Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.77 KB, 11 trang )

XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU HIỆN TRẠNG
VÀ NGUYÊN NHÂN
Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong số 29 tỉnh, thànhphố giáp biển, có đường bờ biển
đất liền dài 104 km. Trong những năm gần đây, đường bờ biển của tỉnh bị giật lùi về
phía lục địa (do xói lở và ngập nước) rất nghiêm trọng (trừ các đọan bờ cấu tạo bằng
các đá gắn kết bền vững như Núi Lớn, Núi Nhỏ, mũi Kỳ Vân). Kết quả nghiên cứu
cho thấy, giai đoạn 1965-1989, bờ biển ở đây có xu thế bồi tụ lấn ra biển, nhưng từ
năm 1989 đến nay, đường bờ biển bị xói lở rất nghiêm trọng với tốc độ trung bình là
9,0 m/năm, có nơi đạt tốc độ cực đại tới 21,8 m/năm ở Hồ Tràm, còn nhỏ nhất là 0,34
m/năm ở phía tây mũi Ba Kiềm, hiện tượng bồi tụ không phổ biến, chỉ xảy ra bồi lấp
luồng vào cảng cá Cửa Lấp. Nguyên nhân chính gây hiện tượng xói lở là năng lượng
sóng tác động tới bờ tăng liên quan tới số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng và mực
nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Hiện đã có một số giải pháp công trình, nhưcông
nghệ Stabiplage(bao cát), xây tường biển, v.v. Tuy nhiên, các giải pháp này cũng chỉ
mang tính tình thế, chứ chưa giải quyết triệt để vấn đề xói lở bờ biển.
MỞ ĐẦU
Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong số 29 tỉnh, thành phố có đường bờ biển ở nước
ta và nằm ở vị trí đặc biệt-chuyển tiếp giữa Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Đây chính là
cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra Biển Đông và cũng là một trong
tam giác tăng trưởng kinh tế Nam Bộ với thế mạnh khai thác dầu khí, du lịch và đánh
bắt hải sản và gần đây là giao thông vận tải đường biển vởi cảng nước sâu Cái Mép ở
cửa sông Thị Vải. Bởi thế, tuy chỉ chiếm 0,6% diện tích đất liền của cả nước và trên
1% dân số cả nước, nhưng Bà Rịa-Vũng Tàu đã tạo ra 11% GDP và gần 27% tổng thu
ngân sách cả nước.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có đường bờ biển phần đất liền là 104 km, trong đó có
70 km là bờ cát (từ mũi Nghinh Phong về phía đông-bắc), 12 km bờ đá (Núi Lớn, Núi
Nhỏ và núi Kỳ Vân) và 22 km bờ biển thấp cấu tạo băng bùn-sét (trong vịnh Gành
Rái). Trong những năm gần đây, bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị biến đổi rất mạnh
mẽ, chủ yếu là xói lở trên các đoạn bờ cát và bị ngập nước trên đoạn bờ thấp.Có thể
nói, hiện nay trên suốt đường bờ từ mũi Nghinh Phong đến khu vực giáp với tỉnh Bình
Thuận đều đang bị xói lở với mức độ rất khác nhau.Còn hiện tượng bồi tụ chỉ xảy ra


cục bộ tại luồng vào Cửa Lấp. Xói lở bờ biển đã đã gây nhiều tổn thất về mặt kinh tế
và môi trường ở đây.Hậu quả là phá hủy kè bao chống xói lở làm mất giá trị cảnh quan
bãi tắm và đe dọa nhà dân, làm suy thoái và chết nhiều diện tích rừng phòng hộ (kể cả
RNM).
Trước tình hình đó, đã có một số công trình nghiên cứu mang tính địa phương
nhằm tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ biển.Chẳng
hạn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã giao Viện Kỹ thuật biển
triển khai đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể hiện trạng xói lở-bồi lấp vùng ven


biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu và đề xuất các giải pháp khắc phục” (2009-2011)
[12].Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu hiện trạng và nguyên nhân bồi tụxói lở bờ biển ở mức khái quát cho khu vực đã được thực hiện [3, 8, 9, 10].
Để làm rõ bản chất quả quá trình này, cần phải trả lời một số câu hỏi sau: hiện
nay xói lở- bồi tụ đang diễn ra như thế nào ?Với tốc độ ra sao?Xảy ra từ khi nào?Sự
phân bố của xói lở-bồi tụ ra sao?Nhân tố động lực nào giữ vai trò quyết định và nhân
tố nào ảnh hưởng đến xói lở-bồi tụ? Hay nói cách khác, nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp của xói lở-bồi tụ bờ biển là gì? V.v. Những phần viết dưới đây sẽ lần lượt làm rõ
các vấn đề vừa nêu.Báo cáo sẽ trình bày thực trạng xói lở-bồi tụ bờ biển khu vực trong
giai đoạn từ năm 1965 đến năm 2012.
1. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở tài liệu
Để nghiên cứu đánh giá được hiện trạng xói lở-bồi tụ bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, tác giả đã sử dụng các loại tài liệu sau:
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 UTM năm 1965; Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000
vùng nghiên cứu; Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 VN2000 năm 2004; Bản đồ địa mạo
tỷ lệ 1:50.000 vùng nghiên cứu; Ảnh landsat 1989; Ảnh spot 2009 chụp 05/04/2009 và
thực địa 2/2012 tại đường bờ biển tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số tài liệu có liên quan tới nội dung nghiên
cứu đã được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau (báo cáo đề tài nghiên cứu khoa
học, báo cáo tại các hội nghị khoa học, tạp chí, v.v.) về vùng nghiên cứu [7, 8, 9, 10].

1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở phương pháp luận: Cách tiếp cận hệ thống
Tất cả các hiện tượng tự nhiên hay xã hội, đều diễn ra trong một tổ chức được
gọi là hệ thống. Do đó, cách tiếp cận hệ thống (systematic approach) cơ sở phương
pháp luận khoa học, sẽ được sử dụng xuyên suốt qua trình làm việc. Khi sử dụng cách
tiếp cận này, bờ biển được xem là hệ mở nằm trong khoa học hệ thống Trái Đất, ở đây
có sự trao đổi vật chất và năng lượng với các hệ khác (môi trường bên ngoài) trên đất
liền cũng như ngoài đại dương hoặc vùng biển bên cạnh. Trong hệ bờ lại được chia
thành hai phụ hệ: phụ hệ tự nhiên và phụ hệ nhân văn.
2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích ảnh viễn thám.
Xây dựng các đường bờ biển trong lịch sử
Phương pháp tính chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI-Coastal
Vulnerability Index).


2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2. Hiện trạng xói lở-bồi tụ bờ biển tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu
2.2.1. Kết quả khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là công việc không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng trong
nghiên cứu biến động bờ biển nói riêng, cũng như cho các nhiên cứu khác thuộc các
lĩnh vực khoa học Trái đất nói chung. Chúng tôi đã tiến hành chuyến thực đại tại khu
vực nghiên cứu vào cuối thanhg 2 năm 2012. Qua khảo sát thực tế ngoài thực địa (hình
2) cho thấy, hầu hết đường bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang bị xói lở một
cách mạnh mẽ, đặc biệt trên các đoạn bờ cát. Trên các đoạn bờ đá, thì hoạt động mài
mòn dưới tác động của sóng cũng xảy ra thường xuyên.Tuy nhiên, do đá gắn kết có độ
bền vững cao, nên tốc độ mài mòn không đáng kể.Xói lở bờ đã và đang làm thay đổi
cả hình dạng và cấu tạo trắc diện ngang của của bãi.
2.2.2. Kết quả từ so sánh bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh
Từ các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 UTM xuất bản năm 1965, bản đồ địa hình

tỷ lệ 1:50.000 VN2000, ảnh vệ tinh chụp năm 1989 và 2009, đã xây dựng được các
đường bờ biển và đã đưa ra sơ đồ biến động đường bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu qua các
thời kỳ khác nhau (hình 1). Dựa vào sơ đồ biến động đường bờ biển tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu qua ba thế hệ đường bờ năm 1965, năm 1989 và năm 2009 thấy rằng: Giai
đoạn 1965-1989 hầu như toàn bộ bờ biển được bồi tụ với tốc độ không lớn , giai đoạn
1989-2009 hầu hết bờ biển bị xói lở với tốc độ lớn trung bình 9m/năm và có nơi xói
tới 21,8m/năm. Đường bờ năm 2009 còn ăn sâu vào trong qua cả đường bờ năm 1965.
Kiểu mất đất ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể phân biệt tại hai khu vực: do xói lở xảy
ra trên đoạn bờ từ TP Vũng Tàu về phía đông-bắcvà ngập nước trong vịnh Gành Rái.

Hình 1: Sơ đồ biến động đường bờ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1965-1989-2009


Thông qua ba thế hệ đường bờ ta có thể thấy rằng xu thế đường bờ ngày một ăn
sâu vào trong đất liền đặc biệt là từ năm 1989 đến nay, và ngày càng gia tăng. Hiện
nay để đưa ra những biện pháp chống tai biến xói lở một cách hợp lý tại tỉnh Bà Rịa–
Vũng Tàu ta chủ yếu quan tâm đến hiện trạng đường bờ từ năm 1989 đến 2009. Từ
năm 1989 đến năm 2009 quá trình bồi chỉ là 204ha trong khi đó quá trình xói tới
965ha. Xói lở xảy ra hầu như trên toàn bộ bờ biển còn quá trình bội tụ chủ yếu trong
vịnh Gành Rái ở đấy chủ yếu là do sự lấn biển của con người. Dưới đây trình bày một
số đoạn bờ bị biến động mạnh.
Đoạn bờ từ mũi Nghinh Phong (Vũng Tàu) đến xã Bình Châu thuộc huyện
Xuyên Mộc được cấu tạo chủ yếu bằng cát, nên xói lở xảy ra mạnh mẽ và liên tục.
Hiện nay có 6 vị trí điển hình là: Paradise, Bãi Sau, cửa Lấp, cửa Lộc An, Hồ Tràm và
Bình Châu.
Paradise.Đây là đoạn bờ có nhiều khu du lịch được mở rộng ra sát bờ biển gồm
có khu du lịch Paradise, khu du lịch Chí Linh. Khảo sát thực địa và quan sát trên ảnh
vệ tinh tại bờ biển Paradise ta thấy, đường bờ tự nhiên bị lùi sâu vào so với đường bờ
nhân tạo rất lớn, chứng tỏ quá trình xói lở ở đây rất mạnh mẽ.
Bãi Sau.Bãi Thùy Vân đã và đang bị xói lở mạnh mẽ đặc biệt trong từ thời gian

gần đây, hiện nay qua khảo sát từ năm 2006 đến năm nay 2012 đã được xây dựng hệ
thống đường chạy sát bờ chống xói lở.
Phía tây Cửa Lấp.Hiện nay bờ biển phía tâyCửa Lấp, thuộc phường 12, TP
Vũng Tàucũng bị xói lở khá mạnh: Theo sơ đồ biếnđộng thì từ 1989 đến 2009 mỗi
năm xói 18m/năm và đường bờ còn vào sâu qua đường bờ 1965. Tuy nhiên, luồng vào
cảng cá Cửa Lấp lại bị bồi tụ nghiêm trọng gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào. Phía
ngoài thì bị xói, phía trong luồng vào cảng thì đang bị bồi đây là vấn đề nóng hiện nay
và cũng là thách thức đối với các nhà chức năng khu vực tỉnh Bà Rịa- Vũng Tầu.
Cửa Lấp-cửa ngõ ra vào cảng cá Phước Tỉnh (huyện Long Điền) trong những
ngày gần đây đã trở thành “cửa tử” đối với ghe tàu vào ra bởi tình trạng bồi lấp luồng
vào cảng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân nơi đây
Lộc An.Trong khoảng 10 năm qua, hiện tượng xói lở xâm thực bờ biển tại Lộc
An thuộc huyện Xuyên Mộc đã làm biến mất toàn bộ giồng cát có chiều cao trên 10m,
rộng trên 50m và năm 2005 quá trình xói lở diễn ra manh mẽ. Và mới đây nhất là toàn
bộ giồng cát ở cửa sông Ray (huyện Xuyên Mộc) cao khoảng 5m dài khoảng 400m đã
bị sóng biển cuốn đi.
Quá trình khảo sát ta thấy đến năm 2012 bờ biển Lộc An đã được bảo vệ bởi
các đê mềm, tại những chỗ có đê đã bắt đầu bồi tụ nhưng theo hướng dòng chảy các đó
không xa thì quá trình xói vẫn diễn ra một cách mạnh mẽ.
Hồ Tràm.Khu vực phía Nam sát mũi Hồ Tràm trong khoảng thời gian 30 năm
qua, đặc biệt từ 3-5 năm trở lại đây chịu xói lở và xâm thực nặng trên chiều dài gần
2km từ mũi Hồ Tràm về phía cửa Lộc An, bãi biển đã bị thu hẹp hơn 100km, là khu


vực xói mạnh nhất 21,8m/năm làm nhiều công trình kinh tế xã hội và an ninh quốc
phòng bị phá hoại nặng nề.
So với đường bờ biển1989, đường bờ biển 2009 đã bị lấn sâu vào đất liền hàng
trăm mét, trung bình biển lấn sâu vào đất liền 9 m/năm . Hậu quả là phá hủy kè bao
chống xói lở làm mất giá trị cảnh quan bãi tắm và đe dọa nhà dân, làm suy thoái và
chết nhiều diện tích rừng phòng hộ (kể cả RNM).

3. NGUYÊN NHÂN XÓI LỞ BỜ BIỂN
Theo Bird [1], có tới 21 nguyên nhân gây ra xói lở bờ biển.Một số người lại
phân biệt các nhân tố chính gây ra xói lở và các nhân tố thứ sinh ảnh hưởng đến tốc độ
xói lở [5, 13]. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể phân chia thành 2 nhóm nguyên
nhân: trực tiếp và gián tiếp (hình 2).
3.1. Nguyên nhân trực tiếp
Cả lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu địa mạo bờ biển đều thừa nhận rằng, sóng
và các loại dòng chảy do nó sinh ra là nhân tố động lực giữ vai trò chủ đạo và trực tiếp
trong quá trình hình thành và làm thay đổi địa hình bờ biển. Do đó, nguyên nhân trực
tiếp làm biến động địa hình bờ biển ở đây trong khoảng thời gian qua, đặc biệt từ năm
1990 đến này chính là sự gia tăng năng lượng sóng tác động tới địa hình bờ biển. Có
nhiều minh chứng để khẳng định cho nhận định này. Đó là số lượng các cơn bão và áp
thấp nhiệt đới đổ bộ vào bờ biển nước ta ngày càng nhiều trong khoảng thời gian qua
và mực nước biển dâng lên liên quan tới biến đổi khí hậu. Bào và áp thấp nhiệt đới
tăng dẫn đến gió mạnh cũng tăng lên. Gió mạnh tăng làm cho kích thước của sóng
biển cũng tăng, đặc biệt là độ cao sóng. Bởi vì, năng lượng sóng được tính bằng biểu
thức: E=1/8(ρgh2), ở đây E: là năng lượng sóng, ρ: là tỷ trọng của nước, λ: chiều dài
của sóng, h: độ cao của sóng, g: là gia tốc trọng lực. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu về sự thay đổi các đặc trưng của sóng (độ cao, chu kỳ,
khoảng thời gian tác động của sóng có cùng độ cao trong từng năm, v.v.) trong từng
giai đoạn cụ thể, như: cho từng khoảng 10 năm: 1960-1969, 1970-1979, 1980-1989,
1990-1999 và 2000-2009. Các tính toán về sóng hiện nay cũng mới chỉ đề cập đến giá
trị trung bình nhiều năm của các tham số. Chẳng hạn, Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm
Văn Ninh [4] đã thống kê chế độ trung bình năm trường sóng vùng ngoài khơi của
châu thổ sông Hồng từ năm 1976 đến năm 1995 cho thấy, thời gian tác động của độ
cao sóng hiệu dụng ≥ 2,9 mét theo các hướng đông-bắc và đông-đông bắc là 115 ngày,
còn các hướng khác có thời gian ít hơn.


Hình 2: Sơ đồ nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp

Vậy điều gì đã khiến năng lượng sóng tác động tới bờ tăng lên trong thời gian
qua? Có rất nhiều các tác nhân vừa trực tiếp vừa gián tiếp làm tăng năng lượng sóng
tác động tới bờ biển. có những nhân tố liên quan tới biến đổi khí hậu toàn cầu (như gia
tăng của bão và áp thấp nhiệt đới, mực nước biển dâng), thiếu hụt bồi tích gây ra do cả
tự nhiên lẫn các hoạt động của con người, đặc điểm của đất đá tạo bờ ảnh hưởng đến
tốc độ xói lở, v.v. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của báo cáo này, chỉ trình bày một vài
nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là sự gia tăng của bão, mực nước biển dâng và các
tác động của con người. Các tác nhân này được xem là nguyên nhân gián tiếp hoặc gọi
là các nhân tố ảnh hưởng.
3.2. Các nguyên nhân gian tiếp
Các nguyên nhân gián tiếp gây ra biến đổi đường bờ có rất nhiều. Tuy nhiên,
trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi chỉ đề cập đến ba tác nhân vừa nêu ở trên.
3.2.1. Sự gia tăng của bão và áp thấp nhiệt đới
Nguyên nhân trực tiếp gây biến động đường bờ biển là sóng (chủ yếu là sóng
gió) và dòng chảy do nó sinh ra. Về phần mình, các đặc trưng của sóng gió (độ cao,
chiều dài, chu kỳ, năng lượng, v.v.) lại phụ thuộc rất nhiều vào các tính chất của gió,
nhất là gió bão. Theo số liệu thống kê của Matsumoto và Shoji, từ năm 1951 đến năm
2000, đã có 218 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, bình quân có 4,36 lần/năm.Tuy nhiên,
số các trận bão này phân bố không đều theo từng năm. Nếu chia từng khoảng 10 năm
(1951-1960, 1961-1970, 1971-1980, 1981-1990 và 1991-2000), thì số các trận bão liên
tục tăng với các giá trị tương ứng là 3,2; 4,3; 4,7; 5,6 và 4,0 lần/năm. Từ 1951-1969 có
67 lần bão đổ bộ vào Việt Nam, trung bình 3,5 lần/năm [theo 8]. Các kết quả nghiên


cứu của Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường [11]gần đây cũng cho
thấy, tần số xoáy thuận nhiệt đới ở vùng biển Việt Nam cũng có sự gia tăng rõ rật
trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 2009 như sau: 1961-1970: 6,1 lần/năm;
1971-1980: 8,4 lần/năm; 1981-1990: 9,1 lần/năm; 1991-2000: 7,4 lần năm; 20012009: 7,22 lần năm; 1961-1985: 7,35 lần/năm; 1986-2009: 7,88 lần/năm; trung bình
toàn bộ giai đoạn 1961-2009 là 7,62 lần/năm (bảng 1). Cũng theo các kết quả nghiên
cứu của Viện Khoa học Khí tương, Thủy văn và Môi trường, thì không những số

lượng bão tăng, mà cường độ của bão cũng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây.
Bão tăng làm cho tốc độ gió tăng và dẫn đến các đặc trưng của sóng thay đổi, trong đó
đáng chú ý là độ cao sóng tăng. Độ cao của sóng tăng làm cho năng lượng của nó cũng
tăng theo. Ngoài ra, cũng liên quan tới gió mạnh tăng, mà thời gian tác động tới bờ của
những con sóng có cùng độ cao cũng tăng lên, dó đó, gây xói lở bờ mạnh hơn.
Bảng 1. Biến động số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam giai đoạn 1961-2009[11]
Thời gian

Số cơn bão (trung bình trong một năm)

1961 - 1970

6,1

1771 - 1980

8,4

1981 - 1990

9,1

1991 - 2000

7,4

2000 - 2009

7,22


3.2.2. Mực nước biển dâng.
Một trong những sự kiện tự nhiên quan trọng trong giai đoạn hiện nay là sự
dâng lên của mực nước biển và là một trong những hậu quả rõ ràng và rộng rãi nhất
của sự thay đổi khí hậu. Các kết quả nghiên cứu về hiện tượng này trên thế giới đều
thừa nhận rằng, trong thế kỷ XX, mực nước biển tăng lên từ 10 đến 25 cm và dự báo
trong thế kỷ XXI giá trị này sẽ dao động trong phạm vi từ 9-88 cm, trung bình là 48
cm. Theo đánhgiá số liệu quan trắc tại các trạm đo mực nước trên thế giới, giá trị này
đạt khoảng 1,5-2,0 mm/năm. Gần đây, các kết quả đo mực nước bằng vệ tinh Jason-1,
cho thấy từ năm 1992 đến năm 2004, giá trị mực nước biển tăng lên trung bình là 2,8 ±
0,4 mm/năm. Trong đó, từ năm 1999 đến 2004 là 3,7 ± 0,2 mm/năm. Kết quả nghiên
cứu của Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường gần đây cũng cho thấy, tại
Vũng Tàu, mực nước biển dâng lên trong giai đoạn 1960-2008 với tốc độ trung bình là
3,38 mm/năm[11].Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cho Việt Nam
của Bộ Tài nguyên và Môi trường [2],với các kịch bản khác nhau (thấp, trung bình và
cao), thì đến năm 2100, mực nước ở khu vực mũi Kê Gà-Cà Mau có thể dâng lên tới
51 đến 99 cm (bảng 2[2])


Bảng2.Mực nước biển dâng (cm)theo các kịch bản phát thải khác nhau [2]
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Kịch
bản
8-9
11-13 17-19 22-26 28-34 34-42 40-50 46-59 51-66
Thấp
T. Binh

8-9

12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75


Cao

8-9

13-14 19-21 26-30 35-41 45-53 56-68 68-83 79-99

Mực nước biển dâng lên làm cho đáy biển gần bờ trở nên sâu hơn và độ dốc của
bãi biển tăng lên dẫn tới năng lượng sóng vỗ vào bờ cũng tăng lên. Bởi vì, độ nghiêng
của bờ biển là nhân tố chủ yếu kiểm soát phản ứng của bãi đối với sự dâng lên của
mực nước biển. Kết quả cuối cùng, bờ biển bị xói lở tuân theo quy tắc Bruun (Bruun
rule)[6].Tuy nhiên, quy tắc Bruun chỉ phù hợp với các bờ cát ở vùng biển mở. Mặt
khác, không phải bất cứ ở độ dốc nào của bãi biển cũng xảy ra xói lở mạnh khi mực
nước biển dâng.Xói lở bờ và bãi chỉ xảy ra khi độ nghiêng của bãi có giá trị lớn lơn
0,0001. Trong trường hợp, độ nghiêng đáy biển gần bờ, bãi biển, cũng như phần đồng
bằng ven biển có độ nghiêng ≤ 0,0001, thì các thành tạo này sẽ bị nước biển tràn ngập
và, rút cục, cũng dẫn đến mất đất. Đây là trường hợp trong vịnh Gành Rái.
3.2.3. Các hoạt động của con người
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đô thị hóa, xây dựng đường sá, khai thác
khoáng sản và biến đổi điều kiện dòng chảy, kiểm soát các dòng chảy sông đang làm
tình trạng xói lở trở nên trầm trọng hơn.Hiện tượng xói lở đã trở nên rất nguy hiểm bởi
có tác động của con người trong việc khai thác vật liệu san lấp và nạo vét luồng lạch
không đúng quy trình. Các hoat động của con người, dù trên lưu vực hay ngay tại bờ
biển, cuối cùng đều làm thay đổi cán cân bồi tích ở bờ biển gây ra thiếu hụt bồi tích.
Do thiếu hụt bồi tích, nên năng lượng sóng tác động đến bờ cũng tăng lên, vì không
phải sử dụng một phần năng lượng cho vận chuyển trầm tích, nên năng lượng được tập
trung để phá hủy-xói lở bờ.
Ngoài ra, đặc điểm cơ lý của vật liệu tạo bờ cũng có ảnh hưởng nhất định đến
tốc độ xói lở. Hầu hết bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đều được cấu tạo bởi cát bở rời,
do đó rất dễ bị xói lở.

Còn nguyên nhân bồi lấp luồng vào cảng Cửa lấp là do di chuyển bồi tích dọc
bờ. Hai phía bờ cửa lấp, hiện nay, đều bị xói lở mạnh, như đã đề cập ở trên. Vật liệu
được giải phóng ra di chuyển dọc theo bờ dưới tác động của dòng chảy dọc bờ từ cả 2
phía đông và tây. Đến khu vực Cửa Lấp, do đường bờ bị ngoặt về phía lục địa, nên
năng lượng dòng dọc bờ bị phân tán và vật liệu được tích tụ lại bồi lấp luồng vào gây
khó khăn cho việc đi lại của tàu thuyền.


4. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ TẠI TỈNH BÀ RỊA
– VŨNG TÀU.
Đến nay, các ngành chức năng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai nhiều đề
tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các giải pháp để ngăn chặn tình trạng xói lở bờ
biển, như: Công trình đê biển Phước Tỉnh (2004), công nghệ Stabiplage bảo vệ bờ biển
Lộc An (2005), đê biển Phước Hải (2010), v.v.... Song hiệu quả thực sự chưa cao
những đề tài dự án này chỉ mang tính chấtriêng lẻ cho từng khu vực mà chưa kết nối
với nhau để khắc phực hiện tượng xói lở-bồi lấp
Công nghệ Stabiplage bảo vệ bờ biển Lộc An. Công trình này được hoàn thành
vào năm 2005.Chiều dài được bảo vệ bằng công nghệ Stabiplage là 500 mét. Trên
đoạn bờ này, theo nhiều nguồn tin, hiện tượng bồi tụ đã xảy ra. Tuy nhiên, các đoạn bờ
bên cạnh vẫn bị xói lở khá mạnh thông tin từ nghiên cứu Tại vị trí có công trình, bờ
biển không bị xói lở.Nhưng cách đó không xa, theo hướng của dòng chảy ven bờ, hoạt
động xói lở diễn ra khá mạnh.
Tường biển tại Phước Tỉnh (2004) và Phước Hải (2010).Tại vị trí các công
trình đê Phước Tỉnh, Phước Hải và một số vị trí kè đá …xói lở đã ngưng hoạt
động.Song có thể không lâu dài.Xói lở vẫn xảy ra và làm giảm chiều rộng và độ cao
của bãi, vật liệu bị xói lở được đưa xuống độ sâu lớn hơn không có khả năng trở lại
bãi.Điều này dẫn đến hậu quả là bãi biển bị hạ thấp đến giai đoạn nào đó xói chân kè
sẽ xẩy ra.
Tuy nhiên, hiện nay các giải pháp công trình hay phi công trình này vẫn chỉ là
giải pháp tình thế. Do chưa có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về các quá trình địa mạo bờ cho

từng đoạn cụ thể. Mặt khác, khi thiết kế công trình, nhân tố mực nước biển dâng chưa
được tính đến.Để có thể xây dựng các công trình bảo vệ đường bờ phải có những
nghiên cứu cụ thể dự báo năng lượng sóng tới bờ tăng cùng với sự dâng lên của mực
nước biển với vấn đề biến đổi khí hậu.
Mặt khác, do nền kinh tế hiện nay của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và của
cả nước nói chung còn nhiều khó khăn, nên cần lựa chọn những đoạn bờ có ý nghĩa
quan trọngvề kinh tế, chính trị, hoặc văn hóa-lịch sử để nghiên cứu chi tiết và đưa ra
các giair
KẾT LUẬN
Từ những điều vừa trình bày trên đây, có thể nêu ra một số kết luận dưới đây:
1. Biến động bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong giai đoạn 1965 đến nay có 2 xu
thế: từ năm 1965 đến năm 1989, bờ biển có xu thế bồi tụ chiếm ưu thế và từ 1990 đến
nay, bờ biển có xu thế xói lở chiếm ưu thế. Tốc độ xói lở trung bình đạt tới 9m/năm,
có vị trí đạt cực đại tới 21,8 m/năm (tại khu vực Hồ Tràm) và tốc độ cực tiểu đạt 0,34
m/năm (phía tây mũi Ba Kiềm). Trong giai đoạn hiện nay, bồi tụ chỉ diễn ra mang tính
cục bộ: ở luồng vào cảng Cửa Lấp và khu vực càng Dầu-Khí (chủ yếu do tác động của
con người).


2. Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng xói lở bờ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay
chính là sự gia tăng năng lượng sóng tác động đến bờ liên quan tới sự gia tăng của bão
và áp thấp nhiệt đới và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra, đồng thời liên
quan với cả các hoạt động của con người (chủ yếu làm thay đổi cán cân bồi tích ở bờ
biển).
3. Xói lở bờ biển đã và đang trở thành một trong những tai biến thiên nhiên có tác
động mạnh mẽ và làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch và hoạt động giao thông vận
tải, kinh tế cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
4.Tại những nơi xói lở bờ biển xảy ra mạnh đã có những biện pháp công trình như xây
kè, tường chắn. v.v…Những biện pháp trên bước đầu cũng đem lại hiệu quả nhưng về
lâu dài vẫn cần những biện pháp hiệu quả hơn. Để đảm bảo hiệu quả của các công

trình cần nghiên cứu cụ thể cho từng đoạn bờ, đồng thời dự báo được chiều rộng của
đới dễ bị xói lở trong các khoảng thời gian khác nhau: 10, 20 hoặc 50 năm tới. Khi
thực thi các dự án phát triển, cần phải tính đến khả năng tổn thương cho cả lãnh thổ
cũng như cho dự án khi đi vào hoạt động.
Công trình này là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG Hà Nội, mã số
QGTĐ-10-08
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

5.

6.
7.
8.

Bird E., 2008. Coastal geomorphology: An introduction. John Wiley&Sons
Ltd., Chichester, UK, 411 pp (Second Edition).
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam. Bộ TN&MT, Hà Nội, 115 trg.
Nguyễn Văn Cư, Phạm Huy Tiến, 2003. Sạt lở bờ biển Miền Trung Việt Nam.
Nxb KH&KT, Hà Nội, 200 trg.
Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Văn Ninh, 2005. Hiện trạng nghiên cứu xói lở bờ
biển huyện Hải Hậu. Trong “Tài nguyên và Môi trường biển”, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, trg. 200-211.
Leontyev O.K., Nikiforov L.G., Xafianov G.A., 2002. Địa mạo bờ biển. Do tập
thể tác giả tổ bộ môn Địa Mạo - Địa Lý Biển khoa Địa Lý trường ĐHKHTN
biên dịch

Mclean R.F., 2004. Bruun Rule. Encyclopedia of Gemorphology, Vol.1 (A-I),
Ed. by Goudie A.S..Routledge, London and New York, PP.103-106.
Dương Tuấn Ngọc, Vũ Văn Phái (2010), Hội thảo báo cáo khoa học – Đề tài
các phương pháp nghiên cứu biến động đường bờ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu, Hoàng Thị Vân, Vũ Tuấn Anh, 2006. Báo cáo
“Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng
biển Nam trung Bộ từ 0-30 mét nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng trọng


điểm ở tỷ lệ 1:50.000. Phụ lục số 2: Chuyên đề địa mạo”. Hà Nội, 182 trg (lưu
tại Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển).
9. Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu, Đào Mạnh Tiến, 2008. Xói lở bờ biển Việt Nam và
ảnh hưởng của mực nước biển dâng. Trong “Địa chất biển và phát triển bề vữngTuyển tập báo cáo khoa học”, Hạ Long, 2008, trg. 658-666.
10. Nguyễn Kỳ Phùng (chủ trì), 2010. Nghiên cứu quá trình tương tác biển-lục địa
và ảnh hưởng của chúng đến các hệ sinh thái ven bờ Đông và bờ Tây Nam Bộ.
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, Mã số: KC.09-12/06-10, TP HCM, 311
trg. (Lưu trữ tại Bộ Khoa học và Công nghệ)
11. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, 2010. Biến đổi khí hậu và
tác động ở Việt Nam. Những người thực hiện: Nguyễn Văn Thằng, Nguyễn
Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan và Vũ Văn
Thắng. Nxb KH&KT, Hà Nội, 260 trg.
12. /> />Nguồn: Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ 6; Thành phố Huế, 9/2012.



×