Centre de Prospective
et d’Études Urbaines
N° 52 - 2013/2014
Tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI
ĐIỀU PHỐI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY
DỰNG VÙNG TP.HCM
05 - 09 / 05 / 2014
Trung tâm PADDI xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ông Cao Minh Nghĩa, Ông Phạm Trần Hải và Ông
Sébastien Rolland đã tham gia khóa tập huấn cũng như đã đóng góp rất lớn cho việc xuất bản cuốn tài liệu này.
Biên soạn: Akim Uyar và Charles Simon
Biên dịch: Huỳnh Hồng Đức
Hiệu đính: Fanny Quertamp và Charles Simon
Ngày in: 08/06/2015
Số bản: 500
Công ty in: KenG
L ỜI NÓI ĐẦU
Mục tiêu tổng quát của các khóa học là chuyển giao tri thức: các khóa học của PADDI nhằm
bổ sung cho chương trình đào tạo công chức của Thành phố bằng cách hướng đến các khái
niệm, kỹ thuật và phương pháp mới (toàn diện, đa ngành) trong quản lý đô thị, trong bối
cảnh đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp tổ chức khóa học được hình thành với sự phối hợp của các đối tác Việt Nam
và được các đối tác phê duyệt. Ý tưởng chủ đạo là xem ở Pháp, người ta sử dụng phương
pháp nào và giải quyết như thế nào những vấn đề tương tự mà giới chuyên môn Việt Nam
đang gặp phải trong công việc của mình. Để thực hiện được ý tưởng này, nội dung của mỗi
khóa học xoay quanh một nghiên cứu trường hợp rất cụ thể của Việt Nam.
Các kiến thức tổng hợp từ khóa học có thể giúp hình thành những cách làm mới, chính sách
mới và được phổ biến rộng rãi đến mọi người. Tài liệu này được xuất bản nhằm mục đích
phổ biến rộng rãi những kiến thức tổng hợp được từ khóa học.
Lời nói đầu
Chi chú: PADDI và các chuyên gia không chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu trong
khóa học được ghi lại trong tài liệu này. Các phát biểu được ghi lại ở đây là ý kiến riêng
của học viên và giảng viên.
3
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
03
TỪ VIẾT TẮT
07
DANH SÁCH THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN
08
GIỚI THIỆU
10
PHẦN 1 – ĐIỀU PHỐI QUY HOẠCH VÙNG TP.HCM: HƯỚNG ĐẾN QUẢN LÝ LIÊN TỈNH?
11
I. KHUÔN KHỔ CHUNG CHO QUY HOẠCH VÙNG TP.HCM......................................................................11
1. Trình bày tổ chức hành chính của Việt Nam
2. Khuôn khổ chung cho quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM
3. Các chủ thể trong quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM
4. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM
5. Tầm nhìn về sự phát triển của vùng TP.HCM
II. CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG TP.HCM........................................ 14
1. Phát triển cấu trúc đô thị và không gian
2. Phát triển kinh tế
3. Phát triển bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng (dịch vụ đô thị và bảo vệ môi trường)
III. CỤ THỂ HÓA MỘT SỐ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG...............................................................15
1. Định hướng phát triển công nghiệp
Mục lục
2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước
4
IV. THÁCH THỨC TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TP.HCM............16
PHẦN 2 – CÁC TIẾP CẬN ĐIỀU PHỐI QUY HOẠCH Ở PHÁP TRƯỜNG HỢP VÙNG
ĐÔ THỊ LYON
18
I. NHỮNG BIẾN ĐỔI Ở PHÁP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG ĐỘNG CỦA CÁC ĐẠI ĐÔ THỊ......................18
1. Các đô thị ở Châu Âu hiện nay
2. Sự phát triển năng động của các địa phương ở Pháp
3. Vùng đô thị Lyon
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
II. CẤU TRÚC, CẤP ĐỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG CỤ QUY HOẠCH LÃNH THỔ...........................................20
1. Tổ chức hành chính của Pháp
2. Tổ chức hành chính của vùng đô thị Lyon
3. Các chủ thể tham gia vào không gian hợp tác trong vùng đô thị Lyon
4. Các công cụ chính về quy hoạch đô thị ở vùng đô thị Lyon
III. QUY HOẠCH VÙNG ĐÔ THỊ LYON......................................................................................................24
1. Giới thiệu tổng quan về vùng đô thị Lyon
2. Lịch sử quy hoạch
IV. CÁCH THỨC ĐIỀU PHỐI GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐANG ÁP DỤNG Ở LYON LIÊN QUY
HOẠCH CHUNG CỦA VÙNG ĐÔ THỊ LYON.........................................................................................29
1. Giới thiệu tổng quan
2. Lịch sử quá trình triển khai
3. Cách thức vận hành
4. Xác định các vấn đề chung (những vấn đề có được sự đồng thuận của tất cả các bên)
5. Theo dõi triển vọng
6. Chỉ số theo dõi
PHẦN 3 – ĐỂ ĐIỀU PHỐI TỐT HƠN TRONG VIỆC QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
CHUNG
34
I. BÀI TẬP NHÓM.......................................................................................................................................34
II. SỰ PHỐI HỢP TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG (MẠNG LƯỚI
ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG, CẢNG SÔNG VÀ CẢNG BIỂN)........................34
1. Chẩn đoán
2. Đề xuất của các nhóm
III. ĐIỀU PHỐI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ (CÔNG NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ)............35
1. Chẩn đoán
2. Đề xuất của các nhóm
Mục lục
IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........................................................................................................................36
1. Quản lý rác thải
2. Biến đổi khí hậu
PHẦN 4 – TỔNG HỢP VÀ KHUYẾN NGHỊ
38
I. CÁC ĐIỂM ĐỒNG THUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC................................................................38
II. ĐỀ XUẤT VÀ HƯỚNG KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................40
1. Tìm sự đồng thuận trong việc đánh giá hiện trạng của vùng đô thị TP.HCM
2. Đồng thuận về tương lai chung của Vùng
3. Chiến lược có sự đồng thuận của các bên
4. Các chỉ số chung để theo dõi thực hiện quy hoạch chung của từng tỉnh/thành phố
5. Thiết lập cơ chế phối hợp để thực hiện quy hoạch vùng
6. Xác định và thống nhất về vai trò của các chủ thể
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
5
PHỤ LỤC
41
PHỤ LỤC 1 - BẢNG PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ......................................................................................................41
PHỤ LỤC 2 - LẬP, ĐIỀU CHỈNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TP.HCM....................41
PHỤ LỤC 3 - MỘT KINH NGHIỆM KHÁC Ở PHÁP: VÙNG ĐÔ THỊ PARIS (GRAND PARIS).....................42
43
Mục lục
DANH SÁCH CÁC KHÓA TẬP HUẤN
6
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
TỪ VIẾT TẮT
DTA
: Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
GDP
: Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
: Tổng sản phẩm quốc gia
HIDS
: Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
INSEE
: Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia
SEPAL
: Cơ quan hỗn hợp nghiên cứu và xây dựng chương trình phát triển vùng đô thị Lyon
SISP
: Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam
SRU
: Luật Liên đới trách nhiệm và Cải tạo đô thị.
Từ viết tắt
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
7
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
D ANH SÁCH THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN
Chuyên gia Pháp:
Sébastien Rolland, Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
Chuyên gia Việt Nam: Cao Minh Nghĩa và Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu Phát triển
Phiên dịch:
Huỳnh Hồng Đức
Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam
Lê Ngọc Huyền Trang
Nguyễn Việt Thắng
Trương Thiết Hà
Lê Quốc Hùng
Lê Hồng Nhật
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Lệ
Nguyễn Thu Yên
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nguyễn Đặng Phương Anh
Nguyễn Danh Thuần
Đặng Trần Trung
Danh sách tham gia khóa tập huấn
Đặng Nguyên Phương Vũ
8
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đào Mai Hạnh
Trần Thị Ngọc Hường
Tô Thị Thùy Trang
Sở Quy hoạch – Kiến trúc
Viện Quy hoạch xây dựng (thuộc HIDS)
Trần Minh Tâm
Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đăng Quang
Nguyễn Chí Thân
Thái Nguyễn Du
Lâm Thị Hồng Nhung
Nguyễn Thái Thành
Nguyễn Diệu Khuyến
Hồ Thanh Nghiệm
Quảng Minh Thịnh
Võ Tấn Lập
Sở Giao thông vận tải
Phạm Vân Phước
Phạm Khánh Hải
Phạm Thị Thảo
Trần Quyết Thắng
Phạm Quang Hân
Nguyễn Đức Tuấn
Trần Thiện Thanh
Đỗ Nguyên Phong
Viện Nghiên cứu phát triển - HIDS
Nguyễn Trần Thanh Duy
Chu Phạm Đăng Quang
Quách Ngọc Đệ
Bùi Châu Trường Thọ
Đỗ Duy Thiện
Nguyễn Trọng Hiếu
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
TIỀN GIANG
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Huỳnh Quốc Huy
Lê Nhật Nam
Dương Công Định
Lê Khánh Huân
Sở Xây dựng
Huỳnh Hữu Quyền
Trần Văn Phùng
Vũ Đức Hùng
ĐỒNG NAI
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Thế Tài
Sở Xây dựng
Đỗ Thành Phước
Sở Xây dựng
Võ Nguyễn Thiên Thanh
Nguyễn Hoàng Giang
Lê Văn Sấm
BÌNH DƯƠNG
Sở Xây dựng
Nguyễn Lộc Hà
PADDI:
Fanny Quertamp, Đồng Giám đốc PADDI
Nguyễn Hồng Vân, Đồng Giám đốc PADDI
Charles Simon, Phụ trách công tác
Đỗ Phương Thúy, Trợ lý
Akim Uyar, Thực tập sinh
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Danh sách tham gia khóa tập huấn
LONG AN
9
GIỚI THIỆU
Từ thập niên 1990, Việt Nam đă có tốc độ phát triển đô thị mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển kinh tế nhưng cũng đặt ra nhiều
thách thức khi phần lớn địa bàn là nông thôn. Với dân số hơn 89.710.000 người trong đó 32,36% dân số đô thị1, tỷ lệ tăng dân số
hàng năm là 1,2% trong giai đoạn 2000 - 20132, dân số trẻ (68,4% dân số từ 15 đến 64 tuổi3) và tỷ lệ tăng trưởng GDP là 5,4%
trong giai đoạn 2012 – 20134, Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đô thị và địa bàn.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 7,94 triệu dân (chiếm 8,9% dân số cả nước) trong đó 81% sống ở đô thị5. Thành phố phát
triển cả về dân số (tăng 3% mỗi năm trong giai đoạn 2005 - 2013), đô thị và kinh tế. Là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM đóng
góp 21,3% vào GDP và mức đóng góp này không ngừng tăng lên từ 30 năm nay.
Tuy nhiên, sự phát triển đô thị và đô thị hóa vùng ven của TP.HCM đã làm xuất hiện những thách thức mới vượt ra ngoài phạm
vi hành chính của Thành phố. Thật vậy, Vùng TP.HCM phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện các
mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, mục tiêu cơ sở hạ tầng giao
thông...), bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và nhà ở.
Để giải quyết những thách thức ở quy mô lớn như vậy, cơ quan nhà nước đã điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM do
SIUP - Phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn miền Nam (sau này được tổ chức lại vào năm 2014 thành Viện Quy hoạch Xây
dựng miền Nam - SISP) lập năm 2008.
Quy hoạch này đề ra các mục tiêu chiến lược cho sự phát triển của cả vùng. Nhưng nó chỉ giới hạn ở việc định hướng phát triển
không gian và không có tổ chức thể chế và hành chính để triển khai thực hiện6. Do vậy, ngoài các phương pháp và công cụ quy
hoạch cấp vùng, quy hoạch điều chỉnh còn đặt vấn đề về tổ chức hành chính và thể chế của vùng TP.HCM.
Giới thiệu
Trong bối cảnh đó Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS), đã đề nghị Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị (PADDI), cơ
quan hợp tác giữa TP.HCM, vùng Rhône - Alpes và Cộng đồng đô thị Lyon, tổ chức khóa tập huấn về triển khai thực hiện quy
hoạch vùng liên tỉnh. Trên cơ sở kinh nghiệm quy hoạch vùng ở Pháp và cách tiếp cận liên quy hoạch chung ở vùng đô thị Lyon,
mục tiêu của khóa tập huấn này là đưa ra các hướng suy nghĩ về các công cụ điều phối hợp tác giữa các tỉnh/thành phố trong
triển khai thực hiện quy hoạch vùng và tìm ra những yếu tố có tính chất bổ sung cho nhau về mặt phát triển không gian, kinh tế,
bảo vệ môi trường, mảng xanh và mặt nước.
10
1
Cục Thống kê TP.HCM, 2014
Cục Thống kê TP.HCM, 2014
3
Tổng Cục thống kê, tổng điều tra dân số năm 2009,
4
Cục Thống kê TP.HCM, 2014
5
Cục Thống kê TP.HCM, 2014
6
Tại Việt Nam, Vùng không phải là một đơn vị hành chính. Một Vùng tập hợp nhiều tỉnh và được xác định theo các tiêu chí về kinh tế - xã hội.
2
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
P HẦN 1 – ĐIỀU PHỐI QUY HOẠCH VÙNG TP.HCM:
HƯỚNG ĐẾN QUẢN LÝ LIÊN TỈNH ?
I. KHUÔN KHỔ CHUNG CHO QUY HOẠCH VÙNG TP.HCM
1.Trình bày tổ chức hành chính của Việt Nam
Các Bộ và Sở chuyên ngành
Tổ chức lãnh thổ ở Việt Nam
Việt Nam là một Nhà nước đơn nhất, các đơn vị hành chính
của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân
định như sau:
••Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
••Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị
xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận,
huyện và thị xã;
••Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị
xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Các Bộ và cơ quan ngang bộ được tổ chức theo Luật tổ chức
Chính phủ và các quyết định của Chính phủ. Luật, nghị định
xác định trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của các cơ quan quản lý trong từng lĩnh vực. Mỗi Sở đều có
một Bộ tương ứng ở cấp trên (Sở Xây dựng / Bộ Xây dựng)
để triển khai thực hiện các chính sách của Ủy ban nhân dân.
Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh triển khai thực hiện các
chính sách của Ủy ban nhân dân đồng thời tuân thủ các
thông tư và quy chuẩn kỹ thuật do Bộ tương ứng ban hành.
Các quyết định của Sở, ban ngành ở địa phương phải tuân
thủ các nguyên tắc và khuôn khổ do các Bộ ngành trung
ương ban hành.
Tổ chức thể chế ở Việt Nam: quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
QUỐC HỘI
(Hiến pháp, Luật, Nghị quyết)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(Pháp lệnh, Nghị quyết)
Chủ tịch nước
(Lệnh, Quyết định)
Thủ tướng CP
(Quyết định)
Tòa án nhân dân
tối cao
(Nghị quyết của Hội
đồng thẩm phán)
Chánh án TAND TC
(Thông tư)
Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao
Viện trưởng
VKSNDTC
(Thông tư)
Phần 1
Chính phủ
(Nghị định)
11
HĐND cấp tỉnh
(Nghị quyết)
Hội đồng nhân dân
cấp huyện
Hội đồng nhân dân
cấp xã
UBND cấp tỉnh
(Quyết định, Chỉ thị)
UBND cấp huyện
TAND cấp tỉnh
VKSND cấp tỉnh
TAND cấp huyện
VKSND cấp huyện
UBND cấp xã
NHÂN DÂN
Nguồn: HIDS, 2013
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
2. Khuôn khổ chung cho quy hoạch xây dựng vùng
TP.HCM
Khuôn khổ chung cho quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM
Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM được lập trong khuôn
khổ các luật và nghị định năm 2003. Nghị định 08/2005/NĐCP năm 2005, quy định về nhiệm vụ quy hoạch, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng vùng, quy định chi
tiết các yếu tố cần tích hợp vào quy hoạch xây dựng vùng.
Quyết định 589/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt quy hoạch xây
dựng vùng TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2050.
Theo Điều 15 của luật Xây dựng năm 2003, quy hoạch xây
dựng vùng “Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ
yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên
phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng”.
Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng
Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh trong một số
trường hợp7. Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM phải tương
thích với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Vùng.
Quy hoạch kinh tế - xã hội của Vùng TP.HCM đã được điều
chỉnh vào ngày 13 tháng 2 năm 20148. Hiện nay, quy hoạch
xây dựng vùng đang được điều chỉnh để tương thích với Quy
hoạch kinh tế - xã hội.
Các tỉnh/thành phố trong phạm vi Quy hoạch xây dựng vùng
TP.HCM đang tìm cách phối hợp để triển khai thực hiện quy
hoạch này. Đề xuất thành lập cơ quan điều phối vùng đã
được đưa ra, nhưng chưa được chấp thuận.
3. Các chủ thể trong quy hoạch xây dựng vùng
TP.HCM
Phần 1
Các chủ thể nhà nước trong quy hoạch xây dựng vùng
TP.HCM
12
Nhiều chủ thể tham gia vào quy hoạch xây dựng vùng. Nhìn
chung, trách nhiệm lập quy hoạch này được phân chia cho
các bộ ngành và cơ quan hành chính các cấp. Bộ Xây dựng
chịu trách nhiệm đề ra các định hướng cho quy hoạch đô thị,
chỉ đạo và điều phối các cơ quan có liên quan đến quy hoạch
đô thị.
Một Ban chỉ đạo đã được thành lập trong khuôn khổ Quyết
định 589/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2008 phê duyệt Quy
hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2050. Mục tiêu của Ban chỉ đạo là đảm bảo sự phối
hợp giữa các tỉnh/thành phố trong Vùng TP.HCM. Ban chỉ
đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu chính sách, cơ
chế và chiến lược phát triển cho toàn vùng nhằm đảm bảo sự
thống nhất giữa các chủ thể về tầm nhìn phát triển. Ban chỉ
đạo cũng điều phối sự phát triển của các khu công nghiệp và
đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả vùng. Trưởng Ban chỉ
đạo là một Phó Thủ tướng, thành viên là chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các tỉnh/thành phố trong vùng TP.HCM9. Ban chỉ đạo
họp hai lần mỗi năm, nhưng trên thực tế hiệu quả chỉ đạo còn
thấp. Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố trong vùng TP.HCM
không có nghĩa vụ phải tuân thủ quy hoạch xây dựng vùng.
Do đó, mặc dù có sự phối hợp giữa một số tỉnh/thành phố
trong Vùng, nhưng cũng có sự cạnh tranh với TP.HCM và mỗi
tỉnh lại có chiến lược riêng của mình không chú ý đến chiến
lược của Vùng.
Hiện nay, chưa có cơ quan quản lý cấp vùng cho vùng
TP.HCM. Đối với mỗi tỉnh trong vùng TP.HCM, các Sở, ban
ngành là cơ quan tham mưu và thực hiện chiến lược phát
triển đô thị do Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành. Sau
khi Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM được phê duyệt vào
năm 2008, các tỉnh/thành trong vùng đã tiến hành điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng của địa phương mình.
Các chủ thể về chuyên môn kỹ thuật trong quy hoạch
xây dựng vùng TP.HCM
Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam (SISP)10 là cơ quan tư
vấn lập quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM. SISP có chức
năng nghiên cứu trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, phát
triển đô thị và nông thôn, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn các
tỉnh phía Nam. SISP trực thuộc Bộ Xây dựng và phối hợp với
UBND và các cơ quan chuyên môn của các tỉnh để lập quy
hoạch xây dựng vùng TP.HCM.
Các cơ quan chuyên môn của các tỉnh/thành phố trong vùng
TP.HCM chủ trì lập các quy hoạch ngành (đất đai, giao thông,
xây dựng...) trên địa bàn của mình. Các cơ quan này chịu sự
chỉ đạo về chuyên môn của các Bộ ngành tương ứng.
Từ những năm 2000, TP.HCM được trao thêm một số thẩm
quyền để có quyền tự chủ lớn hơn với sự ra đời của hai cơ
quan mới là Viện Nghiên cứu phát triển (được thành lập từ
việc sáp nhập ba viện: Viện quy hoạch đô thị, Viện Kinh tế
và Viện Khoa học xã hội của Thành phố) và Sở Quy hoạch
- Kiến trúc. Nếu ở các tỉnh thành khác, Sở Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Sở Xây
dựng phụ trách lập quy hoạch chung xây dựng của tỉnh thành
đó; thì tại TP.HCM, các quy hoạch lần lượt do Viện Nghiên
cứu phát triển và Sở Quy hoạch - Kiến trúc lập.
7
Tham khảo thêm tại điều 12 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP năm 2005.
Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 2014.
9
Xem thêm tại khoản 10, điều 1 của Quyết định 589/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2050.
10
SISP được thành lập theo Quyết định ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
8
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Điều 19. Trách nhiệm lập quy hoạch đô thị
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy
hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên
quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trở lên, quy hoạch chung đô
thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với
đô thị loại III trở lên và quy hoạch khác do Thủ tướng
Chính phủ giao.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương tổ chức lập quy hoạch chung thành phố trực
thuộc trung ương, quy hoạch chung đô thị mới, quy
hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thành phố trực
thuộc trung ương, quy hoạch phân khu và quy hoạch
chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa
giới hành chính của hai quận, huyện trở lên, khu vực
trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng,
trừ quy hoạch đô thị quy định tại khoản 1 và khoản
7 Điều này.
Đất phát triển công nghiệp từ 30.000 đến 40.000 ha đến năm
2020 và từ 50.000 đến 70.000 ha đến năm 2050. Tầm nhìn
về sự phát triển của vùng TP.HCM
Sự phát triển của vùng TP.HCM xoay quanh 3 trục chính:
••Đầu tàu kinh tế của cả nước, trung tâm kinh tế của khu
vực Đông Nam Á và châu Á;
••Một khu vực phát triển kinh tế năng động và bền vững
với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao;
••Một không gian phát triển hài hòa với các trung tâm
thương mại, tài chính và dịch vụ đẳng cấp quốc tế,
trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trung tâm văn
hóa, đào tạo, y tế kỹ thuật cao, phát triển bền vững gắn
với bảo vệ môi trường và chất lượng cuộc sống của
người dân.
8 tỉnh của vùng TP.HCM
Nguồn: Luật số 30/2009/QH12 về Quy hoạch đô thị,
2009.
4. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch xây dựng vùng
TP.HCM
Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt vào năm 2008. Phạm vi quy hoạch bao
gồm TP.HCM và 7 tỉnh lân cận: Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền
Giang. Vùng TP.HCM có hơn 15 triệu dân và diện tích hơn
30.404 km², cách biên giới Campuchia 490 km và có bờ biển
dài 190 km.
Nguồn: SISP
Phạm vi của vùng TP.HCM
Phần 1
Phạm vi nghiên cứu mở rộng trong bán kính 200 km xung
quanh TP.HCM. Theo đó, phạm vi này bao gồm khu vực mới
trong đó có khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam
Bộ, Phnom Penh và khu vực Biển Đông...
5. Tầm nhìn về sự phát triển của vùng TP.HCM
13
Dự báo dân số và sử dụng đất trong vùng TP.HCM
Theo dự báo, vùng TP.HCM sẽ có từ 20 đến 22 triệu dân vào
năm 2020 trong đó có khoảng 16 đến 17 triệu dân cư đô thị,
chiếm từ 77 đến 80% dân số toàn vùng. Đến năm 2050, dân
số cả vùng là từ 28 đến 30 triệu dân trong đó có từ 26 đến 27
triệu dân đô thị, chiếm 90% dân số toàn vùng.
Đất xây dựng đô thị vào khoảng 180.000 đến 210.000 ha
đến năm 2020 và từ 250.000 đến 270.000 ha đến năm 2050.
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Nguồn: SISP
II. CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CHO SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG TP.HCM
Tầm nhìn này được cụ thể hóa bằng 3 mục tiêu chiến lược11
theo 3 trục phát triển: phát triển cấu trúc đô thị và không gian;
phát triển kinh tế; phát triển bền vững và phát triển cơ sở hạ
tầng.
1. Phát triển cấu trúc đô thị và không gian
Hiện nay, vùng TP.HCM có 80 đô thị thuộc các loại khác
nhau theo bảng phân loại đô thị của Việt Nam12. Với vị thế
đặc biệt, TP.HCM có sức ảnh hưởng nhất định đối với các
đô thị khác trong vùng. Tuy nhiên, trong khi một số đô thị có
quan hệ chặt chẽ với TP.HCM, số khác lại giữ mức độ độc
lập nhất định. Mối quan hệ giữa các tỉnh trong vùng đã hình
thành, nhưng vẫn còn mang tính vụ việc.
Quy hoạch xây dựng vùng khuyến nghị:
••Phát triển cấu trúc không gian cho cả Vùng. Phát huy
vai trò, vị thế và tiềm năng của vùng TP.HCM, trung
tâm kinh tế, thương mại của cả nước và trên thế giới.
••Xây dựng mạng lưới đô thị có sự tương tác với nhau
trong toàn Vùng và đặc biệt là với đô thị trung tâm trong
bán kính 30 km. Hình thành các vùng đô thị đối trọng
với các cực phát triển là các đô thị hạt nhân, kết nối với
vùng đô thị trung tâm theo các trục hành lang kinh tế
đô thị;
••Phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của không gian
Vùng ở cấp quốc gia và thế giới theo sơ đồ phát triển
tập trung đa cực xung quanh TP.HCM;
••Hình thành cơ chế quản lý xây dựng hiệu quả.
2. Phát triển kinh tế
Các mục tiêu phát triển kinh tế của Vùng được thể hiện trong
đồ án quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050:
••Hình thành các dự án chiến lược có tầm ảnh hưởng, có
sức lan tỏa và thúc đẩy phát triển vùng;
••Xây dựng và phát triển các trung tâm thương mại - tài
chính, dịch vụ cao cấp tầm khu vực và quốc tế ở vùng
trung tâm bán kính 30km, các trung tâm dịch vụ cấp
quốc gia và cấp vùng với bán kính phục vụ hợp lý;
••Phát triển các vùng công nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp tập trung chuyên môn hóa. Hình thành các trục
hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực
cho các tỉnh trong vùng phát triển nhanh và bền vững
••Phát triển các vùng du lịch, các trung tâm du lịch tầm
quốc tế gắn với văn hóa, đô thị và cảnh quan tự nhiên.
3. Phát triển bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng
(dịch vụ đô thị và bảo vệ môi trường)
••Định hướng phát triển hạ tầng giao thông, cấp điện,
cấp thoát nước và vệ sinh môi trường mang tính liên kết
Phần 1
Định hướng phát triển không gian
14
Nguồn: SISP
11
Xem thêm nội dung của các mục tiêu này tại điều 1 của Quyết định 589/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2050.
12
Xem thêm phụ lục 1 - Bảng phân loại các đô thị ở Việt Nam.
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
vùng, bảo đảm khai thác các lợi thế của từng khu vực
cho sự phát triển nhanh và bền vững các không gian
kinh tế và xã hội;
••Hình thành hệ thống hạ tầng xã hội đa dạng và linh hoạt;
••Phát triển cân bằng giữa đô thị - nông thôn;
••Hình thành khung cảnh quan môi trường sinh thái.
ở TP.HCM. Cụ thể, di dời các ngành công nghiệp sử dụng
nhiều lao động, đất đai, giao thông ra các tỉnh lân cận và tạo
thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp phức hợp
chuyên sâu nằm gần vùng nguyên liệu thô và lưu vực việc
làm ở các hành lang kinh tế trong vùng.
2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước
III. CỤ THỂ HÓA MỘT SỐ MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG
1. Định hướng phát triển công nghiệp
Định hướng phát triển công nghiệp trong vùng TP.HCM đề
xuất những thay đổi lớn về tổ chức và chuyên môn hóa các
ngành công nghiệp. Theo định hướng này, vùng công nghiệp
trong bán kính 30km xung quanh thành phố Hồ Chí Minh
sẽ bố trí các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, chuyển đổi
các khu công nghiệp ở đô thị trung tâm thành các khu công
nghiệp sạch và công nghệ cao. Ngoài ra, Quy hoạch chung
xây dựng vùng cũng khuyến nghị phát triển công nghiệp ở
các tỉnh lân cận để giảm tập trung phát triển công nghiệp
Hiện nay, nguồn nước trong vùng được các sông Đồng Nai,
Sài Gòn và sông Tiền, các hồ Trị An và Dầu Tiếng cung cấp.
Nguồn nước ngầm chỉ sử dụng cho các khu nhỏ, cách xa các
mạng lưới cấp nước.
Tổng nhu cầu cấp nước khoảng 7,2 – 7,5 triệu m3/ngày, trong
đó nước sinh hoạt 6,2-6,7 triệu m3/ngày, nước cấp cho các
khu công nghiệp 0,8 – 1 triệu m3/ngày.
Nâng cao tỷ lệ bao phủ của mạng lưới cấp nước ở các khu
vực đô thị và nông thôn. Mục tiêu là đạt được tỷ lệ bao phủ
100% từ nay đến năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, cần
xác định các khu vực cấp nước, xây dựng các nhà máy sản
xuất nước ở cấp vùng và kết nối các mạng lưới cấp nước của
các đô thị.
Phần 1
Định hướng cấp nước trong vùng
15
Nguồn: SISP
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
IV. THÁCH THỨC TRONG TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
VÙNG TP.HCM
được phát triển hài hòa. Ngoài ra, sự mất cân đối giữa
địa bàn đô thị và nông thôn cũng không ngừng tăng lên,
các khu đô thị mới phát triển gây thiệt hại đối với đất
nông nghiệp, lâm nghiệp và cảnh quan.
Từ năm 2008, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và quy hoạch
chung xây dựng của các thành phố chính trong vùng TP.HCM
đã được lập hoặc điều chỉnh cho phù hợp với các định hướng
chính của quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM13. Việc triển
khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng được cụ thể hóa
bằng một loạt các dự án liên tỉnh (cơ sở hạ tầng cấp nước, xử
lý nước thải, quản lý rác thải...). Ví dụ mở rộng quốc lộ 51 nối
thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) với thành phố Vũng Tàu
(tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
••Về môi trường, ô nhiễm môi trường ở các tỉnh trong lưu
vực sông Đồng Nai và Sài Gòn ngày càng nghiêm trọng,
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở các tỉnh
nằm ở hạ lưu (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Phước và Tây Ninh). Hơn nữa, mực nước biển dâng và
hiện tượng trái đất ấm dần lên cũng làm tăng nguy cơ bị
ngập trong khu vực này. Do đó, cần tìm kiếm các công
cụ hợp tác để quản lý, bảo vệ môi trường và phát huy
giá trị cảnh quan.
Mở rộng quốc lộ 51
••Về mặt phát triển các khu dân cư, các chương trình
phát triển nhà ở của các địa phương trong vùng chưa
đảm bảo tính đồng bộ và các dự báo vẫn còn mang tính
tương đối khá cao.
Phần 1
Nguồn: SISP
Nhưng việc phối hợp liên tỉnh này chỉ mới ở bước đầu. Sự
phối hợp chỉ liên quan đến 2 hoặc 3 tỉnh có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Việc thiếu cơ chế phối hợp giữa các tỉnh trong
vùng TP.HCM gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện các
mục tiêu và định hướng đã nêu trong quy hoạch xây dựng
vùng TP.HCM. Việc chưa có cơ quan quản lý nhà nước cấp
vùng không những làm hạn chế sự phối hợp giữa các tỉnh
mà trong một số trường hợp còn dẫn đến sự cạnh tranh giữa
các địa phương. Mỗi tỉnh đi theo định hướng của mình mà
không có sự phối hợp với nhau. Điều này dẫn đến sự mất cân
đối trên địa bàn. Có nhiều nguyên nhân lý giải các khó khăn
trong việc triển khai quy hoạch vùng TP.HCM:
••Về kinh tế, việc chuyên môn hóa trong phát triển công
nghiệp và dịch vụ giữa TP.HCM và các tỉnh trong vùng
dẫn đến có sự cạnh tranh. Việc thiếu phối hợp trong
phát triển kinh tế cản trở việc phát huy tiềm năng kinh
tế của các tỉnh và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển
chung của cả vùng TP.HCM.
16
••Về mặt không gian, việc triển khai thực hiện các quy
hoạch đã được duyệt chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Do đó, các khu dân cư, công nghiệp và dịch vụ không
••Về sự phối hợp giữa các chủ thể, sự phối hợp giữa các
địa phương trong vùng và đặc biệt là giữa các cơ quan
chuyên môn của TP.HCM với các tỉnh lân cận chưa
chặt chẽ. Hơn nữa, việc triển khai thực hiện Quyết định
159/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2007 của
Thủ tướng về cơ chế hợp tác giữa các Bộ ngành và
địa phương trong vùng cũng chưa thật hiệu quả. Các
doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý của Chính
phủ và của chính quyền địa phương trong vùng cũng
đặt ra nhiều thách thức về sự phối hợp.
Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đặt ra nhiều thách thức
về sự phát triển cấu trúc không gian, phát triển kinh tế, mạng
lưới hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, bảo vệ và phát huy giá trị môi
trường. Nhận thức được về những khó khăn này, Viện NCPT
đã đưa ra đề xuất thành lập một cơ quan quản lý có khả năng
điều phối toàn bộ các tỉnh/thành phố trong vùng TP.HCM.
Tuy nhiên, đề xuất này chưa được Trung ương chấp thuận.
Hiện nay, thách thức lớn của các địa phương trong vùng là
xây dựng cơ chế điều phối để triển khai thực hiện quy hoạch
xây dựng vùng trong tất cả các lĩnh vực của phát triển đô thị.
Các tỉnh và các cơ quan chuyên môn cần tăng cường hơn
nữa sự phối hợp với nhau. Sự phối hợp này phải tăng cường
lợi ích của các địa phương và phân chia rõ trách nhiệm của
các địa phương. Các cấp, các ngành cũng cần tăng cường
hơn nữa sự phối hợp với nhau và phân chia thẩm quyền cụ
thể giữa các cấp.
Nhận xét và trao đổi
Học viên: Các chương trình hợp tác đã được nhiều địa
phương ký kết với nhau, nhưng việc triển khai thực hiện rất
chậm, thậm chí không thể được. Mặc dù Ban chỉ đạo phát
triển vùng đã tổ chức nhiều cuộc họp để triển khai thực hiện
13
Xem thêm phụ lục Lập, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch xây
dựng vùng TP.HCM
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
quy hoạch xây dựng vùng, nhưng các chủ thể cũng chưa
nhận thấy được lợi ích của mình khi thực hiện quy hoạch
này. Ở Pháp, các công cụ nào được sử dụng để điều phối
các chủ thể?
Học viên: Hiện nay, chúng tôi gặp khó khăn trong việc triển
khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng do chưa có cơ quan
điều phối cấp vùng. Mặc dù quy hoạch xây dựng vùng đã
khuyến nghị tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/thành phố và
giữa các cấp, nhưng điều này vẫn chưa thực sự đi vào thực
tiễn. Do đó, cần xác định các nguyên tắc, cơ chế hoạt động,
tổ chức và khuôn khổ pháp lý của cơ quan điều phối vùng.
Học viên: Hiện nay, chúng tôi đang gặp khó khăn về tài chính
trong việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các
đường liên tỉnh. Các tỉnh không có đủ tài chính để xây dựng
những tuyến đường này. Ông có thể cung cấp các thông tin
về các nguồn tài chính và quản lý ngân sách đối với các dự
án có sự tham gia của các địa phương?
Học viên: Mỗi tỉnh/thành phố có định hướng riêng về kinh tế.
Trong bối cảnh này, những lợi ích chung nào có thể có được
khi hợp tác trong vùng?
Học viên: Làm thế nào để dung hòa và phối hợp giữa quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch chung
xây dựng vùng? Vai trò của cơ quan điều phối vùng có phải
là điều phối về tất cả các mặt hay không? Có cần phải có
một quy hoạch chung tổng hợp tất cả các đồ án quy hoạch
đô thị không?
Sébastien Rolland: Các câu hỏi và hướng suy nghĩ đã được
đưa ra cho thấy quy hoạch xây dựng vùng là mối quan tâm
lớn. Theo mô hình của vùng đô thị Lyon, việc điều phối chủ
yếu liên quan đến các thách thức về môi trường, phát triển
đô thị và phát triển kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh quốc
tế. Để việc điều phối thành công, cần xác định rõ đặc trưng
của từng địa phương trong vùng. Việc phối hợp, quản trị cấp
vùng không phải là mục đích, mà là phương tiện để giải quyết
những thách thức về đô thị.
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Phần 1
Học viên: Chúng tôi mong muốn học tập kinh nghiệm trong
việc lập quy hoạch vùng đô thị Lyon? Trách nhiệm của mỗi
tỉnh/thành phố trong việc triển khai thực hiện quy hoạch vùng
như thế nào? Một số tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm
và biến đổi khí hậu. Ở Pháp, các bạn có công cụ quy hoạch
nào trong lĩnh vực môi trường không?
17
P HẦN 2 – CÁCH
TIẾP CẬN ĐIỀU PHỐI QUY
HOẠCH Ở PHÁP, TRƯỜNG HỢP VÙNG
ĐÔ THỊ LYON
I. NHỮNG BIẾN ĐỔI Ở PHÁP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG ĐỘNG CỦA CÁC ĐẠI ĐÔ
THỊ
1. Các đô thị ở châu Âu hiện nay
Các đô thị ở châu Âu được cấu trúc bằng nhiều đô thị lớn và
khu vực đô thị. Quy mô của đô thị càng lớn về mặt chức năng
chính trị, kinh tế, dân số và văn hóa, thì tầm ảnh hưởng của
nó càng lớn. Ta phân biệt:
••Paris và Luân Đôn là những thành phố thủ đô.
••Các khu vực đô thị lớn ở Đức, Hà Lan và Bỉ với Randstad (7,5 triệu dân), Rhin-Ruhr (11,5 triệu dân) và tam
giác flamand (4,4 triệu dân).
••Khu vực Rhenan ở châu Âu tập trung hơn 1/5 dân số
của Liên minh châu Âu.
••Rất nhiều thành phố lớn với quy mô dân số nhiều triệu
người.
••Ở Pháp, một chuỗi đô thị bao gồm Lille, Roubaix và
Tourcoing với hơn hai triệu dân kết hợp với mạng lưới
đô thị trong đó có Lyon/Saint-Etienne (từ 2 đến 3 triệu
dân) và Aix-en-Provence/Marseille (1,8 triệu dân).
chóng trở thành khu phức tạp và ở Pháp người ta gọi
hiện tượng này là: Khủng hoảng ở vùng ven và các
thành phố công nghiệp.
••Giai đoạn 1999 - 2010: phát triển mạnh các đại đô thị.
Năm 2010, gần 80% người Pháp sống ở “đô thị”, nghĩa
là dưới sự ảnh hưởng của các thành phố lớn.
Định hướng cấp nước trong vùng
2. Sự phát triển năng động của các địa phương ở
Pháp
Phần 2
Sau thế chiến 2, sự phát triển đô thị của Pháp diễn ra qua
nhiều giai đoạn liên tiếp qua đó ta thấy được sự biến đổi đô
thị ở các thành phố lớn:
18
••Giai đoạn 1954 - 1968: người dân rời nông thôn để đến
sinh sống ở các đô thị. Họ tập trung trong nội thành và
đi làm ở các khu công nghiệp.
••Giai đoạn 1968 - 1982: phát triển mạnh khu vực vùng
ven đô thị. Người dân rời khỏi các khu trung tâm thành
phố để chuyển ra sống ở vùng ven nơi có giá đất rẻ hơn.
Đô thị hóa vùng ven đã diễn ra cùng với quá trình phát
triển xe ô tô cá nhân và gia tăng tỷ lệ cơ giới hóa ở các
hộ gia đình.
••Giai đoạn 1982 - 1999: các chung cư cực lớn phát triển
mạnh ở vùng ven thành phố. Những khu vực này nhanh
Nguồn: Sébastien Rolland
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Sự hình thành các đại đô thị tại Pháp
Từ 1954 đến 1968
Từ 1968 đến 1982
Từ 1982 đến 1999
Từ 1999 đến 2010
Đô thị hóa vùng ven trở thành hiện tượng phổ biến tại Pháp
Từ 1954 đến 1968
Từ 1968 đến 1982
Từ 1982 đến 1999
Từ 1999 đến 2010
Nguồn: Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
3. Vùng đô thị Lyon
Sự phát triển trên địa bàn vùng đô thị Lyon có hai đặc trưng:
quá trình tăng mật độ và quá trình mở rộng địa bàn:
••Từ năm 1954 đến 1968, do hiện tượng di dân từ nông
thôn lên thành thị, nên người dân tập trung ở các thành
phố lớn và khu vực vùng ven.
••Từ năm 1968 đến 1982, người dân di chuyển nơi ở từ
khu trung tâm ra vùng vành đai 1 để mua đất với giá
rẻ hơn.
••Giai đoạn từ 1982 đến 1999, phát triển các khu dân cư
và khu công nghiệp. Đây cũng là giai đoạn phát triển
mạnh khu vực vùng ven.
••Giai đoạn 1999 - 2010, tăng mật độ khu trung tâm và
vùng ven gần sát trung tâm và mở rộng địa bàn. Đô thị
hóa vùng ven được nhân rộng.
Phần 2
Tăng mật độ và mở rộng vùng đô thị Lyon
Từ 1954 đến 1968
Từ 1968 đến 1982
Từ 1982 đến 1999
Từ 1999 đến 2010
Đô thị hóa vùng ven trở thành hiện tượng phổ biến tại Lyon
Từ 1954 đến 1968
Từ 1968 đến 1982
Từ 1982 đến 1999
Từ 1999 đến 2010
Nguồn: Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
19
1. Tổ chức hành chính của Pháp
Nhận xét và trao đổi
Học viên: Mối quan hệ giữa biến động dân số và biến động
việc làm như thế nào? Một thành phố có trở nên hấp dẫn hơn
khi tạo ra nhiều việc làm mới không?
Sébastien Rolland: Một thành phố phát triển nhờ vào dịch
vụ mà nó cung cấp và việc làm trên địa bàn của nó. Tạo việc
làm phụ thuộc vào sức hấp dẫn của vùng đối với các nhà đầu
tư. Mức độ hấp dẫn của một địa bàn sẽ thay đổi tùy theo đặc
thù và chiến lược phát triển của nó. Trường hợp thành phố
Saint-Etienne rất điển hình: có dịch vụ, nhưng ít việc làm.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Saint-Etienne đã cố
gắng phát triển những lĩnh vực mới (công nghiệp công nghệ
cao...). Vai trò của vùng đô thị là cung cấp cho nhà đầu tư
nhiều sự lựa chọn. Do đó, mặc dù hiện nay, dân số của thành
phố Saint-Etienne giảm, nhưng khi nằm trong vùng đô thị
Lyon thì sức hấp dẫn của Thành phố này trên quy mô quốc
tế sẽ tăng lên và Thành phố sẽ tạo ra được nhiều việc làm.
II. CẤU TRÚC, CẤP ĐỘ QUẢN LÝ VÀ
CÔNG CỤ QUY HOẠCH LÃNH THỔ
Ở Pháp, nền hành chính được chia thành 3 cấp: vùng, tỉnh và
xã. Vùng là đơn vị hành chính lãnh thổ lớn nhất về mặt diện
tích. Tuy nhiên, thẩm quyền của cấp vùng chưa tương xứng.
Tỉnh là đơn vị hành chính lãnh thổ có từ xa xưa và hiện nay
đang được xem xét lại. Liên xã: là tập hợp của nhiều xã trong
một cơ quan hợp tác liên xã để hợp tác trong một hoặc nhiều
lĩnh vực có liên quan đến quy hoạch đô thị. Việc liên kết giữa
các xã đã giúp huy động chung các nguồn lực kỹ thuật, tài
chính và nhân sự cho các hoạt động.
Điều 72 của Hiến pháp quy định Pháp có ba cấp
chính quyền địa phương (Vùng, Tỉnh, Xã) được tự
quản trong khuôn khổ pháp luật. Giữa các cấp không
có mối quan hệ thứ bậc cấp trên, cấp dưới. Đại biểu
dân cử ở mỗi cấp được người dân địa phương bầu
bằng hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Ví dụ:
vùng là tập hợp của nhiều tỉnh, nhưng chính quyền
cấp vùng không có quyền hủy bỏ quyết định của
chính quyền cấp tỉnh nằm trong địa bàn Vùng. Thẩm
quyền của ba cấp chính quyền là khác nhau nhưng
bổ sung cho nhau”.14
Một số thẩm quyền chính của các cấp chính quyền địa phương ở Pháp
Thẩm quyền
Vùng
Quy hoạch đô
thị
Phần 2
Cơ quan hợp tác liên xã/thành phố
Quyền ưu tiên mua bất
động sản ở nông thôn
Lập quy hoạch chi tiết, quy
hoạch chung, cấp giấy phép xây
dựng, quyền ưu tiên mua bất
động sản ở đô thị
Kinh tế
Hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp, quy hoạch
Cảng biển
Giáo dục
Trường THPT
Trường THCS
Trường tiểu học và mẫu giáo
Môi trường
Vườn thiên nhiên cấp
vùng, chất lượng không khí
Quy hoạch quản lý rác
thải trên địa bàn tỉnh
Thu gom và xử lý rác, cấp nước,
thoát nước và xử lý nước thải
Phòng cháy chữa cháy,
cứu hộ, giao thông
Công an, giao thông và
chỗ đậu xe
An toàn
20
Tỉnh
Đường giao
thông
Quy hoạch vùng
Đường tỉnh
Đường xã
Giao thông
Quản lý tàu nhanh nội
vùng / Đóng góp tài
chính cho các tuyến
tàu cao tốc
Giao thông công cộng
(đưa đón học sinh, xe
buýt trong tỉnh)
Giao thông công cộng (xe
buýt, tàu điện mặt đất, tàu
điện ngầm)
Hỗ trợ cho trẻ em / Người
khuyết tật / người già
Trung tâm hoạt động xã hội
Xã hội
Khác
Đào tạo nghề
Dân sự : khai sinh, cưới hỏi,
ma chay
Nguồn: Pierre Ramel, theo M.Delmarre, « L’administration et les institutions administratives », La Documentation Française, 2008
14
Xem thêm Tài liệu tổng hợp khóa tập huấn số 45 “Tăng cường năng lực quản lý hành chính ở các thành phố lớn” Tài liệu tổng hợp khóa tập
huấn này cũng trình bày chi tiết mô hình tổ chức quản lý hành chính ở Pháp và ở vùng đô thị Lyon.
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
2. Tổ chức hành chính của vùng đô thị Lyon
Vùng Rhône-Alpes
Vùng Rhône - Alpes có 2.880 xã, 8 tỉnh và 6,2 triệu dân,
chiếm 10% dân số của Pháp trên diện tích 43.700 km². Lyon,
Grenoble và Saint Etienne là những thành phố lớn và là đầu
tàu phát triển của Vùng Rhône - Alpes. Thẩm quyền chính
của cấp vùng là quy hoạch lãnh thổ, phát triển kinh tế, việc
làm, giao thông công cộng trong vùng, đào tạo nghề, giáo
dục THPT và học nghề.
Phạm vi Vùng Rhône-Alpes
Đại đô thị Lyon
Theo Luật ngày 27 tháng 1 năm 2014 về cải cách tổ chức
lãnh thổ và khẳng định vai trò của các đại đô thị, Đại đô thị
Lyon sẽ thay thế Cộng đồng đô thị Lyon. Đại đô thị Lyon là
một đơn vị hành chính lãnh thổ đầy đủ, có các thẩm quyền
của Cộng đồng đô thị Lyon và Hội đồng tỉnh Rhône trên địa
bàn của mình. Phạm vi của Đại đô thị Lyon sẽ là phạm vi của
Cộng đồng đô thị Lyon hiện nay.
3. Các chủ thể tham gia vào không gian hợp tác
trong vùng đô thị Lyon
Cơ quan hỗn hợp nghiên cứu và xây dựng chương trình
phát triển vùng đô thị Lyon (Sepal)
Sepal có nhiệm vụ lập quy hoạch cho Cộng đồng đô thị Lyon.
Cơ quan này tập hợp các chủ thể xung quanh một dự án
chung, 74 thành phố, xã và 3 Cơ quan hợp tác liên thành phố
trong đó có Cộng đồng đô thị Lyon, Cộng đồng đô thị phía
Đông Lyon và Cộng đồng đô thị Ozon. Phạm vi hoạt động
của Cơ quan này là địa bàn có 1,36 triệu dân với 730 km².
Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
Tỉnh Rhône
Là tỉnh lớn nhất của Vùng Rhône-Alpes với 1,7 triệu dân năm
2011, tỉnh Rhône đứng hàng thứ 4 ở Pháp về quy mô dân số.
Thẩm quyền của cấp tỉnh chủ yếu trong 3 lĩnh vực: xã hội,
phát triển và môi trường sống.
Cộng đồng đô thị Lyon
Là trái tim của vùng Rhône-Alpes, Cộng đồng đô thị Lyon bao
gồm 59 thành phố và xã (xã Quincieux tham gia Cộng đồng
đô thị Lyon vào tháng 6 năm 2014) với 1,2 triệu dân và có
diện tích 52.700 ha. Cộng đồng đô thị Lyon có thẩm quyền
trong các lĩnh vực giao thông công cộng, bảo dưỡng đường
giao thông đô thị, cấp nước và xử lý nước thải, rác thải, lập
quy hoạch đô thị (quy hoạch chung và quy hoạch đô thị địa
phương).
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Mạng lưới liên kết các Cộng đồng đô thị
Mạng lưới liên kết các Cộng đồng đô thị có quy mô địa bàn
lớn hơn phạm vi của Cộng đồng đô thị Lyon. Mạng lưới này
gồm 4 cộng đồng đô thị được liên kết với nhau theo hình
thức cơ quan hỗn hợp: Cộng đồng đô thị Lyon, Saint-Etienne,
Vienne và Bourgoin. Phạm vi hành động của Mạng lưới này
được các thành viên xác định. Ngoài ra, sự gắn kết, tính đồng
bộ, nhất quán và bổ sung lẫn nhau giữa các cộng đồng đô thị
giúp tăng tính cạnh tranh của địa bàn trên trường Châu Âu
và Quốc tế. Các mối liên kết và trao đổi giữa các địa bàn là
có thật. Điều này lý giải cho việc đối thoại giữa các cơ quan
quản lý địa bàn.
Phần 2
Nguồn: Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon là một tổ chức được thành
lập theo Luật 1901. Hiện nay, Cơ quan này có 37 thành viên
là những cơ quan vì lợi ích chung: chính quyền địa phương,
các cơ quan của chính phủ, các cơ quan hỗn hợp... Các
thành viên sẽ xác định chương trình làm việc của Cơ quan
quy hoạch đô thị Lyon và sử dụng các kết quả nghiên cứu
do Cơ quan này thực hiện. Các đối tác chính của Cơ quan
quy hoạch đô thị Lyon là Chính phủ, vùng Rhône-Alpes và
Cộng đồng đô thị Lyon. Cơ quan này thực hiện các nghiên
cứu, phân tích và đưa ra các đề xuất để hỗ trợ cho các nhóm
công tác chuyên môn và lãnh đạo ra quyết định. Cơ quan
này điều phối và thực hiện các công việc liên quan đến quy
hoạch trong khuôn khổ cách tiếp cận liên quy hoạch chung
của vùng đô thị Lyon. Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon có 85
nhân sự với 4 phòng chuyên môn có tính bổ sung cho nhau:
địa lý, bản đồ, quy hoạch đô thị, kiến trúc, thống kê...
21
Các cấp lãnh thổ của vùng đô thị Lyon
Cộng đồng đô thị Lyon và Quy hoạch chung
74 thành phố và xã
740 km2
1.360.000 người
Vùng đô thị của Lyon (2009)
296 thành phố và xã
3.300 km2
1.650.000 người
Cộng đồng đô thị Lyon
58 thành phố và xã
516 km2
1.300.000 dân
Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ
382 thành phố và xã
4.460 km2
2.430.000 người
Phạm vi bao phủ của Hội các đô thị
xung quanh Lyon
810 thành phố và xã
10.378 km2
3.100.000 người
Cộng đồng đô thị
Lyon
Quy hoạch chung
Không gian đô thị
Chỉ thị quy hoạch
lãnh thổ
Phạm vi bao phủ của Hội các
đô thị xung quanh Lyon
Liên quy hoạch chung
Phạm vi bao phủ của Hội
các đô thị xung quanh Lyon
Vùng đô thị Lyon và Liên quy hoạch chung
914 thành phố và xã
10.050 km2
3.100.000 người
Vùng Rhône-Alpes
2.880 thành phố và xã
43.698 km2
6.200.000 người
Nguồn: PADDI
Phần 2
Nhận xét và trao đổi
22
Học viên: Nếu các tỉnh trong một vùng có cùng định hướng
phát triển kinh tế, điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa
các tỉnh. Khi đó, cơ quan nào sẽ giải quyết các xung đột này?
Sébastien Rolland: Không thể có sự cạnh tranh giữa các
cấp (xã, tỉnh và vùng) vì thẩm quyền của các cấp này mang
tính bổ sung cho nhau.Trái lại, có thể có cạnh tranh giữa các
khu vực hành chính khác nhau. Khi đó, cần tìm kiếm sự đồng
thuận.
Việc quản lý các xung đột này thay đổi tùy theo tầm quan
trọng của các khu vực kinh tế. Nếu các xung đột này tạo ra
sự mất cân bằng giữa các địa phương ở quy mô lớn, thì Chính
phủ có thể can thiệp. Nếu không, các địa phương phải tự
thương lượng để tìm sự đồng thuận. Nếu không đồng thuận
được với nhau, thì mỗi địa phương có thể phát triển khu vực
của mình.
Nhưng khi đó, các địa phương sẽ rơi vào tình huống bên
được, bên thua và do đó địa bàn sẽ bị suy yếu. Ta có thể ghi
nhận điều này ở Lyon. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế
thấp, việc xác lập một khu vực kinh tế dù nhỏ cũng cần phải
có sự phối hợp với các địa phương xung quanh để không có
sự cạnh tranh.
Một giải pháp để tránh sự cạnh tranh này là lập quy hoạch
những khu vực có thể tiếp nhận doanh nghiệp: chính quyền
các địa phương phối hợp và thống nhất với nhau để lập quy
hoạch vượt ra khỏi phạm vi địa giới hành chính của từng địa
phương nhằm xác định rõ hơn đặc điểm của các địa bàn lân
cận. Điều này giúp phân tích chung về nhu cầu của các nhà
đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ biết được thông tin về nguồn cung
quỹ đất sẵn có ở từng địa phương, nhưng họ sẽ phải làm việc
với một cơ quan đầu mối duy nhất và do đó không thể thúc
đẩy các địa phương cạnh tranh lẫn nhau.
Học viên: Hiện nay, trong khuôn khổ quy hoạch xây dựng
vùng TP.HCM, chúng tôi đang gặp khó khăn về tài chính cho
các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Trên nguyên tắc, Chính phủ sẽ
đầu tư các dự án lớn, nhưng thời gian cần thiết để huy động
đủ vốn rất dài và do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự
án. Ông có kinh nghiệm tương tự trong khuôn khổ liên quy
hoạch chung ở vùng đô thị Lyon không?
Sébastien Rolland: Tình huống này đã xảy ra trong khuôn
khổ dự án đường bộ cao tốc nối Saint-Etienne và Lyon. Tôi
sẽ trình bày chi tiết ví dụ này trong phần trình bày tiếp theo.
4. Các công cụ chính về quy hoạch đô thị ở vùng đô
thị Lyon
Kể từ những năm 2000, nhiều tài liệu quy hoạch đô thị mới
đã ra đời: Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ, Quy hoạch chung, Quy
hoạch đô thị địa phương.
Chỉ thị Quy hoạch lãnh thổ (DTA):
Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ là một tài liệu quy hoạch chiến lược
trên một địa bàn rộng lớn hơn phạm vi một vùng trong trung
và dài hạn. Nó đưa ra các nghĩa vụ trong các lĩnh vực liên
quan đến quy hoạch lãnh thổ, cơ sở hạ tầng và môi trường.
Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ được các cơ quan của Chính phủ
phối hợp với chính quyền địa phương lập.
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Sơ đồ liên kết địa bàn (Quy hoạch chung)
Quy hoạch chung là tài liệu quy hoạch được xác lập theo luật
liên đới trách nhiệm và cải tạo đô thị năm 2000. Quy hoạch
này điều phối các chính sách công trên từng địa bàn (nhà
ở, giao thông, phát triển thương mại, môi trường...) theo các
định hướng chung. Quy hoạch này xác định một số quy tắc
chung và bắt buộc các tài liệu quy hoạch đô thị cấp dưới phải
tuân thủ theo. Quy hoạch này phải tương thích với các luật
(bờ biển, núi...) và một số tài liệu quy hoạch cấp trên, ví dụ
Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ. Quy hoạch này bao gồm một số
tài liệu nhằm xác định rõ hơn đặc điểm của các địa bàn:
••Một báo cáo trình bày trong đó có tài liệu khảo sát địa
bàn;
••Một đồ án quy hoạch và phát triển bền vững xác
định con đường cần đi để đạt được các mục tiêu;
••Một Tài liệu định hướng chung xác định cách
thức thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Ở Lyon, các chỉ số theo dõi được cập nhật mỗi năm để điều
chỉnh Quy hoạch chung 6 năm một lần. Nếu kết quả theo dõi
cho thấy các mục tiêu chưa đạt được, thì sẽ điều chỉnh quy
hoạch chung.
Quy hoạch đô thị địa phương
Quy hoạch đô thị địa phương là tài liệu quy hoạch đô thị ở cấp
xã và liên xã. Quy hoạch đô thị địa phương phải tương thích
với các định hướng đã được xác định trong Quy hoạch chung.
Cách tiếp cận liên quy hoạch chung
Liên quy hoạch chung ở vùng đô thị Lyon không phải là một
tài liệu quy hoạch, mà xuất phát từ quyết tâm chính trị của
các địa phương trong việc phối hợp với nhau.
Các cấp độ quy hoạch đô thị ở vùng đô thị Lyon
Luật (Chính quyền trung ương)
Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ
(Chính quyền trung ương)
Quy hoạch chung
(Chính quyền địa phương)
Phần 2
Liên quy hoạch chung
(luật không bắt buộc)
23
Quy hoạch đô thị
địa phương (Chính
quyền địa phương)
Nguồn: Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Thứ bậc của các đồ án quy hoạch đô thị
ĐỒ ÁN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ
NƯỚC TRÊN PHẠM VI LƯU VỰC
ĐỊA PHƯƠNG, ĐỒ ÁN QUY
CHỈ THỊ QUY HOẠCH
LÃNH THỔ
HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NƯỚC
TRÊN PHẠM VI LƯU VỰC LỚN,
KHU VỰC TỰ NHIÊN CẤP VÙNG
QUY HOẠCH
CHUNG
Quy hoạch
phát triển
thương mại
Quy hoạch
giao thông
đô thị
Ủy ban
quốc gia về
Quy hoạch
thương mại
III. QUY HOẠCH VÙNG ĐÔ THỊ LYON
Quy hoạch
đô thị
địa phương
Quy hoạch
nhà ở
địa phương
Giấy phép
xây dựng
Nguồn: Proscot
Sự mở rộng của vùng đô thị Lyon
1. Giới thiệu tổng quan về vùng đô thị Lyon
Vùng đô thị Lyon có gần 3 triệu dân với hơn 60 thành phố,
hơn 1.300.000 việc làm và 120.000 sinh viên trên diện tích
10.050 km2 trong đó 20% đã đô thị hóa. Mạng lưới đô thị của
vùng đô thị Lyon được cấu trúc theo hai thành phố lớn, chiếm
hơn 50% dân số trong vùng. Ngoài ra, mạng lưới này còn có
nhiều thành phố có hơn 50.000 dân và rất nhiều thành phố
nhỏ và trung bình tạo thành mạng lưới đa cực.
Phần 2
Mạng lưới thành phố đa cực
Nguồn: Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
2. Lịch sử quy hoạch
24
Vai trò của Chính phủ trong quy hoạch trước khi xảy ra
khủng hoảng dầu mỏ và luật phân quyền cho địa phương
Nguồn: Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
Chính phủ đóng vai trò trung tâm trong quy hoạch đô thị, đặc
biệt là về nhà ở, công trình công cộng và cơ sở hạ tầng. Quy
hoạch này đã được áp dụng trong giai đoạn 30 năm phát
triển mạnh mẽ, từ 1945 đến 1973, với đặc điểm: tăng trưởng
kinh tế và công nghiệp cao, tăng dân số mạnh và đầy đủ việc
làm. Quy hoạch này chủ yếu phục vụ cho sự phát triển của
Paris, mà không chú trọng đến các địa phương khác ở Pháp.
Một sáng kiến về quy hoạch lãnh thổ và hành động cấp vùng
nhằm hướng đến chính sách phát triển đô thị một cách cân
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
bằng, tạo ra các khu vực đô thị đối trọng với khu siêu trung
tâm Paris. Mạng lưới đô thị cân bằng Lyon/Saint Etienne/Grenoble cũng đã được đầu tư về công trình công cộng, cơ sở hạ
tầng tạo nên cấu trúc của địa bàn hiện nay: mạng lưới đường
cao tốc, sân bay Lyon Saint-Exupéry...
Khủng hoảng kinh tế do cú sốc dầu mỏ đã chấm dứt cách quy
hoạch chủ yếu do Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ
ở địa phương thực hiện.
Những tác động của cuộc khủng hoảng đã khiến phải xem
xét lại sự can thiệp mạnh của Chính phủ vào quy hoạch đô
thị và sự cần thiết phải chú ý đến những điểm chưa chắc
chắn trong hệ thống quy hoạch. Các luật phân quyền cho
địa phương trong những năm 1982-1983 đã đánh dấu thay
đổi lớn trong quản lý quy hoạch ở Pháp. Theo đó, Chính phủ
không còn can thiệp nhiều vào hệ thống quy hoạch mà trao
quyền quyết định về quy hoạch, quản lý địa bàn cho các cấp
chính quyền địa phương.
dẫn của khu trung tâm bằng cách triển khai thực hiện các dự
án lớn như dự án Lyon Confluence, Part-Dieu, Khu đô thị Cité
Internationale và Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Lyon.
Trong những năm 1990, mô hình hợp tác liên xã/thành phố
được nhân rộng. Do đó, cần xác định chiến lược phát triển
mới trong quy hoạch chung bằng cách có cùng tầm nhìn
nhằm điều phối các chính sách công của từng địa phương
(nhà ở, giao thông công cộng, kiểm soát sự lan tỏa của đô thị,
môi trường...) từ nay đến năm 2030.
Các định hướng cơ bản
Quy hoạch sau khi có luật phân quyền cho địa phương
Theo luật phân quyền cho địa phương 1982-198315, chính
quyền cấp xã chịu trách nhiệm lập quy hoạch chung trên địa
bàn của mình. Quy hoạch chung năm 1985 đề xuất nhiều
mảng hơn là chỉ quan tâm đến tầm nhìn về mặt không gian
cho sự phát triển. Khái niệm quy hoạch chiến lược đã được
đưa vào quy hoạch chung bằng cách đề xuất tầm nhìn về sự
phát triển trong tương lai trên nhiều lĩnh vực (phát triển quốc
tế, vận hành của đại đô thị, môi trường và cảnh quan...).
Trong khuôn khổ này, nguyên tắc “Mũi tên và cánh cung” tạo
thành hai yếu tố chiến lược chính định hướng cho sự phát
triển của Lyon trong kỳ quy hoạch (Lyon 2010). Tầm nhìn này
vừa đảm bảo việc mở rộng đô thị vừa tăng cường sức hấp
Khu vực đô thị
Trung tâm
Mạng lưới đường giao thông
Trục đường chính
Cảnh quan
Đường tàu cao tốc tránh khu trung tâm
Những địa điểm mới hỗ trợ
phát triển kinh tế và đô thị
Địa bàn
Mạng lưới các tuyến GTCC
chạy trên làn đường dành riêng
Nguồn: Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
Hai cơ chế song song: Phi tập trung và Phân quyền cho địa phương
Tản quyền
trung ương và
các Bộ
Trung ương
Các cơ quan của Trung ương ở
Vùng và Tỉnh (Văn phòng Vùng
trưởng, Tỉnh Trưởng, Cơ quan môi
trường, quy hoạch và nhà ở tại
Vùng1, Cơ quan cơ sở hạ tầng ở
Trung
ương
Phần 2
Các cơ quan
Vùng
Chính quyền
địa phương
25
Địa
Tỉnh
Thành phố/xã
phương
Cộng đồng đô
thị/xã
Phân quyền cho địa phương
1 Cơ quan Môi trường, Quy hoạch và Nhà ở tại Vùng và Cơ quan cơ sở hạ tầng ở Tỉnh là những cơ quan của Trung ương tại địa phương, đặt
dưới sự giám sát lần lượt của Vùng Trưởng và Tỉnh Trưởng.Các cơ quan này tham gia vào việc thiết lập các chính sách của Trung ương tại địa
phương trong lĩnh vực phát triển bền vững, nhà ở và quy hoạch lãnh thổ và có thể tham gia hỗ trợ chính quyền địa phương
15
Phần trình bày chi tiết các luật phân quyền cho địa phương có
trong tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI về Nâng cao năng
lực quản lý cho bộ máy hành chính ở các thành phố lớn, 2013.
Tài liệu của PADDI
05-09/05/2014
Nguồn: C. Malé 2013