Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

XÃ HỘI HỌC DU LỊCH – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.76 KB, 11 trang )

Trao ®ỉi nghiƯp vơ

Xã hội học, số 3(115), 2011

91

XÃ HỘI HỌC DU LỊCH – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN
NGUYỄN THỊ VÂN HẠNH

*

1. Sự ra đời và phát triển Xã hội học Du lịch
So với nhiều ngành khoa học xã hội khác, Xã hội học được xem là ra đời khá muộn.
Trong số rất nhiều chuyên ngành của Xã hội học, Xã hội học Du lịch là một chuyên ngành
khá non trẻ, mới nổi lên cùng với những nghiên cứu và sự quan tâm dành cho lĩnh vực du
lịch – một lĩnh vực kinh tế phát triển hết sức sôi động hiện nay trên thế giới.
Theo Erik Cohen – nhà xã hội học người Pháp, lịch sử nghiên cứu khoa học về du
lịch bắt đầu ở châu Âu – vùng đất chịu những ảnh hưởng đầu tiên của du lịch đại chúng
(Cohen, 1984). Ông cho biết tác giả L. Bodio người Italia đã xuất bản bài báo khoa học
đầu tiên về lĩnh vực du lịch vào năm 1899. Tuy nhiên, hầu hết những cơng trình khoa học
thủa ban đầu về du lịch đều xuất phát từ Đức. Những chuyên khảo xã hội học đầu tiên về
du lịch cũng được viết từ nước quốc gia này, mở đầu với bài báo của L. von Wiese năm
1930 và sau đó là cơng trình nghiên cứu xã hội học của H.J Knebel năm 1960 (trích theo
Cohen, 1984: 373). Cuốn sách về du lịch của Ogilvie xuất bản năm 1933 Hoạt động của
khách du lịch: một nghiên cứu kinh tế học là chuyên luận khoa học xã hội đầu tiên trong
lĩnh vực này được viết bằng tiếng Anh và sau đó là cuốn sách của Norval về ngành cơng
nghiệp du lịch xuất bản năm 1936 Ngành công nghiệp du lịch: Một khảo sát quốc gia và
quốc tế (trích theo Cohen, 1984: 373).
Tuy nhiên, chủ đề du lịch chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
cho đến tận sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, khi mà mức độ phát triển du lịch trở nên


mạnh mẽ. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực
nghiệm về vấn đề du lịch. Mặc dù vậy, những nghiên cứu chuyên biệt xã hội học về du lịch
thì phải đến những năm 1970 mới xuất hiện với bài viết của Cohen năm 1972 Hướng tới
bộ môn xã hội học về du lịch quốc tế và sự tổng hợp lý thuyết đầu tiên của Mac Cannell
Lịch sử nghiên cứu du lịch (trích theo Cohen, 1984: 374). Kể từ giữa những năm 1970,
lĩnh vực này bắt đầu phát triển nhanh chóng với hàng loạt những ấn phẩm và cơng trình
khoa học được xuất bản như các chuyên khảo và bài báo của Mac Cannell (Khách du lịch:
Một lý thuyết mới về tầng lớp giải trí –xuất bản năm 1976), Noronha (Các chiều cạnh văn
hóa và xã hội của du lịch: Tổng quan nghiên cứu ở Anh quốc – 1977), de Kadt (Du lịch –
chìa khóa để phát triển, 1979) và những tổng hợp và phân tích của V.L Smith (Chủ và
khách – 1977), Cohen (Xã hội học du lịch – 1979), hay Graburn (Nhân học xã hội về du
lịch – 1983) (trích theo Cohen, 1984: 374).
Có thể điểm qua sự khởi nguồn và phát triển của Xã hội học Du lịch ở một số quốc
gia Châu Âu – nơi được xem là quê hương của chuyên ngành khoa học này.
Các nước nói tiếng Đức: Bên cạnh những cơng trình đầu tiên như đã được nhắc đến
*

TS, Khoa Xã hội học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn


92

Xã hội học du lịch – lịch sử phát triển …...

ở trên, dấu hiệu của xu hướng “tồn cầu hóa” về du lịch và nghiên cứu Xã hội học Du lịch
ở các quốc gia nói tiếng Đức là bộ sách Tâm lý học Du lịch và Xã hội học Du lịch của
Hahn và Kagelmann năm 1993 (trích theo Dann, G. và cộng sự, 2009: 324). Cuốn sách này
đã tập hợp hầu hết những quan điểm sâu sắc của các nghiên cứu thuộc các quốc gia nói

tiếng Đức, song đáng chú nhất là việc đề cập tới cách tiếp cận nghiên cứu du lịch từ góc độ
tâm lý học, xã hội học và nhân chủng học. Các nhà xã hội học Đức quan tâm nghiên cứu cả
vấn đề lý thuyết cũng như những chủ đề thực tế chuyên biệt của du lịch. Hai chủ đề được
các nhà xã hội học Đức bàn tới nhiều nhất trong lĩnh vực du lịch là marketing và các hoạt
động giải trí (Dann, G. và cộng sự, 2009: 324).
Pháp: Ngành Xã hội học Du lịch ở Pháp cũng bắt đầu tìm kiếm nền tảng lý thuyết
phục vụ cho sự phát triển của chuyên ngành, ngay khi bộ môn Xã hội học ở nước này chú
ý tới lĩnh vực du lịch. Khái niệm “sự kiện xã hội của E. Durkheim được sử dụng làm nền
tảng lý thuyết để phân tích hiện tượng du lịch. Trên thực tế, có thể nói việc dựa trên những
nền tảng lý thuyết của bộ mơn xã hội học nói chung cho sự phát triển của chuyên ngành Xã
hội học Du lịch là một đặc trưng nổi bật của Xã hội học Du lịch Pháp. Những cái tên đáng
chú ý trong lĩnh vực này có thể kể đến như Joffre Dumazedier hay Marie Francoise
Lanfant (Dann, G. và cộng sự, 2009: 325).
Italia: Xã hội học Du lịch ở Italia vừa hướng nội lại vừa mở rộng với xu hướng tồn
cầu hóa trong khu vực. Bắt nguồn từ những chủ đề nghiên cứu chính như các vùng nơng
thơn hay thành thị trong làn sóng phát triển du lịch, hiện nay Xã hội học Du lịch Italia đang
tập trung vào một số chủ đề mới từ cách tiếp cận liên ngành tâm lý học xã hội và tâm lý học
địa lý. Nhắc đến Xã hội học Du lịch Italia, không thể không nhắc đến Alberto Sessa – người
đã tiên phong đặt nền móng cho sự kết nối giữa tâm lý học và xã hội học trong nghiên cứu
du lịch và cũng là người sáng lập Trường Quốc tế về Khoa học Du lịch mà hiện nay đã trở
thành trung tâm đào tạo của UNWTO (Dann, G. và cộng sự, 2009: 325).
Ba Lan: Từ những năm 1990, một làn sóng định hướng nghiên cứu các vấn đề về du
lịch đã nổi lên như một sự đối trọng với mối quan tâm dành cho các ngành kinh tế khác ở
quốc gia này. Sau khi Ba Lan ra nhập EU và phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh từ
q trình tồn cầu hóa, một số chủ đề mới được Xã hội học Du lịch Ba Lan quan tâm đến
là dịch vụ khách hàng, sự phối hợp giữa nhà nước và các tổ chức du lịch và đặc biệt là sự
gia tăng việc trao đổi thông tin qua internet (Dann, G. và cộng sự, 2009: 326).
Các nước vùng Scandinavi: Có một nền tảng truyền thống xã hội học rất đa dạng,
các nước vùng Scandinavi đã thành công trong việc thể hiện một chuyên ngành Xã hội học
Du lịch vừa định hướng nghiên cứu các vùng thuộc lục địa Châu Âu vừa xem xét tới

những tư tưởng của khu vực Anglo-Saxon. Những cơng trình nghiên cứu của nhà xã hội
học Thụy Điển Lofgren và nhà xã hội học Na Uy Jacobsen có thể là những minh chứng
điển hình cho xu hướng kết hợp song phương này (trích theo Dann, G. và cộng sự, 2009:
327). Từ những năm 1990, chủ đề được tập trung nghiên cứu ở các quốc gia này là du lịch
quốc tế và hiện nay có thêm những chủ đề mới như du lịch di cư, hoạt động nghỉ ngơi
ngoài trời và quy hoạch du lịch. Tuy nhiên, tại các quốc gia vùng Scandinavi này, các công

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn


Nguyễn Thị Vân Hạnh

93

trình nghiên cứu về Xã hội học Du lịch ít được xuất bản bằng tiếng Anh, một trong những
lý do để giải thích là Xã hội học Du lịch tại đây mới chỉ được xem như một chuyên ngành
nhỏ trong các trường đại học (Dann, G. và cộng sự, 2009: 327).
Tây Ban Nha: Xã hội học Du lịch không thực sự phát triển ở quốc gia này, mặc dù
cũng có nhiều nhà xã hội học ở đây quan tâm đến chủ đề này như Febas, Gaviria và Jurdao
Arrones, cùng với sự hiện diện của cuốn Lịch sử Xã hội học học Du lịch ở Tây Ban Nha
vào năm 1999 (trích theo Dann, G. và cộng sự, 2009: 328). Các nhà xã hội học Tây Ban
Nha có xu hướng định hướng nghiên cứu của mình theo nhân học xã hội như hình mẫu
trong xã hội học Pháp và cũng có những liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với quốc gia này.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cả 3 nhà xã hội học được nhắc đến ở trên đều không thực sự
theo đuổi chuyên ngành Xã hội học Du lịch cũng như không hoạt động trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học về du lịch tại quốc gia này. Và trên thực tế, tại Tây Ban Nha hiện nay
cũng chưa có một tổ chức học thuật chuyên biệt nào đối với chuyên ngành Xã hội học Du
lịch. Gần đây, tác giả đáng chú ý nhất là Aramberri với một số cơng trình khoa học bàn
luận về các số liệu thống kê du lịch cũng như những tác động văn hóa xã hội của du lịch ở
Tây Ban Nha (Dann, G. và cộng sự, 2009: 328).

Hy Lạp: Hy Lạp là một quốc gia du lịch nổi tiếng trên thế giới nhưng sự quan tâm
của giới nghiên cứu xã hội học đối với vấn đề du lịch thì mới chỉ xuất hiện gần đây. Mặc
dù về mặt học thuật, Xã hội học Du lịch tại đây chưa thực sự được cấu trúc một cách hệ
thống, nhưng hàng loạt những bài báo, tạp chí, luận văn, luận án hay cơng trình khoa học
đề cập đến chủ đề này đã cho thấy sự nổi lên mối quan tâm dành cho du lịch của các xã hội
học tại đây. Và mặc dù chỉ mới ra đời nhưng Xã hội học Du lịch ở Hy Lạp đã thể hiện một
màu sắc rất riêng và đáng chú ý trong những nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm
của mình. Những chủ đề nổi bật về Xã hội học Du lịch tại đây là thực hành dân tộc học,
phương pháp nghiên cứu định tính, mơ hình thuyết nữ quyền, chủ nghĩa hậu thực dân, quan
điểm phê phán văn hóa, bản sắc dân tộc, giới, các doanh nghiệp lữ hành (Dann, G. và cộng
sự, 2009: 329).
Như vậy, có thể thấy, tại châu Âu – nơi ra đời Xã hội học Du lịch – cũng như trên
bình diện chung, Xã hội học Du lịch chưa thực sự phát triển rộng rãi và mạnh mẽ như
nhiều chuyên ngành khác của Xã hội học. Tuy nhiên, lĩnh vực này hiện này cũng đã và
đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà xã hội học ở khắp các châu lục.
2. Những chủ đề nghiên cứu cơ bản của Xã hội học Du lịch
Trên cơ sở thống kê 258 cơng trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực Xã hội học Du lịch ở
châu Âu từ khi chuyên ngành này ra đời cho đến nay, các tác giả của cuốn Nguồn gốc và
sự phát triển Xã hội học Du lịch ở châu Âu (Dann, G. và cộng sự, 2009: 331-332) đã phân
loại ra 11 chủ đề chính xoay quanh hạt nhân là vấn đề du lịch nhìn từ góc độ xã hội học.
-

Lý thuyết cơ bản, định nghĩa, khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành;
Du lịch như một hình thái tiêu dùng;
Du lịch như một biểu hiện của tự do, một cách thức thay đổi hay chạy trốn và
tìm kiếm cái mới;

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn



94

Xã hội học du lịch – lịch sử phát triển …...

-

Du lịch như những mối tương tác và giao tiếp liên cá nhân;
Xã hội hóa, bản sắc hay những cuộc hành hương;
Du lịch đại chúng và phản – du lịch;
Không gian và địa điểm: thiên nhiên, biển, đồng quê và đơ thị;
Tác động văn hóa xã hội của du lịch, cộng đồng, việc làm, chính sách, phát triển
bền vững và xung đột;
Du lịch với giới và gia đình;
Động cơ và quyết định du lịch;
Hoạt động giải trí, thời gian rỗi, sự nghỉ ngơi, thể thao và ngày nghỉ của người
lao động.

Dưới một góc độ phân loại khác, có thể thấy các nghiên cứu Xã hội học về du lịch
tập trung sự chú ý vào 4 mảng vấn đề chính, bao gồm du khách, mối quan hệ giữa du
khách và dân địa phương, cấu trúc và chức năng của hệ thống du lịch và các tác động xã
hội của du lịch.
Khách du lịch
Theo tác giả Cohen (1984), các nghiên cứu về khách du lịch trong những giai đoạn
đầu của sự phát triển mối quan tâm khoa học ở lĩnh vực này rất phong phú, đa dạng nhưng
hầu hết trong số đó đều là những khảo sát mang tính du lịch học và những phân tích được
định hướng để đáp ứng các nhu cầu của chính phủ hay ngành cơng nghiệp du lịch. Chúng
chủ yếu tập trung vào các đặc điểm nhân khẩu xã hội của du khách, tần suất, mục đích, độ
dài và kiểu loại chuyến đi, điểm đến và các hoạt động du lịch tại điểm đến. Mặc dù không
mang nhiều tính xã hội học nhưng những dữ liệu này vẫn có thể là những nguồn phân tích
thứ cấp quan trọng cho phép các học giả xác định xu hướng chính trong các hoạt động du

lịch hiện đại.
Các số liệu thống kê về khách du lịch trên phạm vi toàn cầu cho thấy, nhìn chung,
nam giới đi du lịch nhiều hơn phụ nữ, người già đi ít hơn thanh niên và trung niên, và số
lượng người trẻ tuổi đi du lịch gia tăng mạnh nhất, những người sống ở đô thị cũng đi du
lịch nhiều hơn so với những cư dân nông thôn. Một số lượng đáng kể những người có thu
nhập cao đi du lịch hàng năm, trong khi đó những người ở nhóm thu nhập cao nhất thì một
năm đi du lịch hơn 1 lần. Cho dù hoạt động du lịch đã mang tính dân chủ hóa nhưng những
khác biệt giữa các tầng lớp vẫn tồn tại trong các xã hội công nghiệp phương Tây, không
chỉ về số lượng lần du lịch mà còn về điểm đến, khoảng cách, tính tổ chức của chuyến đi,
động cơ, kiểu loại chuyến đi và những chủ đề văn hóa của hoạt động du lịch (Cohen, 1984:
376-377).
Nghiên cứu tâm lý xã hội về du lịch vài thập kỷ gần đây mới nhận được sự chú ý của
các nhà tâm lý học, xã hội học. Một số chủ đề bắt đầu được nghiên cứu kỹ như động cơ du
lịch, sốc văn hóa hay sốc môi trường tại điểm đến, ra quyết định, thái độ và sự hài lòng.
Cách tiếp cận về nghiên cứu động cơ du lịch lúc này khá liên quan đến tiếp cận xã hội học.
Thay vì xem động cơ du lịch là “một quá trình ngắn hạn đơn giản được đánh giá bởi việc
đo lường sự hài lòng tức thời và những nguyên nhân của hành vi du lịch” như các nhà
nghiên cứu về thời gian rỗi đã làm, động cơ du lịch lúc này được hiểu trong mối quan hệ

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn


Nguyễn Thị Vân Hạnh

95

với nhu cầu tâm lý lâu dài và các kế hoạch cuộc đời của các cá nhân, những động cơ thực
chất bên trong trở nên đặc biệt quan trọng. Cách tiếp cận này được đánh dấu với những
nghiên cứu của các nhà xã hội học đã xem xét những động cơ và kinh nghiệm của du
khách trong bối cảnh của những biểu tượng văn hóa thuộc cấu trúc của xã hội hiện đại

(Cohen, 1984: 377).
Quan hệ giữa du khách và người dân địa phương
Các nhà xã hội học cũng dành khá nhiều quan tâm cho mối quan hệ giữa du khách và
người dân địa phương tại các điểm du lịch. Họ nghiên cứu mối quan hệ này từ góc độ sự
tương tác, nhận thức và thái độ của 2 nhóm đối tượng.
Bản chất của mối quan hệ này là luôn thay đổi và không lặp lại, do vậy, bản thân các
cá nhân thuộc 2 nhóm đối tượng nghiên cứu nói trên thường khơng ý thức hay giải thích
những tác động mà họ gây ra cho nhau. Cũng chính vì vậy, những mối quan hệ này ít được
đặt trên nền tảng của sự tin tưởng. Bên cạnh đó, sự khác biệt dân tộc, văn hóa, ngơn ngữ có
thể tạo ra những hiểu nhầm hoặc xung đột.
Tuy nhiên, cả 2 nhóm đối tượng này đều có thể được hưởng lợi lẫn nhau từ việc trao
đổi, mua bán, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại địa phương nên giữa họ không
nhất thiết phải nảy sinh sự thiếu tin tưởng, mâu thuẫn hay xung đột. Giữa họ cũng có thể
có sự giao lưu văn hóa dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau hay thay đổi những định kiến xã hội
đã tồn tại trước đó do thiếu thơng tin.
Cấu trúc chức năng của hệ thống du lịch
Du lịch có thể được xem như một hệ thống bao gồm (1) các hoạt động kinh tế nhằm
tạo ra và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch; (2) các nhóm xã hội, các đặc
tính văn hóa và các thành tố vật chất với tư cách là đặc điểm thu hút du lịch và (3) những
thiết chế được sắp đặt có hệ thống nhằm điều tiết những hành vi thương mại và những hoạt
động xã hội có liên quan tới những sản phẩm du lịch.
Ngành công nghiệp du lịch đang ngày càng mang tính quốc tế hóa. Cấu trúc của
ngành cơng nghiệp du lịch ở cấp độ tồn cầu có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới cấu trúc
này ở cấp độ quốc gia hay địa phương. Cũng như vậy, trước đây, các nhà xã hội học hầu
như chỉ nghiên cứu hệ thống du lịch ở cấp độ địa phương hoặc khu vực thì nay, với tốc độ
quốc tế hóa, tồn cầu hóa nhanh chóng của du lịch, hướng nghiên cứu, cách tiếp cận cũng
như các hoạt động hợp tác giữa các nhà Xã hội học Du lịch ở khắp nơi trên thế giới cũng
có những thay đổi theo hướng mở rộng phạm vi, tiếp cận nghiên cứu liên ngành và tăng
cường liên kết, trao đổi (Cohen, 1984: 382).
Các tác động xã hội của du lịch

Đúng với bản chất của ngành khoa học Xã hội học, tác động của du lịch chính là chủ
đề được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất trong các nghiên cứu Xã hội học Du lịch. Phần
lớn các cơng trình nghiên cứu tập trung vào sự tác động của du lịch đối với cộng đồng tại
địa bàn du lịch mà ít đề cập đến sự tác động tới cộng đồng nơi cư trú của các du khách.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều phân biệt những tác động văn hóa xã hội và kinh tế xã hội

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn


96

Xã hội học du lịch – lịch sử phát triển …...

của du lịch. Tuy nhiên, càng ngày những tác động tích cực về mặt kinh tế của du lịch càng
ít được quan tâm bởi các nhà xã hội học. Thay vào đó, các nhà xã hội học tập trung nghiên
cứu quá trình du lịch tạo ra những xu hướng biến động bất ổn và những của xã hội.
Đối với những tác động văn hóa xã hội, du lịch cũng đem lại nhiều ảnh hưởng dưới
các chiều cạnh khác nhau, về cơ bản có thể quy thành một số chủ đề: sự tham gia của cộng
đồng vào hoạt động du lịch, bản chất các mối liên hệ liên cá nhân, nền tảng của các tổ chức
xã hội, nhịp sống, sự di dân và tính di động xã hội, phân cơng lao động, phân tầng xã hội,
phân bố quyền lực và chính trị, lệch chuẩn, phong tục tập quán và nghệ thuật. Các phát
hiện của các học giả về những chủ đề này tương đối đồng nhất (Cohen, 1984: 385).
Du lịch được xem là ngành kinh tế có tiềm năng xã hội hóa cao. Với sự phát triển của
du lịch, các cộng đồng địa phương đã tham gia nhiều hơn vào hệ thống phát triển của quốc
gia cũng như quốc tế. Khái niệm du lịch cộng đồng (community - based tourism) đang ngày
một trở nên phổ biến, đó là loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người
nghèo trong môi trường cộng đồng. Bên cạnh nhưng tác động tích cực trong tạo việc làm và
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng, du lịch cộng đồng cũng có thể đem lại
những tác động trái chiều nếu khơng được quy hoạch và kiểm sốt đúng hướng, một trong số
những tác động tiêu cực ở tầm vĩ mô là ngân sách của địa phương ngày càng phụ thuộc vào

những yếu tố bên ngồi mà bản thân nó khơng thể kiểm sốt được.
Nhiều nhà nghiên cứu đã viết về sự tác động của du lịch lên nhịp sống của xã hội. Du
lịch là một hoạt động có tính thời vụ cao và có ảnh hưởng rất lớn tới lối sống truyền thống
trong các cộng đồng nơng nghiệp. Nó cũng tạo ra sự thay đổi đáng kể trong thời khóa biểu
hàng ngày về phân chia giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc của những người làm trong
ngành công nghiệp du lịch và do đó tác động đến nhịp sinh hoạt của cả gia đình họ.
Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới tại địa phương và do đó tác động đến mơ
hình di dân theo 2 hướng chính: giúp cho cộng đồng địa phương giữ chân được người
dân của mình, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ ở những vùng sâu vùng xa; thu hút nhân lực
từ những vùng khác chuyển đến. Do vậy, tại những vùng du lịch phát triển, q trình đơ
thị hóa cũng được đẩy mạnh. Du lịch không phải là một cơ chế tác động nổi bật tới tính
di dộng xã hội, trong khi một số người có thể thu được rất nhiều lợi nhuận từ hoạt động
du lịch, những người làm cơng trong ngành cơng nghiệp du lịch có rất ít cơ hội để thăng
tiến do đặc thù cấu trúc nghề nghiệp của ngành với một tỷ lệ lao động không qua đào tạo
và bán chuyên nghiệp khá lớn trong khi tỷ lệ các chức vụ cao thì lại rất nhỏ. Thêm vào
đó, tại những vùng kém phát triển, những vị trí cao lại thường bị chiếm lĩnh bởi những
người đến từ nơi khác, gây thiệt thòi cho người dân địa phương. Tuy vậy, du lịch vẫn
thực sự thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong các hoạt động dịch vụ bổ sung và lệ thuộc,
và theo đó cũng trực tiếp tạo ra các cơ hội việc làm cho người dân địa phương (Cohen,
1984: 385).
Một trong những ảnh hưởng rõ nét được đề cập đến nhiều nhất của du lịch là sự tác
động của nó tới sự phân cơng lao động xã hội, đặc biệt là sự phân công lao động theo giới.
Bằng việc tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, du lịch đã kéo một bộ phận nhân lực của địa
phương vào thị trường lao động mà trước đó họ phải đứng ngoài, đặc biệt là nữ thanh niên.

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn


Nguyễn Thị Vân Hạnh


97

Sự thay đổi này không chỉ làm thay đổi sự phân công lao động theo giới trong các hộ gia
đình mà cịn làm thay đổi địa vị của phụ nữ trong gia đình và đối với chồng họ cũng như
vai trị kiểm sốt của họ đối với con cái. Đơi khi, điều này có thể dẫn tới xung đột và các
hành vi lệch chuẩn trong gia đình.
Ảnh hưởng của du lịch đối với sự phân tầng xã hội cũng được đề cập tới bởi nhiều
nhà nghiên cứu nhưng đôi khi vấn đề không được tách bạch một cách rõ ràng. Du lịch đã
tạo ra những thay đổi trong tiêu chuẩn phân tầng bằng việc nhấn mạnh hơn tầm quan trọng
của quyền làm chủ về mặt kinh tế, làm gia tăng giá trị của đồng tiền như một tiêu chuẩn
quan trọng cho sự phân tầng thay vì những tiêu chuẩn truyền thống như nguồn gốc xuất
thân hay địa vị danh dự, và do vậy đã thực sự tạo ra một sự thay đổi trong hệ thống phân
tầng xã hội (Cohen, 1984: 386).
Đối với lĩnh vực chính trị, du lịch được xem là có thể đem lại những mối quan tâm
chính trị mới và dẫn tới sự đa dạng hóa cơ cấu quyền lực tại địa phương thơng qua việc tạo
ra những trung tâm quyền lực mới và những nhà lãnh đạo kiểu mới cạnh tranh với những
nhà lãnh đạo truyền thống. Hệ quả thường là sự gia tăng các xung đột trong cộng đồng về
các vấn đề mới. Tuy nhiên, trên thực tế, những tác động của du lịch đối với chính trị khơng
nhận được nhiều sự quan tâm (Cohen, 1984: 387).
Nhận định về việc du lịch làm gia tăng các kiểu loại hành vi lệch chuẩn cũng đã được
đặt ra. Mặc dù những hành vi lệch chuẩn có liên quan đến hoạt động du lịch như trộm cắp,
ăn xin, lừa gạt, mại dâm được ghi nhận, vai trò của du lịch với tư cách là nguyên nhân gây
ra những hành vi này dường như đã được phóng đại, đặc biệt là với trường hợp hoạt động
mại dâm.
Ảnh hưởng của du lịch lên phong tục tập quán và nghệ thuật cũng nhận được nhiều
sự quan tâm. Nhìn một cách tổng thể, các phong tục tập quán và nghệ thuật thường bị
thương mại hóa để phục vụ cho các hoạt động du lịch. Trong khi thực tế này được chấp
nhận rộng rãi thì những tranh luận về quá trình này vẫn luôn diễn ra. Việc chuyển đổi các
sản phẩm văn hóa, nghệ thuật thành các sản phẩm kinh tế bản thân nó khơng địi hỏi phải
làm biến dạng, thay đổi các sản phẩm này, mà trên thực tế chúng có thể tác động tới mối

quan tâm và sở thích của các du khách. Tuy vậy, trong hầu hết các trường hợp, các sản
phẩm văn hóa, nghệ thuật và phong tục tập quán đã thay đổi vì chúng được định hướng tới
cộng đồng bên ngồi vốn khơng cùng chia sẻ nền tảng văn hóa, ngơn ngữ và hệ giá trị
truyền thống.
Trên cở sở những chủ đề cơ bản nói trên, rất nhiều cơng trình nghiên cứu Xã hội học
Du lịch trên thế giới đã ra đời, góp phần cung cấp những kiến thức lý thuyết hay thông tin,
dữ liệu về sự phát triển hệ thống du lịch toàn cầu cũng như những tác động xã hội của hệ
thống này.
3. Sự phát triển của du lịch và vai trò của Xã hội học Du lịch ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng du lịch, xét từ cả khía cạnh tự nhiên và văn
hóa. Trải dải với hơn 3200km bờ biển với 125 bãi biển dọc từ bắc đến nam, trong đó có

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn


98

Xã hội học du lịch – lịch sử phát triển …...

những bãi biển tầm cỡ quốc tế như Lăng Cô, Non Nước, Hạ Long, Nha Trang cùng rất
nhiều sông, hồ, suối và suối nước nóng, thác nước là nguồn tài nước quý giá phục vụ cho
phát triển du lịch biển và những loại hình du lịch tham quan khác. Địa hình ¾ là núi đồi
cùng rất nhiều khu rừng ngun sinh và khu dự trữ sinh quyển cũng là tiềm năng lớn để
phát triển các loại hình du lịch sinh thái.
Đặc biệt, Việt Nam có một hệ thống những di sản thiên nhiên, văn hóa và tư liệu thế
giới đã được UNESCO công nhận bao gồm Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng, quần thể di tích cố đơ Huế, khu di tích trung tâm Hồng thành Thăng Long – Hà
Nội, đô thị cổ Hội An, khu đề tháp Mỹ Sơn, khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,
Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn và Bia Tiến sỹ
Văn Miếu. Tất cả những di sản thế giới này đều là thế mạnh rất lớn cho Việt Nam trong

khai thác phát triển du lịch.
Trên cơ sở những tiềm năng du lịch dồi dào, với quan điểm coi trọng và nhấn mạnh
đầu tư phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, những năm qua du lịch Việt Nam đã thu
được những thành tựu rất đáng khích lệ.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nếu như năm 1990, cả nước chỉ có 350 cơ sở lưu
trú phục vụ du lịch thì năm 2009 con số này đã lên tới 10.800 cơ sở trong đó có 3100
khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế (Tổng cục Du lịch, 2009). Rất nhiều khu nghỉ dưỡng cao
cấp, khu du lịch sinh thái, sân golf và những loại hình cơ sở du lich khác được xây dựng ở
nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch phát triển
mạnh mẽ ở tất cả các tuyến hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy.
Về du lịch trong nước, năm 1990, số lượng khách du lịch nội địa chỉ có 1 triệu người,
năm 2000 tăng lên 11,2 triệu người và đến năm 2010 số lượng khách du lịch trong nước đã
tăng lên con số 28 triệu lượt người. Số lượng khách du lịch nội địa gia tăng nhanh chóng
nhờ vào chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện cũng như nhờ chính sách
gia tăng thời gian nghỉ ngơi cho người lao động. Tính đến năm 2009, để phục vụ nhu cầu
du lịch trong nước đang ngày một gia tăng, cả nước đã có hơn 10.000 doanh nghiệp lữ
hành nội địa, khai thác thế mạnh du lịch của cả 63 tỉnh thành (Tổng cục Du lịch, 2009; Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011).
Du lịch quốc tế là minh chứng rõ nét hơn cả cho những thành tựu nổi bật của du lịch
Việt Nam. Năm 1990, cả nước đón 250.000 khách du lịch quốc tế, năm 2000, con số này
tăng lên 2.140.00 người, và đến năm 2010, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
đã đạt con số 5 triệu lượt người. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế năm 2009
cũng đã đạt con số 758 với gần 6000 hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ (Tổng cục Du
lịch, 2009; Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011).
Những thành tựu của du lịch Việt Nam kể trên đã tạo ra những tác động tích cực tới
sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Với tư cách là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch đã đóng góp tích cực
vào việc thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tính đến tháng 11/2010, cả
nước có khoảng 625 dự án đầu tư vào du lịch được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 12,285


Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn


Nguyễn Thị Vân Hạnh

99

tỷ USD. Thu nhập du lịch tăng từ 17.500 tỷ đồng năm 2000 lên trên 96.000 tỷ đồng vào năm
2010. Thu nhập ngoại tệ từ dịch vụ du lịch năm 2008 đạt 4,02 tỷ USD, đứng thứ 5 trong các
ngành kinh tế tạo thu nhập ngoại tệ cho đất nước (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
2011). Du lịch cũng góp phần tạo cơng ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động trong nước.
Theo thống kê từ ngành du lịch, tính đến năm 2010, du lịch đã tạo ra khoảng 450.000 lao động
trực tiếp và gần một triệu lao động gián tiếp cho xã hội, nhờ đó cịn góp phần tích cực vào nỗ
lực xố đói giảm nghèo, đặc biệt là với người dân vùng sâu, vùng cao - nơi có tiềm năng du
lịch như vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với những khía cạnh phi kinh tế khác, du lịch cũng góp phần mở rộng giao lưu văn
hóa, nâng cao lòng tự hào dân tộc và nhận thức cũng như hoạt động duy trì, bảo tồn các giá trị
lịch sử, văn hóa, khơi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các
tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động nhất định
tới việc nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Tỷ lệ lao động nữ trong ngành
du lịch là 55%, cao hơn 15% so với tỷ lệ nữ trên thị trường lao động nói chung, số lượng phụ
nữ làm lãnh đạo trong ngành du lịch cũng cao hơn so với các ngành kinh tế khác.
Bên cạnh những đóng góp to lớn đối với sự phát triển văn hóa – kinh tế - xã hội của
đất nước, ngành du lịch Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế và có những tác động trái
chiều nhất định đối với tiến trình phát triển chung.
Trước hết, phải kể đến những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với mơi trường
thiên nhiên. Du lịch có thể làm tăng áp lực hoặc thậm chí gây cạn kiệt nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên, gây ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn, gia tăng lượng rác thải, làm
nhiễu loạn hay mất cân bằng hệ sinh thái. Chẳng hạn trường hợp động Phong Nha – Kẻ
Bàng. Lịch sử phát triển trên 500 triệu năm, sự đa dạng của cảnh quan địa hình cùng hệ

thống hang động ngầm vĩ đại là giá trị và tầm cỡ của Phong Nha - Kẻ Bàng. Nhưng việc
quản lý hang động phục vụ du lịch đã và đang gây ra những tác động xấu tới môi trường và
cảnh quan hang. Sau một số năm được khai thác du lịch, lối đi vào động hiện nay đã bị
biến đổi, vòm động cũng đã bị bào mòn, ánh sáng nhân tạo làm các khối đá cũ đi và mọc
nhiều rêu. Hiện nay, vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của động đã thay đổi rất nhiều dưới bàn tay
tác động của con người.
Du lịch cũng có những tác động tiêu cực đối với văn hóa, thể hiện ở chỗ du lịch có
thể làm thương mại hóa, thay đổi hoặc thậm chí hủy hoại các phong tục, tập quán, giá trị
văn hóa. Đơn cử trường hợp chợ tình Sapa. Đây là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của
người Dao, người H’ Mơng ở vùng núi phía bắc Việt Nam. Chợ tình là nơi gặp gỡ, giao
lưu, trị chuyện, trao đổi tình cảm, là một sinh hoạt văn hóa nhân văn độc đáo rất có ý
nghĩa tinh thần trong đời sống của người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, từ khi Sapa trở thành
điểm du lịch hấp dẫn và chợ tình thành một trong những tiêu điểm của các tour du lịch
Sapa, nó đã khơng cịn giữ được ý nghĩa ngun sơ và những nét trong sáng vốn có. Chợ
tình đã bị thương mại hóa, yếu tố “tình” đã ít đi và yếu tố “chợ” đã ngày một đậm thêm.
Các đôi trai gái đến chợ khơng phải để hị hẹn, giao lưu mà để bán hàng và để biểu diễn có
thu tiền.
Bên cạnh những tác động tiêu cực của du lịch, có thể nhận thấy du lịch Việt Nam cịn

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn


100

Xã hội học du lịch – lịch sử phát triển …...

tồn tại những khó khăn và yếu kém khiến một số chỉ tiêu quan trọng về khách du lịch quốc
tế, thu nhập du lịch, GDP du lịch chưa đạt so với dự báo. Hết năm 2010, số lượng khách du
lịch quốc tế mới đạt 57,5%, thu nhập du lịch đạt 35%, GDP du lịch đạt 28,3%, số buồng
khách sạn đạt 80,5% so với dự báo. Tỷ lệ đóng góp GDP du lịch trong tổng GDP cả nước

giai đoạn 1995-2010 còn hạn chế, chưa tương xứng với mục tiêu quy hoạch tổng thể đặt ra
là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
còn thấp, năm 2008, Việt Nam đứng thứ 97 trên tổng số 113 nước (Báo Điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, 2011).
Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác hiệu quả các tiềm
năng du lịch và đóng góp tốt nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hay để có thể đạt mục
tiêu 8 triệu khách quốc tế và 35 triệu khách nội địa vào năm 2020 như chiến lược phát triển
của ngành đã được Chính phủ phê duyệt, một số vấn đề cấp bách của du lịch Việt Nam cần
được quan tâm giải quyết trước mắt bao gồm:
Thủ tục hành chính liên quan tới khách du lịch như thủ tục cấp visa, hồn thuế giá trị gia
tăng cịn nhiều phiền hà, bất cập, làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam đối với du khách quốc tế.
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cần được đầu tư nâng cấp, cải thiện, đặc biệt là cơ sở
hạ tầng giao thông. Dịch vụ hàng khơng với đường bay ít và chất lượng còn nhiều hạn chế,
đường bộ, đường sắt, đường thủy cũng đều chất lượng thấp (năm 2009, Việt Nam xếp hạng
102/133 về chất lượng giao thông theo chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch đăng tải trên
Diễn đàn Kinh tế Thế giới) chính là một trong những điểm yếu lớn nhất làm giảm sức hấp
dẫn của Việt Nam đối với du khách quốc tế.
Nguồn nhân lực du lịch cũng là một điểm yếu của ngành công nghiệp này tại Việt
Nam. Hiện nay, theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, số lượng nhân lực qua đào tạo của
ngành du lịch mới chỉ đạt 40%. Sự phát triển nhanh mạnh của du lịch cũng kèm theo nhu
cầu lớn về nhân lực lao động, tạo ra áp lực về cả số lượng và chất lượng cho nguồn cung
lao động đối với ngành kinh tế mũi nhọn này (Hà Văn Siêu, 2010).
Một trong những điểm được đánh giá thấp nhất của hệ thống du lịch Việt Nam là
hoạt động quảng bá, marketing. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch,
việc quảng bá còn chung chung, chưa bám sát vào hình ảnh thương hiệu cụ thể hay định
hướng theo thị trường mục tiêu. Kinh phí và chất xám đầu tư cho xây dựng và xúc tiến
quảng bá thương hiệu du lịch cũng rất hạn chế (Hà Văn Siêu, 2011).
Trước những khó khăn và thách thức cũng như yếu kém và tồn tại của ngành du lịch
Việt Nam, cần có những nghiên cứu khoa học để chỉ rõ thực trạng, nguyên nhân, xu hướng
và đề xuất giải pháp. Đó là lý do chúng ta cần sự ra đời và phát triển của chuyên ngành Xã

hội học Du lịch. Cùng chung thực trạng với Xã hội học Du lịch trên thế giới, Xã hội học
Du lịch ở Việt Nam có xuất phát điểm muộn hơn rất nhiều so với các chuyên ngành xã hội
học cơ bản khác. Du lịch từng chỉ được đề cập đến như một mảng vấn đề trong chuyên
ngành Xã hội học Văn hóa hay Xã hội học về Giải trí và Thời gian rỗi. Các cơng trình
nghiên cứu về du lịch dưới góc độ xã hội học hầu như vắng bóng.
Tuy nhiên, gần đây, cùng với sự phát triển của ngành du lịch và sự nảy sinh nhiều

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn


Nguyễn Thị Vân Hạnh

101

vấn đề đối với lĩnh vực này cũng như sự lớn mạnh và mở rộng của ngành xã hội học tại
Việt Nam, Xã hội học Du lịch đã dần nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu xã
hội học. Thêm vào đó, hiện nay mơn học Xã hội học Du lịch cũng đã xuất hiện trong
chương trình đào tạo của nhiều trường đại học như ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP.
Hồ Chí Minh, ĐH Ngoại Ngữ Đà Nẵng, ĐH Đà Lạt. Riêng đối với Khoa Xã hội học,
trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, Xã hội học Du lịch đã trở
thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân chính quy ngành Xã hội học
và mơn học tự chọn trong chương trình đào tạo cao học.
Có xuất phát điểm muộn và khá hạn chế về nền tảng lý thuyết hay tài liệu tham khảo,
nhưng hy vọng với những nỗ lực của các nhà khoa học Xã hội học và một số chuyên ngành
khác có liên quan cùng sự quan tâm và đầu tư thích đáng các nhà quản lý, trong thời gian
tới, Xã hội học Du lịch Việt Nam sẽ khởi sắc và có những đóng góp thiết thực cho sự phát
triển của ngành xã hội học và ngành công nghiệp du lịch.
Tài liệu trích dẫn
Hà Văn Siêu. 2010. Nhu cầu nhân lực du lịch giai đoạn 2011-2020. Truy cập từ Website
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, />(truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011).

Hà Văn Siêu. 2011. Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Truy cập từ website Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch,
(Truy cập ngày 02 tháng 4 năm 2011).
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011. Tạo sự thay đổi căn bản để du lịch Việt Nam
bứt
phá.
Truy
cập
từ
/>_id=448058.). (Truy cập ngày 01 tháng 3 năm 2011).
Tổng cục Du lịch. 2009. Một số thành tựu trong quá trình phát triển của ngành du lịch Việt
Nam.
Truy
cập
từ
website
Tổng
cục
Du
lịch
(Truy cập
ngày 07 tháng 4 năm 2011)Cohen, E. 1984. The Sociology of Tourism:
Approaches, Issues and Findings. Annual Review of Sociology, Vol. 10.
Cohen, E. 1984. The Sociology of Tourism: Approaches, Issues and Findings. Annual
Review of Sociology, Vol 10.
Dann, G. & Parrinello, G. 2009. The Sociology of Tourism: European origins and
development. Tourism Social Science Series, Volume 12; Emerald Group
Publishing Limited, UK

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn




×