Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI CHỌN HSG văn 7 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.04 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015-2016
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang, 03 câu)

Câu 1: (4 điểm): Phân tích cái hay, cái đẹp và hiểu quả diễn đạt của nghệ thuật sử
dụng trong khổ thơ sau:
“ Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi che đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát,
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.”
(Tố Hữu)
Câu 2. (4,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?
Trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi cuối bài thơ ?
Câu 3. (12,0 điểm)
Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng,
tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ
và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi,
em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó.
----- Hết ----Chú ý: Giám thị không được giải thích gì thêm.



ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Môn thi: Ngữ văn 7
(Đáp án - thang điểm gồm có 02 trang)

Câu 1: Học sinh phân tích được các ý sau:
-Cái đẹp: (1đ)
Đẹp vô cùng nghĩa là: Vô cùng đẹp, tuyệt đẹp. Đó là những cái trong tự nhiên đã trở
thành cái đẹp tự nhiên. Cái đẹp tự nhiên trong khổ thơ trên đã trở thành cái đẹp mà
không ngôn từ nào diễn tả hết. Khổ thơ đã phác họa nên một bức thiên nhiên sinh
động, đa màu sắc.
-Cái hay: (3đ)
Nhà thơ đã thổi hồn Tổ quốc vào trong cái đẹp tự nhiên vốn có sẵn và đã biến nó
thành cái hay :
+Bằng một bức tranh trùng điệp, sinh động, đa màu sắc, âm thanh và hương vị qua
các tính từ chỉ màu sắc của rừng cọ, đồi chè, đồng xanh, chuyến phà, bến nước... hay
nghệ thuật sử dụng từ láy “ngào ngạt, dào dạt”.
+ Bằng một cảm xúc dâng trào và cách gọi Tổ quốc một cách rất gần gũi, thân
thương, trìu mến và dấu chấm than ở cuối câu: “..Tổ quốc ta ơi!”
+ Đẹp hơn, hay hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh
nắng vào đoạn thơ, thắp sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo.
+Hình ảnh con người sống lạc quan, yêu đời trong khổ thơ
Câu 3. (4,0 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của một địa danh được coi là “biểu tượng thu nhỏ”
của Đất nước Việt Nam: Cảnh Hồ Gươm với các nét đặc sắc mang trong mình âm
vang lịch sử và văn hoá.
Những ý tình gợi lên từ câu hỏi cuối bài ca dao:
+ Đây là câu hỏi rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây là dòng thơ xúc

động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình cảm của người đọc,
người nghe.
(1,0 điểm)
+ Câu hỏi nhưng để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của
ông cha ta qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm
trong bài được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước.
(1,0 điểm)
+ Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng
non nước cho xứng đáng với truyền thống cha ông.
(1,0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức:
(1,0 điểm)
Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu
mạch lạc.


Câu 3. (12,0 điểm)
Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy
nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng
liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên
tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ Ami-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng
thư đó.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng biểu cảm kết hợp với một số yếu tố khác như:
tự sự, nghị luận
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp
với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc,
tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng
thư của bố gửi cho En-ri-cô.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm
trạng khi đọc được những dòng thư đó .
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ
những dòng thư đó:
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố.
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm
thiêng liêng hơn cả.
+ Hiểu được tấm lòng của người bố.
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm.
- Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố.
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ
đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

12,0

4.0

5.00

3,0




×