫn mơ hồ, trách nhiệm vẫn là của chung. Trong khi đó,
người nông dân vẫn một nắng hai sương bên đồng ruộng, gìn giữ nghề truyền
thống, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia mà vẫn nghèo, vẫn tự hỏi “rút
cuộc bây giờ, người nông dân chúng ta biết phải làm sao?”
2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.1 Nguyên nhân
2.1.1 Nguyên nhân khách quan
2.1.1.1 Thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nguồn cung dư thừa trên thế
giới
Từ những tháng cuối năm 2013 cho đến đầu năm 2014, thị trường gạo thế
giới chịu áp lực rất lớn từ Thái Lan khi quốc gia này bung hàng tồn với giá thấp
(gạo 5% tấm của Thái giảm chỉ còn 375 USD/tấn), chưa kể sản lượng Thái Lan
năm nay tăng khoảng 2% so với năm trước. Thái Lan vẫn đang có kho dự trữ
lúa gạo lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử của họ và hứa hẹn sẽ còn cố


7

7


gắng xuất khẩu nhiều hơn nữa. Ấn Độ năm 2013 cũng có một vụ mùa bội thu,
đạt sản lượng 105 triệu tấn gạo, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn. Đặc biệt, mới
đây Quốc hội Ấn Độ đã thông qua Luật An ninh lương thực, được xem là một
chương trình lương thực quốc gia lớn nhất thế giới, hỗ trợ cho 800 triệu người,
chiếm 67% dân số Ấn Độ, với chi phí ước khoảng 18 tỷ USD. Giá gạo xuất
khẩu của Ấn Độ cũng đã giảm nhiều trong thời gian gần đây. Một quốc gia xuất
khẩu lớn khác là Pakistan có sản lượng đạt 6,4 triệu tấn, trong đó xuất khẩu trên
3 triệu tấn. Myanmar cũng tham gia xuất khẩu khoảng 750.000 tấn.
Đối với các nước nhập khẩu, cho đến lúc này Trung Quốc vẫn là thị
trường lớn nhất trong năm 2013, tuy nhiên tiến độ nhập khẩu hiện nay đang
chậm lại do đến vụ thu hoạch, hạn chế quota nhập khẩu để các doanh nghiệp tập
trung thu mua lúa gạo trong nước. Chính phủ Việt Nam vẫn đang cố gắng gia
tăng xuất khẩu gạo vào Trung Quốc cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch để giải quyết
bế tắc đầu ra. Tuy vậy sự lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc cũng có thể đem
đến những rủi ro lớn. Các nước châu Phi nhu cầu ổn định, nhưng cạnh tranh sẽ
gay gắt hơn khi giá gạo Thái, Ấn Độ và Pakistan đều xuống, thu hẹp khoảng
cách với gạo Việt Nam. Philippines và Indonesia là 2 thị trường quyết định,
nhưng đang trì hoãn giao dịch có thể do giá thị trường sụt giảm và chắc chắn sẽ
có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung cấp trong khu vực khi 2 thị
trường này có nhu cầu, nhất là Việt Nam và Thái Lan.
2.1.1.2 Chính sách hỗ trợ nông dân không hiệu quả
Để hỗ trợ nông dần trồng lúa, Chính phủ Việt Nam thường xuyên sử dụng
chính sách thu mua dự trữ lúa gạo và đảm bảo nông dân trồng lúa luôn lãi được
ít nhất 30%. Trong vụ đông xuân năm nay, để đối phó trực tiếp với tình trạng bi
đát của thị trường gạo năm nay, Chính phủ mà cụ thể là Ngân hàng nhà nước
mới đây đã cam kết dành gói hỗ trợ 8.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi để thu mua
tạm trữ lúa gạo. Đồng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố thu mua
tạm trữ 1 triệu tấn gạo để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân là 30%. Trên thực tế,
giá lúa tăng nhẹ sau khi nhận được tin có chương trình thu mua lúa gạo. Tuy

nhiên, ngay sau đó, giá lúa tiếp tục giảm sâu. Chỉ trong vòng một tuần, giá lúa
giảm 500 – 1000 đồng/kg.Tại nhiều địa phương khu vực ĐBSCL, nông dân
đành phải chấp nhận bán lúa giá thấp hơn 4.300 đồng/kg (lúa khô). Nông dân
thậm chí cả thương lái và đại lý đều chết “chùm”. Nhiều thương lái đã chấp
nhận bỏ tiền cọc cho nông dân chứ không mua lúa để chịu lỗ. Lợi nhuận của
người nông dân chắc chắn không thể đảm bảo ở con số mà chương trình cam.
Một nghiên cứu mới đây của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp, Nông thôn (IPSARD) đã chỉ ra rằng, sau khi trừ đi các khoản chi phí
nông dân có lãi nông dân hiện chưa được hưởng lợi 30% từ sản xuất lúa gạo
như mục tiêu Chính phủ đề ra. Ngay cả khi giá gạo trên thị trường thế giới lên
cao, nông dân vẫn không hưởng lợi từ giá lên.


8

8

Hộp 1. Giá lúa rơi tự do, 8000 tỷ về đâu?
Một “ông Hai lúa” huyện Tam Nông (Đồng Tháp) bộc bạch: “Tôi sở hữu 300
ha lúa, nhà báo đừng gọi tôi địa chủ. Nhân công của tôi được trả lương đầy đủ
theo hợp đồng. Tôi chết, nào ai biết: vốn vay ngân hàng, tiền phân bón, thuốc
trừ sâu... “.
Mà người trồng lúa chết là “chết chùm”, kéo theo cả đại lý phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, cả thương lái cũng chết. Một đại lý phân bón than: “Giá lúa
hiện nay thì nông dân lỗ nặng, họ lỗ thì lấy đâu tiền trả phân bón...” Ông này
chua chát thêm: “Xem ra cái nghề bán “phân” này đã đến thời mạt vận”.
Thương lái Nguyễn Tài Phú ở Châu Thành A, Hậu Giang chuyên thu mua lúa
vùng Cần Thơ, Hậu Giang thông tin: “Chỉ hơn 1 tuần qua, cánh thương lái
chúng tôi lỗ khá nặng, giá gạo hạt tròn giảm còn 700 đồng/kg, gạo hạt dài
giảm 1.000 đồng/kg. Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ, anh em thương lái không

thu mua cả lúa lẫn gạo nữa. Tính toán, 1 chiếc ghe 30 tấn nếu mua theo hợp
đồng đặt cọc trước sẽ lỗ từ 7 đến 10 triệu đồng còn bỏ cọc thì lỗ ít nhất là 5
triệu đồng nên thương lái nào cũng ngán ngẩm đành neo ghe, thiệt hại chút
đỉnh còn hơn là thu mua lúa gạo…”.
Thời báo kinh tế Sài Gòn
Lý giải cho điều này, TS Đặng Kim Sơn Viện trưởng viện Chính sách và
Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhận định:“Tạm trữ lúa gạo như
mọi khi chỉ là giải pháp tức thời, giải pháp tình thế. Nó mang tính chất tâm lý
hơn là kinh tế, nó có thể làm tăng một chút về cầu nhưng không thể xử lý được
việc đẩy giá lên. Các doanh nghiệp họ không hy vọng bán được gạo trong tình
hình thế giới xuống như thế này…”
Vấn đề sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đòi hỏi một giải pháp căn cơ từ đất
đai tới tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị lúa gạo và phân chia lợi
nhuận hợp lý hơn.
2.1.2 Nguyên nhân chủ quan
2.1.2.1 Quản lý kinh tế yếu kém, kinh tế thị trường nửa mùa
Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương đã và đangthiếu đi hoàn toàn những
chính sách phát triển sản xuất lúa gạo bền vững, phát triển theo chuỗi giá trị.
Sản xuất của nông dân Việt Nam đa phần là manh mún, nhỏ lẻ, không có nhiều
các vùng chuyên canh lớn. Diện tích sản xuất bình quân một nông dân của
ĐBSCL cao hơn so với các vùng khác nhưng vẫn còn nhỏ, gây khó khăn cho
việc cơ giới hóa và thực hiện các biện pháp canh tác quy mô lớn. Về nguồn
nguyên liệu, hiện nay nông dân phải tự quyết định mình trồng gì dựa trên cảm
tính và theo số đông. Họ hoàn toàn thiếu thông tin về thị trường trong nước và
thế giới. Giống lúa họ mua về đã phần là kém chất lượng, nhập khẩu từ Trung
Quốc, Ấn Độ dẫn tới sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Các vùng nguyên liệu xuất khẩu, chuyên canh một loại giống tốt không có
khiến gạo xuất khẩu của Việt Nam thường là gạo pha tạp nhiều loại gạo khác
nhau khiến giá gạo rất thấp. Ngoài giống, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với quy



9

9

trình, kỹ thuật sản xuất, thu hoạch cũng yếu. Khâu chế biến sau tiêu thụ cũng
không được quan tâm, trong khi đáng lẽ với một nền nông nghiệp của Việt Nam
do sản phẩm nông sản đặc thù thời vụ, nhanh hỏng… thì công nghệ sau thu
hoạch phải rất phát triển. Do vậy, gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu ở dạng
thô, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch lớn và bị các nước khác ép giá.
Chính phủ cũng chưa xây dựng được một cơ chế bảo vệ nông dân hiệu
quả. Cơ chế hiện nay chỉ có lợi cho các thương lái, công ty trung gian thu mua
lúa gạo và rất không công bằng cho người sản xuất. Có nhiều trường hợp nông
dân ký hợp đồng mua bán lúa gạo với doanh nghiệp từ trước nhưng khi có sự
thay đổi về giá, các doanh nghiệp sẵn sàng phá vỡ hợp đồng để tìm mức giá có
lợi cho mình. Các cơ quan nhà nước không có sự hợp tác để giúp nông dân. Hội
nông dân hay hội phụ nữ hiện nay chỉ là cơ quan phong trào, trong khi thực chất
nó phải là nơi bảo vệ được nông dân, có quyền đưa ra các tiếng nói của người
dân.Chỉ cần so sánh với Thái Lan, hiệp hội nông dân Thái Lan có cơ chế, bảo vệ
quyền của nông dân của mình, trực tiếp ký hợp đồng với các công ty xuất khẩu,
vì thế trong chuỗi lúa gạo của họ người sản xuất (nông dân) có quyền ra giá với
sản phẩm của họ. Vì họ có quyền cho nên họ cũng rất có trách nhiệm với chất
lượng sản phẩm của mình. Hay như ở phần mô tả tình huống, các nông dân Thái
Lan liên kết với nhau chặt chẽ đến mức họ hoàn toàn có thể tự tổ chức một cuộc
biểu tình quy mô lớn đến hàng ngàn người, bao vây thành phố đòi quyền lợi
chính đáng của mình.
Công tác dự báo về thị trường lúa gạo rất yếu kém và thiếu hiệu quả. Tình
trạng rớt giá thảm hại năm nay không phải là ví dụ tiêu biểu đầu tiên chứng tỏ
sự yếu kém của công tác dự báo thị trường, dự báo kinh tế của Việt Nam. Năm
2008, khi giá lương thực thế giới tăng cao, Việt Nam lại hoàn toàn không có gạo

dự trữ để bán. Trong khi nếu dự báo tốt, có giải pháp cụ thể cho vựa lúa ĐBSCL
về giống để sản xuất, về sản lượng thị trường cần và những sai số cho phép từ
biến động thị trường theo từng năm thì người trồng lúa đã có lợi lớn năm 2008
và cũng không phải chịu cảnh giá gạo giảm thê thảm như năm nay. Vẫn biết để
có được những con số ấy sẽ không dễ nhưng nó không phải là không làm được
nếu chúng ta chủ động và quyết liệt.
2.1.2.2 Trách nhiệm của tổng công ty lương thực, hiệp hội lương thực Việt Nam
Để xảy ra tình trạng hiện nay, không thể không kể đến trách nhiệm của 2
tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam. Các tổng công ty này không
những không hề có kế hoạch giúp đỡ nông dân trong thời điểm khó khăn mà
còn lộ rõ mặt là những kẻ trục lợi. Hoạt động chủ yếu các Tổng công ty này là
mua lúa của nông dân ở thời điểm giá thấp nhất và đem xuất khẩu gạo cũng với
giá rẻ, chất lượng thô. Việt Nam tuy là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
nhưng chất lượng gạo và giá gạo đều rất thấp. Các Tổng công ty cũng không hề
chi cho khoa học để làm giống, đầu tư công nghệ sau thu hoạch. Chỉ có số ít
doanh nghiệp, Công ty giống cây trồng Trung ương phối hợp với các nhà khoa
học để làm giống tốt.


10

10

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng có những bê bối không hề kém
cạnh. Các chính sách của VFA không quan tâm đến người nông dân mà chỉ bảo
vệ quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu. Và trong lúc tiêu thụ lúa gạo ở
đồng bằng sông Cửu Long đang bế tắc ngặt nghèo thì Hiệp hội Lương thực Việt
Nam (VFA) lại xảy ra đấu đá tranh nhau chức Chủ tịch. Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã phải giao Bộ Nội Vụ giải quyết. VFA từ nhiều năm qua do ông Trương
Thanh Phong, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam kiêm nhiệm

chức Chủ tịch. Ông Phong nghỉ hưu ở Vinafood 2 từ đầu năm 2014 và gần đây
bất ngờ sắp xếp việc bầu ông Nguyễn Hùng Linh tổng giám đốc công ty du lịch
thương mại Kiên Giang vào vị trí chủ tịch VFA.
Một số thành viên VFA phản đối việc bầu bán cho là không minh bạch và
sai nội qui điều lệ. Chắc hẳn chức chủ tịch VFA phải có quyền và lợi rất lớn nên
mới xảy ra đấu đá như thế. Nhất là trong một thời gian dài, VFA dưới sự điều
hành của ông Trương Thanh Phong bị các đại biểu quốc hội phê phán kịch liệt.
Các đại biểu Quốc hội cho là VFA độc quyền xuất khẩu gạo một cách trá hình,
các Tổng công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc chi phối tới 60%-70%
tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và công tác điều hành xuất khẩu gạo
đem lại nhiều thuận lợi cho họ. Nhóm lợi ích này chỉ muốn buôn bán gạo xuất
khẩu hưởng chênh lệch giá, không muốn đầu tư vùng nguyên liệu hay chia sẻ gì
với nông dân, điều mà GSTS Võ Tòng Xuân gọi là ăn chặn ăn bớt của nông
dân.
2.2 Hậu quả
2.2.1Thiệt hại cho nông dân
Nông dân là những người đầu tiên và gần như là duy nhất chịu thiệt hại
trong nhiều năm qua. Đứng vào vị thế yếu nhất trong chuỗi giá trị, người trồng
lúa Việt Nam bị o ép đủ đường. Câu chuyện ở phần mô tả tình huống có lẽ ai
cũng hiểu rằng đó không phải là trường hợp cá biệt mà đang là thực trạng của
rất nhiều người nông dân trồng lúa ở Việt Nam.
2.2.2 An ninh lương thực
Nông dân bỏ ruộng ngày càng nhiều và xảy ra thường xuyên là hệ quả tất
yếu việc nông dân bị chèn ép nói trên. Ví dụ tiêu biểu như tại huyện Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hóa, đến nay huyện có 69,83ha đất nông nghiệp bỏ hoang, với 1.170
hộ không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp, trong đó bỏ hoang đất cấy lúa là
68,72ha (với 1.159 hộ). Riêng xã Tiến Lộc có tới 41,14ha đất nông nghiệp bỏ
hoang lâu nay, với 747 hộ nông dân không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Trong số đó có 65 hộ nông dân làm đơn trả ruộng cho UBND xã, với diện tích
3,19ha.Tại cuộc tiếp xúc cử tri ở xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) và buổi làm việc với

UBND huyện Hậu Lộc, các ĐBQH tỉnh Thanh Hóa ghi nhận tâm tư, nguyện
vọng, kiến nghị của các cử tri. Vấn đề dân bỏ ruộng sẽ được đưa ra tại kỳ họp
Quốc hội sắp tới.


11

11

Như vậy Việt Nam tuy vẫn đang đảm bảo tốt vấn đề an ninh lương thực
quốc gia và đang chuyển dịch cơ cấu dần từ lúa gạo sang những ngành khác
nhưng nếu thực trạng bất công đối với người nông dân vẫn kéo dài như hiện
nay, chẳng có gì đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho tương lai.
2.2.3 Giảm sút niềm tin của người dân và uy tín quốc gia
Campuchia mới đây đã tự tin khẳng định sẽ xuất khẩu gạo sang Mỹ, Hàn
Quốc khi nhận thấy đây là những thị trường đầy tiềm năng. Campuchia hiện nay
đã có những vùng quy hoạch vùng nguyên liệu và có nhà máy để sản xuất gạo
có chất lượng tốt và Cục xúc tiến thương mại của Campuchia đã giúp 8 công ty
xuất khẩu gạo tham dự hội chợ ở Thái Lan một hội chợ mà Việt Nam hoàn toàn
vắng bóng. Trong hội chợ đó, gạo Campuchia đã được thế giới chú ý và được
khách hàng đến rất đông để ký hợp đồng. Mặc dù công ty xuất khẩu Campuchia
chỉ vài chục ngàn tấn chứ không lên đến hàng trăm ngàn tấn như Việt Nam,
nhưng điều đó chứng tỏ họ làm có chất lượng và là những sản phẩm có thương
hiệu. Trong thời gian tới, có lẽ họ và người nông dân Campuchia sẽ thu lợi từ
cây lúa còn nhiều hơn so với Việt Nam.
Niềm tin của người dân trồng lúa đối với các chính sách và với Chính phủ
cũng đang giảm rõ rệt. Chính sách thu mua tạm trữ trên thực tế chủ yếu tác
động vào niềm tin thị trường, với mong muốn giá tăng lên. Tuy nhiên việc giá
lúa vẫn giảm mạnh cho thấy niềm tin của người dân vào chính sách rõ ràng là
rất thấp. Không chỉ có nông dân, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, báo chí và

các nhà văn gần đây cũng đã nói lên tiếng nói của mình ủng hộ, kêu cứu thay
cho người nông dân.
3. Mục tiêu giải quyết tình huống
3.1 Bảo vệ lợi ích chính đáng người nông dân
Người nông dân phải được đảm bảo lợi ích chính đáng của mình. Người
sản xuất phải là người có quyền quyết định cho chính sản phẩm của họ. Họ phải
được hỗ trợ nâng cao năng lực về sản xuất, kinh doanh, kỹ năng thương thuyết,
liên kết với nhau và liên kết với các bên khác… Mọi can thiệp vào thị trường
không có nông dân đều sẽ chỉ dẫn đến sự lãng phí nguồn lực, kém hiệu quả.
3.2 Xác định rõ vai trò Hiệp hội lương thực Việt Nam và các công ty lương
thực
Vai trò các tổng công ty lương thực hiện nay không được xác định rõ
ràng, chỉ tập trung vào buôn bán gạo. Do vậy, lẽ đương nhiên họ sẽ chỉ để ý đến
lợi ích của bản thân không chú ý đến nông dân. Trong thời gian tới, phải xác
định lại rõ ràng mục tiêu chính của 2 tổng công ty này phải bảo vệ quyền lợi,


12

12

thúc đẩy sản xuất lúa gạo. Chỉ định những người có chuyên môn, tâm huyết và
xứng đáng giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan này.
4. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống
4.1Cơ sở xây dựng phương án
Luật hợp tác xã 2012
Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
Quyết định 373a/QĐ-TTg năm 2014 về mua tạm trữ thóc, gạo vụ đông
xuân 2013-2014

Quyết định 2765/QĐ-BNN-KHCN về phê duyệt đề án khung phát triển
sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, năng suất cao”
4.2 Các phương án
Phương án 1: Chuyển gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ từ thị trường bất
động sản cho hỗ trợ nông dân sản xuất lúa gạo
- Ưu điểm:
+Hiện nay tiến độ giải ngân gói tín dụng này đang rất chậm chạp, mới chỉ giải
ngân 10%
+ Sẽ nhận được sự ủng hộlớn từ phía người dân
- Nhược điểm:
+ Nếu không quản lý tốt vẫn có thể xảy ra những tiêu cực, tiền hỗ trợ sẽ không
thực sự đến được với người nông dân, không hiệu quả.
+ 30 nghìn tỷ không chỉ cứu bất động sản mà để giải quyết nút thắt quan trọng
này cho nền kinh tế.
Phương án 2: Chuyển một phần gói hỗ trợ 8000 tỷ tín dụng cho thu mua
tạm trữ gạo sang hỗ trợ sản xuất cho người nông dân
- Ưu điểm: Đảm bảo được quyền lợi thiết thực nhất của nông dân trồng lúa
- Nhược điểm:Có thể không giải quyết được vấn đề dư thừa gạo trong ngắn hạn.
Phương án 3: Phá thế độc quyền xuất khẩu gạo, quy định về các vùng
chuyên canh
- Ưu điểm: Loại bỏ lợi ích nhóm
- Nhược điểm:Sẽ gặp nhiều phản đối của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
4.3 Lựa chọn phương án
Thực hiện đồng thời phương án 2 và phương án 3 do vừagiải quyết được
căn nguyên của vấn đề, vừa có được kinh phí để thực hiện phát triển sản xuất
nông nghiệp.
5. Giải pháp thực hiện phương án đã chọn


13


13

Thứ nhất:Số tiền chuyển từ gói hỗ trợ 8000 tỷ được phân bổ sử dụng vào các
hoạt động sau:
+ Hỗ trợ nghiên cứu từ 3 – 5 giống lúa chủ lực, phù hợp với từng vùng và chiến
lược
+ Hỗ trợ người nông dân học tập, nâng cao năng lực về sản xuất
+ Hỗ trợ về máy móc thiết bị nông nghiệp cho nông dân
Thứ hai: Sửa đổi, bổ sung nghị định 109/2010 của Chính phủ ở các điểm sau:
+ Cho phép các doanh nghiệp thương mại được tham gia dễ dàng hơn vào thị
trường xuất khẩu gạo bằng cách giảm bớt các điều kiện về kho thóc và cơ sở
xay xát thóc
+ Yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bắt buộc phải có vùng chuyên canh
hoặc hợp đồng nông sản.
+ Tăng cường hoạt động của Hợp tác xã, Hội nông dân với vai trò đại diện thực
chất cho nông dân, do nông dân bầu, lựa chọn.
6. Kiến nghị và kết luận
6.1 Kiến nghị
Từ tình huống trên, để ngăn ngừa có hiệu quả các trường hợp tương tự và
giải quyết nhanh gọn các tình huống đang xảy ra, tôi kiến nghị:
Đối với các tổng công ty lượng thực: Cần xác định các mục tiêu rõ ràng
cho hoạt động của các tổng công ty này đồng thời hoạt động theo đúng định
hướng, mục tiêu được giao.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Cần xây dựng những chính sách
cụ thể, rõ ràng, hướng đến chủ thể trung tâm là người nông dân trồng lúa, tạo
mối liên kết chặt chẽ giữa người trồng lúa với các bên liên quan như nhà khoa
học, nhà cung cấp phân bón, giống và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Những
chính sách nên tuân theo đúng cơ chế thị trường, để cho thị trường tự điều tiết,
chỉ can thiệp khi quyền lợi chính đáng của các bên bị đe dọa. Cần phải thường

xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, theo dõi những hoạt động của các tổng công
ty nhà nước, tránh để xảy ra tình trạng độc quyền, ghìm giá gạo thu mua của
nông dân. Đồng thời, cần tạo khuôn khổ pháp lý để tăng cường vai trò của các
hiệp hội đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người nông dân.
Đối với người nông dân: Cần phải chủ động hơn để liên kết với nhau, vừa
có thể giảm được chi phí sản xuất, vừa có sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của
mình trước các bên liên quan, tránh để bị ép giá.
Đối với hoạt động tư pháp: Đảm bảo những bên nào phá vỡ hợp đồng
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những thiệt hại mà bên bị phá vỡ hợp đồng
phải chịu.


14

14

6.2 Kết luận
Quản lý kinh tế là một hoạt động rất quan trọng, bởi nó là một hoạt động
thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức bằng quyền
lực pháp luật nhà nước đối với hoạt động kinh tế, thương mại của con người của
bộ máy hành chính nhà nước để duy trì và phát triển xã hội.
Việc tổ chức và quản lý bằng quyền lực Nhà nước được thể hiện cụ thể
thông qua việc vận dụng linh hoạt các bộ luật, cũng như văn bản pháp lý liên
quan để duy trì sự ổn định trong từng đơn vị và điều hành các hành vi của từng
cá nhân trong đơn vị đó, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần thúc
đẩy đơn vị phát triển và đạt được mục tiêu kinh tế chung phù hợp với từng giai
đoạn và từng thời kỳ phát triển mà Nhà nước đã đề ra.
Qua việc xử lý tình huống trên, tôi thấy bản thân còn thiếu hụt rất nhiều
về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế tại đơn vị. Do vậy, bản thân nhận
thấy cần phải tham gia nhiều hơn nữa những lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý

Nhà nước để nâng cao kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước, góp phần cải
cách nền hành chính quốc gia.
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Người viết tiểu luận


15

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Hợp tác xã;
Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
Quyết định 373a/QĐ-TTg năm 2014 về mua tạm trữ thóc, gạo vụ đông
xuân 2013-2014
Quyết định 2765/QĐ-BNN-KHCN về phê duyệt đề án khung phát triển
sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, năng suất cao”
/> />


×