Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chuyên đề giáo dục giới tính cho học sinh hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.02 KB, 23 trang )

Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1. Khách quan

Hiện nay, việc giảng dạy giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thực
hiện rộng rãi và phổ biến ở các trường trung học cơ sở (THCS) mà chỉ trên cơ sở
lồng ghép vào một số môn học như giáo dục công dân, sinh học,… với thời
lượng vô cùng ít ỏi (1-2 tiết).
Trong khi đó, ở lứa tuổi này, tâm - sinh lí các em đã có sự thay đổi lớn: cơ
quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một cách vô
ý thức, song song đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển khá hoàn thiện,
nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Các em thích tìm tòi, học hỏi những gì liên
quan tới sự thay đổi của cơ thể mình. Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin thì
đa dạng, hàng ngày các em phải tiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công
việc khác nhau, trong đó sẽ có cả điều tốt xen lẫn với điều xấu, điều cần có ở các
em là những kiến thức và sự nhận thức đúng đắn để các em bước vào đời vững
vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnh hưởng tới tương lai, vì thế tôi nhận
thấy rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh THCS là rất cần thiết đối với các
em.
2. Chủ quan

Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, thời gian công tác tại trường chưa lâu. Tuy
nhiên trong năm học vừa qua, tôi đã chứng kiến một học sinh phải bỏ học vì có
thai và một học sinh khác phải nghỉ học vì gia đình ép lấy chồng. Có lẽ, nếu các
em được giáo dục về giới tính thì những chuyện đáng tiếc trên đã không xảy ra.
Mặt khác, ở vai trò một giáo viên dạy môn sinh học kiêm công tác chủ nhiệm, tôi
đã nhận được nhiều câu hỏi rất ngây ngô của học sinh như: “Có phải em bé được


sinh ra từ lỗ hậu môn của mẹ không?”, “Tại sao lại sinh ra pê-đê?” Hoặc: “Em
yêu bạn ấy, lúc nào cũng nghĩ đến bạn ấy, em không thể học được. Vậy em phải
làm sao?... Điều đó cho thấy một thực trạng là: Kiến thức về giới tính của học
1


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

sinh còn quá nghèo nàn, ít ỏi. Do vậy, việc giáo dục giới tính và cách ứng xử
trong giao tiếp với bạn khác giới cho học sinh THCS là một việc cần thiết và cấp
bách.
II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi :

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ
thông tin..
- Kho tư liệu phục vụ cho việc viết và báo cáo đề tài đa dạng.
- Các em học sinh sắp sửa và đang ở độ tuổi trưởng thành (từ 11 đến 16
tuổi) nên nhận thức và giáo dục về vấn đề giới tính dễ dàng hơn.
- Đa số các em có điều kiện tiếp xúc, tìm hiếu những kiến thức về giới tính
khá dễ dàng từ nhiều nguồn khác nhau.
2. Khó khăn :

- Giáo viên và học sinh còn khá e dè, xấu hổ khi đề đập đến nội dung giới
tính.
- Chương trình giáo dục giới tính chưa được thực hiện phổ biến ở trường
học nhất là bậc học THCS.
- Chương trình học ngày càng nặng về kiến thức nên đòi hỏi cả giáo viên và

học sinh luôn phải tập trung vào chương trình học ở trường nên không có nhiều
thời gian dành cho việc tìm hiểu kiến thức về giới tính.
- Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn cho rằng: Giáo dục giới tính là chuyện tế nhị,
không nên đưa vào trường học hay phổ biến rộng rãi, đó là hành động “vẽ đường
cho hươu chạy”, đến lúc rồi các em sẽ tự biết.
B. NỘI DUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
a. Khái niệm giáo dục giới tính (GDGT)?
2


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Theo định nghĩa của ngành y tế, giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng
miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ
sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và
các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới
tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường
học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.
Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình
dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được
thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của
mình. Các chương trình giáo dục giới tính cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và xã hội.
Một số quan điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho trẻ vị thành niên những
thông tin và giúp chúng phòng ngừa việc có thai và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Tuy

nhiên, thực tế thực hiện giáo dục giới tính ở nhiều nước cho thấy hoàn toàn
ngược lại. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khảo sát 19 chương trình giáo dục
giới tính trường học ở nhiều nước, tất cả đều cho thấy trẻ vị thành niên có hoạt
động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách sử dụng các biện pháp
ngừa thai một cách hiệu quả, và hoàn toàn không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình
dục sớm và nhiều hơn. Giáo dục giới tính hiệu quả nhất khi thực hiện trước khi
trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục. Các bước tích cực này sẽ giúp khuyến
khích trẻ không hoạt động tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục một cách
an toàn, giảm thiểu thai ngoài ý muốn ở các em.
Cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với trẻ vị thành niên, nhất là trong
hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không được chuẩn
bị đầy đủ để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi. Thực trạng hiện nay đã
và đang cho thấy điều đó. Nếu chúng ta mong đợi trẻ vị thành niên những quyết
định đúng đắn, có trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thức của xã hội,
3


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

chúng ta phải đảm bảo trẻ vị thành niên được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng
và phương tiện để quyết định và các giá trị chúng cần tôn trọng và thực hiện.
Chúng ta cần nhận thức rằng đã đến lúc để đặt kế hoạch cho tương lai và chúng
ta hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó.
b. Giáo dục giới tính có sự khác biệt nào với giáo dục tình dục?

Mục tiêu của GDGT là chuẩn bị cho tuổi mới lớn về tâm lý trước phát triển
sinh lý, về nhận thức để định hình nhân cách, tạo sức mạnh nội tâm đề kháng
trước những bùng nổ giới tính của bản năng có thể gây hại cho bản thân, xung

quanh.
Giáo dục những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến
đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến sinh dục
gây ra; giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở
tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình; hiểu biết sâu sắc các giá trị
của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài
phải gánh chịu nếu vượt qua trái cấm; giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng
bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu
lành mạnh nếu nó chớm nở; giáo dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại
đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái, và rất nhiều
nội dung khác xoay quanh tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự
chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói
“không” trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục.
Như vậy GDGT và giáo dục tình dục tiếp cận giới trẻ ở hai độ tuổi khác
nhau nên nội dung khác biệt rất lớn, khiến không thể thay thế hay lồng ghép vào
nhau được.
c. Tại sao phải giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở?

Các nhà nghiên cứu từ nhiều năm nay đều cho rằng, học sinh ngày càng
năng động, thông minh hơn do điều kiện dinh dưỡng tốt, nhiều điều kiện thiết bị

4


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

bổ trợ dẫn đến nhu cầu nhận thức về mọi mặt vượt khung chương trình giảng dạy
trong nhà trường, đặc biệt là về lĩnh vực giới tính.

Tuổi dậy thì của các em đến sớm hơn so với trước đây. Ở nữ, tuổi dậy thì
bắt đầu từ 9-14, ở nam từ 12-15, nghĩa là giai đoạn các em đang ở bậc học Trung
học cơ sở. Vì vậy khi một học sinh lớp 6 đã hỏi về vấn đề tình dục, một số em nữ
học lớp 5 đã có kinh nguyệt, thì mãi đến lớp 8 các em mới được giới thiệu về
những vấn đề này là quá muộn.
Ở giai đoạn dậy thì, các em phải trải qua những biến đổi to lớn về cơ thể
cũng như về tâm lí. Thậm chí có thể khiến các em bị khủng hoảng nếu không có
sự chuẩn bị về tâm lí, sự chỉ bảo của người lớn. Khi đó các em sẽ tự tìm hiểu, tự
thể nghiệm theo những thông tin trên sách báo, tivi, internet, …Tuy nhiên, các
nguồn thông tin này không được kiểm soát và thường chứa nhiều điểm đen, lệch
lạc. Điều này đã gây ra nhiều hậu quả đáng buồn như quan hệ tình dục quá sớm,
có thai khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phá thai, bỏ học,…
Trẻ mới lớn cần chỉ dẫn về giới tính và các mối quan hệ. Nhưng ai sẽ là
người các em tìm tới khi gặp vấn đề về giới tính? Rất nhiều trẻ ngại nói chuyện
với bố mẹ về tình yêu, tình dục vì sợ bố mẹ có thể không chấp nhận quan điểm
của mình. Nhiều trẻ quay sang hỏi bạn bè và điều này có thể tạo nguy cơ cho trẻ
vì những thông tin trẻ nhận được không phải bao giờ cũng đúng. Người duy nhất
có thể cung cấp nhiều thông tin nhất cho trẻ là thầy cô giáo vì giáo viên (GV) là
những người kề cận nhất với học sinh (HS) tại trường học và hiểu HS nhất trong
vấn đề giới tính.
Trong khi đó vấn đề giáo dục giới tính trong các nhà trường hiện còn khá sơ
sài, mang nặng tính hình thức khiến các em càng tò mò.
Thực tế này đặt ra vấn đề: Làm thế nào cung cấp cho thanh thiếu niên
những kiến thức, hiểu biết đúng đắn về tình bạn, tình yêu và sức khỏe sinh sản?
Đáng tiếc là đến thời điểm hiện tại, những chương trình tuyên truyền, địa chỉ tư
vấn về vấn đề này còn dè dặt và thiếu định hướng...
5


Chuyên đề ngoại khóa


Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

2. Cơ sở thực tiễn
a. Giáo dục giới tính trên thế giới

Ở các nước Âu Mỹ, giáo dục giới tính đã được đưa vào chương trình giáo
dục từ rất sớm và được xem như những bài học bắt buộc đối với học sinh.
Tại Pháp, giáo dục giới tính đã là một phần của chương trình học trong
trường từ năm 1973.
Tại Đức, giáo dục giới tính đã là một phần của chương trình học từ năm
1970. Từ năm 1992 giáo dục giới tính được luật pháp quy định là trách nhiệm
của chính phủ.
Hầu hết học sinh Hoa Kỳ đều nhận được một hình thức giáo dục giới tính ít
nhất một lần trong khoảng từ lớp 7 đến lớp 12; nhiều trường bắt đầu đề cập tới
một số chủ đề ngay từ lớp 5 hay lớp 6. Một cuộc điều tra về tình dục của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan tới thói quen của thanh niên châu Âu năm
2006 cho thấy, tuy có lối sống khá thoáng nhưng tỉ lệ sinh trong độ tuổi vị thành
niên và tỉ lệ nạo phá thai ở các nước này rất thấp.
Sự xuất hiện và lan rộng khủng khiếp của căn bệnh thế kỷ AIDS đã mang
lại một ý nghĩa khẩn cấp mới cho chủ đề giáo dục giới tính. Tại nhiều nơi ở
Châu Phi, nơi AIDS đã trở thành bệnh dịch, giáo dục giới tính được coi là một
chiến lược sống còn để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Khảo sát các chương trình giáo dục giới tính ở Châu Á cũng đang có những
mức độ phát triển rất khác nhau. Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc có khung chính
sách hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trường học. Malaysia,
Philippines và Thái Lan đánh giá các nhu cầu sức khoẻ sinh sản thanh niên. Ấn
Độ có các chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ chín tới mười sáu tuổi.
Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới
các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh. Tại Trung Quốc và Sri Lanka,

giáo dục giới tính truyền thống gồm đọc về đoạn sinh sản trong các cuốn sách
giáo khoa sinh học.
6


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

b. Thực trạng giáo dục giới tính ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề đưa chương trình giáo dục giới tính (GDGT) cho học
sinh vào chính khóa đã được nhắc đi nhắc lại trong nhiều năm qua, nhưng ngành
giáo dục vẫn chưa có những "động thái" cần thiết để thực hiện yêu cầu trên.
Những giờ học về giới tính ở các trường học còn rất hiếm hoi. Trong gia đình, ít
bậc cha mẹ nào giảng giải cho con cái mình những kiến thức về giới tính, tình
dục. Chính vì thế mà giới trẻ phải tìm hiểu những điều đó từ sách báo, mạng
Internet, phim ảnh và cả những kênh không chính thống…và tất nhiên bằng
những hình thức đó các em sẽ tiếp cận luôn cả những vấn đề không phù hợp lứa
tuổi. Điều này đã dẫn đến những hậu quả hết sức đau lòng.
Trẻ vị thành niên (từ 10-17 tuổi) ở nước ta có khoảng 23,8 triệu người,
chiếm 31% dân số. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam
là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2-1,6 triệu ca mỗi
năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên, thậm chí có em mới... 12 tuổi.
Thống kê của bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM cho thấy, trong năm 2002 có
224 trường hợp nạo phá thai ở độ tuổi từ 11 đến 16, tăng hai, ba lần so với năm
2001. Bên cạnh đó, mỗi năm bệnh viện còn tiếp nhận hơn 10 sản phụ tuổi từ 12
đến 14. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam cho thấy,
7.6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Bên cạnh đó, tỉ lệ thanh thiếu niên phạm pháp về các tội hiếp dâm, giết

người vì ghen tuông,… ngày càng tăng. Số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục do
thiếu hiểu biết về giới tính tăng đến mức báo động. Từ năm 2008 đến nay, trung
bình mỗi năm có trên 1.000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục. (Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội công bố tại Tại hội thảo quốc gia “Phòng chống bạo lực,
xâm hại trẻ em” năm 2010).

7


Chuyên đề ngoại khóa

Nguyễn Bảo Tùng- Học sinh lớp 9
Trường THCS Hương Khê - Hà Tĩnh

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Hai học sinh lớp 9- THCS Tràng Định –
Lạng Sơn

Thủ phạm hiếp dâm một bé gái 8 tuổi

Thủ phạm hãm hiếp và giết người. Chỉ vì

Hậu quả của việc xem phim đồi trụy.

mê muội những trang web đen

Những "yêu râu xanh" tuổi vị thành
Học sinh THCS đâm chết bạn vì ghen


niên.

tuông

Học sinh THCS hãm hiếp tập thể trẻ 14

tuổi vì xem phim đồi trụy.
Những con số trên và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS đang ngày càng gia tăng đã
đặt ra một nhiệm vụ cấp bách đó là cần tiến hành giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản cho học sinh ngay từ cấp THCS.
Giáo dục giới tính cho học sinh không phải là việc của riêng một cá nhân,
tập thể mà là việc của toàn gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, thực tế địa
phương cho thấy đa số các bậc phụ huynh có trình độ dân trí chưa cao, còn bảo
thủ về vấn đề giáo dục giới tính. Vì vậy, nhà trường phải nắm vai trò chủ đạo
trong việc này.
8


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Từ những cơ sở trên, tôi khẳng định: “Trong thời đại phát triển như hiện
nay, việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh ngay từ bậc
học THCS là vấn đề rất cần thiết và cấp bách”.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối với đề tài này, tôi đã tiến hành nghiên cứu theo các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đối tượng giáo dục giới tính

Học sinh THCS, từ 11- 16 tuổi.
2. Mục đích của chuyên đề Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Mục đích của chuyên đề này là cung cấp cho học sinh THCS hệ thống
kiến thức cơ bản, chính xác, hữu ích về giới tính. Từ đó, giúp các em hình thành
nhận thức đúng đắn về vấn đề này, có trách nhiệm trong các mối quan hệ, tránh
được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Như vậy, các em sẽ bước vào đời
vững vàng hơn, tránh những con đường sai lầm ảnh hưởng đến tương lai.
Vấn đề không dừng lại ở việc giáo dục để các em hiểu sự phát triển tự
nhiên của bản thân mình và người khác giới, những điều có thể xảy ra trong quan
hệ tình dục hay hậu quả tai hại của việc mang thai sớm mà còn phải giáo dục để
các em nhận thức sâu sắc giá trị cao đẹp của tình bạn, tình yêu, giáo dục những
khía cạnh đạo đức về giới tính và hình thành những phẩm chất đặc trưng cho
phái tính ở các em.
3. Nội dung giáo dục giới tính

Theo Thạc sĩ tâm lý Đinh Đoàn, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa
học về giới tính - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) lập luận: “10, 11
tuổi là thời kỳ tiền dậy thì, nên cung cấp những kiến thức như các em học sinh
nữ thời gian tới sẽ phải đón nhận hiện tượng kinh nguyệt như thế nào, để khoảng
lớp 6, 7 khi có kinh thì các em đã biết. Đối với học sinh nam 12, 13 tuổi thì khi
9


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS


phát triển hệ lông hoặc tinh trùng thì các em không phải lo lắng. Các em nên ăn
mặc thế nào, ứng xử với các bạn khác giới ra sao... Còn quá trình thụ thai, trứng
và tinh trùng đã kết hợp với nhau như thế nào? Phụ nữ có thai nên và không nên
làm gì? nên dành cho học sinh tuổi 14, 15.”
Như vậy, căn cứ vào đặc điểm phát triển của lứa tuổi, giáo dục giới tính
cần phải được tiến hành từ lớp 6 đến lớp 9 với nội dung tương ứng như sau:
a. Học sinh khối lớp 6, 7 (Độ tuổi 11 – 14)

Giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm-sinh lí tuổi dậy thì; hiện
tượng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; những
biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến
sinh dục gây ra; giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai,
bạn gái ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình.
b. Học sinh khối lớp 8, 9 (Độ tuổi 14 – 16)

Giáo dục về sự thụ tinh; phân biệt tình bạn và tình yêu, hiểu biết sâu sắc
các giá trị của tình bạn, tình yêu; hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại
lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm, tảo hôn; giáo dục bạn trai biết
tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh biết tự kiềm chế để chứng minh
cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở; giáo dục kỹ năng phòng vệ trước
các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em
gái, và rất nhiều nội dung khác xoay quanh tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các
em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi,
vững vàng nói “không” trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục.
4. Hình thức giáo dục giới tính

Không nhất thiết phải đưa “ giáo dục giới tính” thành 1 môn học chính
khóa mà nên phát triển thành nội dung, chủ đề chính của một số tiết học hoạt
động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt ngoại khóa. Với mỗi độ tuổi dẫ đề cập ở

trên, nên tổ chức 2 buổi/1 năm học với thời gian 60 – 90 phút.

10


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Do các em thường có tâm lí e ngại nên giờ giáo dục giới tính cần được tổ
chức như tiết sinh hoạt ngoại khóa để các em mạnh dạn nói lên suy nghĩ, thắc
mắc của mình.
Cần xen kẽ các trò chơi, phối hợp nhiều hoạt động linh hoạt tạo cảm giác
thoải mái, hứng thú cho học sinh. Nếu có điều kiện, giáo viên cần tim tòi một số
hình ảnh, phim, kịch tình huống minh họa để giờ học sinh động hơn.
Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính đòi hỏi người giảng dạy
phải nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác, hình ảnh hay ví dụ
minh họa rõ ràng gần gũi với đối tượng cần giảng dạy vì thế việc tổ chức một tiết
dạy đòi hỏi sự chuẩn bị trước. Giáo viên có thể thực hiện từng bước: một buổi
truyền đạt kiến thức, thông tin về giới tính rồi sau đó cho các em tạo nhóm, tìm
hiểu một số tình huống trong đời sống và tạo dựng các vở kịch trình diễn ở
những tiết sau, cho các nhóm khác đặt các câu hỏi tình huống để nhóm trình diễn
trả lời, kết thúc các tiết mục thì giáo viên sẽ nhận xét và tư vấn những thiếu sót
cho các em rút kinh nghiệm.
5. Một số lưu ý đối với giáo viên dạy giáo dục giới tính
a. Giáo dục giới tính không chỉ là nói về tình dục

Giáo dục giới tính bao gồm nhiều vấn đề, từ khía cạnh sinh lý học và giải
phẫu học, các cơ quan sinh sản và chức năng của chúng, sinh sản, vai trò của hai
giới, những bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình yêu và các mối quan hệ

tình dục, cuộc sống hôn nhân, mang thai và phòng tránh thai.
b. Nên giáo dục giới tính từ sớm, nhưng không được vội vã

Có thể bắt đầu giảng những kiến thức cơ bản như đặc trưng giới tính, sự
khác nhau giữa nam và nữ, chức năng của cơ quan sinh sản, kinh nguyệt và
mang thai ở các trường tiểu học khi học sinh lên 10 tuổi hoặc khi các em đã đủ
lớn để hiểu những chủ đề này. Nếu các em chưa sẵn sàng tiếp nhận, giáo viên
không nên “nhồi nhét” quá nhiều thông tin liên quan đến giới tính vì điều này có
thể “lợi bất cập hại”.
11


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

c. Có thái độ tích cực về tình dục

Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu tình dục không phải chuyện cấm kỵ
mà là một phần tự nhiên của con người mà mọi người phải học. Đừng cho rằng
giáo dục giới tính sẽ khiến một đứa trẻ ngây thơ lầm đường. Ngày nay trẻ có
nhiều nguồn tin hơn là chúng ta nghĩ, bao gồm mạng Internet, video và sách, và
nhiều thông tin trong số này là thông tin sai lệch. Giáo viên cần đảm bảo rằng
những giờ học về giới tính sẽ cho học sinh kiến thức đúng đắn và an toàn hơn
những nguồn này. Khi học sinh đưa ra câu hỏi về tình dục, giáo viên đừng che
giấu những sự thật thông thường. Giáo viên càng che giấu, học sinh càng muốn
biết thêm và muốn thử.
d. Trò chuyện với học sinh một cách nghiêm túc.

Giáo viên nên trò chuyện một cách tự nhiên như thể tình dục là một chủ đề

thông thường. Nên dùng những thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu với đại đa số
người. Nếu giáo viên không ngần ngại khi nói về tình dục, học sinh cũng sẽ
mạnh dạn khi hỏi giáo viên về chủ đề này.
e. Giữ bình tĩnh khi bị học sinh trêu chọc

Rất có thể một giáo viên nữ sẽ bị học sinh trêu chọc khi giảng về giới tính.
Nếu rơi vào tình cảnh này, giáo viên cần giữ bình tĩnh và tiếp tục giảng bài như
thể đang nói về một chủ đề thông thường. Giáo viên cũng có thể để học sinh thảo
luận với nhau, còn giáo viên đóng vai trò là người cố vấn.
f. Thu thập nhiều kiến thức để tự tin khi giảng về giới tính

Kiến thức là điều chủ chốt để giáo viên thành công trong giảng dạy. Khi
có kiến thức về một chủ đề nào đó, người ta sẽ tự tin nói chuyện với người khác
về chủ đề này. Điều này cũng đúng với giáo dục giới tính. Nếu có đủ kiến thức
về giới tính, GV sẽ không phải làm thinh hoặc lúng túng khi học sinh hỏi những
câu hỏi tế nhị. Miễn là giáo viên trang bị đầy đủ kiến thức, học sinh sẽ không
dám chọc ghẹo giáo viên trong bài giảng về giới tính.
g. Kinh nghiệm tình dục không phải là vấn đề lớn
12


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Khi giảng về giới tính, một giáo viên không nhất thiết phải có kinh nghiệm
thật sự trong chuyện quan hệ tình dục. Giáo viên có thể thu thập kiến thức từ các
nguồn khác. Giáo viên có thể sử dụng thông tin từ các phương tiện thông tin đại
chúng và khuyến khích học sinh nghĩ và thảo luận theo quan điểm của các em.
h. Tạo ra một môi trường thân thiện để thầy trò nói chuyện và thảo luận


thoải mái
Cần có một không khí cởi mở và không căng thẳng để khuyến khích học
sinh nói lên ý kiến của mình, bọc lộ những ý nghĩ riêng và trao đổi quan điểm
với người khác.
i. Không chỉ giáo dục giới tính tại lớp học

Giáo dục giới tính có thể diễn ra bất cứ thời gian nào, địa điểm nào chứ
không chỉ giới hạn ở phạm vi lớp học. Nếu bất cứ học sinh nào tìm giáo viên để
xin tư vấn về chuyện khó nói, giáo viên cần vui lòng, cởi mở trò chuyện và cho
học sinh đó lời khuyên.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Bước 1: Xác định đối tượng và mục tiêu giáo dục giới tính

Căn cứ vào độ tuổi, mức độ phát triển tâm lí của học sinh để xây dựng
mục tiêu, chủ đề của tiết học theo Mục I.1 phần A: Nội dung giáo dục giới tính.
2. Bước 2: Xây dựng giáo án (hướng đề xuất)

Trong giới hạn chuyên đề này, tôi xây dựng giáo án đề xuất đối với học
sinh lớp 9 (14 – 16 tuổi) về Chủ đề Giới tính – Tình bạn – Tình yêu – Tránh
mang thai sớm.
CHỦ ĐỀ:
GIỚI TÍNH – TÌNH BẠN – TÌNH YÊU – CHỦ ĐỘNG TRÁNH MANG
THAI SỚM

13


Chuyên đề ngoại khóa


Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

I.Mục đích:
Giúp học sinh:
- Biết được sự khác nhau giữa hai giới tính.
- Hiểu vai trò của tình bạn và tình yêu.
- Giữ quan hệ tốt đẹp với bạn khác giới và có quan niệm đúng về tình yêu.
- Rèn luyện các khả năng tự nhận thức, giao tiếp, bày tỏ, ứng phó tình huống
khó khăn và ra quyết định đúng trong quan hệ bạn bè và tình yêu.
- Hiểu hậu quả của việc mang thai sớm ở tuổi dậy thì
- Biết vận dụng kỹ năng giao tiếp , kỹ năng kiên định và kỹ năng ra quyết định
để chủ động phòng tránh mang thai sớm
II.Tài liệu và phương tiện:
1. Phương tiện
- Bảng phụ
- Bút bảng
- Băng dính
- Câu hỏi thảo luận.
- Bộ phiếu phân biệt giới tính ( dùng cho hoạt động 1 ):
XUẤT TINH, CÓ RÂU, CÓ TINH HOÀN, TẠO TINH TINH TRÙNG,
CÓ KINH NGUYỆT, MANG THAI , TUYẾN VÚ PHÁT TRIỂN ,
SINHCON.
- Hai tình huống : Học sinh lớp 9 mang thai – Học sinh lớp 8 nghỉ học lấy
chồng.
2. Tài liệu
THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN
1. Khái niệm về giới tính:
Giới tính xác định sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ, sinh ra
đã có và không thể thay đổi được
Khía cạnh sinh học:

14


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Nam giới có khả năng tạo ra tinh trùng, còn phụ nữ tạo ra trứng. Khi giao
hợp xảy ra, tinh trùng có thể kết hợp với trứng để hình thành một cá thể
sống mới.
2. Tình bạn
a.Tình bạn là gì?
Đối với trẻ tình cảm thường có vai trò phát triển mạnh mẽ và có vai trò
quan trọng. Tuổi trẻ thường có nhiều bạn bè và họ thích dành thời gian để
trò chuyện với bạn bè, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi hoặc giúp nhau tự tin
hơn động viên nhau trong học tập và lao động. tình bạn có ý nghĩa quan
trọng đối với mọi người, già cũng như trẻ.
Người ta có quan niệm khác nhau về tình bạn. Có người thích chơi nhóm
bạn nhiều người, nhưng có người chỉ thích kết nghĩa vứi vài người thân
thiết.Dù phong cách của từng người như thế nào đi nữa, nhưng ai cũng
kiêu hãnh được làm thành viên của nhóm và thường xem nhóm bạn của
mình là một phần “ gia đình mình”. Tuy nhiên có những lúc tinh thần của
nhóm mãnh kiệt đến mức các thánh viên của nhóm có cảm giác là họ tốt
hơn tất cả mọi người khác, họ có thái độ xem thường người ngoài nhóm.
Điều này dẫn đến những tình cảm tiêu cực giữa các nhóm bạn khác nhau,
coi thể đưa đén cãi nhau thậm chí đánh nhau.
b.Tình bạn khác giới:
Ở tuổi VTN tình bạn thường mạnh mẽ và thiên về cảm xúc. Tình bạn có
thể là giữa những người cùng giới và giữa những người khác giới. Nhiều
người là bạn tốt của những người khác ở cả hai giới. Tình bạn khác giới

nhiều khi có những giá trị riêng rất đặc biệt, khiến những người bạn cảm
thấy mình may mắn có những người bạn khác giới.
Tuy nhiên cũng có lúc tình bạn giữa hai người thường là hai người khác
15


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

giới , có thể vượt qua giới hạn tình bạn để không còn “ chỉ là tình bạn”.
Tình bạn đó chuyển thnàh thứ tình cảm có cảm xú mãnh liệt , hấp dẫn, trở
thnàh quan hệ lãng mạn và có thể trở thnàh tình yêu. Điều này đặc biệt
thường xảy ra ở VTN. Con trai con gái bỗng thấy tự ý thức về mình và
thấyngại ngùng trước mặt người khác giới. Trong trường hợp đó, không
biết nên ứng xử như thế nào, nói gì và thế là nhìn người bạn của mình
bằng con mắt khác ngảy trước.
3. Tình yêu:
Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, nó biểu hiện sự cao đẹp nhất của
tình người ( lòng nhân ái), tình yêu làm con người trở nên thanh cao hơn,
nhân ái và giàu sức sáng tạo hơn.
Con người thể hiện tình yêu của mình với người khác bằng nhiều cách. Có
nhiều loại tình yêu: Yêu cha mẹ, yêu mội thành viên trong gia đình, yêu
bè bạn, yêu con vật cưng…..Con người cũng có quan hệ yêu thương trong
suốt cuộc đời. Một số quan hệ yêu đương đó là tình yêu suốt đời, còn có
nhiều quan hệ yêu đương chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Mối tình đầu thường là giai đoạn quyết kiệt nhất trong đời người và nhiều
bạn trẻ đến với mối tình đầu ở tuổi VTN. Nhiều mối tình đầu đã phát triể
thành tình yêu sâu sắc và đưa đến hôn nhân hạnh phúc. Sonng do đặc
điểm còn bồng bột, chưa có kinh nghiện trong cuộc sống, lại qua lý tưởng

hóa tình yêu, nên không ít mối tình đầu bị tan vỡ để lại những tổn thất về
tình cảm hoặc những hậu quả nặng nề , mất m,ất trong quan hệ yêu đương
buônng thả của các cặp trai gái.
Do vậy, nam nữ thanh niên cần hiểu được giá trị cao đẹp của tình yêu đối
với hạnh phúc cuả mỗi người, có thái độ trân trọng với tình yêu, trên cơ sở
đó tự xây dưng jc ho mình những hành vi đúng đắn, nghiêm túc khi bước
vào lĩnh vực này.
4. Mang thai sớm – Hậu quả và cách phòng tránh
16


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

a. Thế nào là mang thai sớm
Là trường hợp phụ nữ mang thai trước 18 tuổi.
b. Hậu quả của việc mang thai sớm
Việc mang thai sớm và sinh đẻ ở tuổi VTN sẽ gây nhiều hậu quả đối với
sức khỏe.
Mang thai sớm ngoài ý muốn là điều kinh hoàng cho cô gái trẻ vì thiếu
hiểu biết. Họ thường loạibỏ thai bằng biện pháp nạo thai. Nạo thai không
an toàn lả rủi ro rất lớn cho phụ nữ trẻ. Nạo thai có thể đem lại những biến
chứng nghiên trọng, có thể vô sinh thậm chí có thể tử vong.
Nếu sinh đẻ ở tuổi còn qua trẻ sẽ dẫn đến tình trạng đẻ non, sảy thai tự
phát, thai chết lưu, đẻ khó, nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinhthiếu nhiều
máu , suy sinh dưỡng.
-

Việc mang thai sớm và sinh đẻ ở tuổi VTN còn gây những căng thẳng


về tình cảm và tài chính rất lớn:
Họ phải đương đầu với những mệt mỏi của việc nuôi dưỡng một đứa bé
ngoài giá thú, không có chồng , thậm chí không có cả gia đình giúp đỡ.
Sinh đẻ ngoài ý muốn giống như mộttai họa với người mẹ trẻ. Họ thường
phải đối mặt với phản đối của cộng đồng và nếu còn đến trường thì họ sẽ
bị buộc phải thôi học.
- Việc mang thai sớm ở tuổi VTN sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nghèo
đói sẽ tăng lên , bảo hiểm xã hội và y tề kém nhiều. Thiếu lực
lượnglao động. Vấn đề giới ( trọng nam khinh nữ ) ngày càng mâu
thuẫn.
c. Cách phòng tránh
- Chủ động phòng tránh: không đi chơi với bạn khác giới ở những nơi
vắng vẻ, vào buổi tối, không uống rượu bia, …
- Các biện pháp tránh thai: Sử dụng bao cao su, thuốc ngừa thai,
phương pháp truyền thống: tính vòng kinh, ..
17


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

III.Cách tiến hành:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về giới tính ( 5 phút).
Cách tiến hành: Giáo viên phát một số phiếu học tập ghi đặc điểm của
nam hoặc nữ. Yêu cầu học sinh dán vào cột tương ứng
Bước 1: Hoạt động lớp.
Học sinh suy nghĩ và thực hiện.
Bước 2: Giáo viên nhận xét. Kết luận

GIỚI TÍNH: là đặc trưng sinh học, bẩm sinh, đồng nhất, mọi nơi, không
thay đổi theo thời gian. Đặc điểm sinh lý ở hai giới:
NAM
- XUẤT TINH

NỮ
- CÓ KINH NGUYỆT

- CÓ RÂU

- MANG THAI

- CÓ TINH HOÀN

- TUYẾN VÚ PHÁT TRIỂN

- TẠO TINH TINH TRÙNG.
- SINHCON.
Những đặc điểm này biểu hiện rõ nhất khi các em bước vào tuổi dậy thì.
Ở lứa tuổi này, các em có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý, có những tình cảm
và cảm xúc mới: ngoài quan hệ chủ yếu là tình bạn còn có những rung động
đầu đời đối với bạn khác giới.
Chuyển sang hoạt động 2.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Tình bạn – Tình yêu (20 phút)
Cách tiến hành:Hoạt động nhóm.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Tại sao các em cần có bạn ?
- Nhóm 2: Tình bạn khác giới là gì? Em có suy nghĩ gì về tình bạn khác
giới?
- Nhóm 3: Trong quan hệ với bạn khác giới cần tránh những điều gì?

Tình bạn khác giới khác với tình yêu như thế nào?
- Nhóm 4: Ở tuổi các em đã nên yêu chưa ? Vì sao?
Các nhóm ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng phụ.
18


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Bước 2: Hoạt động lớp.
Các nhóm treo bảng phụ kết quả thảo luận của nhóm mình trên bảng.
Bước 3: Hoạt động giáo viên.
Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận nhóm, tranh luận chung của lớp và
nhấn mạnh.
- Câu 1:Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó giữa hai hoặc một nhóm
người vì hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích có chung một
quan điểm sống lý tưởng, ước mơ …….
- Tình bạn có vai trò lớn trong đời sống của mỗi người đặc biệt là với
thanh thiếu niên.
+

Trong quan hệ bạn bè mỗi người có thể tự đánh giá, tự tìm hiểu

bản thân mình qua tương tác với những người bạn đồng thời dựa vào sự
góp ý của bạn bè mà tự phấn đấu giáo dục mình tiến bộ, tự hoàn thiện.
+

Tình bạn là một sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi người


trong tập thể cùng nhau hoạt động, gánh vác chia sẻ, trong việc vươn tới
ước mơ, hoài bão lý tưởng của mình.
+

Tuy nhiên tình bạn lệch lạc có thể dẫn tới hành động xấu: bao che

khuyết điểm cho bạn bè, phái, chơi bời lêu lổng,….
- Cuối cùng giáo viên nêu lên những đặc điểm cơ bản của tình bạn tốt.
+

Có trách nhiệm lẫn nhau và giúp đỡ cùng nhau tiến bộ

+

Bình đẳng và tôn trọng nhau

+

Chân thành tin cậy

+
Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
Câu 2:- Tình bạn khác giới là tình bạn giữa nam và nữ ( hoặc giữa nữ và
nam)
- Tình bạn khác giới làm cho mỗi người tự hoàn thiện mình, làm tôn vẻ
đẹp của mỗi giới. tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu, song
không nhất thiết mọi tình bạn khác giới đèu chuyển thành tình yêu.
19



Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Câu 3:- Tình bạn khác với tình yêu là không có sự say mê về thể xác,
không ghen tuông khi bạn khác giới có người yêu.
- Tình cảm giữa hai người khác giới có thể chuyển thành thứ tình cảm có
cảm xúc mãnh liệt và hấp dẫn về giới tính để chuyển thành tình yêu.
- Trong quan hệ bạn bè khác giới cần tránh:
+

Đối xử với nhau xuồng sã, thiếu tế nhị

+

Gán ghép lẫn nhau.

+

Ghen ghét nói xấu hay đối xử thô bạo.

+

Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu.

+
Gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu.
Câu 4:
- Tuổi của các em chưa nên yêu vì có thể ảnh hưởng đến học tập, tương
lai, bản thân các em chưa có đủ năng lực kiểm soát tình cảm, suy nghĩ và

hành động.
3. Hoạt động 3: Chủ động tránh mang thai sớm (15 phút)
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm.
Giáo viên đưa ra 2 tình huống để học sinh trình bày ý kiến và cách ứng xử
+ Tình huống 1: Em Hoàng Thị B (học sinh lớp 9) và em Nông Văn A ( học
sinh lớp 8) có “ yêu” nhau. Trong một lần đi chơi vào tối ngày Noel, do không
kiểm soát tình cảm và hành động của mình, em B có thai. Vì lo sợ, em giấu bố
mẹ và phải nghỉ học khi thai lớn. Em A cũng phải nghỉ học và làm đám cưới với
B. Em có nhận xét gì về sự việc trên? Theo em B sẽ gặp những khó khăn gì khi
mang thai sớm?
+ Tình huống 2: Em Nguyễn Thị S đang học lớp 8. Tuy nhiên, bố mẹ bắt em
phải nghỉ học để cưới chồng – là một người S mới gặp một lần. Nếu là S, em sẽ
làm gì trong tình huống trên?
Bước 2: Hoạt động lớp.
20


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Sau khi từng nhóm làm bài tập xong. Mỗi nhóm cử đại diện để trình bày.
Các nhóm tranh luận.
Bước 3: Hoạt động của giáo viên.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm. Hướng đến cách nhìn nhận, ứng xử
tích cực, đúng đắn.
+ Tình huống 1: A và B hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ . Mặt khác, giấu
chuyện xảy ra với người lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Những khó khăn B
phải gặp khi mang thai sớm: phải nghỉ học; bản thân ở trong tâm trạng hoang

mang, căng thẳng, lo lắng; tương lai bị ảnh hưởng; dễ bị gia đìnhvà/ hoặc xã
hội phân biệt đối xử; dễ kết hôn vội vàng và có nguy cơ thất bại, dễ bị sảy thai,
sức khỏe suy yếu; sau khi sinh con khó xin việc làm,…. Đối với đứa con: nguy cơ
bị gia đình và xã hội phân biệt đối xử trước mắt và trong tương lai do bị gia
đình ruồng bỏ, con bị suy dinh dưỡng, tuổi thơ bất hạnh,…
+ Tình huống 2: Nếu em là S: cần xác định rõ: Việc cưới chồng sớm theo ý bố
mẹ sẽ ảnh hưởng đến học tập và tương lai, vi phạm pháp luật Hôn nhân và gia
đình (tảo hôn). S cần phân tích cho bố mẹ thấy những điều sai và hậu quả của
hành động đó. Nếu bố mẹ vẫn không thay đổi ý kiến cần nói với thầy cô, chính
quyền xã để vận động. Đây là một hủ tục cần xóa bỏ ở địa phương
Giáo viên đúc kết:
- Ở lứa tuổi dậy thì các em đang trải qua những biến đổi về cơ thể, tâm
lý tình cảm sâu sắc. Tình bạn khác giới đem lại cho các em những cảm
xúc, suy nghĩ, sự mong nhớ niềm vui đồng thời băn khoăn lo lắng.
- Đối với các em chưa yêu, các em cần chuẩn bị trước tâm lý và kiến
thức để có khả năng nhận biết tình cảm của mình, có quyết định đúng
đắn. Các em nhớ rằng việc quan trọng nhất của các em trong giai đoạn
này là học tập để chuẩn bị cho tương lai, tình yêu có thể gây ảnh hưởng
rất lớn đến việc học.
- Đối với các em đã có bạn khác giới, các em cần tỉnh táo, sáng suốt chú
21


Chuyên đề ngoại khóa

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

tâm học tập, biết tôn trọng và nghĩ đến tương lai của cả hai, cần tránh
những tình huống gây mát kiểm soát: đi chơi riêng ở những nơi vắng vẻ,
vào buổi tối, …

- Các em cũng có rất nhiều thắc mắc không biết hỏi ai, không dám hỏi.
Hoặc khi hỏi, các em thường bị la rầy, hoặc người lớn né tránh không
muốn trả lời và cho rằng các em còn nhỏ, chưa cần biết. Các em có thể
bị sợ la rầy cho nên giữ im lặng không muốn hỏi. Điều này về lâu dài sẽ
có hại cho các em.
- Các em cần nhớ rằng khi có thắc mắc, lo lắng, các em nên tìm người
chia sẻ và giúp đỡ. Các em cần được cung cấp các thông tin cần thiết để
các em có thể tự bảo vệ mình
IV. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Học sinh trình bày nguyện vọng, những kiến nghị của mình về các vấn đề
trên.
Giáo viên nhận xét buổi học: về tinh thần, thái độ của học sinh
Trên đây là giáo án đề xuất tôi thực hiện tại lớp 9C.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nên đưa nội dung giáo dục giới tính vào giảng dạy cho các em học sinh
bậc học THCS.
Giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể là lồng ghép nhiều nội
dung hơn vào môn sinh học hay đưa nội dung vào 1 số buổi ở môn hoạt động
ngoài giờ hay mỗi học kì tổ chức mời các chuyên viên tư vấn về nói chuyện, trao
đổi với các em…
Tôi mong rằng các giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến các em hơn, giáo
dục và tư vấn cho các em những vấn đề liên quan đến giới tính để các em có
nhận thức đúng đắn và tập trung tốt vào học tập

22


Chuyên đề ngoại khóa


Giáo dục giới tính cho học sinh THCS

23



×