Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.48 KB, 47 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CÔNG TY TNHH MTV
XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH IN
-

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH IN

Hà Nội, tháng 9 năm 2015


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
MỤC LỤC
PHẦN I .......................................................................................................................................... 5
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ........................................................................... 5
I.

TỔNG QUAN ....................................................................................................................... 5

1.

Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên Xuất

nhập khẩu ngành In ......................................................................................................................... 5
2.

Ngành nghề kinh doanh ......................................................................................................... 6


3.

Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu ................................................................................................. 6

4.

Cơ cấu tổ chức và quản lý ...................................................................................................... 6

5.

Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh 04 năm trước khi cổ phần hóa ........... 12

6.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty ....................................... 16

7.

Vị thế của Công ty so với các Doanh nghiệp khác trong cùng ngành .................................... 17

II. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP TẠI THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP ....................................................................................................................... 18
1.

Thực trạng về tài sản cố định ............................................................................................... 18

2.

Tổng diện tích đất đai Doanh nghiệp đang sử dụng .............................................................. 19


3.

Thực trạng về tài chính, công nợ .......................................................................................... 19

4.

Thực trạng về lao động ........................................................................................................ 20

III. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ....................................................... 21
PHẦN II ...................................................................................................................................... 22
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA ................................................................................................. 22
1.

Căn cứ pháp lý để xây dựng phương án cổ phần hóa ............................................................ 22

2.

Mục tiêu cổ phần hóa ........................................................................................................... 23

3.

Điều kiện thuận lợi để cổ phần hóa ...................................................................................... 23

4.

Hình thức cổ phần hóa ......................................................................................................... 24

5.

Tên Công ty cổ phần ............................................................................................................ 24


6.

Ngành nghề kinh doanh dự kiến ........................................................................................... 24

7.

Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................................... 24

8.

Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ......................................................................................... 25

9.

Đối tượng mua cổ phần, chính sách bán cổ phần giá ưu đãi và bán cổ phần lần đầu ............. 26

9.1. Phương thức bán cổ phần lần đầu......................................................................................... 26
9.2. Đối tượng mua cổ phần ........................................................................................................ 27
9.3. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động ............................................................................... 27
9.4. Cổ phần bán cho Công đoàn Công ty ................................................................................... 28
1


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
9.5. Cổ phần bán cho Nhà đầu tư chiến lược ............................................................................... 28
9.6. Bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO) ................................................................... 30
10.

Dự kiến chi phí cổ phần hóa................................................................................................. 30


11.

Kế hoạch sử dụng tiền thu được việc bán cổ phần ................................................................ 30

PHẦN III ..................................................................................................................................... 31
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG ............................................................................... 31
1.

Kế hoạch sắp xếp lại lao động .............................................................................................. 31

2.

Kế hoạch tuyển dụng ............................................................................................................ 33

PHẦN IV ..................................................................................................................................... 33
PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ ĐƯỢC CẤP CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT ..................... 33
PHẦN V....................................................................................................................................... 34
PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 03 NĂM SAU CỔ PHẦN HÓA .............................. 34
1.

Cơ hội và thách thức ............................................................................................................ 34

2.

Định hướng phát triển của Công ty ....................................................................................... 35

3.

Kế hoạch đầu tư của Công ty sau cổ phần hóa ..................................................................... 36


4.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty sau khi cổ phần hóa .................. 38

5.

Kế hoạch kinh doanh 03 năm sau cổ phần hóa ...................................................................... 40

PHẦN VI ..................................................................................................................................... 41
RỦI RO DỰ KIẾN ...................................................................................................................... 41
1.

Rủi ro kinh tế ....................................................................................................................... 41

2.

Rủi ro luật pháp.................................................................................................................... 42

3.

Rủi ro đặc thù....................................................................................................................... 42

4.

Rủi ro của đợt chào bán ........................................................................................................ 44

5.

Rủi ro khác........................................................................................................................... 44


PHẦN VII.................................................................................................................................... 44
CÁC ĐỀ XUẤT, ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 44
PHẦN VIII .................................................................................................................................. 45
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC DUYỆT ........................................................ 45

2


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

:

Tên đầy đủ

TNHH MTV

:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

GCN ĐKKD

:

Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh


CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

HĐLĐ

:

Hợp đồng lao động

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

GDP

:

Tổng sản phẩm nội địa


WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới

BVHTTDL

:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TSCĐ

:

Tài sản cố định

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

KTDA

:

Kỹ thuật dự án


TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

3


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng số 1: Cơ cấu doanh thu thuần trước cổ phần hóa

12

Bảng số 2: Cơ cấu lợi nhuận trước cổ phần hóa

12

Bảng số 3: Tỷ trọng các loại chi phí của Công ty so với doanh thu thuần

13

Bảng số 4: Các hợp đồng lớn thực hiện

14

Bảng số 5: Tình hình TSCĐ của Công ty theo số liệu sổ sách kế toán

18


Bảng số 6: Thống kê tình hình sử dụng đất của Doanh nghiệp đang sử dụng đến 31/12/2013 19
Bảng số 7: Tình hình tài chính, công nợ tại thời điểm 31/12/2013

19

Bảng số 8: Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/12/2013

20

Bảng số 9: Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2013

21

Bảng số 10: Kế hoạch sử dụng tiền thu được từ việc bán cổ phần

31

Bảng số 11: Kế hoạch sắp xếp lại lao động khi cổ phần hóa

32

Bảng số 12: Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển sang Công ty cổ phần

32

Bảng số 13: Phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa của Công ty

33


Bảng số 14: Kế hoạch kinh doanh của công ty 03 năm sau cổ phần hóa

41

Bảng số 15: Lộ trình triển khai phương án cổ phần hóa dự kiến
Sơ đồ số 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty trước khi cổ phần hóa

45
6

Sơ đồ số 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty sau khi cổ phần hóa

24

4


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
I.

TỔNG QUAN

1.
Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên
Xuất nhập khẩu ngành In
1.1. Khái quát về Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
 Tên tiếng việt


:

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MTV XUẤT
NHẬP KHẨU NGÀNH IN

 Tên tiếng anh

:

PRINTING MATERIALS EQUIPMENTS
IMPORT LIMITED LIABILITY COMPANY

 Tên viết tắt

:

PRINMATEXIM co., Ltd

 Trụ sở Chính

:

67 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

 Điện thoại

:

04.39438930 - 04.39439174


 Email



 Website

www.prinmatexim.com

 Hình thức
nghiệp
 Vốn điều lệ

doanh

EXPORT

Fax: 04.39439725

:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà
nước

:

765.169.325 đồng
(Bằng chữ: Bảy trăm sáu lăm triệu một trăm sáu chín ngàn
ba trăm hai lăm đồng)


1.2.

Quá trình hình thành và Phát triển của Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập
khẩu ngành In

Công ty TNHH Một thành viên Xuất Nhập Khẩu Ngành In tiền thân là Công ty Xuất
Nhập Khẩu Ngành In trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập theo quyết
định 300/QĐ ngày 25/03/1993. Với nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư về in như giấy in, mực
in, máy móc, phụ tùng thiết bị ngành in cho toàn bộ mạng lưới các nhà in, cơ sở văn hóa toàn
lãnh thổ Việt Nam
Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Xuất Nhập Khẩu Ngành In đang là Đại lý
phân phối cho nhiều hãng sản xuất chế tạo máy móc thiết bị công nghiệp ngành in nổi tiếng
đến từ các khu vực Âu Á như CHLB Đức, Nhật Bản, Trung Quốc,…với các sản phẩm máy
móc như máy in Offset, máy in Flexo, các thiết bị trước, trong và sau in chất lượng cao.
Sở hữu một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm, Công ty
TNHH Một thành viên Xuất Nhập Khẩu Ngành In luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng ở mức độ cao nhất. Cùng với uy tín và bề dày hoạt động lâu năm trong lĩnh vực
ngành in, Công ty chúng tôi đã vinh hạnh được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, từ khối
5


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
doanh nghiệp Nhà nước đến các công ty tư nhân, trở thành nhà cung cấp thường xuyên cho
các đơn vị như Tổng cục chính trị, Cục chính trị Phòng không không quân, Nhà máy in Bộ
Tổng Tham Mưu, Nhà in Quân Đội và các nhà in, nhà xuất bản trên khắp các tỉnh thành cả
nước từ Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ,…
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế cùng với định hướng trở thành một đơn vị hàng đầu
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ngành in, Công ty chúng tôi cam kết cung cấp những sản phẩm
và dịch vụ đến khách hàng với chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất
cùng với sự tư vấn tận tình nhất

1.3. Thành tựu đạt được
Từ ngày thành lập đến nay, Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In đã
vinh dự được Cờ thi đua và bằng khen của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch liên tiếp trong
các năm từ 2005 đến nay.
2.

Ngành nghề kinh doanh

Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In đang hoạt động trong các lĩnh
vực sau đây:
 Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành in;
 Khai thác, chế biến, gia công tạo nguồn hàng phục vụ ngành in và xuất khẩu;
 In các loại sách, tạp chí, văn hóa phẩm, tem, nhãn bao bì hàng hóa;
 Tư vấn đầu tư công nghệ in, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị ngành in;
 Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng;
 Cung ứng dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ, trung chuyển hàng hóa.
3.

Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu
 Thiết bị trước in: Máy phơi bản, máy hiện bản, máy chế bản, máy điêu khắc bản,
máy chia cuộn, máy cắt cuộn, máy ra phim,…
 Thiết bị trong in: Máy in offset tờ rời một/nhiều màu; máy in offset số nhảy; máy in
offset dạng cuộn; dây chuyền in hóa đơn liên tục/liên động máy in màng nhựa; máy in
bao bì carton; máy in tem, đề can; máy in lưới tự động; máy in lưới khí động; máy in tăm
bông;…
 Thiết bị sau in: Máy cắt giấy một/nhiều mặt; máy gấp trang; máy khâu chỉ; máy
đóng ghim; máy vào bìa keo nhiệt; máy gấp dán tự động; máy làm túi; máy làm tráng;
máy cán màn nước, màng khô tự động; máy cán tạo mẫu hoa văn;…

4.


Cơ cấu tổ chức và quản lý

4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ số 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty trước khi cổ phần hóa
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và phù hợp với đặc thù hoạt động của Doanh
nghiệp, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
6


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In

CHỦ SỞ HỮU
KIỂM SOÁT VIÊN
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN GIÁM ĐỐC

P. Tổ
chức
hành
chính

P. Kế
toán

P.
Kinh
doanh


P. Kế
hoạch

Kho
Mai
Lâm

Kho
Bãi
Trám

Xưởng
in

4.2. Diễn giải chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong sơ đồ
Chủ sở hữu Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên
và các Ủy viên Hội đồng thành viên (thời hạn tối đa không quá 05 năm), Kiểm soát viên (thời
hạn tối đa không quá 03 năm); khen thưởng, kỷ luật Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng
thành viên và Kiểm soát viên.
Chủ sở hữu Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên
và các Ủy viên Hội đồng thành viên (thời hạn tối đa không quá 05 năm), Kiểm soát viên (thời
hạn tối đa không quá 03 năm); khen thưởng, kỷ luật Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng
thành viên và Kiểm soát viên.
Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên của Công ty có thể
được bổ nhiệm lại nhưng tối đa không quá 02 nhiệm kỳ. Chủ sở hữu Công ty có thể thay thế
thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên bất cứ lúc nào khi thấy cần thiết vì lợi ích của
Công ty
4.2.1.

Hội đồng thành viên


Thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của Chủ sở hữu Công ty, có quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty, trừ
những thẩm quyền quyết định của Chủ sở hữu Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và
Chủ sở hữu Công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Luật Doanh
nghiệp, điều 17,18 của Điều lệ này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hội đồng
thành viên có nhiệm vụ chính sau:
- Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty
7

Chi
nhánh
TP.
HCM


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
- Quyết định thành lập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hợp đồng của các phòng, đơn vị
phụ thuộc, chi nhánh, các chứ danh trong Công ty sau khi được Chủ sở hữu chấp thuận.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu và pháp luât về thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ
của mình và về sự phát triển của Công ty theo mục tiêu của Chủ sở hữu.
- Thẩm tra báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử
lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do Giám đốc Công ty đề nghị để trình Chủ sở hữu
phê duyệt.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và Pháp luật có
liên quan.
4.2.2.

Ban giám đốc


Là người được nhà nước bổ nhiệm, thay mặt nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo chung
về mọi mặt hoạt động và sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức quản lý, chăm lo đời sống
cho cán bộ công nhân viên. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt
động và kết quả SXKD của công ty. Cụ thể:
- Điều hành mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch được thông qua Đại hội công
nhân viên chức hàng năm, đã được cơ quan cấp trên phê duyệt;
- Quan hệ giao dịch với các đối tác, ký kết hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiện về những
tổn thất do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, làm hao hụt, lãng phí tài sản vật tư tiền vốn,
thiết bị theo quy định của pháp luật, là người đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật;
- Xây dựng các dự án kế hoạch sản xuất, phát triển sản xuất dài hạn và ngắn hạn của
Công ty;
- Giám đốc có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức và giải thể các bộ phận sản xuất
kinh doanh của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương,
ký hợp đồng lao động … theo quy định phân cấp của cơ quan cấp trên và các quy định chính
sách, pháp luật của nhà nước đối với doanh nghiệp.
4.2.3.

Kiểm soát viên

Là vị trí do Chủ sở hữu Công ty tuyển chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm có thời hạn là 03
năm có thể kiêm nhiệm các công tác chuyên môn ngoại trừ các chức danh khác có ảnh hưởng
đến sự độc lập, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát viên. Kiểm soát viên có
những nhiệm vụ sau:
- Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của Công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn
phòng đại diện của Công ty
- Yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty, Giám đốc và những người quản lý
cung cấp thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, quản lý, điều hành và hoạt động kinh
doanh của Công ty

8



Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
- Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch Hội đồng thành viên Công
ty trong tổ chức thực hiện các quyền chủ sở hữu Công ty, trong quản lý, điều hành công việc
kinh doanh của Công ty.
- Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo công tác quản lý
và các báo cáo khác trước khi trình Chủ sở hữu Công ty hoặc cơ quan Nhà nước có liên quan;
trình Chủ sở hữu Công ty báo cáo thẩm định.
4.2.4.

Các phòng ban trong Công ty

Phòng Tổ chức - hành chính
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong về: tổ chức bộ
máy và mạng lưới, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh
môi trường .
- Tham mưu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển, thi đua, khen thưởng,
kỷ luật nhân sự trong toàn Công ty theo đúng luật pháp và quy chế của Công ty.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn vốn nhân lực. Tham mưu tổ chức về phát triển
bộ máy, mạng lưới Công ty phù hợp với sự phát triển của Công ty trong từng giai đoạn .
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực toàn Công ty đáp ứng
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn
- Quản lý tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT theo đúng chính sách, chế độ, Pháp
luật. Quản lý hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của CBCNV trong toàn Công ty.
- Thực hiện công việc lễ tân khánh tiết, đón tiếp khách hàng ngày, tổ chức Đại hội, hội
nghị, hội thảo, tiệc liên hoan cấp Công ty.
- Quản lý con dấu Công ty và các loại dấu tên, chức danh của cán bộ trong Công ty,
cấp phát và quản lý theo chức năng các loại giấy giới thiệu, giấy đi đường, giấy uỷ nhiệm của
Công ty.

Phòng kế toán
Kế toán trưởng là người tham mưu cho giám đốc, người gác cổng ngân hàng tại doanh
nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, giúp giám đốc quản lý việc chỉ đạo thực hiện toàn
bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và đồng thời là kiểm soát viên kinh tế tài chính
của nhà nước đặt tại doanh nghiệp. Trách nhiệm của kế toán trưởng thực hiện theo pháp lệnh
kế toán và thống kê ngày 10 tháng 5 năm 1998 tại chương 2 và chương 3 của điều lệ kế toán
trưởng ở doanh nghiệp quốc doanh gồm các nội dung chính:
- Tính toán, ghi chép bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
chủ yếu để phản ánh tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình sản xuất và kết quả của
sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước. Kế toán là công cụ quan trọng để
điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền
vốn nhằm đảm bảo trong sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Phòng kế
9


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
toán phải thực hiện phân loại xử lý, tổng hợp số liệu, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân
chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn . . . của doanh nghiệp;
- Lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ thực hiện phân tích các thông
tin từ đó đưa ra các ý kiến cố vấn để giúp giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp
với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phối hợp với Phòng Kế hoạch, Phòng Tổ chức lao động kết hợp xây dựng đơn giá
tiền lương, đơn giá sản phẩm;
- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh doanh tài chính của
nhà nước trong phạm vi doanh nghiệp nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm
chính sách chế độ của nhà nước;
- Giám sát việc sử dụng vật tư tiền vốn, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phát triển
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phối hợp với phòng tổ chức lao động, kế hoạch xem xét việc chia lương, chia thưởng
cho CBCNV theo đúng chế độ chính sách và khoán sản phẩm của doanh nghiệp.

Phòng Kinh doanh
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về: công tác kế hoạch và chiến
lược phát triển Công ty, công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư, tổ chức hệ thống thông tin
kinh tế trong Công ty, Công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật
- Giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến độ thực hiện kế hoạch của Công
ty
- Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, chất lượng theo quy định.
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế của Công ty, đảm bảo việc nắm bắt, xử lý kịp
chính xác, phục vụ cho công tác quản lý của Hội đồng quản trị và điều hành của Ban Giám
đốc.
- Lập báo cáo biểu thống kê, các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh cho Ban
Giám đốc và gửi các cơ quan theo quy định của Pháp luật.
- Nghiên cứu tình hình môi trường kinh doanh: các chính sách của Đảng, Nhà nước, hệ
thống pháp luật; nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
- Quản lý các chính sách kinh doanh, nghiên cứu phát triển các nghiệp vụ kinh doanh
(nghiệp vụ mua, bán, giá cả, hợp đồng kinh tế ), các hình thức thương mại tiên tiến, từng
bước đổi mới và hiện đại hoá các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty.
- Trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, các mặt hàng có quy mô doanh thu lớn có
tầm quan trọng đối với Công ty.
Phòng kế hoạch
10


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
- Là phòng tham mưu đắc lực cho giám đốc trong việc sản xuất kinh doanh. Phòng có
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, hàng quý, năm để bảo vệ kế hoạch sản xuất
kinh doanh của cấp trên.
- Phối hợp cùng với Phòng kế toán xây dựng toàn bộ hệ thống giá thành sản xuất, kế

hoạch tài chính, lập kế hoạch tiến độ sản xuất và sử dụng các loại vật tư trong quá trình sản
xuất, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị và cung ứng vật tư.
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng sửa chữa tài sản cố định, thống kê tình hình sản xuất
kinh doanh, theo dõi đánh giá tình hình hoạt động của Công ty;
- Lập các hợp đồng kinh tế, và các biên bản thanh lý hợp đồng;
- Cung ứng vật tư vật liệu phục vụ cho sản xuất;
- Cùng với phòng kinh doanh tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Quản lý kho tàng, vật tư thiết bị hàng tháng trong kho.
Kho Mai Lâm & Kho Bãi Trám
- Cung cấp mặt bằng, nhà xưởng cho dịch vụ cho thuê kho bãi để lưu trữ hàng hóa;
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại 2 kho có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở
các đơn vị thuê kho tuân thủ đúng nội quy và quy định về lưu giữ hàng hóa, giữ gìn vệ sinh
chung;
- Bộ phận quản lý kho đại diện cho hình ảnh của Công ty, cung cấp dịch vụ và chăm
sóc khách hàng đang lưu trữ hàng hóa trên địa bàn 2 kho.
Xưởng in
- Là một bộ phận sản xuất trực thuộc Công ty có trách nhiệm thực hiện các đơn hàng
về gia công in ấn của Công ty hoặc các đối tác khác theo chỉ định của cấp trên;
- Đảm bảo hoàn thiện các đơn hàng đúng quy cách, số lượng, giao hàng đúng hẹn theo
đúng hợp đồng đã ký kết;
- Có thể tìm kiếm khách hàng và tạo lập các đơn hàng khác trong khả năng để tận dụng
tối đa công suất hoạt động.
Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Xuất Nhập Khẩu Ngành In tại TP.Hồ
Chí Minh:
Là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Xuất Nhập Khẩu Ngành In tại
miền Nam, thực hiện chức năng: quản trị hành chính, văn phòng của Công ty tại phía Nam;
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh vật tư thiết bị
ngành in theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty trên phạm vi cả nước và nước ngoài theo quy
định của pháp luật hiện hành.
Chi nhánh là đơn vị sản xuất - kinh doanh hạch toán phụ thuộc Công ty có trụ sở đóng

tại số 153 Ngô Quyền – P6 – Q10 – TP. Hồ Chí Minh
11


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
5.
Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh 04 năm trước khi cổ phần
hóa
5.1. Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm
 Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận trước cổ phần hóa
Bảng số 1: Cơ cấu doanh thu thuần trước cổ phần hóa
Năm 2011
T

Doanh thu theo

T

các lĩnh vực

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tỷ

Giá


Tỷ

Giá

Tỷ

trọng

trị

trọng

trị

trọng

20.882

67%

8.361

68%

26.426

88%

16.789


82%

Giá trị

Giá trị

Tỷ
trọng

Từ cung cấp máy
1

móc thiết bị ngành
in

2

Từ thuê kho

4.022

13%

3.902

32%

3.645

12%


3.786

18%

3

Từ dịch vụ khác

6.570

21%

10

0%

2

0%

5

0%

31.474

100%

100%


30.073

100%

20.580

100%

4

Tổng doanh thu
thuần

12.27
3

Từ bảng trên ta thấy, doanh thu thuần của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm
2011, doanh thu của công ty đạt hơn 31,4 tỷ đồng, năm 2012 doanh thu của công ty giảm hơn
60% so với năm 2011 còn 12,2 tỷ, năm 2013 mức tăng trưởng doanh thu đạt gần 150%, thu về
hơn 30 tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành
In được đóng góp chu yếu từ nguồn thu từ bán thiết bị máy in cho các khách hàng truyền
thống. Sự biến đổi trong doanh thu qua các năm là do đặc thù ngành nghề kinh doanh của
Công ty. Việc bán máy in cho các đối tác phụ thuộc vào nguồn ngân sách được duyệt chi của
khách hàng, nguồn này bị thay đổi từng năm đối với từng khách hàng, do đó ảnh hưởng đến
sản lượng sản phẩm tiêu thụ máy in của Công ty. Ngoài ra, doanh thu của công ty còn đến từ
mảng cho thuê kho bãi. Doanh thu từ dịch vụ này không có nhiều sự chuyển biến do giá thuê
kho bãi biến động không lớn, hàng năm đem lại cho công ty từ 3-4 tỷ đồng. Nhận thức được
đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp thiết bị in, Ban lãnh đạo Công ty đã sát sao chỉ
đạo đồng thời hoạch định hướng chiến lược đúng đắn để tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo

nguồn thu từ các sản phẩm cung cấp.
Bảng số 2: Cơ cấu lợi nhuận trước cổ phần hóa
T
T

Lợi nhuận gộp theo
các lĩnh vực

1 Lợi nhuận
Tổng lợi nhuận

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Giá trị

Giá trị

Giá trị

Giá trị

104

14


70

(634)

104

14

70

(634)

12


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In)
Lợi nhuận của công ty các năm gần đây có xu hướng giảm do hoạt động thiết bị ngành
in bị cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm, nhà phân phối lớn tham gia vào thị trường. Điều này
đã tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong việc phân phối sản phẩm máy in. Đồng thời
cùng sự biến động chung của nền kinh tế đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Đặc biệt trong năm 2014, lợi nhuận của Công ty giảm hơn 30% so
vơi năm 2013 do chênh lệch khoản đánh giá lại bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá khiến
do kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty lỗ 634 tỷ đồng. Đây cũng là thách thức không
nhỏ đối với ban lãnh đạo công ty trong việc tìm ra giải pháp tối ưu cho việc sản xuất kinh
doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như tiết kiệm chi phí doanh nghiệp.
5.2. Hàng hóa và chi phí đầu vào
Do đặc thù kinh doanh thiết bị ngành in, các thiết bị chủ yếu được nhập khẩu từ nước
ngoài, chi phí chủ yếu của Công ty là chi phí tài chính trong việc mua ngoại tệ để thanh toán

thiết bị mua từ nước ngoài. Do đó, sự thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận
của Công ty.
5.3. Chi phí kinh doanh
Bảng số 3: Tỷ trọng các loại chi phí của Công ty so với doanh thu thuần
từ năm 2011 đến 2013
Năm 2012
Yếu tố chi phí

Giá trị
(triệu
đồng)

Năm 2013

%/tổng
doanh
thu

Giá trị
(triệu
đồng)

Năm 2014

%/tổng
doanh
thu

Giá trị
(triệu

đồng)

%/tổng
doanh
thu

Tổng doanh thu

12.302

100

35.691

100

20.633

100

Giá vốn hàng bán

9.393

76,46

30.549

85,81


16.841

79,18

Chi phí tài chính

-

-

543

1,53

899

4,23

Chi phí bán hàng

749

6,10

762

2,14

812


3,81

2.140

17,42

2.671

7,5

2.713

12,76

Chi phí khác

3

0,02

1.076

3.02

4

0,02

Tổng chi phí


12.285

99,84

35.601

100

21.269

100

Chi phí quản lý doanh
nghiệp

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2012, 2013 và BCTC tự lập 2014 của Công ty)
5.4. Trình độ công nghệ
Công ty luôn ưu tiên trong việc đưa các công nghệ tiên tiến ứng dụng trong lĩnh vực
ngành in. Công ty đã tổ chức nghiên cứu để nắm bắt những công nghệ mới trên thế giới để áp
dụng cho ngành in hiện tại, đồng thời đưa ra những giải pháp cho những công nghệ này khi
13


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
áp dụng vào Việt Nam, thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo để đưa những công nghệ
này ra rộng rãi nhằm mục đích tăng cường năng lực quản lý, nắm bắt công nghệ tiên tiến để
bắt kịp xu hướng và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
5.5. Tình hình nghiên cứu và Phát triển sản phẩm mới
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành in
và tư vấn công nghệ in, sửa chữa máy móc thiết bị in. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động

trong lĩnh vực này, công ty luôn ý thức được việc phát triển công nghệ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, tìm ra phương thức mới nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm tới
khách hàng và tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.
5.6. Hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý, điều hành của Công ty đặt mục tiêu “UY TÍN - CHẤT LƯỢNG AN TOÀN - PHÁT TRIỂN”. Vấn đề chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp luôn được
Công ty ưu tiên đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, Công ty đã thành lập bộ phận kiểm soát chất
lượng dịch vụ sản phẩm nhằm mục đích hoàn thiện những dịch vụ của Công ty trước khi
chuyển giao cho khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất khi sử dụng. Công ty
luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp và
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
5.7. Hoạt động marketing
Nhờ chất lượng dịch vụ, các thiết bị cung cấp luôn đạt tiêu tế mà hiện nay thương hiệu
Công ty đã được nhiều công ty trong nước và quốc tế biết đến. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt
động thu hút khách hàng, đặc biệt là thị trường nội địa; Công ty cũng đã chủ động tìm kiếm
khách hàng mới thông qua việc nghiên cứu thị trường cũng như nắm bắt xu thế phát triển
ngành in trong thời gian sắp tới. Công ty cũng luôn có những hoạt động khuyến mãi, hội thảo
giới thiệu sản phẩm, công nghệ với các doanh nghiệp hướng tới việc giữ vững những thị
trường khách hàng truyền thống và mở rộng những khách hàng mới tiềm năng. Ngoài ra,
Công ty còn tăng cường phát huy nội lực, liên tục đầu tư nhiều phương tiện thiết bị mới, cải
tiến Công nghệ nhằm tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Mặt
khác, Công ty cũng thường xuyên cải tiến, hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng, cải tiến,
tinh giản các thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giúp quá trình
quản lý, điều hành kinh doanh được chặt chẽ, thông suốt, giữ vững uy tín đối với khách hàng.
5.8. Các hợp đồng Công ty đang được thực hiện hoặc đã được ký kết
Bảng số 4: Các hợp đồng lớn thực hiện
T
T

Tên HĐ


Sản phẩm/ dịch vụ
cung cấp

Đối tác

14

Thời
gian
thực
hiện

Giá trị
hợp đồng
(Tr.đồng)


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In

1.

Hợp đồng kinh tế
số 75/2014/HĐKT
ngày 01/06/2014

Công ty MTV Văn
hóa dân tộc

Hợp đồng kinh tế
2


số 22HĐKT/XNK-ITB

Công ty TNHH
MTV in Tiến Bộ

ngày 24/07/2014

Máy in Offset 4 màu
tự động Mitsubishi
Corpration
Hệ thống máy liên
hoàn, đóng xén sách,
tạp chí bằng phương

2014

3.288

2014

2.090

2014

3.410

2014

2.475


pháp khâu thép Muller
Martini

Hợp đồng kinh tế

Công ty TNHH

số 49/HĐKTTTMTTX ngày
08/12/2014

MTV in và thương
mại Thông tấn xã
Việt Nam

4

Hợp đồng kinh tế
số 48/HĐKTITMTTX ngày
08/12/2014

Công ty TNHH
MTV in và thương
mại Thông tấn xã
Việt Nam

5

Hợp đồng kinh tế
số 1272014/HĐKT ngày

20/12/2014

Công ty TNHH
TM in Bao bì Tuấn
Bằng

Máy in Offset tự động
có bàn điều khiển
Mitsubishi

2014

4.400

6

Hợp đồng kinh tế
số 01-2015/HĐKT
ngày

Công ty TNHH
Vidaco

Máy bế tự động tờ rời
IJIMA KF - 1020

2015

2.365


2015

3.957

2015

3.800

3

Máy in Offset 02 màu
đảo trở khổ 16 trang
đã qua sử dụng
Hệ thống máy liên
hoàn đóng, xén sách,
tạp chí bằng phương
pháp khâu thép đã qua
sử dụng

- Máy bế tự động tờ
Hợp đồng kinh tế
7

8

rời IJIMA KF - 1020

Công ty CP in

số 02-2015/HĐKT

ngày 10/03/2015

Tổng hợp Cần Thơ

Hợp đồng kinh tế
số 08-2015/HĐKT
ngày 15/07/2015

Công ty CP in sách
Việt Nam

- Máy vào bìa keo
nhiệt HORIZON SB 06
Máy in Offset tự động
4 màu Mitsubishi 3F-4

(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In)

15


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
5.9. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 04 năm trước
khi cổ phần hóa của Công ty
Bảng số 5: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
04 năm trước cổ phần hóa
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu

ĐVT


Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

1. Tổng giá trị tài sản

Tr.đ

89.891

81.214

82.043

86.732

2. Vốn nhà nước theo sổ sách kế toán

Tr.đ

969


982

1.052

418

Tr.đ

88.602

79.912

80.671

85.995

Tr.đ

320

320

320

320

Tr.đ

36

7
1.428

36
7
1.491

36
7
1.813

32
5
1.868

8. Thu nhập bình quân 1 người/tháng

Tr.đ

4,1

4,3

5,2

5,8

9. Tổng doanh thu

Tr.đ


31.500

12.302

35.691

20.633

10. Tổng chi phí

Tr.đ

31.361

12.285

35.601

21.269

11. Lợi nhuận thực hiện

Tr.đ

138

18

90


(634)

12. Lợi nhuận sau thuế

Tr.đ

104

14

70

(634)

%

10,7

1,43

6,65

\

3. Nợ vay ngắn hạn
Trong đó, nợ quá hạn
4. Nợ vay dài hạn
Trong đó, nợ quá hạn
5. Nợ phải thu khó đòi

6. Tổng số lao động
Trong đó: Lao động nghỉ chờ việc
7. Tổng quỹ lương

Người

13. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn
nhà nước

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu ngành in)

6.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty

Trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, do đó, có tác động đến quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể:
Thuận lợi
Là đơn vị hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực máy móc thiết bị công nghệ ngành in, có bề
dày kinh nghiệm, đơn vị luôn được các đối tác lớn tin tưởng giao thực hiện các hợp đồng
cung cấp máy móc thiết bị công nghệ liên quan trong ngành in.
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm chuyên môn cao, đáp ứng những yêu cầu
cao về kỹ thuật.

16


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
Công ty đã xây dựng quan hệ tốt với rất nhiều đối tác của Nhật Bản , Cộng hòa LB Đức

… cung cấp thiết bị , công nghệ cho các thiết bị ngành in và bao bì từ nhiều năm qua . Đây là
nguồn cung cấp thiết bị tối quan trọng để nhập khẩu về Việt nam
Thị trường ngành in đang bắt đầu phục hồi và tăng trưởng ( Đặc biệt trong lĩnh vực bao
bì , đóng gói ) đây là cơ hội để công ty nắm bắt đầu tư tạo nguồn để phát triển Công ty có
được sự chỉ đạo thống nhất của Chi bộ, có sự phối hợp nhịp nhàng của công đoàn, Đoàn
Thanh niên tạo nên sức mạnh đoàn kết nhất trí cao trong mọi hoạt động của cơ quan là điều
kiện quyết định lớn cho sự thành công của Công ty.
Lãnh đạo Công ty có sự phân công, phân nhiệm đối với từng người để cùng với cán bộ
phụ trách các bộ phận luôn bám sát để chỉ đạo triển khai công tác chuyên môn nghiệp vụ một
cách chuyên nghiệp để thúc đẩy công việc kinh doanh đem lại nhiều thành công cho Công ty
trong những năm qua.
Công tác quản lý điều hành chặt chẽ, cán bộ, công nhân viên Công ty đoàn kết, thống
nhất, thực hiện nghiêm chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Mối quan hệ giữa
Đảng bộ Công ty, Chính quyền và các đoàn thể thống nhất.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi hết sức cơ bản Công ty còn gặp không ít những khó khăn như
sau:
Thị trường trong những năm gần đây mặc dù đã dần phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều
yếu tố rủi ro, tình trạng lợi dụng vốn giữa các doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình
tài chính của đơn vị. Mặt khác, trong hoạt động nhập khẩu, chính sách tỷ giá cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bên cạnh sự tăng trưởng trong lĩnh vức đầu tư cho bao bì , đóng gói phục vụ ho xuất
khẩu và các Doanh nghiệp đầu tư FDI thì có sự suy giảm mạnh về các mặt hàng in ấn trên
giấy mỏng do cạnh tranh của thông tin mạng và các mạng xã hội làm giảm sản lượng in
truyền thống .
Đầu tư trong ngành công nghiệp in đòi hỏi vốn lớn thời gian khấu hao lâu nhưng lại sự
cạnh tranh quyết liệt của các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa thiết bị công nghệ vào Việt Nam
cạnh tranh khốc liệt với Doanh nghiệp trong nước ngay trên sân nhà làm cho các Doanh
nghiệp nội khó khăn đứng vững và cân nhắc cơ hội đầu tư nên tố độ đổi mới thiết bị, công
nghệ không cao.


7.

Vị thế của Công ty so với các Doanh nghiệp khác trong cùng ngành

7.1. Vị thế của Công ty trong ngành
Là đơn vị duy nhất tại miền Bắc hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực máy móc thiết bị
in, tư vấn, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị máy móc in. Trong nhiều năm vừa qua Công ty đã
vươn lên mạnh mẽ trở thành đơn vị đứng đầu trong lĩnh vức cung cấp thiết bị , công nghệ
trong ngành in và bao bì tại phía Bắc .
7.2. Triển vọng Phát triển của ngành
17


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
Mặc dù trong thời gian gia cùng với sự suy giảm của nên kinh tế nói chung nhưng
ngành in vẫn tăng trưởng trên 15% hàng năm. Trong thời gian tới sự phục hồi kinh tế và các
doanh nghiệp Việt nam đã bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng, hàng hóa xuất khẩu ngày càng nhiều
hơn cần thiết các mẫu mã, bao bì đẹp hơn, tinh tế hơn, sản lượng và chất lượng yêu cầu tăng
cao là điều cần thiết phải đầu tư thiết bị, công nghệ mới đẻ đáp ứng như cầu, Đây là cơ hội
cho công ty phát triển về nhân lực và nguồn lực để đón cơ hội trên.
Một lĩnh vức mới mẻ đối với công ty là nguồn cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam để đáp ứng như cầu về sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng kinh kiện
thiết bị ..
Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Đơn vị với định hướng của ngành, chính
sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới..
7.3. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của
ngành, chính sách của Nhà nước
Định hướng đầu tư và phát triển của công ty là tập trung đầu tư phát triển nhân lực, huy
động tối đa các nguồn lực để nắm bắt cơ hội đầu tư , phát triển của ngành công nghiệp in và

bao bì trong thời gian tới. Chính sách của Nhà nước đã thông thoáng tạo điều kiện cho các
thành phần đầu tư ở trong và ngoài nước vào lĩnh vực ngành in để giúp cho ngành in phát
triển mạnh về cả chiều rộng và chiều sâu.
Xu hướng của thế giới cũng tập trung phát triển mạnh ngành in phụ vụ cho bao bì,
đóng gói và in nhanh. Tập trung phát triển mẫu mã mới , sản phẩm ngày càng đẹp, đa dạng và
nhanh phù hợp với định hướng phát triển của Doanh nghiệp .
II. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP TẠI THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP
1.

Thực trạng về tài sản cố định
Bảng số 5: Tình hình TSCĐ của Công ty theo số liệu sổ sách kế toán
thời điểm 31/12/2013
Đơn vị tính: nghìn đồng

TT

Tài sản

Nguyên giá
cuối kỳ
(31/12/2013)

Khấu hao
lũy kế
(31/12/2013)

Giá trị còn lại
cuối kỳ
31/12/2013)


I

Tài sản cố định và đầu tư dài
hạn

6.630.335.395

2.321.620.967

4.308.714.428

1

Tài sản cố định hữu hình

2.873.464.265

2.321.620.967

551.843.298

a

Nhà cửa, vật kiến trúc

2.676.128.258

2.155.571.584


520.556.674

b

Máy móc thiết bị

0

0

0

c

Phương tiện vận tải

165.063.280

165.063.280

0

d

Thiết bị dụng cụ quản lý

32.272.727

986.103


31.286.624

18


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
2

Tài sản cố định vô hình

-

-

-

3

Tài sản cố định thuê tài chính

-

-

-

4

Bất động sản đầu tư


-

-

-

5

Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn

-

-

-

6

Chi phí trả trước dài hạn

3.756.871.130

-

3.756.871.130

a

Chi phí trả trước dài hạn


3.756.871.130

-

3.756.871.130

b

Lợi thế kinh doanh

-

-

-

7

Các khoản phải thu dài hạn

-

-

-

(Nguồn: Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp Công ty)
2.


Tổng diện tích đất đai Doanh nghiệp đang sử dụng
Bảng số 6: Thống kê tình hình sử dụng đất của Doanh nghiệp đang sử dụng đến
31/12/2013

TT

1

Địa chỉ

Diện
tích
(m2)

Hình thức sử
dụng

Trụ sở Công ty

143,2

Thuê nhà, đất trả
tiền thuê hàng
năm

- Khoảng 23.877 m2 Công
ty đang sử dụng làm văn
phòng, nhà xưởng kho bãi.
- Khoảng 2.000 m2 Công ty
bố trí cho 13 hộ là cán bộ

của Công ty làm nhà ở,
khuôn viên độc lập, có lối
đi riêng.

25.877

Thuê đất trả tiền
thuê đất hàng
năm

Hiện trạng sử dụng đất

Số 67 Trần
Hưng Đạo, quận
Hoàn Kiếm, Hà
Nội

2

Kho Mai Lâm,
xã Mai Lâm,
huyện Đông
Anh, Hà Nội

3

Kho Bãi Chám,
thị trấn Việt
Hùng, huyện
Đông Anh, Hà

Nội

- Sử dụng làm kho chứa
hàng hóa

TỔNG CỘNG
3.

10.460

Ghi
chú

Thuê đất trả tiền
thuê đất hàng
năm

36.480,2
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu ngành In)

Thực trạng về tài chính, công nợ

Thực trạng về tài chính, Công nợ của Công ty theo số liệu sổ sách kế toán tại thời điểm
31/12/2013 như sau:
Bảng số 7: Tình hình tài chính, công nợ tại thời điểm 31/12/2013
Đơn vị tính: đồng
19


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In

 Vốn chủ sở hữu

1.052.452.089

Trong đó :
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

16.823.398.060

- Vốn khác của chủ sở hữu

-

- Các quỹ của doanh nghiệp

-

- Quỹ đầu tư phát triển

-

- Quỹ dự phòng tài chính

-

- Lợi nhuận chưa phân phối

(15.770.945.971)

 Các khoản phải thu


75.671.006.407

- Phải thu ngắn hạn

75.671.006.407

- Phải thu dài hạn

0

 Nợ phải trả

80.990.867.148

- Nợ ngắn hạn

80.670.867.148

- Nợ dài hạn

320.000.000
(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2013 của Công ty)

4.

Thực trạng về lao động

Tại thời điểm ngày công bố giá trị doanh nghiệp, tổng số Cán bộ công nhân viên của
Công ty là 32 người, trong đó cơ cấu như sau:

Bảng số 8: Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/12/2013
TT

Tiêu chí

I

Theo trình độ lao động

1

- Trình độ trên Đại học

2

- Trình độ Đại học Cao đẳng

3

- Trình độ trung cấp, sơ cấp

4

- Công nhân kỹ thuật

5

- Lao động phổ thông

II


Theo thời hạn hợp đồng

1

- Lao động không thuộc diện ký hợp đồng lao động

2

- Hợp đồng không xác định thời hạn

3

- Hợp đồng có xác định thời hạn
20

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
( %)

32

100

1

3,13


8

25

3

9,37

2

6,25

18

56,25

32

100

0

0

29

90,62

3


9,38


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
(Nguồn: Phương án lao động của Công ty)
Với số cán bộ công nhân viên khi chuyển đổi trên 32 người. Cho đến thời điểm hiện tại,
tổng số Cán bộ công nhân viên có hợp đồng Chính thức gồm 32 người. Ngoài ra, Công ty còn
có nhiều cộng tác viên và các chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động
thường xuyên của Công ty như: Tư vấn Công nghệ, hướng dẫn lắp đặt, sửa chữa máy móc.
III. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2013:

87.350.318.351 đồng

Trong đó:
- Nợ phải trả:
80.990.867.148 đồng
- Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: 6.359.451.203 đồng
Bảng số 9: Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu

Số liệu
XĐGTDN

Số liệu thẩm tra
lại

Chênh
lệch


(1)
A. Tài sản đang dùng (I+II+III+IV)
I. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1. Tài sản cố định
a. Tài sản cố định hữu hình

(2)
87.327.202.430
9.177.677.287
5.420.806.157
5.420.806.157

(3)
87.350.318.351
9.200.793.208
5.443.922.078
5.443.922.078

b. Tài sản cố định vô hình (chưa bao
gồm tiền sử dụng đất)

-

-

-

2. Bất động sản đầu tư
3. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn

4. Chi phí trả trước dài hạn (chưa
gồm GT lợi thế KD)
II. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn
1. Tiền
+ Tiền mặt tồn quỹ
+ Tiền gửi ngân hàng
+ Tiền đang chuyển
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
4. Vật tư hàng hoá tồn kho
5. Tài sản lưu động khác
+ Tạm ứng
+ Thuế GTGT được khấu trừ
+ Chi phí trả trước ngắn hạn
III. Giá trị lợi thế kinh doanh của
DN
IV. Giá trị quyền sử dụng đất
B. Tài sản không cần dùng

-

-

-

3.756.871.130

3.756.871.130


-

78.149.525.143

78.149.525.143

-

1.922.019.809
907.472.513
1.014.547.296
76.122.470.091
105.035.243
93.000.000
12.035.243

1.922.019.809
907.472.513
1.014.547.296
76.122.470.091
105.035.243
93.000.000
12.035.243

-

-

-


-

696.263.544

696.263.544

-

21

(4)=(3)-(2)
23.115.921
23.115.921
23.115.921
23.115.921


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In

Chỉ tiêu

Số liệu
XĐGTDN

Số liệu thẩm tra
lại

Chênh
lệch


(1)
I. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
II. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn
1. Hàng hoá tồn kho ứ đọng kém,
mất phẩm chất
C. Tài sản chờ thanh lý
D. Tài sản hình thành từ quỹ PL,
khen thưởng
TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA
DN (A+ B+ C+ D)
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ
DOANH NGHIỆP (Mục A)

(2)

(3)

(4)=(3)-(2)
-

E1. Nợ thực tế phải trả
E2. Nguồn kinh phí sự nghiệp
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHẦN
VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH
NGHIỆP {A- ( E1+E2+E3)}

-

-


696.263.544

696.263.544

-

696.263.544

696.263.544

-

-

-

-

36.543.350

36.543.350

-

88.060.009.324

88.083.125.245

23.115.921


87.327.202.430

87.350.318.351

23.115.921

80.990.867.148
-

80.990.867.148
-

-

6.336.335.282

6.359.451.203

23.115.921

(Nguồn: Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp)

PHẦN II
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
1.



Căn cứ pháp lý để xây dựng phương án cổ phần hóa

Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh
nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần;
Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp
100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần;







Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ
phần lần đầu và quản lý sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100%
vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;
Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài
chính và xác định Giá trị doanh nghiệp thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày
18/07/2011 của Chính phủ;
Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/11/2012 của Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội, hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số

22


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In








59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100%
vốn Nhà nước thành công ty cổ phần;
Quyết định số 360/QĐ-BVHTTDL ngày 25/02/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch về việc cổ phần hóa và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH MTV
Xuất nhập khẩu ngành In;
Quyết định số 1387/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 04 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc kiện toàn Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Xuất
nhập khẩu ngành In;
Quyết định số 2509/QĐ- BVHTTDL ngày 28/7/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch về việc phê duyệt Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Xuất
nhập khẩu ngành In.

2.

Mục tiêu cổ phần hóa

Thực hiện mục tiêu của Chính phủ được nêu trong Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày
18/07/2011 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần, mục
tiêu cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu ngành In, bao gồm:






3.


Chuyển hình thức sở hữu 100% vốn Nhà nước thành hình thức đa sở hữu, tạo sự thay
đổi căn bản về phương thức quản lý, từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển
quy mô, tăng cường năng lực tài chính, năng lực kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Công ty trong thời điểm hiện tại và tương lai;
Huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, của cá nhân và
tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển, mở rộng phạm vi hoạt
động trong nhiều lĩnh vực nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và phát triển ổn định
trong tương lai;
Nâng cao vai trò làm chủ thực sự, gắn chặt trách nhiệm, công việc và bảo đảm hài hòa
quyền lợi của cổ đông, tạo động lực thúc đẩy trong công tác điều hành, quản lý kinh
doanh có hiệu quả, nâng cao thu nhập người lao động, của cổ đông và góp phần tăng
trưởng kinh tế đất nước.
Điều kiện thuận lợi để cổ phần hóa

Theo chủ trương của Chính phủ về việc đẩy mạnh cổ phần hóa các Công ty nhà nước
nhằm tạo tiền đề thúc đẩy phát triển, kinh doanh có hiệu quả của các Công ty. Nắm bắt xu
hướng của thời đại, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã
tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ, đồng thời tạo mọi điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa đúng lộ trình dự kiến.
Ngày 25 tháng 02 năm 2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định
số 360/QĐ-BVHTTDL về việc cổ phần hóa và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty
TNHH MTV Xuất nhập khẩu ngành In, đồng thời chị đạo các ban ngành liên quan tạo điều
kiện thuận lợi để Công ty tiến hành cổ phần hóa theo đúng quy định. Điều đó đã tạo điều kiện
thuận lợi để Công ty tiến hành cổ phần hóa theo đúng lộ trình đã đề ra.
23


Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu ngành In
4.


Hình thức cổ phần hóa

Căn cứ đặc điểm và tình hình thực tế của Công ty tại thời điểm cổ phần hóa và quy định
tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ
về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần, hình thức cổ phần hóa
Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu ngành In là “Bán bớt một phần vốn Nhà nước hiện
có tại doanh nghiệp”.
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 6.359.450.000 đồng (Bằng chữ: Sáu tỷ, ba trăm
năm mươi chín triệu, bốn trăm năm mươi nghìn đồng) - được làm tròn từ Giá trị phần vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp được xác định lại vào thời điểm 31/12/2013 là 6.359.451.203
đồng (Bằng chữ: Sáu tỷ, ba trăm năm mươi chín triệu, bốn trăm năm mốt ngàn, hai trăm lẻ
ba đồng).
5.

6.

Tên Công ty cổ phần
 Tên tiếng Việt

: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH IN

 Tên tiếng Anh

: PRINTING MATERIALS EQUIPMENTS EXPORT IMPORT JOIT
STOCK COMPANY

 Tên viết tắt

: PRINMATEXIM JSC


 Trụ sở Chính

: Số 67 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội

Ngành nghề kinh doanh dự kiến
Ngành nghề kinh doanh dự kiến của Công ty sau khi cổ phần hóa như sau:



Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành in;



Khai thác, chế biến, gia công tạo nguồn hàng phục vụ ngành in và xuất khẩu;



In các loại sách, tạp chí, văn hóa phẩm, tem, nhãn bao bì hàng hóa;



Tư vấn đầu tư công nghệ in, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị ngành in;



Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng;




Cung ứng dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ, trung chuyển hàng hóa.

7.

Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ số 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty sau khi cổ phần hóa

24


×