Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

SỔ TAY BẢO VỆ SỨC KHỎE DÀNH CHO TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.11 MB, 64 trang )

SỔ TAY BẢO VỆ SỨC KHỎE
DÀNH CHO TRẺ EM
Bản Trung - Việt


I. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh
1.Sự yên tĩnh............................................................................ 56
2.Việc giữ ấm........................................................................... 56
3.Quần áo................................................................................. 56
4.Thay tã lót............................................................................. 56
5.Tắm rửa................................................................................. 57
6.Chăm sóc dây rốn cho trẻ..................................................... 57
7.Phòng tránh nhiễm trùng...................................................... 58
8.Ðo nhiệt độ cơ thể................................................................. 58
9.Việc ăn uống của trẻ sơ sinh................................................. 58
10.Sự bài tiết của trẻ sơ sinh.................................................... 60
11.Kiểm tra sàng lọc dành cho trẻ sơ sinh............................... 60
12.Kiểm tra sàng lọc khả năng nghe của trẻ............................ 62

II. Vấn đề Thường gặp phải ở trẻ sơ sinh
1.Ợ sữa và nôn sữa................................................................. 63
2.Hoàng đản............................................................................ 63
3.Sởi hạt ngô........................................................................... 64
4.Rôm, sẩy.............................................................................. 64
5.Hăm..................................................................................... 65
6.Bệnh phát ban...................................................................... 65
7.Bệnh tưa............................................................................... 65
8.Phát sốt................................................................................ 66
9.Gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh................................................ 67
10.Cách chăm sóc gãy xương đòn tại nhà.............................. 68



11.Kinh nguyệt giả và kết tinh axit uric................................. 68
12.Khớp xương chậu phát triển không tốt.............................. 68

III.Bệnh tật thường gặp ở trẻ sinh non
1.Hở động mạch(Patent Ductus Arteriosus. PDA)................. 70
2.Ruột non hoại tử viêm kêt́ tràng
(Necrotizing Enterocolitis, NEC)....................................... 70
3.Chứng võng mạc
(Retinopathy of Prematurity, ROP).................................... 71
4.Trước khi trẻ sinh non xuât́ viện, cha mẹ cần học các kỹ năng
chăm sóc trẻ....................................................................... 72

IV.Các bệnh thường gặp trong phòng chăm
sóc đặc biệt

1.Đối với trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc bệnh tiểu đường.............. 73
2.Đối với trẻ sơ sinh bi ̣nhiễm bệnh trong tử cung................. 73
3.Những nhóm bệnh do hít phải phân.................................... 74

V.Những bệnh tật mà trẻ thường mắc phải
1. Tiêu chảy.............................................................................. 76
2. Viêm tai giữa cấp tính.......................................................... 76
3.Cảm cúm............................................................................... 77
4.Viêm nhiễm đường tiểu........................................................ 78
5.Bệnh sẩn hoa hồng ............................................................... 79


6. Bệnh thủy đậu...................................................................... 80
7.Hen sxuyễn ở trẻ................................................................... 81


VI.Luyện tập trẻ đi tiểu tiện...................................... 83
VII.Bảo vệ răng
1.Ghi chép quá tri ̀nh mọc răng sữa..................................... 84
2.Chăm sóc răng của trẻ như thế nào?................................. 84
VIII.Những điều cần chú ý khi thêm thức ăn phụ cho
trẻ

1.Mục đích cho trẻ ăn thêm thức ăn phụ........................... 86
2.Nguyên tắc khi cho trẻ ăn thêm thức ăn phụ.................. 86

IX.Thời gian và những điều cần chú ý sau khi tiêm
chủng
1.Vắc-xin phòng lao.............................................................. 87
2.Vắc-xin phòng bệnh viêm gan siêu vi B............................ 87
3.Vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà vô
bào, bệnh khuẩn que khát máu B, bệnh bại liệt vô hoạt hóa
ở trẻ em.............................................................................. 88
4.Vắc-xin 3 trong 1 phòng sởi, quai bị , sởi Đức.................. 88
5.Vắc-xin phòng viêm não Nhật bản..................................... 89
6.Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu............................................. 89


7.Vắc- xin phòng bệnh khuẩn liên cầu viêm phổi liên hợp 13
giá (PCV-13)...................................................................... 90
8.Vắc-xin phòng cảm cúm.................................................... 91

X.Tạo môi trường thích hợp cho trẻ và kích thích văn
hóa....................................................................... 93
XI.Chọn lựa đồ chơi

1. Các giai đoạn chọn đồ chơi cho trẻ................................... 96
2. Nguyên tắc chọn đồ chơi cho trẻ....................................... 96
3. Các điều cần biết khi dạy bé chơi trò chơi........................ 97

XII.Động tác vận động của trẻ.................................. 98
XIII.Những thương tổn do sự cố............................ 101
XIV.Sự phát triển trí não của trẻ
1.Làm sao để cho trẻ có một thân thể và tinh thần khỏe mạnh..102
2. Bảng ghi nhận quá trình phát triển trí óc của trẻ..............103
3.Giới thiệu về các dịch vụ điều trị và giám định đánh giá việc
giáo dục trị liệu sớm dành cho trẻ chậm phát triển..........106


I.Việc chăm sóc trẻ sơ sinh
Sau khi trẻ ra đời, vì môi trường hoàn toàn không giống như lúc còn trong
bụng mẹ, là lúc trẻ trưởng thành ở 1 môi trường khác. Trong thời gian 1 tháng
sau khi ra đời, là thời điểm quan trọng để trẻ sơ sinh thích nghi môi trường mới,
cũng trong thời gian này trẻ rất có thể gặp phải 1 vài khó khăn về sinh lý vì vậy
phải chăm sóc thật cẩn thận.

1.Sự yên tĩnh

Trẻ sơ sinh ngoài thời gian bú ra, phần lớn thời gian là ngủ, vì thế phòng trẻ
sơ sinh phải giữ gìn sạch sẽ và yên ti ̃nh nhưng cũng không vì thế mà cố tình
tránh né tất cả âm thanh. Âm thanh vừa đủ, trẻ sơ sinh sẽ thích nghi và cũng
là điều cần thiết để phát triển thính giác.

2.Việc giữ ấm :

Năng lực điều tiết nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh còn kém, cha mẹ phải chú

ý nhiệt độ cơ thể của trẻ, nhiệt độ trong phòng của trẻ tốt nhất là vào khoảng
25OC – 28OC và cần phải lưu ý không khí lưu thông trong phòng, nhưng phải
tránh gió mạnh thổi trực tiếp hoặc gió luốn.

3.Quần áo:

Lựa chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, phải chọn loại nhẹ, mềm, ôn hòa và
không phai màu, tốt nhất là nên tránh những chất liệu dễ cháy như nylon.
Quần áo trong bằng cotton không có tính kích ứng và dễ hút mồ hôi, là loại
quần áo tốt nhất để chọn lựa, các kiểu quần áo phải đơn giản, quần áo quá chật
hoặc quá rộng đều dễ gây cản trở hoạt động của trẻ.

4.Thay tã lót :
Khi trẻ tiểu tiện và đại tiện, phải thay tã lót ngay, dùng nước ấm rửa sạch
hậu môn và dùng khăn mềm lau khô.

56


5.Tắm rửa :

a.Mỗi ngày đều phải tắm cho trẻ, ngoài việc cho trẻ cảm thấy thoải mái ra còn
có thể kiểm tra xem cơ thể trẻ có những hiện tượng khác thường không,
như là sởi đỏ, vết bầm (ứ máu) bị thương .v.v... và cũng có thể tăng thêm
tình cảm gia đình.
b.Thời gian tắm cho trẻ tốt nhất là 30 phút trước khi cho bú và 1 tiếng đồng
hồ sau khi bú, để có thể tránh nôn sữa, chọn thời điểm có nhiệt độ cao nhất
trong ngày (khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều) nhiệt độ trong phòng phải
ấm áp (khoảng 26℃ – 29℃) nhiệt độ nước tắm phải vừa đủ ấm, trước tiên
cho nước lạnh sau đó cho thêm nước nóng (41℃ – 43℃) có thể dùng tay

thử nhiệt độ nước, cảm giác nóng nhưng không bị bỏng là được, thời gian
tắm khoảng từ 5 - 10 phút là tốt nhất.
c.Tránh để nước tắm chảy vào lỗ tai, phòng tránh viêm tai giữa. Sau khi tắm
xong dùng cây tăm bông ̣(que bông) nhỏ vệ sinh lỗ tai, tránh để cây tăm
bông thọc sâu vào lỗ tai và lỗ mũi.
* Khi tắm tuyệt đối không để trẻ ngâm nước 1 mình trong chậu tắm, để
tránh xảy ra những việc ngoài ý muốn.

6.Chăm sóc dây rốn cho trẻ
a.Mục đích :

(1). Phòng tránh viêm nhiễm phần rốn.

(2). Để dây rốn sớm khô và rụng.
(3). Quan sát xem có chảy máu hoặc có hiện tượng khác thường không.
Dây rốn thường rụng vào khoảng từ 7 - 14 ngày sau khi trẻ ra đời.
Trước khi rụng, mỗi ngày sau khi tắm ít nhất phải chăm sóc dây rốn
một lần, nếu dây rốn ẩm ướt hoặc có mùi, phải chăm sóc mấy lần, và
giữ gìn khô ráo, nếu xung quanh rốn phát đỏ, rốn chảy máu, dây rốn
đã rụng nhưng vết thương chưa lành và có thịt dư, có mùi đều phải đi
khám bác sĩ.

b.Dung dịch khử trùng dây rốn: Cồn
c.Cách sát trùng :

Sau khi tắm xong dùng cây tăm bông (que bông) lau khô phần rốn,
đó dùng cây tăm bông thấm 1 ít cồn 75%, 1 tay dùng ngón cái và ngón
57



trỏ đè các vết nhăn xung quanh phần rốn, khử trùng từ bên trong phần
rốn ra ngoài từ 1 - 2 lần. Sau đó dùng cồn 95% làm lại một lần nữa các
bước như trên.
* Không được trùm tã lót lên trên phần rốn, tránh để nước tiểu làm nhiễm
trùng rốn, nếu không cẩn thận để nước tiểu làm ướt thì phải chăm sóc lại
rốn 1 lần nữa.

7.Phòng tránh nhiễm trùng :

Vì sức đề kháng viêm nhiễm của trẻ sơ sinh còn thấp, trước khi tiếp xúc
với trẻ hoặc chuẩn bị thức ăn cho trẻ đều phải rửa tay, tuyệt đối không để trẻ
tiếp cận người có bệnh truyền nhiễm, ví dụ người bị cảm cúm, và kiêng tránh
không hôn lên môi trẻ để tránh truyền nhiễm bệnh .

8.Đo nhiệt độ cơ thể :

a.VPhương pháp đo nhiệt độ bao gồm đo ở hậu môn, đo ở miệng, đo dưới
nách, đo ở lưng, đo ở lỗ tai, đo ở trán v..v, trong đó nhiệt độ ở hậu môn là
nhiệt độ gần với nhiệt độ thật sự bên trong cơ thể. Nhiệt độ ở hậu môn và
ở lỗ tay có liên quan rất lớn, nhưng trẻ dưới ba tháng thì nhiệt độ ở lỗ tay
và nhiệt độ trung tâm cơ thể có tính liên quan thấp. Nhiệt độ ở miệng bình
quân thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn 0,5℃,nhiệt độ dưới nách bình quân
thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn 0,8℃, hơn nữa hai loại nhiệt độ này rất dễ
bị sự co rút của niêm mạc huyết quản dưới da ảnh hưởng mà trở nên thấp
đi. Trẻ dưới một tháng tuổi hoặc thể trọng hơi thấp, thì không thích hợp
đo nhiệt độ ở hậu môn và ở lỗ tai, có thể đo nhiệt độ dưới nách và ở lưng.
Dùng máy đo nhiệt độ ở lỗ tai và hồng ngoại tuyến đo nhiệt độ ở bề mặt da
độ chuẩn xác không cao.
b.Vì trung tâm điều tiết nhiệt độ cơ thể của trẻ còn chưa ổn định, nên sự biến
hóa nhiệt độ của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, thường

thấp nhất có thể là 36.1℃, cao nhất đến 37.7℃.
c.Bộ phận đo nhiệt độ cơ thể của trẻ là hậu môn, nếu có trường hợp đặt
biệt, như tiêu chảy hoặc hậu môn có thịt thừa, thì đo nhiệt độ dưới nách
hoặc sau lưng .
d.CThông thường đo nhiệt độ là trước khi tắm đo 1 lần, nếu bình thường
phát hiện mặt trẻ đỏ, chân tay phát lạnh, toàn thân run rẩy, cũng nên đo
nhiệt độ ngay.

58


e.Máy đo nhiệt độ điện tử thông thường sau khi khởi động 1 phút sau thì sẽ
phát ra một tiếng bíp, lúc đó có thể đọc được nhiệt độ cơ thể. Các chuyên
gia đề nghị đo nhiệt độ ở miệng ít nhất phải đo từ 2 đến 5 phút, nhiệt độ ở
nách đo từ 3 đến 10 phút, nhiệt độ ở hậu môn đo từ 1 đến 3 phút.
f.Khi đo nhiệt độ ở lỗ tai, thì đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi độ chính xác
không cao, khi đo phải chú ý góc độ của cây đo nhiệt độ để vào lỗ tay cần
phải chính xác, để qua khỏi ráy tai thì sẽ ảnh hưởng tới việc đo. Trường
hợp viêm tai giữa hoặc có vấn đề dị thường ở tai giữa khác thì nhiệt độ đo
ở tai sẽ có sai sót, vì vậy nên dùng cách đo nhiệt độ khác. Cây đo nhiệt độ
nên định kỳ điều chỉnh để tránh việc đo không chính xác. Khi đo thì để đầu
cảm ứng của cây đo nhiệt độ vào lỗ tai, nhấn nút khởi động đợi trong vài
giây rồi đọc số đo nhiệt độ. Khi nhiệt độ đo ở hai bên tai không giống nhau,
thì dựa theo nhiệt độ của bên cao hơn.
(Nguồn tư liệu: Hội Y học khoa Nhi Đài Loan)

9.Ăn uống của trẻ sơ sinh :
Sữa mẹ
a.Cho bú sữa : Sữa mẹ là chất dinh dưỡng tự nhiên thích hợp nhất cho trẻ sơ
sinh, cho con bú sữa mẹ, bất kể là về dinh dưỡng, kinh tế, về tâm lý và tình


cảm mẫu tử đề u có rất nhiều ưu điểm.
b.Người mẹ trước khi cho con bú phải rửa sạch tay, cho con bú với tư thế
thoải mái nhất, thời gian cho bú phải tùy theo nhu cầu của trẻ.
c.Sữa mẹ lúc mới bắt đầu cho bú có nhiều thành phần chất protein, đường,
vitamin, chất khoáng và nước, chất béo và năng lượng. Thông thường vào
mấy tuần đầu cho con bú, thời gian bú phải trên 15 - 20 phút/một bên bầu
sữa.
d.Cách phán đoán trẻ sơ sinh có phải đã bú đủ sữa hay không là trong 3 tháng
đầu mỗi tháng trẻ tăng ít nhất là 0.5kg, mỗi ngày đi tiểu ít nhất 5-6 lần, và
nước tiểu không thẫm màu.
e.Mỗi lần sau khi cho bú xong, thông thường không nhất thiết cần phải ợ hơi,
nhưng nếu trẻ có hiện tượng trớ sữa, thì có thể bồng trẻ lên sau khi bú, vỗ
nhẹ sau lưng, cho trẻ ợ ra không khí đã hi t́ vào trong lúc bú sữa, nếu vỗ
lưng quá 5 - 10 phút vẫn không thấy ợ thì không nên miễn cưỡng.
f.Cách bảo quản sữa mẹ :
59


(I).*Sữa để trong phòng nhiệt độ thường:
Sữa non 12 - 24 tiếng đồng hồ.
Sữa già 6 - 10 tiếng đồng hồ.
*Sữa để ngăn lạnh:
Sữa già: nhiều nhất là 5 ngày
(II).Sữa đông lạnh :
Sữa để ở ngăn đông lạnh (ngăn đá) có thể bảo quản 3-4 tháng.
(III).Sữa để ngăn lạnh đã giải (rã) đông nhưng chưa hâm nóng nếu để trong
phòng nhiệt độ thường thì có thể sử dụng trong vòng 4 tiếng đồng hồ,
nếu để trong ngăn lạnh trong vòng 24 tiếng vẫn có thể sử dụng nhưng
không được đông lạnh (làm đá) lần nữa.

(IV).Sữa đã dùng nước ấm để giải (rã) đông nếu để trong ngăn lạnh vẫn sử
dụng được trong vòng 4 tiếng nhưng không được đông lạnh (làm đá)
lần nữa.

10.Sự bài tiết của trẻ sơ sinh:
(1)Tiểu tiện :
Việc tiểu tiện của trẻ là động tác phản xạ, vì khả năng lưu nước tiểu

của bàng quang còn kém, 1 ngày có thể tiểu từ 6 - 8 lần, số lần sẽ giảm
dần theo thời gian trưởng thành.
(2)Đại tiện :
a.Trẻ đại tiện bình thường : Nếu bú sữa mẹ, phân trẻ có màu vàng và có

mùi hơi chua, hơi mềm, hình viên và nhiều nước.
b.Trẻ đại tiện khác thường: Đại tiện khác thường, thông thường có mùi
rất hôi thối và mùi chua có thể chia thành các loại: Phân hồ (mềm và
nhiều nước, trông loãng giống hồ), phân dính (lượng nước còn nhiều
hơn nước trong phân hồ và có chất dính), phân nước (là chất lỏng, đều
bị tã lót hút vào).
c.Nếu như trong lúc đại tiện phải dùng rất nhiều sức hoặc phân khô, quá
cứng (quá rắn) hoặc không ra thì đều có thể là bị táo bón.
* Khi cho con bú, trẻ có thể vừa bú vừa đại tiện, đó là vì do trong lúc
trẻ bú đã kích thích đường ruột động đậy, và các cơ tại hậu môn chưa
hoàn chi n̉ h nên không khống chế được.
60


11.Kiểm tra sàng lọc dành cho trẻ sơ sinh.
(1).Kiểm tra sàng lọc trẻ sơ sinh là gọi tắt của “Kiểm tra sàng lọc những
bệnh tật bẩm sinh khác thường ở trẻ sơ sinh”.

Mục đích: Sau khi trẻ ra đời, phải sớm phát hiện xem trẻ có bị mắc
bệnh tật bẩm sinh khác thường hay không để tiến hành chữa trị ngay,
để trẻ được phát triển bình thường, không đểtrở thành bệnh suốt đời.
(2).Hiện nay chính phủ trợ cấp các 11 hạng mục kiểm tra sàng lọc dành cho
trẻ sơ sinh, với những hạng mục đã cung cấp nhưng chưa được Bộ Phúc
Lợi Y tế xác định, thì nên cần làm rõ hiệu lực lâm sàng của nó, hoặc có
phát triển sau khi xác định chẩn đoán không và phương pháp điều trị
có hiệu quả v..v, đều phải áp dụng nghiên cứu trước rồi tiến tới thăm dò
nghiên cứu sâu; cũng nên thông qua sự đồng ý của phụ huynh, đồng thời
được cha mẹ của trẻ ký giấy đồng ý, mới có thể tiến hành kiểm tra sàng
lọc (Nguồn nguyên liệu: Sở sức khỏe toàn dân Bộ Phúc Lợi Y tế Viện
Hành chính):
1.Tuyến giáp trạng kém chức năng bẩm sinh.
2.Chứng niệu Phenyl.
3.Chứng niệu Acid Amine.
4.Chứng máu galactose.
5.Chứng đậu tằm (thiếu Glucose-6- phosphate)
6.Chứng niệu Phong tương
7.Chứng thiếu chuỗi axít béo dehydrogenase
8.Chứng máu axít glutaric loại 1
9.Chứng máu axít isoprene
10.Chứng máu axít methylmaloic
(3). Nhằm để xác định em bé của bạn có mắc các bệnh dị thường về bài
tiết bẩm sinh không, sẽ do các cơ quan Y tế lấy ít máu ở gót chân trẻ
sơ sinh sau khi trẻ sinh ra đủ 48 giờ đồng hồ và đã cho trẻ bú, gởi đến
phòng xét nghiệm của các Trung tâm kiểm tra sàng lọc dành cho trẻ

61



sơ sinh do Sở Sức khỏe toàn dân thuộc Bộ Phúc lợi Y tế chỉ định, để
tiến hành các xét nghiệm có liên quan. trong vòng 1 tháng sẽ có kết
quả, nếu có vấn đề sẽ thông báo kiểm tra lại, nếu bình thường sẽ không
thông báo. Nhưng vẫn có thể chủ động liên lạc hoặc gọi điện về bệnh
viện nơi trẻ sinh ra để hỏi kết quả kiểm tra.
(4) Các nguồn tư liệu tư vấn kiểm tra sàng lọc trẻ sơ sinh Tp Đài Bắc
◆Trung tâm bệnh lý Tài đoàn Pháp nhân Hội quỹ Phát triển bệnh lý Đài
Bắc
Điện thoại: (02)85962065, (02)85962050 chuyển máy 401~403.
Trang mạng: .
(Nguồn tư liệu: Sở Sức khỏe toàn dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành
chính)

12.Kiểm tra sàng lọc khả năng nghe của trẻ
(1) Tỷ lệ phát sinh tổn thất khả năng nghe bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, nếu là hai
bên tai tổn thất khả năng nghe cảm ứng với âm thanh ở mức độ nặng thì tỷ
lệ phát sinh là 1/1.000, nếu thêm vào một bên tai bị tổn thất khả năng nghe
ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì tỷ lệ phát sinh đạt cao tới mức 3/1.000.
(2) Về học thuật và lâm sàng đều đã chứng minh, tổn thất về khả năng nghe
hai tai bẩm sinh nên chẩn đoán trước ba tháng tuổi, và trước sáu tháng tuổi
bắt đầu mang máy trợ thính và tiếp nhận sự điều trị phục hồi chức năng,
để giúp trẻ phát triển tiềm năng lớn nhất về khả năng nghe và ngôn ngữ.
(3) Chỉ quan sát trẻ phản ứng đối với âm thanh, và không sử dụng máy nghe
làm kiểm tra, thì chỉ chẩn đoán tổn thất khả năng nghe ở mức trung bình
lớn hơn 60db ở hai bên tai.
◆Kể

từ năm 2012 chính phủ trợ cấp trên toàn quốc kiểm tra sàng lọc khả

năng nghe dành cho trẻ sơ sinh, xin hãy nắm bắt thời điểm chính xác

(Trẻ sơ sinh kể từ ngày ra đời đến đầy 3 tháng) đến bệnh viện tiếp nhận
việc kiểm tra.
(Nguồn tư liệu : Sở Sức khỏe toàn Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính)

62


II.Vấn Đề Thường Gặp Phải Ở Trẻ
Sơ Sinh
1.Ợ sữa và nơn sữa
Hạng mục

sữa

Nôn sữa

Tình trạng
phát sinh

Sau khi ăn không được
lâu, thức ăn trong bao tử
hoặc trong thực quản tự
chảy ra ngoài

Thứ c ă n trong bao tử bò
đẩy mạnh ra ngoài.

Lượng chất

Lượng ít, dạng giống

nước sữa.

Lượ n g nhiề u , dạ n g đậ u
cứng.

Nguyên nhân

Là hiện tượng sinh lý
do cơ hoành thực quản
chưa khít lại , sau 3~
tháng trưởng thành sẽ
giảm bớt

Nguyên nhân phức tạp,
phải để chuyên gia
khám chữa mới xác
đònh được.

* Cách phòng tránh và xử lý :
Tránh để trẻ hút khơng khí vào bụng, việc thoát khí (ợ hơi) sau khi bú có thể
phòng tránh nơn sữa. Sau khi nơn sữa ngồi việc vệ sinh sạch sẽ ra, hãy lót
cao phần lưng và đầu, hoặc để trẻ nằm nghiêng qua bên phải.

2.Hồng đản (vàng da)
a.Ngun nhân.
Trẻ sơ sinh mắc chứng hồng đản là vì do gan của trẻ sơ sinh chưa phát

triển hoàn thiện, khơng thể bài trừ lượng lớn hờng hút cầu bị phá vỡ,
việc gia tăng bài tiết hút hờng tớ gây nên hiện tượng này. Thơng thường
trẻ sơ sinh ra đời từ 2 - 3 ngày bắt đầu x́t hiện hồng đản, sau 4 - 5 ngày

sẽ đạt đến đỉnh điểm, khoảng từ 7 - 10 ngày sẽ từ từ giảm bớt, đó là hiện
tượng bình thường , gọi là hồng đản sinh lý.

63


b.Triệu chứng:
Thông thường võng mạc và da của trẻ xuất hiện màu vàng, nhu cầu ăn
uống giảm sút, mệt mỏi, buồn ngủ, phân có màu xanh đen, nước tiểu có
màu đậm và đặc.

c.Những việc cần chú ý :
1.Nếu hoàng đản không nhiều, bổ sung thêm nước để bài tiết ra ngoài qua
đại tiểu tiện, sau khi ra viện vẫn phải thường xuyên theo dõi màu da, sức
hoạt động và lượng ăn của trẻ, có thể bồng trẻ ra ánh nắng mặt trời, dùng
ngón tay nhấn nhẹ phần trán, mũi và má xem màu da có phải càng ngày
càng vàng không, nếu liên tục 10 ngày vẫn không hết , phải đi khám
chữa trị ngay.
2.Nếu có xuất hiện hiện tượng hoàng đản, lòng trắng mắt trở nên vàng, cần
quan sát kĩ màu sắc phân của trẻ, trong vòng 2 tháng sau khi sinh phụ
huynh có thể sử dụng “Mẫu so sánh màu sắc phân” để so sánh, như vậy
có thể phát hiện sớm có bị chứng tắc ống dẫn mật hay không để có thể
chữa trị kịp thời. (Có thể tham khảo Sổ tay sức khỏe nhi đồng)
3.Nếu trẻ có các hiện tượng không muốn ăn, mệt mỏi, ngủ li bì thì phải
nhanh chóng đi xem bác sĩ.

3.Sởi hạt ngô
Mắc ngay sau khi chào đời, có nhiều nhất ở phần mũi, có dạng hạt nhỏ màu
trắng, đây là do tuyến bã nhờn ở da bị nghẽn, trong vòng mấy tuần sẽ từ từ
biến mất, không cần phải xử li ́đặc biệt.


4.Rôm sẩy
Cách phòng tránh rôm tốt nhất là tránh không đổ mồ hôi, để đạt được mục
đích này, phải mặc quần áo rộng, hút mồhôi tốt và không mặc quá nhiều áo,
giữ cho không khí thông thoáng.

64


5.Hăm (Đỏ mông) :
a.Nguyên nhân :
Phần mông bị kích ứng do đại tiểu tiện nhiều lần, bị tã lót bao bọc
không thoáng hơi, có nhiều trẻ do da nhạy cảm nên cũng xảy ra hiện
tượng đỏ mông.

b.Triệu chứng :

Hậu môn và cơ quan sinh dục có nhiều vết đỏ rộng, phát đỏ hoặc có bọc
nước nhỏ thậm chí có mủ, có khi bề mặt da sần sùi như giấy da bò, tróc da
.v.v...

c.Những việc cần chú ý :

* Phải thường xuyên thay tã lót, sau khi đại tiểu tiện phải rửa sạch và lau
khô.
* Nếu sử dụng tã lót bằng vải, tránh không giặt bằng bột giặt hoặc nước
tẩy, phải dùng xà phòng giặt sạch và phơi dưới nắng để diệt trùng, khô
ráo.
* Để giữ cho nơi phát đỏ được khô ráo, tránh không bôi phấn rôm lên chỗ
phát đỏ, nếu bôi phấn lên sẽ tăng thêm kích ứng cho da, tốt nhất là để

phần phát đỏ với trạng thái khô ráo.
* Nếu như thấy không có cải thiện, phải nhờ bác sĩ chữa trị.

6. Bệnh phát ban :
Nếu trẻ sơ sinh mặc quá nhiều quần áo, trùm mền hoặc là khí hậu nóng
ẩm, nhiều mồ hôi, rất dễ bị viêm tuyến mồ hôi hoặc bị sởi nước, những bệnh
phát ban này rất dễ phát sinh ở đầu, cổ, mông..v.v... với ki ć h thước lớn nhỏ
không đều và sởi nhỏ dạng trong suốt, nếu nghiêm trọng hơn sẽ có mủ, vì thế
phải giữ gìn khô ráo thoải mái, mặc áo thích hợp, hút mồ hôi, những quần
áo thoáng hơi là rất quan trọng, nếu như có mủ phải đi khám bác sĩ ngay.

7. Bệnh tưa :
Là 1 loại vi khuẩn viêm nhiễm trong khoang miệng, trông như sữa miếng,

65


nhưng không dễ rửa sạch, sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa uống vào của trẻ,
cách phòng tránh là phải giữ vệ sinh khoang miệng.

8. Phát sốt :
a.Phạm vi nhiệt độ cơ thể bình thường :
Nhiệt độ miệng : 36.40C - 37.20C (đo từ 2 - 3 phút)
Nhiệt độ hậu môn : 370C - 37.50C (đo từ 1 - 3 phút)
Nhiệt độ dưới nách : 36.50C – 370C(đo từ 5 phút 10 phút)
Nhiệt độ ở lỗ tai : 35.70C – 37.90C(đo từ 1 - 3 phút)
Nhiệt độ ở trán : 350C – 370C (căn cứ bảng thuyết minh ở trên máy đo
nhiệt độ ở trán đổi thành nhiệt độ trung tâm)
(Nguồn tư liệu: Cục bảo hiểm sức khỏe Trung Ương Bộ Phúc lợi Y tế )


b.Nguyên nhân trẻ có thể gây sốt :
* Nguyên nhân bên ngoài : Do trời nóng, mặc quá nhiều quần áo, uống
nước ít, không khí trong phòng không lưu thông.
* Nguyên nhân bên trong : Do bi ̣ốm, bi ̣cảm, viêm khí quản, viêm cổ
họng hoặc những bệnh khác.
* Các lý do khác : Do phản ứng tiêm ngừa như tiêm phòng bệnh sởi, bệnh
tả, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván..v.v...

c.Xử lý sốt tại nhà :
* Uống nhiều nước (bao gồm nước đun sôi, nước trái cây, thức uô ́ng
thể thao, trái cây..v.v...)
* Cho ăn thức ăn lỏng nhiều nhiệt lượng như sữa bò.v.v... tốt nhât́ là lượng
ít nhưng ăn nhiều lần.
* Giảm bớt đắp mềm và mặc quần áo cho trẻ bị sốt, để cơ thể được giảm
nhiệt.

* Không khí trong phòng phải lưu thông, tránh các luồ ng gió, giữ nhiệt
độ trong phòng khoảng 24℃.
̃ để trẻ được nghỉ ngơi.
* Cố gắng giữ gìn yên ti nh,

66


* Nếu nhiệt độ hậu môn trên 38℃ -38.5℃ có thể chườm đá (nhưng nếu
trẻ ra đời chưa đủ 3 tháng chỉ chườm nước.)
* Nhiệt độ hậu môn trên 38.5℃ ngoài việc cho chườm đá ra, có thể uống
thuốc giảm sốt của bác sĩ.
* Nhiệt độ hậu môn trên 39℃ ngoài việc chườm đá và cho uống thuốc ra,
thi ̀có thể cho trẻ ngâm nước ấm, ngâm khoảng 20 - 30 phút (nhiệt độ

nước khoảng 29℃ – 32℃)
* Nếu có bất cứ vấn đề gì hoặc những tình huống nào bạn cảm thấy lo
lắng, xin vui lòng liên hệ với bệnh viện ngay.

9. Gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh :
Gãy xương đòn là 1 loại thường gặp nhất trong tất cả các trường hợp phát
sinh gãy xương, trung bình trong 100 trẻ sơ sinh thì có 2 đến 3 trẻ có gãy
xương đòn, chỉ là đại đa số chưa bị phát hiện.
a.Nguyên nhân : Gãy xương đòn thường phát sinh ở phần đầu, nó xảy ra
bởi khi sinh đẻ, xương đòn phía trước thai nhi đội xương mu người mẹ,
phần gãy xương thường ở phần giữa xương đòn, 1/3 giao giới bên ngoài,
ta gọi là loại gẫy xương Greenstick.
b.Triệu chứng :
* Triệu chứng lâm sàng và biểu hiện thông thường rất nhẹ, cũng không
thấy trẻ bị gãy xương khóc nhiều hơn các trẻ khác, tay chân cũng có
thể hoạt động bình thường.
* Đôi khi cảm nhận được tiếng cọ sát ở phần bị gãy xương nhưng đa
phần vì phần xương bi ̣gãy có hình thù đặc biệt và tụ máu không nhiều
nên không phát hiện ra.
* Nếu phần tay bên bi ̣gãy xương thấy rất mềm thì phải xem xét
xem có phải gãy xương kèm theo nhóm thần kinh tay hoặc khớp
xương vai bị thương không ,
* Thông thường trong tuần lễ mới chào đời xương mới hình thành ở
phần gãy xương sẽ phát triển đến dạng lớn nhất và có thể sờ thấy
được.
c.Sau khi phục hồi và lành lại : Thông thường gãy xương đòn không cần
giải phẫu hoặc xử lý đặt biệt, sau khi khỏi cũng tương đối tốt, gãy xương
67



sau 7 - 10 ngày sẽ liền lại, nếu như trẻ thấy khó chịu chỉ cần dùng dây
treo đơn giản để giảm bớt trọng lượng của tay bị thương cũng đủ để loại
trừ triệu chứng khó chịu này của trẻ

10.Cách chăm sóc gãy xương đòn tại nhà.
a.Khi mặc áo, mặc bên bị gãy trước, khi cởi áo , cởi bên tay khỏe mạnh trước.
b.Khi chăm sóc và bồng bế phải giữ bên bị gãy, đặc biệt là lúc bồng trẻ lên,
phải đỡ phần đầu và phần dưới lưng chứ không phải bồng từ cánh tay lên.
c.Bên phần tay gãy xương, có thể bọc cố định bằng quần áo hoặc vải bao
(giống như cách bọc lúc còn trong phòng trẻ sơ sinh).
d.Tư thế bồng bế: bên bị gãy hướng ra ngoài, tránh bị ép với phần ngực của
người ẵm bồng.
e.Để trẻ nằm ngửa, đừng để trẻ nằm nghiêng.
f.Khi tắm phải nắm lấy cánh tay khỏe mạnh.
g.Quan sát sức hoạt động cánh tay, ví dụ : Tình trạng giơ vẫy tay, nếu có
khác thường phải đến bệnh viện chữa trị ngay, nếu không phải theo dõi
sau khi đầy tháng.

11.Kinh nguyệt giả và kết tinh axit uric.
a.Kinh nguyệt giả.
Khoảng 1 tuần sau khi bé gái ra đời, âm đạo sẽ chảy ra chất màu đỏ, đó
là do ảnh hưởng hóc-môn của người mẹ, thông thường sẽ biến mất trong
vài ngày, phải giữ gìn sạch sẽ, không cần xử lý đặc biệt.

b.Kết tinh axit uric:
Thường gặp ở tã lót bé trai có tiết ra chất màu hồng, đó là kết tinh axit
uric, phải thay đổi tã lót, không cần xử lý đặc biệt.

12.Khớp xương chậu phát triển không tốt
Xương chậu là khớp xương nối xương hông và đùi, ở Đài Loan trong 1.000

đứa trẻ sơ sinh thì có 1-2 trẻ có vấn đề khớp xương chậu phát triển không
68


tốt, nếu trẻ biểu hiện khớp xương bị lỏng, thì khi lớn lên sẽ bị các bệnh mãn
tính như trật khớp xương chậu, chân cao chân thấp, cả đời đi khập khểnh,
bị viêm khớp thoái hoá. Xương chậu phát triển không tốt được phát hiện
càng sớm, thì càng dễ trị liệu, do vậy phát hiện sớm là rất quan trọng. Ví dụ
trước 6 tháng kiểm tra và phát hiện, thì có thể dùng dây treo điều chỉnh; sau
6 tháng kiểm tra phát hiện thì phải chỉnh vị trí và băng thạch cao để điều trị.
Nếu đến khi trẻ bắt đầu tập đi mới phát hiện thì phải mổ để chỉnh lại vị trí.
Nhưng phương pháp điều trị của những thời điểm phát hiện bệnh thì cũng
tùy người mà có sự khác nhau.
(Nguồn tư liệu: Sở Sức khỏe toàn dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính)

69


III.Bệnh tật thường gặp ở trẻ sinh non
1. Hở động mạch (Patent Ductus Arteriosus, PDA).
a.Nguyên nhân :
Cơ thành động mạch ở trẻ đẻ non co giãn không tốt, và không thể nào
đạt đến chức năng đóng mở.

b.Triệu chứng :
* Khi nghe tim thấy có tạp âm.
* Khi chụp X- Ray, điện tâm đồ, siêu âm hiển thị khoang tim lớn.
* Khi khám ống quản tim phát hiện động mạch phổi gia tăng nồng độ
ô-xy và huyết áp tăng cao.


c. Các điểm cần chú ý
* Chú ý tình trạng gia tăng trọng lượng cơ thể, hiện tượng thường gặp
là phát triển không tốt.
* Hô hấp khó khăn.
* Mạch đập mạnh, có thể sờ thấy nhịp đập.
* Nếu xảy ra suy nhược tim cần phải giải phẫu ngay, vị trí ống quản
nằm bên ngoài tim, chỉ cần buộc chặc ống quản là được, độ tuổi giải
phẫu là 1-3 tuổi, thông thường sau khi chữa khỏi đều rất khỏe mạnh.

2. Viêm kết tràng hoại tử
(Necrotizing Enterocolitis, NEC).
a. Nguyên nhân
* Ruột thiếu máu
* Vi khuẩn phát triển
* Cho ăn quá sớm

b. Triệu chứng
* Thích ngủ.
70


* Nhiệt độ cơ thể không ổn định
* Nôn mửa (có chất mật)
* Trướng bụng
* Tiêu chảy
* Phân có máu
* Choáng, sốc
* Lượng nước tiểu giảm thiểu

c. Chú việc cần chú ý

* Thường xuyên chú ý nhiệt độ cơ thể, hô hấp.
* Thường xuyên kiểm tra phần bụng xem có bị phình lên không.
* Nếu có các trường hợp như nôn mửa, tiêu chảy, phân có máu, phải
khám bác sĩ ngay.
* Cấm cho ăn, chỉ truyền dịch để bổ sung dinh dưỡng
* Chú ý tình trạng đỏ hậu môn

3. Chứng võng mạc mắt
(Retinopathy of Prematurity, ROP)
a. Nguyên nhân :
* Huyết quản võng mạc mắt phát triển chưa hoàn chỉnh, khi tăng nồng
độ ô-xy, huyết quản võng mạc sẽ co lại gây ra thiếu máu, tạo thành
phản ứng không bình thường cho huyết quản, gọi là chứng võng mạc
mắt.
* Có liên quan tới việc thiếu vitamin E, bi ̣ánh sáng kích thích.

b. Triệu chứng :
Huyết quản gia tăng có thể chia thành 5 kỳ. Kỳ I, II, III, IV, V, số kỳ
càng cao có nghĩa là càng nghiêm trọng.

c. Các việc cần chú ý
* Đi kiểm tra đáy mắt sau khi chào đời từ 1 - 2 tháng.
* Kiểm tra theo dõi liên tục là rất quan trọng.

71


4. Trước khi trẻ sinh non xuất viện, cha mẹ cần học các kỹ
năng chăm sóc trẻ
Khi trọng lượng của trẻ đạt đến 1,900 gram là có thể bồng khỏi phòng

giữ ấm (phòng ki ń h), để thích nghi với nhiệt độ thông thường bên ngoài. Khi
thể trọng đạt trên 2,000 gram, sức khỏe cũng đã ổn định, bác sĩ sẽ cho
phép xuất viện, sau đây là những hướng dẫn cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ
có trọng lượng cơ thể từ 1,900 gram - 2,000 gram:
* Học cách chăm sóc sinh hoạt hàng ngày của trẻ, ví dụ cho bú sữa, thay tã
lót, tắm..v.v... đến bệnh viện học tập theo nhu cầu của gia đình, có bất kỳ
điểm nào không rõ, đều có thể nhờ bác sĩ và y tá tư vấn ngay, cho đến khi
có thể tự tin chăm sóc trẻ 1 mình.
* Thể trọng < 1,900 gram phải học cách chăm sóc và nuôi dưỡng phát triển
theo kiểu chuột túi.
* Ngày xuất viện, phải hiểu rõ những việc cần đặc biệt chú ý sau khi về
nhà. Ví dụ : hoàng đản, đại tiểu tiện, nhiệt độ cơ thể, màu da, sức khỏe
và quan sát những gì có liên quan đến tim. Khi cần thiết có thể đến phòng
chuẩn bị xuất viện để hiểu rõ thêm cách xử lý các tình huống dễ xảy ra ở
trẻ đẻ non, chuẩn bị tâm lý và tăng thêm tự tin chăm sóc trẻ.
* Tìm hiểu rõ tình trạng cho bú sữa và tiêm ngừa.
* Phải định kỳ quay lại bệnh viện theo dõi.

72


IV.Các bệnh thường gặp trong phòng
chăm sóc đặc biệt
1. Đối với trẻ sơ sinh có mẹ bi ̣mắc bệnh tiểu đường :
a.Nguyên nhân
Xảy ra do trong thời gian người có bệnh tiểu đường mang thai, đường
huyết cao thông qua cuống nhau thai, không ngừng kích thích thai nhi tiết
ra insulin.

b.Triệu chứng

* Trọng lượng thai nhi nặng hơn trọng lượng thai nhi mang thai bình
thường.
* Khi chào đời dễ xảy ra lượng đường và lượng canxi trong máu thấp.
* Hiện tượng hoàng đản nghiêm trọng hơn.
* Tỷ lệ mắc chứng hô hấp quẫn bách cao: Thở gấp, cánh mũi động đậy, ở
giữa và dưới xương sườn lõm vào, thở có tiếng, người ti m
́ tái, tim đập
nhanh.

c.Các việc cần chú ý
* Thường xuyên chú ý tình trạng hô hấp và thay đổi màu da.
* Chú ý xem có triệu chứng ở trung khu thần kinh như dễ bị giật mình,
run, co rút , thích ngủ.v.v...hay không.
* Cố gắng cho ăn sớm.
* Nếu không thể cho ăn, phải truyền dịch để giữ lượng đường trong máu
được bình thường.

2. Đối với trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh trong tử cung
a.Nguyên nhân

* Người mẹ bi ̣bệnh viêm nhiễm truyền cho thai nhi qua cuống nhau thai.

73


* Bị viêm nhiễm qua đường sinh đẻ trong lúc sinh.

b.Triệu chứng
* Nhiệt độ cơ thể không ổn định : Sốt hoặc nhiệt độ cơ thể quá thấp.
* Thích ngủ, hoặc có những động đậy bất an.

* Hô hấp gấp gáp hoặc tạm ngừng hô hấp.
* Màu da xanh xao, lạnh ngắt.
* Trướng bụng, không muốn ăn, nôn mửa.

c.Các việc cần chú ý
* Thời kỳ đầu nhiễm bệnh, triệu chứng không rõ ràng, phải chú ý quan sát.
* Khi bị nhiễm bệnh phải lập tức đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán
sớm, chữa trị sớm.

3. Những nhóm bệnh do hít phải phân
a.Nguyên nhân
* Vì khi nhau thai của thai nhi bị đè nén nên dẫn đến mạch máu trong
thành ruột bị co lại, nhu động ruột gia tăng, cơ vòng bi ̣ thả lỏng và
thoát phân ra ngoài.
* Sau khi phân được thoát ra, do trẻ hô hấp nên hít phải phân vào trong
đường hô hấp, dễ sinh ra viêm phổi và các chứng tổng hợp về phổi
khác.

b.Triệu chứng
* Sau khi sinh ra từ 12 ~ 24 giờ sẽ phát hiện: Hô hấp gấp gáp, người ti m
́
tái, cánh mũi phập phồng, hô hấp có tiếng.
* Đường kính trước sau thành ngực gia tăng (tức thành ngực hơi cao).
* Nếu phân làm tắc nghẽn phế́ nang dẫn đến lực ép phổi gia tăng và phế
nang bị vỡ, gây nên chứng tràn khí ngực, phải xử lý riêng.
* Hô hấp không ổn định dễ dẫn tới chứng máu axit, phải chú ý mức độ

74



thay đổi của độ kiềm và axit trong máu.

c.Các việc cần chú ý
* Phòng ngừa thai nhi bị nghẹt thở – Chú ý nhịp đập thay đổi của tim
thai nhi.
* Nếu xảy ra tình trạng hít phải phân, khi vừa sinh ra phải lập tức đưa
ống vào trong khí quản hút phân ra ngoài.
* Đồng thời cũng phải dùng ống cho vào dạ dày, hút phân trong dạ dày
ra, phòng trách trẻ nôn mửa lại hít phân vào.
* Phải quan sát cẩn thận tình trạng trẻ sơ sinh, nếu như hô hấp khó
khăn, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng dưỡng khí giúp trẻ hô
hấp.

75


×