Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy luyện thép lưu xá, công ty cổ phần gang thếp thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.97 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

LÊ THỊ MỸ LINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY LUYỆN THÉP
LƯU XÁ, CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

LÊ THỊ MỸ LINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY LUYỆN THÉP
LƯU XÁ, CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn của tôi với đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất
sạch hơn tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty cổ phần Gang Thép Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên” là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10 năm 2015
Học viên

Lê Thị Mỹ Linh


4

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn và
quý thầy cô khoa Tài Nguyên và Môi Trường, phòng sau đại học đã truyền đạt
những kiến thức quý báu trong chương trình cao học và giúp đỡ kinh nghiệm để
em hoàn thành luận văn được thuận lợi.
Xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, phòng kỹ thuật, phòng quản lý

công nghệ và các phòng ban khác của nhà máy luyện thép Lưu Xá, công ty cổ
phần Gang Thép Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ trong việc cung cấp các
số liệu, tài liệu quý giá để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và người thân đã
quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................... 1
2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
3. Ý nghĩa đề tài .................................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.............................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................... . 3
1.2. Cơ sở khoa học ................................................................................. . 3
1.2.1. Sự hình thành và phát triển ý tưởng sản xuất sạch hơn .............................. 3
1.2.2. Khái niệm sản xuất sạch hơn ...................................................................... 5
1.2.3. Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn ............................... 6
1.2.4. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn ........................................... 8
1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 14
1.3.1. Tổng quan tài liệu thế giới ........................................................................ 14

1.3.2. Tổng quan tài liệu trong nước ................................................................... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 23
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 23
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 23
2.3.1. Sơ lược về nhà máy luyện thép Lưu Xá.................................................... 23
2.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – môi trường
trong hoạt động SXSH ............................................................................. . 23
2.3.3. Đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất.................. 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 23


2.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu .................................................. 23
2.4.2. Phương pháp so sánh................................................................................. 24
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích ............................................................. 24
2.4.4. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích ...................................................... 24
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 25
2.4.6. Phương pháp chuyên gia ........................................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 26
3.1.Sơ lược về nhà máy luyện thép Lưu Xá, công ty cổ phần
Gang thép Thái Nguyên ............................................................................. 26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nhà máy luyện thép Lưu Xá ..... 26
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy ....................................... 29
3.1.3. Tổ chức sản xuất và bộ máy của nhà máy ................................................ 30
3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà máy ....................................................... 36
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – môi trường
trong hoạt động SXSH ............................................................................. . 36
3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế trước và sau khi áp dụng SXSH ............. 36
3.2.2. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trước và sau khi áp dụng SXSH ............ 47

3.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH ...... 52
3.3.Đề xuất các giải pháp SXSH trong quá trình sản xuất ......................... 71
3.3.1. Xác định các cơ hội sản xuất sạch hơn trong các khâu
sản xuất của Nhà máy.......................................................................................... 71
3.3.2. Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn và đề xuất các giải pháp
có tính khả thi ...................................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 79
1.KẾT LUẬN ...................................................................................................... 79
2.KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 81


7

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ANZECC

Hội đồng Bảo tồn và Môi trường Australia và New Zealand

BAT

Best Available Technology

BCT – KHCN Bộ Công thương – Khoa học công nghệ
BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BVMT


Bảo vệ môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CCM

Công nghệ lò điện hồ quang

CIS

Cộng đồng các quốc gia độc lập

CT – BCT

Chỉ thị của Bộ Công thương

DESIRE
nhỏ

Dự án trình diễn giảm năng lượng chất thải tại các ngành công nghiệp

GTCT

Giảm thiểu chất thải

KTAT

Kỹ thuật an toàn


NTSH

Nước thải sinh hoạt

NTSX

Nước thải sản xuất

QĐ – BCN

Quyết định của Bộ Công nghiệp

QĐ – BYT

Quyết định của Bộ Y tế

QĐ – SCT

Quyết định của Sở Công thương

QÐ – TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

SECO

Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ

SXSH


Sản xuất sạch hơn

SXSVN

Sản xuất sạch Việt Nam

TP

Thành phố

TT – BCT

Thông tư của Bộ Công thương

UNIDO

Tổ chức Phát triển Công nghệp Liên Hợp Quốc

UNEP

United Nations Environment Programme (Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc)

USD

United States Dollar (Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ)

VNĐ


Việt Nam Đồng (Đơn vị tiền tệ của Việt Nam)

VCS

Vietnam Steel Coporation (Tổng công ty thép Việt nam)


DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy từ năm 2009 đến năm 2013 ......46
Bảng 3.2. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và năng lượng Nhà máy sử dụng để
sản xuất ra 1 tấn thép phôi trước và sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn ......................50
Bảng 3.3. Kết quả đo khí, bụi, ồn trong khu vực sản xuất tháng 8/2009
..........................56
Bảng 3.4. Kết quả đo khí, bụi, ồn xung quanh khu vực sản xuất tháng 1/2010 ............57
Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tháng 8/2009.....................................58
Bảng 3.6. Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất tháng
8/2009............................59
Bảng 3.7. Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy năm 2009.........60
Bảng 3.8. Bảng thống kê lượng phát sinh chất thải nguy hại trong Nhà máy
.......................61
Bảng 3.9. Số liệu đo nhanh môi trường vi khí hậu tháng 8/2014..................................65
Bảng 3.10 Kết quả đo khí, bụi, ồn trong khu vực sản xuất tháng 8/2014 .....................65
Bảng 3.11. Kết quả đo khí, bụi, ồn xung quanh khu vực sản xuất tháng 8/2014 ..........66
Bảng 3.12. Kết quả phân tích các mẫu nước thải sinh hoạt tháng
8/2014.........................67
Bảng 3.13. Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất tháng 8/2014
............................68

Bảng 3.14. Kết quả phân tích môi trường đất của Nhà máy tháng
08/2014..........................69
Bảng 3.15. Lợi ích về môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH .............................70
Bảng 3.16. Định mức và giá thành nhiên liệu và năng lượng năm 2014 ......................76


9

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp ............................................. 4
Hình 1.2. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm .................................. 4
Hình 1.3. Các yếu tố trong định nghĩa sản xuất sạch hơn ............................................... 6
Hình 1.4. Sơ đồ biểu diễn các kỹ thuật SXSH ................................................................ 7
Hình 1.5. Quy trình đánh giá SXSH theo phương pháp luận DESIRE ........................... 9
Hình 1.6. Sản lượng thép phôi của Việt Nam ............................................................... 17
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý Nhà máy Luyện thép Lưu Xá .................. 31
Hình 3.2. Biểu đồ sản lượng nhà máy đạt được giai đoạn trước và sau
sản xuất sạch hơn (từ năm 2003 đến năm 2014) ........................................................... 37
Hình 3.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ luyện thép thỏi của Nhà máy.......................... 47
Hình 3.4. Sơ đồ lưu trình công nghệ của hệ thống lọc bụi túi vải.......................................
53


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây thế giới phải liên tiếp hứng chịu, trải qua
những thảm họa môi trường xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân là do sự
phát triển quá lớn của dân số, quá trình đô thị và công nghiệp hóa diễn ra quá
nhanh, hệ lụy của quá trình đó là sự phát thải ngày càng nhiều các chất ô nhiễm
vào môi trường. Việc tìm cách giảm thiểu các chất thải ra môi trường từ các Nhà

máy, xí nghiệp,... đang là một vấn đề mang tính cấp bách với các quốc gia trên
thế giới.
Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia môi trường trên thế giới đã đưa ra
nhiều biện pháp giải quyết như: công nghệ xử lý cuối đường ống, công nghệ
sạch, công nghệ sản xuất sạch hơn,…Một trong những hướng giải pháp hữu hiệu
được lựa chọn tại một số nước phát triển đó là việc áp dụng sản xuất sạch hơn
(SXSH) vào trong quá trình sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Một trong những
nguyên tắc cơ bản của SXSH là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay tại
nguồn phát sinh. Phương pháp này vừa mang tính chất tiếp cận vừa mang tính
chủ động.
Ngành công nghiệp thép Việt Nam được bắt đầu từ năm 1959 bằng việc
xây dựng Khu gang thép Thái Nguyên, nay là Công ty gang thép Thái Nguyên,
do Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp đỡ với công suất thiết kế 100.000
tấn/năm. Do sự đi đầu trong ngành gang thép nên ngành này được coi là ngành
kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên trong quá
trình sản xuất tại các Nhà máy tại công ty Gang Thép Thái Nguyên hàng năm đã
xả thải một lượng lớn các chất gây ô nhiễm đặc biệt môi trường không khí, môi
trường đất, nước cũng như tiếng ồn ở khu vực xung quanh. Xuất phát từ cơ sở
thực tiễn đó là tôi tiến hành lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng sản
xuất sạch hơn tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty cổ phần Gang Thép
Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát


1
1

Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn ở Nhà máy Luyện thép
Lưu Xá thuộc công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. Từ đó đề ra những giải

pháp nhằm nâng cao năng suất đồng thời bảo vệ môi trường cho quá trình sản
xuất của Nhà máy.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – môi trường khi áp dụng SXSH
trong hoạt động sản xuất của Nhà máy, chỉ ra ưu – nhược điểm và đánh giá hiệu
quả
- Sàng lọc và đề xuất được các giải pháp SXSH có tính khả thi cao để áp
dụng vào thực tiễn.
3. Ý nghĩa đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác nghiên cứu cũng như áp dụng
công nghệ SXSH của TP. Thái Nguyên một cách hiệu quả trong giai đoạn mới,
nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường
trong thành phố.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được hiệu quả khi áp dụng SXSH.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu suất, tiết kiệm nguyên nhiên
liệu và sản xuất sạch hơn tại Nhà máy.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở pháp lý
Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QÐ – TTg ngày 7/9/2009 với
mục tiêu: Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, vật

liệu... giảm phát thải, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất
lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
Công văn số 351/BCT – KHCN của Bộ Công thương về việc hướng
dẫn đăng ký nội dung thực hiện " Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến
2011 – 2020".
Công văn số 2015/BCT – KHCN V/v hướng dẫn đăng ký các nội dung
năm 2011 thực hiện "chiến lược SXSH trong công nghiệp đến 2020".
Quyết định số 105/QĐ – SCT của Sở Công thương Thái Nguyên V/v
thành lập tổ SXSH trong công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
Chỉ thị số 08/CT – BCT ngày 10/07/2008 của Bộ Công thương về việc áp
dụng SXSH trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Quyết định số 07/2007/QĐ – BCN phê duyệt quy định điều chỉnh phát
triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn năm 2010.
Thông tư số 01/2009/TT – BCT hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất.
1.2. Cơ sở khoa học
1.2.1. Sự hình thành và phát triển ý tưởng sản xuất sạch hơn
Thực tế cho thấy các quá trình sản xuất công nghiệp luôn gây ra ô nhiễm
môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn.


Nguyên liệu

Khí thải

Quá trình

Nước

Sản phẩm


sản xuất

Năng lượng

Nước thải Chất thải rắn

Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp [5]
Trong những năm qua các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp
gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:

Phớt lờ

Pha loãng &

Xử lý cuối

phát tán

đường ống

Sản xuất sạch hơn

Hình 1.2. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm [5]
Vào thời điểm bắt đầu thì gần như con người không quan tâm đến ô
nhiễm do hậu quả của ô nhiễm môi trường chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ
phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ. Khi mà ngành công nghiệp
phát triển hơn và đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm thì 2 biện pháp sơ cấp được sử
dụng đó là pha loãng và phát tán. Đối với hai phương pháp này thì tổng lượng
chất thải đưa vào môi trường không đổi.

Và sự ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này bắt đầu được quan tâm
nhiều hơn và cụ thể hơn đặc biệt bảo vệ môi trường còn được đưa vào các văn
bản pháp quy bắt buộc phải thực hiện vì thế phương pháp xử lý cuối đường ống
ra đời. Một vấn đề đặt ra đó là việc lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải
ở cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp
ứng yêu cầu bắt buộc trước khi đưa vào môi trường. Phương pháp này phổ biến
vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên,
xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề như: không thể áp dụng với


các trường hợp có nguồn thải phân tán rộng như nông nghiệp, đôi khi sản phẩm
phụ sinh ra trong quá trình xử lý lại là các tác nhân gây ô nhiễm thứ cấp mặt
khác chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng lên do cộng thêm cả chi phí xử lý.
Ngăn chặn phát sinh chất thải tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng,
nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên
liệu nữa được đưa vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuất
hiện từ năm 1980 với những cách gọi khác nhau “ phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm
thiểu chất thải”. Ngày nay, thuật ngữ “ sản xuất sạch hơn” được dùng phổ biến
trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này. Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong
việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tập trung sử dụng các phương
pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh của
chúng. Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày
càng nặng. Các ngành công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế và
mất uy tín trên thị trường. Để thoát khỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệp
ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH.
Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm
soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển
khách quan, tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói
riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách tiếp cận đầu là những tiếp cận quản lý
chất thải bị động trong khi các ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải

chủ động. Có thể nói SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Tuy
nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống.
Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử
lý ô nhiễm.
1.2.2. Khái niệm sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa hơn phương pháp xử lý cuối đường ống ở
chỗ là tránh tạo ra chất thải thay vì phải xử lý chất thải. Đây thường được gọi là
phương pháp chủ động phòng ngừa trong quản lý chất thải. Theo UNEP, sản
xuất sạch hơn được định nghĩa như sau:


Sản xuất sạch hơn là quá trình ứng dụng liên tục một chiến lược tổng hợp
phòng ngừa về môi trường trong các quá trình công nghệ, các sản phẩm, và các
dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con
người và môi trường.
Đối với quy trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm quá trình bảo toàn
các nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, và giảm về
lượng cũng như độc tính của tất cả các khí thải và chất thải, trước khi thoát ra
khỏi quy trình sản xuất.
Đối với các sản phẩm, chiến lược tập trung vào giảm thiểu các tác động,
cùng với toàn bộ vòng đời của sản phẩm, tính từ khâu khai thác nguyên liệu đến
khâu xử lý cuối cùng khi loại bỏ sản phẩm đó.
Đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn kết hợp những lợi ích về môi trường
vào thiết kế và cung cấp dịch vụ.
Sản xuất sạch hơn đòi hỏi chúng ta thay đổi thái độ ứng xử, thực hiện
quản lý môi trường có trách nhiệm và đánh giá các phương án công nghệ.
Các yếu tố trong định nghĩa sản xuất sạch hơn được tóm tắt trong hình 1.3
như sau:
Liên tục
Phòng ngừa

Tổng hợp

Các sản phẩm
Chiến lược

Con người

Giảm thiểu rủi ro

Quy trình công nghệ

SXSH

Môi trường

Hình 1.3. Các yếu tố trong định nghĩa sản xuất sạch hơn [5]
1.2.3. Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn
Các giải pháp (hay cơ hội) để đạt được SXSH bao gồm các nhóm sau:


CÁC KỸ THUẬT SXSH

TUẦN
HOÀN
Thu hồi và
tái sử dụng
tại chỗ

Tạo ra sản
phẩm phụ

hữu ích

GIẢM TẠI
NGUỒN
Thay đổi
quy trình
sản xuất

Thay đổi nguyên liệu đầu
vào

CẢI TIẾN
SẢN PHẨM

Quản lý
nội vi tốt

Kiểm soát
quy trình
sản xuất
tốt hơn

Cải tiến
thiết bị

Thay đổi
công nghệ

Hình 1.4. Sơ đồ biểu diễn các kỹ thuật SXSH [4]
 Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (On-site recovery and reuse): tận dụng

chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục
đích khác.
 Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích (Production of useful by-products):
tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ: Sản xuất
cồn từ rỉ đường phế thải của Nhà máy đường.
 Tối ưu hóa quá trình sản xuất (Process optimization): để đảm bảo
các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất
và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời
gian, áp suất, pH, tốc độ,... cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần
với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả
cao nhất, có năng suất tốt nhất.
 Quản lý nội vi tốt (Good housekeeping): quản lý nội vi là một loại giải
pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi thường không đòi hỏi
chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp
SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành,
bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm.


 Thay thế nguyên vật liệu (Raw material substitution):là việc thay thế
các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi
trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất
lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
 Bổ sung thiết bị (Equipment modification):lắp đặt thêm các thiết bị để
đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt.
 Thay đổi công nghệ (Technology change): chuyển đổi sang một công
nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu
lượng chất thải và nước thải. Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu
hồi vốn rất nhanh.
 Thiết kế sản phẩm mới (New product design): thay đổi thiết kế sản
phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các

nguyên liệu ðộc hại.
1.2.4. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn
Để áp dụng được SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tự
vận hành của quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh
giá về SXSH. Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc
sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém và các tác động
của các quá trình sản xuất công nghiệp.
Năm 1993, Uỷ ban năng suất quốc gia Ấn Độ (PPC) thực hiện dự án
DESIRE (trình diễn giảm năng lượng chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ)
gồm các giai đoạn theo sơ đồ sau:


Giai đoạn 1: Chuẩn bị
 Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay kiểm toán giảm thiểu chất
thải)
 Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
 Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
Giai đoạn 2: Phân tích các công đoạn
 Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình
 Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng
 Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải
 Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất
thải
Giai đoạn 3: Đề xuất các cơ hội giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
Giai đoạn 4: Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải






Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế
Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện

Giai đoạn 5: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
 Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Giai đoạn 6: Duy trì giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 18: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí mới

Hình 1.5. Quy trình đánh giá SXSH theo phương pháp luận DESIRE [4]


19

a. Giai đoạn 1 – Chuẩn bị
Mục đích của giai đoạn này là lập kế hoạch và tổ chức kiểm toán SXSH.
 Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
Thành phần điển hình của một nhóm công tác SXSH nên bao gồm ðại diện:
- Cấp lãnh đạo doanh nghiệp (ban giám đốc công ty, Nhà máy).
- Các bộ phận sản xuất (xí nghiệp, phân xưởng).
- Bộ phận tài chính, vật tư, bộ phận kỹ thuật.
- Các chuyên gia SXSH (có thể mời các chuyên gia SXSH bên ngoài).
Nhóm công tác phải đề ra được các mục tiêu định huớng lâu dài cho
chương trình SXSH. Định ra tốt các mục tiêu sẽ giúp tập trung nỗ lực và xây

dựng được sự đồng lòng. Các mục tiêu phải phù hợp với chính sách của doanh
nghiệp, có tính hiện thực.
 Nhiệm vụ 2:Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm: sản xuất, vận chuyển,...
Thu thập số liệu để xác định định mức (tiêu thụ nguyên liệu, năng
lượng,...)
 Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
Ở nhiệm vụ này, nhóm công tác không cần đi vào chi tiết mà phải đánh
giá diện rộng tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất về lượng chất thải, mức
độ tác động đến môi trường, các cơ hội SXSH dự kiến, các lợi ích dự đoán,...
Những đánh giá như vậy là hữu ích để đặt trọng tâm vào một hay một số công
đoạn sản xuất sẽ phân tích chi tiết hơn.
Ở bước này, việc tính toán các định mức là rất cần thiết như: tiêu thụ
nguyên liệu, năng lượng, nước; lượng nước thải, lượng phát thải khí.
b. Giai đoạn 2 – Phân tích các công đoạn
 Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất
Lập ra một sơ đồ dòng giới thiệu các công đoạn của quá trình đã lựa chọn
(trọng tâm kiểm toán) nhằm xác định tất cả các công đoạn và nguồn gây ra chất
thải. Sơ đồ này cần liệt kê và mô tả dòng vào - dòng ra đối với từng công đoạn.
Việc thiết lập sơ đồ chính xác thường không dễ, nhưng lại là nhiệm vụ rất quan
trọng quyết định đến sự thông suốt của quá trình.
 Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng


Cân bằng vật chất và năng lượng là cần thiết để định lượng sơ đồ dòng
và nhận ra các tổn thất cũng như chất thải trong quá trình sản xuất. Ngoài ra,
cân bằng vật chất còn sử dụng để giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH
sau này.
Cân bằng vật chất có thể là: cân bằng cho toàn bộ hệ thống hay cân bằng
cho từng công đoạn thậm chí từng thiết bị; cân bằng cho tất cả vật chất hay cân

bằng cho từng thành phần nguyên liệu.
 Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải
Có thể tiến hành bằng cách tính toán chi phí nguyên liệu và các sản phẩm
trung gian mất theo dòng thải. Phân tích chi tiết hơn có thể tìm ra chi phí bổ
sung của nguyên liệu tạo ra chất thải, chi phí của sản phẩm nằm trong chất thải,
chi phí thải bỏ chất thải, thuế chất thải,...
 Nhiệm vụ 7:Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất
thải
Mục đích của nhiệm vụ này là qua phân tích tìm ra các nguyên nhân
thực tế gây ra các tổn thất và từ đó có thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho các
vấn đề thực tế.
c. Giai đoạn 3 – Đề xuất các cơ hội (giải pháp) giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải (GTCT)
Các cơ hội GTCT được đưa ra trên cơ sở phân loại như:
(1). Thay thế nguyên liệu
(2). Quản lý nội vi tốt hơn
(3). Kiểm soát quá trình tốt hơn
(4). Cải tiến thiết bị

(5). Thay đổi công nghệ
(6). Thu hồi và tuần hoàn tại chỗ
(7). Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích
(8). Cải tiến sản phẩm

 Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
Các cơ hội SXSH đề ra ở trên được sàng lọc để loại đi các trường hợp
không thực tế. Quá trình loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cần
định tính. Các cơ hội sẽ được phân chia thành:
- Cơ hội khả thi thấy rõ, có thể thực hiện ngay.
- Cơ hội không khả thi thấy rõ, loại bỏ ngay.

- Các cơ hội còn lại – sẽ được nghiên cứu tính khả thi chi tiết hơn.
d. Giai đoạn 4 – Lựa chọn giải pháp giảm thiểu chất thải


 Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải đánh giá tác động của cơ hội SXSH
dự kiến đến quá trình sản xuất, sản phẩm, tốc độ sản xuất, độ an toàn,... Ngoài ra,
cũng cần phải liệt kê ra những thay đổi kỹ thuật để thực hiện cơ hội SXSH này.
Danh mục các yếu tố kỹ thuật để đánh giá:
- Chất lượng sản phẩm, công suất, yêu cầu về diện tích.
- Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt, yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng.
- Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật.
- Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
 Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế
Tính khả thi về kinh tế là thông số quan trọng nhất để đánh giá các cơ hội
SXSH. Cần ưu tiên trước hết các cơ hội có chi phí thấp.
Các công việc cần làm: thu thập số liệu, lựa chọn các tiêu chí đánh giá về
kinh tế, tính toán kinh tế.
Các tiêu chí đánh giá về kinh tế:
Vốn đầu tư ban đầu
Thời gian hoàn vốn (năm) =
Dòng tiền ròng hàng năm
Đây là tiêu chí phản ánh mức độ rủi ro và là quy tắc nhanh cho các dự án
nhỏ.
 Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường
Trong đa số trường hợp, nhất là với các cơ hội SXSH liên quan đến quản
lý nội vi và cải tiến hiệu quả, các lợi ích về môi trường là khá rõ (giảm chất thải).
Tuy nhiên, với những trường hợp phức tạp như: thay đổi nguyên liệu, sản
phẩm hay quá trình thì việc đánh giá các khía cạnh môi trường cần được quan
tâm. Cần chú ý các khía cạnh môi trường:

- Ảnh hưởng lên số lượng và độc tính của các dòng thải.
- Nguy cơ chuyển sang môi trường khác.
- Tác động môi trường của các nguyên liệu thay thế.
- Tiêu thụ năng lượng.
Những tiêu chí cải thiện môi trường thực sự là:
- Giảm tổng lượng chất ô nhiễm.
- Giảm độc tính của dòng thải hay phát thải còn lại.
- Giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo hay độc hại.
- Giảm tiêu thụ năng lượng.


 Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
Kết hợp các kết quả đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường để
lựa chọn giải pháp SXSH cho việc thực hiện tiếp theo.
e. Giai đoạn 5 – Thực thi giải pháp giảm thiểu chất thải
Một số các giải pháp có thể thực hiện ngay sau khi được xác lập (ví dụ:
Sửa chữa các chỗ rò rỉ và buộc tuân thủ các quy trình công tác), trong khi một số
khác đòi hỏi phải có một kế hoạch hệ thống để thực hiện.
 Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Để bảo đảm thực hiện tốt các cơ hội SXSH, một kế hoạch hành động
(action plan) phải được xây dựng.
 Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải
Để đạt được kết quả tối ưu thì việc đào tạo nguồn nhân lực nội bộ (cán bộ,
công nhân) không được phép bỏ qua mà phải xem là một công tác quan trọng.
Nhu cầu đào tạo phải được xác định trong khi đánh giá tính khả thi về mặt kỹ
thuật.
Để có thể áp dụng SXSH một cách hiệu quả và tự duy trì được thì cần
phải thực hiện phương pháp được thiết kế phù hợp với cơ sở, ngành đó. Thực
hiện trên cơ sở từng phần một có thể đạt được ngay các kết quả ngắn hạn nhưng
sẽ không duy trì được lâu.

 Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Đây là công việc không thể bỏ sót vì quá trình giám sát và đánh giá kết
quả nhằm tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch (nếu có) của kết quả đạt được so
với kết quả dự kiến và thông tin đến cấp quản lý để duy trì sự cam kết của họ với
SXSH.
Việc giám sát và đánh giá đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và sau
khi thực hiện giải pháp SXSH về tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sự phát sinh
chất thải.
f. Giai đoạn 6 – Duy trì giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhóm công tác SXSH vẫn còn trách nhiệm sau khi đã thực hiện các giải
pháp SXSH nhằm duy trì giải pháp và tiếp tục làm giảm chất thải, tăng lợi nhuận
trong tương lai.
 Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải
Thông thường trong các lĩnh vực như quản lý nội vi hay tối ưu hóa quá
trình, người lao động thường hay có xu hướng quay trở lại với các hoạt động và
gây lãng phí nếu không thường xuyên tạo ra động cơ duy trì các hoạt động đã


cải tiến. Một số biện pháp có thể bảo ðảm cho ngýời lao ðộng tiếp tục tham gia
và các thành tựu ðã đạt được như tiền thưởng, bằng khen,...
 Nhiệm vụ 18: Tiếp tục xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
Trong khi đang cải thiện hoạt động môi truờng của quá trình lãng phí
đã lựa chọn, phải lựa chọn quá trình mới để làm trọng tâm cho quá trình kiểm
toán SXSH tiếp theo. Trọng tâm kiểm toán mới lựa chọn sẽ lại là đối tượng của
các nhiệm vụ bắt đầu từ giai đoạn 2.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tổng quan tài liệu thế giới
Trên thế giới, hầu hết các nước cũng có chương trình SXSH và hỗ trợ tại
chỗ cho doanh nghiệp công nghiệp. Tại châu Á, hầu hết các nước có các chương
trình trình diễn sản xuất sạch hơn trong các ngành Công nghiệp khác nhau. Các

chương trình này được hỗ trợ bởi Chính phủ, ngành Công nghiệp và có sự hỗ trợ
từ tổ chức nước ngoài.
Tại Trung Quốc, thúc đẩy SXSH đã được đưa thành luật vào tháng 6/2002.
Luật thúc đẩy SXSH của Trung Quốc qui định, Ủy ban nhà nước và các chính
quyền nhân dân địa phương cấp huyện trở lên phải đưa SXSH vào các kế hoạch
và chương trình phát triển kinh tế và xã hội quốc gia cũng như các kế hoạch và
chương trình bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên, phát triển công nghiệp và
phát triển vùng. Luật quy định, các chính sách ưu đãi từ thuế, quản lý ưu đãi tại
các cấp đối với doanh nghiệp thực hiện SXSH. Luật này cũng qui định cụ thể các
doanh nghiệp phải làm gì khi xây mới, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp công nghệ.
Các nội dung khác được qui định trong luật bao gồm qui định về sản phẩm, đóng
gói sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hóa chất, thăm dò khai thác khoáng
sản… Các biện pháp tổ chức thực hiện như trách nhiệm của các cơ quan liên
quan, quy định việc loại bỏ các công nghệ, sản phẩm lạc hậu theo hạn định; Các
qui định về xử phạt, mức phạt. [14]
Tại Australia, một chiến lược của Hội đồng Bảo tồn và Môi trường
Australia và New Zealand (ANZECC) đã được xây dựng để thúc đẩy SXSH. Đã
có nhiều cuộc thảo luận với các bên liên quan chính như Chính phủ, doanh
nghiệp công nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các bên quan tâm khác và một loạt
các tài liệu cơ sở đã được chuẩn bị. Chính phủ liên bang đang triển khai chương
trình SXSH hầu hết các bang đều có chương trình SXSH với sự hỗ trợ của chính


quyền, các hoạt động khá thành công. Các nhóm, đội SXSH đã tiến hành các
chương trình trình diễn bao gồm 10 Công ty trên khắp đất nước và hiện đã có
kết quả, tích cực trong việc tổ chức hội thảo, xuất bản tạp chí và nâng cao nhận
thức cộng đồng, làm việc với các ngành Công nghiệp để thúc đẩy SXSH. [14]
Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH được chia thành hai loại hình chính, loại
hình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công nghệ
cứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về giảm tác

động môi trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu đầu vào đến
thải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau sử dụng. Hình thức SXSH phổ biến nhất
được thể hiện thông qua các chính sách về tiết kiệm năng lượng, với mục tiêu
làm giảm lượng phát thải khí nhà kính. Hiện nay, đã có 190 công nghệ SXSH
của Nhật Bản được Trung tâm Công nghệ môi trường Liên Hiệp quốc xây dựng
thành một cơ sở dữ liệu có thể chuyển giao vào các nước đang phát triển (được
Ủy ban Xúc tiến công nghệ SXSH của Trung tâm Môi trường toàn cầu đánh giá
và tổng hợp). Công nghệ SXSH được chia thành công nghệ cho các loại hình
công nghiệp khác nhau như ngành Dệt, ngành Hóa chất, ngành Chế biến thực
phẩm; các loại hình công nghệ khác nhau như thay đổi nguyên liệu đầu vào, đơn
giản hóa qui trình, cải tiến kiểm soát quá trình. [5]
Các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cũng đang
bắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới sản xuất sạch. Ở Lithuania, vào những năm
1950 chỉ có 4% các Công ty triển khai sản xuất sạch, con số này đã tăng lên
35% vào những năm 1990. Ở cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng
sản xuất sạch đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22000 tấn
một năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000
3

m một năm và lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4 tỷ đô la Mỹ hàng năm. [14]
Ngày nay, SXSH đã được áp dụng thành công ở cả các nước đang phát
triển như Trung Quốc, Ấn Độ, CH Séc, Tanzania, Mêhicô, v.v... và đang được
công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi
trường công nghiệp. Một nhà máy xi măng ở Inđonêxia bằng việc áp dụng sản
xuất sạch đã tiết kiệm 35.000 USD một năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư
cho sản xuất sạch không đến một năm. Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại
51 Công ty trong 11 ngành công nghiệp đã cho thấy sản xuất sạch đã giảm được
ô nhiễm 15 –
31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống.
[14]



Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến SXSH là rất cao đối với
nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở Châu Á. Đơn cử trong ngành giấy có thể lên
tới 50 USD trên một tấn giấy. Bên cạnh đó, chi phí xử lý nước thải trong nhiều
nhà máy có thể giảm đi 15 – 20USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thể
giảm khoảng 50 – 100KWh/tấn giấy ở các nhà máy qui mô nhỏ thông qua việc
nâng cao hiệu suất, giảm thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế. Không chỉ trong
ngành giấy mà các ngành hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, dược phẩm,
xi măng... cũng đạt được các kết quả tương tự. Đương nhiên, các tiềm năng này
thay đổi tùy theo hiện trạng và qui mô sản xuất của từng nhà máy. Như vậy, các
kết quả áp dụng SXSH ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Canada,... cũng
như ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc,... và các nước có nền
kinh tế đang chuyển đổi như Ba Lan, CH Séc, Hungary,... đều cho thấy tính ưu
việt của SXSH: vừa mang lại hiệu quả về môi trường lại mang lợi ích về kinh tế.
[14]
Nhìn chung các hình thức sản xuất sạch hơn trong các lĩnh vực của các
nước trên thế giới là hết sức phong phú trong ngành nghề và hiệu quả cũng rất
khả quan. Chính phủ các nước hầu như đã xây dựng chiến lược cho phát triển
sạch hơn, nhiều bộ luật quy định việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp được thực thi.
1.3.2. Tổng quan tài liệu trong nước
1.3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp luyện kim đen
tại Việt Nam
Ngành công nghiệp luyện kim đen Việt Nam được bắt đầu từ năm 1959
bằng việc xây dựng Khu gang thép Thái Nguyên, nay là Công ty gang thép Thái
Nguyên, do Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp đỡ với công suất thiết kế
100.000 tấn/năm. Tiếp đó, Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng cũng được khởi
công xây dựng vào năm 1972 với sự giúp đỡ của CHDC Đức có công suất thiết
kế 50.000 tấn/năm. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Công ty Thép Miền

nam đã tiếp quản các cơ sở luyện kim nhỏ của chế độ cũ để lại với tổng công
suất khoảng
80.000 tấn/năm. Từ năm 1992 trở lại đây, ngành thép Việt Nam đã được trang bị
một loạt lò thùng tinh luyện và máy đúc liên tục đã làm cho chất lượng và năng
suất thép thỏi được cải thiện rõ rệt. Từ năm 1994, một loạt các Nhà máy liên


×