KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện quy chế tổ chức cho sinh viên Đại học chính quy làm đồ án,
khóa luận tốt nghiệp theo quyết định số 55/QĐ – ĐHHĐ Ngày 28/8/2006 của
Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức. Năm 2013 trường đã tổ chức cho sinh
viên cuối khóa các chuyên ngành nói chung và sinh viên K12 Tâm lý họ (định
hướng Quản trị nhân sự) nói riêng làm khóa luận (khóa học 2009– 2013).
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, và người thân.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn sâu sắt đến các thầy
giáo, cô giáo khoa Tâm lý – Giáo dục đã cung cấp cho các em kiến thức trong 4
năm học qua để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến sỹ Dương Thị Thoan – cô
giáo trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt
quá trình làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các em học sinh trường THCS Xuân Yên đã giúp
em trong quá trình điều tra thu thập số liệu thực tiễn.
Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng
như chia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi làm tốt đề tài của mình.
Trong quá trình nghiên cứu do còn nhiều hạn chế về năng lực bản thân
thời gian thực hiện, nên luận văn không tránh khỏi sai sót và hạn chế, rất mong
sự đóng góp ý kiến của qúy thầy cô và các bạn để những công trình nghiên cứu
tiếp theo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Liên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THCS : Trung học cơ sở
PTTH : Phổ thông trung học
GD : Giáo dục
GDGT : Giáo dục giới tính
VN : Việt Nam
NXB : Nhà xuất bản
TTN : Thanh thiếu niên
MỤC LỤC
SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Mục Tên chương, mục và tiểu mục Trang
Lời cảm ơn
Danh mục bảng, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Đóng góp của đề tài 7
PHẦN NỘI DUNG 8
Chương 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
8
1.1
Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề “ Thái độ của học
sinh đối với giáo dục giới tính”.
8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục và giáo dục giới tính 8
1.1.1.1. Trên thế giới 8
1.1.1.2. Ở Việt Nam 11
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu thái độ 14
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về thái độ giáo dục giới tính 15
1.2.
Những khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài
17
1.2.1. Thái độ của học sinh THCS đối với giáo dục giới tính 17
1.2.1.1. Cơ sở lý luận chung về thái độ 17
1.2.1.1.1. Định nghĩa về thái độ 17
1.2.1.1.2. Cấu trúc của thái độ 20
1.2.1.1.3. Đặc điểm của thái độ 21
1.2.2. Cơ sở lý luận chung về giới tính, giáo dục giới tính 22
1.2.2.1. Khái niệm giới tính 22
1.2.2.2. Khái niệm về giáo dục giới tính 23
1.2.2.2.1. Định nghĩa về giáo dục giới tính 23
1.2.2.2.2. Vai trò của giáo dục giới tính 24
1.2.3. Thái độ của học sinh THCS đối với giáo dục giới tính 26
1.2.3.1. Khái niệm về học sinh THCS 26
1.2.3.2.
Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi học sinh
THCS
26
1.2.3.3. Thái độ của học sinh THCS đối với giáo dục giới tính 32
Chương 2 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS XUÂN YÊN,
36
SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
2.1. Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu 36
2.2.
Thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của học sinh
trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
36
2.2.1.
Thực trạng thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của
học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa
36
2.2.1.1. Nhận thức của học sinh THCS về giáo dục giới tính 36
2.2.1.2.
Thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của học sinh
trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
49
2.2.1.3
Biểu hiện hành vi của học sinh THCS khi học môn giáo
dục giới tính
57
2.2.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh THCS đối
với vấn đề giáo dục giới tính.
61
2.2.2.1.
Những khó khăn của học sinh THCS khi tìm hiểu và học
các nội dung của chương trình giáo dục giới tính.
61
2.2.2.2. Hình thức giáo dục giới tính 63
2.2.2.3.
Yếu tố gia đình.
64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 Kết luận 67
2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 73
SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT TÊN BẢNG Trang
Bảng 1
Nhận thức của học sinh THCS về khái niệm Giáo dục giới
tính.
37
Bảng 2
Mức độ cần thiết của giáo dục giới tính đối với học sinh
THCS.
39
Bảng 3
Nhận thức của học sinh THCS về ý nghĩa của giáo dục giới
tính đối với học sinh THCS.
41
Bảng 4
Nhận thức của học sinh THCS về sự hình thành giới tính.
44
Bảng 5
Nhận thức về các nội dung cần có trong chương trình giáo
dục giới tính cho học sinh THCS.
45
Bảng 6 Nhận thức của học sinh THCS về khái niệm giới tính 47
Bảng 7
Hứng thú của học sinh THCS với giáo dục giới tính.
49
Bảng 8
Lí do học sinh THCS tham gia học các nội dung giáo dục
giới tính
52
Bảng 9
Mức độ quan tâm của học sinh THCS về giới tính và giáo
54
SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
dục giới tính.
Bảng 10
Hành vi của học sinh trong các giờ có nội dung giáo dục giới
tính.
58
Bảng 11
Biểu hiện của học sinh THCS trong các giờ học giáo dục
giới tính.
59
Bảng 12
Những khó khăn của học sinh THCS khi tìm hiểu và học
các nội dung của chương trình giáo dục giới tính.
61
Bảng 13 Các hình thức giáo dục giới tính phù hợp. 63
Bảng 14. Thái độ của cha mẹ khi con tìm hiểu các vấn đề giới tính. 65
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT TÊN BIỂU ĐỒ Trang
Biểu đồ 1
Mức độ hứng thú của học sinh THCS đối với giáo dục
giới tính.
51
Biểu đồ 2
Mức độ quan tâm của học sinh THCS đối với giáo dục
giới tính.
57
SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SV: Lê Thị Liên GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Cơ sở lý luận.
Hiện nay, xã hội càng phát triển thì đời sống con người ngày càng được
cải thiện hơn với mục tiêu hình thành nên thế hệ sau có sự phát triển về thể chất
và tinh thần một cách toàn diện, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước, cho sự
phát triển bền vững của xã hội.
Một trong những mục tiêu phát triển toàn diện con người hướng vào thế
hệ trẻ là giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhằm nâng cao hiểu biết cho các
em về giới tính, định hướng các em trong mối quan hệ với bạn khác giới, với
con người và gia đình. Giáo dục giới tính có ý nghĩa xã hội quan trọng trên cả
hai phương diện chất lượng giống nòi và chất lượng cuộc sống.
Chúng ta đều biết thái độ là một hiện tượng tâm lý được nghiên cứu
nhiều trong tâm lý học xã hội. Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể
được hình thành trên tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay một ý
tưởng nào đó quy định phương hướng hành động. Nói cánh khác, thái độ là
trạng thái tinh thần có tính đặc trưng của con người, đó là sự sẵn sàng phản ứng
với một đối tượng nào đó liên quan đến chủ thể và nó được tổ chức thông qua
kinh nghiệm, sự hiểu biết của con người. Thái độ có tác dụng điều chỉnh, ảnh
hưởng hoặc tác động từ hành vi hoặc tình huống hoặc khánh thể mà nó tham
gia. Sự đánh giá thái độ là đánh giá theo hướng cụ thể, là thái độ tiêu cực hoặc
tích cực, không có thái độ một cách chung chung không rõ ràng.
Mặt khác, thái độ của con người đối với hiệu quả hoạt động cũng được
biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Khi con người càng tham gia hoạt động
phong phú đa dạng, biểu hiện ra bên ngoài càng nhiều thì nó thể hiện tính tích
cực càng rõ nét. Ngược lại khi con người ít có biểu hiện thì nó thể hiện tính tiêu
cực. Thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính có ý nghĩa rất lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh.Việc hình thành thái độ tích cực đối
với vấn đề giáo dục giới tính sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em,
cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.
SV: Lê Thị Liên 1 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo dục giới tính cho học sinh là bộ phận quan trọng của nội dung
giáo dục toàn diện và có ý nghĩa rất thiết thực, cần được nhà trường phối hợp
chặt chẽ với gia đình và xã hội thực hiện nghiêm túc, phù hợp với tâm sinh lý
từng lứa tuổi để đào tạo cho xã hội một thế hệ công dân mới có đầy đủ kiến thức
về giới, về giới tính, có quan niệm sống đúng đắn, tiến bộ, quan niệm về tình
yêu, tình bạn trong sáng, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội, biết coi trọng
tình người, quý trọng mạng sống và yêu quý người khác giới. Giáo dục giới tính
trong trường học là một hình thức quan trọng và hiệu quả nhằm nâng cao kiến
thức, thái độ và hành vi cho thanh thiếu niên. Tính hiệu quả của các chương
trình giáo dục giới tính ở trường học bao gồm các nội dung tập trung như tránh
thai, mang bầu, sinh đẻ, cách thức từ chối quan hệ tình dục hoặc vấn đề như việc
ý thức học các môn học như sinh học, các buổi học ngoại khóa. Để có những
công dân phát triển toàn diện Đức- Trí- Thể- Mĩ thì ngoài việc trang bị cho các
em những tri thức khoa học cơ bản, tri thức nghề nghiệp thì cần cung cấp cho
các em tri thức về tâm sinh lý, các vấn đề về giới tính của chính mình, từ đó
giúp các em hình thành thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử, thái độ lịch sự văn
minh đúng chuẩn mực giáo dục cho học sinh THCS là nhằm trang bị những kiến
thức về tâm lý, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về vấn đề giới tính, đặc
điểm giới tính của mỗi giới, Qua đó hình thành nên thái độ tích cực ở các em
đối với vấn đề giới tính. Đó cũng chính là nội dung của giáo dục giới tính.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước giáo
dục giới tính đang là một vấn đề hết sức cấp bách. Tuy nhiên một thực tế hiện
nay cho thấy, ở các nước Á Đông, cụ thể là Việt Nam quan niệm về giới tính,
tình dục, tình yêu còn rất hạn chế, có đôi phần khắt khe. Nên các bậc cha mẹ
thường ít hoặc không đề cập đến những vấn đề nhạy cảm vì sợ làm hư con cái,
là vẽ đường cho hươu chạy, với suy nghĩ đến khi nào lớn các em sẽ tự biết.
Hoặc nếu có đề cập đến thì cũng chung chung không rõ ràng càng gây nhiều
thắc mắc cho con cái những vấn đề về giới tính tình bạn, tình yêu. Trong khi đó
chương trình giáo dục giới tính ở nhà trường chỉ giải quyết được phần nào thắc
SV: Lê Thị Liên 2 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
mắc ở lứa tuổi này. Những vấn đề về tình bạn, tình yêu, tâm sinh lý tuổi dậy thì,
vấn đề giới, thông tin về kế hoạch hoá gia đình và tránh thai, thông tin về các bộ
phận thân thể, các bệnh lây nhiễm qua dường tình dục là những điều mà hiện
nay học sinh chưa được trang bị kiến thức một cách đầy đủ. Nhà trường, xã hội
và gia đình vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chính đáng này của các em. Mặt khác, ở
nước ta vấn đề giới tính ở tuổi vị thành niên còn rất nhiều vùng cấm nên học
sinh không được nói, được thể hiện những hiểu biết và những thắc mắc cần thiết
của mình. Sự “lệnh pha” quá lớn giữa hai thế hệ, hai hệ tư tưởng, hai quan niệm
sống, hai nhu cầu xã hội của người lớn và trẻ vị thành niên đã đẩy các em vào
tình trạng “đói khát” kiến thức, thông tin về giới tính. Sự trái ngược giữa quan
điểm giáo dục với “đất lề quê thói” cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Đó chính là nguyên dẫn đến những hành vi thiếu hiểu biết và phải đón nhận
những hậu quả đau lòng Trước đây trong một thời gian dài, có một số ý kiến
cực kỳ sai lầm, cho rằng con người có khả năng tự định hướng một cách tự
nhiên và hầu như tự động trước vấn đề thuộc quan hệ thầm kín giữa nam và nữ;
rằng việc thảo luận rộng rãi và toàn diện đề tài này, việc tuyên truyền những
kiến thức dù trên cơ sở khoa học chăng nữa, cũng đều là thiếu đạo đức, dung tục
và có khả năng đưa đến những quan tâm không lành mạnh về vấn đề quan hệ
nam nữ và đưa đến tình trạng suy đồi đạo đức”. [22, tr.17].
Trong khi đó “chính việc thiếu kiến thức về vấn đề giới tính, cũng giống
như tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy hiểm và có phương hại đến tâm lý
và đạo đức con người.” [11, tr.102].
Độ tuổi THCS, là giai đoạn phát triển rất quan trọng của cuộc đời. Chưa
là người lớn song cũng không còn là trẻ con nên các em vẫn bỡ ngỡ trước các
hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, tò mò và ham muốn khám phá. Có rất nhiều
những học sinh quan tâm tới các vấn đề sức khoẻ sinh sản, các em còn mong
muốn nhận biết được các thông tin mang tính chất chính xác và có tính giáo dục
cao. Mỗi đối tượng quan tâm và muốn tìm hiểu một nội dung khác nhau. Bên
SV: Lê Thị Liên 3 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
cạnh đó vẫn còn số lượng lớn thanh thiếu niên còn e dè, ngại ngùng và không
mấy hưởng ứng khi nói đến vấn đề này, các em không dám tìm hiểu về nó.
Ví dụ, trong giờ môn sinh học khi cô giáo nói về các bộ phận sinh dục
trên cơ thể thì phần lớn phản ứng của các em là đều cúi măt xuống bàn
Một số học sinh do nhận thức về giao tiếp nam nữ yếu kém hoặc sai lầm,
dễ có hành vi cư xử với bạn khác giới một cách suồng xã, thô bạo. Họ thường
nói năng thô tục, ăn mặc lố lăng bất lịch sự nơi công cộng, phá rối trật tự xã hội.
Ngày nay tình trạng các em yêu sớm, yêu đương mù quáng, nếp sống sinh hoạt
nam nữ trụy lạc một số em yêu kiểu tự do, tình yêu không cần hôn nhân, sống
gấp, sống thử những biểu hiện trên đây là kết quả của sự nhận thức sai lầm về
tình yêu, một lĩnh vực tình cảm rất phức tạp, nhưng cũng hết sức quan trọng của
đời sống giới tính con người, trong tuổi trẻ. Các em bỏ cả học hành, ăn chơi trác
táng hủy hoại đi nhân cách và rơi vào vòng xoáy tội lỗi. Một số khá đông các
em hiện nay theo quan niệm tình dục tự do, tình dục không hôn nhân, yêu
đương quá sớm dẫn tới tình trạng quan hệ lang chạ, có thai ngoài ý muốn, mắc
các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nạo phá thai bị biến chứng tình trạng
nạo phá thai hiện nay càng tăng trong lớp trẻ và gây nhiều hậu quả tai hại.
Vì vậy, đối với vấn đề giáo dục giới tính cần trang bị cho các em những
hành trang vững chắc để bước vào đời, tránh những hậu quả khôn lường do sự
thiếu hiểu biết. Hiện nay đã có chương trình lồng ghép nội dung giáo dục giới
tính vào một số môn ở trường THCS, song chưa được mở rộng và gần như mới
dừng lại ở mức thử nghiệm. Điều này dẫn đến nhận thức về các vấn đề này ở
các em tại các trường học không sâu sắc, và đặc biệt sẽ là thiệt thòi cho các em
ở một số trường chưa áp dụng chương trình giáo dục giới tính.
Từ thực trạng trên thúc đẩy tôi đi sâu tìm hiểu thái độ đối với giáo dục
giới tính nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng thái độ đối với vấn đề giáo dục giới
tính của học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, từ
SV: Lê Thị Liên 4 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
đó đề xuất một số các giải pháp góp phần hình thành thái độ đúng đắn đối với
công tác này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của học sinh
trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, các yếu tố ảnh
hưởng đến thái độ của học sinh đối với vấn đề giáo dục giới tính. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1 Khách thể nghiên cứu.
170 học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính của học sinh trường THCS Xuân
Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
4. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: Thái độ; giới
tính; giáo dục giới tính; thái độ đối với giáo dục giới tính.
- Tìm hiểu thực trạng thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với
vấn đề giáo dục giới tính của học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục
giới tính.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
5.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thái độ đối với vÊn ®Ò giáo dục giới tính
của học sinh trường THCS Xuân Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Chia
theo khối:
Khối lớp 6: 82 học sinh.
Khối lớp 9: 88 học sinh.
SV: Lê Thị Liên 5 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tôi chọn khối đầu cấp (lớp 6) và khối cuối cấp (lớp 9) để so sánh xem sự
khác nhau về độ tuổi và giới tính có dẫn đến sự khác nhau về thái độ đối với vấn
đề này hay không?
5.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại trường THCS Xuân Yên,Thọ Xuân, Thanh Hóa
5.3. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2013
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và xây dựng các khái niệm công cụ
cũng như các giả thuyết nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, tham khảo các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Đọc các loại sách, báo, Weside đề cập đến vấn đề giới tính và giáo dục
giới tính, tham khảo các tài liệu giáo dục dân số, tài liệu hướng dẫn giảng dạy
giáo dục dân số cũng như chương trình giảng dạy giáo dục giới tính tại trường
THCS.
Từ phương pháp trên, tôi tìm ra tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề
mà tôi nghiên cứu. Qua đó đề ra được cách thức tiến hành điều tra và có ý kiến
đề xuất phù hợp.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra
Xây dựng bộ phiếu điều tra để tiến hành điều tra chính thức.
Dành cho học sinh nhằm khảo sát thực trạng về thái độ của học sinh
trường THCS Xuân Yên đối với giáo dục giới tính.
Sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau như: Câu hỏi lựa chọn, câu hỏi
kín, câu hỏi mở nhằm điều tra mức độ về nhận thức, thái độ, hành vi của học
sinh về vấn đề giới tính.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
SV: Lê Thị Liên 6 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sử dụng phương pháp này tôi nhằm thu thập thông tin đầy đủ, chính xác
hơn về thái độ của học sinh trường THCS Xuân Yên đối với giáo dục giới tính
bổ trợ cho quá trình điều tra bằng phương pháp bảng hỏi.
6.2.3. Phương pháp quan sát
Thông qua hoạt động và giao tiếp sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về
những biểu hiện thái độ của học sinh. Quan sát học sinh trong các giờ học, giờ
chơi nhằm tìm hiểu biểu hiện thái độ đối với giáo dục giới tính, và cách ứng xử
của học sinh nam và nữ thông qua hoạt động.
6.2.4. Phương pháp xử lý toán học
Trong bảng hỏi có những câu hỏi liên quan đến việc xếp thứ bậc thì được
tính điểm như sau:
+ Những câu xếp thứ bậc từ 1 - 4 thì tương ứng với số điểm:
- Thứ bậc thứ 1: 3 điểm
- Thứ bậc thứ 2: 2 điểm
- Thứ bậc thứ 3: 1 điểm
- Thứ bậc 4: 0 điểm.
Phương pháp chủ yếu để phân tích kết quả điều tra chính thức là phương
pháp thống kê toán học.
- Phân tích thống kê mô tả:
+ Điểm trung bình cộng:
X
=
n
Xi
∑
Trong đó:
n: tổng số học sinh
Xi
∑
: tổng số điểm
Dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề và của từng yếu tố.
+ Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi đóng
và câu hỏi mở.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Bổ sung và góp phần hoàn thiện khái niệm thái độ của học sinh đối
với giáo dục giới tính.
SV: Lê Thị Liên 7 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Đánh giá được thực trạng thái độ của học sinh trường THCS Xuân
Yên đối với vấn đề giáo dục giới tính và đề xuất một số kiến nghị nhằm hình
thành thái độ đúng đắn của học sinh trường THCS Xuân Yên nói riêng và trong
học sinh nói chung về giáo dục giáo dục giới tính.
SV: Lê Thị Liên 8 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề “Thái độ của học sinh đối
với giáo dục giới tính”.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục và giáo dục giới tính
1.1.1.1. Trên thế giới:
Vấn đề giới tính nói chung và giáo dục giới tính nói riêng đã được
nghiên cứu từ thế kỉ XX và mặt khác mỗi một vùng, lãnh thổ, quốc gia khác
nhau với những nền văn hóa đặc trưng thì có những thái độ khác nhau về giáo
dục giới tính. Cụ thể:
Liên Xô và các nước Đông Âu:
V.I Lênin cho rằng cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề
quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình được coi là vấn đề cấp bách. Các
nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học, giáo dục học, tâm lý học đã
đưa ra nhiều quan điểm khoa học về việc giáo dục giới tính cho con người và
coi đó là nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh. Bên cạnh đó họ
cũng đưa ra nhiều phương hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính ở
Liên Xô. A.X Macarenco khẳng định vai trò cần thiết và quan trọng của giáo
dục giới tính đồng thời đưa ra những nguyên tắc, nội dung, phương hướng
GDGT cho học sinh. GDGT được xem là một mặt của giáo dục nhân cách toàn
diện cho học sinh, tuy nhiên GDGT cũng chưa được chấp nhận rộng rãi. Vào
những năm 30 của thế kỉ XX, GDGT được nghiên cứu toàn diện hơn về nội
dung, phương pháp và việc tổ chức thực hiện. Đặc biệt đến năm 1981, hội đồng
bộ trưởng Liên Xô (cũ) ra chỉ thị cho tất cả các trường THCS trong cả nước
thực hiện chương trình giáo dục giới tính được biên soạn rất cụ thể cho các cấp.
Hơn nữa, nội dung chương trình giáo dục ở hai lớp cuối cấp II (lớp 8 và lớp 9)
có thêm một môn học là đạo đức học và tâm lý học đời sống gia đình với những
nội dung cũng khá phong phú và bổ ích. Việc thực hiện nội dung đề ra vẫn chưa
thống nhất. Đến năm 1960, GDGT mới được khẳng định và nghiên cứu rộng rãi,
SV: Lê Thị Liên 9 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
hoàn chỉnh dần. GDGT được nghiên cứu sâu về mục đích, nội dung phương
pháp…
Các nước Đông Âu như: Đức, Balan, Hungrari, Tiệp Khắc và các nước
Tây Âu, Bắc Âu đều coi giáo dục tình dục là một vấn đề lành mạnh, đem lại tự do
cho con người vì vậy họ quan niệm: cần nói rõ cho mọi người hiểu biết những
quy luật hoạt động tình dục. Chương trình GDGT của họ rất đa dạng, các trường
có thể tự chọn các vấn đề phù hợp với đối tượng để giảng dạy.
Châu Âu:
Năm 1942, Bộ GD Thuỵ Điển thí điểm đưa giáo dục tình dục vào nhà
trường và đến năm 1956 thì dạy phổ cập cho các bậc học từ tiểu học đến trung
học. Tại Thụy Điển, giáo dục giới tính là môn học bắt buộc trong trường học từ
năm 1956 và bắt đầu cho học sinh lớp 4 hoặc lớp 6 đến các cấp học cao hơn. Học
sinh không những có được các kiến thức sinh học liên quan đến giới tính mà còn
được học cả quá trình lịch sử của giới tính, tình dục và tính dục.
Tại Pháp, các chương trình giáo dục giới tính trong nhà trường ở đó
cũng từ năm 1973. Có khoảng 30 - 40 giờ học giới tính dành cho học sinh lớp 8
và lớp 9, cuối khóa học các em được làm quen và học cách sử dụng bao cao su.
Tháng 2/2000, Chính phủ Pháp quyết định đưa kiến thức giới tính lên đài truyền
hình và sóng phát thanh, đồng thời phát khoảng 5 triệu tờ rơi cho học sinh phổ
thông về các phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.
Tại Đức, năm 1959 nhiều tài liệu về giáo dục giới tính đã được nghiên
cứu công phu. Vấn đè giáo dục giới tính được tiến hành rộng rãi, đặc biệt từ
những năm 70 chương trình giáo dục giới tính trong trường học bao gồm các
vấn đề như dậy thì, sự thay đổi tâm sinh lý của tuổi mới lớn, hoạt động tình dục,
phòng tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, thế nào là lạm dụng
tình dục, Bên cạnh đó họ còn sử dụng hệ thống truyền thông để giáo dục
chuyên đăng tải các chủ đề thắc mắc của tuổi mới lớn về giới tính, tình yêu, tình
bạn.
Tại Anh, các chương trình về giáo dục giới tính là bắt buộc đối với học
sinh. Họ cung cấp các kiến thức chung về giới tính như tại các nước châu Âu
khác và tập trung vào khía cạnh làm thế nào để có quan hệ tình dục an toàn. Tỷ
SV: Lê Thị Liên 10 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
lệ trẻ em mang thai ở Anh cao nhất châu Âu và cũng là đề tài gây đau đầu các
nhà quản lí .
Năm 1968, đại hội đồng Liên Hiệp quốc bắt đầu có những hoạt động về
giáo dục dân số và đi liền với hoạt động ấy, GDGT lại được quan tâm hơn nữa
với giáo dục dân số trong việc triển khai các nội dung ấy đến với học sinh các
cấp.
Khoảng những năm 1970, 1980 việc GDGT có nên đưa vào trường học
bắt đầu được quan tâm thực sự và từ đó 4 khuynh hướng về GDGT được xuất
hiện:
+ Bắt buộc thực hiện trong tất cả các trường phổ thông như: Thuỵ Điển, Đan
Mạch, …
+ Hoan nghênh và bước đầu công nhận hợp pháp hoá như: Ba lan, Thuỵ Sĩ,
…
+ Tán thành nhưng không hợp thức hoá về mặt luật pháp như: Anh, Hà
Lan…
+ Không ngăn cấm nhưng cũng không phát triển như: Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kĩ
Như vậy mặc dù việc thực hiện nội dung giáo dục giới tính vẫn hoàn toàn
khác nhau ở mỗi nước, song GDGT cũng đã bắt đầu được một số nước đưa vào
trường học.
Châu Á:
Giáo dục giới tính được thừa nhận là cần thiết và cũng đã được thực
hiện những nội dung giáo dục giới tính trong trường học ở các quốc gia như:
Nhật Bản, Thái Lan, Singgapo, Philippin…Riêng ở Philippin, giáo dục giới tính
được đưa vào chương trình nội khoá của trường THCS và PTTH. Ở nước này có
nhiều cải tiến về phương pháp, hình thức giảng dạy nhưng nổi lên hết là nội
dung giáo dục giới tính đáp ứng được nhu cầu của học sinh cũng như bắt đầu
được xã hội thừa nhận
Ấn Độ thì có chương trình đặc biệt dành cho học sinh trong nhà trường
lứa tuổi 9 đến 16. Các chủ đề về giới tính sẽ được học sinh và giáo viên trao đổi
một cách thẳng thắn với nhau. Những cuộc trao đổi đó có thể trở thành những
SV: Lê Thị Liên 11 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
cuộc tranh luận sôi nổi, giúp giáo viên nắm bắt được nhu cầu thông tin giới tính
của học sinh mình để định hướng hiệu quả hơn.
Châu Mỹ:
Tại Mỹ, hầu hết các trường học đều đưa giáo dục giới tính vào chương
trình học của học sinh lớp 7- 12, nhiều nơi bắt đầu từ lớp 5, lớp 6. Học sinh tiếp
cận với kiến thức giới tính thuộc 2 kiểu: toàn diện kiến thức chung chiếm 58%
hoặc kiến thức sâu về một khía cạnh, vấn đề chiếm 34%. Tuy nhiên, Mỹ lại là
một trong những nước có tỷ lệ sinh ở trẻ vị thành niên cao nhất thế giới, tỷ lệ
nhiễm bệnh qua đường tình dục ở thanh thiếu niên cũng là cao nhất.
Châu Phi:
Giáo dục giới tính ở châu lục này tập trung vào việc đẩy lùi nạn dịch
AIDS. Hầu hết các chính phủ ở đây đều cố gắng thiết lập những chương trình
giáo dục về AIDS hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức phi
chính phủ.
Ở Ai Cập, các giáo viên giảng dạy cho học sinh (từ 12 - 14 tuổi) những
kiến thức giải phẫu sinh học như cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, cơ chế hoạt
động, quan hệ tình dục, nguyên nhân có thai. Đồng thời, Bộ trưởng Y tế và Giáo
dục của nước này đã làm việc cùng với những người đứng đầu của tổ chức
UNICEFF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) tìm cách đưa giáo dục giới tính về
những miền quê xa xôi nhằm ngăn chặn hủ tục lạc hậu và nguy hiểm là cắt bỏ
âm vật của các bé gái.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Giáo dục giới tính đang là vấn đề đang được tập trung nghiên cứu ở nước
ta và thu hút được sự quan tâm của xã hội. Các nội dung giáo dục giới tính
được đề cập và phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau như: báo cáo khoa
học, chuyên đề, nội dung sinh hoạt ở các câu lạc bộ mà trong những người
tham dự có các em học sinh dù rằng chưa chính thức và sâu sắc nhưng vấn
đề giáo dục giới tính bắt đầu là điểm nóng của nhiều ngành khoa học, nhiều
nhà khoa học. Đặc biệt hơn. Ngày 24 tháng 12 năm 1984 chủ tịch hội đồng Bộ
trưởng Phạm Văn Đồng ký chỉ thị 176a trong đó nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ đại
SV: Lê Thị Liên 12 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
học và trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức
có liên quan xây dựng chương trình chính khóa và ngoại khoá nhằm bồi dưỡng
cho học sinh những kiến thức khoa học về giới tính về hôn nhân và gia đình,
về nuôi dạy con”
Bộ giáo dục đã ra chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính
trong toàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước với
khối lượng nội dung và chương trình tương ứng.
Đến năm 1985, các công trình nghiên cứu về giáo dục giới tính, nội dung
giáo dục giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình lần lượt được thừa nhận.
Nhiều nhà khoa học như: Trần Trọng Thuỷ, Đặng Xuân Hoài, Đức Uy, Phạm
Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan…đó nghiên cứu những mặt khác nhau xung
quanh giáo dục giới tính như: nhu cầu, nguyện vọng, dư luận xã hội, nội dung…
Ngay sau đó, cũng năm 1985 Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp phối
hợp với công đoàn ngành Đại học tổ chức hội thảo và giáo dục giới tính cho
sinh viên các trường đại học, tổ chức hai lớp tập huấn cho một số cán bộ Đoàn,
cán bộ tuyên huấn…ở các trường đại học và trung học chuyên nghiệp phía nam
tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục giới tính nhằm hỗ trợ cho việc
đưa các nội dung giáo dục giới tính đến với học sinh một cách chính xác, khoa
học và hiệu quả.
Nổi bật nhất vẫn là việc khẳng định vai trò cần thiết của giáo dục giới tính
đối với thanh niên nói chung và học sinh nói riêng. Tuy nhiên nội dung giáo dục
giới tính vẫn chưa thật sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhiều người vì
điều kiện kinh phí, thời gian…
Đến năm 1988, được sự tài trợ của UNEPA cùng với sự giúp đỡ kỹ thuật
của UNESCO khu vực, Bộ giáo dục - đào tạo đã giao cho Viện Khoa học giáo
dục Việt Nam thực hiện đề án VIE/ 88/P09 với sự chỉ đạo của nhiều nhà khoa
học như: Trần Trọng Thuỷ, Ngô Đặng Minh Hằng Đề án đó nghiên cứu sâu
rộng các vấn đề như:
+ Quan niệm về tình yêu, tình dục trong hôn nhân và ngoài hôn nhân
+ Quan niệm về đời sống gia đình và kế hoạch hoá gia đình
+ Nguyện vọng đối với việc học tập về đời sống gia đình.
SV: Lê Thị Liên 13 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nội dung của đề án thể hiện sự thể nghiệm giáo dục đời sống gia đình và
giới tính cho học sinh lớp 9, 10, 11, 12 ở nước ta. Trong đó, những nội dung
giáo dục đời sống gia đình là trọng tâm ở chương trình lớp 10, 11; những nội
dung giáo dục giới tính nằm trọng tâm ở chương trình lớp 9 và lớp 12. Đây là
lần đầu tiên học sinh được học một cách có hệ thống về “những điều bí ẩn” của
chính mình và của mối quan hệ với người khác giới.
Từ năm 1986 đến năm 1991 Bùi Ngọc Oanh với đề tài nghiên cứu
“Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của thanh niên học
sinh” một lần nữa khẳng định sự cần thiết của giáo dục giới tính trong nhà
trường trung học cơ sở, phân tích một số yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo
dục giới tính của các em, nhưng biểu hiện trong đời sống giới tính của lứa tuổi
cũng như bước đầu vạch ra một số biện pháp để nâng cao sự chấp nhận giáo dục
giới tính của học sinh THCS.
Ngoài ra, cũng có một số đề tài khác cũng nghiên cứu xung quanh vấn đề
này như:
+ Đề tài nghiên cứu “Nhận thức thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư
phạm Mẫu giáo Trung ương I về giáo dục giới tính ” của tác giả Thái Lan Chi
một lần nữa đề cập đến nhận thức và thái độ xung quanh vấn đề này song giới
hạn nghiên cứu của đề tài là vấn đề giới tính và giáo dục giới tính, đối tượng
nghiên cứu lại chỉ là những sinh viên sư phạm - những người sẽ làm công tác giáo
dục giới tính cho các em học sinh sau này chứ không phải là những chủ thể đích
thực của quá trình giáo dục giới tính.
Ngày 5 - 11 năm 2004, tại Hà Nội, khoa Thông tin Ứng dụng trường ĐH
RMIT đã ký kết bản ghi nhớ giữa khoa và viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
(ISDS) về việc tiến hành khảo sát đối với các du học sinh VN và làm việc với
những nhà thiết kế web trẻ để thực hiện những trang web về sức khoẻ giới tính
và HIV dành cho thanh thiếu niên. Cùng năm đó Lê Ngọc Bích với luận văn
thạc sĩ "Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh THCS Hà Nội với giáo
dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, những giải pháp trong thời gian tới".
Năm 2007 Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng
nghiên cứu về những hiểu biết của giới trẻ về giới tính, sức khoẻ sinh sản. Kết
SV: Lê Thị Liên 14 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
quả đã cho thấy đa số thanh niên VN đều biết ít nhất một biện pháp tránh thai,
nhưng có tới 80% số thanh niên lại không biết sử dụng bao cao su trong lần
quan hệ tình dục đầu tiên.
Trước đây trong một thời gian dài, có một số ý kiến cực kỳ sai lầm, cho
rằng con người có khả năng tự định hướng một cách tự nhiên và hầu như tự
động trước vấn đề thuộc quan hệ thầm kín giữa nam và nữ; rằng việc thảo luận
rộng rãi và toàn diện đề tài này, việc tuyên truyền những kiến thức dù trên cơ sở
khoa học chăng nữa, cũng đều là thiếu đạo đức, dung tục và có khả năng đưa
đến những quan tâm không lành mạnh về vấn đề quan hệ nam nữ và đưa đến
tình trạng suy đồi đạo đức.”.
Trong khi đó “chính việc thiếu kiến thức về vấn đề giới tính, cũng giống
như tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy hiểm và có phương hại đến tâm lý
và đạo đức con người.” [31, tr.13].
Gần đây việc nghiên cứu về giáo dục giới tính đã được xã hội quan tâm
nhiều và được tiến hành một cách hệ thống khoa học. Dần dần vấn đề này ngày
càng đánh giá đúng đắn và đầy đủ hơn.
Như vậy, có thể nói có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo
dục giới tính với các góc độ khác nhau: nhận thức, thái độ, thực trạng Tuy
nhiên trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường đã
đưa VN nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới. Song mặt trái của nó đã tác
động rất lớn đến thế hệ trẻ VN. Thông qua mạng thông tin toàn cầu Internet và
các loại sách báo, văn hoá phẩm độc hại… giới trẻ VN đã tiếp cận những “tri
thức” ngoài luồng dẫn đến sự tò mò muốn tìm hiểu, khám phá bản thân và bạn
khác giới dẫn đến những hậu quả không lường. Vì thế vấn đề giáo dục giới tính
càng trở nên cấp bách không chỉ cho riêng các em học sinh mà còn là vấn đề
của ngành giáo dục và toàn xã hội.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu thái độ.
Thái độ được 2 nhà tâm lý học người Mỹ là W.I Thomas và F.Znanieki
nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1918. Hai ông nghiên cứu thái độ của những
người nông dân Balan di cư sang Mỹ thông qua sự thích ứng của họ trước những
SV: Lê Thị Liên 15 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
thay đổi của môi trường sống cũng như sự thay đổi của các giá trị. Họ đưa ra nhận
định: Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị nào đó.
Sau đó nhà tâm lý học người Nga P.N Shikhiev đã chia quá trình nghiên
cứu vấn đề thái độ thành ba thời kì:
+ Thời kì thứ nhất: Từ khi khái niệm thái độ được sử dụng đầu tiên vào
năm 1918 đến trước chiến tranh thế giới thứ II. Đây là thời kì phát triển mạnh
mẽ với nhiều công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào định nghĩa, cấu trúc,
chức năng của thái độ và mối quan hệ giữa thái độ đối với hành vi.
+ Thời kì thứ 2: Từ chiến tranh thế giới lần thứ II đến cuối những năm 50.
+ Thời kì thứ 3: Cuối những năm 50 trở lại đây. Các công trình nghiên
cứu thái độ cũng được tiếp tục với nhiều ý tưởng, quan điểm mới. Nhiều thuyết
được hình thành làm cơ sở lý luận để lý giải quan hệ như: "Thuyết bất động
nhận thức" của Leon Festinger đã lý giải tại sao hành vi lại ảnh hưởng đến thái
độ của con người.
Có thể thấy trong thời kì đầu thế kỉ XX đến nay, trong các nghiên cứu về
thái độ ở phương tây nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn như: vận
động tranh cử, bầu cử, tiếp thị, tuyên truyền cũng như nghiên cứu các dạng thái
độ đã định hình sẵn để có thể dự báo hành vi của cá nhân khi họ vấp phải các
khó khăn, trở ngại.
Những nghiên cứu về Thái độ ở Liên Xô trước đây:
Người đầu tiên đặt vấn đề thái độ khi nghiên cứu về tính cách là A.Ph
Lazuski. Ông đưa ra quan niệm về thái độ trong các nghiên cứu như: năng lực
(1909), công trình nghiên cứu về nhân cách trong mối quan hệ với môi trường
(1912), phân loại nhân cách (1917 - 1924) theo ông thái độ là khía cạnh quan
trọng của nhân cách.
Sau đó, dựa trên nghiên cứu của A.Ph Lazuski Mác xít, V.N Miasiev đã
xây dựng "Học thuyết thái độ nhân cách". Ông đã chỉ ra khái niệm, phân loại
thái độ, thông số đo thái độ với các chỉ số khác nhau, đồng thời khẳng định cơ
sở sinh lý học của thái độ có ý thức ở con người là phản xạ có điều kiện.
Miasiev chia thái độ ra làm hai loại: thái độ tích cực và thái độ tiêu cực. Cùng
với các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý, thái độ là một trong những hình
SV: Lê Thị Liên 16 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
thức thể hiện tâm lý người. Tuy nhiên ông lại cho rằng các quá trình tâm lý như
nhu cầu, hứng thú, tình cảm đều là thái độ. Việc xếp ngang hàng quan hệ xã
hội với thái độ là chưa thoả đáng, cũng như coi thuộc tính tâm lý của nhân cách
là thái độ chưa có cơ sở.
Những năm cuối thế kỉ XX, khi nghiên cứu nhân cách như một phạm trù
của tâm lý học, B.V Lomov đã đề cập đến thái độ chủ quan của nhân cách. Thái
độ chủ quan có tính chất nhiều chiều, nhiều tầng và cơ động. Cơ sở khoa học
của thái độ chủ quan là sự chế định của quan hệ xã hội, là sự hình thành thái độ
chủ quan thông qua hoạt động và giao tiếp.
Như vậy, khi nghiên cứu các vấn đề của thái độ các nhà tâm lý học Liên
Xô đã vận dụng cách tiếp cận hoạt động và nhân cách, gắn thái độ với nhu cầu,
với điều kiện hoạt động, với nhân cách, coi thái độ như là một hệ thống, từ đó
đưa ra cách lý giải hợp lý và khoa học về sự hình thành thái độ, vị trí, chức năng
của thái độ trong quá trình điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân.
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về thái độ giáo dục giới tính
+ Đề tài nghiên cứu “Nhận thức thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư
phạm Mẫu giáo Trung ương I về giáo dục giới tính ” của tác giả Thái Lan Chi
một lần nữa đề cập đến nhận thức và thái độ xung quanh vấn đề này song giới
hạn nghiên cứu của đề tài là vấn đề giới tính và giáo dục giới tính, đối tượng
nghiên cứu lại chỉ là những sinh viên sư phạm - những người sẽ làm công tác
giáo dục giới tính cho các em học sinh sau này chứ không phải là những chủ thể
đích thực của quá trình giáo dục giới tính.
+ Từ năm 1986 đến năm 1991 Bùi Ngọc Oanh với đề tài nghiên cứu
“Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của thanh niên học
sinh” một lần nữa khẳng định sự cần thiết của giáo dục giới tính trong nhà
trường trung học cơ sở, phân tích một số yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo
dục giới tính của các em, nhưng biểu hiện trong đời sống giới tính của lứa tuổi
cũng như bước đầu vạch ra một số biện pháp để nâng cao sự chấp nhận giáo dục
giới tính của học sinh THCS.
+ Ngày 5 - 11 năm 2004, tại Hà Nội, khoa Thông tin Ứng dụng trường
ĐH RMIT đã ký kết bản ghi nhớ giữa khoa và viện Nghiên cứu Phát triển Xã
SV: Lê Thị Liên 17 GVHD: Dương Thị Thoan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
hội (ISDS) về việc tiến hành khảo sát đối với các du học sinh VN và làm việc
với những nhà thiết kế web trẻ để thực hiện những trang web về sức khoẻ giới
tính và HIV dành cho thanh thiếu niên. Cùng năm đó Lê Ngọc Bích với luận
văn thạc sĩ "Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh THCS Hà Nội với
giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, những giải pháp trong thời gian tới".
+ Năm 2007 Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng
nghiên cứu về những hiểu biết của giới trẻ về giới tính, sức khoẻ sinh sản. Kết
quả đã cho thấy đa số thanh niên VN đều biết ít nhất một biện pháp tránh thai,
nhưng có tới 80% số thanh niên lại không biết sử dụng bao cao su trong lần
quan hệ tình dục đầu tiên.
Trước đây trong một thời gian dài, có một số ý kiến cực kỳ sai lầm, cho
rằng con người có khả năng tự định hướng một cách tự nhiên và hầu như tự
động trước vấn đề thuộc quan hệ thầm kín giữa nam và nữ; rằng việc thảo luận
rộng rãi và toàn diện đề tài này, việc tuyên truyền những kiến thức dù trên cơ sở
khoa học chăng nữa, cũng đều là thiếu đạo đức, dung tục và có khả năng đưa
đến những quan tâm không lành mạnh về vấn đề quan hệ nam nữ và đưa đến
tình trạng suy đồi đạo đức.”.
Trong khi đó “chính việc thiếu kiến thức về vấn đề giới tính, cũng giống
như tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy hiểm và có phương hại đến tâm lý
và đạo đức con người.” [12, tr.29]
Gần đây việc nghiên cứu về thái độ giáo dục giới tính đã được xã hội
quan tâm nhiều và được tiến hành một cách hệ thống khoa học. Dần dần vấn đề
này ngày càng đánh giá đúng đắn và đầy đủ hơn.
* Tóm lại: Có thể nói có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ giáo
dục giới tính với các góc độ khác nhau: nhận thức, thái độ, thực trạng Tuy
nhiên trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường đã
đưa VN nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới. Song mặt trái của nó đã tác
động rất lớn đến thế hệ trẻ VN. Thông qua mạng thông tin toàn cầu Internet và
các loại sách báo, văn hoá phẩm độc hại… giới trẻ VN đã tiếp cận những “tri
thức” ngoài luồng dẫn đến sự tò mò muốn tìm hiểu, khám phá bản thân và bạn
SV: Lê Thị Liên 18 GVHD: Dương Thị Thoan