Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 119 trang )

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo định hướng phát triển du lịch vùng của
chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030 bao gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với diện tích tự nhiên 44.376,9 km2,
dân số năm 2012 xấp xỉ 9.000.000 người.
Theo tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp
giáp vùng Bắc Trung Bộ ở phía Bắc, vùng Tây Nguyên ở phía Tây, Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào ở Tây Bắc, vùng Đông Nam Bộ ở phía Tây Nam, phía Đông là biển
Đông. Vùng bao gồm lãnh thổ 4 tỉnh và thành phố thuộc vùng Kinh tế trọng điểm
miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) ở phía Bắc và 4 tỉnh
còn lại ở cực Nam Trung Bộ là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Vùng có đường bờ biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận dài gần 1.200 km với nhiều
vũng, vịnh, đầm, ghềnh, bán đảo, bãi cát. Các đảo ven bờ gồm Cù Lao Chàm (Quảng
Nam) rộng 16,5 km2; Lý Sơn (Quảng Ngãi) rộng 10 km2, Phú Quý (Bình Thuận) rộng
16,4 km2 và nhiều đảo đá lớn nhỏ khác. Hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) nằm cách
bờ biển Đà Nẵng khoảng 130 hải lý (240 km) và Trường Sa (Khánh Hòa) nằm cách bờ
biển Khánh Hòa khoảng 250 hải lý (465 km). Đây là vùng có tài nguyên du lịch biển,
đảo nổi bật.
Duyên hải Nam Trung Bộ cũng là vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội,
làng nghề truyền thống nổi tiếng gắn với các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm
Pa, văn hóa các dân tộc thiểu số Đông Trường Sơn, các cuộc chiến tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc…trong đó nổi bật là hệ thống di tích của nền văn hóa ChămPa.
Đây là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc trưng của Vùng.
Hệ sinh thái với các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển
gắn với biển, đảo và hệ sinh thái Đông Trường Sơn là các tài nguyên du lịch sinh thái.
Vùng cũng là nơi được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng nhiều sản vật có giá trị
phục vụ văn hóa ẩm thực.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí thuận lợi trong mối liên kết vùng để
phát triển du lịch. Du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trên tuyến du lịch xuyên


Việt, là cầu nối du lịch Bắc - Nam; điểm đầu của các tuyến du lịch “Con đường Di sản
Miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”; cửa ngõ vùng Tây Nguyên; đầu cầu và
cũng là cửa ngõ ra biển Đông của hành lang du lịch Đông - Tây.
Thời gian qua du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã có bước phát triển và
đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển du lịch cả nước nói chung. Sự phát triển
du lịch đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm thay đổi diện mạo của
nhiều tỉnh trong Vùng, tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1


cuộc xóa đói, giảm nghèo; củng cố quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo. Những
kết quả thu được thực sự đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển du lịch Vùng vẫn
còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn tổng thể và sự liên kết
phát triển du lịch toàn Vùng, thiếu ổn định, bền vững.
Để thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược phát triển du lịch đối với Vùng, cần
phải có những định hướng mang tính đột phá gắn với việc liên kết phát triển du lịch
các địa phương trong Vùng, khai thác hợp lý tài nguyên, xây dựng thương hiệu du lịch
Vùng. Theo đó, việc lập "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030" là cần thiết.
2. Căn cứ lập quy hoạch
2.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị quyết số 17/2001/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam về quy hoạch sử sụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) cấp quốc gia;
- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa;
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2


- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa và các Nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) đối với các tỉnh thành phố

trên địa bàn Vùng;
- Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về phương hướng chủ yếu
phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 1086/2008/QĐ-TTg ngày 12/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải nam trung Bộ đến năm 2025;
- Quyết định số 1436/2009/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải đường sắt Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam;
- Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030;
- Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung đến năm 2020;
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030;


THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3


- Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền
Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHĐT ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006
của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch Đầu tư
hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “ Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven
biển Việt Nam đến năm 2020”;
- Quyết định số 1593/QĐ-BVHTTDL ngày 03/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 3625/QĐ-BVHTTDL ngày 21/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt nội dung đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
2.2. Các căn cứ khác
- Định hướng phát triển kinh kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền
Trung, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020;
- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan
trên địa bàn của Vùng;
- Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Vùng đến năm 2012; nhu cầu và xu
thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nước trong giai đoạn mới;
- Các số liệu thống kê và tài liệu khác.
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4


3. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung lập quy hoạch
3.1. Quan điểm
Đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch được quy định trong Luật Du lịch:
- Phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội vùng Duyên
hải miền Trung và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020; Quy hoạch các
ngành có liên quan trên địa bàn.
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Bảo vệ, phát triển tài nguyên và môi trường du lịch giữ gìn và phát huy các giá
trị di tích và bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn Vùng.
- Đảm bảo tính khả thi, cân đối cung và cầu du lịch.

- Phát huy lợi thế du lịch của Vùng, tạo sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn nhằm
sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch.
- Đảm bảo công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch.
Tăng cường tính liên kết vùng để phát huy lợi thế vùng, địa phương trong vùng,
sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, đáp ứng nhu cầu du lịch.
3.2. Mục tiêu
- Là bước cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Làm cơ sở lập các quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch các địa phương; quy
hoạch các khu, điểm du lịch quốc gia.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên,
cảnh quan môi trường, quỹ đất…đảm bảo phát triển bền vững.
3.3. Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch
1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành du lịch Vùng.
2. Phân tích, đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch Vùng.
3. Xác định quan điểm, mục tiêu; dự báo chỉ tiêu và luận chứng các phương án
phát triển du lịch Vùng.
4. Tổ chức không gian, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Vùng.
5. Xác định danh mục các khu vực, các dự án đầu tư, vốn đầu tư, nguồn nhân
lực; thị trường và sản phẩm du lịch Vùng.
6. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.
7. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch.
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

5


4. Phương pháp lập quy hoạch
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số

liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy
hoạch. Phương pháp này là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội
dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.
4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích, đánh giá toàn diện các nội
dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: thực trạng tiềm năng tài nguyên
du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng
phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động
của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch...
4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, kiểm tra chứng các tư
liệu và số liệu trên thực tế. Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn
vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng
thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng (xác định được khả năng tiếp
cận bằng các loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên).
4.4. Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến các chuyên gia trong và ngoài
nước để hoàn thiện các kết quả phân tích đánh giá, các dự báo phát triển phù hợp với
thực tế và xu hướng phát triển chung.
4.5. Phương pháp bản đồ: Được sử dụng để thể hiện các số liệu, tư liệu về tiềm
năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch trên toàn bộ lãnh thổ vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ cũng như vị trí vai trò du lịch vùng trong mối liên hệ phát triển du lịch
quốc gia và khu vực.

THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

6


PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (GIAI ĐOẠN 2000 - 2013)

I. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ
1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ
1.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tọa độ địa lý trên
đất liền từ 11033’18” đến 16012’58” vĩ độ Bắc; từ 107012’40”đến 109023’24” kinh độ
Đông. Nếu tính cả quần đảo Trường Sa thì điểm cực Đông của Vùng (hiện đang kiểm
soát) nằm tại đá Tiên Nữ thuộc quần đảo này có tọa độ 8051’18” vĩ độ Bắc,
114039’18” kinh độ Đông. Phía Bắc Vùng giáp Thừa Thiên - Huế (vùng Bắc Trung
Bộ); phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và
các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng (vùng Tây Nguyên); phía Nam giáp
các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu (vùng Đông Nam Bộ). Tổng diện tích tự nhiên
toàn vùng xấp xỉ 44.376,9 km2 chiếm 13,4% diện tích cả nước (nguồn: Niên giám
Thống kê 2012).
Có thể nhận thấy, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là dải đất hẹp ngang (trung
bình 40 km đến 50 km) kéo dài khoảng 800 km từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, nằm kẹp
giữa một bên là Tây Nguyên rộng lớn một bên là biển Đông với nhiều đảo, quần đảo,
trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nổi tiếng. Địa hình bao gồm đồng
bằng ven biển và núi thấp. Núi, gò đồi ở phía Tây, dải đồng bằng hẹp phía Đông bị
chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển tạo thành các đồng bằng nhỏ hẹp liền kề
nhau. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát
theo các chân núi. Bờ biển sâu, khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh; đầm, bán đảo, ghềnh
đá hẹp, bãi và cồn cát...Do đó vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là một khu vực chứa
đựng nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú (đặc biệt là cảnh quan và bãi tắm
ven biển) là yếu tố thuận lợi phát triển du lịch và được mệnh danh là "thiên đường du
lịch biển, đảo của Việt Nam".
Cùng với phần đất liền, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thềm lục địa và vùng
lãnh hải rộng lớn, với rất nhiều đảo, quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (thuộc
thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Quần đảo Hoàng

Sa nằm trong một phạm vi khoảng 15.000 km2, từ 15045’ đến 17005’ vĩ độ Bắc và giữa
kinh tuyến khoảng 1110 đến 1130 kinh độ Đông; xung quanh là độ sâu hơn 1.000 m,
song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100 m. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ
biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi,
cách đảo Lý Sơn 123 hải lý (xấp xỉ 228 km).
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

7


Quần đảo Trường Sa trải dài từ 602’ đến 11028’ vĩ độ Bắc, từ 1120 đến 1150 kinh
độ Đông, trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 km2 đến 180.000 km2. Biển tuy rộng
nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước rất ít, chỉ khoảng 11 km2. Trường
Sa cách bờ biển Khánh Hòa (Cam Ranh) khoảng 250 hải lý (464 km) về phía Đông
Nam.
1.1.2. Khí hậu: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở phía Nam dãy Bạch Mã
nên mang khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, quanh năm nắng nóng, nhiệt
độ cao và ít biến động. Nhiệt độ trung bình năm từ 250C đến 260C, trung bình năm cao
nhất 290C đến 310C, trung bình năm thấp nhất 21oC đến 23oC. Riêng vùng rừng núi độ
cao 1.500 m như Bà Nà có nhiệt độ trung bình từ 17ºC đến 20ºC. Nền nhiệt rất thích
hợp với hoạt động du lịch nghỉ mát, tắm biển.
Vùng không chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc mà chủ yếu chịu ảnh
hưởng của gió Tín Phong nên mùa đông ấm. Khu vực phía Bắc của Vùng (Đà Nẵng,
Quảng Nam) thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo
dài. Bên cạnh đó, Vùng cũng ít chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào đầu mùa hạ
như vùng Bắc Trung Bộ. So với các vùng từ phía Bắc dãy Bạch Mã trở ra, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa tạo nên có mùa đông lạnh, với lợi thế về khí hậu
này, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ít chịu chi phối của khí hậu đến tính chất thời vụ
của hoạt động du lịch. Vùng luôn thu hút khách đến quanh năm đặc biệt là các tỉnh

phía Nam của Vùng.
Ngoài ra, đây cũng là một trong những vùng có tài nguyên gió nổi trội so với cả
nước. Cường độ gió lớn ở các dải ven biển của Vùng, đặc biệt là tại Ninh Thuận, Bình
Thuận là nguồn năng lượng để phát triển phong điện.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài tháng
1 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Ngoài ra thời kỳ tháng 5, tháng 6
thường xảy ra thời kỳ mưa lũ tiểu mãn của khu vực. Thời kỳ mùa mưa trùng vào thời
kỳ hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc nên lượng mưa tập trung
chủ yếu vào mùa mưa, chiếm từ 65% đến 80% tổng lượng mưa năm. Tổng lượng mưa
năm trung bình trong toàn khu vực phổ biến từ 1.150 mm đến 1.950 mm; riêng tỉnh
Ninh Thuận lượng mưa năm đạt từ 700 mm đến 800 mm, không bằng một nửa lượng
mưa trung bình của cả nước (1.900 mm/năm) và gây nên hiện tượng sa mạc hoá. Ninh
Thuận, Bình Thuận là hai tỉnh khô hạn nhất của cả nước. Có thể thấy vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài và một đặc điểm quan trọng là mùa mưa và mùa
khô của Vùng không cùng lúc với mùa mưa và khô của các vùng khác, mùa mưa
thường đến muộn hơn và ngắn. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì
Vùng khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất. Với đặc điểm nhiều nắng, ít mưa bên
cạnh đặc điểm địa hình là vùng biển sâu nên nước biển của Vùng luôn trong vắt, xanh
biếc càng tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cũng là một trong những khu vực chịu ảnh
hưởng nặng nề của bão và áp thấp nhiệt đới. Bão hoạt động mạnh nhất vào tháng 10,
tần suất 1,0 đến 1,3 cơn bão/tháng, chỉ sau vùng Bắc Trung Bộ (với tần suất 1,3 đến
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

8


1,7 cơn bão/tháng). Đây là một yếu tố bất lợi của Vùng đối với hoạt động du lịch trong
mùa mưa bão. Ngoài ra Vùng cũng là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng sâu

sắc của biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng.
1.1.3. Thủy văn: Sông ngòi vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm hai hệ thống
sông chính sau: hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia với lưu vực 10.350 km2 (gồm các
sông Thu Bồn, Vu Gia, Túy Loan, Hàn, Cầu Đỏ, Yên) hạ lưu chảy qua các tỉnh Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; hệ thống sông Đà Rằng có lưu vực rộng tới 13.900
km² (với hai sông chính là Đà Rằng và sông Hinh) phần hạ lưu chảy qua địa bàn tỉnh
Phú Yên. Ngoài ra còn phải kể đến các sông khác như sông Cu Đê (Đà Nẵng); sông
Tam Kỳ, Trường Giang (Quảng Nam); sông Vệ, Trà Bồng, Trà Khúc (Quảng Ngãi);
sông Côn, sông Mang, sông Cả, An Lão, Hà Thanh (Bình Định); sông Cái, Đà Nông
(Phú Yên); sông Cái - Nha Trang (Khánh Hòa); sông Pha, sông Dinh (Ninh Thuận);
sông Phan, sông Lũy, Cà Ty, Mường Mán, La Ngà (Bình Thuận).
Các sông vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm ngắn, dốc, lũ lên nhanh,
xuống nhanh, biên độ dao động lớn, nước chảy rất xiết vào mùa mưa và ít nước vào
mùa khô. Hệ thống đê ngăn lũ thấp, một số sông chưa có đê. Nước lũ không chỉ chảy
trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng, gây ảnh hưởng đến hoạt động du
lịch. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 12 (riêng tỉnh Bình Thuận bắt đầu
từ tháng 6, kết thúc vào tháng 11). Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 65% đến 75%
lượng dòng chảy năm, tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11, riêng sông La Ngà
mùa lũ chiếm 80% lượng dòng chảy năm. Đây cũng là vùng có mật độ sông thấp nhất
cả nước. Các sông trong vùng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các sông lớn
bắt nguồn từ Tây Nguyên. Sông ngòi chảy qua độ dốc cao, nên tính năng thủy điện
lớn, công suất vừa và nhỏ. Các sông này cung cấp nước, làm thủy lợi, giao thông,
đồng thời cũng là tiềm năng du lịch thể thao, mạo hiểm.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tầng chứa nước ngầm nông (thường nhỏ hơn
50 m, mực nước tĩnh nhỏ hơn 5 m) nhưng lại khó khai thác là do nguồn nước ngầm ở
vùng được tàng trữ trong các đồng bằng thung lũng sông với diện phân bố hẹp, bề dày
tầng chứa nước không lớn, trữ lượng nước không nhiều, đặc biệt là thường bị nhiễm
mặn theo chiều sâu khá phức tạp. Chính vì thế chất lượng nước dưới đất bị suy giảm.
Bên cạch đó, tại các dải cát ven biển, do các tầng chứa nước ngầm đều nằm sâu dưới
cát, nên việc khai thác phải dùng đến các biện pháp kỹ thuật cao và nguồn kinh phí

lớn. Điều này cho thấy phải có chiến lược khai thác và quản lý hợp lý tài nguyên nước
ngầm, tránh tình trạng hạn hán nặng như năm 2005 tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình
Thuận. Trong tài nguyên nước ngầm, các mỏ nước khoáng, nước nóng có tác dụng
sinh lý tốt đối với cơ thể con người do có chứa những thành phần đặc biệt có hàm
lượng cao và nhiệt độ thích hợp là tài nguyên du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ,
sắc đẹp. Vùng có số lượng các mỏ nước khoáng, nước nóng khá nhiều (chỉ đứng sau
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ) là nguồn tài nguyên du lịch tắm khoáng nóng,
chăm sóc sức khỏe có giá trị.
1.1.4. Sinh vật: Hệ sinh thái với những loài động thực vật đa dạng cũng tạo nên
sức hút du lịch cho Vùng. Trước tiên phải kể đến là nguồn hải sản phong phú. Vùng
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
9
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt thủy sản của cả nước
với các ngư trường lớn Ninh Thuận, Bình Thuận, có những loài hải sản như tôm, tôm
hùm, cá mú, ngọc trai…Bên cạnh đó, còn có nhiều loài động vật với chủng loại đa
dạng, thú với nhiều loài như: hổ, báo, gấu, bò rừng, sơn dương, sóc chân vàng, voọc
ngũ sắc, khỉ đuôi dài, trăn gấm…;chim có các loài đại diện như: công, đại bàng đất, gà
lôi, bìm bịp, đặc biệt chim yến cho sản phẩm có giá trị cao, nổi tiếng trong nước và
quốc tế. Đặc biệt, tại đây còn có nhiều loài đặc hữu quý hiếm được đưa vào Sách đỏ
Việt Nam như chà vá chân đen, gà tiền mặt đỏ, ếch cây Trung Bộ (Vườn quốc gia Núi
Chúa), bò tót, ba ba gai (Vườn quốc gia Phước Bình). Đồng thời, rạn san hô tại khu
bảo tồn biển Hòn Mun có tầm quan trọng mang tính quốc tế và đa dạng sinh học thuộc
loại cao nhất ở Việt Nam.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
1.2.1.Các đặc điểm dân cư, dân tộc: Dân số Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2012
khoảng 9 triệu người, chiếm 10% dân số cả nước.
Mật độ dân cư trung bình cả Vùng là 202 người/km2, tương đương với vùng Bắc

Trung Bộ và thấp hơn so với mật độ dân số trung bình cả nước (268 người/km2). Sự
phân bố dân cư không đều. Địa phương có mật độ dân cư cao nhất trong Vùng là thành
phố Đà Nẵng (758 người/km2), tiếp đến là Bình Định (248 người/km2), Quảng Ngãi
(238 người/km2), Khánh Hòa (227 người/km2), Phú Yên (173 người/km2), Ninh Thuận
(172 người/km2), Bình Thuận (153 người/km2) và Quảng Nam là tỉnh có mật độ dân
số thấp nhất Vùng với 139 người/km2.
Phân bố dân cư có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng
ven biển phía Đông. Vùng đồng bằng ven biển chủ yếu là người Kinh và một bộ phận
nhỏ người Chăm - thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo (ở Ninh Thuận, Bình Thuận). Vùng
này có mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. Vùng đồi núi phía
Tây chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người: các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơme Trường Sơn - Tây Nguyên như: Cơtu (Đà Nẵng, Quảng Nam), Gie-Triêng
(Quảng Nam), Xơ - đăng (Quảng Nam, Quảng Ngãi), Co (Quảng Ngãi), Hrê (Quảng
Ngãi, Bình Định), Bana (Bình Định, Phú Yên) và các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo
như: Giarai (Phú Yên), Êđê (Phú Yên, Khánh Hòa), Raglai (từ Khánh Hòa đến Bình
Thuận), Churu (Ninh Thuận, Bình Thuận). Bản sắc văn hóa của các dân tộc (đặc biệt
là dân tộc Chăm và các dân tộc Đông Trường Sơn) là một trong những tài nguyên du
lịch nổi trội và là thế mạnh để khai thác phát triển du lịch của vùng.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: Đây là một khu vực có tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân khoảng 10%/ năm, cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (5,42%).
Cơ cấu kinh tế của vùng có những bước tiến đáng kể theo hướng khai thác thế mạnh
kinh tế biển thể hiện trong các ngành dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp, cụ thể như
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, khoáng sản, vận tải biển và du lịch. Đây cũng là vùng
có chất lượng điều hành kinh tế khá tốt, nổi bật là Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 đứng đầu toàn quốc, Quảng Ngãi đứng thứ 7 (thuộc
nhóm xếp hạng rất tốt), các tỉnh còn lại trong Vùng (trừ Phú Yên và Ninh Thuận) đều
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

10



thuộc nhóm xếp hạng khá. Qua đó cho thấy cơ hội thuận lợi cho môi trường kinh
doanh nói chung và ngành du lịch nói riêng tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Cũng giống như sự phân bố dân cư, các hoạt động kinh tế cũng có sự khác biệt
giữa vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng ven biển phía Đông. Các hoạt động
kinh tế chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển bao gồm: công nghiệp, thương mại, du
lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản; vùng đồi núi phía Tây - chăn nuôi gia súc lớn
(bò đàn, cừu), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
* Nông nghiệp: Khó khăn của vùng là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Sản
lượng lương thực bình quân năm là 393,2 kg/ người, thấp hơn mức trung bình cả nước
(546 kg/người, năm 2012). Ngoài sản xuất lương thực vùng còn trồng các loại cây
công nghiệp và cây thực phẩm khác phục vụ đời sống và có ý nghĩa đối với hoạt động
du lịch như: thanh long, nho,...là những đặc sản góp phân tạo nên thương hiệu du lịch,
quế - không những là nguyên liệu cho thực phẩm, dược liệu mà còn là nguyên liệu cho
những sản phẩm mỹ nghệ.
* Ngư nghiệp: Là thế mạnh của vùng, bao gồm nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 60.000 ha, có thể nuôi trồng các loại đặc sản
(tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Các mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh. Nghề muối, chế biến thủy sản khá phát
triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết…
* Dịch vụ: Nhờ điều kiện địa lý thuận lợi nên các hoạt động vận tải trung chuyển
trên tuyến Bắc - Nam diễn ra sôi động. Vận tải biển trong nước và quốc tế có nhiều
thuận lợi. Các thành phố cảng biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở
xuất, nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên. Duyên hải Nam
Trung Bộ đang trở thành điểm đến của khách quốc tế bằng đường biển.
Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Đây là một trong 3 vùng phát triển mạnh
về du lịch. Một số địa phương như Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng đã
dần khẳng định được thương hiệu về du lịch của mình.
* Công nghiệp: Công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí, chế biến nông sản, thủy sản,
điện năng, thực phẩm khá phát triển. Phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở các

thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn và dải ven biển.
* Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm: Các trung tâm kinh tế ở
Duyên hải Nam Trung Bộ đều là những thành phố biển với các hoạt động xuất nhập
khẩu, du lịch nhộn nhịp như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
Toàn Vùng đã có 5 khu kinh tế trong đó khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam),
khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) được ưu tiên phát triển; khu kinh tế Nhơn Hội
(Bình Định), khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
thiện; hơn 30 khu công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có
quy mô lớn với lực lượng lao động đông đảo và nhu cầu du lịch lớn.

THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

11


Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Trong đó Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung đã tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ các tỉnh trong
bản thân nó mà còn tới các tỉnh cực Nam Trung Bộ và hình thành nên các trung tâm
kinh tế ven biển.
2. Tài nguyên du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1. Tài nguyên du lịch biển, đảo: Với gần 1.200 km bờ biển, mỗi tỉnh, thành
phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đều có đường bờ biển kéo dài và những bãi
biển đẹp, khung cảnh lý tưởng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước từ nhiều năm
qua. Đà Nẵng có biển Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà trong đó bãi biển Đà Nẵng được tạp
chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh; Quảng
Nam có biển Cửa Đại; Quảng Ngãi có bãi biển Mỹ Khê, Sa Huỳnh; Bình Định có bãi

Hoàng Hậu; Phú Yên có bãi biển Long Thủy; Ninh Thuận có bãi biển Cà Ná, Ninh
Chữ;… từ lâu đã được du khách trong và ngoài nước biết đến. Khánh Hòa nổi tiếng tới
tầm quốc tế với thành phố biển Nha Trang, bãi biển quanh năm tràn ngập nắng vàng,
sắc trời xanh không kém Địa Trung Hải. Thêm vào đó, vịnh Nha Trang, còn được xếp
hạng trong Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới. Bên cạnh vịnh Nha Trang, còn
phải kể đến các vịnh tuyệt đẹp như Vân Phong, Cam Ranh của Khánh Hòa, Vĩnh Hy
của Ninh Thuận. “Thủ đô” resort là danh hiệu dành cho khu du lịch biển Mũi Né của
Bình Thuận từ nhiều năm nay.
Bên cạnh các vịnh nổi tiếng, nhiều đầm mang vẻ đẹp hoang sơ, là tài nguyên du
lịch hấp dẫn như đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn (Bình Định), đầm Cù Mông, đầm Ô
Loan, vịnh Xuân Đài, Vũng Rô (Phú Yên), đầm Nha Phu (Khánh Hòa)...
Hệ thống đảo ven bờ cũng là những tài nguyên du lịch giá trị. Các đảo Cù Lao
Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), hệ thống các đảo tại Khánh Hòa, đảo Phú
Quý (Bình Thuận)... có những bãi tắm đẹp, cảnh quan độc đáo, môi trường trong lành
là tài nguyên du lịch tắm biển, thể thao biển và khám phá.
Đặc biệt, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hai quần đảo xa bờ (hai huyện đảo)
là Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) với nhiều tiềm năng
phát triển du lịch biển, đảo, thể thao, khám phá.
Các đặc sản từ biển gồm những loại thực phẩm cao cấp như bào ngư, tôm hùm,
cua huỳnh đế, mực…ở khu vực này ngon nổi tiếng và rẻ. Bên cạnh đó, các sản phẩm
hàng hóa khác sản xuất từ biển như hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm cũng rất có giá trị đối
với du lịch.
Có thể nhận thấy, tài nguyên du lịch biển, đảo là thế mạnh nổi bật của Vùng,
khẳng định thương hiệu du lịch Vùng so với cả nước.

THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

12



2.1.2. Tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng: Sông,
hồ, suối nước nóng, nước khoáng là những tài nguyên du lịch rất hấp dẫn ở vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ. Những tài nguyên này được khai thác phục vụ mục đích
tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và chữa bệnh.
Các sông Hàn (Đà Nẵng), sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Trà Khúc (Quảng
Ngãi)…là tài nguyên du lịch đã và đang được khai thác.
Các hồ nước tự nhiên và nhân tạo như hồ Phú Ninh (Quảng Nam), hồ Định Bình
(Bình Định) hồ sông Hinh (Phú Yên)…trong đó hồ Phú Ninh ở Quảng Nam có giá trị
du lịch sinh thái cao.
Một số mỏ nước khoáng, nước nóng đã được phát hiện và đưa vào sử dụng như
mỏ nước khoáng Phước Nhơn (Đà Nẵng), Tây Viên (Quảng Nam); Thạch Bích, Thạch
Trụ, Nghĩa Thuận (Quảng Ngãi); Hội Vân (Bình Định); Phú Sen, Trà Ô, Lạc Sanh
(Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh, Đảnh Thạnh (Khánh Hòa); Tân Mỹ Á (Ninh
Thuận); Vĩnh Hảo, DaKai (Bình Thuận)…và đây cũng là nguồn cung cấp bùn khoáng
cho các điểm du lịch tắm bùn khoáng như Phước Nhơn (Đà Nẵng), Nha Trang, Cam
Ranh (Khánh Hòa), Vĩnh Hảo, Mũi Né, (Bình Thuận)...
2.1.3. Tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc dụng: Vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ có 18 khu bảo tồn, trong đó có 2 vườn quốc gia; 9 khu bảo tồn thiên nhiên; 2
khu bảo tồn biển và 5 khu bảo vệ cảnh quan (rừng văn hóa – lịch sử - môi trường).
Đặc biệt trên lãnh thổ phải kể đến 2 khu bảo tồn biển (trong tổng số ba khu bảo tồn
biển của Việt Nam) là Hòn Mun (Khánh Hòa) và Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Khu
bảo tồn biển Hòn Mun (Khánh Hòa) là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam với hệ
sinh thái san hô rất phong phú. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, đồng thời là khu dự
trữ sinh quyển thế giới, với những loài san hô lần đầu tiên được tìm thấy ở Việt Nam.
Tại các khu bảo tồn biển này rất phát triển các loại hình du lịch lặn biển ngắm hệ sinh
thái san hô.
Các vườn quốc gia Núi Chúa, Phước Bình (Ninh Thuận) là nơi lưu giữ nguồn
gen động thực vật, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học vì thế có ý nghĩa rất lớn về
khoa học, về kinh tế, giáo dục và du lịch. Đặc biệt Núi Chúa là một vườn quốc gia vô

cùng độc đáo của Việt Nam, nơi có thể bắt gặp trong một không gian không quá lớn cả
biển, cả sa mạc và những cánh rừng thẳm, được biết đến với cái tên rất phổ thông
“Rừng khô Phan Rang” có giá trị du lịch cao.
Các khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị kết hợp du lịch phải kể đến: bán đảo Sơn
Trà, Bà Nà - Núi Chúa. Đồng thời, các khu bảo vệ cảnh quan như Quy Hòa - Ghềnh
Ráng, Đèo Cả - Hòn Nưa... đều nằm trong các khu vực được quy hoạch để phục vụ
mục đích du lịch.
2.1.5. Một số cảnh quan du lịch đặc biệt: Thiên nhiên trên địa bàn vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ đã tạo nên một số cảnh quan đặc biệt có giá trị du lịch cao, tiêu biểu là:
- Gành Đá Đĩa (Phú Yên): Đây là thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy về địa chất mà
trên toàn thế giới chỉ xuất hiện ở Ireland, Hàn Quốc và Việt Nam. Đá ở đây được dựng
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
13
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


đứng theo từng cột, liền khít với nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống
như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi là gành (ghềnh) Đá Đĩa. Tài
nguyên du lich độc đáo này để lại ấn tượng khó quên cho du khách khi đến tham quan.
- Cồn cát Ninh Thuận, Bình Thuận: Vùng đất đầy cát và gió Duyên hải Nam
Trung Bộ có một dạng tài nguyên du lịch đặc trưng là các cồn cát. Ở Ninh Thuận phải
kể đến cồn cát trắng Tuấn Tú, cồn cát đỏ Nam Dương, cồn cát di động Phước Dinh nổi
tiếng. Bình Thuận lại có những cồn cát đẹp đến mê hồn như đồi Hồng và Bàu Trắng.
Tài nguyên du lịch này rất hấp dẫn cho những du khách khám phá vùng đồi cát, đặc
biệt vào lúc bình minh và hoàng hôn.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo
thể hiện qua các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ; các lễ hội văn
hóa dân gian; ca múa nhạc; ẩm thực; làng nghề thủ công truyền thống; các bảo tàng và
cơ sở văn hóa nghệ thuật; yếu tố con người và bản sắc văn hóa dân tộc. Trong các nền

văn hóa tại vùng đất này, nổi bật là các giá trị văn hóa ChămPa đặc sắc và văn hóa
cộng đồng dân cư ven biển đa dạng, phong phú. Đây là cơ sở để phát triển các loại
hình và sản phẩm du lịch du lịch đặc trưng mang thương hiệu vùng và có sức hấp dẫn
khách du lịch cao.
2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ: Toàn vùng
hiện có 221 di tích cấp quốc gia, so với cả nước có 3.125 di tích, trong đó có 2 di sản
văn hóa vật thể. Đây là hệ thống tài nguyên đặc biệt giá trị phục vụ du lịch của vùng.
Trong số các di tích kể trên, hệ thống di tích gắn với văn hóa ChămPa là đặc
trưng nổi bật của Vùng. Tại đây còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền văn hóa ChămPa
phân bố trên toàn lãnh thổ Vùng với các giá trị độc đáo. Qua hàng trăm năm tồn tại, dù
bị xuống cấp ít nhiều, nhưng các tháp Chăm vẫn lung linh nét huyền ảo, thu hút khách
du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu. Khu đền tháp Mỹ Sơn là di tích tiêu biểu. Mỹ
Sơn là một tổng thể kiến trúc gồm 70 đền tháp Chăm và một số lớn bia ký có niên lịch
liên tục qua nhiều thế kỷ từ IV đến XIII, trong đó nhiều nhất vào khoảng thế kỷ VI đến
IX đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra còn phải kể đến
Kinh đô cổ Trà Kiệu (Quảng Nam), các cụm tháp Đôi, Bánh Ít, Cánh Tiên, Dương
Long,...(Bình Định), Tháp Nhạn (Phú Yên), Tháp Bà Ponagar (Nha Trang), quần thể
tháp Poklongarai (Ninh Thuận), nhóm đền tháp Poshanu (Bình Thuận).
Một di sản văn hóa khác của Vùng là đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). Từ cuối
thế kỷ 16, nơi này là thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong, nơi các thương
thuyền của Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... đến trao đổi,
mua bán hàng hóa qua các triều đại chúa Nguyễn. Hội An là một quần thể kiến trúc cổ
gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc,
bến cảng, chợ…và những con phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn
cờ. Đây được xem là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị cổ.

THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

14



Hai di sản văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An cũng
được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật, luôn thu hút rất
đông khách du lịch.
Trên địa bàn Vùng cũng đã phát hiện được nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị nghiên
cứu gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
Hệ thống di tích gắn với các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
cũng là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng đối với phát triển du lịch của Vùng. Nổi
bật trong hệ thống tài nguyên du lịch trên là các di tích gắn với khởi nghĩa Tây Sơn
(Bình Định), di tích thuộc hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc.
Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa các tộc thiểu số Đông Trường Sơn phân bố ở miền
Tây của Vùng cũng đang trở thành những tài nguyên du lịch nhân văn giá trị.
Danh mục hệ thống di tích cấp quốc gia của các địa phương trên địa bàn Vùng có
giá trị du lịch được thể hiện ở phụ lục 1.
2.2.2. Lễ hội văn hóa dân gian: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sở hữu những
nét văn hóa biển đa dạng, phong phú, thể hiện qua đời sống tâm linh của nhân dân.
Thực tế cho thấy, văn hóa biển ở miền Trung, đặc biệt là vùng duyên hải Nam Trung
Bộ đậm đặc hơn so với hai đầu đất nước.
Các làng chài đều có Lăng Ông Nam Hải, nơi cải táng hài cốt của cá voi mà ngư
dân gọi là “Ông”. Hàng năm, các làng chài tổ chức Lễ hội cầu ngư (còn gọi là Lễ tế
Ông Nam Hải) trong 3 đến 5 ngày, vào khoảng từ tháng Giêng đến tháng Năm âm
lịch, để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, một mùa đánh bắt
thắng lợi, đời sống ngư dân no ấm. Ngoài lễ hội cầu ngư được xem là lễ hội lớn nhất
trong năm, các làng chài Duyên hải Nam Trung Bộ còn duy trì những lễ thức cúng
thuyền rất đặc trưng vào nhiều dịp khác nhau.
Đà Nẵng, đô thị phát triển bậc nhất miền Trung vẫn bảo tồn nhiều lễ hội cộng
đồng của cư dân các ngành nghề, trong đó nổi bật lễ Cầu ngư ở Sơn Trà, Thanh Khê…
Các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, các trò chơi sôi động, hấp dẫn, như hát
bội, bài chòi, hát hò khoan đối đáp, đua ghe, đấu vật, đua thuyền, thi nấu cơm, làm

bánh…Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng thường niên là một lễ hội độc đáo. Từ lễ hội,
pháo hoa đã trở thành thương hiệu riêng của Đà Nẵng, thu hút sự chú ý của hàng trăm
ngàn khán giả trong và ngoài nước, trở thành cú hích mạnh mẽ thúc đẩy phát triển du
lịch và thu hút các nhà đầu tư.
Quảng Nam nổi bật với lễ hội cúng cá Ông, lễ hội Cầu Bông, lễ hội Bà Thu Bồn,
lễ hội Cầu Ngư bên Cửa Đại, lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được, lễ Nguyên Tiêu...đang thu
hút du khách trong và ngoài nước.
Quảng Ngãi cũng có rất nhiều lễ hội cá Ông, lễ hội Điện Trường Bà nhưng nổi
bật là lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn. Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa
không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

15


biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn
giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải Tổ quốc của cha ông.
Tại Bình Định lễ hội cầu ngư gắn liền hình thức diễn xướng hát Bả trảo, là hình
thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nổi bật của ngư dân Bình Định. Nội dung bài hát Bả
trạo cấu trúc chặt chẽ, tái hiện khá trọn vẹn, sâu sắc quan niệm, cuộc sống, sinh hoạt,
lao động sản xuất trên biển của ngư dân Bình Định tiêu biểu cho dòng Bả trạo miền
biển Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó, lễ hội Đống Đa – Tây Sơn tưởng nhớ các thủ lĩnh
của phong trào Tây Sơn cũng là một lễ hội lớn để lại nhiều dấu ấn với du khách.
Ở Phú Yên, lễ hội sông nước Tam Giang, lễ hội đầm Ô Loan, lễ hội Cầu ngư,
hội đua ngựa gò Thì Thùng. Tại các lễ hội trên, bên cạnh những nghi thức tín ngưỡng
riêng là những hoạt động đậm chất văn hóa biển địa phương, như đua thuyền, kéo co
dưới nước, thả hoa đăng, múa siêu, sõng chài, sõng lưới, sõng chống sào, lắc thúng
chai…hấp dẫn, thu hút hàng ngàn người tham dự.
Ở Khánh Hòa cũng có lễ hội cá Ông như các địa phương khác. Nhưng điểm

riêng có có lẽ là lễ hội Yến Sào (nơi diễn ra lễ hội là miếu thờ Bà Chúa đảo Yến, Hòn
Nội). Đặc biệt Festival biển Nha Trang được tổ chức hai năm một lần là một sản phẩm
văn hóa du lịch khá thành công.
Ninh Thuận nổi bật với những lễ hội của người Chăm (lễ hội Katê, Ranuwan...)
mà ở đó người ta có thể nhận thấy dấu vết trầm tích văn hóa biển truyền thống. Đây là
một trong những lễ hội văn hóa truyền thống đặc trưng của Vùng.
Bình Thuận, tỉnh cực Nam của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng với lễ
hội Nghinh Ông (thần cá voi). Nghinh Ông - Quan Thánh Đế Quân ở Bình Thuận
được xem là lễ hội nghinh Ông lớn nhất Việt Nam.
2.2.3. Ca múa nhạc: Đối với phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,
ca múa nhạc dân tộc cũng là một loại tài nguyên du lịch giá trị.
Hát Bả trạo, loại hình văn hóa dân gian có nguồn gốc từ "văn hóa biển" nhằm để
phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân; Hát bội (tuồng) là di sản văn hóa của Bình
Định; Đặc biệt, tục chơi Bài chòi mùa xuân của người Việt (Nghệ thuật Bài chòi của
người Việt) được tổ chức thành một lễ hội ở làng quê vào dịp tết Nguyên đán của đồng
bào Nam Trung Bộ đang được trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại; Điệu múa Katê của dân tộc dân tộc Chăm…là những loại hình
nghệ thuật dân gian đã thể hiện một cách sinh động sự sáng tạo, tâm hồn, tình cảm của
mỗi người dân trong cộng đồng và luôn hấp dẫn khách du lịch tham quan nghiên cứu.
Ngoài ra, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ còn nổi tiếng với các lò võ cổ truyền
Bình Định. Hiện tại, tỉnh Bình Định có 96 võ đường, câu lạc bộ võ thuật. Tỉnh Bình
Định đã 4 lần tổ chức Liên hoan quốc tế võ cổ truyền nhằm hướng tới mục đích chấn
hưng võ cổ truyền Bình Định, đưa tinh hoa văn hóa Việt ra khắp năm châu. Đây cũng
là sản phẩm du lịch độc đáo, tạo dấu ấn riêng cho du lịch Bình Định.

THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

16



Nhìn chung ca múa nhạc dân tộc thường gắn với lễ hội truyền thống và các di
tích lịch sử văn hóa. Tất cả đã gắn bó với nhau tạo nên sắc thái văn hóa vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ trong văn hóa Việt Nam.
2.2.4. Ẩm thực: Ẩm thực miền Trung nói chung, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
nói riêng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều
món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong
phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các món ăn có khuynh hướng kết hợp đủ
mọi khẩu vị như chua, cay, đắng, chát, ngọt, bùi. Không quá cầu kỳ trong chế biến,
món ngon miền biển Duyên hải Nam Trung bộ dân dã nhưng đậm đà hương vị biển tự
nhiên. Đặc sản của biển đảo Duyên hải Nam Trung Bộ phải kể đến: mực một nắng
nướng, cháo hàu, gỏi cá, sứa - nấu bún, trộn hoặc làm gỏi và các loại mắm.
Mì Quảng, cao lầu phố Hội, cơm gà Tam Kỳ, bánh hoa hồng trắng, bê thui Cầu
Mống (Quảng Nam); cá bống sông Trà rim (Quảng Ngãi); bún chả cá (Bình Định); cá
ngừ đại dương, sò huyết Ô Loan (Tuy Hòa); cháo tôm hùm Bình Ba, yến sào Hòn Nội
(Khánh Hòa); cháo cá Nức hay món cá tắc kè nướng (Ninh Thuận); bánh xèo nhân hải
sản tươi sống (Bình Thuận)…đều là món ngon rất nổi tiếng mang đậm văn hóa ẩm
thực của Vùng.
Bên cạnh đó, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cũng nổi tiếng với các đặc sản
mang hương vị tự nhiên như tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng (Quảng Ngãi); nho, táo (Ninh
Thuận); thanh long (Bình Thuận) và các đặc sản nhân tạo như kẹo mạch nha, đường
phổi (Quảng Ngãi); bánh tráng (Bình Định)…gắn liền với các làng nghề truyền thống.
Đồ uống ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tuy không phong phú nhưng cũng có
nhiều loại. Rượu dân gian nổi tiếng phải kể đến rượu Bàu Đá (Bình Định). Một số đồ
uống khác như rượu nho Phan Rang, mật nho (Ninh Thuận), nước khoáng Thạch Bích
(Quảng Ngãi), Đảnh Thạnh (Khánh Hòa), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).
2.2.5. Làng nghề thủ công truyền thống: Nghề thủ công truyền thống ở vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ có lịch sử phát triển từ lâu đời trên hầu hết các địa phương
trong Vùng và đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm không chỉ nổi danh trong nước mà
cả nước ngoài. Các làng nghề tiêu biểu có giá trị khai thác du lịch như: đá Non Nước,

nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng); gốm Thanh Hà, đồng Phước Kiều, lụa Mã Châu, đèn
lồng Hội An, mộc Kim Bồng, rau Trà Quế (Quảng Nam); đường phổi, kẹo gương Tư
Nghĩa (Quảng Ngãi); rượu Bàu Đá, nón Phú Gia (Bình Định); bánh tráng Hòa Đa,
nước mắm gành Đỏ (Phú Yên); nem chua Ninh Hòa, nai khô Diên Khánh, yến sào hòn
Nội, nước mắm Cửa Bé (Khánh Hòa); gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Chung
Mỹ (Ninh Thuận), bánh tráng Phú Long, dệt thổ cẩm La Dạ, nước mắm Phan Thiết
(Bình Thuận)...
Có thể nhận thấy các làng nghề thủ công truyền thống ở vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ là một trong những nguồn tài nguyên du lịch độc đáo, phổ biến khắp các
tỉnh trong Vùng đã và đang thu hút khách du lịch.

THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

17


2.2.6. Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật:
a) Bảo tàng: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có những bảo tàng độc đáo,
mang đặc trưng vùng miền và lưu trữ những cổ vật là tinh hoa văn hóa nghệ thuật, lịch
sử của khu vực có giá trị tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu.
Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, được
xây dựng trong 21 năm, từ năm 1915 đến năm 1936 bên bờ sông Hàn, theo mô típ tháp
Chăm gồm nhà giữa và hai dãy nhà bên. Bảo tàng lưu giữ rất nhiều tượng thần và
tượng vũ nữ. Tất cả cho thấy sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật điêu khắc Chăm ở thế
kỷ VII và thế kỷ VIII.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An là nơi cung cấp những thông tin phong
phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá
Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai
quật khảo cổ học tại các địa điểm như Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm…

từ năm 1989 đến năm 1994.
Bảo tàng Quang Trung trưng bày các hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn
và Hoàng đế Quang Trung. Tại đây trưng bày những di vật về chiến tích lừng lẫy của
phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII. Ngoài ra, tại đây còn diễn
ra các chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về võ Tây Sơn, trống trận
Tây Sơn, ca múa nhạc dân tộc...
Viện Hải dương học Nha Trang không những là một bảo tàng biển mà còn là
Viện nghiên cứu biển đầu tiên của Việt Nam. Tại đây được giữ gìn đầy đủ những bộ
sưu tập về mẫu sinh vật biển như rong, rêu, tôm, cá, cua, mực, ốc, trai được nuôi trong
các bể bằng thủy tinh.
Ngoài ra ở mỗi tỉnh, thành phố lớn đều có hệ thống các nhà bảo tàng và nhà
trưng bày về lịch sử địa phương. Đặc biệt trong đó là hệ thống bảo tàng về chứng tích
chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ là những tài nguyên du lịch để khai thác các loại
hình như về lại chiến trường xưa, du lịch giáo dục, tri ân, tâm linh.
b) Các cơ sở văn hóa nghệ thuật: Tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, Quy
Nhơn, Khánh Hòa, nhiều cơ sở văn hóa được phục hồi, nâng cấp hoặc xây mới. Hầu
như địa phương nào cũng có các đoàn nghệ thuật riêng. Những hoạt động nghệ thuật,
đặc biệt là nghệ thuật dân tộc đã thực sự có sức hấp dẫn và thu hút du khách.
Tuy nhiên, các hoạt động văn hóa nghệ thuật vẫn chưa được quan tâm đúng mức,
nhất là ở các vùng xa trung tâm. Nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đang có
nguy cơ tàn lụi, nhiều cơ sở văn hóa bị xuống cấp. Ngành văn hóa và du lịch các địa
phương cần phải có kế hoạch phối hợp đầu tư để khôi phục và phát triển các loại hình
nghệ thuật dân tộc nhằm mục đích chấn hưng văn hóa và phát triển du lịch.
2.2.7. Các công trình kinh tế - xã hội và cảnh quan đô thị: Trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành nhiều
công trình phục vụ kinh tế - xã hội, cảnh quan đô thị và trở thành tài nguyên du lịch có
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

18



giá trị như hầm đèo Hải Vân, cầu Rồng, cầu quay (Đà Nẵng), khu kinh tế Dung Quất
(Quảng Ngãi), cầu Thị Nại và khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Đình). Trong tương lai trên
địa bàn Vùng sẽ còn có thêm nhiều công trình mới có giá trị phục vụ du lịch như hầm
đường bộ đèo Cả (Phú Yên), các nhà máy điện hạt nhân (Ninh Thuận)...Bên cạnh hệ
thống tài nguyên nhân văn vốn có, những tài nguyên du lịch này góp phần đa dạng hóa
sản phẩm du lịch và thu hút khách tham quan.
Đánh giá chung về tài nguyên du lịch:
Qua đánh giá hệ thống tài nguyên du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có thể
rút ra những nhận xét sau:
1) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh nổi bật về tài nguyên du lịch
biển, đảo với sự đa dạng của các hệ sinh thái đặc trưng:
- Hệ sinh thái bãi biển, cơ sở hình thành các bãi tắm, các khu vực cảnh quan;
- Hệ sinh thái đảo với các đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ;
- Hệ sinh thái trong lòng biển (các rạn san hô, sinh vật biển…);
- Hệ sinh thái đầm phá, vũng, vịnh, bán đảo, ghềnh đá, động thực vật rừng ven
biển…
Hệ thống tài nguyên biển, đảo là tiền đề phát triển dòng sản phẩm chính, đặc
trưng, có sức hấp dẫn cao, tạo thương hiệu du lịch Vùng.
2) Tài nguyên du lịch nhân văn với nét độc đáo, giàu bản sắc của văn hóa
ChămPa. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vốn là vùng đất của người Chăm và Vương
quốc ChămPa cổ (hay Chiêm Thành) là sự giao lưu giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa
Đông Sơn. Di sản của văn hóa Chăm hầu như chỉ còn hiện hữu ở dải ven biển này với
kinh đô Trà Kiệu, đảo Chàm, cảng Chàm, hệ thống đền tháp, lễ hội và bảo tàng văn
hóa Chăm... Trong đó nổi bật là các Di sản văn hóa Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ
Hội An được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa của nhân loại. Các di sản văn hóa
thế giới cũng là cơ sở phát triển dòng sản phẩm chính cho Vùng.
3) Bên cạnh hệ thống tài nguyên nổi bật trên, về tự nhiên vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ còn có hệ sinh thái núi ở phía Tây (hệ sinh thái Đông Trường Sơn), các mỏ

nước khoáng, các hồ nước…; về văn hóa có hệ thống di tích gắn với chiến tranh giữ
nước của dân tộc (thời Tây Sơn, chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ); nét văn hóa của
cộng đồng dân cư ven biển; văn hóa các dân tộc thiểu số Đông Trường Sơn...góp phần
làm phong phú và đa dạng nguồn tài nguyên du lịch của Vùng.
4) Các khu vực tập trung tài nguyên du lịch gồm dải ven biển Hải Vân - Sơn Trà
- Non Nước - Hội An gắn với Bà Nà, Cù Lao Chàm (thuộc Đà Nẵng và Quảng Nam)
và dải ven biển Vũng Rô - Vân Phong - Đầm Nha Phu - Nha Trang - Cam Ranh (thuộc
Phú Yên và Khánh Hòa). Đây là cơ sở hình thành các địa bàn trọng điểm, các khu vực
tập trung đầu tư phát triển thành động lực du lịch của Vùng.
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

19


5) Các tài nguyên biển, đảo; văn hóa ChămPa là tiền đề quan trọng xây dựng sản
phẩm du lịch Vùng có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế. Hệ thống các tài nguyên tự
nhiên và nhân văn khác góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cho Vùng.
3. Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
3.1. Hiện trạng và các dự án phát triển hệ thống giao thông
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nền tảng mạng lưới giao thông phát triển và
hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường thủy (sông và biển), đường sắt
và đường không, thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch.
3.1.1. Đường bộ: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thành phố Đà Nẵng là một
trong năm Trung tâm quốc gia và nhiều đô thị lớn nên mạng lưới giao thông đường bộ
phát triển gồm các đường quốc lộ và đường tỉnh. Phần lớn hệ thống đường bộ đã được
hình thành và xây dựng từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển
kinh tế của cả nước, hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp và phát triển
không ngừng.
Các tuyến quốc lộ trên địa bàn vùng chủ yếu theo hai hệ thống Bắc - Nam và

Đông - Tây nối với các trung tâm hành chính của các tỉnh trong vùng. Ngoài ra, hệ
thống đường tỉnh, đường huyện đi hầu hết các điểm dân cư trên địa bàn tạo nên mật độ
giao thông dày đặc.
Các tuyến quốc lộ theo hướng Bắc - Nam bao gồm:
- Quốc lộ 1A (AH 1): Là tuyến đường huyết mạch chạy dọc theo địa bàn các tỉnh
trong vùng và nối với các vùng Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Mặt đường rộng 10
m đến 12 m, thảm bê tông nhựa, chất lượng khá tốt, hiện đang được mở rộng, phát
triển thành đường cao tốc Bắc - Nam. Đến năm 2020, đường sẽ hình thành 4 làn xe cơ
giới, thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách du lịch theo hưởng Bắc - Nam.
- Quốc lộ 14 (đoạn trùng với đường Hồ Chí Minh): Đường chạy phía Tây tỉnh
Quảng Nam, qua vùng Tây Nguyên. Mặt đường rộng 10 m đến 12 m, thảm bê tông
nhựa, chất lượng khá tốt, hiện đang được mở rộng, nâng cấp. Đường 14 mặc dù chạy
qua địa phận vùng không nhiều nhưng có vai trò quan trọng trong liên kết phát triển du
lịch Vùng với Tây Nguyên.
- Tuyến đường ven biển: Là tuyến giao thông đường bộ đang được hình thành
trên cơ sở làm mới hoặc nâng cấp mở rộng một số đoạn đường ven biển sẵn có (gồm
cả quốc lộ, tỉnh lộ, đê biển...). Đường đạt tiêu chuẩn cấp III và IV đồng bằng. Đến năm
2020, tuyến ven biển sẽ cơ bản hoàn thành. Đây là một trong những tuyến giao thông
đường bộ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch biển, đảo của Vùng.
Các tuyến quốc lộ theo hướng Đông - Tây bao gồm:
- Quốc lộ 14B từ Tiên Sa (Đà Nẵng) đến Thạch Mỹ (Quảng Nam), dài 74 km.
- Quốc lộ 14D từ Giằng đến cửa khẩu Tà Óc (Quảng Nam), dài 75 km ( hợp nhất
hai tuyến quốc lộ 14B và quốc lộ 14D thành một tuyến 14B.)
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
20
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


- Quốc lộ 14C từ Ngọc Hồi (Kon Tum) đến Buprăng (Đắk Nông), dài 387 km.
- Quốc lộ 14E từ Hà Lam đến Khâm Đức nối đường ven biển (Quảng Nam), dài

76 km.
- Quốc lộ 19 từ thành phố Quy Nhơn (Bình Định) qua thành phố Pleiku (Gia Lai)
lên cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) sang Campuchia. Chiều dài toàn tuyến 238 km.
- Quốc lộ 19B từ Khu kinh tế Nhơn Hội đi sân bay Phù Cát dài 60 km trên cơ sở
nâng cấp các đường tỉnh ĐT 639 và ĐT 635. Đường đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng
với chiều rộng khoảng 25 m.
- Quốc lộ 24 từ Thạch Trụ (Quảng Ngãi) đến thành phố Kon Tum, dài 169 km.
- Quốc lộ 24B từ cảng Sa Kỳ đến quốc lộ 1 (Quảng Ngãi), chiều dài 18 km.
- Quốc lộ 25 từ thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đến Chư Sê (Gia Lai), chiều dài
192 km.
- Quốc lộ 26 từ Ninh Hòa (Khánh Hòa) đến thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk
Lắk), chiều dài 165 km.
- Quốc lộ 26B từ quốc lộ 1 đến nhà máy tàu biển Hyunđai. (Ghép quốc lộ 26 và
quốc lộ 26B thành quốc lộ 26).
- Quốc lộ 27 từ thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đến thành phố Phan Rang
(Ninh Thuận), chiều dài 277 km.
- Quốc lộ 27B từ Ninh Bình (Ninh Thuận) đến Cam Thịnh Đông (thành phố Cam
Ranh, Khánh Hòa), chiều dài 53 km.
- Quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đến thị xã Gia Nghĩa (Đắk
Nông), chiều dài 194 km.
- Quốc lộ 29 từ Vũng Rô (Phú Yên) đến Buôn Hồ (Đăk Lăk), được nâng cấp từ
tỉnh lộ 645, chiều dài 180 km.
Tuyến đường tỉnh 723 nối Khánh Hòa với Đà Lạt cũng có vai trò liên kết vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên.
Hầu hết các tuyến đường bộ trên bước đầu đều đã được cải tạo, nâng cấp đảm
bảo giao thông tương đối thuận tiện giữa các địa phương trong vùng với các tỉnh thuộc
vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống giao thông còn yếu, việc đi lại còn
khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch (về tốc độ, an
toàn và vệ sinh môi trường…). Vì vậy, trong giai đoạn mới, để phát huy được hiệu quả
và khai thác tốt các tiềm năng du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, cần:

+ Mở rộng, nâng cấp tuyến đường quốc lộ huyết mạch nối các trung tâm đô thị
lớn trong và ngoài vùng để tạo ra hành lang liên kết kinh tế và du lịch.
+ Hoàn chỉnh tuyến ven biển để thuận tiện phát triển các khu du lịch quan trọng
của vùng.
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
21
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


+ Cải tạo hệ thống giao thông nội đô, các tuyến vành đai của các thành phố lớn
để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dòng khách du lịch từ các sân bay, bến cảng…
3.1.2. Đường sắt: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tuyến đường sắt Bắc - Nam
chạy qua địa bàn tất cả các tỉnh với chiều dài toàn tuyến từ ga Đà Nẵng đến ga Bình
Thuận (Mương Mán) khoảng 760 km. Các ga quan trọng trên tuyến có Đà Nẵng
(thành phố Đà Nẵng), Diêu Trì (tỉnh Bình Định), Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Giao thông đường sắt là phương tiện vận chuyển quan trọng, một trong những
điều kiện để liên kết vùng và liên kết quốc tế phát triển du lịch. Đặc biệt là tuyến
đường sắt xuyên Á, với định hướng phát triển mới hình thành tuyến đường sắt cao tốc
Bắc - Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kết nối du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực.
Các tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết, thành phố Hồ Chí
Minh - Nha Trang thuộc hệ thống đường sắt kể trên đã được đầu tư nâng cấp để phục
vụ chuyên ngành du lịch.
Ngoài ra, trên địa bàn vùng có tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Tháp Chàm
đi Đà Lạt, dài 84 km, đang được sửa chữa phục vụ khách du lịch để kết nối các trung
tâm Nha Trang, Ninh Chữ của Vùng với Đà Lạt (Lâm Đồng, thuộc vùng Tây Nguyên).
Mặc dầu có đường sắt đi qua các tỉnh, thành phố nhưng chất lượng dịch vụ vận
tải hành khách trên tuyến còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển khách du lịch.
3.1.3.Đường không: So với các vùng khác trên cả nước, giao thông đường không
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khá phát triển.

Hiện nay trên địa bàn vùng có 5 sân bay sau:
- Sân bay quốc tế Đà Nẵng: Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn
nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
Năm 2012, sân bay này đã phục vụ 3,6 triệu khách, dự kiến năm 2016 đạt 6 triệu lượt
khách, năm 2020 đạt 10 triệu hành khách/ năm với mức tăng lượng khách 15% mỗi
năm. Hiện có 4 hãng hàng không nội địa và 12 hãng hàng không quốc tế đang có
đường bay đến sân bay quốc tế Đà Nẵng.
- Sân bay quốc tế Cam Ranh: Sân bay quốc tế Cam Ranh là sân bay dân sự chính
phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Năm 2012 sân bay đón
1,2 triệu lượt khách (đứng thứ 4 Việt Nam) trong đó có hơn 1.000 chuyến bay quốc tế
với hơn 200.000 hành khách làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay, dự kiến đạt 2,5
triệu lượt/năm vào năm 2015.
- Sân bay quốc tế Chu Lai: Sân bay Chu Lai là sân bay ở tỉnh Quảng Nam, nằm
trong Khu kinh tế mở Chu Lai. Được bắt đầu xây dựng năm 2004. Sân bay Chu Lai
có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam, với 3.000 ha. Đường băng dài 3.050
m. Sân bay này sẽ có công suất thiết kế 4 triệu lượt khách và 5 triệu tấn hàng mỗi năm.
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

22


Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển không chỉ của Quảng Nam (với khu công nghiệp Chu Lai) mà còn của
tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp Dung Quất). Sau này, khi sân bay Chu Lai
được phát triển thành sân bay quốc tế sẽ tạo điều kiện cho du khách đến với hai di sản
văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.
- Sân bay Phù Cát: Phù Cát là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động
bay quân sự của tỉnh Bình Định với năng lực phục vụ 300 hành khách/ giờ cao điểm.

Dự kiến đến năm 2015 máy bay tiếp nhận A320/321 và tương đương, lượng hành
khách tiếp nhận 300.000 lượt/năm, lượng hành khách giờ cao điểm 300 khách; đến
năm 2025, lượng hành khách tiếp nhận 500.000 lượt/năm, lượng hành khách giờ cao
điểm 400 khách.
- Sân bay Tuy Hòa: Sân bay Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên. Hiện nay các chuyến
bay này đều sử dụng loại máy bay tầm thấp, với động cơ cánh quạt và có sức chứa 60
chỗ ngồi. Theo quy hoạch phát triển, đến năm 2015, sân bay Tuy Hòa sẽ trở thành một
sân bay quan trọng, có thể đón được các loại máy bay tầm trung
của Boeing hay Airbus A320.
Ngoài ra, theo quy hoạch hệ thống sân bay Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 trên địa bàn Vùng sẽ xây dựng sân bay Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận kết
hợp dân dụng quân sự với năng lực tiếp nhận 300 hành khách giờ cao điểm vào năm
2020 (tương đương 500.000 hành khách/năm) và 500 hành khách giờ cao điểm năm
2030 (tương đương 1.000.000 hành khách/ năm); sân bay quân sự Trường Sa trên đảo
Trường Sa lớn với đường băng dài 800 m có khả năng tiếp cận máy bay nhỏ. Đây là
những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch của Vùng nói riêng và cả nước nói
chung.
Ngành hàng không nói chung và các sân bay ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
nói riêng đã có những bước tiến bộ và phát triển đáng kể. Các tuyến bay trong nước và
quốc tế được mở rộng, các chuyến bay được tăng cường. Những tiến bộ nói trên đã
đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển du lịch của vùng và tạo ra tiền đề mở rộng khai
thác các nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam...
Tuy nhiên, đến nay nhìn chung hạ tầng kỹ thuật hàng không còn lạc hậu so với
các nước trong khu vực và chưa đáp ứng được những nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và du lịch nói riêng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Việc mở rộng Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, đủ khả năng phục vụ 10 triệu
hành khách mỗi năm vào năm 2020, xây dựng mới sân bay Phan Thiết, Trường Sa…là
những cơ hội đối với phát triển du lịch Vùng.
3.1.4. Đường thủy: Với đường bờ biển dài, giao thông đường thủy là thế mạnh
nổi bật của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Có hai loại hình giao thông thủy là giao

thông đường sông và giao thông đường biển.
a) Giao thông đường sông: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tuyến
đường sông quốc gia được đưa vào danh sách hệ thống đường sông Việt Nam như
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
23
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


sông Hàn (Đà Nẵng); sông Thu Bồn (Quảng Nam); sông Trà Khúc, sông Vệ (Quảng
Ngãi); sông Côn (Bình Định); sông Đà Rằng (Phú Yên); sông Dinh (Ninh Thuận). Tuy
nhiên, do địa hình hẹp nên các sông ngắn và dốc. Bên cạnh đó, mùa khô lượng nước ít,
mùa mưa hay gây lũ lụt nên không thuận lợi cho giao thông thủy, đặc biệt trong việc
vận chuyển khách du lịch. Tại các cửa sông kể trên có một số cảng sông là phụ trợ đắc
lực cho hệ thống cảng biển của khu vực này.
b) Giao thông đường biển: Giao thông đường biển là thế mạnh của vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ. Với gần 1.200 km bờ biển và hệ thống cảng biển phát triển là lợi
thế so sánh của Vùng trong liên kết giao thông biển phục vụ kinh tế - xã hội nói chung
và du lịch nói riêng. Theo quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng
biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hệ thống cảng biển vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ gồm:
- Cảng tổng hợp quốc gia:
+ Cảng trung chuyển quốc tế (loại IA): Cảng Vân Phong (thuộc cảng Khánh
Hòa, tỉnh Khánh Hòa).
+ Cảng đầu mối khu vực (loại I): Gồm cảng Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng), cảng
Dung Quất (Quảng Ngãi), cảng Quy Nhơn (Bình Định).
- Cảng tổng hợp địa phương (loại II): Gồm cảng Kỳ Hà (Quảng Nam); cảng
Vũng Rô (Phú Yên); cảng Cà Ná (Ninh Thuận), cảng Bình Thuận (Bình Thuận).
Trong hệ thống cảng trên, ngoài cảng trung chuyển Vân Phong chuyên phục vụ
khu kinh tế Vân Phong thì các cảng khác đều có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
du lịch đặc biệt là du lịch tàu biển.

b1) Cảng Đà Nẵng: Cảng Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực
(loại I), về lâu dài có khả năng phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế khu vực
miền Trung (loại IA). Cảng Đà Nẵng bao gồm các khu bến chức năng: Tiên Sa, Sơn
Trà (Thọ Quang), Liên Chiểu, cầu Trắng và khu bến sông Hàn. Trong đó khu bến Tiên
Sa là bến tổng hợp, container, có bến chuyên dùng khách du lịch quốc tế 100.000 GT
và lớn hơn với ga hành khách đồng bộ, hiện đại. Khu bến Sông Hàn là khu dịch vụ
hàng hải, du lịch. Cảng Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch đường
biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.
b2) Cảng Dung Quất: Cảng Dung Quất là cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối
khu vực (loại I). Cảng Dung Quất gồm có 1 khu bến cảng chính ở vịnh Dung Quất.
Đây là khu bến tổng hợp, bến container, bến chuyên dùng phục vụ nhà máy lọc dầu
Dung Quất. Bên cạnh bến chính còn có khu bến Sa Kỳ ở cửa biển Sa Kỳ làm bến vệ
tinh và phục vụ nhu cầu vận tải hàng hải của địa phương. Bến cảng Bến Đình (đảo Lý
Sơn) là bến vệ tinh địa phương của huyện đảo, tiếp nhận tàu hàng, khách đến 2.000
tấn. Đây là cảng có khả năng phục vụ du lịch đảo Lý Sơn và tuyến du lịch ven biển.
Theo quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, trong tương lai cảng Dung Quất sẽ có
thêm một khu bến nữa tại vịnh Mỹ Hàn.
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

24


b3) Cảng Quy Nhơn: Cảng Quy Nhơn tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
là cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.
Cảng Quy Nhơn gồm các khu bến: Quy Nhơn - Thị Nại, Nhơn Hội và các bến địa
phương chuyên dùng vệ tinh tại Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan. Bến Quy Nhơn - Thị Nại
là khu bến tổng hợp có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 5.000 tấn đến 7.000 tấn
Đây là tiền đề thuận lợi để khai thác phục vụ phát triển phục vụ khách du lịch.
b4) Cảng Khánh Hòa: Cảng Khánh Hòa gồm các khu bến Vân Phong, Nha

Trang, Ba Ngòi, Trường Sa.
Khu bến cảng Vân Phong: Bến cảng Vân Phong (loại IA) giữ vai trò trung
chuyển quốc tế gồm các bến Đầm Môn (Bắc vịnh Vân Phong) và Nam Vân Phong là
các bến cảng chủ yếu phục vụ công nghiệp.
Bến cảng Nha Trang: Cảng Nha Trang nằm trong vịnh Nha Trang thuộc tỉnh
Khánh Hoà, là một cảng hàng hóa kết hợp du lịch, đầu mối giao thông quan trọng bằng
đường biển của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam
Trung Bộ nói chung. Bến cảng Nha Trang từng bước được chuyển đổi công năng
thành đầu mối du lịch biển đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể tiếp nhận
tàu khách du lịch quốc tế 100.000 GT và lớn hơn và tàu chở khách trên tuyến du lịch
Bắc - Nam. Đây là một trong những bến cảng quan trọng của du lịch Khánh Hòa, du
lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và du lịch cả nước.
Bến cảng Ba Ngòi (Cam Ranh) là bến cảng tổng hợp nằm trong vịnh Cam
Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát
triển dịch vụ cảng biển như mực nước sâu, kín gió, diện tích lớn, nằm gần đường hàng
hải quốc tế và sân bay Cam Ranh, cách quốc lộ 1A khoảng 1,5 km và tuyến đường sắt
Bắc - Nam 3 km nên từ lâu cảng đã là đầu mối giao thông đường biển quan trọng cho
khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.
Bến cảng Trường Sa (huyện đảo Trường Sa) cho tàu trọng tải 1.000 tấn đến
2.000 tấn có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch biển, đảo xa bờ.
b5) Cảng Kỳ Hà: Cảng Kỳ Hà nằm tại cửa sông Trường Giang thuộc xã Tam
Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Đây là cảng tổng hợp địa phương (loại II),
gồm các bến cảng Kỳ Hà và Tam Hiệp. Bến cảng Kỳ Hà có cảng chuyên dùng có thể
tiếp nhận tàu 1.000 tấn đến 3.000 tấn.
b6) Cảng Vũng Rô: Đây là cảng biển tổng hợp địa phương (loại II) của Việt
Nam nằm trong vũng Rô, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Cảng Vũng Rô gồm các
khu bến Tây Vũng Rô và Đông Vũng Rô và Bãi Gốc - Đông Hòa.
b7) Cảng Cà Ná: Là cảng biển tổng hợp địa phương (loại II) ở Ninh Thuận, gồm
bến Cà Ná cho tàu 1.000 tấn đến 2.000 tấn và bến Ninh Chữ cho tàu 2.000 tấn đến
5.000 tấn.

b8) Cảng Bình Thuận: Là cảng biển tổng hợp địa phương (loại II) của tỉnh Bình
Thuận. Cảng bao gồm các bến cảng Phan Thiết cho tàu 2.000 tấn đến 3.000 tấn; bến
THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

25


×