Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 142 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN
---------------------------

DỰ ÁN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Hà Nội, năm 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN

---
--- ---

DỰ ÁN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Tổng cục Thủy sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản


Nguyễn Thanh Tùng

Hà Nội, năm 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch..............................................................................1
2. Các căn cứ pháp lý xây dựng dự án........................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu của dự án................................................................................4
PHẦN 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT
TRIỂN NTTS CÁC TỈNH MIỀN TRUNG................................................................5
I. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................5
1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình............................................................................5
2. Khí tượng - thủy văn...............................................................................................6
3. Tiềm năng phát triển NTTS....................................................................................9
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................................10
1. Vị trí, vai trò của NTTS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội...........................10
2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội.................................................................14
PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NTTS CÁC TỈNH MIỀN
TRUNG....................................................................................................................... 19
I. Diễn biến tình hình nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung (2010-2014).......19
1. Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2014.............................................................19
2. NTTS theo vùng sinh thái......................................................................................20
3. Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản đối với các đối tượng chủ lực............24
II. Hiện trạng sản xuất giống, dịch vụ hậu cần NTTS tại các tỉnh miền Trung....32
1. Hiện trạng sản xuất giống.....................................................................................32
2. Cơ sở sản xuất, cung ứng, dịch vụ thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học
phục vụ NTTS............................................................................................................38

III. Hiện trạng cơ sở hạ tầng vùng nuôi...................................................................39
1. Hệ thống giao thông...............................................................................................39
2. Hệ thống điện.........................................................................................................40
3. Hệ thống thủy lợi....................................................................................................40
4. Cơ sở hạ tầng một số vùng nuôi đặc thù..............................................................41
IV. Môi trường dịch bệnh.........................................................................................42
1. Hiện trạng môi trường...........................................................................................42
2. Tình hình dịch bệnh...............................................................................................43
V. Hoạt động khoa học công nghệ và khuyến ngư..................................................44
i


1. Hoạt động KHCN...................................................................................................44
2. Hoạt động khuyến ngư..........................................................................................45
VI. Hiện trạng về tổ chức quản lý sản xuất và cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển
NTTS tại các tỉnh miền Trung..................................................................................46
1. Các cơ chế, chính sách hiện hành đối với phát triển NTTS các tỉnh miền Trung
..................................................................................................................................... 46
2. Hiện trạng về tổ chức sản xuất trong NTTS........................................................49
VII. Đánh giá hiện trạng các dự án phát triển NTTS.............................................50
VII. Hiện trạng nguồn nhân lực trong NTTS các tỉnh miền Trung.......................50
1. Hiện trạng nhân lực cán bộ NTTS các cơ quan quản lý các tỉnh miền Trung. .50
2. Hiện trạng nhân lực lao động sản xuất ngành thủy sản các tỉnh miền Trung. .51
3. Công tác đào tạo chuyên ngành NTTS các tỉnh miền Trung..............................52
VIII. Hệ thống thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm NTTS............52
1. Hệ thống chế biến, thương mại thủy sản..............................................................52
2. Thị trường tiêu thụ................................................................................................59
IX. Đánh giá chung....................................................................................................60
1. Thành tựu cụ thể....................................................................................................60
2. Một số tồn tại, hạn chế...........................................................................................61

3. Cơ hội phát triển....................................................................................................62
4. Thách thức.............................................................................................................. 62
PHẦN 3. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN NTTS TẠI CÁC TỈNH MIỀN TRUNG................................63
I. Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản
của các tỉnh miền Trung............................................................................................63
1. Dự báo thị trường thủy sản trên thế giới đến năm 2030.....................................63
2. Dự báo thị trường thủy sản ở Việt Nam đến năm 2030......................................63
3. Dự báo lượng cầu thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2030........................68
4. Phân tích khả năng cạnh tranh một số sản phẩm chủ lực xuất khẩu của các
tỉnh miền Trung.........................................................................................................70
III. Phân tích, dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ.............................................74
1. Phân tích, dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất giống thủy sản
tại các tỉnh miền Trung.............................................................................................74
2. Phân tích, dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản tại
các tỉnh miền Trung...................................................................................................74
3. Phân tích, dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất thức ăn, thuốc
thú y, chế phẩm sinh học...........................................................................................76

ii


IV. Phân tích, dự báo tác động môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu đến phát
triển nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền Trung..................................................77
1. Tác động của môi trường sinh thái.......................................................................77
2. Tác động của biến đổi khí hậu..............................................................................77
V. Phân tích, dự báo về tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến phát triển
nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền Trung...........................................................79
1. Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đến nuôi
trồng thủy sản các tỉnh miền Trung.........................................................................79

2. Tác động của ngành nông nghiệp đến nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung
..................................................................................................................................... 81
3. Tác động của ngành dịch vụ và du lịch đến nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền
Trung.......................................................................................................................... 82
PHẦN 4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN
NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030....................................................84
I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển...................................................84
1. Quan điểm..............................................................................................................84
2. Mục tiêu.................................................................................................................. 84
3. Định hướng phát triển...........................................................................................85
II. Quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.............................................................................................................86
1. Các phương án quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm
2020, định hướng đến năm 2030...............................................................................86
1.1. Các phương án quy hoạch....................................................................................86
1.2. Luận chứng lựa chọn phương án quy hoạch.......................................................88
2. Phương án quy hoạch lựa chọn.............................................................................88
2.1. Quy hoạch diện tích, sản lượng NTTS các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030...................................................................................................88
2.2. Quy hoạch phát triển NTTS đối tượng chính các tỉnh miền Trung đến năm
2020, định hướng đến năm 2030................................................................................93
2.3. Quy hoạch các cơ sở sản xuất giống.................................................................104
2.4. Quy hoạch các cơ sở sản xuất thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học..........105
III. Các chương trình, dự án ưu tiên......................................................................106
1. Các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm về vùng nuôi tập trung...............106
2. Các chương trình đầu tư trọng điểm về hệ thống sản xuất, ương nuôi và cung
ứng giống thủy sản...................................................................................................107
IV. Đánh giá sơ bộ hiệu quả quy hoạch..................................................................109
1. Hiệu quả về kinh tế..............................................................................................109
2. Hiệu quả về xã hội................................................................................................109

iii


3. Hiệu quả về môi trường sinh thái.......................................................................109
4. Hiệu quả về quốc phòng an ninh........................................................................109
V. Các giải pháp thực hiện quy hoạch....................................................................110
1. Giải pháp về thể chế chính sách..........................................................................110
2. Giải pháp về giống...............................................................................................111
3. Giải pháp về KHCN và khuyến ngư...................................................................111
4. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại................................................112
5. Giải pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa dịch bệnh...................................113
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế...............................................................................114
7. Giải pháp về tài chính, tín dụng, đầu tư.............................................................114
8. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất...........................................................115
PHẦN V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH..............................................116
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...........................................................116
2. Các bộ, ngành liên quan......................................................................................116
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.................................................................116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................117
1. Kết luận................................................................................................................117
2. Đề xuất.................................................................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................119
PHỤ LỤC.................................................................................................................120

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.Trữ lượng khai thác của tầng chứa nước QIV và QI-III ở một số khu vực
Vùng quy hoạch...........................................................................................................8

Bảng 2. Giá trị sản xuất NTTS của cả nước và các tỉnh miền Trung giai đoạn
2010-2014 (theo giá so sánh 2010).............................................................................11
Bảng 3. Tỷ trọng giá trị sản xuất NTTS trong khu vực nông - lâm - thủy sản của
các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014 (theo giá hiện hành)..............................11
Bảng 4. Diễn biến lao động NTTS của các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014 11
Bảng 5. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của các tỉnh miền Trung giai đoạn 20102014............................................................................................................................. 12
Bảng 6. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước và các tỉnh miền Trung
giai đoạn 2010-2014 (theo giá so sánh 2010)............................................................13
Bảng 7. Cơ cấu sử dụng đất của cả nước và các tỉnh miền Trung tính đến
31/12/2013................................................................................................................... 14
Bảng 8. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và các tỉnh miền Trung thực hiện trong
giai đoạn 2010-2014 (theo giá hiện hành).................................................................15
Bảng 9. Tình hình dân số của cả nước và các tỉnh miền Trung năm 2014............15
Bảng 10.Tình hình lao động của cả nước và các tỉnh miền Trung giai đoạn 20102014............................................................................................................................. 16
Bảng 11.Diện tích, sản lượng, năng suất NTTS các tỉnh miền Trung giai đoạn
2010-2014.................................................................................................................... 19
Bảng 12.Diện tích và sản lượng NTTS đầm phá các tỉnh miền Trung giai đoạn
2010-2014.................................................................................................................... 20
Bảng 13. Diện tích nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014. .21
Bảng 14. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng các tỉnh miền Trung giai đoạn 20102014............................................................................................................................. 24
Bảng 15. Diện tích nuôi tôm sú các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010 – 2014.........26
Bảng 16. Diện tích và sản lượng nuôi tôm hùm các tỉnh miền Trung giai đoạn
2010-2014.................................................................................................................... 28
Bảng 17. Diện tích, sản lượng trồng rong các tỉnh miền Trung giai đoạn 20102014............................................................................................................................. 29
Bảng 18. Diện tích, sản lượng nuôi cá biển các tỉnh miền Trung giai đoạn 20102014............................................................................................................................. 30
Bảng 19. Diện tích, sản lượng nuôi nhuyễn thể các tỉnh miền Trung giai đoạn
2010-2014.................................................................................................................... 31
Bảng 20. Hiện trạng sản xuất giống các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014....32
Bảng 21. Năng lực sản xuất các đối tượng chủ lực của các tỉnh miền Trung so với
cả nước năm 2014......................................................................................................36

v


Bảng 22. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y giai đoạn 2010 2014............................................................................................................................. 39
Bảng 23. Diện tích NTTS bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh các
tỉnh miền Trung giai đoạn 2010 - 2014.....................................................................43
Bảng 24. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động miền Trung........................51
Bảng 25. Hiện trạng chế biến, thương mại khu vực miền Trung giai đoạn 2010 2014............................................................................................................................. 56
Bảng 26. Hiện trạng sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản các tỉnh miền Trung
giai đoạn 2010 – 2014.................................................................................................56
Bảng 27. Hiện trạng chế biến thủy sản sử dụng nguyên liệu NTTS các tỉnh miền
Trung giai đoạn 2010-2014........................................................................................57
Bảng 28. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản miền Trung giai đoạn 2010 –
2014............................................................................................................................. 59
Bảng 29. Dự báo lượng cung thủy sản toàn cầu đến năm 2030..............................63
Bảng 30. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến năm 2030.....................63
Bảng 31. Dự báo cung-cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2030.....................64
Bảng 32. Dự báo nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản đến năm 2030.........64
Bảng 33. Dự báo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thủy sản đến năm 2030...........65
Bảng 34. Tổng sản lượng dự báo các tỉnh miền Trung đến năm 2030...................67
Bảng 35. Dự báo cân bằng cung-cầu thị trường giai đoạn 2020-2030....................68
Bảng 36. Dự báo sản xuất giống mặn/lợ và giống nước ngọt..................................70
Bảng 37. Năng lực cạnh tranh về giá tôm xuất khẩu của Việt Nam......................71
Bảng 38. Hệ số năng lực cạnh tranh về giá tôm chân trắng xuất khẩu của Việt
Nam so với một số nước năm 2014...........................................................................72
Bảng 39. Hệ số năng lực cạnh tranh về giá tôm sú xuất khẩu của Việt Nam so với
một số nước năm 2014...............................................................................................73
Bảng 40. Khả năng cạnh tranh về giá tôm hùm xuất khẩu của Việt Nam so với
một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực giai đoạn 2001-2011.....................73
Bảng 41. Mức thay đổi nhiệt độ, lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo

kịch bản phát thải trung bình (B2)...........................................................................78
Bảng 42. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2)...................................................................................................79
Bảng 43. Hiện trạng và kế hoạch sử dụng đất NTTS đến năm 2020......................80
Bảng 44. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 theo Phương án I.................................................86
Bảng 45. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 theo Phương án II...............................................87
Bảng 46. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nuôi mặn, lợ các tỉnh miền Trung đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.......................................................................89
vi


Bảng 47. Chỉ tiêu diện tích quy hoạch phát triển NTTS vùng đầm phá các tỉnh
miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030...........................................91
Bảng 48. Chỉ tiêu sản lượng Quy hoạch phát triển NTTS vùng đầm phá các tỉnh
miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030...........................................91
Bảng 49. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030................................................................92
Bảng 50. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nuôi ngọt các tỉnh miền Trung đến năm
2020, định hướng đến năm 2030...............................................................................93
Bảng 51. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nuôi tôm sú các tỉnh miền Trung đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.......................................................................93
Bảng 52. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nuôi tôm TCT các tỉnh miền Trung đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.......................................................................95
Bảng 53. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm các tỉnh miền Trung đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.......................................................................98
Bảng 54. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nuôi cá biển các tỉnh miền Trung đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.......................................................................99
Bảng 55. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể các tỉnh miền Trung đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030.....................................................................100
Bảng 56. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nuôi nước ngọt các tỉnh miền Trung đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.....................................................................103
Bảng 57. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển sản xuất giống các tỉnh miền Trung đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.....................................................................104
Bảng 58. Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển cơ sớ sản xuất thức ăn các tỉnh miền
Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030..................................................105
Bảng 59. Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm về vùng NTTS tập trung.......106
Bảng 60. Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm về hệ thống sản xuất, ương nuôi
và cung cấp giống thủy sản.....................................................................................108

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. Hàm xu thế dự báo sản xuất giống mặn/lợ (Đvt: triệu con)......................69
Hình 2. Hàm xu thế dự báo sản xuất giống nước ngọt (Đvt: triệu con).................69
vii


viii


DANH MỤC BẢNG PHẦN PHỤ LỤC
Bảng 1. Diện tích NTTS mặn lợ các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014...............120
Bảng 2. Sản lượng NTTS mặn lợ các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014.............120
Bảng 3. Diện tích nuôi ngọt các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014......................120
Bảng 4. Sản lượng nuôi ngọt các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014....................121
Bảng 5. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng các tỉnh miền Trung theo phương thức nuôi
giai đoạn 2010-2014......................................................................................................121
Bảng 6. Sản lượng tôm thẻ chân trắng các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014.....121

Bảng 7. Diện tích nuôi tôm sú các tỉnh miền Trung theo phương thức nuôi giai đoạn
2010-2014......................................................................................................................122
Bảng 8. Sản lượng nuôi tôm sú các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014................122
Bảng 9. Hiện trạng sản xuất giống tôm sú các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014
.......................................................................................................................................122
Bảng 10. Hiện trạng sản xuất giống tôm TCT của các tỉnh miền Trung.....................123
Bảng 11. Hiện trạng ương giống TCT của các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010 -2014
.......................................................................................................................................124
Bảng 13. Hiện trạng ương giống tôm hùm các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010 -2014
.......................................................................................................................................125
Bảng 14. Hiện trạng sản xuất giống cá rô phi các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014
.......................................................................................................................................125
Bảng 15. Hiện trạng sản xuất giống nhuyễn thể các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010
-2014..............................................................................................................................126
Bảng 16. Hiện trạng sản xuất giống nước ngọt các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010
-2014..............................................................................................................................126
Bảng 17. Kết quả quan trắc môi trường nguồn nước cấp tại khu vực nuôi tôm nước lợ
các tỉnh miền Trung......................................................................................................128
Bảng 18. Kết quả quan trắc môi trường nguồn nước cấp tại khu vực nuôi tôm hùm các
tỉnh miền Trung.............................................................................................................128
Bảng 19. Lượng thải ô nhiễm sinh hoạt của dân đô thị các tỉnh miền Trung năm 2010
và ước tính đến năm 2030.............................................................................................129

ix


BMP

GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt
Quy phạm thực hành quản lý tốt hơn

CBTS
CoC
ĐTM
ĐVT
EU
GDP
GMP
GTGT
HACCP
ICOR
ISO
KT&QHTS
KTTS
NGTK
N-L-T
NN&PTNT
NTTS
PPP
QC&QCCT
TĂCN
TCTK
TĐTTBQ
TNHH
USD
VASEP
XKTS


Chế biến thủy sản
Chuỗi hành trình sản phẩm
Đánh giá tác động môi trường
Đơn vị tính
Liên minh châu Âu
Tổng sản phẩm quốc nội
Quy phạm sản xuất tốt
Giá trị gia tăng
Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
Hệ số sử dụng vốn đầu tư
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
Khai thác thủy sản
Niêm giám thống kê
Nông lâm thủy sản
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nuôi trồng thủy sản
Mô hình hợp tác công tư
Quảng canh và quảng canh cải tiến
Thức ăn chăn nuôi
Tổng cục Thống kê
Tốc độ tăng trưởng bình quân
Trách nhiệm hữu hạn
Đô la Mỹ
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản

x



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch
Các tỉnh miền Trung trong vùng quy hoạch bao gồm các tỉnh/thành phố từ Thừa
Thiên Huế đến Bình Thuận có vị trí địa kinh tế - chính trị đặc biệt quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh đối với cả khu
vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; có tiềm năng và điều kiện thuận lợi phát
triển nuôi trồng thủy sản.
Các tỉnh miền Trung có đường bờ biển dài 1.430 km (chiếm 43,8% chiều dài bờ
biển Việt Nam), khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh, đảo và quần
đảo, ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược và an ninh
quốc phòng, thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản; có địa hình khá đặc trưng
như có hệ thống đầm phá phong phú (12 đầm phá với diện tích khoảng 43.000 ha),
nhiều vũng vịnh và các đảo, bãi cát dài ven biển, hệ thống cửa sông đa dạng và nhiều
hồ chứa nước ngọt. Bên cạnh đó, vùng còn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình cao và ổn định rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất
giống, tạo nên lợi thế và đặc thù của khu vực. Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy
sản của các tỉnh miền Trung đến nay khoảng 61.000 ha (báo cáo của 9 tỉnh từ Thừa
Thiên Huế đến Bình Thuận, năm 2014), diện tích các vùng nuôi ngọt nội địa khoảng
32.000 ha; khoảng 29.000 ha đầm phá, eo, vịnh, kín gió có độ mặn cao nên thuận lợi
cho phát triển nuôi mặn, lợ với các quy mô và phương thức nuôi khác nhau. Các tỉnh
miền Trung có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất giống hải sản
phục vụ nuôi tại chỗ và cung cấp cho cả nước.
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản của các tỉnh miền Trung đạt được
một số kết quả đáng ghi nhận: Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2014 đạt khoảng
35.106 ha, sản lượng nuôi đạt khoảng 108.558 tấn; tổng số cơ sở sản xuất giống
khoảng 836 cơ sở, sản lượng giống đạt khoảng 46.708 triệu con.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, song nghề NTTS của các tỉnh miền
Trung vẫn còn nhiều tồn tại và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức: còn
hiện tượng phát triển tự phát không theo quy hoạch, trong khi đó cơ sở hạ tầng phục
vụ sản xuất chưa được đầu tư đầy đủ, đồng bộ; việc áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào

sản xuất còn nhiều hạn chế do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật; nuôi trồng hải sản trên biển và
hải đảo chưa phát triển được do thiếu công nghệ sản xuất giống, thức ăn, công nghệ
nuôi lồng biển xa; thị trường xuất khẩu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng an toàn vệ
sinh thực phẩm, rào cản thương mại ngày càng xiết chặt, cạnh tranh rất lớn đối với các
nước xuất khẩu cùng mặt hàng,… Bên cạnh đó, trong sản xuất NTTS vẫn tiềm ẩn
nguy cơ về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và thiên tai; công tác quản lý còn nhiều bất
cập, lực lượng cán bộ mỏng, trang thiết bị thiếu. Đứng trước những rũi ro về môi
trường, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng thị trường, NTTS miền Trung cần phải có
quy hoạch cụ thể vùng nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến chất lượng con giống, hướng
đến phát triển ổn định và bền vững.
Vì vậy việc xây dựng “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh
miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” là cần thiết và cấp bách,
nhằm cơ cấu và tổ chức lại sản xuất hợp lý, xác định được các bước đi và giải pháp
hữu hiệu để chủ động trong tận dụng lợi thế, cơ hội đồng thời giải quyết được những
khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, đồng thời tận dụng tiềm năng, phát huy lợi
1


thế của vùng và để nghề NTTS của các tỉnh miền Trung phát triển theo hướng bền
vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và chế
biến xuất khẩu, góp phần tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thì việc
xây dựng là cần thiết.
2. Các căn cứ pháp lý xây dựng dự án
Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy
sản đến năm 2020;

Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020;
Quyết định số 1445/QĐ-TTg, ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/07/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn
thể hàng hóa tập trung đến năm 2020;
Quyết định số 1771/2012/QĐ-BNN, ngày 27/07/2012 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về việc “Phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng
giống thủy sản đến năm 2020”;
Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2020;
Quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế về viêc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 1866/2010/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020;
Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg ngày 17/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015;
Quyết định số 2052/2010/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2020;


2


Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020;
Quyết định số 2327/2015/QĐ-UBND ngày 30/05/2015 của Ủy ban nhân tỉnh
Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020;
Quyết định số 748/2013/QĐ-UBND ngày 13/05/2013 của Chủ tịch Ủy ban
nhân tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nuôi trồng thủy
sản giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên;
Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm
2020;
Quyết định số 2293/2010/QĐ-UBND ngày 06/09/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh
Hòa đến năm 2015 có tính đến năm 2020;
Quyết định số 1222/2011/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến
năm 2020;
Quyết định số 66/2011/QĐ-UBND ngày 01/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc ban hành Đề án phát triển giống thủy sản đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Quyết định số 2234/2013/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch Nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh
Thuận đến năm 2020;
Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời ký

đến năm 2020;
Quyết định số 2662/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình
Thuận thời kỳ 2011 – 2020;
Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về Quản lý quy hoạch ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Quyết định số 449/QĐ-TCTS-KHTC, ngày 06/9/2014 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thủy sản về việc giao nhiệm vụ xây dựng đề cương Dự án Quy hoạch phát
triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 561/QĐ-TCTS-KHTC, ngày 31/10/2014 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt đề cương, dự toán và kế hoạch đấu thầu dự án
Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;

3


Thông báo số 6885/TB-BNN-VP, ngày 21/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại hội thảo phát triển
nuôi tôm hùm bền vững khu vực miền Trung.
3. Phạm vi nghiên cứu của dự án
3.1. Không gian
Phạm vi thực hiện quy hoạch là 9 tỉnh/thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
(sau đây gọi tắt là “các tỉnh miền Trung”) và quy hoạch theo các vùng nước đặc thù:
- Quy hoạch NTTS vùng biển, ven biển và hải đảo;
- Quy hoạch NTTS vùng nước lợ, cửa sông, đầm phá;
- Quy hoạch NTTS vùng nước ngọt (bao gồm cả nuôi hồ chứa);
- Quy hoạch hệ thống sản xuất giống phục vụ phát triển NTTS khu vực miền Trung.

3.2. Thời gian
- Đánh giá hiện trạng NTTS các tỉnh miền Trung trong giai đoạn 2010-2014.
- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung được xác định
trong giai đoạn 2016- 2020 và định hướng đến năm 2030.
3.3. Đối tượng quy hoạch
- Quy hoạch nuôi các đối tượng thủy, hải đặc sản chủ lực của các tỉnh/thành
phố miền Trung như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng (tôm TCT), tôm hùm, nhuyễn thể
(ốc hương, tu hài, hầu), cá biển, rong biển.

4


PHẦN 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT
TRIỂN NTTS CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
1.1. Vị trí địa lý
Các tỉnh miền Trung có diện tích tự nhiên khoảng 49.409,7 km 2, chiếm 14,93%
diện tích cả nước. Nằm trong vùng lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, có thành phố trực
thuộc Trung ương, có trục các đường giao thông như: đường bộ, đường sắt, hàng
không và cảng biển tạo điều kiện thuận lợi để giao thương vận chuyển hàng hóa.
Giới hạn địa lý các tỉnh miền Trung được xác định từ vĩ độ 10033’42’’16044’30’’ vĩ độ Bắc và 107003’16’’- 109027’55’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc: Giáp tỉnh Quảng Trị (vùng Bắc Trung bộ).
- Phía Tây: Là dãy Trường Sơn Nam, giáp với Lào và Tây Nguyên.
- Phía Đông: Giáp với biển Đông có nhiều cụm đảo, eo vịnh... rất thuận lợi cho
phát triển NTTS, đặc biệt là nuôi thủy sản trên biển và ven đảo.
- Phía Nam: Giáp với 2 tỉnh của khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông
Nam bộ là Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai.
1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình các tỉnh miền Trung tương đối dốc, có độ cao thấp dần từ khu vực

miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven
biển rồi ra đến các đảo ven bờ. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi
thấp. Các nhánh núi ăn ngang ra biển chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng
nhỏ hẹp, tạo nên nhiều bán đảo, các vũng vịnh.
Đường bờ biển dài 1.430 km (chiếm 43,8% chiều dài đường bờ biển của cả
nước) bị chia cắt mạnh với nhiều cửa sông, vũng, vịnh, thềm lục địa hẹp, biển sâu, nước
biển sạch, độ mặn cao phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là sản xuất giống thủy
sản.
Điều kiện địa hình dốc, lượng mưa mùa khô ít nên đa số sông suối nhỏ, cạn
kiệt. Mùa mưa lũ lụt mạnh gây khó khăn cho việc tổ chức nuôi cá trên sông.
Địa hình vùng miền Trung có các loại hình đặc trưng: đầm, phá, cồn cát, bãi
triều, đảo, hồ chứa, cửa sông. Trong đó, đặc thù khác với các vùng khác của nước ta là
hệ thống đầm phá phong phú, nhiều eo vũng vịnh, vùng cồn cát ven biển trải dài nhiều
tỉnh, hệ thống cửa sông đa dạng, nhiều hồ chưa nước ngọt.
* Đầm phá: Là vùng sinh thái nước lợ, được cấu thành bởi 4 yếu tố: vực nước,
cồn cát chắn sát biển, cửa đầm phá thông với biển và cửa sông suối đổ vào đầm phá.
Các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận có 12 đầm phá với tổng diện
tích mặt nước là 42.935 ha (Nguồn: Quy hoạch NTTS đầm phá đến năm 2010, Viện
Kinh tế và Quy hoạch thủy sản), bao gồm: đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ; đầm Lăng
Cô; đầm Trường Giang; đầm Sa Huỳnh; đầm An Khê; đầm Trà Ổ; đầm Đề Gi; đầm
Thị Nại; đầm Cù Mông; đầm Ô Loan; đầm Thủy Triều; đầm Nại. Trong đó, đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích lớn nhất, khoảng 21.600
5


ha, chiều dài 70 km kể từ Điền Môn (huyện Phong Điền) đến Vinh Hiền (huyện Phú
Lộc), nơi rộng nhất là 8 km, hẹp nhất là 0,6 km.
* Đảo/quần đảo, vũng vịnh: Vùng quy hoạch có rất nhiều đảo như: Cù Lao
Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Bình Ba (Khánh
Hòa)... ngoài ra có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa (huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng)

và Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa). Vùng quy hoạch có các vịnh lớn
như Vân Phong (Khánh Hòa), Chân Mây (Huế), Vũng Rô (Phú Yên)…
Hệ thống nhiều vũng vịnh và các đảo trong vùng có nhiều tiềm năng để phát
triển NTTS, bảo tồn nguồn lợi, nhất là các đối tượng cá biển, tôm hùm. Chỉ duy nhất
vùng miền Trung có nguồn lợi tôm hùm giống cũng như phát triển mạnh nuôi tôm
hùm chiếm ưu thế tuyệt đối trong cả nước.
* Cồn cát: Miền Trung có đặc trưng với các cồn cát trải dài ven biển còn hoang
hóa, chạy suốt nhiều tỉnh trong vùng. Đây là ưu thế của diện tích tiềm năng phát triển
các mô hình NTTS siêu thâm canh sử dụng công nghệ cao, ít tthay nước trong bối
cảnh các diện tích vùng bãi triều ven biển cả nước hầu hết đã được khai thác sử dụng.
* Bãi triều: Hệ thống vùng bãi triều khu vực miền Trung khá hẹp, vì vậy diện
tích tiềm năng nuôi tôm vùng triều không lớn so với các vùng khác của nước ta.
* Hồ chứa: Trong vùng hình thành nhiều hồ chứa nước lớn như Phú Ninh, Khe
Tân (Quảng Nam), hồ Núi Một (Bình Định)... và rất nhiều hồ nhỏ. Các hồ chứa này vừa
là nơi có tiềm năng phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, đồng thời là nguồn cung cấp
nước cho nông nghiệp, dân sinh. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình dốc, lượng mưa và
dòng chảy phân bố khác biệt lớn theo thời gian (mùa) và không gian (các vùng khí hậu);
độ che phủ rừng thấp làm cho các vùng nước ở sông suối, các ao hồ chứa nước thường
bị tràn lũ vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô đã hạn chế đến việc nuôi trồng thủy sản.
* Cửa sông: Đây là vùng có khá nhiều cửa sông nhưng tải lượng phù sa của các
sông không lớn. Các vùng bãi bồi cửa sông thường hẹp, kéo dài có dạng cồn, bãi và
đảo. Các sông này thường ngắn với độ dốc lớn. Ở những đoạn bờ biển dốc, cửa sông
thường xuyên chịu tác động của sóng cường độ lớn tạo dòng chảy ven bờ gây ra hiện
tượng xói lở ảnh hưởng đến các công trình phục vụ sản xuất thủy sản ven biển.
2. Khí tượng - thủy văn
2.1. Đặc điểm khí tượng
* Nhiệt độ không khí
Vùng này có khí hậu nóng quanh năm (trừ Thừa Thiên Huế). Nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng từ 26,2oC, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 45oC và nhiệt độ thấp
nhất khoảng 14,2oC. Nhiệt độ trung bình khá cao, điều kiện nhiệt độ này phù hợp cho

việc phát triển nuôi trồng thủy sản các loài thủy sản có giá trị kinh tế. Tuy nhiên nhiệt
độ cao cũng dễ xảy ra hiện tượng đăng nhiệt ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm vì vậy
trong quá trình thiết kế ao nuôi cũng nên tính toán đến yếu tố nhiệt độ. Tuy vậy, với
nguồn nước ven biển sạch, nhiệt độ trong vùng cao và ổn định, thuận lợi nhất cho phát
triển sản xuất giống nhân tạo các đối tượng lợ mặn, nhất là sản xuất giống tôm nước
lợ, nhuyễn thể...
* Chế độ mưa – gió mùa

6


Lượng mưa trung bình hàng năm ở các tỉnh miền Trung khoảng trên dưới 2.000
mm/năm, trong đó Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất cả
nước với lượng mưa trung bình năm vượt trên 2.600 mm, có nơi lên đến 4.000 mm.
Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa,
mùa khô. Mùa mưa tập trung vào các tháng 9-12 (chiếm 71% lượng mưa cả năm), mùa
khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9.
Mùa mưa và mùa khô ở Thừa Thiên Huế không cùng xảy ra vào một thời kỳ
với các tỉnh còn lại trong Vùng. Do địa hình hẹp, có độ dốc lớn nên về mùa mưa
thường gây lũ lớn, mùa nắng dễ hạn hán. Các tác động này gây nhiều khó khăn cho
nuôi trồng thủy sản ở các vùng trung triều và hạ triều.
* Bão, áp thấp nhiệt đới
Mùa bão không đồng nhất trong Vùng: dải ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế mùa
bão từ tháng 8-10, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Định là tháng 10-11, khu vực từ Phú
Yên đến Bình Thuận phần lớn vào tháng 10-12.
Trong những thập niên gần đây, đặc biệt là những năm qua, bão và áp thấp
nhiệt đới đổ bộ vào miền Trung có xu thế gia tăng không những về tần suất mà còn
cường độ. Theo thống kê nhiều năm, Vùng có tần số bão và áp thấp nhiệt đới lớn nhất
trong cả nước (trung bình 4 cơn bão/áp thấp đổ bổ vào khu vực trong một năm). Nhiều
cơn bão, áp thấp đã gây lũ lụt cho vùng đồng bằng và sạt lở nghiêm trọng vùng cửa

sông ven biển miền Trung làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, đặc biệt gây khó
khăn, trở ngại lớn cho hoạt động NTTS.
2.2. Đặc điểm thủy văn
Vùng có một hệ thống sông ngòi tương đối ngắn và thường có độ dốc cao, đổ
trực tiếp ra biển. Nước sông sạch, có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp, song do phân bố không đều về thời gian. Hơn nữa, do địa hình sông ngòi
ngắn, dốc nên thường gây ra lũ quét trong mùa mưa và khô hạn trong mùa nắng, ảnh
hưởng rất lớn đến sinh hoạt, sản xuất và đời sống của người dân (trong đó có nuôi
trồng thủy sản của Vùng).
* Mùa lũ
- Từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa: Mùa lũ ở đây chỉ kéo dài trong ba tháng
10-12. Đây là vùng trọng điểm của lũ miền Trung, do đó việc nuôi thủy sản trên cát cần
được tính toán kỹ lưỡng, nhất là lịch mùa vụ và xây dựng các hệ thống bờ ao, thủy lợi.
- Từ Ninh Thuận đến Bình Thuận: Thuộc vào vùng núi thấp cuối cùng của dãy
Trường Sơn nhưng bị che khuất bởi các dãy núi Trường Sơn chạy theo hướng Nam
Bắc nên các nguồn ẩm bị chặn ở ngoài khu vực. Vì vậy, mặc dù chịu ảnh hưởng trực
tiếp của gió mùa Tây Nam có mùa mưa tập trung từ tháng 5-10 nhưng mùa lũ trên
sông suối khu vực này xuất hiện vào tháng 7-10 với lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới
70-80% lượng dòng chảy trong năm.
* Mùa kiệt
Đây là mùa khó khăn về nguồn nước ngọt đối với nghề NTTS, nhưng lại là mùa
vụ chính và an toàn về thiên tai. Tuy nhiên, do ít ảnh hưởng của nước ngọt trong mùa
khô nên nước biển vùng ven bờ suốt duyên hải Nam Trung bộ thường có độ mặn cao
và trong sạch đây là điều kiện lý tưởng làm cho duyên hải Nam Trung bộ trở thành
vùng sản xuất giống hải sản tốt nhất ở nước ta.
7


* Thủy triều
- Vùng biển Thừa Thiên Huế: Chế độ bán nhật triều không đều, độ cao thủy

triều kỳ nước cường 0,6-1 m và có chiều hướng giảm dần từ Bắc vào Nam.
- Nam Thừa Thiên Huế - Quảng Nam: Chế độ bán nhật triều không đều, độ cao
thủy triều kỳ nước cường trung bình 0,8-1,2 m và tăng dần về phía Nam.
- Riêng vùng ven biển cửa Thuận An và lân cận thủy triều mang tính chất bán
nhật triều đều, khu vực cửa Thuận An và lân cận độ lớn thủy triều kỳ nước trung bình
xấp xỉ 0,4-0,5 m.
- Giữa Quảng Nam - Bình Định: Chề độ nhật triều không đều, độ lớn thủy triều
kỳ nước trung bình 1,2-2,0 m tăng dần về phía Nam.
- Vùng biển từ Quy Nhơn - Nha Trang, thủy triều lập lại tính chất nhật triều
không đều, mực nước trung bình trong kỳ nước cường tăng lên 1,2-2,0 m.
- Càng về phía Nam tới mũi Hàm Tân (Bình Thuận) độ lớn thủy triều càng tăng
dần, mực nước trung bình trong kỳ nước cường đạt 1,5 đến trên 2,0 m và số ngày nhật
triều trong tháng giảm xuống.
2.3. Tài nguyên đất, mặt nước, nguồn lợi thủy sản
* Tài nguyên đất
Vùng có các nhóm đất sau phù hợp với nuôi trồng thủy sản:
- Nhóm đất cát ven biển: Các tỉnh miền Trung có diện tích đất cát lớn, có
khoảng 84.000 ha đất cát, đây là nhóm đất tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất mặn: Phân bố ở các địa phương ven biển do phù sa sông lắng đọng
trong môi trường nước lợ hoặc bị nhiễm mặn. Sử dụng có hiệu quả nhất loại đất này là
nuôi trồng thủy sản và làm muối.
* Tài nguyên nước mặt
Các ao hồ, mặt nước lớn: Trong vùng có sự đa dạng về hồ chứa và hồ tự nhiên
tạo ra tiềm năng diện tích mặt nước lớn, có khả năng phát triển nuôi thủy sản nước
ngọt. Vùng có khoảng 237 hồ với tổng diện tích khoảng 58.000 ha (Nguồn:Quy hoạch
phát triển nghề cá hồ chứa đến năm 2020, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản,
2009).
* Trữ lượng nước ngầm
Vùng có trữ lượng nước ngầm không lớn, chỉ có khả năng cung cấp đủ nhu cầu
với quy mô vừa và nhỏ như tưới nước cho màu, sinh hoạt của người dân, nhưng rất ít

so với nhu cầu nước ngọt để điều chỉnh độ mặn. Do đó, rất khó có thể đáp ứng đủ nhu
cầu nước ngọt cho nuôi tôm, đặc biệt tập trung khai thác khối lượng lớn theo thời gian
và mùa vụ (xem bảng 1).
Bảng 1.Trữ lượng khai thác của tầng chứa nước QIV và QI-III ở một số khu vực
Vùng quy hoạch
Vùng
Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày)
TT
Tầng chứa nước
Tầng chứa nước
Địa điểm
Holocen QIV
Pleistocen QI-III
1 Huế
1.918
29.376
2 Non nước - Hội An
208.321
50.424
8


Vùng
TT
3
4
5
6
7
8

9

Địa điểm
Bắc Sông Vệ
Mỗ Đức - Đức Phổ
Tam Quan
Trà Ổ
Phù Mỹ
Quy Nhơn
Đồng bằng Phan Rang

Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày)
Tầng chứa nước
Tầng chứa nước
Holocen QIV
Pleistocen QI-III
95.585
7.737
54.578
7.844
3.125
35.175
2.722
20.992
5.141
3.089
89.145
18.665
(Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 2001)


Những năm gần đây, tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt và có
chiều hướng biến đổi chất lượng nước rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt
động nuôi tôm, trong chu kỳ nuôi cần một lượng nước ngầm là tương đối lớn, dẫn đến
việc nguồn tài nguyên này cạn kiệt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm thực mặn từ
biển vào đất cát và nguồn nước nuôi được thải ra trực tiếp vào các bãi cát làm cho đất
cát bị nhiễm mặn.
3. Tiềm năng phát triển NTTS
Diện tích có khả năng NTTS của các tỉnh miền Trung được xác định khoảng
60.980 ha. Trong đó, khả năng NTTS mặn lợ là 28.892 ha và khả năng NTTS nước
ngọt là 32.088 ha (Nguồn: Thống kê từ các Chi cục NTTS các tỉnh). Ngoài ra, trong
vùng còn có khoảng 76.660 ha có thể xây dựng thành các khu bảo tồn để bảo vệ và
phát triển giống thủy sản có giá trị cao.
Các tỉnh miền Trung có những đặc thù và thế mạnh riêng để phát triển NTTS
trong tương lai đó là:
- Tiềm năng phát triển nuôi thủy sản đầm phá: với 12 đầm phá ven biển với
tổng diện tích mặt nước 42.935 ha (sẽ phát triển NTTS để tạo sản phẩm cung cấp cho
nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Đây là vùng
tiềm năng nuôi tôm/cá vùng đầm phá theo phương thức chủ yếu là quảng canh/QCCT
nhằm đảm bảo ổn định, bền vững, tạo sinh kế cho bộ phân dân nghèo ven biển. Đồng
thời, NTTS đầm phá đã và sẽ áp dụng những phương thức nuôi khác nhau (chỉ khu
vực các tỉnh miền Trung mới có) góp phần đa dạng hóa loại hình, phương thức nuôi
của cả nước để khai thác lợi thế tiềm năng của từng thủy vực.
- Tiềm năng phát triển nuôi biển: Với đặc thù bờ biển dài, nguồn nước trong
sạch và có một số vịnh kín gió có thể phát triển nuôi biển, đặc biệt khi khoa học - kỹ
thuật phát triển có thể áp dụng để nuôi tại các vùng biển hở. Đây cũng chính là hướng
đi lâu dài của ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng. Phát triển nuôi tôm hùm
với lợi thế có nguồn lợi giống tự nhiên mà các vùng khác trong cả nước không có.
- Tiềm năng phát triển nuôi nhuyễn thể, rong biển: Đây là vùng có nhiều đối
tượng nhuyễn thể phân bố, có giá trị kinh tế cao như bào ngư, ốc hương, hàu, vẹm...
đây cũng là vùng có tiềm năng đặc trưng để phát triển trồng rong biển.

- Tiềm năng phát triển nuôi trên cát: Các tỉnh miền Trung có diện tích đất cát
lớn với khoảng 84.000 ha. Đây là một trong những đặc trưng của các tỉnh miền Trung

9


và chỉ có ở miền Trung. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật
nuôi, đây là vùng đất tiềm năng để phát triển NTTS.
- Tiềm năng nuôi trên hồ chứa: Vùng có khoảng 237 hồ với tổng diện tích khoảng
58.000 ha. (Nguồn: Quy hoạch phát triển nghề cá hồ chứa đến năm 2020, Viện Kinh tế
và Quy hoạch thủy sản, 2009). Đây là loại hình thủy vực tiềm năng có lợi thế trong phát
triển nuôi theo nhiều hình thức khác nhau như: nuôi lồng bè, nuôi quảng canh cải tiến
(thả giống và khai thác). Đặc biệt là một số hồ chứa phù hợp với nuôi cá nước lạnh.
- Tiềm năng sản xuất giống: Với nguồn nước sạch, độ mặn ổn định, khu vực
các tỉnh miền Trung được xác định là trung tâm sản xuất giống sạch bệnh cung cấp
cho các vùng nuôi trong cả nước. Với vai trò đó, các tỉnh miền Trung có vị trí đặc biệt
trong sự phát triển NTTS trong tương lai.
- Về tài nguyên sinh vật: Đây là vùng có đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu
hệ sinh thái khác nhau như dải cát ven bờ, rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, rong
biển, cửa sông, vùng triều, đầm phá, vũng, vịnh biển. Đến nay đã phát hiện có 243 loại
tảo, 159 loài rong biển, 7 loài cỏ biển, 146 loài và các nhóm động vật nổi nước mặn,
có hơn 600 loài cá, trong đó có 50 loài cá có giá trị kinh tế cao như cá đối, cá mòi, cá
dìa, cá căng, cá mú, cá ngừ, cá thu, cá cu…; có 57 loại tôm he, đặc biệt là tôm hùm.
Hệ sinh thái đầm phá phong phú về nguồn lợi thủy sản, trong đó đầm phá Tam
Giang – Cầu Hai cá có số lượng loài nhiều nhất (162 loài), tiếp theo là đầm Thị Nại
(116 loài). Nhóm cá nước lợ đóng vai trò chủ yếu, một số đối tượng đáng chú ý là: cá
măng, cá vược, cá đối, cà dìa, cá bớp. Nhóm cá biển có số loài phong phú, xuất hiện
theo chu kỳ chủ yếu vào mùa khô. Nhóm cá nước ngọt chỉ xuất hiện vào mùa mưa lũ,
đa số thuộc họ cá chép, cá rô phi; Tôm: có nhiều loài tôm, trong đó có 3 loài đáng chú
ý là: tôm sú, tôm rảo, tôm lớt. Ba loài này hiện diện ở hầu hết các đầm phá. Đến nay

đã phát hiện nhiều loài rong, trong đó quan trọng nhất là rong câu chỉ vàng.
Hệ sinh thái rạn san hô: Các tỉnh miền Trung là vùng tập trung rạn san hô với
mật độ cao (vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa, biển Hòn Mun - Khánh Hòa,
khu bảo tồn Phú Quý, khu bảo tồn Hòn Cau, Bình Thuận). Rạn san hô có 81 loài tạo
thành những đảo sản hô là nơi cư trú của nhiều loài cá cảnh như cá thìa, cá bàng, cá
bưới, cá đuôi gai, cá mú..., đây chính là điều kiện thuận lợi để nghiên cứu và phát triển
ngành công nghiệp cá cảnh trong tương lai. Đây cũng là khu bãi đẻ của nhiều loài thủy
sản nên cần đặc biệt quan tâm (nhất là từ tháng 3-7).
Hệ sinh thái hồ chứa và nguồn lợi thủy sản khu vực hồ chứa: Các loài cá có giá
trị kinh tế của vùng hồ miền Trung chủ yếu là các đối tượng nuôi truyền thống như cá
lóc, cá trôi, cá mè, cá rô phi,...
Ngoài ra, các tỉnh miền Trung còn có bãi tôm he ở Bình Sơn, Sơn Tịnh, cửa Trà
Khúc; Các bãi tôm ở các vũng, vịnh như Lương Sơn, Quán Duối, Cam Ranh, Đại
Lãnh; nhiều vùng ven biển Phú Yên, nhất là các xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh
(Thị xã Sông Cầu), An Hòa, An Hải, An Chấn (huyện Tuy Hòa), Hòa Xuân Nam
(huyện Đông Hòa) có tôm hùm giống. Tổng diện tích mặt nước có tôm hùm giống
phân bố khoảng 53 km2; Bãi sò ở Bình Thuận, sò huyết ở đầm Ô Loan, Phú Yên.
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1. Vị trí, vai trò của NTTS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1. Đóng góp của NTTS vào giá trị sản xuất
10


Thời gian qua, các tỉnh miền Trung đã đẩy mạnh nuôi các loài thủy hải sản có
giá trị kinh tế cao và là thế mạnh của vùng như tôm nước lợ, tôm hùm, cá biển,… Nhờ
đó, giá trị sản xuất NTTS trong giai đoạn 2010-2014 cũng không ngừng tăng với tốc
độ bình quân 12,77%/năm (theo giá so sánh 2010), chiếm tỷ trọng từ 7,15-9,43% trong
tổng giá trị NTTS của cả nước.
Bảng 2. Giá trị sản xuất NTTS của cả nước và các tỉnh miền Trung giai đoạn
2010-2014 (theo giá so sánh 2010)

Đơn vị tính: GTSX (Tỷ đồng); Tỷ lệ (%); Tăng trưởng (%)
TT
1
2
-

Danh mục
Cả nước
Các tỉnh miền Trung
Tỷ lệ so với cả nước

2010
94.307
6.747
7,15

2011
100.197
7.968
7,95

Năm
2012
100.743
9.141
9,07

TĐTTBQ
2013
Ước 2014 (%/năm)

106.570
115.673
5,24
9.711
10.908
12,77
9,11
9,43
19,91

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của NGTK 2013 và NGTK tóm tắt 2014)
Trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản của các tỉnh miền Trung giai đoạn 20102014, NTTS đóng góp từ 12,92-17,35%, tỷ trọng này có xu hướng không ngừng tăng
lên với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,65%/năm. Điều này có thể là do giá các mặt
hàng thủy hải sản tăng qua các năm và tăng cao hơn các mặt hàng nông nghiệp khác.
Bảng 3. Tỷ trọng giá trị sản xuất NTTS trong khu vực nông - lâm - thủy sản của
các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014 (theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: GTSX (Tỷ đồng); Tỷ lệ (%)
TT
1
2
-

Danh mục
GTSX N-L-T
GTSX NTTS
Tỷ lệ so với N-L-T

2010
52.217
6.747

12,92

Năm
2012
75.754
11.719
15,47

2011
69.664
9.961
14,30

2013
Ước 2014
78.187
89.956
13.123
15.609
16,78
17,35

TĐTTBQ
(%/năm)
14,57
23,33
7,65

(Nguồn: NGTK các tỉnh; Viện KT&QHTS)
1.2. Đóng góp của NTTS vào vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo

Từ nhiều năm qua, NTTS đã đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm
nghèo và giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư vùng nông thôn các tỉnh miền
Trung, đặc biệt là dân cư khu vực ven biển. Mặc dù lao động tham gia NTTS chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu lao động nhưng đang có xu hướng gia tăng. Theo tính
toán của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, giai đoạn 2010-2014 số lượng lao động
tham gia NTTS trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã tăng từ 59.880 người lên 68.700
người, bình quân mỗi năm tăng 3,49%.
Bảng 4. Diễn biến lao động NTTS của các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Người
TĐTTB
Q
2010
2011
2012
2013
Ước 2014 (%/nă
m)
5.402.160 5.563.880 5.638.000 5.764.710 5.882.600
2,15
59.880
61.840
60.610
62.800
68.700
3,49
Năm

TT

Danh mục


1
2

LĐ có việc làm
LĐ NTTS
Tỷ lệ so với LĐ có
việc làm (%)

-

1,11

1,11
11

1,08

1,09

1,17

1,31


(Nguồn: NGTK các tỉnh; Ước tính của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản)
1.3. Đóng góp của NTTS vào vấn đề cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến thủy sản
Với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam đã và đang trở thành thị trường tiêu
thụ thủy sản tiềm năng. Đặc biệt là khi mức sống đang dần được cải thiện, nhu cầu về

thực phẩm chất lượng cao, giàu protein, có lợi cho sức khỏe sẽ ngày càng được người
tiêu dùng quan tâm hơn. Những năm gần đây, trong khi lĩnh vực khai thác đang có xu
hướng chững lại thì NTTS trở thành nguồn cung cấp thực phẩm chính cho thị trường
nội địa. Tổng sản lượng thủy sản từ nuôi trồng của các tỉnh miền Trung tăng từ 97.149
tấn lên 108.558 tấn trong giai đoạn 2010-2014. Tôm và cá là hai đối tượng chiếm tỷ
trọng lớn nhất, riêng trong năm 2014 hai đối tượng này lần lượt chiếm 63,79% và
25,30% trong tổng sản lượng thủy sản từ nuôi trồng của các tỉnh miền Trung.
Bảng 5. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của các tỉnh miền Trung
giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: tấn
TT
1
2
3
4
5

Danh mục

Tỷ trọng (%)
Tôm
Tỷ trọng (%)
Nhuyễn thể
Tỷ trọng (%)
Rong biển
Tỷ trọng (%)
Thủy, hải sản khác
Tỷ trọng (%)
Tổng sản lượng


2010
17.736
18,26
66.553
68,51
3.408
3,51
6.475
6,67
2.977
3,06
97.149

2011
21.281
20,27
69.113
65,84
3.314
3,16
7.070
6,74
4.191
3,99
104.967

Năm
2012
26.056
24,27

66.734
62,16
3.650
3,40
7.362
6,86
3.553
3,31
107.355

2013
26.851
24,87
66.138
61,25
5.020
4,65
5.277
4,89
4.696
4,35
107.982

TĐTTBQ
(%/năm)
2014
27.467
11,55
25,30
8,50

69.250
1,00
63,79
-1,77
1.884
-13,77
1,74
-16,13
5.837
-2,56
5,38
-5,23
4.120
8,47
3,80
5,50
108.558
2,81

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu của Sở NN&PTNT các tỉnh miền Trung)
Bên cạnh việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, NTTS của các tỉnh miền
Trung còn cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến thủy sản.
Với những lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, chính sách thu hút đầu tư, cảng
biển… trong vùng đã hình thành các khu vực tập trung doanh nghiệp chế biến thủy sản
ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa và Bình Thuận. Đây
cũng là những địa phương phát triển cả chế biến và tiêu thụ nội địa lớn nhất cả nước,
do đó nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến là tương đối lớn. Theo số liệu điều tra và
tính toán, giai đoạn 2010-2014 bình quân mỗi năm ngành NTTS của các tỉnh miền
Trung cung cấp trên 45 nghìn tấn tôm nước lợ cho ngành chế biến, trong đó chủ yếu là
tôm thẻ chân trắng.

1.4. Đóng góp của NTTS vào việc chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – thủy sản
Giai đoạn 2010-2014, GTSX toàn khu vực nông - lâm - thủy sản của các tỉnh
miền Trung đã tăng từ 82.618 tỷ đồng lên 98.661 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân 4,54%/năm, cao hơn mức 3,51%/năm của cả nước.
Trong đó, thủy sản là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (5,92%/năm), tiếp theo
lần lượt là lâm nghiệp (5,28%/năm) và nông nghiệp thuần túy (3,76%/năm). Với xu
hướng chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng, tập trung sản xuất theo quy mô lớn và thu hút
12


được nhiều thành phần kinh tế tham gia nên lĩnh vực NTTS của các tỉnh miền Trung
trong giai đoạn này đạt tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, bình quân mỗi năm tăng
5,47% (từ 5.889 tỷ đồng lên 7.288 tỷ đồng), cao gấp 1,56 lần so với tốc độ tăng trưởng
chung của cả nước.

Bảng 6. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước và các tỉnh miền Trung
giai đoạn 2010-2014 (theo giá so sánh 2010)
Đơn vị tính: Giá trị (Tỷ đồng); Cơ cấu (%)
Năm 2010
TT
Danh mục
Cả nước Các tỉnh MT
1 Tổng giá trị N-L-T 712.047
82.618
1.1 Nông nghiệp
540.163
52.988
1.2 Lâm nghiệp
18.715
2.067

1.3 Thủy sản
153.170
27.563
- NTTS
94.307
5.889
- Khai thác thủy sản
58.863
21.674
2 Cơ cấu trong N-L-T
2.1 Nông nghiệp
75,86
64,14
2.2 Lâm nghiệp
2,63
2,50
2.3 Thủy sản
21,51
33,36
- NTTS
13,24
7,13
- Khai thác thủy sản
8,27
26,23

Ước năm 2014
TĐTTBQ (%/năm)
Cả nước Các tỉnh MT Cả nước Các tỉnh MT
817.462

98.661
3,51
4,54
609.909
61.430
3,08
3,76
23.572
2.539
5,94
5,28
183.981
34.692
4,69
5,92
108.199
7.288
3,50
5,47
75.781
27.404
6,52
6,04
75,25
2,91
22,70
13,35
9,35

62,34

2,58
35,21
7,40
27,81

-0,20
2,56
1,35
0,20
3,13

-0,71
0,74
1,35
0,93
1,47

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu của NGTK toàn quốc, NGTK các tỉnh/thành
phố và Quỹ nghiên cứu phát triển miền Trung)
Về cơ cấu, tỷ trọng ngành nông nghiệp thuần túy vẫn duy trì ở mức cao nhưng
đang có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2014: đối với cả nước, bình quân mỗi
năm giảm 0,20%; con số này ở các tỉnh miền Trung là -0,71%. Trong khi đó, ở phạm
vi cả nước, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng lại có tốc độ tăng trưởng
cao nhất, bình quân 2,56%/năm; đối với các tỉnh miền Trung, thủy sản là ngành có tốc
độ tăng trưởng về tỷ trọng cao nhất, bình quân 1,35%. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
NTTS vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành thủy sản
cả nước với gần 60%. Tuy nhiên, đối với các tỉnh miền Trung thì tỷ trọng này lại tập
trung chủ yếu ở lĩnh vực khai thác thủy sản (KTTS) với gần 79%, điều này chứng tỏ
KTTS vẫn là ngành kinh tế thế mạnh của vùng. Mặc dù vậy, cơ cấu giá trị sản xuất
NTTS của các tỉnh miền Trung trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

đang có xu hướng gia tăng với tốc độ bình quân 0,93%/năm, cao hơn khá nhiều so với
mức 0,20%/năm của lĩnh vực NTTS cả nước.
1.5. Đóng góp của NTTS và kim ngạch xuất khẩu
Nhiều năm qua, xuất khẩu thủy sản từ nuôi trồng đã tạo sinh kế và xóa đói giảm
nghèo cho nhiều hộ dân nông thôn miền Trung. Hiện nay, các sản phẩm thủy sản nuôi
trồng của vùng đã có mặt ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó,
tôm nước lợ vẫn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, góp phần quan trọng đưa
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong năm 2014 tiếp cận gần mức 8 tỷ USD.
1.6. Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng
13


×