Tải bản đầy đủ (.pdf) (289 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 289 trang )

1

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỈNH ĐẮK LẮK
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3156/QĐ-UBND, ngày 29/12/2014)
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung về tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là một tỉnh lớn nằm ở vùng trung tâm Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên
rộng 13.125,37 km2 (1.312.537 ha)1, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh
Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk
Nông, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
Đắk Lắk có một nguồn tài nguyên đất đai lớn với tổng số 1.312.537 ha, trong đó, đất
nông nghiệp 537.681 ha, đất lâm nghiệp 597.349 ha, đất chuyên dùng 63.859 ha, đất ở
14.678 ha, còn lại 71.513 ha là đất chưa sử dụng 2.
Nằm trên cao nguyên rộng lớn, với độ cao trung bình 450m trên mặt nước biển, khá
bằng phẳng, Đắk Lắk thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Diện
tích núi chỉ chiếm 35%, tập trung ở phía Nam và Đông Nam của tỉnh. Đa số diện tích
canh tác là đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su,
hồ tiêu, điều và những loại cây ăn quả có giá trị khác.
Đắk Lắk có khí hậu nhiệt đới nhưng ôn hoà, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động
trong khoảng từ 23 đến 25 độ C, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Là tỉnh miền núi nhưng Đắk Lắk lại có khá nhiều sông. Những sông chính như sông
Krông H’năng, Krông Ana, Krông Nô, Ea H’leo, Sê rê pốc. Những dòng chảy tạo
thành nhiều thác hùng vĩ như thác Đrai Đlông, Đrai Gar, Ba Tầng, Bìm Bịp, Krông
Kmar, Buôn H’ngô, Ea Kar, Đăk Tuôr, Đray Sáp Thượng v.v... Đắk Lắk cũng có nhiều
hồ lớn (khoảng 500 hồ) như hồ Ea Kao, hồ Lắk, hồ Ea Rbin, hồ Buôn Triết, hồ Buôn
1
2

Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2013.


Sách đã dẫn.


2

Tría, hồ Ea Súp Thượng v.v...Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tươi đẹp chính là môi
trường lý tưởng cho việc phát triển văn hoá mang màu sắc Tây Nguyên. Những dòng
sông, hồ và thác sẽ là nơi vui chơi giải trí, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân.
Về phương diện lịch sử, vùng đất Tây Nguyên có từ lâu đời, nhưng trong đó, Đắk
Lắk chỉ chính thức trở thành một tỉnh từ năm 1904; từ 1913, thuộc tỉnh Kon Tum, đến
năm 1923 lại được tách thành tỉnh riêng.
Từ 1976, Đắk Lắk hợp nhất với tỉnh Quảng Đức cũ thành tỉnh mới. Tên Đắk Lắk
được dùng để gọi tỉnh mới.
Năm 2003, theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá
XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đắk Lắk được chia thành hai tỉnh là
Đắk Lắk và Đắk Nông.
Hiện nay, Đắk Lắk bao gồm 15 đơn vị hành chính: một thành phố (Buôn Ma Thuột);
một thị xã (Buôn Hồ) và 13 huyện (Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar,
Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắk, Lắk, M’Drắk).
Tổng số xã, phường, thị trấn của Đắk Lắk hiện tại là 184, trong đó có 152 xã, 20
phường và 12 thị trấn.
2. Những yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển văn hóa của
tỉnh Đắk Lắk
- Về dân cư, theo Niên giám thống kê 2013 của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, dân số
trung bình của tỉnh là 1.796.666 người. Toàn bộ dân cư sinh sống trên địa bàn rộng
13.125,37 km2. Như vậy, mật độ dân số trung bình của tỉnh là 136,88 người/km2. Đắk
Lắk được xếp vào tỉnh thưa dân cư. Mật độ dân cư là một yếu tố quan trọng đối với sự
phát triển văn hóa. Thực tế, dân cư ở tập trung nhiều nhất, chỉ trên bốn địa bàn là:
Thành phố Buôn Ma Thuột (901,11 người/km2); thị xã Buôn Hồ (353,78 người/km2);

huyện Cư Kuin (353,29 người/km2); huyện Krông Pắc (324,56 người/km2). Số còn lại,
11 huyện đều có mật độ dân cư thưa thớt.


3

Cũng theo Niên giám thống kê 2013 của Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, dân số ở thành
thị năm 2012 chiếm 24,07%, còn dân số ở nông thôn chiếm 75,93%. Tỉ lệ này ảnh
hưởng đến nội dung phát triển văn hóa. Với lượng người sống ở nông thôn nhiều, văn
hóa nông thôn (nông dân) vẫn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ đời sống văn hóa
của tỉnh. Cầu trường sinh hoạt văn hóa vẫn diễn ra chủ yếu ở nông thôn và chủ thể văn
hóa ở đây vẫn là nông dân. Điều đó có nghĩa rằng, văn hóa truyền thống vẫn giữ vai
trò chủ đạo ở tỉnh Đắk Lắk. Việc coi trọng người nông dân và coi trọng văn hóa nông
nghiệp cần được nâng lên thành quan điểm phát triển văn hóa. Người nông dân nói
chung và người nông dân ở Đắk Lắk nói riêng đã bao đời làm nên một nền văn hóa
bản địa giàu bản sắc dân tộc. Trong văn hóa nông dân, nông thôn, có nhiều giá trị
trường tồn, cần được bảo tồn và phát huy trong thời đại mới. Cầu trường sinh hoạt văn
hóa nông thôn là điều kiện tối ưu cho việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống. Hiện
nay, nhiều yếu tố văn hóa cũ có giá trị đang sống trong dân gian. Sự tồn tại lâu bền của
văn hóa truyền thống chính là chỗ dựa của dân tộc trong bước đường phát triển, hội
nhập. Đó chính là sức mạnh và sức sống của dân tộc.
Tuy nhiên, với tỉ lệ cao của người nông dân đang sinh sống ở nông thôn Đắk Lắk
hiện nay thì văn hóa của họ cũng còn nhiều mặt bảo thủ, lạc hậu, tạo thành không ít rào
cản cho quá trình hiện đại hóa. Ý thức người nông dân ở các vùng sâu, vùng xa không
theo kịp được nhịp sống công nghiệp đương đại. Lối sống cũ kỹ và những hủ tục nặng
nề vẫn đang làm cho người nông dân như bị trói buộc bởi một thứ xiềng xích nô lệ vô
hình của các thời đại trước. Vì thế, văn hóa nông dân, nông thôn vừa là chỗ mạnh, vừa
là thách thức đối với việc phát triển hiện nay của tỉnh Đắk Lắk.
Ngược lại với tỉ lệ dân cư ở nông thôn, dân cư ở thành thị chiếm phần thứ yếu, chỉ có
24,07%, nghĩa là bằng 1/3 dân số ở nông thôn, bằng 1/4 so với dân số toàn tỉnh. Với tỉ

lệ này, văn hóa thành thị sẽ không đủ sức nắm vai trò chủ đạo trên phạm vi toàn tỉnh.
Theo quy luật chung của toàn thế giới, thành thị thường là nơi hội nhập và tỏa sáng
văn hóa. Vai trò của thành thị phải là chủ đạo trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc.


4

Tuy nhiên, quy luật này chưa phát huy được nhiều ở Việt Nam. Đắk Lắk cũng nằm
trong tình trạng này. Văn hóa thành thị phát triển tỉ lệ thuận với quá trình đô thị hóa. Ở
Đắk Lắk, quá trình này đang diễn ra khá chậm chạp. Vì thế, quy hoạch phát triển văn
hóa không thể chờ đợi nhiều vào quá trình đô thị hóa. Trong quy hoạch, không thể lấy
văn hóa thành thị chi phối văn hóa nông thôn mà vẫn phải chấp nhận văn hóa nông
thôn như một thực thể phát triển tương đối độc lập với văn hóa thành thị.
- Vấn đề dân tộc cũng ảnh hưởng rất mạnh và trực tiếp đến văn hóa. Ở Đắk Lắk,
thành phần dân tộc rất đa dạng. Có thể nói, Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều dân tộc vào
bậc nhất ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra năm 2012 của Ủy ban Dân tộc tỉnh Đắk
Lắk, toàn tỉnh có 47 dân tộc đang cư trú thường xuyên (chưa kể người nước ngoài và
người không xác định được thành phần dân tộc)3. Tình trạng các dân tộc cư trú rải rác
trên địa bàn toàn tỉnh tất yếu sẽ dẫn đến sự hội nhập văn hóa, trong đó văn hóa của dân
tộc đông người nhất tại địa phương sẽ có xu hướng trở thành văn hóa chủ đạo. Điều
này đồng nghĩa với việc mất đi các nền văn hóa của các dân tộc có số dân quá ít. Có
thể thấy ngay được nguy cơ biến mất vĩnh viễn nền văn hóa của các dân tộc như
Xtiêng, Tà-ôi, Hà Nhì, Chu-ru, La-hủ….(Đó là chưa tính đến những dân tộc mà chỉ có
01 cá thể đang sinh sống, điều kiện phát triển văn hóa cho những dân tộc này hầu như
không có).
- Về tôn giáo, tín ngưỡng, Đắk Lắk, có bốn tôn giáo: Công giáo, Tin Lành, Phật giáo
và Cao Đài. Cả bốn tôn giáo này đều tồn tại ở khắp 15 đơn vị hành chính của tỉnh và
đang có những ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa cư dân. Với sự song song
cùng tồn tại thì sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tôn giáo là điều không tránh khỏi. Mỗi
tôn giáo đều muốn khẳng định vị thế của mình, đều muốn có nhiều tín đồ. Những mâu

thuẫn sẽ nảy sinh trong quá trình truyền giáo. Hơn nữa, một nguy cơ không thể không
tính đến là các thế lực thù địch đang muốn lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền, lôi kéo
3

Xem phụ lục 1


5

quần chúng chống phá chế độ. Vì vậy, tôn giáo cần được phát triển đúng hướng để
người dân sống “tốt đời đẹp đạo” như mong muốn của chính họ.
Tín ngưỡng dân gian (đa thần) vẫn khá thịnh hành trong các tộc người ở Đắk Lắk.
Trong những năm gần đây, tín ngưỡng thờ mẫu bắt đầu du nhập từ các tỉnh phía Bắc
vào Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk. Những tín ngưỡng này, nếu hạn chế được phần
mê tín dị đoan thì có thể khai thác được những giá trị tích cực trong việc tăng cường sự
cố kết cộng đồng và tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức bảo vệ môi sinh. Các nghi lễ thể
hiện tín ngưỡng dân gian mang tính thuần phác, vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong đời
sống, cần được duy trì và phát huy.
- Về đời sống kinh tế, nhìn chung trong toàn tỉnh Đắk Lắk, số hộ có mức sống từ loại
khá trở lên (với bình quân thu nhập 2 triệu đồng/tháng trở lên) chiếm 20,02%. Số hộ có
mức sống trung bình và trung bình khá chiếm tỉ lệ 50,81%. Số hộ nghèo và cận nghèo
chiếm tỉ lệ 29,34%.4 Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2013, tính đến
tháng 12 năm 2012, toàn tỉnh vẫn còn 23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỉ lệ hộ
nghèo trên phạm vi toàn tỉnh chiếm 17,8%.
Những con số thống kê trên đây rất có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa. Kinh tế
là nền tảng (cơ sở hạ tầng) quyết định văn hóa. Từ góc độ này, chúng ta thấy khả năng
xã hội hóa xét ở phương diện huy động nguồn lực tài chính từ trong dân sẽ rất hạn chế.
Đắk Lắk sẽ phải trông chờ nhiều vào khả năng bao cấp của Nhà nước tại thời điểm
hiện nay và trong những năm tới. Việc phát triển sự nghiệp văn hóa trong tình hình đời
sống kinh tế dân cư còn nhiều khó khăn là một thách thức lớn mà ngành văn hóa phải

tìm cách vượt qua.
Trên đây là bối cảnh chung mà việc soạn thảo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
văn hóa tỉnh Đắk Lắk bắt buộc phải tính đến.
3. Sự cần thiết của việc xây dựng quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk
4

Theo tài liệu khảo sát thực tế của Ban soạn thảo quy hoạch. Xem phụ lục 2.


6

- Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp văn hóa là yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của
công tác quản lý nhà nước.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa VIII đã chỉ rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội". Chính vì vậy, sự phát triển văn hóa
không nằm ngoài tiến trình phát triển chung của đất nước mà mục tiêu chung là dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Với tư cách là những nhà quản
lý, việc nhìn nhận trước một tiến trình phát triển xã hội là hết sức cần thiết. Tiến trình
văn hóa cần được xem xét như là một nhân tố khách quan chứ không phải như một
nhân tố chủ quan. Nếu xem xét văn hóa như một nhân tố chủ quan thì văn hóa không
bao giờ và không thể quy hoạch được, mặc dù nhân tố chủ quan cũng có những quy
luật nội tại riêng. Còn nếu xem xét văn hóa như một nhân tố khách quan thì một số
phương diện của nó có thể được lượng hóa. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng,
trong văn hóa có nhiều phương diện chủ quan, không thể lượng hóa được. Những
phương diện lượng hóa được là những phương diện văn hóa gắn với một thực thể vật
chất nhất định. Sự tồn tại và phát triển của những phương diện này sẽ ảnh hưởng, thậm
chí chi phối các phương diện chủ quan của văn hóa. Đó là một cách nhìn biện chứng.
Nếu tác động được vào các nhân tố khách quan thì có thể từ đó làm biến đổi các nhân
tố chủ quan. Trở lại với vấn đề quản lý, việc nhìn nhận trước một tiến trình văn hóa có

nghĩa là nhìn nhận trước các nhân tố khách quan của nó để thấy được các nhân tố này
phát triển theo xu hướng nào. Mục đích của việc nhận thức trước là để có những tác
động tích cực, hợp quy luật, trên cơ sở đó, đưa văn hóa phát triển một cách tự nhiên,
lành mạnh, phù hợp với những tính chất cơ bản, vốn có của nó là chân, mỹ, thiện.
Quy hoạch là điều kiện để tạo ra những chính sách tốt về văn hóa. Những chính sách
này sẽ tác động tích cực vào tiến trình văn hóa, làm cho văn hóa phát triển đồng bộ,
trong một chỉnh thể (hệ thống) có sự tương tác lẫn nhau giữa các bộ phận. Vì vậy, quy
hoạch văn hóa phải đi trước một bước, sau đó mới là chính sách văn hóa.


7

Từ góc độ quản lý, có thể thấy ngay một điều rằng, có quy hoạch, công tác quản lý sẽ
chủ động hơn vì các nhà quản lý biết trước được những việc cần làm, thời gian thực
hiện và những điều kiện cần thiết phải chuẩn bị. Các nhà quản lý sẽ dựa vào quy hoạch
để xây dựng những đề án cho từng tiến trình và công việc cụ thể. Như vậy, quy hoạch
văn hóa sẽ tránh được sự tùy tiện, thiếu đồng bộ trong quá trình quản lý. Việc vận hành
bộ máy quản lý cũng sẽ khoa học và hiệu quả hơn. Nói tóm lại, quy hoạch văn hóa sẽ
làm tăng hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa.
- Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp văn hóa là yêu cầu tất yếu khách quan của
sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Trong những năm từ 2014 đến 2020 tỉnh Đắk Lắk cần có một lộ trình phát triển để
xây dựng một xã hội phồn vinh, thoát khỏi những khó khăn về nhiều mặt như hiện nay.
Trong lộ trình phát triển ấy, không thể không có sự tham gia của ngành văn hóa.
Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa có một ý nghĩa quan trọng bởi nó góp phần
tạo nên sự phát triển bền vững của tỉnh Đắk Lắk. Theo cách hiểu chung trên trường
quốc tế: phát triển bền vững là sự phát triển (của một quốc gia, địa phương) trong sự
kết hợp hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Văn hóa là yếu tố tích cực của phát
triển bền vững, thâm nhập vào cả ba phương diện: trong kinh tế có văn hóa; xã hội tồn
tại không thể không có văn hóa; khai thác và bảo vệ môi trường cũng rất cần có văn

hóa. Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa nhằm tạo sự hài hòa giữa các phương
diện trên để Đắk Lắk có được sự phát triển bền vững.
- Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp văn hóa là yêu cầu tự thân của ngành văn
hóa xuất phát từ thực trạng còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục để vươn
lên một tầm cao mới.
Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là vấn đề kinh phí. Nếu không có quy hoạch, sẽ
không có một nguồn kinh phí dài hạn cho từng phương diện của sự phát triển văn hóa.
Hiện nay, phần lớn kinh phí được dự toán theo năm tài chính. Những hạng mục đầu tư


8

dài hạn chưa có được kế hoạch thật cụ thể. Vì thế, việc cấp kinh phí không thể thực
hiện trên quy mô lớn nếu thiếu những luận chứng khoa học xác thực.
Khó khăn thứ hai là sự chỉ đạo đồng bộ giữa các ngành các cấp đối với sự phát triển
văn hóa rất khó thực hiện vì thiếu quy hoạch tổng thể. Hiện nay, việc chỉ đạo của các
ngành, các cấp phần lớn vẫn dựa vào các báo cáo thường niên. Chỉ có các chủ trương
lớn là xuyên suốt các năm. Một kế hoạch tổng thể sẽ giúp cho các cấp lãnh đạo trong
tỉnh nhìn nhận toàn diện và sâu sắc hơn những vấn đề của phát triển văn hóa trong một
thời gian dài.
Sự bất cập về nguồn nhân lực văn hóa chất lượng cao đang là một vấn đề nan giải
hiện nay. Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ văn hóa đủ trình độ và năng lực theo yêu
cầu xã hội không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần phải có một lộ trình
dài hạn. Quy hoạch tổng thể sẽ giúp cho việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với thực
tế phát triển văn hóa.
Nhiều đơn vị trong ngành văn hóa hiện đang có nhu cầu phát triển song không thể
phát triển tự do bởi sẽ tạo ra những tác động trái chiều với các đơn vị khác. Quy hoạch
tổng thể văn hóa sẽ giúp cho các đơn vị này vừa thấy được cái chung, vừa thấy được
cái riêng của mình, thấy được các mục tiêu, chỉ tiêu mà mình cần vươn tới. Như vậy,
quá trình phát triển của đơn vị mới tạo được sự hài hòa trong tổng thể sự nghiệp văn

hóa và mới có thể phát triển bền vững.


9

PHẦN I
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ, CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG
PHÁP XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỈNH ĐẮK LẮK
1. Quan điểm của việc xây dựng quy hoạch
Chương trình (số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014 của Tỉnh ủy Đắc Lắk) thực hiện Nghị
quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"
đã thể hiện các quan điểm sau:
"- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững
đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong
đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân
chủ và khoa học.
- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để
phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người
có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình,
trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng
đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa
và con người trong phát triển kinh tế.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng".
Đây cũng là những quan điểm cơ bản chỉ đạo việc xây dựng quy hoach phát triển văn
hóa tỉnh Đắk Lắk.
2. Mục tiêu của quy hoạch

2.1. Mục tiêu chung


10

Các mục tiêu sau đây được đề ra trong Chương trình số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014
của Tỉnh ủy Đắc Lắk cũng có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc xây dựng quy hoạch phát
triển văn hóa:
"- Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng giàu bản sắc văn hóa dân tộc của
tỉnh, xây dựng nền văn hóa và con người phát triển toàn diện, hướng đến chân

-

thiện - mỹ; thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng
tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp
luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của mỗi người đối với bản
thân, với gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước, nhất là trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ
thống chính trị, trong từng cộng đồng thôn, buôn, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây
dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt
Nam hoàn thiện nhân cách.
- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn,
giữa các địa phương trong tỉnh và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống
cấp về đạo đức xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Bảo tồn và phát huy sự đa dạng của văn hóa truyền thống các dân tộc trong quá

trình hội nhập và phát triển. Gắn bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch.
- Xây dựng các thiết chế văn hóa đạt tiêu chuẩn quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt
động của các thiết chế, đặc biệt là hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhằm đảm bảo việc
nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của quần chúng nhân dân, nhất là của đồng bào các


11

dân tộc thiểu số, phấn đấu thu hẹp sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa
đồng bào Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số về mức hưởng thụ văn hóa.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và tiến bộ, xây dựng nề nếp và nâng cao
đời sống văn hóa khu dân cư, phát huy tinh thần tự chủ và sáng tạo của nhân dân, bảo
đảm cho mọi người dân đều được tham gia các hoạt động văn hóa. Nâng cao chất
lượng xây dựng các danh hiệu: gia đình văn hóa; thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa; cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị
trấn đạt chuẩn văn minh đô thị
- Nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển nghệ thuật
không chuyên nghiệp theo hướng xã hội hóa.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa để huy động mọi nguồn lực cho phát
triển văn hóa.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa ở các cấp và bộ máy quản lý
các đơn vị sự nghiệp văn hóa; hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước trong ngành
văn hóa.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng
lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ ngành văn hóa, đặc biệt chú trọng đến các cán
bộ là người dân tộc thiểu số.
"- Phấn đấu đến năm 2020, trên 90% gia đình đạt chuẩn văn hóa, 95% thôn,
buôn, tổ dân phố văn hóa; trên 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa".5
3. Yêu cầu của quy hoạch
- Quy hoạch phải thể hiện được tính đồng bộ giữa các mặt số lượng, chất lượng, các


5

Chương trình (số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014 của Tỉnh ủy Đắc Lắk) thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước".


12

giải pháp; tính đồng bộ giữa việc đảm bảo các mặt hoạt động văn hóa với việc xây
dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ văn hóa.
Trước hết là sự đồng bộ giữa số lượng và chất lượng. Tinh thần chung là số lượng
phải vừa đủ để bảo đảm hoạt động đạt chất lượng theo yêu cầu của từng lĩnh vực văn
hóa. Nếu chỉ chú trọng đến chất lượng thì buộc phải giảm số lượng, sẽ dẫn đến tình
trạng cung không đủ cầu. Khi cán cân cung cầu quá lệch sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn
về văn hóa. Ngược lại, nếu quá chú trọng đến số lượng, sẽ buộc phải giảm về chất
lượng hoạt động, dẫn đến tình trạng suy thoái về văn hóa, hoạt động văn hóa sẽ tồn tại
một cách hình thức, không có chiều sâu và sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
Sự đồng bộ của các giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt. Mỗi giải pháp khi đứng
riêng rẽ, sẽ không thể phát huy hiệu quả. Cần đặt các giải pháp trong mối tương quan,
hỗ trợ lẫn nhau, tránh tình trạng các giải pháp phát huy hiệu quả ngược chiều nhau.
Tình trạng này đã từng xảy ra ở một số địa phương trong nước.
Việc đồng bộ giữa hoạt động văn hóa và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ văn hóa sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hóa. Đội ngũ cán bộ chuyên trách sẽ là nòng
cốt trong mọi hoạt động. Nếu trình độ nghiệp vụ chuyên môn tương ứng với yêu cầu
hoạt động thì sẽ phát huy được đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sự nghiệp văn
hóa sẽ phát triển nhanh và bền vững.
- Xây dựng nội dung quy hoạch phải toàn diện, bao quát được các lĩnh vực hoạt động

văn hóa.
Văn hóa là một hiện tượng đa lĩnh vực. Vì vậy, khi xây dựng quy hoạch, cần có cái
nhìn toàn diện. Giữa các lĩnh vực đều có những mối liên hệ gần hoặc xa. Ví dụ, lĩnh
vực tôn giáo tín ngưỡng quan hệ mật thiết với lễ hội truyền thống và phong tục tập
quán (quan hệ gần), bên cạnh đó còn có quan hệ xa với lĩnh vực thông tin, tuyên
truyền, cổ động hoặc lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật. Cái nhìn toàn diện, bao quát các
lĩnh vực hoạt động văn hóa sẽ tạo được hiệu ứng chung, tránh được những mâu thuẫn,
thậm chí là xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển văn hóa.


13

- Quy hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế, trong xu hướng phát triển của tỉnh
Đắk Lắk, phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước hiện nay và mang tính
khả thi.
Yêu cầu quy hoạch sát với tình hình thực tế địa phương là một yêu cầu bắt buộc,
nhằm bảo đảm quy hoạch có tính khả thi. Vì vậy, việc xem xét những điều kiện để
thực hiện đề án cần được hết sức coi trọng trước khi đặt ra các chỉ tiêu, giải pháp. Nếu
các chỉ tiêu đặt ra quá cao, những điều kiện thực hiện không thể đáp ứng thì quy hoạch
chỉ còn là việc làm hình thức. Tuy nhiên, thực tế cũng có những trường hợp cực đoan
khác, xây dựng những chỉ tiêu thấp để dễ thực hiện. Điều này dẫn đến tình trạng lãng
phí nguồn lực kinh tế, xã hội dành cho phát triển văn hóa. Nhìn chung cả hai xu hướng
này đều nên tránh.
4. Nhiệm vụ của quy hoạch
- Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng tồn tại và hoạt động của các thiết chế và cơ
quan văn hóa trên địa bàn tỉnh, tình hình hoạt động văn hóa của nhân dân các địa
phương.
Việc điều tra cơ bản được tiến hành theo các mẫu phiếu, do cán bộ văn hóa các địa
phương và cơ quan văn hóa trực tiếp thực hiện. Kết quả điều tra là những bản tổng kết
từ các phiếu, kết hợp với phỏng vấn sâu một số nhà quản lý lâu năm của tỉnh. Nội dung

điều tra cơ bản gồm các lĩnh vực sau:
+ Thực trạng đời sống kinh tế của dân cư;
+ Sự tồn tại của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;
+ Các thiết chế văn hóa: Bảo tàng, thư viện, phòng truyền thống, nhà văn hóa…;
+ Các cơ quan tổ chức văn hóa: Trung tâm văn hóa, đoàn nghệ thuật, câu lạc bộ;
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa;
+ Các cơ sở dịch vụ văn hóa: Rạp chiếu bóng, cửa hàng sách-văn hóa phẩm.
Việc đánh giá đúng thực trạng sẽ tạo tiền đề để đưa ra các nhiệm vụ tiếp theo.


14

- Xây dựng các nội dung, dự kiến các chỉ tiêu phát triển văn hóa cần đạt tới trong thời
gian từ 2014 đến 2020 và định hướng đến 2030 trên các lĩnh vực văn hóa sau:
+ Lĩnh vực di sản văn hóa, bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;
+ Lĩnh vực đời sống văn hóa, bao gồm sự hưởng thụ văn hóa, các hoạt động
sáng tạo và phổ biến văn hóa của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở;
+ Lĩnh vực thiết chế văn hóa, bao gồm thiết chế văn hóa cấp tỉnh, huyện, xã
(phường, thị trấn), thôn (buôn, tổ dân phố)
+ Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, bao gồm các đoàn nghệ thuật và các câu lạc bộ
nghệ thuật;
+ Lĩnh vực thông tin - tuyên truyền
+ Lĩnh vực đào tạo về văn hóa và nghệ thuật;
+ Lĩnh vực dịch vụ văn hóa;
+ Lĩnh vực quản lý văn hóa.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng năm.
Kế hoạch từng năm được xây dựng với những nội dung cụ thể. Những chương trình
mục tiêu trong năm sẽ được gợi ý về việc soạn thảo đề án để được Uỷ ban Nhân dân
tỉnh phê duyệt.
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện quy hoạch, bao gồm các nhóm giải pháp sau đây:

+ Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước và cơ chế chính sách;
+ Nhóm giải pháp về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước;
+ Nhóm giải pháp về xã hội hóa hoạt động văn hóa;
+ Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực cho các hoạt động văn hóa;
+ Nhóm giải pháp về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống;
+ Nhóm giải pháp về hợp tác và hội nhập văn hóa.
- Dự kiến tổng số vốn đầu tư cho việc thực hiện quy hoạch.
5. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch
5.1. Những căn cứ để xây dựng mục tiêu và một số chỉ tiêu cụ thể


15

5.1.1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nghị quyết đã nêu 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản và 10 nhiệm vụ cụ thể để thực hiện
mục tiêu cao nhất là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những nhiệm vụ cụ thể trong nghị quyết chính là căn cứ để xây dựng mục tiêu của quy
hoạch.
5.1.2. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước
Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu xây dựng văn hóa và con người Việt Nam như sau:
- Mục tiêu chung: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học. Văn hóa th ực sự trở thành nề n tảng tinh th ần vững chắc của xã hô ̣i , là sức mạnh
nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hoàn thiện các chuẩn mực giá tri ̣văn hóa và con người Viê ̣t Nam , tạo môi trường

và điều kiện để phát triển v ề nhân cách, đa ̣o đức, trí tuệ, năng lực sáng ta ̣o , thể chất,
tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh
thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với b ản thân
mình,

với

gia

đình,

cô ̣ng

đồ ng,



hô ̣i



đất

nước.

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ
thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây
dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt

Nam hoàn thiện nhân cách.


16

- Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát
triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
- Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa,
tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn,
giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo
đức xã hội.
Đây là những căn cứ hết sức đầy đủ, cần được quán triệt để xây dựng quy hoạch.
5.1.3. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của Chính phủ:
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 phê
duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”. Chiến lược này nhằm cụ thể hóa,
thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, xác lập những
mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu; là cơ sở để hoạch định quy hoạch, kế
hoạch và từng bước thực hiện việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế.
“Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” của Chính phủ bao gồm 5 mục tiêu và
9 nhiệm vụ sau:
- 5 mục tiêu phát triển văn hóa của đất nước đến năm 2020 là:
+ Hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo; gắn kết
mối quan hệ giữa văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa với vấn đề hình thành nhân
cách.
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn

hoá dân tộc, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền
văn hóa dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại.


17

+ Giải phóng mạnh mẽ năng lực và tiềm năng sáng tạo của mọi người, phát huy cao
độ tính sáng tạo của trí thức, văn nghệ sĩ; đào tạo tài năng văn hóa nghệ thuật; tạo cơ
chế, chính sách và cơ sở vật chất để có nhiều sản phẩm văn hóa nghệ thuật chất lượng
cao xứng tầm với dân tộc và thời đại.
+ Tạo mọi điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động sáng tạo văn
hóa của nhân dân.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát
triển văn hóa.
- 9 nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển văn hóa của đất nước đến năm 2020 là:
+ Xây dựng con người toàn diện, có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và
nhân cách văn hóa, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng, thường xuyên, vừa cấp
bách, vừa cơ bản, lâu dài của sự nghiệp phát triển văn hóa nước ta. Các phẩm chất đó
bao gồm: có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, có lối sống lành mạnh, nếp sống
văn minh, không ngừng nâng cao tri thức, học tập suốt đời; biết suy nghĩ độc lập và tự
chịu trách nhiệm; có tư duy cởi mở với cái mới; rèn luyện thể lực; tu dưỡng cả kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp và đạo làm người; biết xây dựng gia đình đoàn kết, hòa
thuận, bình đẳng, hạnh phúc.
+ Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng, có
quan hệ khăng khít với việc xây dựng con người phát triển toàn diện. Để xây dựng đời
sống văn hóa và môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, cần xác lập các thể chế dân
chủ ở cơ sở, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân được tổ chức và tham
gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng; hình thành truyền thống xã hội học tập; giáo dục
sức khỏe cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường thiên nhiên; thực hiện

nghiêm pháp luật.
Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, buôn, tổ dân phố
văn hóa; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Đẩy mạnh phong trào xây dựng


18

cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, tang và lễ hội.
Coi trọng, nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý.
Tập trung thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược; đưa phong trào đi vào chiều sâu, có kết quả
thiết thực, trở thành phong trào của toàn xã hội.
+ Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của chiến lược
phát triển văn hóa. Tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát
huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và văn hóa phi vật thể. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền
vững.
+ Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số là vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã
hội to lớn ở kỷ nguyên toàn cầu hóa. Coi trọng và tổ chức thực hiện các chương trình
về bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đặc biệt là hỗ trợ sự phát triển
ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số. Thông qua hoạt động du lịch văn hóa
được tổ chức và quản lý tốt, chương trình này góp phần nâng cao đời sống tinh thần,
tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi.
+ Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật - lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế
của văn hóa. Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng
và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc đến
việc xây dựng con người; ngăn ngừa những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật phi đạo lý,
lạc hậu, xa rời bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng. Quan

điểm của nhà nước ta là công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Đồng bào
các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đoàn kết dân tộc.


19

+ Tăng cường công tác thông tin đại chúng. Thông tin đại chúng là phương tiện
chuyển tải các giá trị văn hóa đến công chúng, đồng thời, bản thân thông tin cũng là
một dạng thức văn hóa đặc thù, có tác động mạnh mẽ, sâu rộng đối với công chúng.
Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản
phẩm thông tin. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của các hoạt động
thông tin đối ngoại.
+ Tăng cường, chủ động hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa. Hiện nay ngoại giao
văn hóa giữ một vị trí quan trọng trong chính sách của các quốc gia. Chủ động đón
nhận các cơ hội phát triển cũng như cần có bản lĩnh vượt qua các thử thách để giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc. Chú trọng ngăn chặn, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, mặt
trái của toàn cầu hóa đối với văn hóa nước ta.
+ Hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa. Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản
pháp luật và cơ chế, chính sách về văn hóa, nghệ thuật một cách toàn diện, đồng bộ
trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa phù hợp với đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
5.1.4. Quyết định số 87/2009/QĐ – TTg ngày 17/6/2009 của Chính phủ phê duyệt kế
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk:
Trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có ghi rõ:
“Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng phát huy nhân tố con
người, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí kết hợp với phát triển
khoa học công nghệ … xem đó là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện
công nghiệp hóa và hiện đại hóa”.
“…xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây

Nguyên, “một cực phát triển” trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia”.
Như vậy, vấn đề cốt yếu của phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ là xây dựng thành công nhân tố con người và xây dựng Đắk Lắk
thành trung tâm văn hóa của vùng Tây Nguyên.


20

5.1.5. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 của Đảng bộ tỉnh
Đắk Lắk ngày 3/10/2010
Nghị quyết đã nêu lên những vấn đề chiến lược về văn hóa như sau:
+ “Phải đặc biệt coi trọng việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo là nhiệm vụ
vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính lâu dài, phức tạp; cần phải tạo sự nhận
thức đúng đắn trong Đảng, chính quyền, đồng thời không được chủ quan trong xử lý
các tình huống cụ thể do thực tiễn đặt ra; cần phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của khối
đại đoàn kết toàn dân gắn với giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, đảm bảo xử lý tình
hình đúng theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
+ “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, cách mạng và văn hoá đặc
trưng của các dân tộc”.
+ “Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hoá - xã hội hài hoà với phát triển kinh tế giữa
các ngành, lĩnh vực, giữa đô thị và nông thôn, từng bước giảm bớt chênh lệch về trình
độ và mức sống giữa các vùng dân cư. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục phát triển nền văn học nghệ
thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển các hoạt động thể dục thể
thao. Đầu tư hạ tầng văn hóa - thể thao cấp vùng và quốc gia. Nâng cao chất lượng
hoạt động bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình”.
+ Về chỉ tiêu: “Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa các cấp; 80% xã,
phường, thị trấn, 65% thôn buôn, tổ dân phố, 100% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa;
100% thôn buôn, tổ dân phố được quy hoạch đất để xây dựng hội trường, điểm sinh
hoạt văn hóa thể thao”.

5.2. Những căn cứ cho việc xây dựng nội dung cụ thể của quy hoạch
5.2.1. Các văn bản của Quốc hội
1) Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội khóa X.
2) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, số 32/2009/QH12
ngày 18/6/2009 của Quốc hội khóa XII.


21

3) Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11, ngày 29/06/2006 của Quốc hội.
4) Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh
số 62/2006/QH11, ngày 18/6/2009.
5) Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 của Quốc hội, ngày 21/6/2012.
6) Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
ngày 28/02/2001.
5.2.2. Các văn bản của Chính phủ
1) Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 3/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ Về việc đẩy
mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
2) Quyết định số 156/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020”.
3) Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở
đến năm 2010”.
4) Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020.
5) Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ Về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
6) Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP.
7) Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
8) Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk thời kỳ đến năm 2020.
9) Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề
án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.


22

10) Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020”.
11) Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm
2020”.
12) Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt “Chương trình thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020”.
13) Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn
2012 – 2015.
14) Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa
(nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 – 2020”
15) Quyết định 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013
– 2020, định hướng đến 2030.
5.2.3. Các văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1) Quyết định số 04/QĐ-BVHTT ngày 03/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Về việc thực hiện Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2) Quyết định số 1913/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2009 của Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch Phê duyệt “Chương trình phối hợp, chỉ đạo và tổ chức triển khai
thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”.
3) Chỉ thị số 79/CT-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển
văn hóa đến năm 2020”.


23

4) Chỉ thị số 194/CT-BVHTTDL ngày 20/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Về tổ chức triển khai thực hiện đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
5) Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 6 tháng 6 năm 2008
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Uỷ ban Nhân
dân cấp tỉnh, phòng Văn hóa Thể thao thuộc Uỷ ban Nhân dân cấp huyện.
6) Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26 tháng 02 năm 2010 Ban hành “Quy
chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa,
thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương”.
7) Thông tư số 11/2010/TT/BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa – Thể thao
quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
8) Thông tư số 06/2011/TT/BVHTTDL ngày 8 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà
văn hóa – Khu thể thao thôn.
9) Thông tư số 12/2010/TT/BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của
Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã.
10) Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL, ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường
đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
5.2.4. Các văn bản của tỉnh Đắk Lắk
1) Nghị quyết số 63/2012/NQ-HĐND ngày 6 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng Nhân
dân tỉnh Đắk Lắk Về bảo tồn, phát huy di sản - không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2015.


24

2) Quyết định số 1649 /QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Đắk Lắk Về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch ngành
văn hóa tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030.
3) Quyết định số 2590/QĐ-UBND ngày 9/11/2012 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
tỉnh Đắk Lắk Ban hành Kế hoạch thực hiện đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân
tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh.
4) Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 9/11/2012 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
tỉnh Đắk Lắk Ban hành Kế hoạch thực hiện “Bảo tồn, phát huy di sản - Không gian
văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2015.
5) Kế hoạch số 7332/KH-UBND ngày 21/11/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk
Lắk Phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
6) Chỉ thị số 05/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk
Lắk Về việc nâng cao hiệu quả hoạt động Nhà Văn hóa cộng đồng buôn, thôn trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.
7) Chỉ thị số 06/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk
Lắk Về việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
8) Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 5/1/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Phê duyệt dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma
Thuột đến năm 2020.

9) Chương trình (số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014 của Tỉnh ủy Đắc Lắk) thực hiện
Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước".
6. Phƣơng pháp xây dựng quy hoạch
6.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng


25

Việc điều tra, khảo sát thực trạng là điều kiện tiên quyết để làm quy hoạch. Kết quả
điều tra trung thực sẽ cho những nhận xét chính xác và quy hoạch đưa ra sẽ phù hợp
với thực tế, mang tính khả thi. Quá trình điều tra, khảo sát thực trạng dựa trên những
mẫu phiếu được thiết kế theo yêu cầu đối với từng phương diện văn hóa. Tổng cộng có
10 mẫu phiếu điều tra:
- Mẫu 1: Khảo sát đời sống kinh tế của dân cư theo huyện.
- Mẫu 2: Khảo sát các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể.
- Mẫu 3: Khảo sát cơ sở vật chất và hoạt động của các thư viện.
- Mẫu 4: Khảo sát cơ sở vật chất và hoạt động của bảo tàng và các nhà truyền thống.
- Mẫu 5: Khảo sát cơ sở vật chất và hoạt động của các trung tâm, nhà văn hóa.
- Mẫu 6: Khảo sát số lượng sách và doanh thu của các cửa hàng sách và văn hóa phẩm.
- Mẫu 7: Khảo sát cơ sở vật chất và hoạt động của các đoàn nghệ thuật và đội tuyên
truyền lưu động.
- Mẫu 8: Khảo sát số lượng, quy mô của các tượng đài, công viên, khu vui chơi giải trí.
- Mẫu 9: Khảo sát các rạp và đội chiếu bóng lưu động.
- Mẫu 10: Khảo sát bộ máy quản lý văn hóa và số lượng, trình độ cán bộ.
6.2. Phương pháp phân tích xã hội học
Trên cơ sở kết quả khảo sát theo các mẫu điều tra cơ bản, các phân tích xã hội học
được thực hiện nhằm tìm ra những mặt mạnh, yếu; thuận lợi, khó khăn của từng đơn
vị.

6.3. Phương pháp suy luận logic
Phương pháp này được sử dụng khi xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch. Suy
luận logic được dựa trên các số liệu thống kê và tư liệu khảo sát khác; các văn bản chỉ
đạo của các cấp từ trung ương đến địa phương; ý kiến tự đánh giá của các đơn vị.
Phương pháp suy luận logic giúp cho việc xác định mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch phù
hợp với thực tế và mang tính khả thi.


×