Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.55 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
š&›

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ ĐỀ:

VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN

SVTH: VƯƠNG THỊ THÚY HẰNG
MSSV: 1142417
LỚP: LT11QL
GVHD: BÙI VĂN HẢI

Tháng 12 năm 2012


Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI

MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ

2

II. MỘT SỐ CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở NÔNG THÔN

2



1. Hệ thống giao thông

2

2. Cung cấp nước

3

3. Hệ thống thông tin và bưu chính viễn thông

4

4. Hệ thống điện nông thôn

5

III.NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ THÀNH TỰU

5

1. Giải pháp

5

1.1. Về nguồn vốn đầu tư

5

1.2. Về quy hoạch, thiết kế các hệ thống công trình


6

1.3. Về cơ chế chính sách

7

2. Những thành tựu đạt được

8

IV. THÁCH THỨC TRONG THỜI GIAN TỚI

9

V.KẾT LUẬN

10

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 2


Tiểu luận QHPTNT


GVHD: BÙI VĂN HẢI

Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ
thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ thuật
được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất
nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này
và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cơ sở hạ tầng ở nước ta đã được cải thiện nhiều trong những năm qua từ sau chiến
tranh.Ví dụ, vào năm 1996, 95% các xã đã có đường ô tô chạy đến trung tâm, và gần 80%
các xã đã có điện, tuy nhiên vẫn còn thiếu sót nghiêm trọng trong hệ thống này. Đường
xấu, đặc biệt ở vùng xa và vùng núi. Hơn một nữa số dân nông thôn không có điện, tình
trạng xuống cấp của các cơ sở hạ tầng đã làm ảnh hưởng xấu đến đầu tư trong nông
nghiệp và công nghiệp chế biến ở nông thôn.
Xây dựng và phát triển kế cấu hạ tầng nông thôn là một vấn đề rất lớn và rất cơ
bản của phát triển nông thôn trong mọi thời kì. Mỗi thời kỳ phát triển đều được bắt đầu và
đánh dấu bởi một bộ mặt mới của kết cấu hạ tầng tại một địa phương nói riêng hay một
vùng đất nước nói chung.
Một trong những thách thức trong việc phát triển nông thôn đó là làm sao xây
dựng và phát triển được một hệ thống kết cấu hạ tầng tương ứng và phù hợp với yêu cầu
của việc phát triển kinh tế -xã hội, không để cho tình trạng lạc hậu của kết cấu hạ tầng ảnh
hưởng và níu kéo tiến bộ của phát triển về kinh tế cũng như xã hội, càng không thể để
tình trạng xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu dân cư nông thôn thiếu kiến thức
khoa học.

II. MỘT SỐ CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở NÔNG THÔN
SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 3



Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI

II.1. Hệ thống giao thông :

Hệ thống giao thông là hệ thống hạ tầng đặt biệt quan trọng đối với phát triển kinh
tế xã hội. Sự phát triển hệ thống giao thông quốc gia nối liền các vùng kinh tế xã hội khác
nhau với các trung tâm kinh tế xã hội của đất nước, sẽ có tác động lớn tới sự phát triển
của vùng nông thôn.
Hiện nay ở nước ta có 150.106 km đường bộ, trong đó 31.264km đường huyện,
91.216 km đường xã ôtô có thể đi đượcvà 35.700km đường sông. Tính đến hết nắm 1999,
cả nước đã nối đường ôtô đến 92,9% số xã. Đến nay trong 61 tỉnh, thành phố đã có 20
tỉnh, thành phố hoàn thành đường ôtô tới 100% xã.
Cần có công tác bảo dưỡng : các loại mặt đường cần có tuổi thọ nhất định và cần
được di tu bảo dưỡng định kỳ, luôn luôn giữ cho cống rãnh thoát nước được thông. bởi vì
ứ đọng nước trên đường không chỉ là mất vệ sinh, mà còn là nguyên nhân phá hỏng
đường nặng nhất.

II.2. Cung cấp nước :

SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 4


Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI


Cung cấp nước sạch để uống, nấu ăn, giặt giũ, vệ sinh, và cho các mục đích sử
dụng khác là một nhân tố chính trong chất lượng cuộc sống. Dễ dàng tiếp cận nguồn
nước và chất lượng của nguồn nước có ảnh hưởng lớn sức khoẻ, vệ sinh và sự lây lan dịch
bệnh hoặc phòng dịch
Điều đó phụ thuộc vào sự cố gắng của con người để có được nguồn nước sạch, vào
khả năng của người dân, các trang trại và doanh nghiệp chế biến nông sản và các ngành
công nghiệp khác ở nông thôn.
Mặc dù với sự tồn tại của gần 4 triệu giếng đào và 150 dự án cung cấp, chỉ có 45%
các hộ nông thôn có nguồn nước sạch vào năm 2000. Do đó chiến lược của năm 2010 đề
ra 100% các hộ nông thôn có nước sạch.
Trong tương các công trình cấp nước sau có thể được áp dụng ở nông thôn:
1. Hệ thống cấp nước tập trung: có khu xử lý chất lượng, và đường ống dẫn phân
phối đến từng đối tượng tiêu thu sẽ được xây dựng ở các trung tâm của các làng xã.
2. Giếng khoan đường kính D=90-110mm: dùng bơm điện, có khu xử lý sắt, cung
cấp nước sạch cho các trung tâm xã và các cụm dân cư.
3. Lọc các loại( hào thấm ven bờ, bể lọc chậm): chỉ sử dụng ở nơi không có nguồn
nước ngầm .
4. Giếng khoan đường kính nhỏ (D=42,49,63 mm): lắp bơm tay hoặc bơm điện, có
xử lý sắt cục bộ chỉ sử dụng một hộ hoặc một nhóm hộ gia đình.
Ngoài ra; giếng khơi có nắp, bể chứa nước mưa hoặc dự trữ nước sạch … vẫn có thể
được áp dụng.
II.3. Hệ thống thông tin và bưu chính viễn thông :
SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 5


Tiểu luận QHPTNT


GVHD: BÙI VĂN HẢI

Trong điều kiện xã hội hiện đại, thông tin là yếu tố có vai trò to lớn và nhiều khi có
ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế -xã hội và văn hoá. Xây dựng và phát triển
hệ thống thông tin hoàn chỉnh và hiện đại là một nhiệm vụ trọng yếu trong việc xây dựng,
phát triển hạ tầng đáp ứng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Đến nay, hệ thống bưu điện đã phục vụ 75% dân cư nông thôn. Tất cả các huyện
đã có điện thoại nội hạt, trong đó có 332 huyện có điện thoại tự động. Mạng lưới truyền
thanh, truyền hình đã phủ sóng tới hầu khắp các vùng nông thôn. Trong tổng số các xã có
40% xã có hệ thống truyền thanh của xã.
II.4. Hệ thống điện nông thôn :

SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 6


Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI

Hệ thống điện nông thôn là toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nền tảng cho
việc cung cấp điện sử dụng vào tưới tiêu, các hoạt động sản xuất và phục vụ sinh hoạt
nông thôn.
Đến năm 1994, nước ta đã xây dựng được hệ thống điện quốc gia thốg nhất, với
tổng công suất khoảng 4000 mv, tronh đó thuỷ điện chiếm 67,4%.Tổng lượng điện cung
cấp cho nông thôn(1000 km/h năm 1990 là 586,5; năm 1991 là 807,4; năm 1992 là 957,0;
năm 1993 là 1000 và 1994 khoảng 1166. .
Điện cung cấp cho nông thôn chủ yếu dùng để tưới tiêu, chiếm khoảng 40-50%,
còn lại dùng cho một số hoạt động sản xuất khác và sinh hoạt nông thôn.

III.NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ THÀNH TỰU :
III.1. Giải pháp :
III.1.1. Về nguồn vốn đầu tư :
- Bám sát các chủ trương, nội dung chương trình, dự án của TW triển khai đầu tư
cho vùng nông thôn để khai thác, lồng ghép, bố trí có hiệu quả nguồn vốn ngân sách TW.
- Huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn. Để có nguồn tăng thêm đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước cần
có chủ trương chuyển một số dự án lớn về hạ tầng cơ sở giao thông, bến cảng, đê biển
trước đây đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước sang kêu gọi các nguồn vốn khác đầu tư
(như BOT, BT, BOO chẳng hạn), vốn ngân sách nhà nước chủ yếu dành đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn, cho các vấn đề xã hội, cho xoá đói giảm nghèo, cho giáo dục, y tế, cho
vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa,...
- Huy động nhân dân đóng góp.
- Định hướng bố trí nguồn vốn đầu tư từng lĩnh vực công trình như sau:
1.1. Đầu tư thuỷ lợi: Đầu tư công trình được phê duyệt dự án nguồn trái phiếu
Chính phủ; vốn do NSTW qua Bộ NN&PTNT đầu tư một số hồ, đập có quy mô lớn; Đầu
tư theo chương trình, QĐ của Chính phủ đang triển khai trên địa bàn như CT135, xoá đói
giảm nghèo, QĐ120, NQ37; vốn nước ngoài như WB, ADB; vốn nhân dân đóng góp và
ngân sách của tỉnh để đầu tư chương trình kiên cố hóa kênh mương vùng trọng điểm lúa,
vùng sản xuất giống cây nông nghiệp, sửa chữa nhỏ hàng năm.
1.2. Đầu tư cấp nước sinh hoạt: Nguồn vốn chủ yếu bố trí từ QĐ134, CT135, CT
nước sạch &VSMT; nhân dân đóng góp, vốn nước ngoài và vốn vay tín dụng ưu đãi. Xây
dựng chính sách xã hội hoá về nước sạch, vệ sinh nông thôn, xã hội hoá các lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hoá xã hội, xử lý môi trường ở các vùng có điều kiện để dồn lực cho các
vùng khó khăn. Hướng hỗ trợ chia 3 mức: (i) hỗ trợ một phần đối với các xã ven các đô
SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 7



Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI

thị hạng 3 trở lên; (ii) hỗ trợ đối với các xã đặc biệt khó khăn và (iii) hỗ trợ các xã còn
lại.
1.3. Đầu tư cấp điện: Nguồn vốn WB theo dự án năng lượng nông thôn đã được
phê duyệt dự án và có kế hoạch đầu tư; vốn khấu hao ngành Điện; vốn ngân sách theo các
chương trình, quyết định đang triển khai trên địa bàn tỉnh, trong đó kể cả đầu tư đường
dây hạ thế sau các trạm biến áp do ngành Điện đã đầu tư và vốn do nhân dân đóng góp
xây dựng đường nhánh rẽ hộ tiêu thụ, lắp đặt công tơ, máy thuỷ điện nhỏ.
Tổng ngân sách và vốn phân bổ cho xây dựng nâng cấp, bảo trì GTNT
Giai đoạn 2006 – 2020

III.1.2. Về quy hoạch, thiết kế các hệ thống công trình :
Đầu tư các công trình phải bám sát quy hoạch sắp xếp dân cư, phát triển sản xuất
trên từng địa bàn.
Trong đầu tư cần bám sát quy hoạch và tiến độ đầu tư các công trình thủy điện
trong từng khu vực để tính toán lợi dụng nguồn nước, kết hợp đầu tư cho hiệu quả.
Đổi mới công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với kế hoạch. Việc xây dựng quy
hoạch kết cấu hạ tầng phải đặt trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, khắc phục tình
trạng điều chỉnh nhiều lần quy hoạch.
Khi khảo sát, thiết kế lưu ý việc lựa chọn nguồn nước ổn định, nhất thiết có ý kiến
của địa phương tránh tình trạng nhân dân tranh chấp nguồn nước giữa các thôn, giữa các
hộ; được nguồn nước sinh hoạt, mất nguồn nước cho thủy lợi.
Đối với những công trình cấp nước tập trung: đường ống thiết kế dùng ống nhựa
HDPE, những nơi địa chất là đá hoặc địa hình phức tạp mới dùng ống thép để giảm chi
phí đầu tư; Chủ yếu bố trí các bể chứa nước ở cụm hộ, hạn chế việc đầu tư bể và đường
ống đến từng hộ (phần này do hộ tự đầu tư).
SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN


Trang 8


Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI

Đối với công trình thủy lợi: vốn Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư công trình có quy mô
phục vụ tối thiểu 5 ha. Những công trình phục vụ dưới 5 ha do nhân dân tự đầu tư, nếu
những hộ hưởng lợi là hộ nghèo thì được xét để vốn Nhà nước hỗ trợ phần kinh phí mua
vật liệu không khai thác được tại địa phương xã.
Quan tâm công tác bảo vệ ổn định nguồn nước thông qua việc phát triển rừng.
III.1.3. Về cơ chế chính sách :
Điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng đầu tư của Nhà nước cho khu vực nông
nghiệp, nông thôn từ mức 33% hiện nay lên mức khoảng 50% tổng vốn đầu tư Nhà nước
cho toàn bộ nền kinh tế. Trong tổng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, đầu tư cho hạ
tầng chiếm tỷ trọng khoảng 2/3.
Thực hiện theo cơ chế đã ban hành, đang thực hiện như: Về quản lý đầu tư; Về
quản lý khai thác, bảo quản công trình.
Tăng cường giao cho xã tự tổ chức nhân dân địa phương thi công các công trình và
tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc của cấp tỉnh, huyện đối với cơ
sở.
Hàng năm, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân quản lý, vận
hành các công trình ở cơ sở.
Phát huy hơn nữa vai trò giám sát đầu tư của cộng đồng và hoạt động của Thanh tra
nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao những ý kiến, tâm tư nguyện vọng
để nâng cao, phát huy tính tự lực tự cường của người dân.
- Những hỗ trợ của Nhà nước :
1. Nhằm góp phần phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn ở nước ta, Bộ Tài chính

đã ban hành Thông tư số 156/2009/TT-BTC, theo đó, từ ngày 16/9/2009, các dự án đầu tư
kiên cố hóa kênh mương, các dự án phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng
nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn, sẽ được vay vốn tín dụng đầu tư
phát triển với lãi suất 0%.
Điều kiện vay là các chương trình, dự án phải phù hợp với yêu cầu, điều kiện của
địa phương, được cấp có thẩm quyền quyết định và có đủ thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản
theo quy định của pháp luật, phải xác định rõ nguồn vốn để thực hiện các dự án, bao gồm
vốn của địa phương, vốn từ nguồn huy động đóng góp của nhân dân và vốn từ nguồn vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Trên cơ sở tổng mức vốn tín dụng phát triển hạ
tầng của Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm, căn cứ nhu cầu vay vốn
của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khả năng trả nợ của ngân sách địa

SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 9


Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI

phương. Bộ Tài chính quyết định mức vốn vay hằng năm đối với từng tỉnh, thành phố với
lãi suất 0%.
Việc cho vay vốn được thực hiện qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Sau 12
tháng, kể từ ngày giải ngân khoản vốn vay đầu tiên, bắt đầu trả nợ. Thời gian trả nợ là 4
năm, riêng đối với các tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn (thu nội địa) chỉ bảo đảm dưới 30% nhiệm vụ chi ngân sách địa phương thì thời gian
trả nợ là 5 năm.
Ngoài các chương trình, dự án kể trên, nếu các địa phương có nhu cầu đầu tư vào
dự án trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cũng sẽ được vay với lãi suất

0%.
2. Bốn nghìn tỉ đồng để phát triển nông thôn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định bố trí 4.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy
động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam hỗ trợ địa phương thực hiện các chương trình
kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng
thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn đến hết năm 2015. Trong đó, Thủ tướng
Chính phủ yêu cầu ứng trước 3.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương cho Ngân hàng Phát
triển Việt Nam để làm nguồn cho các địa phương vay thực hiện chương trình, dự án nói
trên. 1.000 tỷ đồng còn lại từ nguồn vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
trong năm 2008.
Theo Quyết định của Thủ tướng, các chương trình dự án này tiếp tục được sử dụng
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để hỗ trợ địa phương, tuy nhiên, từ năm 2010
trở đi sẽ bố trí mức thấp hơn, khoảng 2000 tỉ đồng/năm.
III.2. Những thành tựu đạt được :
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ tập trung đầu tư của Nhà nước,
cùng với sự đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện đáng kể,
điều kiện sống, ăn ở, đi lại học hành, bộ mặt kinh tế-xã hội ở nông thôn có sự thay đổi rõ
rệt.
Từ năm 1999 đến nay đã huy động được trên 29 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn trong
nước, kết hợp với tài trợ quốc tế để xây dựng giao thông nông thôn. Trong đó nhân dân
đóng góp hơn 12 nghìn tỷ đồng (chiếm 41,99%) và hơn 409 triệu ngày công lao động; địa
phương đóng góp hơn 9,7 nghìn tỷ đồng (33,26%); Trung ương hỗ trợ hơn 2,5 nghìn tỷ
đồng (8,76%); các nguồn huy động khác hơn 4,6 nghìn tỷ đồng (15,99%). Đến năm 2006
cả nước có 8.792 xã có đường ô tô đến được trụ sở UBND xã, chiếm 96,9% tổng số xã
(năm 1994 là 87,9% và năm 2001 là 94,2%); trong đó, có 8.488 xã (chiếm 93,55%) có
SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 10



Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI

đường ô tô đi lại được quanh năm, có 6.356 xã (chiếm 70%) đường ô tô được nhựa, bê
tông hóa.
Về thuỷ lợi: Tới nay, cả nước có trên 1.952 hồ chứa có dung tích chứa trên 0,2
triệu m3 nước; 10 ngàn trạm bơm, 1000km kênh trục chính...Tổng năng lực thiết kế tưới
của các hệ thống đảm bảo cho 11,45 triệu ha gieo trồng, trong đó tưới cho 6,85 triệu ha
đất lúa, 1 triệu ha rau màu; đảm bảo tiêu cho khoảng 1,71 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87
triệu ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ trên 5 tỷ
m3/năm.Trong giai đoạn 2001 - 2005, năng lực tưới đã tăng thêm 575 ngàn ha, năng lực
tiêu tăng thêm 235 ngàn ha.
Về điện lưới quốc gia: Điện lưới quốc gia đã cấp điện cho 525/536 huyện đạt
97,95%; 10.522 xã phường có điện lưới quốc gia, đạt 96,80%; số hộ dùng điện lưới quốc
gia đạt 93,34%.
Về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến cuối năm 2005,
đạt tỷ lệ 62% dân cư nông thôn đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đạt vệ sinh. Tới cuối
năm 2007, đã có 70% cư dân nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh và có khoảng 30%
người dân được dùng nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, 12% số xã có hệ thống thoát nước
thải chung...
Nhờ đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nên đã tạo điều kiện phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, nên thu nhập của
người dân đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đã giảm rõ rệt. Trong 5 năm
2001-2005, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 5,4%/năm, vượt mức mục tiêu Đại hội đảng
IX (4,8%), năm 2006 tăng 4,1%, năm 2007 tăng 4,6%. Năm 2006, thu nhập bình quân 1
hộ nông thôn đạt 26,1 triệu đồng, tăng 11,3 triệu đồng (75,8%) so với năm 2002; tỷ lệ hộ
nghèo nông thôn là 18% giảm 3,2% so với năm 2004. Năm 2002, tỷ lệ nhà kiên cố và bán
kiên cố ở khu vực nông thôn tương ứng là 12,58% và 59,19% thì năm 2006 tăng lên là

17,2% và 61%; tỷ lệ nhà tạm giảm từ 28,2% xuống còn 19,3%.
IV. THÁCH THỨC TRONG THỜI GIAN TỚI :
Các thành tựu đạt được trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong thời gian
qua là hết sức đáng kể như đã đề cập. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn hiện còn là vấn đề rất lớn như: Hiện còn 281 xã chưa có đường ô tô đến khu
vực trung tâm, hệ thống đường tới trung tâm xã mới được 70% là đường nhựa, bê tông
hoá, thiếu nhiều đường liên thôn. Nhiều vùng còn thiếu nước sinh hoạt gay gắt vào mùa
khô, chất lượng nước sinh hoạt mới được khoảng 30% đạt tiêu chuẩn y tế. Trong đầu tư
cho tưới tiêu, hệ thống thuỷ lợi, mới chỉ 2,4/4,1 triệu ha đất lúa được tưới, khoảng 50% cà
phê, 20% rau màu được tưới. Nhiều hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, không đồng bộ nên hiệu
quả thấp, chỉ phát huy được 60-70% công suất thiết kế, mới 19% kênh mương được kiên
SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 11


Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI

cố hoá, tình trạng thẩm thấu lãng phí nước còn khá phổ biến. Điện dùng cho nông nghiệp,
nông thôn chưa được đảm bảo, mới được 95% hộ dân có điện dùng. Các hạng mục công
trình hạ tầng cơ sở nông thôn khác cũng còn thiếu và xuống cấp nhiều...
Đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 60-70% yêu cầu
thực tế, đầu tư còn dàn trải, nhiều công trình chậm tiến độ, hiệu quả chưa cao, chất lượng
kết cấu hạ tầng còn kém xa so với thành phố.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, cho thấy đầu tư của Nhà nước và xã hội cho
khu vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp. Trong giai đoạn 2001-2005, tổng mức đầu tư
toàn xã hội vào khu vực nông nghiệp, nông thôn là khoảng 358 nghìn tỷ đồng (chiếm
30%) tổng nguồn đầu tư toàn xã hội, trong đó Nhà nước 193 nghìn tỷ đồng (54%), đầu tư

từ các khu vực ngoài Nhà nước khoảng 165 nghìn tỷ đồng (46%). Năm 2006, đầu tư ngân
sách cho nông nghiệp đạt 15%, bằng 7% giá trị sản xuất nông nghiệp, 1,3% GDP.
Trong thời gian tới nhu cầu về đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
mà Đảng, Nhà nước ta đặt ra cho những năm tới là rất lớn như:
Đến năm 2010 đảm bảo có đường ô tô đi lại 4 mùa đến tất cả các xã, cụm xã (trừ
hải đảo), 70% mặt đường được cứng hoá...Phấn đấu đến năm 2020 cấp đủ nước để khai
thác 11 triệu ha đất nông nghiệp; 80% diện tích đất nuôi trồng được cấo nước chủ động;
100% cư dân nông thôn có nước sạch và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh... Đảm bảo điện cho
sản xuất nông nghiệp; Điện cho sinh hoạt; Chất lượng điện ở địa bàn nông thôn. Đến năm
2020, 100% hộ nông thôn có điện sử dụng...
V.KẾT LUẬN :
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong một đất nước có gần 80% dân số sống
trong khu vực nông thôn là việc vô cùng cần thiết. Những năm qua mặc dù cơ sở hạ tầng
nông thôn đã được quan tâm và đầu tư nhưng mức độ phát triển ở nhiều nơi vẫn còn chưa
đáp ứng nhu cầu của người dân. Hi vọng trong thời gian tới Đảng và Nhà nước sẽ có
những chương trình hỗ trợ tích cực ( đầu tư vốn, nhân lực, chính sách….) để có thể phát
triển khu vực nông thôn một cách mãnh mẽ.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- TLGD Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn - Trần Minh Tâm- Khoa
KTCNMT- ĐHAG.
SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 12


Tiểu luận QHPTNT

GVHD: BÙI VĂN HẢI


- Bộ máy tìm kiếm www.google.com.vn
- www.tailieu.com

SVTH: ĐỖ TƯỜNG QUÂN

Trang 13



×