Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH HÀNG HẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 134 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
---------o0o---------

BÁO CÁO CUỐI KỲ
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VÀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH HÀNG HẢI
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020

Chủ đầu tư:

Đơn vị tư vấn:

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIỆN CHIẾN LƯỢC
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆN TRƯỞNG

Lê Xuân Lan

Hà Nội – 12/2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................................... 6
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ 7
I. TỔNG QUAN ........................................................................................................................ 11


I.1 Tổng quan về vùng biển đảo Việt Nam ......................................................................... 11
I.2 Sự cần thiết xây dựng quy hoạch cho ngành Hàng hải................................................ 13
I.3 Các căn cứ xây dựng quy hoạch..................................................................................... 14
I.4 Nguyên tắc xây dựng quy hoạch .................................................................................... 18
I.5 Mục tiêu xây dựng quy hoạch ........................................................................................ 18
I.6 Phạm vi quy hoạch .......................................................................................................... 19
I.7 Đối tượng quy hoạch ....................................................................................................... 20
II. HIỆN TRẠNG ..................................................................................................................... 21
II.1 Hiện trạng hệ thống thông tin duyên hải ..................................................................... 21
II.1.1 Hiện trạng hạ tầng ..................................................................................................... 21
II.1.2 Hiện trạng các dịch vụ thông tin trên biển: ............................................................... 39
II.1.3 Hiện trạng tai nạn hàng hải:....................................................................................... 46
II.2 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của ngành hàng hải: ............................... 48
II.2.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: ...................................................................................... 48
II.2.2 Các hệ thống thông tin và CSDL lớn ........................................................................ 50
II.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước trong ngành hàng
hải. ....................................................................................................................................... 50
II.2.4 Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp ............................................. 55
II.2.5 Đánh giá nguồn nhân lực CNTT hàng hải:................................................................ 56
II.2.6 Đánh giá sự phối hợp chuyên ngành giữa cơ quan quản lý nhà nước ngành Hàng
hải và các ngành khác về CNTT ......................................................................................... 57
II.2.7 Hiện trạng ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp trong ngành Hàng hải ................. 57
II.2.8 Đánh giá chung về hiện trạng ứng dụng CNTT trong ngành Hàng hải..................... 59
II.3 Đánh giá các tồn tại trong cơ chế chính sách đối với lĩnh vực thông tin duyên hải
và công nghệ thông tin ngành hàng hải .............................................................................. 60
III. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .................. 61
III.1 Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam............................................................. 61
III.2 Định hướng phát triển kinh tế cảng biển ................................................................... 63
III.3 Kinh tế VTB .................................................................................................................. 64
III.4 Khai thác nguồn lợi hải sản ......................................................................................... 65

IV. XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ VÀ DỰ BÁO ...................................................................... 69
IV.1 Xu hướng các công nghệ sử dụng trong thông tin hàng hải:.................................... 69
2


IV.1.1 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin sóng vô tuyến điện .................................... 69
IV.1.2 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat ........................................ 70
IV.1.3 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin vệ tinh Cospas Sarsat ................................ 71
IV.2 Kinh nghiệm triển khai các hệ thống thông tin hàng hải trên thế giới ................... 72
IV.2.1 Kinh nghiệm triển khai LRIT quốc tế ...................................................................... 72
IV.2.2 Kinh nghiệm triển khai AIS quốc tế ........................................................................ 75
IV.2.3 Kinh nghiệm triển khai VTS quốc tế ....................................................................... 81
IV.2.4 Các quy định quốc tế liên quan đến triển khai VTS, LRIT, AIS: ............................ 81
IV.3 Xu hướng ứng dụng CNTT ......................................................................................... 82
IV.3.1 Điện toán đám mây .................................................................................................. 82
IV.3.2 Xu hướng về chính phủ điện tử................................................................................ 83
IV.3.3 Thương mại điện tử và chứng thực điện tử .............................................................. 88
IV.3.4 Xu hướng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực công nghệ
thông tin .............................................................................................................................. 90
IV.3.5 Định hướng phát triển CNTT tại Việt Nam ............................................................. 94
IV.4 Dự báo xu hướng phát triển của hệ thống TTDH và CNTT Hàng hải ................... 94
V. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH.............................................................................................. 96
VI. MỤC TIÊU QUY HOẠCH ............................................................................................... 97
VI.1 Mục tiêu chung: ............................................................................................................ 97
VI.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................................ 97
VI.2.1 Mục tiêu phát triển hệ thống thông tin duyên hải: ................................................... 97
VI.2.2 Mục tiêu phát triển công nghệ thông tin ngành hàng hải ......................................... 98
VII. NỘI DUNG QUY HOẠCH .............................................................................................. 99
VII.1 Nội dung phát triển hệ thống thông tin duyên hải ................................................... 99
VII.1.1 Phát triển hạ tầng hệ thống thông tin duyên hải ..................................................... 99

VII.1.2 Phát triển các dịch vụ thông tin trên biển ............................................................. 100
VII.1.3 Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................................... 100
VII.1.4 Định hướng lĩnh vực pháp chế và hợp tác quốc tế ............................................... 100
VII.2 Nội dung phát triển công nghệ thông tin ngành hàng hải..................................... 101
VII.2.1 Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ................................................... 101
VII.2.2 Xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn ............................................................................ 101
VII.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp ................... 101
VII.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý ....................... 102
VII.3 Các dự án ưu tiên đầu tư .......................................................................................... 102
VII.3.1 Các dự án phát triển hệ thống TTDH: .................................................................. 105
VII.3.2 Các dự án liên quan đến ứng dụng CNTT ngành hàng hải: ................................. 106
VIII. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ................................................................................ 108
VIII.1 Các giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................................ 108
VIII.2 Các giải pháp về khoa học - công nghệ.................................................................. 108
3


VIII.3 Các giải pháp về tài chính....................................................................................... 108
VIII.4 Các giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................... 109
VIII.5 Giải pháp về hợp tác quốc tế .................................................................................. 109
IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ..................................................................... 110
X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ........................................................................ 112
X.1 Bộ Giao thông vận tải .................................................................................................. 112
X.2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................................................................ 112
X.3 Bộ Tài chính.................................................................................................................. 113
X.4 Bộ Quốc phòng ............................................................................................................. 113
X.5 Bộ Y tế ........................................................................................................................... 113
X.6 Bộ Thông tin và Truyền thông .................................................................................... 113
X.7 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ................................................................... 114
X.8 Bộ Tài nguyên và Môi trường ..................................................................................... 114

X.9 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển .................. 114
X.10 Các doanh nghiệp của ngành hàng hải .................................................................... 114
XI. PHỤ LỤC I: CÁC NHÓM DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ..................................................... 115
XI.1 Nhóm dự án trọng điểm ............................................................................................. 115
XI.2 Mô tả chi tiết nhóm dự án trọng điểm:..................................................................... 116
XI.2.1 Nhóm dự án nâng cấp, hoàn thiện, phát triển hạ tầng mạng lưới TTDH............... 116
XI.2.2 Nhóm dự án đầu tư, nâng cấp hạ tầng và ứng dụng CNTT trong ngành hàng hải 118
XI.2.3 Nhóm dự án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. ............................................... 119
XI.2.4 Nhóm dự án về lĩnh vực pháp chế và hợp tác quốc tế ........................................... 119
XII. PHỤ LỤC II: BẢNG PHÂN CHIA PHỔ TẦN SỐ CHO CÁC NGHIỆP VỤ .......... 121
XIII. PHỤ LỤC III: DANH SÁCH CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC
TUYẾN TRONG NGÀNH HÀNG HẢI ............................................................................... 126
XIV. PHỤ LỤC IV: BẢNG KHẢO SÁT NGUỒN NHÂN LỰC CNTT NGÀNH HÀNG
HẢI........................................................................................................................................... 131
XV. PHỤ LỤC V: BẢNG KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG HẢI ............................................................................. 133

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Dự báo lượng hàng qua cảng theo vùng lãnh thổ qua các năm: ...............................................63
Bảng 2. Dự báo nhu cầu hàng hóa vận tải qua đường biển của Việt Nam và nhu cầu lượt tàu cậ cảng
Việt Nam cho các giai đoạn: ..................................................................................................................65
Bảng 3. Thống kê các loại tàu cá ...........................................................................................................66
Bảng 4. Quá trình triển khai hệ thống LRIT trên thế giới ......................................................................72
Bảng 6. Các TTHC được cung cấp ở mức 1 tại Cục Hàng hải ............................................................126
Bảng 7. Các TTHC được cung cấp ở mức 2 tại Cục Hàng hải ............................................................126
Bảng 8. Các TTHC công được cung cấp ở mức 1 tại các Chi cục Hàng hải .......................................128
Bảng 9. Các TTHC công được cung cấp ở mức 2 tại các Chi cục Hàng hải .......................................129

Bảng 10. Các TTHC công được cung cấp ở mức 2 tại các Cảng vụ Hàng hải ....................................130
Bảng 11. Các TTHC công được cung cấp ở mức 3 tại các Cảng vụ Hàng hải ....................................130
Bảng 12. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tại các Cảng vụ...............................................................131
Bảng 13. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải ..........131
Bảng 14. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp cảng biển ......................................132
Bảng 15. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải........................133
Bảng 16. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại các doanh nghiệp cảng biển ...................................................133
Bảng 17. Hiện trạng ứng dụng phần mềm trong quản lý tại các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng
hải .........................................................................................................................................................134
Bảng 18. Hiện trạng ứng dụng phần mềm trong quản lý tại các doanh nghiệp cảng biển ...................134

5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat ..........................................................................................22
Hình 2. Hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat .................................................................................23
Hình 3. Vùng phục vụ của hệ thống thông tin duyên hải .......................................................................24
Hình 4. Mô hình mạng thông tin duyên hải ...........................................................................................25
Hình 5. Bản đồ Hệ thống các Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam ........................................................25
Hình 6. Bản đồ Vùng trách nhiệm VNMCC ..........................................................................................42
Hình 7. Kiến trúc hệ thống mạng của Cục Hàng hải Việt Nam .............................................................49
Hình 8. Xu hướng phát triển của hệ thống vệ tinh Cospas Sarsat ..........................................................72
Hình 9. Xu hướng phát triển của Hệ thống TTDH.................................................................................95
Hình 10. Xu hướng ứng dụng CNTT trong ngành HH ..........................................................................95

6


CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Thuật ngữ viết tắt

Thuật ngữ tiếng Anh

Diễn giải

AIS

Automatic Identification System

Hệ thống nhận dạng tự động

ASP

Application Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ ứng
dụng

BGAN

Broadband Global Area Network

Dịch vụ băng rộng phủ sóng
toàn cầu cung cấp bởi hệ thống
Inmarsat

CCTV

Closed-Circuit Television Camera


Camera truyền hình giám sát

COMSAR

Sub-Committee on
Radiocommunciations and Search
and Rescue

Tiểu ban về thông tin vô tuyến
điện và tìm kiếm cứu nạn

CRS

Coast Radio Station

Đài thông tin vô tuyến duyên
hải

CSP

Communication Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ thông
tin liên lạc

CV

Chevaux Vapeur


Đơn vị tính mã lực của Pháp

DC

Data Centre

Trung tâm dữ liệu

DGPS

Differential Global Positioning
System

Hệ thống định vị toàn cầu vi
sai

DSC

Digital selective calling

Phương thức gọi chọn số

DWT

DeadWeight Tonnage

Đơn vị đo năng lực vận tải an
toàn của tàu thủy tính bằng tấn

EDI


Electronic data interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

ELT

Emergency Locator Transmitter

Thiết bị phát tín hiệu vị trí
khẩn cấp dùng cho hàng không

ENC

Electronic Navigational Chart

Hai đồ điện tử

EPIRB

Emergency Position Indicating
Radio Beacon

Thiết bị phát tín hiệu vị trí
khẩn cấp dùng cho hàng hải

F2M

Fix to Mobile


Dịch vụ điện thoại tàu – bờ
của Inmarsat

Fal-65

Convention on Facilitation of
International Maritime Traffic, 1965

Công ước về tạo thuận lợi cho
giao thông hàng hải quốc tế
năm 1965

FBB

FleetBroadband

Dịch vụ băng rộng cung cấp
bởi hệ thống Inmarsat dánh
cho tàu thuyền

GEOSAR System

The Cospas Sarsat Geostationary
Search and Rescue System

Hệ thống vệ tinh tìm kiếm và
cứu nạn ở quỹ đạo địa tĩnh

GIS


Geographic information system

Hệ thống thông tin địa lý

GMDSS

Global Maritime Distress Safety
System

Hệ thống thông tin an toàn và
cứu nạn toàn cầu

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu (của
Hoa Kì)

7


GSM

Global System for Mobile
Communications

Mạng điện thoại di động thế hệ
thứ 2


HF

High Frequency

Tần số HF

ICAO

International Civil Aviation
Organization

Tổ chức hang không dân sự
quốc tế

ICD

Inland Container Depot

Cảng cạn

IDC

International LRIT Data Centre

Trung tâm dữ liệu LRIT quốc
tế

IDE

International Data Exchange


Hệ thống chuyển mạch quốc tế

IMN

Inmarsat Mobile Number

Số điện thoại Inmarsat

IMO

International Maritime Organization

Tổ chức hang hải quốc tế

IP

Internet Protocol

Giao thức Internet

ISDN

Integrated Services Digital Network

Mạng viễn thông số tích hợp
đa dịch vụ

ISN


Inmarsat Serial Number

Số sê-ri Inmarsat

ISP

Inmarsat Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ Inmarsat

ISPS Code

International Ship & Port Security
Code

Bộ luật Quốc tế về An ninh
Tàu và Bến cảng

ITU

International Telecommunication
Union

Liên minh viễn thông quốc tế

LAN

Local area network

Mạng máy tính cục bộ


LEOSAR System

The Cospas Sarsat Low Altitude
Earth Orbit System for Search and
Rescue

Hệ thống vệ tinh tìm kiếm và
cứu nạn ở quỹ đạo thấp

LES

Local Earth Station

Trạm mặt đất khu vực

LESO

Land Earth Station Operator

Nhà vận hành trạm mặt đất
khu vực

LRIT

Long-range identification and
tracking

Hệ thống nhận dạng và truy
theo tầm xa


LUT

Local User Terminals

Đầu cuối cho người dùng khu
vực

MCC

Mission Control Centre

Trung tâm kiểm soát nhiệm vụ

MEOSAR System

Medium Altitude Earth Orbit Search
and Rescue System

Hệ thống vệ tinh tìm kiếm và
cứu nạn ở quỹ đạo tầm trung

MF

Medium Frequency

Tần số MF

MMSI


Maritime Mobile Service Identity

Số định danh dịch vụ di động
hàng hải

MPLS

Multiprotocol Label Switching

Chuyển mạch nhãn đa giao
thức

MSI

Maritime Safety Information

Thông tin an toàn hàng hải

NBDP

Narrow Band Direct Printing

Phương thức truyền chữ băng
hẹp

8


NCS


National Communications System

Hệ thống truyền thông quốc
gia

NCS

Network Co-ordination Station

Trạm phối hợp mạng lưới

NOS

Network Operations Centre

Trung tâm vận hành mạng lưới

PLB

Personal Locator Beacon

Thiết bị phát tín hiệu vị trí
khẩn cẩ dùng trên đất liền.

PSTN

Public switched telephone network

Mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng


R/CDC

Regional or Co-operative LRIT
Data Centre

Trung tâm dữ liệu LRIT khu
vực và phối hợp

RACON

Radar Beacon

Báo hiệu tiêu Radar

RCC

Regional Control Centre

Trung tâm kiểm soát khu vực

RCC

Rescue Co-ordination Centre

Trung tâm phối hợ cưu nạn

RF

Radio Frequency


Tần số vô tuyến điện

RTP

Radio TelePhony

Điện thoại vô tuyến

SAR-79

International Convention on
Maritime Search and Rescue, 1979

Công ước quốc tế về tìm kiếm
cứu nạn hàng hải năm 1979

SART

Search and Rescue Transponder

Bộ hát đá sử dụng trong tìm
kiếm và cứu nạn

SBB

SwiftBroadband

Dịch vụ băng rộng cung cấp
bởi hệ thống Inmarsat dánh

cho máy bay

SOLAS 74

International Convention for the
Safety of Life at Sea, 1974

Công ước của hội nghị quốc tế
về an toàn sinh mạng trên biển
năm 1974

SPOC

Search and rescue Point Of Contact

Đầu mối liên hệ tìm kiếm và
cứu nạn

SSAS

Ship Security Alert System

Hệ thống báo động an ninh tàu
biển

S-VDR

Simplified Voyage Recorder

Máy ghi hải trình giản lược


TCP

Transmission Control Protocol

Giao thức kiểm soát truyền
dẫn

TEU

Twenty-foot Equivalent Unit

Đơn vị đo của hàng hóa được
côngtenơ hóa

UDP

User Datagram Protocol

Giao thức truyền dữ liệu người
dùng

VHF

Very High Frequency

Tần số VHF

VISHIPEL


Vietnam maritime communication
and electronics LLC

Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Thông tin Điện
tử Hàng hải Việt Nam

VPN

Virtual Private Network

Mạng riêng ảo

VSAT

Very Small Aperture Terminal

Ăng-ten thu có khẩu độ mở
nhỏ/ Tên của một dịch vụ
thông tin vệ tinh

9


VTS

Vessel traffic service

Hệ thống quản lý lưu thông
hàng hải


WRC

World Radiocommunication
Conference

Hội nghị truyền thông vô
tuyến thế giới

10


I. TỔNG QUAN
I.1 Tổng quan về vùng biển đảo Việt Nam
Nước ta giáp với biển Đông ở hai hía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là
một phần biển Đông.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy
cứ l00 km2 đất liền thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất
liền/1km bờ biển). Biển Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp 3 diện
tích đất liền: l triệu km2/330.000km2). Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ,
kiểm soát và làm chủ vùng biển.
Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với
Ấn Độ Dương. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển; có khí hậu biển
là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt; có tài
nguyên sinh vật và khoáng sản hong hú, đa dạng, quý hiếm.
Vùng biển Việt Nam có tiềm năng to lớn trên các lĩnh vực kinh tế cũng như
quốc phòng:
- Về kinh tế.

+ Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá
gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao
khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 3 triệu
tấn/năm.
+ Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn
thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú.
+ Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như:
thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền
và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân
3.500gr/m3.
+ Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có
500.000km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng
dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ
lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40 ngàn
thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ
lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10
tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng
khoảng ba nghìn tỷ m3/năm.
+ Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều
dài đất nước, với 3.260km bờ biển có nhiều cảng, vịnh… rất
thuận liện cho giao thông, đánh bắt hải sản. Nằm trên trục giao
thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ
Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ
11


trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn
dắt...).
+ Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự
nhiên đẹp, là tiềm năng du lịch lớn của nước ta.

- Quốc phòng, an ninh:
+ Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang
Tây, từ Bắc xuống Nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan
trọng. Đứng trên vùng biển-đảo của nước ta có thể quan sát
khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á.
+ Biển-đảo nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với sự
phát triển trường tồn của đất nước.
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:
- Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo.
- Bắc Trung Bộ trên 40 đảo.
- Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư,
thường người ta chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:
+ Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ
kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của
tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo
vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo,
quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú
Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long
Vĩ...
+ Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển KTXH. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn,
Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và
cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển
nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch
Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện
đảo Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng
Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...

+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh
hưởng trực tiế đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, có liên quan trực tiế đến sự phồn vinh của đất nước.
Với tính chất quan trọng như vậy, việc đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc, an
ninh an toàn, TKCN cho các hương tiện hoạt động trên vùng biển Việt Nam
12


cũng như đảm bảo cho hoạt động quản lý trong lĩnh vực HH của cơ quan chuyên
ngành được thực hiện một cách hiệu quả có ý nghĩa rất lớn.
I.2 Sự cần thiết xây dựng quy hoạch cho ngành Hàng hải
a) Quy hoạch phát triển Hệ thống thông tin duyên hải
Quy hoạch phát triển hệ thống TTDH (sau đây gọi tắt là HTTTDH) đã được
phê duyệt tại quyết định số 269/TTg ngày 26/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ
được lập cho thời đoạn đến 2000, định hướng đến 2010 do đó đã hết hiệu lực vì
vậy cần thiết phải lập mới quy hoạch phát triển để đá ứng yêu cầu quản lý.
b) Hạn chế, tồn tại của HTTTDH và Công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là
CNTT) ngành hàng hải (HH):
Trong những năm qua được sự quan tâm của Nhà nước, HTTTDH và CNTT
ngành HH đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm cung cấp dịch vụ
đá ứng yêu cầu quản lý điều hành, cấp cứu, an toàn, tìm kiếm cứu nạn hàng hải
(sau đây gọi tắt là TKCNHH), hoạt động khai thác, kiểm soát và quản lý các
hương tiện hoạt động trên biển và cảnh báo và giữ gìn an ninh quốc gia trên
biển, tuy nhiên HTTTDH và CNTT ngành HH còn tồn tại những hạn chế sau:
- HTTTDH được đầu tư, khai thác đã lâu nên năng lực phủ sóng của các
đài còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các khu vực do nhu cầu của xã hội
ngày càng gia tăng. Các đài trong HTTTDH sử dụng sóng mặt đất hiện
đa hần sử dụng băng thông hẹp vì vậy rất khó phát triển các dịch vụ.
Chất lượng thông tin bị suy giảm do chịu tác động, ảnh hưởng của các

nguồn nhiễu công nghiệp, nhiễu điện, thời tiết.
- Các hệ thống thông tin trợ giúp hành hải chưa được quy hoạch, định
hướng đầy đủ vì vậy việc đầu tư còn nhỏ lẻ, chưa mang tính hệ thống.
- Hệ thống CNTT sau một thời gian hoạt động liên tục nên phần lớn các
thiết bị phần cứng đã lạc hậu, có cấu hình, tốc độ xử lý thấp, khai thác
kém hiệu quả; hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành
trong nội bộ ngành HH cũng như cung cấp dịch vụ công phục vụ người
dân và doanh nghiệ chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đá ứng nhu cầu
công việc cũng như yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
- Hoạt động phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực thông
tin duyên hải (TTDH), việc sử dụng, chia sẻ một phần cơ sở hạ tầng và
dữ liệu giữa ngành HH với các ngành khác như: Hải quan, Biên phòng,
Thủy sản và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) chưa hiệu quả, do thiếu một
quy hoạch dài hạn dẫn đến hiệu quả đầu tư, khai thác sử dụng chưa cao.
c) Môi trường pháp lý liên quan đến lĩnh vực thông tin hàng hảỉ có sự thay
đổi
- Quy hoạch Vận tải biển (VTB)Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến
năm 2030, Quy hoạch hệ thống các cảng biển Việt Nam đến năm 2020
định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt và triển khai do đó cần
13


thiết phải quy hoạch lại HTTTDH và CNTT ngành HH để đồng bộ với
các quy hoạch trên.
- Một số công ước quốc tế liên quan đến hoạt động thông tin duyên hải
như SOLAS-74, FAL-65, các khuyến cáo của các tổ chức IMO, ITU,
Inmarsat, Cospas Sarsat đã được điều chỉnh bổ sung vì vậy cần thiết
phải cập nhật để đá ứng các yêu cầu quản lý.
Do vậy, việc cho phép nghiên cứu lậ đề án quy hoạch phát triển HTTTDH
và CNTT ngành HH là hợp lý và cần thiết.

I.3 Các căn cứ xây dựng quy hoạch
a) Căn cứ lập đề án quy hoạch:
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội(sau đây gọi tắt là KT-XH);
Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư về
việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm
chủ yếu;
Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và Quyết
định số 281/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban
hành định mức chi phí cho lập, thẩm định và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH, quy hoạch ngành và và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ
yếu;
Quyết định số 1179/QĐ-BGTVT ngày 07/5/2009 của Bộ Giao thông vận tải
ban hành Quy định về phân công nhiệm vụ trong công tác lập và quản lý quy
hoạch giao thông vận tải;
Quyết định số 2196/QĐ-BGTVT ngày 05/09/2011 của Bộ Giao thông vận tải
về việc cho phép lậ Đề án quy hoạch phát triển HTTTDH và CNTT ngành HH
đến năm 2020, định hướng sau năm 2020;
Quyết định số 361/QĐ-BGTVT ngày 21/02/2012 của Bộ Giao thông vận tải
về việc phê duyệt Đề cương, dự toán chi phí khảo sát, lậ Đề án quy hoạch phát
triển HTTTDH và CNTT ngành HH đến năm 2020, định hướng sau năm 2020;
b) Các tiền đề xây dựng quy hoạch:
*) Các văn bản quốc tế:
Căn cứ Công ước quốc tế SOLAS-74 về an toàn sinh mạng con người trên

biển;
14


Căn cứ Bổ sung, sửa đổi 1988 của Công ước quốc tế SOLAS-74 về việc thiết
lập hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn toàn cầu GMDSS.
Căn cứ Bổ sung, sửa đổi 2002 của Công ước quốc tế SOLAS-74 kèm theo
Bộ luật ISPS về an toàn sinh mạng con người trên biển và an ninh tàu và cảng
biển mà Việt Nam đã chấp thuận thông qua tại Quyết định số 191/2003/QĐ-TTg
ngày 16/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Bổ sung sửa đổi Công ước SOLAS-74 về việc thiết lập hệ thống nhận
dạng và truy theo tầm xa (LRIT - The Long range Identification and Tracking of
Ships) ngày 19/5/2006 của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), có khả năng nhận
dạng và dõi theo hành trình tàu biển trên phạm vi toàn cầu. Những sửa đổi này
sẽ có hiệu lực bắt buộc từ ngày 01/01/2008;
Căn cứ Công ước quốc tế về TKCNHH SAR-79 được IMO thông qua ngày
27/4/1979, có hiệu lực từ ngày 22/6/1985 trong đó Việt Nam là thành viên Công
ước từ ngày 15/4/2007;
Căn cứ Hiệ định Cospas-Sarsat quốc tế và các tài liệu Cospas-Sarsat.
Thông báo ngày 25/06/2002 của IMO về việc Tổ chức Cospas-Sarsat quốc tế
đã chính thức công nhận Việt Nam là một thành viên với tư cách Cơ quan khai
thác thành phần mặt đất kể từ ngày 26/06/2002.
Công ước về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (Công
ước FAL 65);
*) Các văn bản quản lý về Viễn thông và CNTT:
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật tần số vô tuyến điện ngày 23/11/2009;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ,

vềỨng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc “Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt
động của nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”;
Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộ Thông
tin và Truyền thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân CNTT
Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến 2020;
Căn cứ quyết định 125/2009/QĐ-Tg ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
15


Căn cứ các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực Viễn thông và CNTT.
*) Các văn bản về phát triển kinh tế biển và quy hoạch ngành hàng hải:
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X, 9/2/2007) về “Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020” xác định mục tiêu nước ta phải trở thành
quốc gia mạnh về biển;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09
tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 278/QĐ-BGTVT ngày 29/01/2008 của Bộ Giao thông
vận tải về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải và
Quyết định số 107/QĐ-CHHVN ngày 21/02/2008 của Cục Hàng hải Việt Nam
về việc ban hành Chương trình hành động của Cục Hàng hải Việt Nam về thực
hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó chú trọng nâng cấp,
hiện đại hóa hệ thống các Đài TTDH nhằm đảm bảo thông tin liên lạc hàng hải

đồng thời kết nối liên thông với các hệ thống thông tin của ngành thủy sản, trung
tâm dự báo khí tượng thủy văn và hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức liên
quan.
Căn cứ Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch phát triển VTB Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/2009/QĐ-TTg ngày
03/3/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1353/QĐ-TTg ngày
23/9/2008 về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch các khu kinh tế ven biển của Việt
Nam đến năm 2020”; Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 về việc
phê duyệt vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ đến năm 2020; số
18/2009/QĐ-TTg ngày 03/02/2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/03/2010 của Thủ tướng Chính
phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
16


*) Các văn bản về thông tin duyên hải:
Căn cứ Quyết định số 269/TTg ngày 26/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ

về việc quy hoạch hệ thống các Đài TTDH Việt Nam đến năm 2000 và định
hướng đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 597/TTg ngày 30/07/1997 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam đến
năm 2000 và định hướng sau năm 2000;
Căn cứ Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 Phê duyệt Đề án tổ
chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển;
Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 Phê duyệt Đề án đảm
bảo mạng lưới thông tin biển, đảo;
Căn cứ Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16/11/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;
Căn cứ Quyết định số 17/2011/QĐ-TTg ngày 14/03/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế báo Áp thấp Nhiệt đới, bão, lũ;
Căn cứ Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29/05/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế phòng chống động đất, sóng thần. Theo đó, hệ
thống các Đài TTDH Việt Nam thường trực nhận và phát tin cảnh báo kịp thời
về sóng thần;
Căn cứ Quyết định số 103/2007/QĐ-TTg ngày 12/07/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp TKCN trên biển;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống giảm nhẹ thiên tai
đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 06/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn
hàng hải năm 1979 (SAR-79);
Căn cứ Quyết định số 133/2009/QĐ-TTg ngày 03/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về Quy chế thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên biển. Theo đó,
hệ thống các Đài TTDH Việt Nam thuộc hệ thống truyền phát bản tin cảnh báo,
dự báo thiên tai trên biển;
Căn cứ Thông tư số 15/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành “Quy chế thông tin đối
với tàu cá hoạt động trên biển”;
Căn cứ Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/03/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát
triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 95/2010/NĐ-CP ngày 16/09/2010 của Chính phủ quy
định về việc Cấp phép và Phối hợp hoạt động TKCN nước ngoài tại Việt Nam;
17


Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-BTTT ngày 15/06/2007 của Bộ trưởng
Bộ Bưu chính - Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển CNTT và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; trong đó có quyết định nội
dung quy hoạch Phát triển và hiện đại hoá HTTTDH. Nâng cao tốc độ, chất
lượng các đường truyền của hệ thống các Đài TTDH trong vùng. Xây dựng
mạng thông tin chuyên dùng phục vụ công tác quản lý, điều hành trên biển.
I.4 Nguyên tắc xây dựng quy hoạch
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của đất
nước, của ngành HH và các ngành kinh tế biển (KTB) trong từng thời
kỳ; tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các quy định của điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
- Phù hợp với xu hướng phát triển thông tin liên lạc của ngành HH, tạo
điều kiện để ứng dụng công nghệ mới trong thông tin ngành HH.
- Bảo đảm việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, khai thác và sử
dụng hạ tầng mạng thông tin chuyên ngành HH một cách hiệu quả, đồng
bộ, tiết kiệm và đúng mục đích.
I.5 Mục tiêu xây dựng quy hoạch
- Đá ứng nhu cầu phát triển của ngành HH, cũng như quy hoạch phát
triển KTB trong giai đoạn tới.

- Phát triển mạng lưới TTDH và CNTT ngành HH thành một kế hoạch
dài hạn cùng các giải pháp cụ thể.
- Làm cơ sở bổ sung, nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin để khắc
phục các điểm hạn chế còn tồn tại, đá ứng các yêu cầu mới, phù hợp
với chiến lược biển của Việt Nam, đá ứng các yêu cầu bổ sung, sửa đổi
của các tổ chức quốc tế và công ước quốc tế có liên quan (các bổ sung,
sửa đổi của Công ước SOLAS 74, các khuyến cáo của IMO, ITU,
ICAO…).
- Hoàn chỉnh hệ thống quản lý thông tin phục vụ công tác an toàn, an
ninh HH; phòng chống giảm nhẹ thiên tai và TKCN trên biển.
- Thực hiện xây dựng mô hình chính phủ điện tử tại Cục Hàng hải Việt
nam và các đơn vị trực thuộc tại các khu vực cảng biển.
- Định hướng xây dựng cơ chế chính sách phối hợp giữa ngành HH với
các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển (Hải quan, Biên phòng,
Kiểm dịch) về việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Định hướng phát triển công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực hàng hải.
- Quy hoạch tổng thể các hệ thống công nghệ của ngành hàng hải trên cơ
sở sử dụng, chia sẻ một phần cơ sở hạ tầng (gọi tắt là CSHT) và dữ liệu
18


trong ngành HH cũng như giữa ngành HH với các ngành khác như: Hải
quan, Biên phòng, Khai thác thủy sản và TKCN quốc gia).
I.6 Phạm vi quy hoạch
a) Quy hoạch phát triển hệ thống TTDH:
- CSHT hệ thống TTDH
o Hệ thống TTDH
o Hệ thống thông tin quản lý điều hành…
- Dịch vụ TTDH

- Nguồn nhân lực HTTTDH
- Cơ chế chính sách
- Các đối tượng chịu tác động của quy hoạch:
o Tàu vận tải, tàu hàng
o Các hương tiện khác hoạt động trên biển (tàu cá, giàn khoan, tàu
nghiên cứu, …)
o Cơ quan quản lý chuyên ngành HH
o Các cơ quan hối hợp TKCN, cấp cứu khẩn cấp và an toàn an ninh
trên biển, bảo vệ môi trường biển (Biên phòng, Cảnh sát biển, Thủy
sản, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, Viện vật lý – địa cầu,
Bảo đảm an toàn hàng hải, Trợ giúp y tế,….)
o Các tỉnh, thành phố ven biển
b) Quy hoạch CNTT ngành HH:
- Hạ tầng CNTT ngành HH
o Các hệ thống cơ sở dữ liệu (gọi tắt là CSDL)
o Hệ thống thiết bị phần cứng (mạng LAN, kết nối, máy chủ, thiết bị
mạng)
- Các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Các hệ thống thông tin phục vụ tác nghiệp trong nội bộ ngành HH (thư
điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành...)
- Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý điều hành trong các lĩnh vực:
o Về quản lý cảng biển, luồng HH, các khu neo đậu tàu biển, quản lý
quy hoạch xây dựng cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền.
o Về quản lý tàu biển, thuyền viên, hoa tiêu và nguồn nhân lực hàng
hải khác.
o Về VTB và dịch vụ HH.

19



o Về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường.
- Nguồn nhân lực
- Đối tượng chịu tác động:
o Các đơn vị trong ngành HH.
o Các cơ quan quản lý chuyên ngành tại các Cảng biển.
o Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực HH: cảng biển, VTB, đại lý hàng
hải, đóng tàu…
o Người dân.
I.7 Đối tượng quy hoạch
Quy hoạch tập trung chủ yếu vào các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải
và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan, đối với các đối tượng là các
doanh nghiệp (doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp cảng biển) quy hoạch chỉ
mang tính định hướng.
Về thời gian: Quy hoạch có thời hạn đến năm 2020, sau năm 2020 mang tính
định hướng.
Về không gian: Người và hương tiện hoạt động trên vùng biển, đảo thuộc
chủ quyền của Việt Nam; tàu thuyền Việt Nam hoạt động trong các vùng biển
quốc tế.

20


II. HIỆN TRẠNG
II.1 Hiện trạng hệ thống thông tin duyên hải
II.1.1 Hiện trạng hạ tầng
II.1.1.1 Hệ thống các đài TTDH
1. Hiện trạng đầu tư hệ thống đài TTDH
a) Chức năng nhiệm vụ của hệ thống Đài TTDH Việt Nam:
- Cung cấp dịch vụ phục vụ cho mục đích cấp cứu, an toàn và TKCN HH

(theo các tiêu chuẩn của Hệ thống Thông tin Cấp cứu và An toàn Hàng
hải Toàn cầu GMDSS – Globail Maritime Distress and Safety System),
- Phục vụ thông tin liên lạc cho hoạt động HH và các hoạt động khác trên
biển (khai thác hải sản, nghiên cứu biển...), thông tin phục vụ khai thác,
điều hành, kiểm soát và quản lý các hương tiện hoạt động trên biển,
- Phối hợp với các đơn vị chức năng khác thực hiện công tác TKCN HH,
hàng không trên biển và góp phần trong việc cảnh báo và giữ gìn an
ninh quốc gia trên biển.
b) Hạ tầng các Đài TTDH sử dụng sóng vô tuyến mặt đất:
Bao gồm 29 đài TTDH và 01 trung tâm xử lý thông tin HH có chức năng
cung cấp dịch vụ thông tin cấp cứu, cứu nạn, an toàn HH,…qua sóng vô tuyến
mặt đất, hoạt động trên các dải tần VHF, MF, HF có tầm phủ sóng rộng, bao phủ
các vùng biển trong nước và quốc tế (A1, A2, A3 và A4).
- 02 Đài TTDH loại I đặt tại: Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh.
- 03 Đài TTDH loại II đặt tại: Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.
- 08 Đài TTDH loại III đặt tại : Móng Cái, Cửa Ông, Hòn Gai, Cửa Lò,
Huế, Quy Nhơn, Cần Thơ, Kiên Giang.
- 16 Đài TTDH loại IV tại: Bạch Long Vĩ, Vũng Áng, Thanh Hoá, Cửa
Việt, Dung Quất, Quảng Ngãi, Phú Yên, Cam Ranh, Phan Rang,
PhanThiết, Bạc Liêu, Cà Mau, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc, Hà Tiên.
Sử dụng các công nghệ đang được quốc tế áp dụng trong ngành HH hiện nay:
- Gọi chọn số DSC với hương thức phát xạ F1B, J2B, G2B;
- Truyền chữ băng hẹp NBDP với hương thức phát xạ F1B, J2B;
- Thông tin thoại với hương thức phát xạ J3E, H3E và G3E.
- Trang bị các máy phát vô tuyến điện có công suất lớn từ 50 W đến 5
kW.
c) Đài Thông tin Vệ tinh mặt đất Inmarsat (LES) tại Hải Phòng
Mạng viễn thông vệ tinh Inmarsat là mạng viễn thông di động vệ tinh toàn
cầu, mang đến cho người sử dụng giải pháp thông tin liên lạc mọi lúc, mọi nơi,
21



trong mọi điều kiện thời tiết với chất lượng và độ tin cậy cao và là giải há đặc
biệt hữu hiệu cho những nơi mà các mạng thông tin thông thường không thể phủ
sóng được như các vùng đại dương, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
Mạng viễn thông vệ tinh Inmarsat cung cấp các dịch vụ viễn thông phục vụ
cho mục đích cấp cứu và an toàn HH theo GMDSS, thông tin báo động an ninh
tàu biển (SSAS), hoạt động giao thông vận tải, quản lý hương tiện giao thông,
trợ giú điều hành bay, thăm dò dầu khí, đánh bắt hải sản, kiểm soát và lấy dữ
liệu từ xa, thông tin trong công tác phòng chống thiên tai bão lụt, hỏa hoạn, động
đất,...
Đài LES Hải Phòng là đài Thông tin Vệ tinh mặt đất Inmarsat duy nhất ở
Việt Nam và là một trong 31 đài LES trên thế giới với các chức năng chính là
trực canh báo động cấp cứu chiều tàu - bờ, bờ - tàu, thông tin phối hợp TKCN,
thông tin quảng bá an toàn HH và thông tin liên lạc thông qua hệ thống vệ tinh
địa tĩnh Inmarsat. Đài làm việc qua vệ tinh I3F1 tại tọa độ 64OE hay trong vùng
IOR.
Cấu hình đài gồm 4 hệ thống chính:
- Hệ thống cao tần - RF
- Hệ thống B/mM-ACSE
- Hệ thống C-ACSE
- Hệ thống đường truyền kết nối tới mạng công cộng (PSTN, Internet,
NCS, NOC)

Hình 1. Hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat

d) Đài vệ tinh LUT/MCC thuộc hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat
Hệ thống COSPAS – SARSAT được chia thành các phần chính sau:
- Các phao vô tuyến cấp cứu: thiết bị phát vị trí khẩn cấp (ELTEmergency Locator Transmitter, dùng trong ngành hàng không), Phao
vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB-Emergency Position Indicating

22


Radio Beacon, dùng trong ngành hàng hải), và phao vô tuyến vị trí cá
nhân (PLB - Personal Locator Beacon, dùng trên đất liền).
- Phần không gian: là hệ thống các vệ tinh (LEOSAR và MEOSAR) có
vùng phủ sóng toàn cầu, để tiếp nhận tín hiệu được phát bởi các phao
cấp cứu.
- Trạm thu mặt đất (LUT-Local User Terminal): thu và xử lý các tín hiệu
được chuyển xuống từ vệ tinh để tạo nên các báo động cấp cứu.
- Trung tâm điều hành (MCC-Mission Control Centre) thu các báo động
cấp cứu được cung cấp từ các trạm LUT liên đới và chuyển tới các
RCCs, SPOCs, hoặc các MCCs khác.

Hình 2. Hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat

Việt Nam là một thành viên trong tổ chức Cospas-Sarsat với thành phần mặt
đất bao gồm 01 đài LEOLUT trong số 58 đài LEOLUT trên toàn thế giới có
chức năng thu nhận và xử lý tín hiệu báo động cấp cứu trên tần số 406MHz
chuyển tiếp xuống từ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp từ đó tính toán xác định vị trí bị
nạn; 01 trung tâm điều hành MCC trong tổng số 31 trung tâm điều hành MCC
trên toàn thế giới có chức năng thu thập và xử lý và cung cấp thông tin cấp cứu
và dữ liệu vị trí tới các RCC/SPOC liên đới và tới các MCC khác phục vụ cho
công tác TKCN.
Kể từ ngày 1/8/2008, hệ thống VNLUT/MCC đã được tổ chức Cospas-Sarsat
quốc tế công bố hoạt động chính thức đảm nhiệm một vùng rộng lớn (Vùng
trách nhiệm VNMCC) về tiếp nhận, xử lý, phân phối dữ liệu báo động và vị trí
cấp cứu. Qua đó, vùng trách nhiệm của VNMCC đã được mở rộng bao gồm toàn
bộ lãnh thổ Việt Nam; vùng biển Việt Nam, bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa; toàn bộ lãnh thổ Campuchia và lãnh thổ Lào. Theo đó,

23


VNMCC không chỉ hỗ trợ các hoạt động TKCN trong nước mà còn đảm nhận
trách nhiệm tiếp nhận, xử lý và phân phối dữ liệu báo động cấp cứu CospasSarsat cho các SPOC của Lào và Campuchia phục vụ công tác phối hợp TKCN.
d) Vùng phục vụ của Hệ thống các Đài TTDH
- Vùng biển A1: Phạm vi phủ sóng của hệ thống VHF với bán kính đến
30 hải lý;
- Vùng biển A2: Phạm vi phủ sóng của hệ thống MF với bán kính 200 hải
lý không kể vùng biển A1;
- Vùng biển A3: Phạm vi phủ sóng của hệ thống HF và hệ thống Inmarsat
từ vĩ tuyến 70ON đến vĩ tuyến 70OS không kể vùng biển A1 và A2
- Vùng biển A4: Phạm vi phủ sóng của hệ thống HF và hệ thống CospasSarsat từ vĩ tuyến 70ON trở lên và từ vĩ tuyến 70OS trở xuống là các
vùng cực của trái đất không kể vùng biển A1, A2 và A3.

Hình 3. Vùng phục vụ của hệ thống thông tin duyên hải

24


Hình 4. Mô hình mạng thông tin duyên hải

Hình 5. Bản đồ Hệ thống các Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam

2. Đánh giá hiện trạng phát triển hạ tầng hệ thống Đài TTDH
Trước năm 1996, Hệ thống thông tin duyên hải của Việt Nam gồm 05 Đài
TTDH đăng ký quốc tế bao gồm các Đài TTDH Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha
Trang, Vũng Tàu và Đài TTDH Hồ Chí Minh; 04 đài TTDH quốc gia bao gồm
Đài TTDH Quảng Ninh, Bến Thủy, Quy Nhơn và Cần Thơ được chuyển từ
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông sang Cục Hàng hải Việt Nam phục vụ

thông tin liên lạc trên biển cho đội tàu vận tải cũng như dịch vụ “điện báo” trong
nước với cơ sở hạ tầng cũ và xuống cấp, hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu,
khai thác không hiệu quả… một số Đài hải dừng hoạt động do thiết bị cũ hỏng
không có linh kiện thay thế.
Thực hiện Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển 1974
(Solas-74) mà Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định
số 269/TTg ngày 26/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy
25


×