Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tìm hiểu về hệ thống trung gian tài chính của các nước ngoài và việt nam, nêu điểm mới về luật các tổ chức tín dụng năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.67 KB, 57 trang )

Đề tài(lớn): Tìm hiểu về hệ thống trung gian tài chính của các nước ngoài
và việt nam, nêu điểm mới về luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
Đề tài(nhỏ): Tìm hiểu về hoạt động của các tổ chức tín dụng ở việt nam,
liên hệ vietcombank và những điểm mới về luật tín dụng năm 2010.

Bố cục bao gồm:
A. Tổng quan về hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
B. Thực trạng huy động vốn của Vietcombank
C. Các biện pháp tăng vốn của VCB năm 2010
D. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng VCB
E. Những điểm mới yếu của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
A. Tổng quan về hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới. Sau hơn hai
thập kỉ, đất nước ta đã chuyển mình và dần khẳng định vị thế của mình với
nhiều đổi thay trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo
dục...Và hệ thống tín dụng cũng không nằm ngoài sự chuyển biến tốt đẹp đó. Hệ
thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát triển nhanh chóng
cả về số lượng và chất lượng, đa dạng hóa các loại hình và mở của hơn với quốc
tế. Hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam có thể khái quát hóa theo sơ đồ
sau:
Sơ đồ 1: Hệ thống TCTD ở Việt Nam


HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG

TCTD LÀ NGÂN HÀNG

TCTD PHI NGÂN HÀNG

5 NHTM NHÀ NƯỚC*,
1NHPT, 1NHCSXH



17 CÔNG TY TÀI CHÍNH

38 NHTM CỔ PHẦN

13 CT CHO THUÊ TCHÍNH

48 CHI NHÁNH NGNNg
5 NH 100% VỐN NN

1 QUĨ TDND TW
1037 QUĨ TDND CÕ SỞ
TCTC QUI MÔ NHỎ

5 NH LIÊN DOANH

( ĐANG XEM XÉT CẤP PHÉP )

Nguồn: NHNN
* Vietinbank và Vietcombank đã cổ phần hóa song nhà nước vẫn chiếm số
cổ phần chi phối nên vẫn có thể xếp hai ngân hàng này vào khối NHTM Nhà
nước
Các hoạt động huy động vốn cũng diễn ra với qui mô ngày càng tăng, thể
hiện dưới nhiều hình thức, sản phẩm, dịch vụ giúp cho hoạt động huy động vốn
ngày càng linh hoạt, nhanh chóng, mang lại lợi ích cao cho các bên tham gia.
Qui mô tài sản có của các tổ chức tín dụng
Bảng: Qui mô tài sản có
TÀI SẢN CÓ
TỔ CHỨC



NĂM
2007

NĂM
2008

NĂM
2009

%

%

TĂNG,

TĂNG,

GIẢM

GIẢM

2008 SO

2009 SO

VỚI

VỚI 2008


NHTM Nhà

912,214

1,143,

1,381,

2007
25.3

nước
NHTM Cổ

.83
565,424

155.94
720,53

067.60
1,161,

2
27.4

1
61.1

phần

NHLD,

.34
201,783

8.28
254,07

149.49
313,5

3
25.9

5
23.3

NHNNg
CTy

TC,

.68
68,243.

8.65
82,472

08.53
147,0


2
20.8

9
78.3

Quĩ

53
20,563.

.23
22,813

59.50
29,28

5
10.9

1
28.3

hệ

75
1768,23

.91

2,223,

6.66
3,032,

4
25.7

7
36.3

0.13

059.00

071.79

2

9

Cty CTTC
HT
TDND
Toàn
thống

Biểu đồ: Giá trị tài sản có hệ thống TCTD của Việt Nam

20.8



Nhìn vào bảng qui mô tài sản có và biểu đồ qui mô tài sản có của các
TCTD ở Việt Nam từ năm 2007 tới năm 2008 có thể thấy rõ tài sản có của các
tổ chức tín dụng tăng trưởng khá ở hầu hết các khối. Năm 2009 toàn hệ thống
tăng 36,39% so với năm 2008. Khối NHTM nhà nước vẫn luôn chiếm tỉ trọng
lớn nhất trong toàn hệ thống. Khối NHTM cổ phần tuy có tỉ trọng nhỏ hơn
nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều. Trong khi đó, khối NH liên
doanh, NH nước ngoài cũng có khối lượng tài sản có tăng nhẹ. Điều này được
giải thích do các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo hành lang pháp lí
thông thoáng hơn cho sự hoạt động của khối này.
Trong khối NHTM Nhà nước, Agribank và Vietinbank có tổng giá trị tài
sản có và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản qua các năm là lớn nhất. Còn trong
khối NHTMCP thì ACB, Techcombank và Sacombank là những cái tên được
nhắc tới nhiều nhất do có tốc độ tăng trưởng lớn và trở thành những đối thủ cạnh
tranh mạnh mẽ với các Ngân hàng quốc doanh.
Các số liệu thực tế đã chứng minh rằng giá trị tài sản có của các NHTM
luôn là lớn nhất, do vậy, mặc dù khối NHTM có những điểm tương đồng với các
ngân hàng trung gian và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác nhưng người
ta vẫn tách riêng ra để nghiên cứu một cách chi tiết nhất.


2. Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ huy động vốn
2.1. Ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Hệ thống ngân hàng từ khi hình thành đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã
hội. Nó có nhiều sự thay đổi do giao thoa với các trung gian tài chính khác.
NHTM là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua việc
kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu. NHTM là tổ chức kinh doanh
tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng

với với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp
vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Thời kì đầu, các NHTM thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi và làm dịch vụ
thanh toán, chủ yếu là các loại tiền gửi không kì hạn, có kì hạn và ngắn hạn. Về
sau, do nhu cầu của nền kinh tế càn phải có những dịch vụ phù hợp nên các
NHTM bắt đầu dành một lượng vốn từ huy động trung và dài hạn, phát hành trái
khoán để cho vay trung và dài hạn
Cho đến cuối năm 1960, đặc điểm đặc thù để phân biệt một Ngân hàng
thương mại với một Ngân hàng trung gian khác như là ở chỗ Ngân hàng thương
mại là một đơn vị duy nhất được phép mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cho
công chúng. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, các
ngân hàng thương mại đang gia tăng cả về số lượng và chất lượng và trở thành
khối trung gian tài chính lớn nhất.
Hệ thống ngân hàng nước ta chia làm 2 cấp, trong đó ngân hàng nhà nước
làm nhiệm vụ của NHTW, còn các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín
dụng khác hoạt động như là các ngân hàng trung gian thực hiện chức năng kinh
doanh. NHTM có thể tồn tại ở nhiều dạng sở hữu khác nhau như NHTM quốc
doanh, NHTM tư nhân, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh hoặc chi nhánh
NHTM nước ngoài.
2.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại


Đặc trưng của NHTM được thể hiện rõ nét nhất qua 3 chức năng chính:
- Chức năng làm thủ quĩ cho xã hội
- Chức năng làm trung gian thanh toán
- Chức năng làm trung gian tín dụng
2.2. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM
2.2.1. Vốn và các biện pháp ảnh hưởng tới nghiệp vụ huy động vốn của
các NHTM
Các ngân hàng cũng giống như cácdoanh nghiệp, để hoạt động được thì cần

có vốn. Trước khi tìm hiểu nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại,
chúng ta cần phải hiểu khái niệm về vốn và vai trò của vốn đối với hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy
động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh
khác. Về cơ bản thì vốn của ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm
thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu của nó gửi vào ngân hàng để nhằm mục đích
thanh toán , tiết kiêm hay đầu tư và mong muốn có được một khoản lãi từ sự
chuyển nhượng quyền sở hữu vốn đó. Như vậy, Ngân hàng chính là một trung
gian huy động và sử dụng vốn, tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức
tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh
tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát
triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Vốn có vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Trước hết, nó giữ
vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM. Vốn vừa là phương tiện kinh
doanh, vừa là đối tượng kinh doanh của ngân hàng. Vốn quyết định khả năng
thanh toán của ngân hàng. Vốn quyết định qui mô hoạt động tín dụng và các
hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng và nguồn vốn quyết định năng lực
cạnh tranh của ngân hàng.
Chính vì những lí do như vậy mà ngoài số vốn ban đầu theo pháp luật qui


định ( năm 2010 yêu cầu vốn pháp định là 3000 tỷ VNĐ ), các ngân hàng vẫn
luôn tìm mọi cách để gia tăng nguồn vốn với chi phí thấp trong quá trình hoạt
động kinh doanh.
Nghiệp vụ huy động vốn có vai trò quan trọng đối với cả 3 đối tượng: các
NHTM, các khách hàng và nền kinh tế. Đối với các NHTM, nghiệp vụ huy động
vốn là hoạt động chủ yếu. Huy động vốn tốt là tiền đề thúc đẩy các NHTM phát
triển các dịch vụ, sản phẩm khác. Hiện nay, 90% thu nhập của ngân hàng là từ
hoạt động tín dụng, do vậy, thực hiện tốt việc huy động vốn sẽ là cơ sở cho để

ngân hàng gia tăng thu nhập, cải tiến cơ cấu thu nhâp. Đối với khách hàng,
nghiệp vụ huy động vốn lại mang lại nhưng lợi ích của việc tiết kiệm, thanh
toán. Các khách hàng có thể có thêm một khoản lời khi gửi tiền vào ngân hàng.
Mặc dù có thể ít hơn những phương thức đầu tư khác nhưng lại mang lại ít rủi ro
hơn, giúp họ bảo đảm an toàn tài sản, an toàn trong thanh toán. Đối với nền kinh
tế, việc các ngân hàng huy động vốn có thể điều tiết nền kinh tế đi theo hương
tích cực, lạm phát được kiềm chế. Thêm vào đó, khi các ngân hàng huy động
được nhiều vốn sẽ có điều kiện cho vay đuợc nhiều hơn, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ huy động vốn rất đa dạng và phong
phú, nhưng có thể chia ra thành hai nhóm chính là khách quan và chủ quan.
Nhóm khách quan bao gồm chính trị - pháp luật, kinh tế, môi trường xã hội và
công nghệ. Nhóm chủ quan thuộc về chính các ngân hàng, có thể kể đến chính
sách lãi suất, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, uy tín và vị thế của ngân
hàng, các hình thức huy động và dịch vụ kèm theo, mạng lưới kinh doanh hoạt
động của ngân hàng, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên...


Nhóm nhân tố khách quan

-

Chính trị, pháp luật:

+ Hành lang pháp lí: Ở Việt Nam, các NHTM hoạt động theo luật các tổ
chức tín dụng, luật ngân hàng nhà nước...Do vậy, những qui định về tỉ lệ huy
động vốn của ngân hàng thương mại so với vốn tự có, quy định phát hành trái


phiếu, kì phiếu...đều ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của các NHTM.

+ Sự can thiệp của NHNN: Để ổn định thị trường tiền tệ, tăng trưởng kinh
tế và kiềm chế được lạm phát, NHTW sẽ sử dụng những chính sách tiền tê.
Những chính sách này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của ngân
hàng vì nó ảnh hưởng tới lãi suất thị trường và hoạt động vay vốn của các
NHTM từ NHNN.
-

Kinh tế:

+ Sự tăng trưởng của nền kinh tế: Trong thời kì kinh tế tăng trưởng khá, thu
nhập của mọi đối tượng trong nền kinh tế được cải thiện, tích lũy cũng vì thế mà
tăng theo. Đây là nền tảng để các NHTM huy động được nhiều vốn hơn. Ngược
lại, khi nền kinh tế khủng hoảng, kém phát triển, NHTM sẽ khó có thể huy động
được lượng vốn lớn. Nền kinh tế thường hoạt động theo chuy kì, lúc lên lúc
xuống. Hoạt động huy động vốn của các NHTM cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bới
chu kì kinh tế đó.
-

Môi trường – xã hội:

+Việc huy động vốn của các NHTM phụ thuộc nhiều vào thu nhập của
khách hàng, tập quán, thói quen, tâm lí tiêu dùng của khách hàng. Ở các nước
phát triển, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ( noncash payment istrument
) đã rất phát triển ( sử dụng séc, chuyển khoản...). Còn tại các nước chậm phát
triển hình thành thói quen dùng tiền mặt và tích luỹ nhiều.
-

Công nghệ:

+ Công nghệ phát triển cũng đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận khách

hàng, khả năng tiết kiệm chi phí giao dịch, khả năng cũng cấp các phương tiện
thanh toán nhanh chóng, hiệu quả và an toàn được củng cố. Các khách hàng sẽ
tin tưởng và các dịch vụ của ngân hàng hơn và từ đó gửi tiền nhiều hơn.


Nhóm nhân tố chủ quan

-

Chính sách lãi suất:

+ Mỗi ngân hàng đều có những chính sách lãi suất riêng để huy động được
nhiều vốn do chính sách lãi suất này ảnh hưởng nhiều tới tâm lí của những


người muốn hưởng lãi từ việc gửi tiền. Chỉ cần một khác biệt nhỏ về tỉ lệ lãi suất
có thể đẩy dòng vốn sang nơi khác. Do vậy, Ngân hàng phải tính toán một cách
tỉ mỉ để đảm bảo lãi suất có tính cạnh tranh, đảm bảo được đầu vào thấp nhất và
kinh doanh có lãi.
-

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng:

+ Một ngân hàng có chiến lược kinh doanh tốt sẽ đạt được những mục tiêu
của mình. Chiến lược về các sản phẩm dịch vụ, chiến lược phân phối, chiến lược
phát triển nhân sự, chiến lược khuyếch chương thương hiệu đều tác động mạnh
mẽ tới việc huy động vốn. Hệ thống chiến lược kinh doanh tốt sẽ có thể đánh giá
được năng lực quản lí hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo niềm tin cho
khách hàng.
+ Mạng lưới kinh doanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động

vốn. Với nhiều chi nhánh, nhiều điểm giao dịch, khách hàng sẽ thuận tiện hơn
trong việc gửi tiền, giao dịch với các các ngân hàng. Ngân hàng nằm ở những vị
trí thuận lợi như ở trung tâm, khu đông dân cư sẽ có điều kiện tiếp cận với nhiều
khách hàng hơn.
-

Uy tín và vị thế của ngân hàng:

+ Thông thường, các khách hàng sẽ chọn những ngân hàng uy tín, lâu năm
để thực hiện các giao dịch đáp ứng nhu cầu của mình do những ngân hàng này
có khả năng tài chính, lịch sử, tình hình hoạt động kinh doanh tốt. Các ngân
hàng mới thành lập sẽ khó có thể tạo được nềm tin cho khách hàng. Vì thế,
thông qua các hoạt động của mình, các ngân hàng phải thể hiện sự phong cách
làm việc chuyên nghiệp, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng để nâng cao uy tín và
vị thế của mình.
- Các hình thức huy động và dịch vụ kèm theo:
+ Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, việc đa dạng hóa các loại hình nhằm
đáp ứng tốt nhất các nhu câu của khách hàng trở nên vô cùng quan trọng. Với
nhiều chương trình tiết kiệm, nhiều hình thức tiết kiệm tốt và đa dang, các khách
hàng có thể lựa chọn được một hình thức phù hợp nhất với mình. Với nhiều tiện


ích kèm theo, sẽ giúp Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn của
mọi thành phần kinh tế và dân cư trong xã hội. Qua đó, tạo thêm nhều mối quan
hệ gắn bó chặt chẽ hơn giữa các Ngân hàng và khách hàng.
-

Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên:

+ Tâm lí khách hàng bao giờ cũng muốn được giao dịch ở những địa điểm

đẹp, với
đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, lịch thiệp. Phát triển cơ
sở hạ tầng, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên với những phẩm cách tốt sẽ nâng
cao được chất lượng dịch vụ cung ứng ra thị trường. Đây là điều khách hàng rất
quan tâm.
2.2.2. Phân loại vốn kinh doanh của NHTM
2.2.2.1. Vốn tiền gửi
Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số nguồn
vốn của ngân hàng thương mại, là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh
doanh. Vốn tiền gửi bao gồm: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và tiền
gửi tiết kiệm.


Tiền gửi không kì hạn

Là khoản tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhưng có thể rút ra bất
cứ lúc nào, ngân hàng buộc phải đáp ứng yêu cầu này của khách hàng. Mục đích
chính của khách hàng khi gửi tiền theo hình thức này là nhằm đảm bảo an toàn
về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng. Loại hình tiền gửi
này có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng và khách hàng. Đó là một nguồn
tạo nên vốn của ngân hàng, tiết kiệm chi phí lưu thông, thực hiện giao dịch văn
minh và giảm thiểu rủi ro.
Tiền gửi thanh toán là khoản tiền gửi của cá nhân hoặc doanh nghiệp để
nhò vào ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Ngân hàng thực hiện việc thanh toán
và chi trả của cá nhân trong điều kiện số dư cho phép. Các khoản thu bằng tiền
của doanh nghiệp và cá nhân có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu
cầu, với loại tiền gửi này lãi suất là rất nhỏ (hoặc bằng 0). Ở các nước phát triển


loại hình tiền gửi này thường tồn tại dưới dạng tài khoản vãng lai (current

account). Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một cuốn sổ séc tương ứng với số
tiền khách hàng gửi thanh toán. Khách hàng có thể kí phát séc để thực hiện các
giao dịch thanh toán của mình. Nếu thiếu tiền, khách hàng có thể thấu chi
(overdraf) (với sự cho phép của ngân hàng). Do vậy loại tài khoản này có thể có
số dư nợ hoặc số dư có.
Do được sử dụng vì mục đích thanh toán nên số dư của loại tài khoản này
thường không ổn định, lãi suất cũng rất thấp. Ở ngân hàng luôn có sự chênh lệch
giữag tiền ra và vào của tài khoản tiền gửi. Các ngân hàng só thể tận dụng phần
chênh lệch tạm thời nhàn rỗi hoạt động kinh doanh.


Tiền gửi có kì hạn

Là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định từ
một vài tháng tới một vài năm (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, 2 năm, 5
năm...). Mục đích của người gửi tiền cũng là đảm bảo an toàn về tài sản, ngoài
ra cũng vì mục đích kiếm lãi. Loại hình tiền gửi này giữa vị trí trung gian giữa
tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất trả cho loại tiền gửi này cao
hơn lãi suất trả cho tiền gửi không kì hạn và thay đổi theo từng loại kì hạn, số dư
cũng ổn định hơn. Do vậy, các ngân hàng có thể sử dụng phần lớn vào hoạt
động kinh doanh. Nó cũng giúp ngân hàng chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng
vốn. Các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng nhiều mức kì
hạn, lãi suất khác nhâu, thậm chí khách hàng có thể rút trước kì hạn nhưng tất
nhiên sẽ mất một khoản chi phí (trừ vào lãi suất).


Tiền gửi tiết kiệm

Đây là một phần thu nhập của dân cư chưa sử dụng đến, tạm thời nhàn rỗi.
Họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm vè hưởng lãi.

Hình thức cổ điển nhất của loại hình này là tiền gửi tiết kiệm có sổ. Đối với
loại tiền gửi này, người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một cuốn sổ (pass
book) để gửi tiền vào và rút tiền ra. Đồng thời cuốn sổ này cũng xác nhận số tiền
đã gửi. Loại hình này còn tồn tại đến ngày nay và trong những năm 90 nó có thể


chuyển sang tài khoản séc dễ dàng. Do vậy nó có khả năng thanh toán rất cao.
Có thể phân loại loại hình tiết kiệm này ra thành 2 dạng: tiền gửi tiết kiệm
không kì hạn ( là loại tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng không được dùng
các phương tiện thanh toán để chi trả cho khách hàng), tiền gửi tiết kiệm có kì
hạn ( là khoản tiền gửi có sự thỏa thuận của khách hàng và Ngân hàng về thời
hạn gửi và rút tiền, lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kì hạn). Đây là
nguồn vốn chính để ngân hàng kinh doanh tiền tệ, nó là một trong những nguồn
vốn ổn định nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm có kì
hạn của doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn vì doanh nghiệp hoạt động có chu kỳ,
khi nào tạm thời thừa vốn thì mới gửi ngân hàng.
2.2.2.2. Vốn đi vay
Để đáp ứng nhu cầu cho vay vốn hoặc phải đáp ứng yêu cầu thanh toán
của khách hàng, đôi khi các ngân hàng phải đi vay. Các ngân hàng có thể vay
vốn từ NHTW, vay các ngân hàng và trung gian tài chính khác và vay từ công
chúng. Sau đây là các hình thức đi vay chủ yếu:


Phát hành các chứng từ có giá

Ngân hàng chủ động phát hành kì phiếu, trái phiếu ngân hàng nhằm huy
động vốn thực hiện các dự án đầu tư đã định. Các giấy tờ có giá này thường phải
đảm bảo các nội dung: mệnh giá, thời hạn, lãi suất được hưởng của giấy tờ có
giá.
Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành kì phiếu ngân hàng được thực

hiện theo hai hình thức: Phát hành theo mệnh giá (trả lãi sau, người mua trả tiền
theo mệnh giá được ghi trên bề mặt kỳ phiếu, khi đến hạn, ngân hàng sẽ hoàn trả
vốn gốc và thanh toán lãi cho người mua); Phát hành dưới hình thức chiết khấu
(trả lãi trước, người mua sẽ trả một số tiền bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ
được hưởng).


Vay của NHTW

NHTW khi cấp phép cho một NHTM thành lập và hoạt động thì đồng nghĩa


với việc cho NHTM ấy quyền được vay từ NHTW khi gặp khó khăn thiếu dự trữ
hoặc thiếu vốn. Vai trò điều hành nền kinh tế buộc NHTW phải cho các NHTM
vay để tránh những hệ lụy đáng tiến, ảnh hưởng tới nền kinh tế.
NHTW cho các NHTM vay dưới hình thức chủ yếu là tái cấp vốn ( chủ yếu
dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá) và cho vay thế chấp hay ứng
trước. Trong chế chấp, chủ nợ không bán phiếu nợ cho Ngân hàng, mà chỉ đem
gửi phiếu ấy làm vật bảo đảm cho việc vay tiền. Khi phiếu nợ đáo hạn, đích thân
chủ nợ phải thu hồi số nợ. Trong chiết khấu, có sự chuyển quyền sở hữu trên
món nợ ghi trong thương phiếu từ người chủ nợ sang Ngân hàng. Thời hạn thế
chấp thường cấp ngắn, có khi không quá một tuần. Kỹ thuật này rất thích hợp
cho Ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm,
những ngày Tết, v.v…
Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất
lượng như thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu
của NHNN trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu NHNN
cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.
Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn
hạn, chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHTW.

Khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích đầu tư, nó sẽ
hạ lãi suất tái chiết khấu. Tiền cung ứng trở nên dồi dào và các NHTM có thể dễ
dàng vay được các khoản vốn lớn. Ngược lai, khi NHTW thắt chặt tiền tệ, giảm
mức cung ứng tiền tệ để chống lạm phát, các NHTM sẽ phải chịu một mức lãi
suất tái chiết khẩu cao. Khi đó mặc dù các NHTW vẫn phải cho vay nhưng các
NHTM sẽ không muốn vay hoặc chỉ vay trong những trường hợp thật cần thiết
và tìm cách trả lại nhanh.


Vay các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Trong qua trình hoạt động của mình, các ngân hàng sẽ không tránh khỏi
những lúc cho vay quá nhiều hoăc có những nghĩa vụ lớn về tài chính dẫn tới
việc thiếu hụt dự trữ tại NHTW. Trong khi đó lại có một số ngân hàng khác


trong tình trạng dự trữ vượt yêu cầu mong muốn có được những khoản lời cao từ
số vượt dự trữ đó. Các ngân hàng thiếu hụt sẵn sàng vay và các ngân hàng dư
thừa sẵn sàng cho vay lẫn nhau, khiến cho thị trường có tính thanh khoản cao.
Hình thức cho vay này thường có 2 dạng: Vay qua đêm là hợp đồng vay mượn
bất thành văn giữa hai ngân hàng chủ yếu thông qua điện thoại và điện tín chỉ có
thời hạn không quá một ngày. Vay kỳ hạn là hợp đồng vay mượn thành văn có
thời hạn cụ thể (vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm). Thường các ngân hàng đi
vay phải có giấy tờ có giá để cầm cố đưa cho ngân hàng cho vay.
Đây là nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, tỉ trọng tương đối lớn và chi phí phụ
thuộc vào cung cầu tiền tệ. Hình thức vay này có ý nghĩa quan trọng đó là điều
hòa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển liên tục trong toàn
bộ hệ thống ngân hàng.



Các nguồn vốn vay khác:

-

Vay từ công ty mẹ: Ở các nước phát triển mỗi công ty hoặc tập đoàn

kinh doanh có thể là chủ của từ một đến nhiều NHTM. Thay vì tự mình phát
hành những trái phiếu hay IOU (I owe U), các ngân hàng sẽ nhờ công ty mẹ của
mình phát hành và vay lại vốn từ công ty mẹ. Các NHTM khi phát hành giấy nợ
hay trái phiếu đôi khi bị ràng buộc bởi quá nhiều điều kiện của NHTW hoặc chi
phí phát hành cao. Các công ty mẹ phát hành trái phiếu sẽ tránh được những
ràng buộc của NHTW về dự trữ, lãi suất và thủ tục.
-

Phát hành hợp đồng mua lại: Hợp đồng mua lại hay giấy thỏa thuận

mua lại (Repurchase Agreements-RPs) là một hợp đồng bán chứng khoán giữa
ngân hàng và các đối tưuơngj kinh doanh chứng khoán tương đối thừa tiền mặt
như: các công ty tài chính, các quĩ tiết kiệm, quĩ tín dụng, các quĩ hưu trí, các
công ty chứng khoán...Chứng khoán mà ngân hàng đem bán là các chưng khoán
nó đang đầu tư vào tài sản Có như trái phiếu kho bạc, cổ phiếu...Các ngân hàng
chỉ bán chứng khoán ra trong vòng 1 , 2 ngày hay một tuần, hai tuần sau đó các
ngân hàng được phép mua lại chính các chứng khoán đã bán với giá mua bằng
giá đã bán cộng thêm chi phí giao dịch. Đây là một hình thức vay ngắn hạn.




Vay nước ngoài:


Đôi khi nguồn vốn vay trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu bù đắp
của các NHTM hoặc các ngân hàng này muốn kiếm lời từ những nguồn khác thì
vay nước ngoài sẽ là một sự lựa chon. Vay nước ngoài thường vay bằng USD
hay đô la châu Âu ( những khoản tiền gửi bằng đô la thuộc các ngân hàng nước
ngoài hoặc những chi nhánh ở nước ngoài của những ngân hàng Mỹ ). Khi giá
đồng nội tệ trong nước tăng cao, lãi suất trong nước cũng tăng theo, dẫn tới việc
các ngân hàng trong nước sẽ vay nước ngoài bằng ngoại tệ với mức lãi suất thấp
hơn, sau đó về Việt Nam đổi lấy nội tê, cho vay kiếm lời cao. Khi một đống thái
nào đó làm cho giá đồng nội tệ giảm, lãi suất trong nước cùng giảm theo, điều
này có thể khiến các ngân hàng gặp khó khắn khi đã chót vay nước ngoài quá
nhiều.
2.2.2.3. Vốn của Ngân hàng
Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được
thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu
dài để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Ở Việt Nam, khoản
mục này bao gồm hai bộ phân vốn tự có và vốn coi như tự có.


Vốn tự có

Về khái niệm vốn tự có của các NHTM, theo luật các TCTD Việt Nam đã
sửa đổi và bổ sung năm 2004, vốn tự có của NHTM bao gồm: giá trị thực có của
vốn điều lệ, các quĩ dự trữ và một số tài sản nợ khác, gồm các khoản vốn điều lệ,
quĩ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quĩ dự trữ dự phòng bù đắp rủi ro, lợi nhuận
chưa chia, giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản cố định, vốn nhà nước cấp để
cho vay dài hạn, các loại vốn, quĩ khác,...Có hai loại vốn tự có:
-

Vốn điều lệ ( lớn hơn hoặc bằng vốn pháp đinh ) là loại vốn mà ngân


hàng phải có để đi vào hoạt động được ghi trong văn bản pháp qui. Tùy theo
hình thức sở hữu mà nguồn vốn này được hình thành từ những nguồn khác


nhau: Đối với ngân hàng thương mại quốc doanh, nguồn vốn này do nhà nước
cấp. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, nguồn vốn này hình thành từ việc
phát hành cổ phiếu.
-

Các quĩ dự trữ trích từ lợi nhuân ròng bổ sung vào vốn tự có: Trong

quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn theo nhiều phương thức khác nhau
tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và các quỹ như: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,
quỹ dự trữ đặc biệt. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Là quỹ được dùng với mục
đích tăng cường vốn tự có ban đầu. Lợi nhuận hàng năm bổ sung vào quỹ này
cho đến khi đạt 50% vốn tự có thì sẽ chuyển thành vốn tự có. Quỹ dự trữ đặc
biệt: Là quỹ dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình kinh doanh nhằm
bảo toàn vốn.


Vốn coi như tự có:

Gồm lợi nhuận chưa chia, quĩ khấu hao tài sản cố định, quĩ khen thưởng,
quĩ phúc lợi...Đây là khoản tiền mà các ngân hàng phải sử dụng vào những mục
đích nhất định nhưng chưa sử dụng. Do đó các ngân hàng có thể sử dụng nguồn
này cho hoạt động kinh doanh.
Vốn của ngân hàng chiếm tỉ trong nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
nhưng nó lại là điều kiện pháp lí bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Do tính
chất ổn định của nó, Ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như
trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu tư hay góp vốn liên

doanh… vốn tự có là căn cứ quyết định khả năng thanh toán khi Ngân hàng gặp
rủi ro, quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng, là cở sở để ngân hàng tiến
hành kinh doanh, huy động vốn và cho vay.

B.Thực trạng huy động vốn của Vietcombank
Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt
Nam thành một nước có nền kinh tế phát triển mạnh, Nhà nước Việt Nam đã xác


định mục tiêu hàng đầu và quan trọng đó là phải có nguồn vốn và trong số
nguồn vốn của NHTM thì số vốn huy động chiếm số lượng lớn, hoạt động của
các NHTM Việt Nam hiện nay về vấn đề huy động vốn đang diễn ra trong điều
kiện khá thuận lợi vì có thị trường chứng khoán ra đời, tiền nhàn rỗi của dân cư
tăng lên… Nhưng bên cạch đó cũng có nhiều khó khăn và thử thách. Trong một
số năm trở lại đây thì huy động vốn trong nước của các Ngân hàng thương mại
có vai trò quyết định và bằng các hình thức huy động truyền thống như nhận tiền
gửi còn có thêm các loại hình huy động mới đó là huy động bằng ngoại tệ, phát
hành kỳ phiếu, trái phiếu…
Một ví dụ điển hình đó là ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
I.Đôi nét về ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch
Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), còn được gọi
Vietcombank hay VCB là ngân hàng lớn thứ ba (sau Agribank và BIDV) và là
ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài
sản. Theo báo cáo của UNDP, Vietcombank là doanh nghiệp lớn thứ sáu Việt
Nam (sau Agribank, VNPT, EVN, BIDV và VietsovPetro). Ngân hàng được
thành lập năm 1963 với tư cách là một ngân hàng thương mại nhà nước. Tên
trước đây của ngân hàng này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngân hàng là thành viên của:



Hiệp hội ngân hàng Việt Nam



Hiệp hội ngân hàng châu Á



Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift



Tổ chức thẻ quốc tế Visa



Tổ chức thẻ quốc tế Master Card

Tháng 2/2007, lần đầu tiên Ngân hàng Ngoại thương được Standard &
Poor’s Ratings Services chính thức xếp hạng quốc tế ở mức BB/B, triển vọng ổn
định và năng lực nội tại ở mức D. Đây chính là mức xếp hạng cao nhất của S&P
đối với một định chế tài chính Việt Nam. Tiếp đó, tháng 5/2007, công ty xếp


hạng quốc tế Fitch nâng mức xếp hạng cá nhân của ngân hàng lên mức D từ
D/E, cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam căn cứ theo kết quả khả quan về
việc làm sạch bảng tổng kết tài sản, tái cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu và mở rộng
các hoạt động thương mại của ngân hàng
Ngày 26/12/2007, Ngân hàng đã phát hành thành công cổ phiếu lần đầu tiên

ra công chúng(IPO).
II. Thực trạng vốn và công tác huy động vốn của Vietcombank trong
những năm gần đây
1.Hình thức huy động vốn của VCB
Các hình thức huy động vốn chủ yếu được áp dụng trong thời gian qua tại
Ngân hàng VCB gồm:
+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn.
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
+ Vay của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng.
+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
2. Quy mô và cơ cấu huy động vốn
2.1. Năm 2007
Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2007 đã ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của Vietcombank – ngân hàng có tỷ lệ
huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trờ nên gay gắt với việc
mở rộng quy mô hoạt động, tăng lãi suất huy động, triển khai hàng loạt sản
phẩm mới, các chương trình khuyến mại rầm rộ để thu hút khách hàng.
Kết quả cụ thể năm 2007, tổng nguồn vốn của VCB đạt 197.363 tỷ đồng,
tăng 18,1% so với năm 2006. VCB thu hút được 175.436 tỷ quy đồng, tăng
17.2%. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 144.810 tỷ quy đồng.,
chiếm 82.5% so với tổng vốn huy động. Vốn huy động VND đạt 71.975 tỷ đồng,


vốn huy động ngoại tệ đạt 72.150 tỷ quy đồng, tăng 29% so với năm 2006
*Về cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 54%
- Tiền gửi có kỳ hạn chiếm 46%
2.2. Năm 2008
Trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng

nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng trưởng
phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động
huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với chính sách
lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động
vốn của VCB đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp
ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự
trữ bắt buộc tại NHNN. Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 6 tháng đầu
năm 2008, VCB không chỉ duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên
thị trường mà còn giữ vai trò chủ lực hỗ trợ vốn kịp thời cho các ngân hàng
khác, nhờ đó đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời gia tăng
lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính VCB
Kết quả cụ thể năm 2008, tổng nguồn vốn của VCB là 221.950 tỷ đồng,
tăng 12,46% so với năm 2007. Trong đó, tổng huy động vốn của Vietcombank
tăng trưởng ở mức 9,9%. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%,
trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44%, cao hơn hẳn tốc độ
tăng của năm 2007 là 8,09%.
*Về cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn:
- Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 33,4%
- Tiền gửi có kì hạn chiếm 66,6%
*Một số chỉ tiêu cụ thể
Chỉ tiêu

Đơn vị: Tỷ đồng
31/12/
2006

31/12/
2007

31/12/

2008


Các khoản nợ chính phủ và NHNN
Tiền gửi và vay tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi của khách hàng

16.791
12.171
111.91

12.685
17.940
141.58

9.516
23.901
157.06

Phát hành giấy tờ có giá
Vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay các

6
8.779
2.468

9
3.221
3.362


7
2.992
3.102

3.700
155.82

4.954
183.75

11.550
208.05

5
4.375
11.228
75
167.12

1
4.429
13.528
84
197.36

7
12.101
13.790
103
221.95


8

3

0

TCTD chịu rủi ro
Các công cụ nợ khác
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
Vốn điều lệ
TỔNG SỐ VỐN CHỦ SỞ HƯU
Lợi ích cổ đông thiểu số
TỔNG NGUỒN VỐN
2.3. Từ năm 2009 đến nay

Năm 2009, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn (sức hút của các
kênh đầu tư khác) và đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
thương mại, ngay từ đầu năm, Ban lãnh đạo đã quán triệt trong toàn hệ thống coi
công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và
xuyên suốt trong năm. Ban lãnh đạo cũng đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trong
hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn.
Kết quả năm 2009: Tổng nguồn vốn của VCB là 254.496 tỷ quy đồng, tăng
14,66% so với năm 2008.Tổng huy động vốn tăng 17,5%, trong đó huy động từ
nền kinh tăng 5,9% so với cuối năm 2008. Huy động từ VND từ khách hàng
tăng 18,8% so với năm trước. Huy động vốn từ nền kinh tế bằng VND tăng
19,5% so với năm 2008; trong đó huy động vốn từ dân cư tăng gần 30%.
*Về cơ cấu huy động vốn theo kì hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 27,9%
- Tiền gửi có kỳ hạn chiếm 72,1%

*Một số chỉ tiêu cụ thể năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010
Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

31/12/2

31/3/2

30/6/2

Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng

009
22.578

010
10.965

010
12.915

nhà nước
Vay ngân hàng nhà nước
Các khoản nợ khác
Tiền gửi vay các tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi các tổ chứ tín dụng khác
Vay các tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi của khách hàng


5.326
17.252
38.836
31.978
6.858
169.07

4.104
6.861
31.392
26.756
4.636
166.89

3.665
9.250
26.759
22.123
4.636
182.51

2
47.256
117.06

0
44.151
115.94


4
47.097
131.40

1
3.153
1.602
386
7.275

5
5.521
1.275
307
11.955
221.50

0
2.732
1.285
121
4.708
229.92

Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi vốn chuyên dùng
Tiền gửi ký quỹ
Phát hành giấy tờ có giá
Các khoản nợ khác

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
VỐN VÀ CÁC QUỸ
Vốn điều lệ
TỔNG NGUỒN VỐN

238.147

9

16.349
12.101
254.496

7
17.497
12.101
239.00

6

16.408
12.101
246.33
5

Nhận xét: Có thể thấy một điều rất rõ ràng là từ 2007- 2009, tổng nguồn
vốn của VCB nói chung và số vốn huy động của VCB nói riêng luôn có sự tăng
trưởng, vốn huy động năm sau cao hơn năm trước và có tốc độ tăng lớn. Trong
đó, vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong
tổng số vốn huy động. Các con số kể trên đã phần nào nói lên được vị trí vững

vàng, uy tín chắc chắn của VCB trong lĩnh vực kinh doanh ngân hang và công
tác huy động vốn của VCB ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Đây chính là một
lợi thế để VCB phát huy trong thời gian tiếp theo.


Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: nguồn vốn có kì hạn dồi dào hơn cho
thấy khả năng chủ động của Vietcombank trong cho vay và đầu tư bởi ngân
hàng có thể hoạch định được thời gian trả tiền không giống như việc chi trả các
khoản tiền gửi không kì hạn là rất bất ngờ và khó dự tính bởi khách hàng có thể
đến rút tiền một cách đột xuất
Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo kì hạn qua các năm
Đơn vị: %

3.Kế hoạch tăng vốn điều lệ của VCB
Ngày 28/4/2009, kế hoạch phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ được
VCB đưa ra tại đại hội cổ đông. Vietcombank dự định phát hành tăng vốn điều
lệ từ hơn 12.100 tỷ đồng hiện nay lên 13.223 tỷ đồng. Hơn 112 triệu cổ phiếu
phát hành thêm sẽ chỉ dành cho cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà
nước chưa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamVietcombank tăng vốn năm 2009 và yêu cầu ngân hàng này phải tìm được cổ
đông chiến lược nước ngoài trước khi tăng vốn. Tháng 4/2010 kế hoạch này mới
được phê duyệt và phải đến cuối tháng 8/2010 mới hoàn tất thủ tục.
Mới đây, ngày 20/9/2010 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn
bản số 7086/NHNN-TTGSNH phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ của
Vietcombank ( tăng vốn đợt 2 ). Theo đó, số vốn điều lệ của VCB lên tới 17.587


tỉ đồng ( tăng 33% )
Tại sao phải tăng vốn điều lệ?
Thứ nhất, vốn điều lệ theo phương án cổ phần hóa VCB được chính phủ
phê duyệt là 15.000 tỷ đồng trong khi tính đến hiện tại (2009) thì số vốn điều lệ

là 12.101 tỷ đồng, chỉ đạt xấp xỉ 81% so với phương án
Thứ hai, theo quy định về các tỷ lệ an toàn bắt buộc do Ngân hàng Nhà
nước quy định, tổng đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác (kể cả công ty
con) của các tổ chức tín dụng không được quá 40% vốn điều lệ và các quỹ dự
trữ. So với quy định này, hạn mức đầu tư còn lại của Vietcombank năm 2009 chỉ
còn khoảng chưa đến 1.000 tỷ đồng. Như vậy việc tăng vốn điều lệ giúp VCB có
thể mở rộng đầu tư
Thứ ba, nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn tối thiểu – Car.
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
CAR
2007
11.2
2008
8,9
2009
8,11
Giữa 2010
8,45
Mới đây ngày 31/08/2010, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ
mức xếp hạng tín nhiệm của VCB cùng với ACB từ D xuống D/E. Bên cạnh
những đánh giá về tăng trưởng tín dụng cũng như tình hình nợ xấu thì Car cũng
là một căn cứ để đánh giá mức độ tín nhiệm của một ngân hàng. Theo đó, Tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) của
Vietcombank là 8.45% vào giữa năm 2010, thấp hơn mức quy định tối thiểu sắp
có hiệu lực vào ngày 01/10/2010 là 9% ( thông tư số 13 )
C PHƯƠNG ÁN TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ 2010
I Định hướng chung
1. Nhu cầu tăng Vốn điều lệ



Thực tế hiện nay cho thấy quy mô của VCB cũng như các NHTMCP
khác tại Việt Nam còn rất nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế
giới. Đây là lý do khiến khả năng cạnh tranh và chống đỡ rủi ro trong bối cảnh
thị trường tài chính mở cửa hội nhập là rất lớn. Chính vì vậy, tăng vốn để nâng
cao năng lực xét về quy mô của VCB là nhu cầu tất yếu.
Hiện tại, vốn điều lệ của VCB mới đạt trên 12 ngàn tỷ, so với phương
án cổ phần hóa được duyệt thì mới đạt 81%. Vốn điều lệ thấp là lý do làm cho
vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến giảm hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR mặc dù VCB
đã tích cực tái cơ cấu các khoản mục tài sản. Tăng VĐL là hết sức cần thiết để
cải thiện hệ số CAR, nâng cao an toàn hoạt động, đáp ứng yêu cầu quản lý của
NHNN, tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế, giúp nâng cao hình ảnh và thương
hiệu của VCB trên trường quốc tế, hỗ trợ tích cực cho việc tìm kiếm đối tác
chiến lược.
Mặt khác, theo quy định về các tỷ lệ an toàn bắt buộc do NHNN quy
định, tổng đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác (kể cả công ty con) của
các TCTD không được quá 40% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. Trong thời gian
qua, mặc dù đã xem xét, tái cơ cấu danh mục đầu tư, tăng hiệu quả kinh doanh
nhưng tổng mức đầu tư của VCB đã gần chạm ngưỡng giới hạn quy định. Nếu
không tăng được quy mô VĐL sẽ dẫn tới hạn chế phạm vi hoạt động, sức cạnh
tranh, suy giảm vai trò định hướng thị trường của VCB trong bối cảnh quy mô
VĐL của các NHTMCP khác không ngừng gia tăng. Mặt khác, VCB hiện có
50% vốn góp tại liên doanh Shinhan Vinabank, theo quy định của NHNN, đến
31/12/2010 các ngân hàng phải đảm bảo mức vốn tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Để
đáp ứng yêu cầu đó, VCB phải tăng vốn góp vào liên doanh này ~ 1.000 tỷ
đồng.
Tóm lại, xét trên nhiều phương diện, việc tăng VĐL của VCB là nhu
cầu hết sức cấp bách trong năm 2010 và những năm tới.
Trong suốt thời gian từ trước và sau IPO đến nay VCB vẫn tích cực
tìm kiếm cổ đông chiến lược và dự tính phương án phát hành thêm cổ phiếu cho



CĐCL. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau (cơ chế giá, tình hình kinh tế tài
chính thế giới và khu vực, …) công việc này cho đến nay vẫn chưa mang lại kết
quả.

2. Vốn điều lệ dự kiến tăng và nguồn tài trợ.
Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch 2010 và các giả định ở trên, nhu cầu VĐL
được xác định ở bảng dưới đây.
Bảng 7: Nhu cầu VĐL năm 2010

Như vậy, để đạt hệ số an toàn vốn CAR ở mức 10% trong năm 2010, VCB
cần tăng VĐL thêm 5.487 tỷ đồng.
Phương thức tăng vốn:
i. Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu 1.122.959.830.000 đồng với tỷ
lệ 9,28% và giá bằng mệnh giá (phương án đã được duyệt ĐHCĐ phê duyệt
trong năm 2009 và được Thủ tướng Chính Phủ có ý kiến chỉ đạo theo Thông báo
số
1063/VPCP-KHTH ngày 13/02/2010 của VPCP). Thời điểm phát hành dự


×