Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

SỔ TAY SINH VIÊN (Áp dụng các khóa đại học chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 97 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG


SỔ TAY SINH VIÊN
(Áp dụng các khóa đại học chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ)

Đà Nẵng 2014

1


MỤC LỤC
TRANG

1. Lời nói đầu
2. Phần I:

5
6

- Giới thiệu khái quát Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học
TDTT Đà Nẵng.
- Cơ cấu tổ chức Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
- Các địa chi cần biết
- Lịch tiếp sinh viên

7
8
11


3. Phần II: Quy định về đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường đại

12

học thể dục thể thao Đà Nẵng

4. Phần III: Chương trình đào tạo
5. Phần IV: Quy chế, quy định về công tác học sinh – sinh viên
6. Phần V: Công tác Nghiên cứu khoa học của sinh viên, hướng dẫn sinh viên

34
50
70

xin kiến tập, thu học phí và hình thức nộp học phí, phúc khảo điểm thi và những
thông tin về thư viện.
- Các biểu mẫu dành cho sinh viên.

80

2


LỜI NÓI ĐẦU
Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng áp dụng quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ
đối với tất cả các ngành học trong toàn trường từ năm học 2013 - 2014. Đây là một hình thức
đào tạo tiên tiến đang được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Đào tạo theo tín chỉ là một
quy trình đào tạo mềm dẻo, lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động
xây dựng kế hoạch học tập của mình: đăng ký môn học, kéo dài hoặc rút ngắn thời gian của
khóa học, học song hành hai chương trình...

Để hoàn thành tốt việc học tập tại Trường, ngoài việc nhận được sự hướng dẫn từ giảng
viên, cố vấn học tập, các phòng, trung tâm và các tổ chức đoàn thể, mỗi sinh viên cũng phải tự
trang bị cho mình những kiến thức hết sức cơ bản liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của sinh
viên, biết khai thác thông tin liên quan đến việc tổ chức học tập, cuộc sống của sinh viên.
Trong cuốn Sổ tay này, chúng tôi hướng dẫn một số phần trong Quy chế đào tạo của Bộ
GD&ĐT và các Quy định của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng: Chế độ chính sách, khen thưởng và
kỷ luật, các chương trình đào tạo, các quy chế, quy định về thi và kiểm tra, quy định về nghỉ học
tạm thời và bảo lưu kết quả, quy định về thôi học, quy định về điều kiện được chuyển trường, quy
định về làm khoá luận về xét công nhận tốt nghiệp, hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho sinh viên…
Chúng tôi hy vọng rằng cuốn “Sổ tay sinh viên” này sẽ là một người bạn gần gũi của mỗi SV
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, các cán bộ quản lý, các nhà giáo của Trường có thể căn cứ tài liệu
này để chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý đào tạo và quản lý SV.
Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp để cuốn “Sổ tay sinh viên” ngày một
hoàn thiện.
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

3


Phần I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG
DANANG UNIVERSITY OF PHYSICAL EDUCATION AND SPORTS
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG
Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng, tiền thân là Trường Trung học Thể dục Thể thao
Trung ương III được thành lập ngày 13/12/1977, được nâng cấp lên trường cao đẳng năm 1997 và
trường đại học năm 2007, là trường duy nhất tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đào tạo về lĩnh
vực TDTT. Trường có chức năng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên có trình độ sau đại học, đại
học và cao đẳng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao.
Hiện nay quy mô đào tạo gần 4000 sinh viên hệ đại học, cao đẳng và liên thông cao đẳng,
đại học TDTT. Hiện nay nhà Trường đang triển khai đào tạo 02 ngành: Ngành giáo dục thể chất

với 13 chuyên ngành và ngành quản lý TDTT. Trường có 17 khoa, bộ môn trực thuộc Ban giám
hiệu và 2 bộ môn trực thuộc khoa. Hiện nay nhà trường đang liên kết với các cơ sở đào tạo tại các
địa phương thuộc Khu vực miền Trung – Tây Nguyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng các lớp theo hình
thức liên thông, vừa làm vừa học. Mở rộng hợp tác đào tạo và các hoạt động nghiên cứu khoa học,
giao lưu văn hóa với các nước bạn.
Hơn 35 năm xây dựng và phát triển, từ một trường đào tạo hệ trung cấp TDTT cho khu vực
miền Trung-Tây Nguyên. Từ năm 1993 nhà trường đã liên kết với trường Đại học TDTT Bắc Ninh
đào tạo 20 khoá hệ đại học chính quy và không chính quy tại trường, qua đó đã giúp cho nhà trường
nâng cao năng lực tổ chức đào tạo, vững vàng về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất để thực hiện
nhiệm vụ được giao khi được nâng cấp thành trường đại học (năm 2007).
Với những nỗ lực của cả tập thể qua nhiều giai đoạn phát triển, Trường Đại học TDTT ĐN đã
được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba (năm 1997), Huân chương lao động hạng
Nhì (năm 2007), Huân chương lao động hạng Nhất (2012) và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ, của các Bộ ngành và thành phố Đà Nẵng.
Địa chỉ: Số 44 Đường Dũng Sỹ Thanh Khê – Đà Nẵng
Điện thoại: 0511(2225945), 0511(3746631)
Fax:

0511(3759409)

Website:
1. 2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 1281/QĐBVHTTDL ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch. Quy chế tổ chức và hoạt
động ban hành theo quyết định số 908/QĐ-TDTTDN ngày 18/12/2008 của Hiệu trưởng nhà trường.
Cơ cấu tổ chức Bộ máy hành chính của nhà trường được thể hiện ở sơ đồ khối về tổ chức hành
chính.

4



SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

-

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG

KHOA - BỘ MÔN

Đào tạo
QLKH và HTQT
Công tác sinh viên
Tổ chức cán bộ
Hành chính quản trị
Tài vụ
Thanh tra - Khảo thí

-Khoa Quản lý TDTT
-Khoa sư phạm TDTT và TTGT
- Khoa Giáo dục quốc phòng
- Khoa Tại chức – Sau đại học
- Bộ môn Khoa học cơ bản
- Bộ môn Lý luận chính trị
- Bộ môn Lý luận chuyên ngành
- Bộ môn Y sinh
- Bộ môn Điền kinh

- Bộ môn Thể dục – Cờ vua
- Bộ môn Thể thao dưới nước
- Bộ môn Bóng đá, đá cầu
- Bộ môn Bóng chuyền
- Bộ môn Bắn súng-Võ
- Bộ môn Bóng rổ - Bóng ném
- Bộ môn Bóng bàn
- Bộ môn Cầu lông - Quần vợt

5

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

TRUNG TÂM

- Thông tin-Thư viện
- Ngoại ngữ-Tin học
- Trạm y tế


1.3. BẬC HỌC, PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO, CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
Trường Đại Học TDTT Đà Nẵng hiện có các Khoa, bộ môn đào tạo ngành Giáo dục thể
chất và Quản lý TDTT, ngành Giáo dục thể chất đào tạo các chuyên ngành: Điền kinh, Thể
dục, Bơi lội, Bóng đá, Cầu lông, Bóng rổ, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng ném, Cờ vua, Võ,
Quần vợt, Thể thao giải trí.
1.3.1. Bậc học
- CAO ĐẲNG
 CỬ NHÂN CAO ĐẲNG
- ĐẠI HỌC
 CỬ NHÂN

1.3.2. Phương thức đào tạo
 Chính quy
 Không chính quy
 Chính quy tập trung, liên thông
 Vừa làm vừa học
 Liên thông vừa làm vừa học
1.3.3. Đơn vị quản lý đào tạo
- Phòng Đào tạo: Quản lý đào tạo hệ chính quy bậc Cao đẳng, Đại học.
- Khoa Tại chức sau đại học: Quản lý đào tạo hệ không chính quy và sau đại học.
- Khoa Giáo dục quốc phòng: Tổ chức quản lý giảng dạy và cấp chứng chỉ giáo dục quốc
phòng – an ninh cho các hệ đào tạo.
1.4. CÁC ĐỊA CHỈ CẦN BIẾT VÀ LIÊN HỆ
Khi cần giải quyết công việc, SV liên hệ trực tiếp với các đơn vị có chức năng sau đây:
 Phòng Công tác sinh viên (P.CTSV)
- Phòng CTSV là đầu mối tiếp nhận, điều phối và giải đáp các yêu cầu, đơn, thư của SV.
- Quản lý, thực hiện chế độ chính sách cho SV.
- Theo dõi công tác đánh giá kết quả rèn luyện của SV.
- Tổ chức Tuần sinh hoạt công dân.
- Tổ chức khám sức khoẻ cho SV theo quy định.
- Xác nhận điểm rèn luyện của SV trong quá trình học tập tại trường.
- Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Theo dõi việc quản lý lớp SV.
- Cấp giấy xác nhận, thẻ SV.
- Phối hợp xét cho SV tạm ngừng học (bảo lưu kết quả học tập) và tiếp tục học. Khoá/mở Mã
số SV.
- Hỗ trợ sinh viên: Xin học bổng, vay tín dụng học tập, giới thiệu nhà trọ, tư vấn học tập, hướng
nghiệp và giới thiệu việc làm…
- Những công việc SV thường liên hệ:
+ Xin giấy giới thiệu, giấy chứng nhận SV
+ Rút hồ sơ, giấy tờ

+ Xin nghỉ học có thời hạn, thôi học, du học
+ Thắc mắc về học bổng, chế độ chính sách
+ Liên hệ nhờ giúp đỡ để tổ chức một số hoạt động của SV
 Phòng đào tạo (P.ĐT) và Khoa Tại chức sau đại học (K.TC,SĐH)
- Quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo.
- Xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đào tạo năm học, học kỳ.
- Sắp xếp thời khóa biểu, sắp xếp lịch thi, điều phối giảng đường.
- Quản lý, đánh giá kết quả đào tạo hệ chính quy và không chính quy.
- Cấp phát bằng, chứng chỉ cho SV
6


- Kết hợp với Khoa, bộ môn và một số phòng ban chức năng để tổ chức xét chuyển tiếp, thôi
học, xét tốt nghiệp cho SV.
- Tổ chức học lại.
- Những công việc sinh viên thường liên hệ: Có vướng mắc về học tập, được Khoa, bộ môn
giới thiệu lên làm việc trực tiếp với Phòng, trung tâm và khoa, bộ môn.
 Phòng Tài vụ (P.TV)
- Xác nhận biên lai học phí cho SV diện chính sách.
- Chi tiền khen thưởng, học bổng… cho SV.
- Hoàn học phí (SV liên hệ phòng CTSV đề nghị cấp phiếu hoàn HP, sau đó xuất trình tại
phòng TV các loại giấy tờ: phiếu hoàn HP + thẻ SV hoặc CMND + 1 bản chính & 1 bản photo
giấy nộp tiền có môn học cần hoàn học phí).
- Xác nhận đã đóng học phí (SV làm đơn xin xác nhận gửi phòng TV).
- Nộp học phí tại phòng hoặc nộp qua Ngân hàng.
Những công việc sinh viên thường liên hệ: Học bổng, học phí ...
 Trung tâm Thông tin - Thư viện
- Đăng tải các thông tin khoa học, sự kiện, tin tức trên trang Web của trường để SV theo dõi.
- Cập nhật liên tục điểm thi, lịch thi, thời khoá biểu, học phí lên trang Web trường để SV theo
dõi

- Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng Elearning
- Nơi lưu trữ và cung cấp các tài liệu, giáo trình phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa
học của SV và CBGV trường.
- Tổ chức phòng đọc cho SV và CBGV trường.
 Phòng Thanh tra khảo thí
- Phối hợp với các phòng chức năng, khoa, bộ môn tổ chức thi kết thúc học kỳ, thi lại.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục
- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục,
quy chế đào tạo, quy chế thi cử; thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng và điều kiện
cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Thanh tra việc thực hiện các chế độ chính sách cho SV và các công tác quản lý SV.
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giáo dục
trong nhà trường theo quy định của pháp luật.
 Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
- Tổ chức, quản lý các hoạt động sinh hoạt của Đoàn viên thanh niên
- Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội trong và ngoài trường
- Quản lý Đoàn viên TN.
Những công việc sinh viên thường liên hệ:
+ Nộp, rút sổ lý lịch Đoàn viên
+ Đăng ký và tuyển chọn Thanh niên tình nguyện
+ Đề nghị hỗ trợ làm hồ sơ thủ tục vào Đảng
+ Có nguyện vọng được hỗ trợ, giúp đỡ trong học tập và cuộc sống.

7


1.4. DANH SÁCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CỦA NHÀ TRƯỜNG

Chức vụ (đơn vị)


Địa chỉ khác

T.Tâm

Trưởng bộ môn Trưởng khoa

Trưởng Phòng, Ban

Hiệu trưởng - Bí thư đảng uỷ
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Bí thư Đoàn
Đào tạo
Tổ chức cán bộ
QLKH-HTQT
Công tác sinh viên
HCQT
Tài vụ
Thanh tra-Khảo thí
Sư phạm TDTT & Thể
thao Giải trí
Tại chức- Sau đại học
Khoa Giáo dục Quốc
phòng – Bắn súng
Khoa học cơ bản
Lý luận chính trị
Lý luận chuyên ngành
Y sinh
Điền kinh

Thể thao dưới nước
Thể dục- Cờ vua
Bóng đá- Đá cầu
Bóng bàn
Bóng chuyền
Bóng rổ- Bóng ném
Cầu lông-Quần vợt
Võ thuật

Họ & tên
Lê Đức Chương
Võ Văn Vũ
Trần Duy Hòa
Phan Thanh Hài
Nguyễn Văn Quốc Dũng
Nguyễn Tùng
Đỗ Đình Dũng
Nguyễn Thanh Tùng

Chức
danh
học vị
TS
Th.S
TS
TS
Th.S
Th.S
CN
T.S


Điện thoại

Bùi Thi Hoa
Lê Nhân
Lê Thị Trà Lý
Nguyễn Thị Hiền

CN
Th.S
Th.S

0912015410
0903599627
0908233919
0913459345
0905.313713
0913.412655
01219447767
0913.412595
0935430099;
0511.2225945
0914.000467
0913.483993
0905.234562

Nguyễn Tiến Dũng

Th.S


0905434559

Lê Đức Chương

TS

0912015410

Nguyễn Trọng Anh

Th.s

0914040456

Phan Thị Ngà
Hồ Sỹ Dũng
Phan Thảo Nguyên
Lê Văn Xanh
Nguyễn Văn Long
Phan Thanh Hài
Trần Tùng Dương
Trần Duy Hòa
Phan Nam Thái
Nguyễn Ngọc Long
Kiều Trung Kiên
Phạm Quang Khánh
Dương Mạnh Thắng

Th.S
Th.S

Th.S
BS.CK1
Th.S
T.S
Th.S
Th.S
Th.S
TS
Th.S
TS
TS

0905.855496
0989.079061
0905.297664
0903.527299
0914287456
0913459345
0914.013199
0908.233919
0905.109850
0914.177179
0914345949
0912850767
0905.118189

CN

Thông tin- Thư viện


Nguyễn Thị Hùng

Th.S

0949429167

Ngoại ngữ-Tin học

Nguyễn Sinh Thành

Th.S

0913.483993

Cấp cứu
Báo cháy
Cảnh sát phản ứng
nhanh

115
114
113

8


LỊCH TIẾP SV
------------------------1. Phòng Đào tạo
Buổi sáng:


Thứ 3, thứ 5

Buổi chiều:

Thứ 2, thứ 4

2. Phòng Công tác sinh viên
Buổi sáng:

Thứ 3, 4, 5 ,6

Buổi chiều:

Thứ 2, 4, 5

3. Lưu ý trước khi đến phòng chức năng theo lịch tiếp SV
a) Xác định rõ ràng vấn đề cần giải quyết.
b) Đọc kỹ các quy định có liên quan.
c) Xem các mục hỏi – đáp trên diễn đàn.
d) Tham khảo ý kiến cố vấn học tập.
e) Gửi thư điện tử để hỏi (nếu không phải là việc cấp bách).
f) Đến theo đúng lịch tiếp SV, ghi đầy đủ vào các mẫu biểu liên quan đến công việc SV cần
giải quyết
Khi có câu hỏi liên quan đến học vụ hoặc có ý kiến muốn đóng góp cho nhà trường, SV có
thể (theo thứ tự):
- Trình bày với cố vấn học tập (CVHT) để được giải đáp cụ thể. CVHT là người có trách
nhiệm giải đáp tất cả các ý kiến của SV.
- Trình bày rõ sự việc bằng văn bản (đơn, thư theo lĩnh vực công việc liên quan) nộp tại ô
cửa tiếp SV của Phòng Đào tạo, Phòng công tác sinh viên, Phòng Tài vụ, Phòng Tổ chức cán
bộ, Phòng Hành chính quản trị, … để được trả lời (bằng bút phê trên đơn, thư);

- Đối thoại trực tiếp qua e-mail mạng Internet của nhà trường.
- SV hoặc phụ huynh trực tiếp đăng ký gặp ban lãnh đạo các Phòng chức năng thông qua
các thư ký Phòng. Việc tiếp xúc được giải quyết ngay nếu thu xếp được hoặc sẽ hẹn lại buổi
khác.

------------------------------------------

9


Phần II
QUY ĐỊNH
VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số

/QĐ-TDTTĐN ngày /
Đại học TDTT Đà Nẵng)

/2013 của Hiệu trưởng Trường

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này là sự cụ thể hóa Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các phần: tổ chức quá trình đào tạo, kiểm tra –
đánh giá và công nhận tốt nghiệp cho phù hợp với thực tiễn đào tạo tại Trường Đại học TDTT Đà
Nẵng.
2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên các khoá đào tạo hệ chính quy trình độ đại học
tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng thực hiện theo hình thức tích luỹ tín chỉ.
Điều 2. Chương trình giáo dục đại học

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức đào tạo trong đó sinh viên chủ động lựa chọn học
từng học phần nhằm tích lũy từng phần, tiến tới hoàn tất toàn bộ chương trình đào tạo và được cấp văn
bằng tốt nghiệp.
Trên cơ sở lượng hóa quá trình đào tạo thông qua khái niệm tín chỉ, hệ thống tín chỉ tạo điều
kiện tối đa để cá nhân hóa quá trình đào tạo, trao quyền cho sinh viên trong việc đăng ký sắp xếp lịch
học, việc tích lũy các học phần, kể cả sắp xếp thời gian học ở trường, thời gian tốt nghiệp, ra trường.
1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu giáo
dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học,
phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành
học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.
2. Chương trình được Nhà trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành và chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo do Hiệu trưởng ban hành.
3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương
và giáo dục chuyên nghiệp.
a. Khối kiến thức giáo dục đại cương (gồm các học phần thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội,
khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên) nhằm trang bị cho người học nền học vấn rộng, có thế giới
quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn, hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, nắm vững
phương pháp tư duy khoa học, biết trân trọng các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại, có đạo đức,
nhận thức trách nhiệm công dân, có năng lực xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được chia thành 2 nhóm: nhóm kiến thức cơ sở (kiến
thức cơ sở của ngành) và nhóm kiến thức chuyên ngành nhằm cung cấp cho người học những kiến thức
và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết ban đầu.
Điều 3. Học phần và Tín chỉ
1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ
trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí
giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với
một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được
kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng theo
quy định của nhà trường.
2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc, học phần tự chọn.

10


a. Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi
chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
b. Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng
sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc
được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình;
c. Hoạt động học tập giảng dạy của mỗi học phần bao gồm một hay kết hợp một số trong các
hình thức sau:
- Giảng dạy lý thuyết; PPGD&TH chuyên ngành
- Hướng dẫn thảo luận, thực hành trong phòng thí nghiệm, bài tập;
- Hướng dẫn thực tập;
- Khóa luận tốt nghiệp, bài tập lớn.
Mỗi học phần đều có đề cương chi tiết thể hiện các nội dung, như: mô tả tóm tắt nội dung học
phần, các học phần tiên quyết, học phần song hành, học phần học trước, cách đánh giá học phần, nội
dung chính các chương mục, phân bố thời gian học phần theo tuần, các giáo trình, tài liệu tham khảo...
Đề cương chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo do Hiệu trưởng phê duyệt trên cơ sở kết
luận của Hội đồng Khoa học - Đào tạo của nhà trường; chương trình đào tạo và giảng viên giảng dạy
học phần phải được giới thiệu cho sinh viên trong buổi học đầu tiên của học phần.
3. Ngoài hai loại học phần bắt buộc và tự chọn, trong chương trình đào tạo còn có các loại học
phần khác:
a. Học phần tương đương và học phần thay thế.
Học phần tương đương là một hay một nhóm học phần thuộc chương trình đào tạo của một
khóa, ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường được phép tích lũy để thay cho một học phần hay
một nhóm học phần trong chương trình của ngành đào tạo.
Học phần thay thế được sử dụng khi một học phần có trong chương trình đào tạo nhưng nay
không còn tổ chức giảng dạy nữa và được thay thế bằng một học phần khác đang còn tổ chức giảng
dạy.
Các học phần hay nhóm học phần tương đương hoặc thay thế do khoa, bộ môn đề nghị. Học

phần tương đương hoặc thay thế được áp dụng cho tất cả các khóa, các ngành hoặc chỉ được áp dụng
hạn chế cho một số khóa, ngành, và do Hiệu trưởng quyết định theo thực tế.
b. Học phần tiên quyết
Học phần A là học phần tiên quyết của học phần B, khi sinh viên muốn đăng ký học học phần
B thì phải đăng ký học và thi đạt học phần A.
c. Học phần học trước
Học phần A là học phần học trước của học phần B, khi sinh viên muốn đăng ký học học phần
B thì phải đăng ký và học xong học phần A.
d. Học phần song hành
Các học phần song hành với học phần A là những học phần mà sinh viên phải theo học trước
hoặc học đồng thời với học phần A.
e. Học phần đặc biệt
* Học phần Giáo dục quốc phòng:
Học phần Giáo dục quốc phòng được xếp vào học phần đặc biệt (không được tính tín chỉ), việc
đánh giá kết quả của học phần này chỉ mang ý nghĩa là điều kiện để cấp chứng chỉ môn học tuân theo
quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
11


Học phần Giáo dục quốc phòng được sắp xếp và giao kế hoạch vào đầu mỗi năm học. Việc học
lại học phần này (nếu có) do sinh viên đăng ký trực tiếp với Khoa Giáo dục Quốc phòng.
* Thực tập tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp (TTTN) được bố trí vào giai đoạn cuối của quá trình đào tạo. Sinh viên
muốn đăng ký phải thỏa mãn một số điều kiện đặc biệt nhằm đảm bảo đã có đủ kiến thức để hoàn
thành các môn học quan trọng này.
Thời gian thực tập tốt nghiệp và số tín chỉ ứng với thực tập tốt nghiệp do nhà trường quy định
dựa vào chương trình đào tạo và thực tế của nhà trường.
* Khóa luận tốt nghiệp (KLTN).
Khóa luận tốt nghiệp được tính không vượt 14 tín chỉ, chỉ tổ chức trong các học kỳ chính với
quy trình đánh giá riêng và được quy định do Hiệu trưởng quyết định.

4. Tín chỉ (TC) là đơn vị quy chuẩn dùng để lượng hoá khối lượng kiến thức và khối lượng học
tập, giảng dạy trong quá trình đào tạo. Tín chỉ cũng là đơn vị để đo lường tiến độ học tập của sinh viên –
đánh giá dựa trên số lượng tín chỉ sinh viên đã tích lũy được.
Bảng 1: Một đơn vị tín chỉ quy định bằng số tiết tín chỉ
STT
1
2
3
4

Hình thức tổ chức dạy học
Lý thuyết, PPGD và TH chuyên ngành
Làm bài tập, thảo luận, thực hành trong phòng thí
nghiệm
Làm bài tập lớn, tiểu luận, thực tập thực tế tại cơ sở
ngoài trường
Khóa luận tốt nghiệp

Số tiết cho tín chỉ
15 tiết
30 tiết
45 tiết
60 tiết

Đối với những học phần lý thuyết, PPGD&TH chuyên ngành hoặc thực hành trong phòng thí
nghiệm, thảo luận để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Số tiết, số giờ đối với từng học phần được quy định cụ thể trong chương trình đào tạo và đề
cương chi tiết học phần cho từng ngành, chuyên ngành được Hiệu trưởng phê duyệt.
5. Một tiết học được tính bằng 50 phút.
6. Tín chỉ học phí (TCHP) là một đơn vị dùng để lượng hoá chi phí của các hoạt động giảng

dạy học tập tính cho từng môn học. Học phí được xác định căn cứ theo số học phần mà sinh viên được
xếp thời khóa biểu trong học kỳ và bằng tổng số tín chỉ học phí của các môn học nhân với mức tiền
học phí/1 TCHP. Hiệu trưởng quy định mức tiền học phí trên một tín chỉ cho từng học phần và theo
từng học kỳ và tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy
1. Thời gian hoạt động đào tạo của trường được tính từ 6 giờ 30 đến 20 giờ 4 5 hàng ngày.
Tùy theo tình hình thực tế của trường, nhu cầu của sinh viên có thể mở rộng thời gian hoạt động
giảng dạy và thi của trường vào ngày chủ nhật hoặc buổi tối nhưng không kéo dài quá 21 giờ 00.

Bảng 2: Phân bố tiết dạy trong ngày
12


Buổi học
SÁNG

CHIỀU

TỐI

Tiết học
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10

Giờ học
06.30 – 07.20
07.25 – 08.15
08.45 - 09.35
09.40 - 10.30
13.30 – 14.20
14.25 – 15.15
15.45 – 16.35
16.40 – 17.30
19.00 – 19.50
19.55 – 20.45

Thời gian nghỉ
05 phút
30 phút
05 phút
05 phút
30 phút
05 phút
05 phút

2. Căn cứ số lượng sinh viên đăng ký học phần, số học phần được mở lớp và điều kiện đảm
bảo cho hoạt động đào tạo của trường, Phòng Đào tạo thiết kế thời khoá biểu học kỳ cho các lớp.
Điều 5. Đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối
lượng học tập đăng ký).
2. Trường thực hiện đánh giá kết quả học phần của sinh viên theo thang điểm 10, lấy chính

xác đến 1 chữ số thập phân.
3. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh
viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình tính bằng tổng số tín chỉ của những học
phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm
được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
Chương 2. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Nhà trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.
a. Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tuỳ thuộc
chương trình, khoá học được quy định như sau:
Đào tạo trình độ đại học được thực hiện bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học
phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp. Hai năm rưỡi đối với người có bằng tốt nghiệp trung
cấp cùng ngành đào tạo. Một năm rưỡi đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào
tạo;
b. Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần
thi. Ngoài hai học kỳ chính, Nhà trường có thể tổ chức thêm một học kỳ phụ để sinh viên có điều
kiện được học lại; học bù hoặc học vượt. Học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.
2. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương trình, nhà
trường dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ. Khối lượng và nội dung kiến thức tối
thiểu được quy định cụ thể trong chương trình đào tạo của từng ngành.
3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương
trình đào tạo quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng thêm 4 học kỳ đối với khóa học 4 năm.
Tùy theo điều kiện cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian tối đa cho mỗi chương trình,
nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó.
13


Các sinh viên là vận động viên đội tuyển quốc gia trong thời gian tập luyện và thi đấu có thể
được Hiệu trưởng cho phép kéo dài thời gian học tối đa 8 học kỳ.

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại
học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.
Điều 7. Đăng ký nhập học
1. Khi đăng ký học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường, ngoài các giấy tờ phải nộp
theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, sinh viên phải
nộp cho Phòng Đào tạo đơn xin học theo hệ thống tín chỉ theo mẫu d o n hà t rư ờ n g qu y
đị n h . Tất cả giấy tờ khi sinh viên nhập học phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân do phòng
Công tác sinh viên (CTSV) của trường quản lý.
2. Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, phòng CTSV trình Hiệu trưởng ký quyết định
công nhận người đến nhập học là sinh viên của trường và cấp cho họ:
a. Thẻ sinh viên;
b. Sổ đăng ký học tập;
c. Phiếu nhận cố vấn học tập.
3. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy định tại
Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
4. Sinh viên nhập học được Nhà trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội
dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của sinh
viên.
5. Trách nhiệm của sinh viên
- Tìm hiểu, nghiên cứu để nắm vững CTĐT của ngành đào tạo, kế hoạch học tập mỗi học kỳ và
những quy định, chế độ liên quan của trường. Khi cần thiết, sinh viên liên lạc với cố vấn học tập,
khoa, bộ môn các phòng chức năng hay giảng viên học phần để được hướng dẫn và giúp đỡ;
- Thường xuyên theo dõi các thông báo, đọc kỹ các tài liệu hướng dẫn được phát mỗi học kỳ
để thực hiện các công việc học vụ theo đúng trình tự và đúng thời hạn;
- Thực hiện việc đăng ký học và nhận thời khóa biểu chính thức mỗi học kỳ theo đúng quy
định, quy trình;
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc tất cả các yêu cầu của học phần đã đăng ký học, tham dự các kỳ
kiểm tra thường kỳ, thi kết thúc học phần, các học phần thực hành, thí nghiệm.
- Tham gia các hoạt động học tập, tham gia thí nghiệm, kiểm tra và thi đúng nhóm lớp đã được
xếp trong kế hoạch. Nghiêm cấm các trường hợp thi và kiểm tra không đúng nhóm, tham gia thi tại

phòng thi mà không có tên trong danh sách dự thi.
- Tham gia các hoạt động đoàn thể, không ngừng rèn luyện đạo đức lối sống và thể chất phù
hợp với mục tiêu đào tạo.
- Bảo mật các thông tin cá nhân, tài khoản cá nhân được nhà trường cung cấp.
6. Các dữ liệu sinh viên nhập học phải được nhập vào hệ thống phần mềm quản lý sinh viên và
mỗi sinh viên nhập học gắn một mã số theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là dữ liệu gốc
ban đầu, phòng Đào tạo có trách nhiệm truyền dữ liệu sinh viên nhập học về phòng Tài vụ để quản lý
học phí, Phòng CTSV để quản lý hồ sơ.
7. Nếu có lý do chính đáng (như bệnh tật, tai nạn, hoàn cảnh khó khăn…), thí sinh trúng tuyển
có thể xin bảo lưu kết quả thi tuyển. Trong trường hợp này, thí sinh trúng tuyển phải nộp hồ sơ nhập
14


học theo quy định, sau đó nộp đơn xin bảo lưu kèm theo các hồ sơ minh chứng lý do cho phòng Đào
tạo và phải được Hiệu trưởng ký quyết định cho phép bảo lưu.
8. Thời gian bảo lưu kết quả tuyển sinh không quá hai học kỳ chính. Muốn nhập học lại thí
sinh phải làm đơn kèm quyết định cho phép bảo lưu gửi phòng Đào tạo trước khi học kỳ chính bắt
đầu học kỳ mới ít nhất một tuần. Trường hợp thí sinh trúng tuyển nhưng tham gia nghĩa vụ quân sự
ngay trong năm học đó, thí sinh làm đơn bảo lưu kết quả trúng tuyển; thí sinh hoàn thành nghĩa vụ
quân sự làm thủ tục nhập học lại một tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu.
Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình hoặc ngành đào tạo
1. Nhà trường xác định điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo trong kỳ tuyển sinh, thí sinh đạt
yêu cầu xét tuyển được trường sắp xếp vào học ngành đào tạo đã đăng ký.
2. Đồng thời với việc thông tin trên trang web của nhà trường, trong tuần sinh hoạt công dân
của sinh viên mới nhập học (năm thứ nhất) nhà trường tổ chức giới thiệu tất cả các thông tin về
chương trình đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo, yêu cầu và đánh giá kết quả học tập theo hệ thống tín
chỉ; tập huấn cho sinh viên phương pháp học tập trong đào tạo theo tín chỉ.
Điều 9. Tổ chức lớp học
1. Lớp học được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh
viên ở từng học kỳ. Hiệu trưởng quy định số lượng sinh viên tối thiểu cho mỗi lớp học theo từng

loại học phần được giảng dạy trong trường. Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối
thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những
học phần khác có lớp, nếu chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học
kỳ.
Quy định về số lượng sinh viên tối thiểu có thể mở lớp cho mỗi học kỳ là: 45 sinh viên/lớp đối
với các môn lý thuyết, 35 sinh viên/lớp đối với các môn thực hành phổ tu, 15 sinh viên lớp chuyên
ngành, trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.
2. Lớp theo chuyên ngành đào tạo được giữ ổn định từ đầu đến cuối khóa học nhằm duy trì các
sinh hoạt đoàn thể, các phong trào thi đua, các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa thể thao và để
quản lý sinh viên trong quá trình học tập theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Trường. Mỗi lớp có
một giảng viên làm cố vấn học tập.
Hiệu trưởng căn cứ vào số lượng sinh viên mỗi ngành đào tạo của mỗi khóa, đội ngũ giảng
viên tham gia làm cố vấn học tập để quy định số nhóm lớp sinh viên và sĩ số sinh viên trong mỗi lớp.
Mỗi lớp sinh viên có một mã quản lý trên máy tính. Phòng CTSV phối hợp với các khoa, bộ môn phân
công giáo viên chủ nhiệm là cố vấn học tập theo các khóa.
Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập
1. Đ ầ u n ă m h ọ c , p h ò n g Đ à o t ạ o thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương
trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến dạy, đề cương chi
tiết học phần, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi,
hình thức kiểm tra và thi đối với học phần, làm căn cứ để sinh viên đăng ký khối lượng học tập.
2. Trước khi bắt đầu học kỳ, tuỳ theo khả năng và điều kiện của bản thân, sinh viên phải tự
đăng ký các học phần dự định học trong học kỳ với Phòng Đào tạo của trường. Có 3 hình thức đăng ký
các học phần sẽ học trong mỗi học kỳ: Đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.
a. Đăng ký sớm là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2
tháng.
b. Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học
kỳ 2 tuần.
15



c. Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuần đầu của học kỳ chính
hoặc trong tuần đầu của học kỳ phụ cho những sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký
học đổi sang học phần khác khi không có lớp.
3. Khối lượng học tập tối thiểu mỗi sinh viên phải đăng ký trong một học kỳ được quy định
như sau:
a. 14 tín chỉ cho một học kỳ, trừ học kỳ cuối khoá học, đối với sinh viên được xếp hạng học
lực trung bình trở lên;
b. 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với sinh viên đang trong thời
gian bị xếp hạng học lực yếu;
c. Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
4. Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học
tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập của những
sinh viên xếp hạng học lực trung bình trở lên.
5. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải đảm bảo điều kiện tiên quyết của
từng học phần và trình tự học tập của chương trình đào tạo. Sinh viên đang trong thời gian bị xếp
hạng học lực yếu phải đăng ký học lại các học phần chưa đạt ở học kỳ trước, không được đăng ký học
vượt các học phần của học kỳ kế tiếp. Các sinh viên bị cảnh cáo học vụ phải rút bớt các học phần
đăng ký sao cho tổng số tín chỉ không quá 14 tín chỉ cho học kỳ.
6. Phòng Đào tạo chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên trong mỗi học kỳ
khi có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập. Khối lượng đăng ký học
tập của sinh viên theo từng học kỳ phải được ghi vào phiếu đăng ký học do p hòng Đ ào tạ o
lưu giữ. Cố vấn học tập có trách nhiệm tư vấn cho sinh viên về các học phần cần đăng ký sao cho
đảm bảo thỏa mãn các quy định trong chương trình đào tạo, phù hợp với tính chất các loại học phần
và phù hợp với năng lực học tập của sinh viên.
7. Sinh viên mới nhập học học theo thời khóa biểu do phòng Đào tạo sắp xếp. Sinh viên thuộc
đối tượng này có thể xin rút bớt học phần được sắp xếp theo thủ tục như trong điều 11 dưới đây.
8. Sinh viên từ học kỳ thứ II năm thứ nhất thực hiện đăng ký học phần qua mạng internet theo
lịch do Phòng Đào tạo xếp, và có thể thực hiện trên bất cứ máy tính nào có nối mạng internet (trong
hoặc ngoài trường). Thủ tục và quy trình thao tác đăng ký học phần qua mạng sinh viên xem trên
mạng tại trang thông tin điện tử của trường, địa chỉ www.upes3.edu.vn. Lịch đăng ký học phần qua

mạng được công bố chậm nhất là 1 tuần trước khi bắt đầu đăng ký.
9. Thời gian đăng ký qua mạng là 1 tuần, 1 tuần sau đăng ký để Phòng Đào tạo xử lý dữ liệu và
1 tuần cho sinh viên điều chỉnh đăng ký (xem điều 11). Sinh viên phải đăng ký học phần trong thời
hạn quy định của trường. Những sinh viên không đăng ký học trong thời hạn quy định của trường,
hoặc đăng ký nhưng không đóng học phí theo quy định xem như tự ý bỏ học học kỳ đó và sẽ bị xử lý
kỷ luật theo quy định.
10. Khi đăng ký học phần qua mạng trên màn hình máy tính là thời khóa biểu dự kiến (TKB),
ngoại trừ các học phần tiên quyết, thực hành, thực tập, thí nghiệm đã được bố trí cứng (không được
phép thay đổi), các sinh viên có thể: thêm, bớt, chuyển nhóm các học phần còn lại sao cho phù hợp với
sức học của mình và kế hoạch học tập của cá nhân.
11. Đăng ký thêm các học phần ngoài chương trình đào tạo của ngành sinh viên đang theo học:
Hai tuần đầu học kỳ sinh viên được phép đăng ký thêm các học phần không có trong chương
trình đào tạo của ngành mà sinh viên đang theo học để mở rộng kiến thức và kỹ năng cho riêng cho
mình, nếu tổng số tín chỉ đăng ký chưa vượt quá quy định. Điều kiện để sinh viên đăng ký thêm:

16


a) Sinh viên viết đơn gửi phòng Đào tạo của trường;
b) Không vi phạm khoản 3 Điều 10 của Quy định này.
c) Trình “Giấy phép cho đăng ký thêm” với giảng viên phụ trách lớp để điền tên vào danh sách
lớp.
12. Các sinh viên đăng ký học thêm các học phần không được quy định trong chương trình đào
tạo phải tuân thủ các quy định học tập và học phí như đối với các môn học trong chương trình đào tạo
của ngành mà sinh viên đang theo học. Điểm học phần và số tín chỉ của các học phần này không được
tính vào điểm trung bình chung tích lũy và số tín chỉ tích lũy để đạt được văn bằng tốt nghiệp của
ngành mà sinh viên đang theo học. Kết quả học tập của các môn học này nếu đạt từ điểm 4,0 trở lên sẽ
được in trong bảng điểm tốt nghiệp của sinh viên.
13. Thời khóa biểu chính thức
Kết quả đăng ký học của mỗi sinh viên sau khi được phòng Đào tạo xử lý được thông báo

thành thời khóa biểu học tập chính thức cho mỗi sinh viên. Trên TKB này ghi rõ các thông tin về sinh
viên, các học phần, số tín chỉ của mỗi học phần, tổng số tín chỉ đã đăng ký, lịch học mỗi học phần và
địa điểm học. Các sinh viên phải giữ thời khóa biểu chính thức này để kiểm tra học phí cần đóng và
lịch thi học kỳ sẽ được bố trí sau này.
Thời khóa biểu chính thức có thể khác với thời khóa biểu mà sinh viên đăng ký vì lý do lớp
học phần không tổ chức được.
14. Chuyển nhóm học
Kết thúc thời gian đăng ký học phần, sinh viên phải theo học theo thời khóa biểu chính thức.
Trong trường hợp có lý do bất khả kháng, sinh viên có thể xin chuyển nhóm học phần đã đăng ký. Thủ
tục để sinh viên được chuyển nhóm học phần:
a) Sinh viên viết đơn gửi phòng Đào tạo (có xác nhận của cố vấn học tập);
b) Các minh chứng xác nhận lý do chính đáng phải chuyển nhóm;
c) Trình giấy báo cho phép chuyển nhóm với giảng viên phụ trách lớp mà sinh viên chuyển
đến đề điền tên vào danh sách lớp.
Mọi trường hợp sinh viên tự ý chuyển nhóm đều không được công nhận.
Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký
1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể
từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không
muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu
sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.
2. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:
a. Sinh viên tự viết đơn gửi Phòng Đào tạo của trường;
b. Được cố vấn học tập chấp thuận theo quy định của Hiệu trưởng;
c. Không vi phạm khoản 3 Điều 10 của Quy định này.
Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên phụ trách
nhận danh sách sinh viên lớp học phần được cập nhật của Phòng Đào tạo.
Điều 12. Đăng ký học lại, học cải thiện điểm
Việc tổ chức dạy học lại, học cải thiện điểm thực hiện theo qui định của nhà trườngTrường hợp
đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.


17


1. Đăng ký học lại
a. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các
học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
b. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang
học phần tự chọn tương đương khác.
2. Học cải thiện điểm
a. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, mục a và b của Điều này, sinh viên được quyền
đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm
trung bình chung tích lũy.
- Sinh viên có thể đăng ký học học lại để cải thiện điểm cho các học phần bất kỳ mà sinh viên
có nhu cầu, điểm đánh giá học phần là điểm đánh giá cao nhất trong những lần học.
- Hàng năm nhà trường tổ chức học lại cho các sinh viên các khóa vào học kỳ hè, ngoài ra các
sinh viên trên có thể đăng ký theo các khóa học đang tiến hành.
Điều 13. Nghỉ ốm
Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi
Trưởng phòng Công tác sinh viên (qua cố vấn học tập) trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm
theo giấy chứng nhận của y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc bệnh viện.
Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực
1. Sau mỗi kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích luỹ, sinh viên được xếp hạng năm đào
tạo như sau:
a. Sinh viên năm thứ nhất: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ;
b. Sinh viên năm thứ hai: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60 tín chỉ;
c. Sinh viên năm thứ ba: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ đến dưới 90 tín chỉ;
d. Sinh viên năm thứ tư: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ đến tối đa số tín
chỉ trong chương trình đào tạo.
2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về
học lực như sau:

a. Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích luỹ đạt từ 2,00 trở lên;
b. Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào
trường hợp bị buộc thôi học. Các sinh viên xếp hạng yếu có điểm TBC trong khoảng từ 1,50 đến cận
2,00 bị cảnh cáo học vụ. Các sinh viên xếp hạng yếu có điểm TBC dưới 1,50 bị thử thách học vụ.
3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay
trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.
4. Việc xác định năm và xếp hạng năm đào tạo để làm căn cứ:
- Xét học cùng lúc hai chương trình;
- Xét buộc thôi học;
- Xét chuyển trường;
- Xét khen thưởng hàng năm, trợ cấp học bổng tài trợ.
Điều 15. Nghỉ học tạm thời
15.1 Nghỉ học tạm thời theo yêu cầu:
Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng (qua Phòng Công tác sinh viên) xin nghỉ học
tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
18


a. Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b. Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y
tế cấp quận trở lên;
c. Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường,
không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy định này và phải
đạt điểm trung bình chung tích luỹ không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá
nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy định này.
d. Đi thi đấu theo điều động của cơ quan có thẩm quyền.
15.2. Buộc nghỉ học tạm thời:
Nhà trường cho nghỉ học tạm thời các sinh viên khi rơi vào một trong các trường hợp sau :
a. Không hoàn tất các thủ tục đăng ký học phần theo thời gian qui định – không có kết quả
đăng ký học phần chính thức, thời khóa biểu học kỳ;

b. Tất cả các học phần sinh viên đăng ký học hoặc bắt buộc phải theo học đều không mở trong
học kỳ – không có thời khóa biểu học kỳ;
c. Vi phạm kỷ luật ở mức buộc tạm dừng học tập.
Các trường hợp tạm dừng này do Hiệu trưởng ra quyết định, sinh viên không cần làm đơn xin.
15.3. Thủ tục nghỉ học tạm thời
Hiệu trưởng quyết định cho phép nghỉ học tạm thời theo đề xuất của Phòng chức năng. Quyết
định ghi rõ lý do và thời gian sinh viên được phép nghỉ học tạm thời cùng các nghĩa vụ liên quan mà
sinh viên phải thực hiện. Có hai trường hợp nghỉ học tạm thời:
a. Nghỉ học tạm thời do thi hành nghĩa vụ quân sự, quyết định không ghi rõ thời gian được phép
nghỉ học tạm thời. Thời gian hiệu lực tối đa của việc nghỉ học tạm thời này tuân theo quy định chung ghi
trong “Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy” hiện hành do Bộ Giáo dục &
Đào tạo ban hành. Thời gian (các học kỳ) nghỉ học tạm thời để thi hành nghĩa vụ quân sự không tính vào
thời gian học của sinh viên.
b. Nếu nghỉ học tạm thời vì các lý do khác, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Sinh viên chỉ được giải quyết cho nghỉ học tạm thời một học kỳ, quyết định sẽ ghi rõ nghỉ
học tạm thời cho học kỳ nào và thời hạn mà sinh viên phải trình diện để làm thủ tục nhập học lại;
- Đến thời hạn phải nhập học lại ghi trong quyết định, nếu sinh viên chưa thể nhập học thì phải
làm thủ tục để xin nghỉ học tạm thời thêm một học kỳ nữa (thời gian nghỉ học tạm thời liên tục không
được quá hai học kỳ chính);
- Thời gian (các học kỳ) nghỉ học tạm thời tính vào tổng thời gian được học của sinh viên tại
trường.
Sinh viên nghỉ học tạm thời phải nhận quyết định nghỉ học tạm thời và trở về sinh hoạt tại địa
phương, không được tham gia bất cứ hoạt động học tập nào tại trường, các thời khóa biểu (nếu có) của
sinh viên đều bị hủy bỏ. Phòng Công tác sinh viên thực hiện thủ tục nghỉ học tạm thời đối với sinh
viên thực hiện nghĩa vụ quân sự, bị xử lý kỷ luật. Phòng Đào tạo thực hiện thủ tục nghỉ học tạm thời
đối với sinh viên liên quan đến học vụ.
4. Thu nhận lại
Sinh viên diện nghỉ học tạm thời phải hoàn tất các thủ tục xin thu nhận lại theo đúng thời hạn
ghi trong quyết định. Hồ sơ xin thu nhận nộp tại phòng chức năng để trình Hiệu trưởng ra quyết định
thu nhận lại. Trong một số trường hợp đặc biệt, Hiệu trưởng chỉ định một Hội đồng để xem xét hồ sơ

và làm thủ tục thu nhận.
19


Điều 16. Cảnh báo học tập, thôi học và buộc thôi học
Hằng năm, nhà trường sẽ tiến hành xử lý học tập sau học kỳ I và sau học kỳ hè. Kết quả học
tập của sinh viên ở học kỳ hè được tính chung vào kết quả học tập học kỳ 2 của năm học tương ứng để
xem xét xử lý học tập. Có các hình thức xử lý học tập sau:
1. Cảnh báo học tập
Cảnh báo học tập là hình thức cảnh báo cho sinh viên về kết quả học tập yếu kém của bản thân.
Tại thời điểm tiến hành xử lý học tập của một học kỳ, sinh viên nào vi phạm một trong các quy định
sau sẽ bị cảnh báo học tập:
- Không tích lũy đạt số tín chỉ tối thiểu do trường qui định cho khóa - ngành đào tạo;
- Có điểm trung bình chung học kỳ (ĐTBCHK) dưới 0,8 trong học kỳ đầu hoặc đạt dưới 1,00
với học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với hai học kỳ liên tiếp (theo thang điểm 4);
- Có điểm trung bình chung tích luỹ (ĐTBCTL) đạt dưới 1,2 đối với sinh viên năm thứ nhất;
dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối
với sinh viên các năm tiếp theo.
Các sinh viên bị cảnh báo học tập phải tăng cường liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học
tập để được tư vấn về kế hoạch học tập của cá nhân. Sinh viên sẽ được xóa tên trong danh sách cảnh
báo học tập nếu kết quả học tập học kỳ tiếp theo không còn vi phạm các điều kiện nêu ở trên.
2. Thôi học
Phòng CTSV tham mưu cho Hiệu trưởng ra quyết định cho phép thôi học, xoá tên khỏi danh
sách nếu sinh viên có đơn xin thôi học với lý do rõ ràng, hợp lệ. Trường hợp này bao gồm cả các đơn
xin đi du học, có lý do chính đáng được phép chuyển theo học tại một cơ sở đào tạo khác hoặc khi
sinh viên thi lại tuyển sinh (đại học chính quy) và trúng tuyển.
3. Xóa tên – buộc thôi học
Hiệu trưởng ra quyết định buộc thôi học và xoá tên khỏi danh sách sinh viên nếu sinh viên:
- Đã hết thời gian đào tạo, kể cả thời gian kéo dài (theo quyết định của thủ trưởng đơn vị đào
tạo) mà chưa hội đủ điều kiện để tốt nghiệp và nhận bằng;

- Không hoàn thành nghĩa vụ học phí các học kỳ theo đúng qui định của trường (trừ những
trường hợp đặc biệt được xác nhận hoàn cảnh khó khăn và được lùi thời hạn nộp học phí);
- Tự ý bỏ học không có lý do – có ĐTBCHK bằng 0 ở một học kỳ chính;
- Bị cảnh báo học tập hai học kỳ liên tiếp;
- Tạm dừng học tập liên tục quá hai học kỳ chính;
- Vi phạm kỷ luật đến mức phải buộc thôi học.
Những trường hợp đặc biệt Hiệu trưởng xem xét và quyết định.
4. Xử lý học tập buộc thôi học
- Sinh viên bị cảnh báo học tập, nếu ở học kỳ tiếp theo kết quả học tập không được cải thiện sẽ
bị đưa vào “danh sách sinh viên diện bị buộc thôi học”. Mỗi kỳ xử lý học tập nhà trường sẽ họp thông
qua mức tối thiểu về học lực (ĐTBCTL và STCTL) mà sinh viên phải đạt để được xem xét tạm thu
nhận lại, đồng thời ấn định thời hạn và thủ tục để sinh viên nộp đơn xin xem xét tại phòng chức năng.
- Sau khi nhà trường đã họp xét và thông qua danh sách đề nghị xử lý học tập, Hiệu trưởng sẽ ra
quyết định xử lý theo 2 hình thức: Xử lý ở mức buộc thôi học một học kỳ được tạm thu nhận lại và buộc
thôi học.
a. Xử lý ở mức buộc thôi học được tạm thu nhận lại một học kỳ
Nếu sinh viên thỏa mãn đồng thời tất cả các điều kiện sau:
20


- Kết quả học tập không thấp hơn mức học lực tối thiểu để xem xét theo Quyết định của nhà
trường;
- Đã hoàn tất đầy đủ và đúng thời hạn tất cả các thủ tục xin thu nhận lại của phòng CTSV;
- Được phòng CTSV chấp nhận và có văn bản đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định cho tạm thu
nhận lại.
b. Buộc thôi học
Sinh viên có quyết định thôi học hoặc buộc thôi học, chậm nhất sau 1 tháng Phòng CTSV gửi
thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú, hoặc chuyển sang chương trình giáo
dục đại học không chính quy tương ứng hoặc chuyển sang hệ đào tạo thấp hơn (cùng ngành đào tạo).
Sinh viên bị buộc thôi học (không đủ các điều kiện để tạm thu nhận lại – theo Mục a, Khoản 4

của Điều này sẽ bị xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
Điều 17. Học cùng lúc hai chương trình
1. Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một
chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng. Thủ tục đăng ký được thực hiện tại
phòng đào tạo.
2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
a. Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương
trình thứ nhất;
b. Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất;
c. Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất.
3. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng học lực
yếu của chương trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời
gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy định này. Khi
học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối
lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương
trình thứ nhất. Sinh viên được xét cấp bằng tốt nghiệp thứ hai theo điều kiện như sinh viên cùng khóa
nhập học đang theo học ngành này bao gồm cả điều kiện về thời gian học tối đa được phép. Bằng
được cấp trong trường hợp này là bằng chính quy cấp cho các sinh viên học khóa - ngành tương ứng.
6. Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên đăng ký học và tích lũy đồng thời các học phần của
ngành thứ nhất và các học phần của các ngành khác (trừ học phần KLTN). Sinh viên cũng có thể học
các học phần của ngành thứ hai sau khi đã nhận bằng tốt nghiệp ngành thứ nhất (nếu còn thời gian
học). Tất cả các học phần mà sinh viên đã học đều được ghi vào bảng điểm - học bạ. Tuy nhiên, việc
xếp hạng tốt nghiệp chỉ căn cứ vào các học phần có trong CTĐT của từng ngành.
Điều 18. Chuyển trường
1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
a. Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;
b. Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo

mà sinh viên đang học;
c. Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;
d. Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại
khoản 2 Điều này.
21


2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
a. Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào
trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;
b. Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;
c. Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;
d. Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
3. Thủ tục chuyển trường:
a. Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà
trường;
b. Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không
tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên
chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương
trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
Chương 3. KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN
Điều 19. Đánh giá học phần
1. Điểm thành phần
Việc đánh giá kết quả học tập một học phần trong học chế tín chỉ có tính chất đánh giá quá
trình và được cụ thể hóa qua các điểm thành phần của học phần. Số lượng điểm thành phần, phương
thức đánh giá cho từng điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết học phần. Tùy theo
tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi là điểm học phần) được tính căn
cứ vào một số hay tất cả các dạng điểm như sau:
- Điểm chuyên cần;
- Điểm kiểm tra giữa học phần;

- Điểm đánh giá quá trình, mức độ tích cực tham gia hoạt động học tập;
- Điểm thực hành của từng bài/phần thí nghiệm, hay kiểm tra kết thúc phần thí nghiệm, thực hành.
- Điểm bài tập lớn, tiểu luận;
- Điểm thực tập, khóa luận;
- Điểm thi kết thúc học phần.
Trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc trong mọi trường hợp và có trọng số không
dưới 50%.
2. Đối với học phần thực hành, sinh viên phải dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm học phần là
điểm trung bình của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Trong trường hợp tổ chức thi kết thúc học phần thực hành thì điểm học phần là điểm trung bình chung
của các điểm thành phần có trọng số được ghi trong đề cương chi tiết môn học.
Sinh viên không đạt yêu cầu nếu điểm thi kết thúc học phần bị điểm liệt 0 điểm lý thuyết hoặc
thực hành.
3. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ
bài thi kết thúc học phần.
4. Bảng ghi điểm - Cột điểm chính thức
Bảng ghi điểm là văn bản do trường phát hành dùng để ghi các cột điểm chính thức của một
học phần. Bảng ghi điểm đồng thời là danh sách sinh viên được tham dự quá trình đánh giá một học
phần theo từng nhóm, lớp.
22


Mỗi học phần có 1 hoặc 2 cột điểm chính thức. Các cột điểm chính thức được tính từ các điểm
thành phần theo tỷ lệ ghi trong đề cương chi tiết của học phần. Giảng viên học phần chịu trách nhiệm
tính và ghi các cột điểm chính thức vào bảng ghi điểm. Bảng ghi điểm được khoa, bộ môn quản lý học
phần duyệt, công bố, nhập điểm và chuyển cho phòng chức năng để lưu trữ.
Nguyên tắc chung để tính các cột điểm chính thức:
- Học phần chỉ đánh giá qua hình thức thi, bảo vệ cuối kỳ thì chỉ có 1 cột điểm chính thức.
Điểm ghi trong bảng điểm tính theo hệ 10 và được làm tròn tới 0,5 điểm, trừ trường hợp bảo vệ KLTN
điểm được tính là trung bình cộng của điểm cho bởi các thành viên hội đồng và được làm tròn tới 1

chữ số lẻ (0,1).
- Học phần thí nghiệm đánh giá qua trung bình điểm chấm các bài thí nghiệm hoặc thông qua
thi thí nghiệm cũng tính có 1 cột điểm như phần trên (học phần chỉ đánh giá qua hình thức thi).
- Học phần được đánh giá qua nhiều điểm thành phần thì phải ghi 03 cột điểm chính thức riêng
biệt. Mỗi cột điểm đều ghi theo theo hệ 10 và điểm phải làm tròn tới 0,5 điểm.
Các nguyên tắc áp dụng khi tính và ghi các cột điểm vào bảng điểm:
- Cột điểm thứ nhất gọi chung là điểm bộ phận, bao gồm điểm kiểm tra giữa kỳ và các điểm
thành phần khác đã công bố cho sinh viên trước thời điểm kết thúc giảng dạy trong học kỳ (trừ điểm
thi). Điểm bộ phận có trọng số là 40%.
- Cột điểm thứ hai là điểm thi kết thúc học phần, điểm thi kết thúc học phần có trọng số là
60%.
- Cột thứ ba là điểm học phần (điểm tổng kết học phần) là điểm cuối cùng để đánh giá một học
phần. Điểm tổng kết học phần – Điểm học phần là điểm trung bình tính theo trọng số của các cột điểm
chính thức đã được làm tròn đến một chữ số thập phân.
5. Không bảo lưu điểm đánh giá quá trình trừ trường hợp hoãn thi.
6. Không phúc tra điểm quá trình, điểm thi thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
7. Để được dự thi kết thúc học phần, sinh viên phải tham dự tối thiểu 80% tổng số giờ của học
phần đó. Sinh viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần phải đăng ký học lại học phần đó.
8. Sinh viên vắng mặt không lý do chính đáng trong buổi kiểm tra giữa kỳ, không hoàn thành
bài tập điều kiện hoặc hình thức kiểm tra điều kiện khác sẽ không được phép dự thi kết thúc học phần
và phải đăng ký học lại học phần đó.
9. Dự thi kết thúc học phần là bắt buộc đối với sinh viên. Các trường hợp vắng thi không có lý
do chính đáng hoặc bị điểm 0, sinh viên phải nhận điểm F của học phần đó.
10. Nếu sinh viên không thể dự thi kết thúc học phần vì lý do chính đáng (ốm đau, bệnh tật...)
phải viết đơn xin phép kèm theo các minh chứng cần thiết và được trưởng khoa, bộ môn, phòng Công
tác sinh viên cấp giấy phép cho sinh viên theo quy định. Sinh viên gửi giấy phép đến phòng Thanh tra
khảo thí để được sắp xếp thi bổ sung vào thời gian phù hợp.
Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần
1. Tổ chức kiểm tra giữa học phần
Khoảng tuần thứ 8, 9 của mỗi học kỳ, giảng viên giảng dạy lý thuyết tự bố trí kiểm tra giữa học

phần vào đúng các tiết lý thuyết, tại giảng đường đã được sắp xếp trong thời khóa biểu. Giảng viên
không được bố trí kiểm tra giữa học phần ra ngoài tiết lý thuyết đã quy định trong thời khóa biểu cũng
như chuyển giảng đường. Nhà trường có thể tổ chức chung kỳ kiểm tra giữa học phần. Sinh viên tự
sắp xếp thời gian ôn kiểm tra giữa học phần.
2. Thi kết thúc học phần
23


Cuối mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện, tổ chức thêm một
kỳ thi phụ để kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính
hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.
Phòng Đào tạo và phòng Thanh tra khảo thí phối hợp xây dựng kế hoạch thi kết thúc học
phần, kế hoạch thi được công bố cho sinh viên vào đầu học kỳ. Mỗi phòng thi viết phải đảm bảo có 2
cán bộ coi thi, cán bộ không có bằng tốt nghiệp Đại học không được tham gia coi kiểm tra giữa học
phần và thi kết thúc học phần. Thời gian dành cho ôn thi kết thúc học phần tối thiểu là 2/3 ngày/1 tín
chỉ.
3. Điều kiện dự thi kết thúc học phần
Sinh viên phải đảm bảo từ 70% số giờ trở lên của học phần kể cả lý thuyết và thực hành
chuyên ngành mới được dự thi kết thúc học phần.
Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần
1. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương
trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.
2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp,
viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hình thức thi được quy định
trong đề cương chi tiết học phần được Hiệu trưởng phê duyệt.
Đề thi kết thúc học phần do trưởng khoa, bộ môn ký xác nhận về mặt chuyên môn chuyển đến
phòng Thanh tra khảo thí 02 bộ đề thi. Phòng Thanh tra khảo thí bốc thăm chọn đề thi chính thức.
3. Việc chấm thi các học phần lý thuyết và chấm tiểu luận, bài tập lớn do hai giảng viên được
khoa, bộ môn đề xuất đảm nhận.
Hiệu trưởng quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau

khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít nhất là 2 năm kể từ ngày thi hoặc
ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.
4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp được
được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống
nhất được điểm chấm, thì trình Trưởng khoa, bộ môn quyết định.
Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào phiếu điểm theo mẫu của
trường, có chữ ký của hai giảng viên chấm thi và làm thành 2 bản. Một bản lưu tại khoa, bộ môn,
một bản gửi phòng Đào tạo, chậm nhất 7 ngày kể từ ngày thi kết thúc học phần.
5. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng và
sinh viên bị cấm thi do không đóng học phí coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ
thi chính. Những sinh viên này được phép dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có).
6. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, được dự thi ở kỳ thi phụ, điểm
thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ sinh viên
sẽ dự thi tại các kỳ thi kết thúc học phần ở các học kỳ sau hoặc kỳ thi phụ.
Điều 22. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
1. Thang điểm đánh giá
Điểm được cho theo thang điểm 10 và được làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm học
phần cũng được chuyển sang thang điểm hệ 4. Cách chuyển từ thang điểm hệ 10 sang thang điểm hệ 4
cùng cách xếp loại kết quả học tập được quy định theo Bảng 3.

24


Bảng 3. Chuyển đổi điểm và xếp loại học tập
Thang điểm
chính
thức hệ 10
từ 8,5 đến 10,0
từ 7,0 đến 8,4
từ 5,5 đến 6,9

từ 4,0 đến 5,4
từ 0,0 đến cận 4,0

Xếp loại
Đạt
(Tích lũy)
Không đạt

Giỏi
Khá
Trung bình
Trung bình yếu
Kém

Thang điểm hệ 4
Điểm chữ
Điểm số
A
4,0
B
3,0
C
2,0
D
1,0
F
0,0

2. Các điểm đặc biệt
Quy định bổ sung các điểm đặc biệt được dùng trong các bảng kết quả học tập (Bảng 4)

Bảng 4. Những điểm đặc biệt trong tính điểm thi
Ý nghĩa – tên điểm
Đình chỉ thi
Miễn thi (điểm thưởng)

Điểm chữ
F
M

Vắng thi không phép
Vắng thi có phép
Chưa nhận được điểm thi
Miễn học (bảo lưu)
Thi sớm để học vượt
Rút môn học
Hủy môn học
a. Đình chỉ thi

F
I
X
Z
R
H

Ghi chú - Tính ĐTB và tích lũy
Tính như điểm 0
Ghi chú tạm trong bảng điểm học kỳ, điểm miễn (hệ
10) do Khoa, bộ môn đề nghị khi hoàn tất thủ tục
Tính như điểm 0

Tính chưa tích lũy
Ghi chú tạm, tính chưa tích lũy
Tích lũy, ghi trong mục bảo lưu và không tính vào
ĐTBCHK
Không tính điểm
Xóa hoàn toàn trong dữ liệu điểm

Đình chỉ thi là hình thức xử lý các sinh viên vì một trong các lý do sau:
- Vắng mặt (có lý do hoặc không có lý do) quá 30% số giờ lên lớp của môn học;
- Không dự đầy đủ các bài thực hành.
- Không thực hiện đầy đủ các phần bắt buộc của học phần theo các quy định trong đề cương
học phần (ví dụ: phần thí nghiệm trong học phần lý thuyết, phần bài tập lớn, báo cáo, tiểu luận,…);
- Vi phạm nghiêm trọng kỷ luật học tập, nội quy học đường, gian dối trong học tập.
Trong buổi học đầu tiên của học phần, giảng viên công bố cho sinh viên quy định về các phần
bắt buộc – nếu có. Danh sách sinh viên bị đình chỉ thi do giảng viên đề nghị và do Trưởng bộ môn
hoặc Trưởng khoa duyệt công bố. Danh sách sinh viên bị đình chỉ thi được bộ phận văn phòng (khoa,
bộ môn hoặc phòng Đào tạo) ghi thành điểm F (có chú thích “đình chỉ thi”) vào bảng ghi điểm chính
thức của học phần. Điểm đình chỉ thi là điểm tổng kết của học phần.
b. Miễn thi
Miễn thi là một hình thức thưởng điểm cho các sinh viên theo quy định của nhà trường. Khi
hội đủ điều kiện, giảng viên, Trưởng khoa, bộ môn đề nghị và Hiệu trưởng xem xét và quyết định làm
thủ tục ghi điểm miễn - điểm M cho sinh viên vào bảng điểm học phần.
Điểm chính thức (hệ 10) ghi cho sinh viên được miễn thi do khoa, bộ môn xét duyệt đề nghị,
điểm miễn này là điểm tổng kết học phần (điểm cải thiện trong trường hợp đã có điểm trước đó)
c. Điểm chưa hoàn tất (vắng có phép) – Điểm I
Điểm "chưa hoàn tất" - sau đây gọi là “Điểm I”, được phòng chức năng xét và ra quyết định
cấp cho một sinh viên trong kỳ thi tập trung hết học phần cuối kỳ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Sinh viên đã đăng ký, được xếp thời khóa biểu và hoàn thành các phần bắt buộc của học phần
25



×