Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG KTHK 1 SINH 11 2015 2016 gởi THÁI+TRỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.92 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC – KHỐI 11.
MỨC ĐỘ BIẾT
Câu 1: Nêu các con đường vận chuyển nước ở rễ và đặc điểm của nó? Cơ chế của quá trình hấp thụ
nước ở rễ?
Trả lời:
- Có 2 con đường:
+ Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nước đi theo các vách tế bào và qua các khoảng gian bào, đến
nội bì thì đổ vào nội bì và đi theo con đường tế bào chất vì tại đây có đai capary ngăn dòng nước. Nhanh,
không được chọn lọc.
+ Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Nước đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào. Chậm,
được chọn lọc.
- Cơ chế: Thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu, nước đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến
nơi có áp suất thẩm thấu cao (chênh lệch áp suất từ tế bào lông hút đến nội bì)
Câu 2: Trình bày quá trình vận chuyển nước ở thân.
Trả lời:
- Có 3 con đường:
+ Chủ yếu bằng mạch gỗ từ rễ lên lá.
+ Qua mạch rây.
+ Vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
- Cơ chế: khuếch tán, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
- Do sự phối hợp của 3 lực:
+ Áp suất rễ (động lực đầu dưới) tạo ra sức đẩy nước từ đầu dưới lên.
+ Lực hút do thoát nước ở lá (động lực đầu trên).
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ (thành mạch dẫn) tạo thành một dòng
vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.
Câu 3: Tại sao quá trình hấp thụ các chất khoáng ở thực vật không tách rời với quá trình hấp thụ nước ở
thực vật? Tại sao thiếu nguyên tố Magiê (Mg) cây không thể thực hiện quang hợp?
Trả lời:
* Hấp thụ khoáng không tách rời hấp thụ nước
- Các chất khoáng phải được phân ly ra thành ion dương và ion âm cây mới hấp thụ các ion này. Nếu các


chất không được điện ly ra thành ion âm và ion dương thì cây không thể hấp thụ.
- Nước là môi trường lí tưởng để cho các chất phân li ra thành ion dương và ion âm. Nên khi cây hấp thụ
nước thì đồng thời cũng hấp thụ các ion hòa tan trong nước
* Thiếu Mg cây không thể quang hợp.
- Magiê là thành phần cấu tạo của diệp lục, nếu thiếu nó thì diệp lục tố không thể tổng hợp cây sẽ không
thể chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, dẫn đến cây không thể quang hợp
Câu 4: Vai trò thoát hơi nước ở lá? Các con đường thoát hơi nước ở lá? Cơ chế điều tiết sự thoát hơi
nước ở lá?
Trả lời:
* Vai trò thoát hơi nước
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion
khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.
- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá.
- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.
* Các con đường thoát hơi nước ở lá
- Con đường qua khí khổng (chủ yếu):
+ Vận tốc lớn.
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
- Con đường qua cutin:
+ Vận tốc nhỏ.
+ Không được điều chỉnh
* Cơ chế điều tiết sự thoát hơi nước:
- Qua khí khổng: Độ đóng mở của khí khổng.
1


+ Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng ra → vách dày cong theo → lỗ khí mở ra.
+ Khi mất nước, vách mỏng hết căng → vách dày duỗi → lỗ khí đóng.
- Qua cutin: Điều tiết bởi mức độ phát triển của lớp cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày, thoát hơi
nước càng giảm và ngược lại.

Câu 5: Vai trò của nitơ đối với đời sống của thực vật? Thực vật hấp thụ được dạng nitơ nào? Và các
nguồn cung cấp nitơ cho cây?
Trả lời:
- Vai trò của nitơ:
+ Vai trò chung: Kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
+ Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic…)
cấu tạo nên tế bào, cơ thể.
+ Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn…→ điều tiết các quá trình sinh lí, hoá
sinh trong tế bào, cơ thể.
- Thực vật hấp thu được nitơ dạng: NH4+, NO3-.
- Nguồn nitơ cho cây có 4 nguồn là :
+ Nguồn vật lý – hóa học: do sự phóng điện trong cơn giông đã ôxi hoá nitơ thành nitrat.
+ Quá trình cố định nitơ nhờ vi khuẩn
+ Quá trình phân giải nitơ hữu cơ trong đất
+ Do con người cung cấp qua bón phân.
Câu 6: Quang hợp là gì? Vai trò quang hợp của thực vật?
a. Quang hợp là gì?
- Quang hợp là quá trình là quá trình chuyển hóa năng lượng, trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được
diệp lục hấp thu tổng hợp cacbôhiđrat từ nguyên liệu là CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ra O2
6 CO2 + 6 H2O

Ánh sáng

C6H12O6 +6O2

Diệp lục
b. Vai trò quang hợp của cây xanh:
- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu cho xây dựng và dược liệu cho y học.
- Có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, cung cấp năng lượng cho mọi
hoạt động sống của tất cả các sinh vật.

- Điều hòa không khí, hấp thụ CO2 và thải O2
Câu 7: Giải thích sự cố định CO2 ở thực vật C3, C4 và CAM?
Trả lời:
* Sự cố định CO2 ở các nhóm thực vật
- Thực vật C3: Việc cố định CO2 diễn ra ở mô giậu. Khi nồng độ CO2 thấp không có khả năng cố định
- Thực vật C4: Việc cố định CO2 diễn ra ở nhu mô giậu bằng một enzim khác ở thực vật C3, cố định CO2
kể cả khi nồng độ thấp. Sau đó, lượng CO2 luôn cao được cố định lần 2 tại tế bào vòng bó mạch bằng một
enzim giống thực vật C3.
- Thực vật CAM: ban đêm khí khổng mở ra cố định CO2 dự trữ để ban ngày quang hợp. Ban ngày, khí
khổng đóng lại CO2 không khuếch tán vào được.
Câu 8: Hô hấp là gì? Viết phương trình? Nêu vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?
Trả lời:
* Hô hấp là quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào sống. Trong đó các phân tử cacbohydrat bị phân
giải thành các sản phẩm vô cơ cuối cùng là CO2, H2O và giải phóng năng lượng,một phần năng lượng
được tích lũy trong ATP.
* PT : C6H12O6 + 6 CO2  6 CO2 + 6 H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
*Vai trò của hô hấp đối với cơ thể của thực vật :
- Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
- Cung cấp ATP cho các hoạt động sống của cây.
- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất sống khác trong
cây.

2


Câu 9: Phân biệt chức năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học ở các bộ phận của ống tiêu hóa.
Bộ phận
Miệng

Tiêu hóa cơ học

Nhai, đảo, trộn thức ăn tạo viên thức
ăn

Thực quản
Dạ dày

Nuốt, đẩy viên thức ăn xuống dạ dày
Co bóp,nhào trộn thức ăn với dịch
vị,đẩy thức ăn xuống ruột

Gan
Tụy
Ruột non

Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các
phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn
thấm đầy dịch mật,dịch tụy,dịch ruột...

Ruột già
Trả lời

Tiêu hóa hóa học
Tiết nước bọt,hoạt động của enzim
Amilaza biến đổi một phần tinh bột thành
đường Mantôzơ
Tiết enzim pepsin biến đôi protein ở mức
độ nhất định
Tiết dịch mật có các muối mật và muối
kiềm củng tham gia vào tiêu hóa thức ăn
Tiết dịch tụy đóng vai trò chủ yếu trong

tiêu hóa hóa học ở ruột non
Tiết ra đủ loại enzim biến đổi tât cả các
loại thức ăn thành các chất dinh dưỡng có
thể hấp thụ được
Tái hấp thụ nước

Câu 10: Trình bày những đặc điểm thích nghi về bộ răng, dạ dày, ruột non, ruột tịt (manh tràng) giúp cho
động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật tiêu hóa được thức ăn mà chúng sử dụng.
Trả lời:
Tiêu chí
Bộ răng

Dạ dày
Ruột non
Ruột tịt

Tiêu hóa ở động vật ăn thịt
- Răng cửa nhọn để cắn và lấy thức
thịt ra khỏi xương
- Răng nanh dài nhọn cắn và giết
chết con mồi.
- Răng hàm sắc bén để sắc thịt thành
từng mẫu nhỏ
- Dạ dày đơn có kích thước to
- Có kích thước ngắn vì thức ăn dễ
tiêu hóa
- Thoái hóa

Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật
- Răng cửa và răng nanh bằng nhau để cắn

và giữ thức ăn
- Răng hàm to, có nhiều gờ để nghiền thức
ăn ra từng mẫu nhỏ.
- Dạ dày đơn
- Dạ dày kép
- Dạ dày có 4 ngăn
- Có kích thước dài vì thức ăn khó tiêu hóa
- Rất phát triển, được xem là dạ dày thứ
hai, nơi đây thực hiện lên men của vi sinh
vật.

MỨC ĐỘ HIỂU
Câu 11. Phân biệt thời gian và cơ chế của pha tối ở TV C4 và CAM.
Trả lời
Pha tối TV C4
Pha tối TV CAM
+ Chu trình cố định CO2 tạm thời (chu trình
+ Giai đoạn đầu cố định CO2 (chu trình C4)
C4)
+ Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin
+ Tái cố định CO2 (theo chu trình Canvin).
Cả 2 chu trình này đều diễn ra vào ban ngày
-Chu trình C4 diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở
-Chu trình C3 (Canvin) diễn ra vào ban ngày, lúc khí
khổng đóng.
Câu 12.
a.Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào ?
b.Ống tiêu hóa phân thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì ?
c. Tại sao nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào ?
d.Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.

3


Trả lời
a. Tiêu hóa nội bào: là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào.Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không
bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp
Tiêu hóa ngoại bào: là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu
hóa hoặc được tiêu hóa cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa).
b. Sự chuyên hóa về chức năng giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao)
c.Thức ăn được tiêu hóa bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong lòng ống tiêu
hóa.
d.Trong ống tiêu hóa: dịch tiêu hóa không bị hòa loãng. Trong túi tiêu hóa: dịch tiêu hóa bị hòa loãng với
nhiều nước.
Câu 13. Phân biệt phân giải kị khí và phân giải hiếu khí ở thực vật (nhu cầu ôxi, các giai đoạn, nơi xảy ra
và nguyên liệu).
Trả lời
Điểm phân biệt
Phân giải kị khí
Phân giải hiếu khí
Ôxi
Không cần
Cần
Các giai đoạn
- Đường phân (kị khí)
- Đường phân (kị khí)
- Lên men (không có ôxi) - Hô hấp hiếu khí (có ôxi):
+ Chu trình Creb
+ Chuỗi chuyền electron
Nơi xảy ra
Tế bào chất

- Giai đoạn đường phân: ở tế bào chất.
- Giai đoạn hô hấp hiếu khí: ở ti thể
+ Chu trình Creb: ở chất nền ti thể
+ Chuỗi chuyền electron: ở màng trong ti thể.
Nguyên liệu
Glucôzơ
Glucôzơ
Câu 14. Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp (nơi diễn ra, điều kiện, nguyên liệu, sản phẩm)
Trả lời
Pha
Nơi diễn ra
Điều kiện
Nguyên liệu tham
Sản phẩm tạo thành
gia
Sáng
Trong hệ thống
Ánh sáng
H2O, ánh sáng,
ATP, NADPH, O2
tilacôit (hạt và
Hệ sắc tố quang ADP, NADP
gian hạt)
hợp
Tối (enzim) Cơ chất của lục
Enzim
CO2, ATP, NADPH Glucôzơ và chất hữu
lạp (chất nền =
cơ.
strôma)

Câu 15:
a.Vì sao đứng dưới bóng cây mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
b. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
Trả lời
a.Vật liệu xây dựng hấp thu nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ
môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy không khí dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây
dựng.
b. Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn. Vì cây trong vườn có lớp cutin phát
triển yếu do ánh sáng ở vườn yếu. Còn cây trên đồi ánh sáng mạnh nên lớp cutin phát triển mạnh, dày làm
khó thoát hơi nước.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 16. Dựa vào kiến thức sinh lý thực vật hãy cho biết:
a) Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch?
b) Để giữ được các bông hoa hồng trong lọ hoa được tươi lâu người ta phải làm thế nào? Giải thích.
Trả lời
a) Khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch ít chất khoáng nhằm mục đích ngăn cản sự phát
triển rễ, tập trung vào phát triển trụ mầm làm cho giá dài và mập. Nguồn chất dinh dưỡng trong trường
hợp này được huy động chủ yếu từ hai lá mầm vì thế lá mầm teo nhỏ lại giá ăn sẽ ngon hơn. Khi nước
không sạch có nhiều chất khoáng thì rễ phát triển nhiều, trụ mầm mảnh mai. (0,5 đ)
b) Người ta có thể làm cho hoa tươi lâu bằng cách:
4


- Trước khi cắm hoa vào lọ, chúng ta cần cắt ngầm trong nước một đoạn ở cuối cành hoa nơi có vết cắt
rồi sau đó cắm ngay vào lọ nước. Điều này là cần thiết vì khi cắt hoa đem bán, do sự thoát hơi nước của lá
vẫn tiếp diễn sẽ kéo theo các bọt khí vào trong mạch gỗ vì thế nếu ta để nguyên cành hoa mua từ chợ về
mà căm ngay vào lọ nước thì dòng nước trong mạch gỗ sẽ bị ngắt quãng bởi các bọt khí nên cành hoa
nhanh héo. (0,5 đ)
Câu 17. Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không?
Trả lời

- Sự vận chuyển trong mạch rây là quá trình vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các tế bào sống.
- Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác
dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời
thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống
dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.
Câu 18. Có hai cây (A và B) hoàn toàn giống nhau được trồng trong điều kiện như nhau, nhưng chỉ khác
nhau về chế độ chiếu sáng: cây A được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ, cây B được chiếu sáng bằng ánh
sáng trắng. Hỏi sau cùng một thời gian, sinh khối của cây nào tăng nhanh hơn? Vì sao?
Trả lời
- Sinh khối của cây B tăng nhanh hơn.
- Vì: Cây A chỉ hấp thu được năng lượng của ánh sáng đỏ trong khi đó cây B hấp thu được năng lượng
của cả ánh sáng đỏ và các ánh sáng có bước sóng khác nhờ hệ sắc tố quang hợp (gồm cả diệp lục và
carotenoit) do đó năng lượng hấp thu được nhiều hơn, quang hợp diễn ra mạnh hơn, sinh khối tăng nhanh
hơn.
Câu 19. Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng
nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy?
Trả lời
Các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các phân tử
nước bốc hơi từ giữa chậu nước. Vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà
phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó. Hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có
tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá nên lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc
lớn.
Câu 20. Pha tối ở thực vật C4 và CAM có điểm nào giống và khác nhau?
Trả lời
- Giống: có 2 giai đoạn gồm chu trình C4 và C3
- Khác :
Thực vật C4
Thực vật CAM
Thời gian quang hợp Ban ngày
Cả ngày lẫn đêm

Tế bào tham gia
Tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch Tế bào mô giậu
Điều kiện sống
Ôn đới, cận nhiệt đới, có điều kiện
Hoang mạc
chiếu sáng cao.
Năng suất quang
Cao
Thấp
hợp
HẾT

5



×