Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Báo cáo nhập môn điện tử viễn thông về led trái tim ver2x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO
NHẬP MÔN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
ĐỀ TÀI: LED TRÁI TIM RGB
Thực hiện: Nhóm 1 – KSTN ĐTVT K59
Đào Nguyên Dương

20140851

Nguyễn Trung Hiếu

20141540

Phạm Văn Khánh

20142317

Đỗ Sơn Tùng

20145083

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Ngọc Nam

Hà Nội, tháng 12/2015
1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………….......


…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
Ngày

tháng

năm


Giảng viên hướng dẫn
2


LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng phát triển, Điện tử đã trở thành một phần không thể
thiếu đối với xã hội loài người. Những sản phẩm điện tử có mặt ở khắp mọi nơi với
những máy móc từ đơn giản như đèn điện đến phức tạp, tinh vi như điện thoại di
động, máy tính tạo nên những giá trị vật chất cho con người đến những con chip có
thể điều khiển cả một hệ thống.
Xuất phát từ ý tưởng có một sản phẩm điện tử nhỏ mà đẹp làm đồ trang trí
phòng học hoặc làm quà tặng, cùng với những kiến thức cơ bản về điện tử đã được
học trong môn Thực tập cơ bản, nhóm em đã quyết định thực hiện đề tài LED Trái
Tim RGB. Đây là một sản phẩm sử dụng những linh kiện khá phổ biến, thân thuộc
nên phù hợp với những sinh viên bắt đầu học về điện tử như chúng em.
Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Phạm Ngọc Nam đã
hướng dẫn tận tình, chi tiết trong suốt quá trình học tập giúp chúng em hoàn thành
đề tài này. Ngoài những kiến thức về ngành điện tử, chúng em cũng học được từ
thầy những kinh nghiệm, kỹ năng thiết thực giúp ích cho chúng em thực hiện tốt
hơn những nhiệm vụ, bài tập của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài lớn đầu tiên này, dù rất cố gắng nhưng do
vốn kiến thức hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm em rất mong
nhận được những đóng góp, phê bình, chia sẻ của thầy để các sản phẩm tiếp theo
của nhóm sẽ hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

3


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài là LED trái tim RGB sử dụng dòng IC AT89C52 và IC 74HC595 để điều
khiển khối LED. Đề tài này sẽ được thực hiện theo đúng quy trình thiết kế kỹ thuật
gồm 9 bước:
1. Xây dựng ý tưởng

6. Lựa chọn phương án tối ưu

2. Mô tả sản phẩm

7. Kiểm tra

3. Lập kế hoạch

8. Chế tạo sản phẩm

4. Thiết kế sơ đồ khối

9. Bàn giao sản phẩm

5. Thiết kế chi tiết từng khối

SUMMARY OF PROJECT
This project is Heart by RGB LED using AT89C52 IC and 74HC595 IC to control
the LEDs. It has been done according to the Engineering design process, include 9
steps:
1. Determine needs

6. Select best alternatives

2. Creat specifications


7. Test

3. Develop plan

8. Manufacture

4. Perform block design

9. Deliver

5. Design each block

4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

7



CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Là một sinh viên Bách Khoa, chắc hẳn nhiều bạn đã có người yêu. Mỗi dịp
Valentine, giáng sinh hoặc năm mới, các bạn đều muốn tặng cho người yêu một
món quà bất ngờ, ý nghĩa nhưng đồng thời cũng phải thật độc đáo so với những
người khác, khiến người đó luôn nhớ tới bạn. Chính vì vậy, xuất phát từ nhu cầu
này của các bạn nam sinh viên, nhóm chúng em đã nảy ra ý tưởng tạo ra một sản
phẩm vừa mang đậm chất sinh viên Bách Khoa – chất kỹ thuật cũng như khác biệt
so với các trường khác, với tạo hình trái tim tuyệt đẹp cùng hệ thống ánh sáng lộng
lẫy sẽ khiến người ấy nhớ mãi đến bạn. Đó chính là sản phẩm LED trái tim RGB
mà nhóm chúng em thực hiện.

1.2. Ứng dụng của sản phẩm
Đây là một sản phẩm mang đậm tính giải trí, vì vậy nó có những ứng dụng
sau:





Làm đồ để tặng người yêu, người thân trong những dịp đặc biệt
Làm đồ trang trí trong nhà, góc học tập, phòng ngủ
Làm đồ trang trí ở hội trại, triển lãm, quán bar
Làm đồ trang trí trong các ngày lễ, ngày cưới, ngày kỷ niệm

Hình 1.1. Quà tặng người thân

8



Hình 1.2. Trang trí trong quán bar

Hình 1.3. Trang trí trong đám cưới

Hình 1.4. Trang trí ở góc học tập

9


CHƯƠNG 2: MÔ TẢ SẢN PHẨM
2.1. Khái quát sản phẩm
Sản phẩm LED trái tim RGB được tạo hình theo hình trái tim, bao gồm 228 LED
nhiều màu chia thành 2 khối là khối LED viền và LED bên trong. LED viền gồm 32
LED 7 màu. LED bên trong gồm 196 LED 1 màu. Các hiệu ứng của LED viền và
LED bên trong được lập trình như ý muốn.

Hình 2.1. Sơ đồ các LED của sản phẩm

2.2. Yêu cầu chức năng
Mạch LED có 7 hiệu ứng LED viền và 5 hiệu
ứng LED bên trong đã được mô tả rất kỹ trong
file word yêu cầu sản phẩm đính kèm:
7 hiệu ứng LED viền:
32 LED sáng đồng thời và thay đổi màu cùng




một lúc

10




32 LED chia làm 4 dải màu theo thứ tự chạy



đuổi nhau theo một chiều xác định
32 LED chia làm 2 nửa, mỗi nửa sẽ chạy theo
2 chiều, mỗi lần 1 LED mới được sang cho



đến khi 32 LED cùng sáng thì đổi màu
Tương tự như hiệu ứng trên nhưng sẽ quan



sát được từng LED “di chuyển”
32 LED chia là 4 vùng cùng màu, mỗi vùng 4



LED, cùng chạy đuổi nhau theo 1 chiều
Tương tự như hiệu ứng 3 nhưng sẽ quan sát




được cả khối LED “di chuyển”
4 cặp LED dao động quanh 1 vị trí
• 5 hiệu ứng LED bên trong:

Các LED bên trong được chia thành 24 cung tròn
, mỗi cung tròn có nhiều LED. Mỗi hiệu ứng
trong 5 hiệu ứng bao gồm bao gồm các cung tròn
xoay theo chiều kim đồng hồ. Tại một thời điểm
của một hiệu ứng, sẽ có một số cung tối liền
nhau, một số cung sáng liền nhau. Hiệu ứng sẽ
tạo cảm giác các cung tròn xoay theo chiều kim
11


đồng hồ. Độ sáng của mỗi đèn LED khi nháy đều
là 100%.

2.3. Yêu cầu phi chức năng










Kích thước sản phẩm: 25cm x 25cm x 15cm
Mặt hiển thị gồm 228 LED nhiều loại

Nguồn cấp: Adapter 9V, DC – ngõ ra ở mặt sau
Trọng lượng sản phẩm: 0,7kg
Vỏ sản phẩm: bìa
Tuổi thọ: 10.000 giờ
Thời gian hoàn thành: 4 tháng
Chi phí: 599.000VNĐ
Giá thành: 799.000VNĐ

12


CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH
Để xây dựng được kế hoạch làm việc chi tiết và chính xác cho dự án, ta cần biết
những công việc cụ thể trong từng giai đoạn của quá trình cũng như khả năng từng
thành viên để phân công công việc sao cho phù hợp nhất. Trong chương này ta sẽ
lập bảng công việc, bảng đánh giá nhân lực và bảng phân công công việc.
Kế hoạch thực hiện dự án được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng trong file Project
đính kèm.
3.1. Bảng công việc
Bảng công việc là cách nhìn tổng quát nhất về toàn bộ các bước thực hiện để
thực hiện dự án, dựa vào 9 bước trong quy trình thiết kế kỹ thuật.

Bảng 3.1. Bảng công việc
Thời gian
4/9 - 16/9

Công việc
Xác định ý tưởng

Mô tả

Lên ý tưởng và tìm kiếm thông tin về sản
phẩm LED Trái Tim RGB

19/9 - 27/9

Mô tả sản phẩm

Xác định yêu cầu chức năng và yêu cầu phi
chức năng

31/10 - 5/11

Lập kế hoạch

Lập kế hoạch chi tiết công việc cho dự án

7/11 - 12/11

Thiết kế sơ đồ khối

- Liệt kê các khối có trong mạch
- Thể hiện mối quan hệ giữa các khối

14/11 - 19/11

Thiết kế sơ đồ chi tiết Xem xét các điều kiện và dựa vào yêu cầu
từng khối và lựa chọn chức năng và phi chức năng để lựa chọn
phương án tối ưu
linh kiện tối ưu, thiết kế và vẽ mạch chi
tiết

Test mạch
- Mô phỏng trên phần mềm Proteus
- Test trên board mạch trắng

21/11 - 26/11

28/11 - 3/12

Chế tạo sản phẩm

- Thiết kế mạch in
- Hàn mạch, kiểm tra mạch hoạt động
13


5/12 - 29/12

Bàn giao sản phẩm

- Sửa chữa sai sót
- Hoàn thiện sản phẩm
- Làm báo cáo
- Bảo vệ sản phẩm

3.2. Bảng đánh giá nhân lực
Bảng đánh giá nhân lực sẽ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, sức
khỏe, thời gian rảnh, các dụng cụ sẵn có của từng thành viên.
Bảng 3.2. Bảng đánh giá nhân lực
STT Thành
viên


Điểm mạnh

Điểm yếu

Phương
tiện hỗ trợ

Thời gian
rảnh

1

Đào
Nguyên
Dương

+ Có tinh thần trách
nhiệm, ý thức tốt
+ Có kỹ năng lập
trình
+ Có thể hỗ trợ nhiều
cho nhóm

+ Chậm chạp, chưa
có nhiều ý tưởng
hay
+ Kỹ năng giao tiếp
chưa tốt


+ Xe đạp
Ngoài giờ
+ Laptop
học trên
+ Bộ dụng trường
cụ làm mạch

2

Nguyễn
Trung
Hiếu

+ Có kỹ năng tin học
khá
+ Nhiều ý tưởng mới,
lạ
+ Có tinh thần trách
nhiệm

+ Kỹ năng giao tiếp
chưa tốt
+ Dễ mỏi mắt khi sử
dụng máy tính trong
một khoảng thời
gian

+ Xe bus
Ngoài giờ
+ Laptop

học trên
+ Bộ dụng trường
cụ làm mạch

3

Phạm
Văn
Khánh

+ Khả năng học hỏi,
tìm tòi khá tốt
+ Có nhiều ý tưởng
hay

+ Hay mất tập trung
trong công việc
+ Kỹ năng thuyết
trình chưa tốt

+ Xe máy
Ngoài giờ
+ Laptop
học trên
+ Bộ dụng trường
cụ làm mạch

4

Đỗ

Sơn
Tùng

+ Kỹ năng tìm kiếm
thông tin tốt, nhanh
nhạy
+ Sử dụng máy tính
khá thành thạo

+ Chưa có nhiều ý + Xe bus
Ngoài giờ
tưởng hay
+ Bộ dụng học trên
+ Không có phương cụ làm mạch trường
tiện truyền thông ổn
định

14


3.3. Bảng phân công công việc
Bảng phân công công việc dựa trên bảng đánh giá nhân lực và các công việc cụ thể
để phân công từng việc cho từng thành viên. Các công việc được ký hiệu theo mã
và có sự liên quan tới nhau.

Bảng 3.3. Bảng phân công công việc
ST
T

Tên CV


1

Mô tả công việc

Nguồn lực

Xây
P1.1
dựng ý
tưởng
P1.2

Tìm kiếm ý tưởng

Internet, PM File PPT
MS
tưởng
PowerPoint

2

Phân
P2
tích yêu
cầu sản
phẩm

Mô tả yêu cầu chức MS Word
năng và phi chức năng

của sản phẩm

3

Lập kế P3.1
hoạch

Xác định các điều kiện
tiền đề

4


CV

Trình bày trên slide

P3.2

Xây dựng
hoạch

P3.3

Phân công công việc

Thiết kế P4.1

đồ
khối

P4.2

các

kế

Sản phẩm

Phụ
trách
ý All

Internet

Vẽ sơ đồ khối

MS Visio

Hiếu,
Dương

File Word yêu All
cầu
chức
năng và phi
chức năng

MS
Word, File
Word

MS Project
bảng
nhân
lực & phân
công
công
việc,
file
Project bảng
công việc

Xác định các khối

Điều
kiện

P1.1
KT
P1 KT

Khánh,
Tùng

P2 KT

Dương,
Hiếu

P2 KT


All

P2 KT

Tùng,
Khánh
File Visio sơ Hiếu,
đồ khối
Dương

P3 KT
P4.1
KT

15


P4.3

5

6

Trình bày trên slide

MS
PowerPoint

Thiết kế P5.1
chi tiết

từng
khối
P5.2

Xác định, thiết kế và
test khối nguồn

MS Visio, MS File Visio, file Khánh,
Proteus
Proteus các Tùng
khối

P4 KT

Xác định, thiết kế và
test khối điều khiển

Hiếu,
Dương

P4 KT

P5.2

Xác định, thiết kế và
test khối hiển thị

All

P4 KT


P6.1

Mô phỏng mạch tổng PM Proteus, File project All
thể
Breadboard
trên Proteus
+ Mạch mô
Nạp code
phỏng

P5 KT

Mua linh kiện, Test
trên breadboard
Thiết kế mạch in
PM Proteus, File PDF mạch Khánh,
máy hàn
in,
Tùng
Sản
phẩm
Hàn mạch, test mạch
hoàn chỉnh

P6.2
KT
P6 KT

Hoàn thiện sản phẩm


P7.2
KT
P7 KT

Test
mạch
tổng hợp

P6.2
P6.3

7

Chế tạo P7.1
sản
phẩm
P7.2
P7.3

8

Bàn giao P8.1
sản
phẩm
P8.2
P8.3

Viết báo cáo
Làm slide

Dựng video

MS
Word,
MS
PowerPoint,
máy
quay,
Proshow

File
PowerPoint
sơ đồ khối

Dương,
Hiếu

File Word báo Dương,
cáo,
file Hiếu
PowerPoint
cuối cùng, file Hiếu
video MP4
Hiếu,
Dương

P4.2
KT

P5 KT


P7.1
KT

P7 KT
P7 KT

3.4. Gantt Chart và Network Diagram

16


Hình 3.1. Gantt Chart của kế hoạch làm dự án

17


Hình 3.2. Network Diagram của kế hoạch làm dự án

18


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ KHỐI
Mạch gồm 3 khối: khối nguồn, khối điều khiển và khối LED hiển thị.

Hình 4.1. Sơ đồ các khối trong mạch
Nguyên lý hoạt động:
• Mạch chạy bằng cách lấy điện xoay chiều AC 220V. Nguồn xoay chiều qua
khối nguồn sẽ tạo ra điện áp DC 5V.
• Điện áp 5V sau khi qua khối nguồn sẽ được cung cấp cho toàn bộ mạch

baogồm khối điều khiển và khối điều khiển.
• Khối điều khiển sẽ được nạp code vào IC chính, làm cho IC hoạt động, điều
khiển hoạt động các IC khác và các LED.- Khối LED được sắp xếp theo một
trình tự phù hợp (hình trái tim) hiện thị nhận tín hiệu trực tiếp từ khối điều
khiển để các LED nháy theo đúng hiệu ứng được lập trình.

19


CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ CHI TIẾT TỪNG
KHỐI, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
Trong chương này, ta sẽ đi vào thiết kế cụ thể các khối dựa vào yêu cầu sản phẩm
và lựa chọn phương án tối ưu cho từng khối. Ta sẽ đi theo trình tự các khối: khối
nguồn, khối điều khiển và khối LED hiển thị. Trong từng khối ta sẽ đi theo trình tự
các bước:
• Lựa chọn phương án tối ưu cho các linh kiện
• Thiết kế sơ đồ chi tiết trong khối
• Vẽ sơ đồ các khối trên Proteus
5.1. Thiết kế khối nguồn

Bảng 5.1. Các phương án lựa chọn khối nguồn
Tiêu chí

Điểm
trung
bình

Nguồn

Nguồn

dùng
nhiều Pin

Nguồn
Adapter

Sự tiện dụng
(HS: 0,2)

Tuổi tho
(HS: 0,3)

Ảnh hưởng
(HS: 0,2)

Dễ mang theo,
lắp đặt nhưng
phải kiểm tra
pin để thay
pin

Tuổi thọ ít,
không thể dùng
liên tục vì có
nhiều LED công
suất cao

Độc hại, gây ô
nhiễm môi trường,
gây hỏng mạch nếu

lâu ngày không
tháo pin

Khó bảo quản 7,4/10
được lâu khi
lâu
ngày
không dùng
đến

Điểm: 9/10

Điểm: 7/10

Điểm: 7/10

Điểm: 7/10

Dễ mang theo,
dễ lắp đặt
nhưng
phải
cắm vào ổ
điện AC 220V

Tuổi thọ rất lâu Không gây ô nhiễm Dễ dàng bảo 9,8/10
phù hợp với y/c môi trường
quản
phi chức năng:
trên 10.000 giờ,

có thể dùng liên
tục

Điểm: 9/10

Điểm: 10/10

Điểm: 10/10

Bảo quản
(HS: 0,3)

Điểm: 10/10

Như vậy dựa vào những ưu điểm nêu trên nhóm em lựa chọn Adapter cho khối
nguồn và có sơ đồ khối của khối nguồn như sau:
20


Hình 5.1. Sơ đồ khối khối nguồn
Adapter trong khối nguồn là Adapter 9V, được cắm vào ổ điện với dòng AC 220V
sau khi qua IC ổn áp lọc nhiễu ta sẽ được điện áp DC 5V
Bảng 5.2. Các phương án đánh giá IC ổn áp lọc nhiễu
Tiêu chí
IC ổn áp

Điểm
trung
bình
Giá cả

(HS: 0,2)

LM7805

LM2576

2.000 VNĐ

Dòng điện định
Tính phức tạp
mức đầu ra
của mạch
(HS: 0,4)
(HS: 0,3)
1.5A, nhỏ, phù hợp Mạch đơn giản
với mọi linh kiện có và dễ lắp mạch
trong mạch, cần ít hơn
sự tính toán khi sử
dụng
Điểm: 10/10

Tính thông dụng
(HS:0,1)
Thông dụng hơn cho 9,9/10
những mạch không
yêu cầu cao về độ ổn
định

Điểm: 10/10


Điểm: 10/10

8.000 VNĐ

3A, lớn, dễ làm Mạch
phức Thông dụng với mọi 8,9/10
hỏng linh kiện, cần tạp hơn
mạch
phải tính toán
nhiều khi sử dụng

Điểm: 8/10

Điểm: 9/10

Điểm: 9/10

Điểm: 9/10

Điểm: 10/10

Như vậy, nhóm sẽ chọn LM7805 để làm IC ổn áp lọc nhiễu.
21


Hình 5.2. Sơ đồ khối nguồn trên Proteus

- LM7805 có 3 chân, chân 1 và 3 nối với giắc cắm, chân 2 nối với đất
- Tụ điện C4 là tụ điện 1uF
- Có 1 đèn LED để báo hiệu nguồn đã được cấp vào mạch chưa

- Điện áp DC 9V vào từ Adapter qua giắc cắm J16 (được nối vào chân 1 của
LM7805)
- Điện áp DC 5V sẽ ra ở J17 (được nối vào chân 3 của LM7805) như hình
5.2. Thiết kế khối điều khiển

Hình 5.3. Sơ đồ khối khối điều khiển

22


Bảng 5.3. Các phương án lựa chọn IC chính cho khối điều khiển
Tiêu chí

Điểm
trung
bình

IC
Giá cả
(HS: 0,05)

Dung lượng
(HS: 0,3)

Tốc độ
(HS: 0,3)

AT89C52

AT89C51


Ngôn
ngữ LT
(HS:
0,1)

Tính
thông
dụng
(HS:
0,05)
Thông
dụng

14.000
VNĐ

RAM:
256 0-24
Byte
MHz
ROM:8KB

-55 đến
125oC

C,
thông
dụng


Điểm:
9/10
13.000
VNĐ

Điểm: 10/10

Điểm:
10/10
-55 đến
125oC

Điểm:
10/10
C,
thông
dụng
Điểm:
10/10

Điểm:
10/10
Không
thông
dụng
Điểm:
7/10

C,
thông

dụng
Điểm:
10/10

Không
thông
dụng
Điểm:
7/10

Điểm:
10/10
AT89S51

Nhiệt độ
làm việc
(HS: 0,2)

16.000
VNĐ
Điểm:
7/10

Điểm:
8/10
128 0-24
MHz

RAM:
Byte

ROM:4KB
Điểm: 8/10

RAM:
128
Byte
ROM:4KB
Điểm: 8/10

Điểm:
8/10

Điểm:
10/10

0-33
MHz

-55 đến
125oC

Điểm:
10/10

Điểm:
10/10

9,35/10

8,65/10


9,1/10

Như vậy, AT89C52 sẽ là lựa chọn của nhóm cho IC điều khiển chính.

23


Hình 5.4. AT89C52 và sơ đồ chân

Hình 5.5. Sơ đồ lắp mạch của AT89C52 trên Proteus

IC AT89C52 sẽ nhận lệnh từ code được nạp để đưa tín hiệu điều khiển các LED bật
tắt theo ý muốn. Tín hiệu ra các chân từ 10 đến 17, từ 21 đến 28 và từ 32 đến 39 sẽ
điều khiển 24 cung LED bên trong.
Do số chân của AT89C52 không đủ với số lượng LED viền, nên sẽ dùng 1 bộ các
IC 74HC595 rất thông dụng dùng để tăng số lượng ngõ ra.

Hình 5.6. 74HC595 và sơ đồ chân
Để đủ cho 32 LED viền, mỗi LED có 3 chân màu cần điều khiển nên ta sẽ dùng 12
IC 74HC595, mỗi IC 74HC595 điều khiển 8 LED cùng màu, mỗi màu LED được
điều khiển bởi 4 IC 74HC595 mắc nối tiếp nhau theo quy luật: chân 9 của IC trước
24


nối vào chân 14 của IC sau. IC 74HC595 có chân 11 nối với cổng P1.0 và chân 12
nối với cổng P1.1 của AT89C52, chân 10 và 16 nối với VCC, chân 13 và chân 8 nối
với đất. Các chân từ 1 đến 7, 9 và 15 của IC 74HC595 sẽ điều khiển 1 màu của 8
LED viền.


Hình 5.7. Sơ đồ 12 IC74HC595 trên Proteus
12 IC 74HC595 được bố trí theo 4 dòng và 3 cột, mỗi dòng là 3 IC điều khiển 3
màu của 8 LED liên tiếp, mỗi cột là 4 IC được đánh số từ U0 đến U3 như hình điều
khiển 1 trong 3 màu (Red ,Green, Blue) của 32 LED viền.
5.3. Thiết kế khối LED hiển thị

25


×