Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch II -BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.06 KB, 76 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

T

LỜI CẢM ƠN
rong thời gian học tập tại trường Đại học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí
Minh, em đã học được nhiều kiến thức bổ ích và nhận được sự dạy
bảo tận tình của các thầy cô, giúp em trang bị một hành trang vô giá
trên con đường bước tới công danh sự nghiệp trong tương lai.

Với mong muốn sinh viên tiếp cận thực tế trước khi ra trường, Nhà trường và

khoa Tín Dụng đã tạo điều kiện cho em tham gia thực tập tại Ngân hàng, giúp em
hiểu rõ những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà em sẽ hoạt động sau này.
Để thực hiện việc này, em đã được thực tập tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển
– SGD II. Trong thời gian thực tập tại đây, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình của tập thể các anh chị nhân viên phòng QHKHCN của Ngân
Hàng Đầu Tư và Phát Triển – SGD II.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên phòng
QHKHCN của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển – SGD II và tất cả quý thầy cô
trong Khoa Tín Dụng Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập cũng như thực tập tại ngân hàng.
TP.HCM, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Sinh viên: Lê Thị Ngân Hà

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

1


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng



Mục lục

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

2


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín dụng tiêu dùng là một DV đã có từ lâu trên Thế giới và đóng vai trò quan
trọng trong việc tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay hình thức này
vẫn còn khá mới mẻ. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động đi vay mua
sắm ô tô, nhà cửa sẽ trở nên phổ biến. Do đó, trong tương lai tín dụng tiêu dùng
sẽ trở thành DV không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy
tín dụng tiêu dùng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro so với TDDN.
Trải qua một giai đoạn khó khăn, các ngân hàng thương mại đều nhận thấy
phát triển tín dụng tiêu dùng là điều cần thiết để góp phần đa dạng hóa thu
nhập, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng. NHNN cũng đã khuyến khích
phát triển tín dụng tiêu dùng trong dân cư thể hiện qua Thông tư 01. Như vậy
làm sao để phát triển tín dụng tiêu dùng một cách hiệu quả và vẫn đảm bảo kiểm
soát được rủi ro. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các ngân hàng thương mại
trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, em đã quyết định chọn đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch II -BIDV”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Sở giao dịch
II-BIDV trong những năm gần đây. Đánh giá, phân tích những nguyên nhân làm
trì trệ tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng. Trên cơ sở đó, kết hợp với tình hình thực

tế và những điểm mạnh của ngân hàng để đưa ra những giải pháp nhằm phát
triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng, đồng thời vẫn kiểm soát được
rủi ro ở mức cho phép.
3. Phương pháp nghiên cứu

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

3


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

Với yêu cầu thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau
để có thể hoàn thành đề tài: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp quy
nạp, diễn dịch, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp
thống kê…
4. Phạm vi nghiên cứu
Với năng lực và thời gian thực tập có hạn, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là
hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Sở giao dịch II-BIDV trong những năm gần đây.
5. Kết cấu đề tài
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ SỞ
GIAO DỊCH II.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI SỞ
GIAO DỊCH II.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO
DỊCH II.

SVTH: Lê Thị Ngân Hà


4


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM VÀ SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1.Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển BIDV
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Bank for Investment and
Development of Vietnam) viết tắt là BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 với
tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam theo quyết định 177/TTg ngày
26/04/1957 của Thủtướng Chính phủ. Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết
Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng
Chính phủ. Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi
tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Một số thành tựu BIDV đạt được:
 Giai đoạn 1957-1965 ngay trong năm đầu tiên, NH đã thực hiện cung ứng

vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và
lãng phí vốn,.. có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận
lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả...
 Giai đoạn 1965-1975 NH đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm

vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình

phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp
vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời
chiến, xây dựng công nghiệp địa phương.
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

5


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng
 Giai đoạn 1975- 1981 NH đã cung ứng vốn cho các công trình công

nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu
tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc
dân, góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch.
 Giai đoạn 1981 – 1990 BIDV đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện

các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây
cũng là thời kỳ NH đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp
đổi mới của cả nước nói chung và ngành NH nói riêng, từng bước trở thành
một trong các NH chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế.
 Giai đoạn 1990 – nay BIDV đã nỗ lực phối hợp với NH Ngoại thương Lào

nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp
phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính
và NH của Lào; hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh nghiệp hai nước và
qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữ hai
nước. Đến 30/6/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt một
quy mô hoạt động vào loại khá, với tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng,
quy mô hoạt động của NHĐT&PTVN tăng gấp 10 lần so với năm 1995. BIDV
đã chủ động xây dựng Đề án cổ phần hóa BIDV, trình và được Chính phủ

chấp thuận. Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát hành 3.200
tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2; minh bạch hóa hoạt động kinh doanh với
việc thực hiện và công bố kết quả kiểm toán quốc tế; Thực hiện định hạng
tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do Moody’s đánh giá;…Được sự chấp
thuận của Chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hình thành Tập đoàn Tài
chính với 4 trụ cột là Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư Tài
chính trình Thủ tướng xem xét và quyết định.
1.1.2.Tổ chức bộ máy hoạt động của BIDV

KHỐI CÔNG TY
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

6


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng
KHỐI
NGÂN HÀNG
KHỐI
ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP
KHỐI
LIÊN DOANH
KHỐI
ĐẦU TƯ
Công ty
cho thuê
tài chính
Công ty cho thuê
tài chính

Công ty chứng khoán
Công ty
bảo hiểm
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
Công ty đầu tư
tài chính
Công ty
quản lý
quỹ CN và NL
BIDV
3

Sở giao dịch
103
Chi
nhánh cấp 1
700 máy ATM & 400 điểm giao dịch
Trung tâm
đào tạo
Trung tâm công nghệ thông tin
Ngân hàng LàoViệt
Ngânhàng Việt-Nga
Ngân hàng liên doanh tháp NHĐT
Ngân hàng
liên doanh
quản lý quỹ
1.Côngty chuyển mạch tài chính quốc gia
2.CTCPđầu tư hạ tầng
kỹ thuật TPHCM
3.CTCPthiết bị bưu điện

4.CTCPVĩnh Sơnsông Hinh
1.Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

7


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng
2.Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TPHCM
3.Ngân hàng TMCP Nông Thôn Đại Á
4.Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương
HỘI SỞ CHÍNH

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

8


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

Hình 1.1: Sơ đồ Tổ chức bộ máy hoạt động của BIDV

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

9


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

1.1.3.Hệ thống hoạt động, mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng BIDV

BIDV là một trong những NH có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ
thống các NH tại Việt Nam. Về khối NH thương mại BIDV có 103 chi nhánh cấp 1
với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên
toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. Trong đó có 2
đơn vị chuyên biệt là:


NH chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi
Nghĩa)



NH bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (SGD3).

Tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, BIDV có tổng cộng 85 chi nhánh bao gồm Sở giao
dịch, chi nhánh và phòng giao dịch.
1.2.Giới thiệu về SGD II - BIDV Ngân hàng Phát triển Việt Nam
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển SGD II - BIDV
SGD II - BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập
theo Quyết định số 78/QĐ-TCCB ngày 18/05/1996 của Tổng Giám đốc Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và theo văn bản chấp thuận số 330QĐ/NH5
ngày 27 tháng 11 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 25/03/1997. Trụ sở chính của SGD II - BIDV đặt tại 117
Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Và hiện nay SGD
II - BIDV đặt tại 11 Bến Chương Dương, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1.
Quy mô hoạt động của Sở không ngừng tăng trưởng qua từng năm, qua
12 năm hoạt động đã xây dựng được vị thế là 1 trong những NH thương mại có
quy mô lớn nhất trên địa bàn. Các chỉ số về huy động vốn, tổng dư nợ, phát triển
DV đều đạt mức tăng trưởng cao hơn so với mức bình quân trên địa bàn và trong
hệ thống. Đến nay, SGD II - BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng

thương mại có quy mô tổng tài sản dẫn đầu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

10


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

SGD II - BIDV đã tham gia tích cực trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, góp
phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế trên địa bàn Tp. HCM và khu vực
trọng điểm phía Nam, được lãnh đạo thành phố đánh giá rất cao. Ngay từ những
năm đầu từ khi thành lập, SGD II - BIDV đã tham gia một cách tích cực việc đầu
tư vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng KT-XH của thành phố. Việc đầu tư được thực
hiện dưới nhiều hình thức như đầu tư cho vay trực tiếp đối với các dự án trọng
điểm như DA Thủ Thiêm, DA xe bus, các chương trình kinh tế lớn, cho vay đổi mới
công nghệ, đầu mối cho vay hợp vốn, đồng tài trợ, thu xếp vốn các thỏa thuận với
Tổng Công ty Dầu Việt nam (PV Oil), Tổng công ty Lương thực miền Nam
(Vinafood 2), Tập đoàn Mai Linh, Công ty cổ phần Dược Sài Gòn, Công ty xổ số
Kiến thiết Thành phố Hồ Chi Minh, Công ty cổ phần truyền thông LASTA....
1.2.2. Cơ cấu và chức năng của các phòng ban tại SGD II - BIDV
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt đông SGD II - BIDV
Hình 1.2: Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động SGD II

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

11


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng


BAN GIÁM ĐỐC
Phòng QHKH
Phòng QLRR
Khối tác nghiệp
Khối quản lý nội bộ
Khối trực thuộc

Phòng
QHKDDN 1,2,3
Phòng QHKH
CN
Phòng quản trị tín dụng
Các phòng DV khách hàngDN,CN
Phòng quản lý
và dịch vụ kinh doanh
Phòng
thanh toán
quốc tế
Phòng tài chính kế toán
Phòng
tổ chức
nhân sự
Phòng
kế hoạch
tổng hợp
Văn phòng
Phòng
điện tín

Phòng QLRR

Phòng giao dịch
Điểm giao dịch

1.2.2.2.Chức năng các phòng ban chủ yếu của SGD II - BIDV
Trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh, để tồn tại và phát triển
ngoài nỗ lực chung của SGD II thì các phòng ban, các quỹ tiết kiệm không những
đã phát huy tốt nhiệm vụ, chức năng của mình mà còn phối hợp lẫn nhau một
cách nhịp nhàng trong các nghiệp vụ, giúp nâng cao hiệu quả chung của SGD II.
Các nghiệp vụ cụ thể của các phòng ban chủ yếu của SGD II - BIDV như sau:
 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

12


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng.
Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và
đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra
giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng
trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại
thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp
đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng.
Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.
 Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân

Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển KHCN. Xây dựng và tổ
chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm.

Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, DV NH dành cho KHCN
của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá,
giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm DV của BIDV dành cho KHCN, những
tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng. Xây dựng kế hoạch bán sản
phẩm đối với KHCN. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán
lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình
sử dụng sản phẩm DV của NH với tính chuyên nghiệp cao.
 Phòng Quản lý rủi ro

Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối
với danh mục tín dụng của Sở GDII; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng
tín dụng vào việc quản lý danh mục. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi
Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định..
 Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

13


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Tiếp nhận nhu
cầu,hồ sơ chuyển tiền quốc tế từ các Phòng Giao dịch chuyển về để thực hiện
chuyển tiền cho khách hàng.

 Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân
Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện

công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định
của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch
có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

 Phòng Thanh toán quốc tế
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với
khách hàng. Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển
khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi,
đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng
cao chất lượng sản phẩm, DV. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng DV của
khách hàng, trước hết là các DV liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận
các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết; tư vấn cho
khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế...
 Phòng Kế hoạch - Tổng hợp

Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp. Tham mưu, xây
dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai kế hoạch
kinh doanh. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

14


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng
 Phòng Tài chính - Kế toán

Quản lý vàthực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp.
Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Sở GDII.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc

chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển
chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm và các
phòng nghiệp vụ tại Sở GDII theo quy định.
 Phòng Tổ chức - Nhân sự

Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp
vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực
của Nhà nước và của BIDV đến toàn thể CBNV trong Sở GDII.
1.2.3. Mạng lưới hoạt động của SGD II - BIDV
Qua 15 năm, đến nay mạng lưới họat động của Sở đã mở rộng đáng kể với
12 phòng giao dịch được đặt tại các khu vực tiềm năng trong huy động vốn và
cung cấp DV NH trên địa bàn thành phố. Sở đã đưa vào hoạt động phòng giao
dịch ngoài giờ (PGD thương xá Tax) là điểm nhấn đem lại tiện ích hơn cho khách
hàng, là bước đầu để hình thành mô hình NH hiện đại phục vụ 24/24, là điểm
mạnh của Sở so với các NHTM khác, là lợi thế trong cạnh tranh ở khu vực trung
tâm thành phố.
1.2.4. Các sản phẩm và dịch vụ hiện có tại Sở giao dịch II


Dịch vụ tài khoản, nhận tiền gửi: nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dư
và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng một cách nhanh
chóng.



Dịch vụ thanh toán trong nước: Chuyển tiền đến; Chuyển tiền đi; Thanh
toán hoá đơn; Thanh toán định kì theo yêu cầu; Gửi một nơi, rút nhiều
nơi( đối với cá nhân).

SVTH: Lê Thị Ngân Hà


15


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng


Dịch vụ thanh toán quốc tế: Giao dịch thư tín dụng (L/C) hàng nhập;
Giao L/C hàng xuất; Giao dịch nhờ thu; Giao dịch chuyển tiền.



Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự
thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản
phẩm; Bảo lãnh tiền ứng trước; Bảo lãnh nộp thuế; Các loại bảo lãnh khác



Dịch vụ tín dụng: Cho vay vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh; Cho vay trung, dài hạn đầu tư các dự án; Cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ; Cho vay tiêu dùng, hỗ trợ nhà ở, cho
vay cán bộ công nhân viên; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay khác



Dịch vụ địa ốc: Hỗ trợ tìm mua nhà, nền nhà dự án; Thanh toán tiền mua
nhà; Cho vay trả góp mua nhà, nền nhà; Dịch vụ làm thủ tục pháp lý nhà
đất




Các dịch vụ khác:Dịch vụ chi hộ lương; Dịch vụ thu hộ tiền mặt; Dịch vụ
kiểm đếm;Dịch vụ kiểm định tiền mặt; Dịch vụ tư vấn; Dịch vụ cất giữ hộ;
Dịch vụ quản lý vốn tự động; Tài khoản tiền gửi thanh toán lãi suất phân
tầng theo số dư; Dịch vụ Home-banking; Dịch vụ Mobile-banking; Dịch vụ
Phone-banking; Dịch vụ thẻ ATM; Dịch vụ mua bán ngoại tệ; Dịch vụ thoái
hối;Dịch vụ bảo hiểm; Dịch vụ xác nhận mang ngoại tệ ra nước ngoài trên
mức khai báo hải quan.
1.2.5. Kết quả kinh doanh của SGD II - BIDV

Năm 2011, trước những biến động trên thị trường tài chính – tiền tệ, hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh cũng chịu nhiều ảnh hưởng và tác động. Tuy
nhiên chi nhánh SGDII luôn nỗ lực để giữ vững nền vốn đáp ứng nhu cầu kinh
doanh, tăng trưởng tín dụng có kiểm soát đi kèm với nâng cao chất lượng tín
dụng, tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu
KHKD chủ yếu đến 31/12/2011 được đánh giá là tương đối khả quan, thể hiện
trên các mặt hoạt động cụ thể như sau:
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

16


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng


Tổng tài sản: đến 31/12/2011, tổng tài sản của toàn Chi nhánh đạt

16.783 tỷ đồng, giảm 1.31% so với năm 2010 (17.006 tỷ)
• Lợi nhuận trước thuế đạt 285.14 tỷ, giảm 20.55% so với năm 2010, đạt
121.34% kế hoạch giao.

• Về huy động vốn:


Phân theo loại tiền

-

Huy động vốn VND chiếm tỷ trọng giảm dần, đến 31/12/2011 đạt 8.593 tỷ đồng
tương đương với 78,26% trong tổng huy động, giảm 28% so với năm 2010.

-

Huy động vốn USD đạt chiếm tỷ trọng giảm dần, giảm tuyệt đối 22.000 nghìn
USD, tương đương 20% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự chuyển dịch cơ cấu
như trên chủ yếu do các quy định của NH Nhà nước như thông tư số 09 và thống
tư số 14 nhằm hạ trần lãi suất huy động USD.


Phân theo kì hạn

-

Huy động vốn không kì hạn đạt 4.209 tỷ đồng, tăng 881 tỷ đồng tương đương
với 26% so với năm 2010.

-

Huy động vốn dưới 12 tháng vẫn chiếm đa số trong tổng nguồn huy động, đạt
6.065 tỷ đồng, giảm ròng trên 3.100 tỷ, chiếm tỷ trọng 55% tổng nguồn, giảm
34% so với năm 2010. Với dư nợ trung dài hạn chiếm đến 51% tổng dư nợ với số

dư tuyệt đối lên đến 8.299 tỷ đồng thì cơ cấu huy động vốn ngắn hạn cần được
giảm dần và thay thế bằng huy động vốn kì hạn từ 12 tháng trở lên.

-

Huy động vốn trên 12 tháng giảm tuyệt đối 328 tỷ đồng, tương đương 32% so
với năm 2010.


Phân theo đối tượng

-

Nhóm khách hàng cá nhân: Tính đến 31/12/2011, huy động vốn dân cư đạt
3.792 tỷ đồng, tăng ròng 84 tỷ so với đầu năm nhưng mới đạt khoảng 78% kế
hoạch được giao.

-

Nhóm khách hàng doanh nghiệp:. Tính đến 31/12/2011, huy động vốn nhóm
khách hàng TCKT giảm tuyệt đối 1.901 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, chiếm
31% so với tổng nguồn giảm trong năm 2011

-

Nhóm khách hàng là Định chế tài chính: Số dư huy động nhóm ĐCTC chiếm
19,3% tổng nguồn vốn huy động với số dư cuối kì 1.309 tỷ đồng. Trong năm
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

17



Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

2011, số dư huy động từ nhóm khách hàng này giảm tuyệt đối 814 tỷ so với năm
2010.


Về tín dụng:
 Về quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng :

Tính đến hết 31/12/2011, dư nợ cuối kỳ là 16.241 tỷ đồng tăng 126 tỷ đồng so
với đầu năm, đảm bảo trong giới hạn tín dụng HSC giao (16.251 tỷ đồng) với
phần cho vay Thủ Thiêm là 4.324 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng bình quân là 14.539 tỷ
đồng đạt 100% so với kế hoạch được giao.
 Về cơ cấu tín dụng :


Phân theo kỳ hạn

-

Cho vay Trung dài hạn: dư nợ Trung dài hạn thời điểm 31/12/2011 là 8.066
tỷ đồng, giảm tuyệt đối 704 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó, dư nợ TDH
doanh nghiệp là 7.966 tỷ đồng chiếm 49.05%, dư nợ TDH bán lẻ là 100 tỷ chiếm
0.61%.

-

Cho vay ngắn hạn: Dư nợ ngắn hạn đạt 8.175 tỷ đồng chiếm 50.34% TDN, tăng

tuyệt đối 694 tỷ đồng.


Phân theo đối tượng khách hàng

-

Dư nợ tổ chức kinh tế đạt 15.702 tỷ đồng chiếm 96.68% TDN, trong đó cho vay
đối với khách hàng Thủ Thiêm và khối lương thực giảm mạnh với mức giảm
tương ứng là 632 tỷ đồng và 271 tỷ đồng. Khách hàng khối dầu khí tuy tăng
nhưng lượng tăng không đáng kể tương ứng 10 tỷ đồng.

-

Dư nợ bán lẻ là 540 tỷ đồng, so với đầu năm giảm tuyệt đối 215 tỷ (tương
đương 28%) trong đó vay cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn tăng vào thời điểm
cuối năm là 160 tỷ đồng . Đây cũng là mặt bằng chung của nền kinh tế ngày càng
khó khăn, thêm vào đó tình hình lãi suất cao, sự biến động bất ổn định của thị
trường vàng, chính sách thắt chặt tiền tệ, thị trường bất động sản đóng băng là
những nguyên nhân tác động trực tiếp đên nhu cầu vay vốn của người dân.


Phân theo loại tiền

Dư nợ VNĐ là 12.252 tỷ đồng. Dư nợ ngoại tệ quy đổi là 3.990 tỷ đồng.
1.2.6. Phương hướng và nhiệm vụ của SGD II – BIDV
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

18



Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả
và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.
Chiến lược của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở
thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu
trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột
phá chiến lược là:
- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ,
quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị
hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát
triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển
ổn định và bền vững.
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa
của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
Trong giai đoạn 2011-2015 BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên
như sau:
(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực
điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập
đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng
cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền
vững;
(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài
chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;
(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các
thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín
dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh
doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động
(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia,
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

19


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

nâng cao năng suất lao động;
(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt
Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;
(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty
con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh
doanh chính;
(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và
phát triển thương hiệu BIDV.
Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính tài chính
chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai
chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh
doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể:
- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng
khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng
tín dụng;
- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo
hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn
vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị

trường tài chính quốc tế;
- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành,
lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và
đầu tư vào các công ty trực thuộc;
- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị
thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam;
- Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành
cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng cao
chất lượng dịch vụ cung cấp;
- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh
khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;
- Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền
tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

20


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho
hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;
Mỗi cấu phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết
đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn vị triển khai
thực hiện.

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

21



Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI SỞ GIAO DỊCH II – BIDV
2.1 Quy định đối với cho vay tiêu dùng tại SGD II - BIDV – BIDV
 Điều 1: Mục đích, yêu cầu
1. Đảm bảo cho việc cấp tín dụng bán lẻ được thống nhất, đồng bộ trong hệ

thống BIDV và từng bước hướng theo chuẩn thông lệ.
2. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp và từng

cá nhân tham gia trong quá trình cấp tín dụng bán lẻ.
3. Trình tự cấp tín dụng được quy định chặt chẽ, rõ ràng, tiện lợi, đảm bảo

an toàn và hiệu quả.
 Điều 2: Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, quyết định giải ngân,

ký kết các hợp đồng liên quan và phê duyệt, cập nhật thông tin vào
hệ thống
1.

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, quyết định giải ngân tại chi nhánh
đối với trường hợp không qua thẩm định rủi ro:
1.1 .Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng:

- Lãnh đạo Chi nhánh.
- Lãnh đạo PQHKHCN
- Lãnh đạo PGD

1.2 . Thẩm quyền quyết định giải ngân

- Lãnh đạo Chi nhánh
- Lãnh đạo PQHKHCN
- Lãnh đạo PGD

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

22


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng
1.3 . Giám đốc Chi nhánh được quyết định cho vay đồng thời quyết định

giải ngân với mức tối đa bằng 100% mức thẩm quyền của Chi nhánh
đối với những khoản cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro.
2. Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, quyết định giải ngân đối với

trường hợp qua thẩm định rủi ro:
2.1 . Trường hợp mức cho vay đối với khách hàng vượt mức cho vay

không qua thầm định rủi ro theo Quy định phân cấp thẩm quyền
phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành của Tổng giám đốc.
2.2 . Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng: cấp có thẩm quyền quyết định

cấp tín dụng và mức cho vay tối đa thực hiện theo Quy định phân cấp
thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành của Tổng
giám đốc.
3. Thẩm quyền ký kết các hợp đồng liên quan đến cấp tín dụng bán lẻ:


Thực hiện theo Quy định thẩm quyền ký kết hợp đồng trong hoạt động
tín dụng của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ và các Quy định trong
từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể.
4. Thẩm quyền phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống:
a) Thẩm quyền cập nhật thông tin: CBQTTD
b) Thẩm quyền phê duyệt: Lãnh đạo PQTTD, lãnh đạo PGD.
c) Thẩm quyền phê duyệt sửa đổi, bổ sung thông tin khoản vay (hạn

mức vay, thời gian vay): Lãnh đạo Chi nhánh phụ trách QTTD.
Lãnh đạo Chi nhánh phụ trách QTTD có thể thực hiện phê duyệt trực
tiếp hoặc phân công Lãnh đạo PQTTD/PGD phê duyệt trên Phân hệ
tín dụng SIBS.
SVTH: Lê Thị Ngân Hà

23


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng

5. Phạm vi thẩm quyền quyết định:

Giám đốc Chi nhánh quyết định và phân công cụ thể bằng văn bản quy
định về đối tượng, thẩm quyền, mức quyết định cho vay và quyết định
giải ngân, ký kết hợp đồng, phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống
tại Chi nhánh, trên cơ sở phù hợp với:
- Các đối tượng quy định;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của từng cán bộ;
- Giới hạn tín dụng;
- Cơ cấu tổ chức, quy mô PQHKHCN, PGD.
 Điều 3: Giới hạn tín dụng

1. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng:

- Tổng giới hạn tín dụng đối với một khách hàng thực hiện theo quy định
về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng của Tổng giám đốc đối với
các cấp điều hành trong từng thời kỳ, nhưng phải nằm trong giới hạn
theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Chi nhánh phải tuân thủ giới hạn tín dụng bán lẻ tối đa (nếu có) của
từng Chi nhánh, của từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể theo từng thời
kỳ, phù hợp với chính sách phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV.
 Điều 4: Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay

Chi nhánh thực hiện thẩm định xét duyệt cho vay không quá 7 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng, đồng thời đảm bảo
an toàn, khả năng cạnh tranh. Cụ thể:

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

24


Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng
a) PQHKHCN/PGD thực hiện thẩm định, xét duyệt cho vay trên cơ sở căn cứ

vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, tính chất, mức độ phức tạp, rủi ro
của Sản phẩm...và trả lời khách hàng kết quả ngay trong ngày (đối với
sản phẩm đơn giản, ít rủi ro và khách hàng tín nhiệm...), tối đa không
quá 5 ngày làm việc (đối với sản phẩm phức tạp, rủi ro cao và khách
hàng mới...)
b) Hội đồng tín dụng cơ sở/Phòng quản lý rủi ro tối đa không quá 2 ngày


làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị lấy ý kiến của PQHKHCN.
c) Đối với khoản cho vay không qua thẩm định rủi ro nói chung không quá

01 ngày, tối đa không quá 03 ngày.
d) PQTTD và PDVKHCN thực hiện cấp nhật thông tin vào hệ thống và giải

ngân ngay trong ngày sau khi PQHKHCN chuyển hồ sơ đã được quyết
định cấp tín dụng và quyết định giải ngân.
 Điều 5: Kiểm tra, giám sát vốn vay
1. Chi nhánh căn cứ vào Quy định này, quy định tại từng Sản phẩm tín

dụng bán lẻ cụ thể và đặc điểm, tính chất của từng khoản vay để thực
hiện việc kiểm tra, giám sát vốn vay, nhắm đảm bảo hiệu quả hoạt động
và khả năng thu hồi vốn vay.
2. Để tăng cường kiểm soát rủi ro trong trường hợp xét thấy khách hàng

có dấu hiệu bất thường khi giải ngân, như: chuyển khoản đến tài khoản
không liên quan/không rõ với mục đích sử dụng vốn, chuyển khoản/rút
tiền mặt giá trị lớn bất thường, chuyển tiền nhiều lần trong ngày...giao
Giám đốc chi nhánh quy định cụ thể cách thức, cơ chế, tần suất kiểm tra.
3. Kiểm tra tài sản đảm bảo: Thực hiện theo quy định vè giao dịch bảo đảm

trong cho vay hiện hành của BIDV.

SVTH: Lê Thị Ngân Hà

25



×