Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông cửu long (1992 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

TRẦN ĐĂNG KẾ

QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG (1992 – 2008)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

TRẦN ĐĂNG KẾ

QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG (1992 – 2008)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận hiện đại
Mã số:
62.22.54.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. VÕ VĂN SEN


Phản biện độc lập
1. PGS. TS. Đinh Quang Hải
2. PGS. TS. Huỳnh Thị Gấm

Phản biện 1: PGS. TS. Đinh Huy Liêm
Phản biện 2: TS. Lê Hữu Phước
Phản biện 3: PGS. TS. Đặng Văn Đoài


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015

BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH CẤP TỈNH
VÀ VỊ TRÍ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở VIỆT NAM

Nguồn:
/>ekong_Delta_Maps.html



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do
chính tác giả thực hiện. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Các
chú thích đều có nguồn trích dẫn tài liệu tham khảo rõ ràng. Các phân tích,
đánh giá, kiến nghị và kết luận được đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu của tác
giả luận án, không có sự sao chép từ bất kỳ công trình khoa học nào khác đã
công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

TRẦN ĐĂNG KẾ



MỤC LỤC
DẪN LUẬN......................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................... 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 10
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG.......... 11
4.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................... 11
4.2. Nguồn tài liệu sử dụng ......................................................................... 12
5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHÍNH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .............. 12
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ........................................................................... 14
Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIỆN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG VÀ TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT GIAI ĐOẠN TRƯỚC
1992 ............................................................................................................................ 15
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................................... 15
1.1.1. Điều kiện tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long .................................. 15
1.1.2. Cư dân đồng bằng sông Cửu Long .................................................... 20
1.1.3. Sơ lược lịch sử phát triển đồng bằng sông Cửu Long ........................ 21
1.2. TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRƯỚC NĂM 1992 ................................................................................... 24
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954 ................................................................ 24
1.2.2. Giai đoạn 1954 – 1975 ...................................................................... 27
1.2.3. Giai đoạn 1975 – 1985 ...................................................................... 33
1.2.3. Giai đoạn 1986 – 1992 ...................................................................... 38

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 45


Chương 2
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1992 - 2002 ................................................ ..47
2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN 1992 - 2002 ......................................................................... ..47
2.2. LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 1993 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................................... 50
2.2.1. Luật đất đai 1993 và chính sách ruộng đất của Đảng, Nhà nước
Việt Nam .................................................................................................... 50
2.2.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách ruộng đất ở ĐBSCL giai
đoạn 1992 - 2002 ...................................................................................... ..55
2.2.3. Thay đổi trong quản lý nhà nước về đất đai ở ĐBSCL ...................... 58
2.3. TRANH CHẤP VÀ KHIẾU NẠI VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1992 - 2002 ...... 67
2.3.1. Tình hình tranh chấp, khiếu kiện....................................................... 67
2.3.2.Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về quản lý, sử dụng đất đai
giai đoạn 1992 - 2002 ................................................................................ .75
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN 1992 - 2002 ......................................................................... ..87
2.4.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ..................................................... 87
2.4.2. Hình thành Việc tích tụ, tập trung ruộng đất ..................................... 90
2.3.3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân
tầng xã hội .................................................................................................. 99
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 105
Chương 3
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2003 - 2008 ............................................... .108


3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN 2003 - 2008 ........................................................................ .108
3.2. LUẬT ĐẤT ĐAI 2003 VÀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RUỘNG
ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2003 - 2008 .... ..110
3.2.1. Luật đất đai năm 2003 và chính sách ruộng đất của Đảng, Nhà
nước giai đoạn 2003 - 2008 .................................................................... ..110
3.2.2. Những vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long 2003 - 2008..................124
3.3. TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RUỘNG ĐẤT GIAI
ĐOẠN 2003 - 2008 ................................................................................ ..138
3.3.1. Tình hình tranh chấp ruộng đất ...................................................... .138
3.3.2. Giải quyết tranh chấp ở các địa phương ......................................... .140
3.4. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN 2003 - 2008 ....................................................................... ..144
3.4.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................. 144
3.4.2. Tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu
Long giai đoạn 2003 - 2008 ..................................................................... .154
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 171
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 184
PHỤ LỤC........................................................................................................ 201
TÀI LIỆU BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG ............................................................ 275


BẢNG TỪ VIẾT TĂT
(xếp theo thứ tự A, B, C,...)
ANQG


An ninh quốc gia

ANTT

An ninh trật tự

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CP

Chính phủ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


GNP

Tổng sản lượng quốc gia

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

NQ

Nghị quyết

PCI

Sản lượng quốc gia/đầu người

QH

Quốc hội

QSDĐ


Quyền sử dụng đất

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

TĐSX

Tập đoàn sản xuất

TTCP

Thủ tướng Chính phủ

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn, ao, chuồng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Phụ lục

Nội dung

Trang

Phụ lục 1

Tình hình ruộng đất giai đoạn trước 1992 (Từ bảng 1.1.
đến 1.8)

202

Phụ lục 2

Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL giai
đoạn 1992 - 2002 (Từ bảng 2.1. đến 2.16)

204

Phụ lục 3

Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL giai
đoạn 2003 - 2008 (Từ bảng 3.1. đến 3.25)

210


Phụ lục 4

Các vụ khiếu kiện đất đai có liên quan đến tôn giáo ở
ĐBSCL

222

Phụ lục 5

Các vụ khiếu kiện đất đai có liên quan đến dân tộc ở
ĐBSCL

223

Phụ lục 6

Một số khái niệm liên quan đến gải quyết vấn đề ruộng
đất ở ĐBSCL

225

Phụ lục 7

Dân số, diện tích đất đai và mật độ dân số ĐBSCL năm
2007

234

Phụ lục 8


Bảng thống kê dân số người Kinh, Hoa, Khơmer, Chăm
ở ĐBSCL năm 2008

235

Phụ lục 9

Bản thống kê dân số các tỉnh, thành ở ĐBSCL năm
2008

235

Phụ lục 10 Tình hình diện tích đất ở ĐBSCL (Từ bảng 1 đến bảng
5)

236

Phụ lục 11 Hiện trạng sử dụng đất ở ĐBSCL (Từ bảng 1 đến bảng
18)

240

Phụ lục 12 Tình hình tranh chấp liên quan đến ruộng đất ở ĐBSCL
giai đoạn 1992 – 2008 (Từ bảng 1 đến bảng 21)

258

Phụ lục 13 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở ĐBSCL (Từ bảng
1 đến bảng 6)


271


1

DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), ngay từ đầu Đảng ta
đã xác định ruộng đất là vấn đề rất quan trọng. Giải quyết “vấn đề ruộng đất”
không những đem lại ruộng đất cho người nông dân, mà còn tổ chức cho nông
dân sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả, nâng cao không ngừng đời sống vật
chất và tinh thần của họ, đưa nông dân đi lên sản xuất lớn XHCN, góp phần
giữ vững ổn định vùng nông thôn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề ruộng đất, để thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp phát triển, góp phần giải quyết tốt vấn đề nông dân và nông thôn.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quan tâm lãnh đạo, đề ra chính sách ruộng
đất phù hợp với từng thời kỳ, như thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930
- 1945), kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), kháng chiến chống
Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), nhờ có chính sách ruộng đất đúng đắn như vậy,
Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng
mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước,
tạo tiền đề quan trọng cho cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội
(CNXH) và hiện nay đang tiếp tục công cuộc đổi mới thực hiện dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bàng, văn minh.
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
với diện tích trên 40.000ha, đã cung cấp hơn 50% sản lượng lương thực của
cả nước. Vì vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

(CNH-HĐH) đất nước, việc giải quyết tốt vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL sẽ
mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao không chỉ cho nhân dân trong vùng, mà


2

còn đảm bảo an ninh lương thực của cả nước, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu,
tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội).
Xác định ĐBSCL có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, do đó sau năm
1975, Đảng đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh, thành ở
ĐBSCL cùng nhân dân tập trung giải quyết tốt chính sách về ruộng đất, như
điều chỉnh ruộng đất; hàn gắn vết thương chiến tranh; thực hiện cải tạo
XHCN đối với nông nghiệp, góp phần tạo ra những chuyển biến về kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Những thành tựu đạt được trong những
năm đầu đi lên xây dựng CNXH và nhất là thời kỳ đổi mới đã góp phần đưa
nông thôn ĐBSCL không ngừng phát triển ổn định về chính trị, xã hội, quốc
phòng - an ninh; góp phần tăng trưởng giá trị xuất khẩu gạo, nông sản hàng
hóa,... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn
chế, đó là: một bộ phận quần chúng nhân dân và cán bộ ở cơ sở trình độ còn
thấp, chưa nhận thức hết tầm quan trọng và tác dụng của việc thực hiện chính
sách ruộng đất cũng như Luật đất đai; còn lúng túng trong việc triển khai thực
hiện các chính sách về ruộng đất. Chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng,
Nhà nước về cơ bản là đúng nhưng cũng còn có hạn chế, nhất là khi triển khai
thực hiện ở ĐBSCL, như nhiều vấn đề lý luận về chính sách đất đai, những
vấn đề liên quan đến đất đai chưa được tổng kết rút kinh nghiệm; quan hệ sở
hữu, sử dụng ruộng đất qua từng giai đoạn lịch sử chưa được giải quyết thỏa
đáng; từ “Khoán 100” (năm 1981) đến “Khoán 10” (1988) và việc thực hiện
Luật đất đai 1993, 2003 còn nhiều lúng túng, chưa cụ thể để trao quyền sử
dụng ruộng đất ngày càng nhiều hơn cho nông dân, xây dựng kinh tế nông hộ
thực sự là đơn vị tự chủ. Cơ chế quản lý ruộng đất, quản lý nông nghiệp triển
khai thực hiện ở ĐBSCL còn nhiều khiếm khuyết. Một bộ phận cán bộ, cá

nhân lợi dụng sự thiếu sót, sơ hở trong tổ chức thực hiện chính sách ruộng đất
để thao túng ruộng đất, làm giàu cho cá nhân, xây dựng lợi ích nhóm; gây


3

mâu thuẫn ở cơ sở; kích động, lôi kéo quần chúng tranh chấp đất đai, khiếu
kiện, tố cáo kéo dài ở tỉnh, thành ĐBSCL,...
Trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội, việc giải quyết vấn đề
ruộng đất là nội dung, nhiệm vụ hàng đầu đối với cấp ủy, chính quyền các
tỉnh, thành ở ĐBSCL. Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước từ năm 1992
đến nay, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu tổng kết lý luận và thực
tiễn trên các phương diện về tình hình ruộng đất, tình hình phát triển công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,...đặc biệt là những vấn đề liên quan
đến sở hữu ruộng đất, tranh chấp ruộng đất,...Kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đã góp phần cùng Đảng, Nhà nước và các cấp ủy đảng, chính quyền
địa phương ĐBSCL bước đầu tháo gỡ những khó khăn, để tiếp tục triển khai
thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp hơn. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu nội dung còn riêng biệt, chủ yếu gắn liền với từng tỉnh, thành địa phương,
song chưa có công trình nghiên cứu về quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất
giai đoạn 1992 - 2008. Từ nhận thức về ĐBSCL là nơi cung cấp lương thực
chủ yếu, vừa xuất khẩu vừa góp phần dự trữ bảo đảm an ninh lương thực, nên
việc đình đốn sản xuất ở đây sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh lương thực
của cả nước; ĐBSCL những năm 1992 - 2008 có nhiều tranh chấp liên quan
đến “Vấn đề ruộng đất” và ảnh hưởng không nhỏ đến chính trị - xã hội trong
vùng,…do đó Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quá trình giải quyết vấn đề
ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long (1992 - 2008)” làm luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới mục đích làm rõ quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất

ở ĐBSCL từ năm 1992 đến 2008, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho
việc giải quyết vấn đề ruộng đất nói chung và việc giải quyết vấn đề ruộng đất
ở ĐBSCL nói riêng.


4

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL, trước và sau năm 1992 có nhiều tác giả
tham gia nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau, liên quan đến ruộng đất, như:
2.1. Những công trình nghiên cứu về lý luận và pháp luật ruộng đất
Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Văn
kiện Đảng: cung cấp những vấn đề lý luận mang tính kinh điển về vấn đề
ruộng đất, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nhất là quan điểm của Lênin về “tự
nguyện” của người nông dân khi vào hợp tác xã; tư tưởng, đường lối cách
mạng giải phóng dân tộc của Đảng CSVN về vấn đề ruộng đất, thực hiện
“người cày có ruộng”.
Các tác giả Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp)
với tác phẩm “Vấn đề dân cày” đã đặt vấn đề lớn, quan trọng là tại sao phải
bàn đến vấn đề dân cày? dân cày là hạng người như thế nào? Tình cảnh hiện
nay của dân cày, vấn đề dân cày thiếu ruộng? vấn đề cần nghiên cứu về đời
sống dân cày,... đồng thời phê phán những nhận thức, quan điểm sai lầm đối
với dân cày và vạch rõ vị trí của dân cày trong quá trình phát triển cách mạng
Việt Nam.
Những năm cuối của cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp và trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cũng như sau ngày miền Nam hoàn toàn
giải phóng, để tiếp tục thực hiện “người cày có ruộng” Đảng đã đề ra các nghị
quyết về thực hiện cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo
XHCN đối với các thành phần kinh tế. Thực hiện chủ trương của Đảng, các
nhà xuất bản đã xuất bản các tác phẩm là văn kiện, bài phát biểu của các đồng

chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước giới thiệu, cụ thể hóa nghị quyết và vận dụng
vào thực tiễn giải quyết vấn đề ruộng đất, vấn đề nông nghiệp, nông thôn,
nông dân.
Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng việc nghiên cứu
“vấn đề ruộng đất” được tư duy theo hướng đề xuất với Đảng, Nhà nước từng


5

bước hoàn chỉnh chính sách ruộng đất và gắn chính sách ruộng đất với pháp
luật đất đai. Viện nghiên cứu địa chính, Trung tâm nghiên cứu chính sách
pháp luật đất đai (2005), phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn
“Các chủ trương, văn bản quy phạm pháp luật mới về chính sách quản lý sử
dụng đất đai”, là công trình tập thể, các tác giả của viện đã tổng hợp giới
thiệu chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai; nội dung
các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai trong thời kỳ
triển khai Luật đất đai năm 1993, 2003; PGS.TS Trần Quốc Toản - Ban chủ
nhiệm Chương trình KX-08-02, với tác phẩm “Đổi mới quan hệ sở hữu đất
đai lý luận và thực tiễn”; TS. Đinh Xuân Thảo với tác phẩm “Hoàn thiện chế
định sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay”,...đã có những luận
chứng khoa học và các giải pháp thực tiễn làm sáng tỏ chính sách, pháp luật
đất đai cho việc đổi mới quan hệ sở hữu đất đai ở nước ta.
Ngoài ra, trong thời gian này còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí,
với nội dung nghiên cứu về lý luận và pháp luật ruộng đất ở những khía cạnh
khác nhau, như Nguyễn Tấn Phát: “Chính sách đất đai ở Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 332 - tháng 1-2006; Nguyễn Thị
Phượng: “Những bất cập trong quản lý nhà nước về đất đai hiện nay”, Tạp
chí Quản lý Nhà nước số tháng 3-2007; Phạm Hữu Nghị: “Những quan điểm
mới của Luật đất đai 2003”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 14 tháng 72004; Minh Huệ: “Sở hữu ruộng đất, vấn đề lớn cần giải quyết”, Tạp chí
Kinh tế nông thôn, số 7 tháng 7-2008; Trần Đăng Kế: “Một số bất cập trong

luật đất đai năm 2003”, Tạp chí Công an nhân dân, số 8-2011, tr.65, tháng 8
năm 2011.
Các công trình khoa học và bài viết của các tác giả nêu trên đã chỉ rõ
những vấn đề lý luận về chính sách đất đai và pháp luật đất đai của Đảng, Nhà
nước trong thời kỳ đổi mới cần có tư duy đổi mới theo hướng đường lối, chủ
trương của Đảng, Nhà nước phải được pháp luật hóa. Việc giải quyết vấn đề


6

ruộng đất trong giai đoạn này còn có những bất cập trong hệ thống pháp luật
về đất đai, đó chính là những trở ngại lớn trong chính sách ruộng đất của
Đảng, Nhà nước, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tranh chấp ruộng
đất ở nông thôn Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Bên cạnh đó, các
tác giả cũng trình bày một số nội dung thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận về
vấn đề sở hữu ruộng đất, trên cơ sở tổng kết quá trình thực hiện Luật đất đai
năm 1993, 2003 và những vấn đề mới phát sinh.
Năm 2002 còn có công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Sinh Cúc:
“Nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 2002”. Tác giả đã trình bày một cách cơ bản về vấn đề nông nghiệp, một số
vấn đề liên quan đến chính sách ruộng đất và những chuyển biến về tình hình
ruộng đất trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, tác giả chỉ
khái quát chung tình hình cả nước chưa đi sâu vào vùng ĐBSCL.
Những công trình nghiên cứu về lý luận và pháp luật ruộng đất khá
phong phú, cung cấp những thông tin rất cần thiết để nghiên cứu sinh vận
dụng nghiên cứu vào thực tiễn ĐBSCL và từ thực tiễn tình hình ruộng đất ở
ĐBSCL sẽ rút ra những vấn đề lý luận bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp
luật về ruộng đất.
2.2. Những công trình nghiên cứu về ĐBSCL trong giai đoạn cuối
thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
Có nhiều công trình nghiên cứu về ĐBSCL nói chung trong giai đoạn

cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa, đời sống, như nhà báo Phan Quang với tác phẩm: “Đồng Bằng sông
Cửu Long” (1981), Nxb Văn hóa, Hà Nội; PGS Huỳnh Lứa: “Lịch sử khai
phá vùng đất Nam Bộ” (1987), Nxb thành phố Hồ Chí Minh; Viện khoa học
xã hội Việt Nam: “Báo cáo nghiên cứu bước đầu về vùng đất Nam Bộ trong
lịch sử” (2004) và “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (2006), Nxb Thế
giới, Hà Nội. Các tác phẩm trên không chỉ cung cấp những nguồn tư liệu quý


7

về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, vùng đất con người ĐBSCL mà còn được
coi là những tác phẩm chính thống để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân
và thế giới về lãnh thổ, chủ quyền quốc gia của Việt Nam ở phía Nam.
Các bài viết liên quan đến người Khmer ở ĐBSCL, như GS Mạc Đường:
“Vấn đề dân cư và dân tộc ở ĐBSCL vào những năm đầu thế kỉ XX”, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 4-1982; Ngô Đức Thịnh: “Người Khmer ĐBSCL là
thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, số 3-1984; các tác giả đi sâu giới thiệu những vấn đề liên quan đến đời
sống văn hóa, tinh thần của người Khmer ĐBSCL nhất là phong tục, tập quán,
người Khmer ĐBSCL đã định cư lâu dài cùng người Việt, là thành viên đã
góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, vùng đất con người ĐBSCL.
Những công trình nghiên cứu về ĐBSCL trong giai đoạn cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI khá toàn diện trên các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa và
đời sống. Song chưa xác định rõ những tác động của quá trình giải quyết vấn
đề ruộng đất đối với kinh tế - xã hội, văn hóa và đời sống ở ĐBSCL, đây là
nội dung luận án cần làm rõ.
2.3. Những công trình nghiên cứu về vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL
Tác giả PGS, TS Phan An: “Vài nét về ruộng đất nông thôn của người
Khmer ở ĐBSCL”(1980), trong (Sưu tầm dân tộc học 1979) và “Một số vấn

đề kinh tế - xã hội vùng nông thôn Khmer ĐBSCL”, “Vấn đề Dân tộc học ở
ĐBSCL” (1981), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội; Phương Ngọc Thạch: “Những
biện pháp thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
vùng ĐBSCL” (1987), Nxb thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Luật: “Suy
nghĩ về tích tụ ruộng đất ở ĐBSCL” (2007), Nxb thành phố Hồ Chí Minh; Lê
Du Phong: “Hộ nông dân không đất và thiếu đất ở ĐBSCL”, Tạp chí Nghiên
cứu Kinh tế, số 243/8-1998,... các tác giả đã nghiên cứu khá sâu về tình hình
tích tụ, tập trung ruộng đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở
ĐBSCL và mặt trái của nó là những hộ không đất, thiếu đất sản xuất dẫn đến


8

những hệ lụy phân tầng xã hội trong giai đoạn 1992 - 2008 và mối quan hệ
giữa tích tụ, tập trung ruộng đất với tổ chức sản xuất.
Nghiên cứu về tác động của chính sách ruộng đất đối với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, về mô hình tổ chức sản xuất trong việc sử
dụng đất đai có: nhóm các tác giả Phạm Thị Cầm - Vũ Văn Kỷ - Nguyễn Văn
Phúc: “Kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở Việt Nam”(2003), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội; Hoàng Liên: “Một dạng kinh tế hàng hóa ở nông thôn”,
Báo nhân dân số ra ngày 13-11-1980; Phạm Bảo Dương: “Xây dựng các hình
thức tổ chức sản xuất phù hợp trong nông nghiệp nông thôn”, Tạp chí Kinh tế
và Dự báo, số 9-2004,... Trong những bài viết trên, các tác giả đã phân tích
thực trạng chuyển dịch tích cực trong sản xuất nông nghiệp dưới tác động của
chính sách ruộng đất; tình hình tăng trưởng kinh tế với đóng góp quan trọng
của sản xuất nông nghiệp; nêu những hạn chế, khó khăn trong tổ chức sản
xuất nông nghiệp có liên quan đến giải quyết vấn đề ruộng đất; nêu lên một số
định hướng về phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL theo hướng công nghiệp hóa;
những kinh nghiệm, mô hình hớp tác sản xuất mới trong nông nghiệp phù hợp
với ĐBSCL.

Thời kỳ 1992 - 2008, là thời gian cả nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới
do Đảng lãnh đạo, chính sách ruộng đất của Đảng, Nhà nước thể hiện qua
Luật đất đai năm 1993, 2003, các luật đất đai sửa đổi và các chỉ thị, nghị
quyết thực sự đi vào cuộc sống; ở nông thôn nhất là nông thôn ĐBSCL lợi ích
của ruộng đất mang lại rất lớn, chính vì vậy tình hình khiếu kiện, tố cáo, tranh
chấp ruộng đất ở ĐBSCL diễn ra phức tạp. Việc giải quyết vấn ruộng đất lúc
này phải gắn với giải quyết khiếu kiện, tố cáo và tranh chấp ruộng đất. Giải
pháp cho việc giải quyết khiếu kiện, tố cáo, tranh chấp ruộng đất, nhiều tác
giả đã đi sâu nghiên cứu, như: Trần Đăng Kế: luận văn thạc sĩ “Vấn đề tranh
chấp đất đai sản xuất của đồng bào Khmer ở ĐBSCL 1988 - 2006”; TS
Nguyễn Văn Nghệ: đề tài khoa học cấp Bộ “Giải quyết tranh chấp đất đai với


9

vấn đề đảm bảo an ninh trật tự ở ĐBSCL - Thực trạng và giải pháp” (2006);
Trần Đăng Kế: “Về việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL từ 1992-2003”
và “Vài nét về tình hình quản lý và sử dụng ruộng đất ở ĐBSCL (20032008)”,...
Các công trình này bước đầu tổng kết diễn biến tình hình tranh chấp
ruộng đất diễn ra ở ĐBSCL, rút ra những bài học, những kinh nghiệm giải
quyết tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo về vấn đề ruộng đất. Ngoài việc nghiên
cứu tình hình tranh chấp ruộng đất nói chung các tác giả còn đi sâu nghiên
cứu vấn đề tranh chấp ruộng đất đã và đang ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, tình hình tổ chức sản xuất ở ĐBSCL; nghiên cứu về
âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề ruộng
đất cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL.
Những năm gần đây, khi Đảng và Nhà nước ta có chủ trương sửa đổi
Hiến pháp năm 1992, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện Luật đất đai năm
1993, sửa đổi ban hành luật đất đai mới, nhiều công trình đã xuất hiện, như
cuốn sách Đổi mới quan hệ sở hữu đất đai - Lý luận và thực tiễn. Những nội

dung, kết quả nghiên cứu chủ yếu của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước về Chính sách ruộng đất ở nông thôn (KX-08-02), thuộc chương trình
khoa học nhà nước Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn (KX-08),
giai đoạn 1991-1995 do PGS, TS Trần quốc Toản chủ biên đã có những bàn
luận xác đáng về chế độ sở hữu đất đai ở nước ta, về vai trò và quyền năng
của Nhà nước, về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nhìn chung, các công trình khoa học nghiên cứu về ĐBSCL có liên quan
đến vấn đề ruộng đất được công bố ở nhiều khía cạnh khác nhau từ năm 1992
đến năm 2008 khá phong phú, đã cung cấp nguồn tư liệu quan trọng định
hướng cho luận án.
Kế thừa thành quả nghiên cứu khoa học của TS Lâm Quang Huyên về
“Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam”; PGS, TS Võ Văn Sen: “Vấn


10

đề ruộng đất ở ĐBSCL của Việt Nam 1954 - 1975”; Nguyễn Thành Nam
trong Luận án tiến sĩ “Việc giải quyết vấn đề ruộng đất trong quá trình đi lên
sản xuất lớn ở ĐBSCL giai đoạn 1986 - 1992” và những công trình mà tác
giả tiếp cận, nghiên cứu đã được công bố nói trên, cùng với những tài liệu tác
giả trực tiếp khảo sát nghiên cứu tại các đơn vị địa phương, các trung tâm lưu
trữ của Trung ương, thư viện các trường Đại học để hoàn thành luận án. Làm
sáng rõ thực trạng tình hình ruộng đất và quản lý sử dụng ruộng đất ở ĐBSCL
từ năm 1992 đến 2008
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Quá trình giải quyết vấn đề
ruộng đất ở ĐBSCL thời kỳ 1992 - 2008. Nội dung bao gồm: tình hình thực
hiện chính sách, pháp luật đất đai của Đảng, Nhà nước thời kỳ triển khai Luật
đất đai năm 1993, 2003, các luật sửa đổi, bổ sung và các văn bản quy phạm

pháp luật liên quan đến vấn đề ruộng đất; thực trạng tình hình ruộng đất ở
ĐBSCL, những chuyển biến vấn đề quyền sở hữu, quyền sử dụng ruộng đất;
tình hình và việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo về ruộng đất; tác
động của việc giải quyết vấn đề ruộng đất đối với phát triển kinh tế - xã hội;
rút ra những đặc điểm, những vấn đề có tính quy luật của quá trình giải quyết
vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL.
Là công trình lịch sử kinh tế, luận án không đi sâu phân tích “vấn đề
ruộng đất” dưới góc độ kinh tế, kỹ thuật mà tập trung tái hiện một cách khách
quan diễn biến quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất trong tiến trình lịch sử,
triển khai thực hiện chính sách pháp luật đất đai thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Khẳng định xu hướng vận động của việc giải quyết vấn đề ruộng đất
gắn với hoàn thiện pháp luật đất đai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


11

- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình giải quyết vấn đề
ruộng đất giới hạn từ năm 1992 đến năm 2008, tức là thời điểm triển khai
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1991; triển khai Hiến pháp 1992 và chuẩn bị triển khai Luật đất đai 1993, quá
trình triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VII, 1993), Luật đất đai 2003
và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu là toàn vùng ĐBSCL gồm
13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang,
Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
và thành phố Cần Thơ, trong đó tập trung nhất là các tỉnh có nhiều nội dung
liên quan đến mục đích nghiên cứu của luận án, đó là: Long An, Tiền Giang,
Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG
4.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất trong thời kỳ lịch
sử hiện đại là một việc hết sức khó khăn khi nhiều vấn đề lịch sử, vấn đề lý
luận chưa được tổng kết đánh giá đúng mức. Do đó, để nghiên cứu luận án áp
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Về phương pháp luận, luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề ruộng đất, vấn đề
nông thôn, nông dân. Quan điểm của Đảng qua các Cương lĩnh và văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc.
Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic để nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong quá trình giải quyết
vấn đề ruộng đất qua thực hiện Luật đất đai năm 1993, 2003 và các Nghị
quyết của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp


12

tổng hợp, phương pháp thống kê để tổng hợp đánh giá những đặc điểm,
những vấn đề có tính quy luật trong giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn, nhằm
rút ra những ưu điểm, những thiếu sót trong chính sách ruộng đất thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân tích các giải pháp đã được thực hiện trong giải
quyết về vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL từ 1992 đến 2008.
4.2. Nguồn tài liệu sử dụng
Nguồn tài liệu chính sử dụng gồm các tài liệu điều tra, báo cáo, lưu trữ ở
các cơ quan lãnh đạo, quản lý và lưu trữ của Đảng, Nhà nước như văn kiện
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, các Ban của
Trung ương Đảng như Ban Tuyên giáo, Tổng cục Thống kê, các báo cáo tổng
kết, báo cáo chuyên đề, tài liệu lưu trữ của Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân

dân, các sở ban ngành, đặc biệt là sở thống kê của tỉnh, thành ĐBSCL,...
Nguồn tài liệu này có ưu điểm lớn là cung cấp tư liệu gốc cho quá trình
nghiên cứu, cho việc tiếp cận sát với các quá trình lịch sử. Tuy nhiên, hạn chế
lớn của nguồn tài liệu này là thiếu tính hệ thống, tính thống nhất trong các số
liệu cơ bản cũng như những khái niệm khoa học cơ bản, do đó tác giả đã hệ
thống hóa, so sánh và chỉnh sửa nếu cần thiết, để có nguồn tư liệu cần thiết
cho công tác nghiên cứu.
Bên cạnh nguồn tài liệu nói trên, luận án còn kế thừa các công trình
nghiên cứu khác, để tham khảo, đối chiếu đảm bảo tính chính xác, đó là
những tác phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,
những bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, nguồn tài liệu này cung
cấp cho luận án những kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề ruộng đất trên
phương diện lý luận, cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, phần lớn nguồn tài liệu
này chỉ đề cập đến vấn đề ruộng đất nói chung, chưa nghiên cứu về giải quyết
vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL thời kỳ 1992 - 2008.


13

5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHÍNH VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Để thực hiện nội dung luận án, những luận điểm chính cần giải quyết:
- Để giải quyết tốt vấn đề ruộng đất, Đảng, Nhà nước và các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương phải bám sát và thực hiện đúng chính sách,
pháp luật về ruộng đất đã đề ra; cơ sở khoa học cho quá trình giải quyết vấn
đề ruộng đất là phải được thể hiện bằng luật.
- Luật đất đai năm 1993, năm 2003 và các luật đất đai sửa đổi, các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước là sự thể hiện việc Đảng, Nhà nước ta
luôn quan tâm, chú trọng hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai góp phần
phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL.
- Những bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng

đất đai với các luật khác, các chính sách kinh tế - xã hội; sự yếu kém trong
công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai; sự thiếu gương mẫu, suy thoái
về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức có tác động đến các
tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo về ruộng đất ở ĐBSCL.
- Chuyển biến về sở hữu ruộng đất với hai quyền: quyền sở hữu, quyền
sử dụng ruộng đất là yếu tố khách quan có tác động đến tích tụ, tập trung
ruộng đất và việc hình thành các mô hình tổ chức sản xuất mới, sự phân tầng
xã hội ở ĐBSCL. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề ruộng đất phải gắn với tổ
chức lại sản xuất, giải quyết việc làm.
- Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở ĐBSCL đã xuất hiện các mối
quan hệ mới giữa nông thôn - nông nghiệp - nông dân theo nguyên tắc tự
nguyện là một tất yếu, gắn với sự phân tầng xã hội, sự chuyển dịch kinh tế, sự
liên kết tổ chức lại sản xuất.
Luận án hoàn thành, có những đóng góp khoa học sau:
- Luận án là một công trình nghiên cứu về lịch sử kinh tế thời kỳ cận,
hiện đại liên quan đến ĐBSCL, đóng góp quan trọng của luận án là làm sáng
rõ thực trạng tình hình ruộng đất và quản lý sử dụng ruộng đất ở ĐBSCL từ


14

năm 1992 đến 2008; qua đó sẽ giúp nhân dân ta hiểu rõ hơn những thuận lợi
và khó khăn về một vùng đất có vai trò, vị trí quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp hàng hóa của nước ta.
- Luận án phản ánh quá trình vận dụng vào thực tiễn từ chính sách, pháp
luật đất đai của Đảng ở ĐBSCL; tình hình giải quyết vấn đề ruộng đất và
những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 1992-2008.
- Luận án giúp cho đội ngũ cán bộ và nhân dân ta hiểu rõ thêm những
quan hệ có tính quy luật giữa hai quyền: quyền sở hữu, quyền sử dụng ruộng
đất trong từng trường hợp cụ thể của ĐBSCL; thấy được một số mô hình sản

xuất nông nghiệp ở ĐBSCL và hiệu quả của nó đối với phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn trong thời kỳ đổi mới.
- Luận án tổng hợp và cung cấp những tư liệu khoa học phục vụ cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến ruộng đất ở ĐBSCL.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 5 phần:
- Phần dẫn luận - gồm 6 mục.
- Phần kết quả nghiên cứu - nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội về đồng bằng
sông Cửu Long và tình hình ruộng đất giai đoạn trước 1992
Chương 2: Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn 1992 - 2002
Chương 3: Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn 2003 - 2008
- Phần kết luận.
- Phần danh mục tài liệu tham khảo.
- Phần phụ lục.


15

Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT
GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1992
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1.1. Điều kiện tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là khu vực Tây Nam
Bộ hiện nay gồm có 12 tỉnh và một thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến

Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng,
Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Có diện tích tự nhiên
gần 40.602,3km2, chiếm 12,8% diện tích cả nước, dân số trên 17.695 người
[146; tr.11], [174], [175]. Có đường biên giới Tây Nam giáp Vương quốc
Campuchia trải dài qua các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Phía Đông Bắc giáp các tỉnh Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh,
Tây Ninh. Phía Đông giáp biển Đông với đường biển dài trên 700 km với
khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế, phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
ĐBSCL với diện tích đất nông nghiệp 26.500km2 [150; tr.24], [175]. Đất
đai có ba loại chủ yếu: đất phù sa ven sông chiếm 30% diện tích, nằm dọc
sông Tiền và sông Hậu; đất phèn tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, Hà Tiên,
Hậu Giang; đất mặn ven biển duyên hải Gò Công, Bến Tre, Cà Mau; đất phù
sa chưa được khai thác chiếm khoảng 67 vạn ha.
ĐBSCL có hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Cửu Long và Vàm
Cỏ. Sông Cửu Long (sông MêKông) dài 4.200km, là một trong những con
sông dài nhất thế giới, nhận và phân nước trên 800.000km2; phần hạ lưu chảy
vào Việt Nam khoảng 250km, theo hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Sông
Tiền chảy men theo Đồng Tháp Mười qua Châu Đốc, Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ


×