Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 101 trang )

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

i



MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH 1
II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH 2
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, BCH Trung ương Đảng, Chính phủ 2
2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 3
3. Tỉnh Bắc Giang 4
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu xây dựng quy hoạch 4
2. Mục tiêu 4
3. Phương pháp nghiên cứu xây dựng quy hoạch 5
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH 5
V. SẢN PHẨM QUY HOẠCH 5
PHẦN I 6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH BẮC GIANG 6
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI 6
1. Điều kiện tự nhiên 6
2. Điều kiện kinh tế-xã hội 7
3. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 9
4. Sản xuất trồng trọt có liên quan đến chăn nuôi 10
5. Điều kiện hạ tầng liên quan đến phát triển chăn nuôi 10


II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA TỈNH BẮC GIANG 11
1. Vị trí vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 11
2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 12
3. Thực trạng quy mô phát triển và biến động đàn, sản lượng thịt, trứng 13
4. Về hệ thống quản lý, phương thức tổ chức chăn nuôi 22
5. Về hiệu quả một số mô hình chăn nuôi 26
6. Về giống vật nuôi 27
7. Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi 29
8. Về công tác thú y và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi 29
9. Về sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi 31
10. Về thu mua, tiêu thụ và chế biến sản phẩm chăn nuôi 32
11. Một số chính sách của Trung Ương và của tỉnh liên quan đến phát triển chăn nuôi 33
12. Thực trạng môi trường trong chăn nuôi 35
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 36
1. Kết quả đạt được 36
2. Hạn chế và nguyên nhân 38
3. Bài học kinh nghiệm 39
PHẦNII

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030 40
I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA TỈNH 40
1. Chiến lược phát triển chăn nuôi cả nước đến năm 2020 40
2. Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030 41
3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 41
4. Dự báo các yếu tố tác động 43
II. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 47
1. Cơ sở tính toán xây dựng phương án quy hoạch 47
2. Các phương án phát triển chăn nuôi đến 2020. 48
3. Lựa chọn phương án quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 50
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 51

1. Quan điểm phát triển 51
2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi 51
IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030 54
1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị chăn nuôi 54
2. Quy hoạch phát triển đàn vật nuôi và sản phẩm (phương án chọn) 55
3. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa 63
4. Quy hoạch phát triển sản xuất giống vật nuôi 72
5. Quy hoạch vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi 72
6. Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh 75

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

ii



V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 76
1. Các tác động môi trường 76
2. Các phương án giảm thiểu tác động môi trường 77
VI. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 79
1. Các chương trình phát triển 79
2. Các dự án ưu tiên đầu tư 79
VII. VỐN ĐẦU TƯ, PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ 79
1. Tổng vốn đầu tư, cơ cấu các nguồn vốn 80
2. Nguồn vốn đầu tư 80
PHẦN III 82
CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 82
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 82
1. Giải pháp về phân vùng và cân đối quỹ đất đai cho phát triển chăn nuôi 82
2. Giải pháp về khoa học - công nghệ 83

3. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, vận chuyển và
tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi 85
4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y 86
5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi 88
6. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển chăn nuôi 89
7. Giải pháp về cơ chế và chính sách 89
8. Giải pháp về xử lý môi trường trong chăn nuôi 91
9. Giải pháp về tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất trong chăn nuôi 92
10. Giải pháp về thông tin tuyên truyền 93
II. HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH 94
1. Hiệu quả kinh tế 94
2. Hiệu quả xã hội 94
3. Hiệu quả về môi trường 95
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
I. KẾT LUẬN 97
II. KIẾN NGHỊ 97

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

iii



CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU
UBND Uỷ ban nhân dân
CNTY Chăn nuôi thú y
TĂCN Thức ăn chăn nuôi
TACN Thức ăn công nghiệp
CN Chăn nuôi

DT Diện tích
NS Năng suất
SL Sản lượng
GTSX Giá trị sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
NLTS Nông lâm thuỷ sản
CNXD Công nghiệp, xây dung
TMDV Thương mại dịch vụ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
HTX Hợp tác xã
SX Sản xuất
APEC Hiệp hội các nước Châu Á - Thái bình dương
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐBSH Đồng bằng sông hồng
KHKT Khoa học kỹ thuật
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
LMLM Lở mồm long móng
BCH
Ban chấp hành
KT-XH
Kinh tế - xã hội
SPS Cam kết trong các lĩnh vực kiểm dịch động thực vật
TDMNPB
Trung du miền núi phía Bắc
KTTTBB

Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
KTTĐPB Kinh tế trọng điểm phía Bắc

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

iv



CÁC BẢNG BIỂU TRONG TÀI LIỆU
Trang
Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế qua các năm 7
Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2012 11
Bảng 3: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 (giá ss 2010) 12
Bảng 4: Diễn biến đàn trâu tỉnh Bắc Giang từ 2001-2012 14
Bảng 5: Phân bố đàn trâu tỉnh Bắc Giang năm 2012 15
Bảng 6:Diễn biến đàn bò giai đoạn 2001-2012 16
Bảng 7: Phân bố đàn bò tỉnh Bắc Giang năm 2012 16
Bảng 8: Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2001-2012 17
Bảng 9: Phân bố đàn lợn của tỉnh Bắc Giang năm 2012 18
Bảng 10: Thực trạng tổng đàn, cơ cấu đàn gia cầm giai đoạn 2001-2012 19
Bảng 11: Phân bố đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang năm 2012 20
Bảng 12: Thống kê hiện trạng các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư 25
Bảng 13: Kết quả tổng hợp 02 phương án phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang 49
Bảng 14: Dự kiến các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu GTSX chăn nuôi (giá SS) 54
Bảng 15: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt trâu tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 55
Bảng 16: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt bò tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 56
Bảng 17: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt lợn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 59
Bảng 18: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt gia cầm tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 62
Bảng 19: Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung đến năm 2020 70

Bảng 20: Dự kiến số lượng trang trại chăn nuôi đến năm 2020 71
Bảng 21: Dự kiến nhu cầu thức ăn thô xanh đến năm 2020 72
Bảng 22: Dự kiến nhu cầu thức ăn tinh cho gia súc gia cầm đến năm 2020 72
Bảng 23: Dự kiến diện tích cỏ trồng mới đến năm 2020 75
Bảng 24: Dự kiến nguồn vốn và phân kỳ vốn đến năm 2020 80

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 1
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Bắc Giang có tổng diện tích tự nhiên 3.849,71 km
2
, với đặc điểm địa hình có
nhiều vùng sinh thái: vùng núi, vùng đồi gò, đồng bằng, bãi ven sông; điều kiện
khí hậu và đất đai; nguồn lao động đang làm việc ở nông thôn khá dồi dào, năm
2012 khoảng 909,8 ngàn người chiếm 57,2% dân số toàn tỉnh, là động lực thúc đẩy
ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển.
Ngành chăn nuôi của Bắc Giang không ngừng phát triển và đóng góp ngày
càng cao hơn vào giá trị GDP của ngành nông nghiệp, nếu năm 2001 tỷ trọng
ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm 30,6% thì đến năm 2012 tăng lên 51,97%. Chăn
nuôi của tỉnh phát triển cả về tổng đàn và sản phẩm, luôn đứng ở tốp đầu các tỉnh,
thành phố trên cả nước. Năm 2012 toàn tỉnh có tổng đàn lợn và trâu bò đạt 1,38
triệu con (đàn lợn có 1,17 triệu con, đàn trâu bò 202 nghìn con), tổng đàn gia cầm
15,6 triệu con, trong đó riêng huyện Yên Thế với tổng đàn gần 4,8 triệu con; tổng
sản lượng thịt hơi xuất chuồng 197 nghìn tấn (chiếm khoảng 4,61% tổng sản lượng
thịt hơi xuất chuồng cả nước). Sản phẩm chăn nuôi đã đáp ứng cho thị trường tiêu
dùng tại chỗ của Bắc Giang và một phần cho các tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh,
Hải Phòng,
Trong những năm qua chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang đạt tốc độ tăng trưởng
cao so với vùng TDMNPB và toàn quốc theo công bố của Tổng cục thống kê năm

2012: đàn lợn xếp thứ 1 vùng TDMNPB và đứng thứ 3 so với toàn quốc, chỉ sau
Hà Nội và Đồng Nai; đàn gia cầm đứng thứ nhất vùng TDMNPB và đứng thứ 4
toàn quốc; đàn bò đứng thứ 2 vùng TDMNPB và đứng thứ 12 toàn quốc
(1)
.
Ngành chăn nuôi của tỉnh đã có những chuyển dịch rõ rệt, bước đầu đã hình
thành một số trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn. Nhiều tiến bộ khoa học, kỹ
thuật mới đã được áp dụng trong công tác chọn giống, lai tạo giống, chăm sóc,
nuôi dưỡng góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, kiểm soát được dịch
bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, cơ
bản đáp ứng được nhu cầu thịt trong tỉnh mà còn góp phần giải quyết việc làm và
tạo nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình ở nông thôn (trên 80% hộ tham gia chăn
nuôi).
Tuy nhiên, chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang nhìn trên bình diện chung vẫn chủ
yếu ở nông hộ, gia trại, một số trang trại, tuy có sự phát triển nhưng mang tính tự
phát, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là chưa có một quy hoạch tổng thể
phát triển chăn nuôi của tỉnh; thiếu định hướng và sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo; cơ chế, chính sách thiếu cụ thể, kinh phí đầu tư chưa thoả đáng, nên chưa tạo
ra được khối lượng sản phẩm hàng hóa, chưa có sự gắn kết chặt chẽ trong sản xuất

1
Chi tiết xem phụ lục 1
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 2
chế biến, tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra chưa có các hợp đồng tiêu thụ mà chủ yếu
do tư thương đảm nhận nên tình trạng ép giá vẫn xẩy ra. Từ đó chưa phát huy được
việc vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước cho phát triển
chăn nuôi, khó khăn áp dụng đồng bộ các giải pháp để tạo ra chuỗi sản xuất - chế
biến - tiêu thụ, xử lý môi trường về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Mặt khác nước ta đã là thành viên chính thức của WTO với việc sẽ triển khai

thực hiện hàng loạt các cam kết, trong đó có cam kết bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu
nông sản và không áp dụng hạn ngạch thuế suất. Đây vừa là thách thức vừa là cơ
hội đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với ngành chăn nuôi nói riêng.
Trong nông nghiệp, sẽ thực hiện những cam kết trong các lĩnh vực kiểm dịch động
thực vật (SPS), đầu tư, dịch vụ; tiếp tục ký các Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch thực
vật, thú y với các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam. Những nhân tố này đòi hỏi
các nhà sản xuất và quản lý phải tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức
cạnh tranh cao. Muốn vậy, ngoài yếu tố về con giống, kỹ thuật cần điều chỉnh lại
cơ cấu đối tượng nuôi đáp ứng với nhu cầu thị trường, gắn với lợi thế sản xuất từng
vùng sinh thái trên cơ sở xác định các định hướng chính sách làm điểm tựa chắc
chắn cho chăn nuôi phát triển bền vững.
Với những lý do trên việc “ Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm
2020, định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết. Nhằm khai thác thế mạnh
về điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho phát triển chăn nuôi hàng hoá, tập trung,
quy mô lớn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế; đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công
tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh.
II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, BCH Trung ương Đảng, Chính phủ
- Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004;
- Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004
- Luật số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi,
chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng chính phủ
Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống
thủy sản đến năm 2020.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020.
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 3
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa X về nền
nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2013 về - Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Bắc Giang
- Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;
2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Quyết định số 1039/QĐ-BNN-NN ngày 09/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm.
- Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an
toàn.
- Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong
nông hộ.

- Quyết định số 1948/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong
nông hộ.
- Quyết định số 67/2002/QĐ-BNN ngày 16 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối
với giống vật nuôi”.
- Quyết định số 66/2008/QĐ – BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày
26/3/2008 về việc ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
- Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Quy hoạch hệ thống sản xuất giống
một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/04/2009 của Bộ nông nghiệp &
phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận
chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi.
- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định
việc kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm
nông lâm thuỷ sản; Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/08/2011 sửa đổi
Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư
nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;
- Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày
01/03/2012 của liên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài Chính, Kế hoạch
& Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 4
cho Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thuỷ
sản đến năm 2020;
3. Tỉnh Bắc Giang
- Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2006-2020 (ban hành kèm theo quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày

11/8/2006).
- Chỉ thị 12-CT/TU ngày 01/7/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp
tục vận động nông dân “dồn điền đổi thửa”, tổ chức các mô hình sản xuất hang hóa
tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Chương trình
phát triển sản xuất hàng hoá tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn
2011-2015;
- Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 9/12/2011 về quy định mức hỗ trợ đầu
tư phát triển chăn nuôi thú y trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và
siêu thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ( ban hành kèm theo Quyết định số 513/
QĐ-UBND ngày 30/12/2011)
- Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 574/ QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)
- Quyết định số 1189 /QĐ-UBND, ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển chăn
nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn tỉnh.
- Niên giám thống kê các huyện và tỉnh từ 2001-2012
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu xây dựng quy hoạch
- Đối tượng: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 nghiên cứu về:
+ Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, sản xuất và kinh
doanh trong lĩnh vực chăn nuôi.
+ Một số vật nuôi chủ lực gồm: đàn lợn, đàn gia cầm, đàn trâu, bò; vật nuôi
khác có kiểm soát.
- Phạm vi:
+ Về không gian: Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Về thời gian:
+ Số liệu để đánh giá thực trạng được thống kê xử lý trong giai đoạn 2001-
2012.
+ Quy hoạch được tính toán ở các năm mốc 2015, 2020 và định hướng năm
2030.
2. Mục tiêu
- Đánh giá phân tích thực trạng chăn nuôi tỉnh Bắc Giang; làm rõ những kết
quả đạt được; những tồn tại, khó khăn và thách thức.
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 5
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng chuyển dần từ quy mô nhỏ,
phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại, chăn nuôi tập trung bán công nghiệp và
công nghiệp, nâng cao năng suất-chất lượng và hiệu quả theo hướng tăng giá trị,
bền vững, an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đề xuất các dự án ưu tiên để thực hiện nội dung quy hoạch cho các giai
đoạn.
- Xây dựng các giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững-hiệu quả; giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
3. Phương pháp nghiên cứu xây dựng quy hoạch
- Phương pháp thu thập tài liệu, kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu hiện có;
- Phương pháp phân tích thống kê, phân tích hệ thống, phân tích chuỗi sản
phẩm;
- Phương pháp điều tra, đánh giá, nghiên cứu ở các điểm đại diện, kết hợp
phỏng vấn chuyên gia;
- Phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người
dân (PRA);
- Phương pháp ma trận phân tích chính sách (PAM).
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH
Gồm 5 phần:
1. Mở đầu,

2. Phần I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng phát triển chăn
nuôi tỉnh Bắc Giang,
3. Phần II. Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.
4. Phần III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
5. Kết luận và đề nghị
V. SẢN PHẨM QUY HOẠCH
Sản phẩm quy hoạch gồm:
1. Báo cáo quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 (25 bộ)
2. Bản đồ hiện trạng phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang; tỷ lệ 1/100.000
3. Bản đồ quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030; tỷ lệ 1/100.000
4. Bản đồ quy hoạch vùng chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030; tỷ lệ 1/50.000
5. Đĩa CD ghi file báo cáo, số liệu, bản đồ
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 6
PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH BẮC GIANG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG TÁC ĐỘNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có diện tích
tự nhiên là 3.849,71 km
2
, dân số trung bình năm 2012 có 1,59 triệu người, mật độ
dân số 413 người/km

2
.
Vị trí địa lý của tỉnh nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc (Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh), gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ
Long, Thái Nguyên, là điểm trung chuyển giữa thủ đô Hà Nội với cửa khẩu Lạng
Sơn. Mặt khác trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường giao thông thủy, bộ và đường
sắt khá thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu giữa tỉnh với vùng đồng bằng sông
Hồng và khu vực Cửa khẩu phía Bắc, Đông - Bắc,
1.2. Địa hình
Tỉnh Bắc Giang có 9 huyện (huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên
Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng) và một thành phố
(thành phố Bắc Giang), có đặc điểm địa hình đa dạng và phức tạp, vừa có đồng
bằng, trung du và miền núi.
1.3. Khí hậu
Khí hậu tỉnh Bắc Giang mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một
năm có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm;
mùa Thu và mùa Xuân khí hậu ẩm ướt.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23-24
o
C, nhiệt độ thấp nhất: 4
o
C,
nhiệt độ cao nhất 39
o
C.
- Độ ẩm không khí trung bình 83%; các tháng về mùa khô có độ ẩm không
khí thường thấp khoảng từ 70-80%.
- Lượng mưa trung bình năm 1.533mm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9,
lượng mưa bình quân trong các tháng này từ 200–300 mm/tháng.
- Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió

mùa Đông Bắc về mùa đông, trời khô, lạnh; ngoài ra còn xuất hiện cả gió mùa Tây
Nam khô nóng.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.4.1. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt ở tỉnh Bắc Giang do 3 con sông lớn (Sông Cầu, sông Lục
Nam, sông Thương) chảy qua địa bàn tỉnh và hàng trăm hồ chứa nước lớn nhỏ cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
b. Nguồn nước ngầm
Qua điều tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú (ước lưu
lượng đạt 0,33 tỷ m
3
/năm). Khảo sát các giếng khoan dùng cho sinh hoạt của dân cư
cho thấy lưu lượng nước khá lớn, chất lượng nước tốt đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 7
các hộ gia đình và cung cấp nước cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh.
1.4.2. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp cho
thấy đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù
sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn trên núi
và nhóm đất tầng mỏng (Chi tiết xem phụ lục 2).
1.4.3. Thảm cỏ tự nhiên
Hiện tại, cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu để nuôi trâu, bò, dê,
hầu hết các hộ nuôi đại gia súc sử dụng cỏ tự nhiên dưới hình thức chăn thả kết
hợp cắt cỏ cho gia súc ăn. Tuy nhiên do việc giao đất, giao rừng và nhân dân tận
dụng các vạt đất trống phục vụ trồng trọt, trồng cây phân tán làm hạn chế diện tích
cỏ tự nhiên… ở một số huyện có số lượng đàn đại gia súc lớn, lượng cỏ tự nhiên
cung cấp không đủ cho trâu, bò, nhất là trong mùa khô, người chăn nuôi phải tận
dụng thêm phụ phẩm nông nghiệp như rơm, dây lạc, thân ngô, ngọn mía và trồng

cỏ mới đáp ứng được nhu cầu thức ăn cho vật nuôi,
2. Điều kiện kinh tế-xã hội
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Quy mô tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế qua các năm
Thực hiện qua các năm
Tốc độ PTBQ
hàng năm (%)
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2001 2005 2012
2001-
2005
2001-
2012
A. Các chỉ tiêu về kinh tế

I. Tổng sản phẩm trong tỉnh
(GDP)

1. GDP (giá so sánh năm 2010)
3043,8

9251,6

23.500,7

24,90


18,57

Chia ra:

Nông lâm nghiệp &thủy sản tỷ đồng 1560,3

3627,6

6463,6

18,38

12,57

Công nghiệp-xây dựng tỷ đồng 491,6

2314,8

8958,7

36,33

27,37

Dịch vụ tỷ đồng 991,9

3264,6

7744,1


26,90

18,68

3. GDP (giá hiện hành) tỷ đồng 3926,48

7565,4

30338,8

14,02

18,58

Chia ra:




Nông lâm nghiệp &thủy sản tỷ đồng 1913,79

3184,4

8421,3

10,72

13,14

Công nghiệp-xây dựng tỷ đồng 595,20


1766,0

11730,1

24,30

28,20

Dịch vụ tỷ đồng 1417,5

2586,1

9585,2

12,78

17,27

Thuế nhập khẩu

28,90

602,20


4. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành)
% 100

100


100


Chia ra:




Nông lâm nghiệp &thủy sản % 48,74

42,09

27,76



Công nghiệp-xây dựng % 15,16

23,34

38,66



Dịch vụ % 36,10

34,18

31,59




Thuế nhập khẩu

0,38

1,98


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang - năm 2012
- Tổng sản phẩm nội địa của Tỉnh Bắc Giang(GDP) năm 2012 đạt 30,34
nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 0,93% tổng GDP của cả nước.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2012 là
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 8
18,75%/năm (giá SS năm 2010). Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thủy sản đạt
12,57%/năm; ngành dịch vụ là 18,68%/năm và ngành công nghiệp là 27,37%.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành của Bắc Giang có sự dịch chuyển khá nhanh
theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 48,74% năm 2001 xuống
còn 27,76% năm 2012; công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,16% năm 2001 lên
38,66% năm 2012; ngành Thương mại dịch vụ có tỷ trọng là 31,59%.
- Các thành phần kinh tế đều được tỉnh khuyến khích phát triển, năng suất
lao động, năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên trong thời gian vừa qua, góp phần
quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao
động. Những lĩnh vực sản xuất cải thiện năng suất nhiều phải kể đến là nông
nghiệp (sản xuất lương thực, vải thiều, gà đồi Yên Thế, rau xanh,…) và công
nghiệp là một số sản phẩm như đạm, điện, may, điện tử, chế biến nông sản,

Sơ đồ 1. Cơ cấu GDP Tỉnh Bắc Giang



2.1.2. Các chỉ tiêu kinh tế khác
GDP bình quân đầu người đã được cải thiện, năm 2001 đạt 2,58 triệu
đồng/người, năm 2010 đạt 12,45 triệu đồng/người, năm 2012 đạt 19,1 triệu
đồng/người. Chênh lệch GDP bình quân đầu người của Bắc Giang so với mặt bằng
chung của cả nước được thu hẹp đáng kể (Chi tiết xem phụ lục 3).
2.1.3. Dân số, lao động
a. Dân số
Dân số trung bình năm 2012 toàn tỉnh là 1,59 triệu người (chiếm 1,79% dân
số toàn quốc- xếp thứ 1 trong vùng TDMNPB và xếp thứ 16 cả nước), trong đó dân
số đô thị là 154,34 nghìn người, dân số nông thôn là 1.434,14 nghìn người, tỷ lệ đô
thị hóa đạt 9,72% Tổng dân số.
Tỷ suất sinh năm 2012 là 1,76%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,20% thấp
hơn năm 2001 là 1,24%. (Chi tiết xem phụ lục 3)
b. Lao động và việc làm
Lực lượng lao động toàn tỉnh năm 2012 là 1.259.891 người trong đó: lao
động thành thị với 126.586 lao động, chiếm 10,05% so với lực lượng lao động toàn
tỉnh; lao động nông thôn với 1.133.305lao động chiếm 89,95% so với lực lượng
lao động toàn tỉnh (trong đó lao động nông thôn đang làm việc tại thời điểm là
909.845 người).
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 9
Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn những năm qua diễn ra còn
chậm so với yêu cầu, chưa đều giữa các vùng và các địa phương nhưng cũng có
điểm mới là xu hướng hoạt động đa dạng ngành nghề của lao động ở khu vực nông
thôn ngày càng tăng.
Chất lượng lao động từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng lao
động. Tuy nhiên đào tạo còn nhiều bất cập về số lượng và cơ cấu ngành nghề, chủ
yếu là đào tạo ngắn hạn, trình độ sơ cấp và lao động đơn giản; một số nghề khó tìm

kiếm việc làm và không phát huy hiệu quả. Năm 2012 tỷ lệ lao động khu vực nông
thôn qua đào tạo đạt khoảng 28% (tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo toàn tỉnh đạt
40,5%).
c. Nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi
Hiện nay, nguồn nhân lực ngành chăn nuôi chưa có sự tách bạch rõ ràng
giữa lao động ngành nông, lâm, thủy sản và chưa có số liệu thống kê riêng. Năm
2012 toàn tỉnh có 177.230 hộ có chăn nuôi lợn chiếm 55,3% tổng số hộ nông
nghiệp trong tỉnh; 248.407 hộ có chăn nuôi gà chiếm 75% hộ nông nghiệp. Nhìn
chung nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi của tỉnh khá phong phú, hàng năm
thu nhập của người chăn nuôi ngày một tăng; chăn nuôi là biện pháp xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn.
Kết quả điều tra về các trang trại chăn nuôi năm 2012 cho thấy; Trong tổng
số 1.371 lao động thường xuyên của trang trại chủ yếu là lao động chưa qua đào
tạo chiếm 80%, lao động qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ chiếm 3,69%. Lao
động qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên chiếm 16,25%
Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư cơ bản chưa qua các
trường lớp đào tạo.
* Những hạn chế chủ yếu
Chất lượng nhân lực ngành chăn nuôi còn thấp so với yêu cầu phát triển của
ngành, chủ yếu là người lao động tự học hỏi lẫn nhau, thiếu các chuyên gia có trình
độ am hiểu thực tiễn, người lao động chưa được đào tạo bài bản nên việc ứng dụng
công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất còn ít, chưa theo kịp trình độ
phát triển của khoa học công nghệ.
3. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh năm 2012. Tổng diện
tích đất nông nghiệp 273.856,94 ha chiếm 71,24% tổng diện tích đất tự nhiên của
tỉnh. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 127.259,54 ha chiếm 46,46% diện tích đất
nông nghiệp; đất lâm nghiệp 140.748,26 ha chiếm 36,62%; đất nuôi trồng thủy sản
5.664,68 ha chiếm 1,47% diện tích đất tự nhiên.
- Đối tượng sử dụng đất chủ yếu do gia đình sử dụng chiếm trên 50% diện

tích đất các loại.
- Đất trồng cây hàng năm: toàn tỉnh có 78.665,41 ha chiếm 20,46% diện tích
đất tự nhiên của tỉnh.
- Đất trồng lúa: Toàn tỉnh diện tích đất trồng lúa hiện có là 71.625,47 ha
chiếm 18,63% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi với diện tích 333,5ha chiếm 0,12% diện tích đất
nông nghiệp, diện tích cỏ dùng vào chăn nuôi của tỉnh là quá ít so với số lượng đàn
gia súc của tỉnh.
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 10
- Đất trồng cây lâu năm: toàn tỉnh có 48.594,13 ha chiếm 12,64% diện tích đất
tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó diện tích trồng nhãn, vải 37.443 ha chiểm 77,05%
diện tích cây lâu năm toàn tỉnh. Vải thiều là loại cây đặc sản của tỉnh do vậy hầu
như diện tích tương đối ổn định.
- Đất lâm nghiệp: toàn tỉnh có 140.748,26 ha chiếm 36,62% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh. Trong đó rừng sản xuất 106.297,71 ha; rừng phòng hộ 20.677,17
ha. Còn lại trên 13 ngàn ha rừng đặc dụng.
(Chi tiết xem phụ lục 4)
4. Sản xuất trồng trọt có liên quan đến chăn nuôi
Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2012 là 112.155 ha, sản lượng là 629,15
nghìn tấn; trong đó, vụ Đông Xuân là 53,23 nghìn ha, sản lượng 316,04 nghìn tấn
và vụ Mùa 58,92 nghìn ha, sản lượng 313,11 nghìn tấn. Diện tích đất lúa là đồng
bãi chăn thả vịt, tận dụng lượng lúa rơi vãi sau khi thu hoạch, đem lại thu nhập
đáng kể cho người chăn nuôi thủy cầm; đồng thời, với sản lượng lúa trên 660
nghìn tấn qua xay xát có thể thu được cám là nguyên liệu để chế biến thức ăn gia
súc hoặc sử dụng trực tiếp cho chăn nuôi (lợn, gà) làm giảm được giá thành sản
phẩm chăn nuôi. Mặt khác, đồng ruộng trồng lúa cũng cung cấp nguồn rơm sử
dụng làm thức ăn thô cho trâu bò; song hiện tại lượng rơm sử dụng làm thức ăn thô
cho trâu bò còn ít so chủ yếu sử dụng rơm vụ Mùa, còn phần lớn người nông dân
để lại rơm tại đồng ruộng. Khi Bắc Giang phát triển mạnh đàn trâu, đàn bò, cần

khuyến cáo nông dân nên tận dụng rơm phơi khô dự trữ và ủ urê để làm thức ăn,
đây là nguồn cung cấp thức ăn thô rất quan trọng trong mùa đông.
Ngoài ra, hàng năm có gần 10 nghìn ha ngô, trên 12 nghìn ha lạc,… có thể
sử dụng phụ phẩm như thân cây ngô, dây lạc, rơm rạ, ngọn mía làm thức ăn xanh
cho chăn nuôi trâu bò. Đặc biệt, hiện nay ở nhiều huyện nông dân đã tận dụng
trồng cỏ xen trong vườn cây lâu năm để giải quyết một phần thức ăn thô xanh cho
đàn trâu, bò.
5. Điều kiện hạ tầng liên quan đến phát triển chăn nuôi
5.1. Về hệ thống giao thông
Toàn tỉnh 100% số xã có đường ôtô đến trụ sở UBND xã, 191 xã có đường
đến trụ sở UBND xã được nhựa/bê tông hóa, số xã có đường xe ôtô đi được quanh
năm đến trụ sở UBND xã là 206 xã, đạt 99,52%. Trong số xã có đường ôtô đến trụ
sở UBND xã quanh năm có 132 xã miền núi, đạt 100%; 41 xã vùng cao, đạt
97,62%; 33 xã đồng bằng - trung du đạt 100%.
Hệ thống giao thông đường trục xã, liên xã được chú trọng phát triển mạnh
với 156 xã có đường trục xã, liên xã được rải nhựa/bê tông với chiều rộng mặt
đường từ 3m – dưới 6m. Trong đó: có 106 xã miền núi, 23 xã vùng cao, 27 xã
đồng bằng – trung du; 44 xã có đường trục xã, liên xã được rải nhựa/bê tông với
chiều rộng mặt đường từ 2m – dưới 3m; 85 xã có đường trục xã, liên xã được đắp
đất với chiều rộng mặt đường từ 3m – dưới 6m… Với cơ sở hạ tầng giao thông
được đầu tư mở rộng cả về chiều sâu và bề rộng.
5.2. Về hệ thống điện
Toàn tỉnh 100% tổng số xã có điện, chất lượng điện ở khu vực nông thôn
được nâng cao thể hiện qua tỷ lệ xã, thôn và hộ có điện lưới quốc gia. Có thể nói,
điện khí hóa nông thôn là điểm sáng đáng ghi nhận nhất trong bức tranh tổng quát
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 11
về xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn của tỉnh. Đó là thành tựu có ý
nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những hạn chế
cần được khắc phục. Tỷ lệ thôn, bản của các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào
dân tộc ít người của tỉnh được phủ mạng điện lưới quốc gia chỉ đạt ở mức 98,03%.
Nhìn chung về hệ thống điện của tỉnh đảm bảo đủ cung cấp cho các cơ sở
chăn nuôi.
5.3. Về hệ thống chợ
Toàn tỉnh có 105 xã có chợ, chiếm 50,72% số xã. Tỷ lệ xã có chợ chênh lệch
khá xa giữa các vùng kinh tế của tỉnh, như: xã miền núi chiếm 50,76%, xã vùng
cao 35,71%, xã đồng bằng – trung du 69,70%.
Hiện nay số chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố đạt 66,6%. Tỷ lệ xã
có chợ họp hàng ngày được xây dựng kiên cố, bán kiên cố cũng có sự chênh lệch
giữa các vùng. Cụ thể: xã miền núi 8,33%; xã vùng cao 2,38%; xã đồng bằng –
trung du đạt 18,18% thấp hơn mức bình chung cả nước. Số xã trong tỉnh có chợ
chỉ chiếm tỷ trọng tuy chưa cao (50,72%), tuy nhiên các chợ đều có khu vực bán
sản phẩm chăn nuôi riêng, ngoài ra mỗi thôn xóm đều hình thành các chợ tạm, chợ
cóc, góp phần phát triển tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA TỈNH BẮC GIANG
1. Vị trí vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tốc độ tăng BQ (%/năm)
TT Hạng mục
Năm
2001
Năm
2005
Năm
2012
2001-

2005
2005-
2012
2001-
2012
I
Tổng GTSX (giá
2010)
5.482,87 8.108,60 13.940,12
8,14 8,05 8,09
1

Trồng trọt
3.168,86 5.604,13 7.199,27
12,08 3,64 7,08
2

Chăn nuôi
2.141,61 2.259,50 6.207,4
1,08 15,53 9,27
3

Dịch vụ NN
172,40 244,96 533,47
7,28 11,76 9,87
II
Tổng GTSX (giá
HH)
2.556,08 4.217,88 19.776,25
10,54 24,70 18,59

1

Trồng trọt 1.678,90 2.630,99 8.793,12
9,40 18,81 14,80
2

Chăn nuôi 782,12 1.456,70 10.277,41
13,24 32,20 23,94
3

Dịch vụ NN 95,05 130,20 705,72
6,50 27,31 18,18
III Cơ cấu GTSX (%) 100

100

100


1

Trồng trọt 65,68 62,38 44,46

2

Chăn nuôi 30,60 34,54 51,97

3

Dịch vụ NN 3,72 3,09 3,57


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang - năm 2012
Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 2010) của tỉnh Bắc Giang năm
2005 đạt 8.109 tỷ đồng và đến năm 2012 đạt: 13.940 tỷ đồng (trong đó giá trị
ngành chăn nuôi đạt 6.207 tỷ đồng). Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2012
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 12
là: 8,09%/năm và giai đoạn 2005 - 2012 là: 8,05%/năm. Trong đó tăng trưởng
ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 là 9,72%/năm, giai đoạn 2005-2012 là
15,53%/năm.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế) của tỉnh Bắc Giang năm 2001 đạt
2.556 tỷ đồng, năm 2010 đạt 12.734 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 19.776 tỷ đồng
(trong đó giá trị ngành chăn nuôi đạt 10.277 tỷ đồng, chiếm 51,97% giá trị sản
xuất nông nghiệp); Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 2001 đến 2012 tăng khá,
năm 2001 chiếm 30,6% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, năm 2005 là 34,54%,
năm 2010 là 44,95% và năm 2012 là 51,97%. (Chi tiết xem phụ lục 5)
Chăn nuôi ngoài đóng góp đáng kể cho kinh tế ngành nông nghiệp còn tạo ra
nguồn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người, cung cấp nguồn sức
kéo và nguồn phân bón dồi dào cho sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện đất
nông nghiệp ngày một thu hẹp (do phát triển công nghiệp, dịch vụ và khu dân
cư, ), khả năng tăng vụ và tăng năng suất cây trồng có giới hạn thì chăn nuôi ngày
càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế của tỉnh; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập
của người dân.
2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
2.1. Tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 đạt
9,27%/năm, trong đó tăng trưởng của các nhóm sản phẩm như sau:
- Chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò), giai đoạn 2001-2005 đạt 2,03%/năm;
giai đoạn 2005-2012 đạt 13,25%/năm.

- Chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2001-2005 giảm 10,07%/năm, nguyên nhân
giảm do từ năm 2004 sự xuất hiện của dịch cúm gia cầm đã gây tổn thất nặng nề
đến chăn nuôi gia cầm; giai đoạn 2005-2012 đạt 29,14%/năm, trong đó giai đoạn
2010-2012 đạt 3,55%/năm, tổng giai đoạn 2001-2012 tốc độ tăng trưởng đàn gia
cầm đạt 11,06%.
Như vậy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chăn nuôi gia cầm có ưu thế phát triển,
nhất là phát triển chăn nuôi gà đồi.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi
- Năm 2012, trong nội bộ ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất (giá so sánh năm
2010) chăn nuôi gia súc đạt 3.897,98 tỷ đồng (trong đó: chăn nuôi trâu bò đạt
240,57 tỷ đồng, chăn nuôi lợn đạt 3657,41 tỷ đồng) chiếm 62,80% tổng giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm 33,92% (đạt 2105,62 tỷ đồng),
chăn nuôi khác chiếm 3,28% (đạt 203,78 tỷ đồng). Các loại vật nuôi chủ lực của
tỉnh Bắc Giang là: lợn, gà, bò.
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 13
Bảng 3: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 (giá ss 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tốc độ tăng BQ (%/năm)
TT Hạng mục
Năm
2001
Năm
2005
Năm
2012
2001-
2005
2005-
2012

2001-
2012
I

Chăn nuôi
2.141,61

2.259,50 6.207,4
1,08 15,53

9,27
1

Chăn nuôi gia súc 1.475,29

1.631,28 3.897,98 2,03 13,25

8,43


Trâu, bò
31,12

36,41 240,57
3,19 30,96

18,58


Lợn

1.444,17

1.594,87 3.657,41
2,00 12,59

8,05
2

Gia cầm
597,66

351,49 2.105,62
-10,07 29,14

11,06
3

Chăn nuôi khác và sản
phẩm chăn nuôi
68,65

276,73 203,78 32,15 -4,28

9,49
II

Cơ cấu (%)
100,00

100,00 100,00




1

Chăn nuôi gia súc
68,89

72,20 62,80



Trâu, bò
1,45

1,61 3,88



Lợn
67,43

70,59 58,92

2

Gia cầm
27,91

15,56 33,92


3

Chăn nuôi khác và sản
phẩm chăn nuôi
3,21

12,25 3,28

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2012
- Trong giai đoạn 2001-2012, cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi có sự chuyển
dịch theo hướng giảm cơ cấu đàn gia súc, tăng cơ cấu đàn gia cầm, cụ thể:
- Năm 2001 cơ cấu giá trị chăn nuôi gia súc chiếm 68,89%, năm 2005 cơ cấu
giá trị chăn nuôi gia súc chiếm 72,2%, đến năm 2012 chỉ tiêu này là 62,80%.
Trong thời gian này đa phần chăn nuôi trâu, bò giảm, do sức kéo dần được thay thế
bằng cơ giới hóa, bên cạnh đó các bãi chăn thả ven rừng được người dân sử dụng
trồng cây hoặc cải tạo thành đất canh tác, đồng cỏ cũng như đất đai ngày càng thu
hẹp nên ảnh hưởng đến tổng đàn trâu giảm mạnh, mặt khác chăn nuôi lợn trên địa
bàn tỉnh lại tăng do chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia
trại.
- Cơ cấu giá trị đàn gia cầm năm 2001 chiếm 27,91%, năm 2005 cơ cấu giá
trị đàn gia cầm đạt 15,56%, đến năm 2012 tăng lên 33,92% vào năm 2012. Giai
đoạn 2001-2005 cơ cấu đàn gia cầm giảm, nguyên nhân chủ yếu là do dịch cúm gia
cầm năm 2004 làm cho người dân không an tâm đầu tư và chăn nuôi gia cầm. Giai
đoạn 2006-2012 cơ cấu đàn gia cầm tăng, nguyên nhân trong vài năm gần đây dịch
cúm gia cầm ít diễn ra trên địa bàn, phong trào chăn nuôi gà đồi phát triển, đặc biệt
là gà đồi Yên Thế, các trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn ngày càng nhiều
dẫn đến giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm tăng.
3. Thực trạng quy mô phát triển và biến động đàn, sản lượng thịt,
trứng

3.1. Chăn nuôi trâu
3.1.1. Diễn biến đàn trâu và sản lượng thịt
- Trong giai đoạn 2001-2012 đã giảm liên tục, năm 2001 có: 100.824 con,
năm 2005 giảm xuống 91.991 con và năm 2012 chỉ còn: 68.816 con (bình quân
giai đoạn 2001-2012 giảm 3,41%/năm).
- Sản lượng thịt giai đoạn 2001-2005 giảm từ 1.514 tấn năm 2001 xuống
1.045 tấn năm 2005, trong giai đoạn này đàn trâu chủ yếu chăn nuôi để lấy sức kéo
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 14
phục vụ sản xuất nông nghiệp, số lượng trâu lấy thịt có xu hướng giảm (số con
xuất chuồng giảm). Giai đoạn 2005-2012 sản lượng thịt tăng do: trong giai đoạn
này cơ giới hóa trong nông nghiệp phát triển dẫn đến đàn trâu phát triển theo
hướng lấy thịt, trong giai đoạn này có sự quan tâm trong công tác bình tuyển đàn
trâu vì vậy trọng lượng xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể (năm 2012 trọng lượng
trâu xuất chuồng đạt 200-250kg/con), số con xuất chuồng năm 2012 là 12.050con,
sản lượng thịt đạt 2.451 tấn.
Bảng 4: Diễn biến đàn trâu tỉnh Bắc Giang từ 2001-2012
Tốc độ tăng
BQ/năm (%)
TT Hạng mục ĐVT
Năm
2001
Năm
2005
Năm
2012
2001-
2005
2001-
2012

1

Tổng đàn con 100.824

91.991

68.816

-1,82

-3,41



Trâu cái con 29.239

26.677

18.581

-1,82

-4,04



Trâu đực con 49.404

45.076


34.408

-1,82

-3,24



Nghé con 22.181

20.238

15.827

-1,82

-3,02

2

SL thịt hơi tấn 1.514

1.045

2.451

-7,15

4,48


Nguồn: Niên Giám thống kê, tổng hợp từ các huyện năm 2012
Sơ đồ 2. Diễn biến tổng đàn trâu và sản lượng thịt trâu của tỉnh Bắc Giang

- Cả giai đoạn 2001-2012, đa phần các huyện đều có tổng đàn giảm, huyện
có tốc độ đàn trâu giảm mạnh như Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Yên Thế,
* Nguyên nhân: Nhu cầu sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp giảm, đất
nông nghiệp ngày bị thu hẹp bởi tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đồng thời diện
tích cỏ tự nhiên, bãi chăn thả bị thu hẹp. Lao động phổ thông ở nông thôn ngày
càng giảm do chuyển ra làm việc ở các khu công nghiệp, thị trấn, TP. Bắc Giang,
(Chi tiết xem phụ lục 6,7)
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 15
3.1.2. Phân bố đàn trâu
Bảng 5: Phân bố đàn trâu tỉnh Bắc Giang năm 2012
Trong đó
STT Hạng mục
Tổng đàn (con)

Trâu
đực
Trâu cái Nghé
1

TP. Bắc Giang 411

206

111

95


2

H. Lục Ngạn 17.200

8.600

4.644

3.956

3

H. Lục Nam 12.800

6.400

3.456

2.944

4

H. Sơn Động 10.292

5.146

2.779

2.367


5

H. Yên Thế 7.292

3.646

1.969

1.677

6

H. Hiệp Hoà 4.284

2.142

1.157

985

7

H. Lạng Giang 8.425

4.213

2.275

1.938


8

H. Tân Yên 4.736

2.368

1.279

1.089

9

H. Việt Yên 1.920

960

518

442

10

H. Yên Dũng 1.456

728

393

335


Tổng cộng 68.816

34.408

18.581

15.827

Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2012 và tổng hợp từ các huyện
Đàn trâu số lượng đầu con nhiều ở các huyện miền núi như: Lục Ngạn, Lục
Nam, Sơn Động, Yên Thế, Lạng Giang, chiếm 81% tổng đàn của tỉnh.
3.1.3. Qui mô, phương thức, thức ăn chăn nuôi trâu
- Qui mô chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình.
- Phương thức, thức ăn chăn nuôi 100% là tận dụng phụ phẩm nông nghiệp
và chăn thả đối với các xã trung du, miền núi.
3.2. Chăn nuôi bò
3.2.1. Diễn biến đàn bò và sản lượng thịt
- Tổng đàn bò: năm 2001 có 75,1 nghìn con; Năm 2005 tăng lên 99,8 nghìn
con và năm 2012 tổng đàn bò là 132,75 nghìn con.
- Sản lượng thịt bò liên tục tăng: năm 2001 sản lượng thịt hơi đạt 974 tấn
đến năm 2012 sản lượng thịt hơi đạt 5.016 tấn (số con xuất chuồng năm 2012 đạt
30.773 con/năm, trọng lượng bình quân đạt 150-160kg/con).
- Trong đó giai đoạn 2005 - 2010, đàn bò tăng 51.174 con. Nguyên nhân do
giá bán bò sinh sản và bò thịt tăng nên nông dân chuyển dịch từ chăn nuôi lấy sức
kéo sang chăn nuôi lấy thịt là chính. Giai đoạn 2010-2012, đàn bò giảm 18.234
con, nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận chăn nuôi không cao như giai đoạn trước,
đồng thời bãi chăn thả bị thu hẹp, lao động chuyển dịch mạnh sang khu vực công
nghiệp. Tuy nhiên xu hướng giữ ổn định về tổng đàn trong những năm tới do giá
bán bò thịt hiện tại khá cao, bò ít bị mắc dịch bệnh hơn so với lợn và gia cầm, rủi

ro ít hơn.
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 16
Bảng 6: Diễn biến đàn bò giai đoạn 2001-2012
Tốc độ tăng
BQ/năm (%)
TT Hạng mục ĐVT
Năm
2001
Năm
2005
Năm
2012
2001-
2005
2001-
2012
1

Tổng đàn con 75.097

99.811

132.751

5,85

4,86




Trong đó: - Bò lai con 7.510

34.934

87.309

36,00

22,68



Tỷ lệ bò lai % 10,0

35,0

66,0





Bò cái sinh sản con
15.019 16.968 26.550 2,47 4,86
2

SL thịt hơi tấn 974

1.045


5.016

1,43

14,64

Nguồn: Niên Giám thống kê 2012, tổng hợp từ các huyện
Sơ đồ 3. Diễn biến tổng đàn bò và sản lượng thịt bò của tỉnh Bắc Giang

Trong giai đoạn 2001-2010, đàn bò tăng bình quân 7,23%/năm, huyện có tốc
độ tăng cao như: Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Lạng Giang,
Trong giai đoạn từ 2010-2012, đàn bò giảm bình quân (4,2%/năm), huyện
có tốc độ giảm cao như: Lục Ngạn, Yên Thế, Yên Dũng, Tân Yên,…
3.2.2. Phân bố đàn bò
Bảng 7: Phân bố đàn bò tỉnh Bắc Giang năm 2012
Trong đó
STT Hạng mục
Tổng đàn
(con)
Bò đực Bò cái Bê
Tỷ lệ
bò lai
(%)
1

TP. Bắc Giang 5.220

157


3654

1409

65

2

H. Lục Ngạn 3.695

111

2587

997

30

3

H. Lục Nam 9.653

290

6757

2606

40


4

H. Sơn Động 1.713

51

1199

463

64

5

H. Yên Thế 3.408

102

2386

920

35

6

H. Hiệp Hoà 36.257

1088


25380

9789

71

7

H. Lạng Giang 22.421

673

15695

6053

80

8

H. Tân Yên 20.348

610

14244

5494

65


9

H. Việt Yên 21.995

660

15397

5938

65

10

H. Yên Dũng 8.041

241

5629

2171

68

Tổng cộng 132.751

2655

92.928


35.840

66

Nguồn: Niên Giám thống kê, tổng hợp từ các huyện năm 2012
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 17
Đàn bò số lượng đầu con nhiều ở các huyện: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân
Yên, Việt Yên, (Chi tiết xem phụ lục 8,9,10,11)
3.2.3. Qui mô, phương thức chăn nuôi:
+ Chủ yếu hình thức nông hộ, chưa phát triển chăn nuôi trang trại.
+ Chăn nuôi chủ yếu là thả rông, gia súc tự kiếm ăn, chưa chú trọng việc bổ
sung thức ăn tinh, đầu tư chăm sóc;
+ Chuồng trại tạm bợ, không có mái che, vách ngăn, vì vậy những đợt rét
đậm, rét hại thường bị bệnh và chết;
+ Chuồng trại thường làm trước nhà, thậm chí không làm chuồng, thả rông
quanh trong sân nên gây ô nhiễm cho gia đình và cộng đồng;
3.3. Chăn nuôi lợn:
3.3.1. Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt
Bảng 8: Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2001-2012
Tốc độ tăng
trưởng BQ/năm
(%)
Hạng mục ĐVT
Năm
2001
Năm 2005 Năm 2012
2001-
2012
2005-

2012
Số con hiện có con 780.900

928.381

1.173.120

3,45

3,40

Trong đó: + Lợn thịt con 648.147

761.272

974.895

3,46

3,60

+ Lợn nái con 144.242

176.219

196.855

2,63

1,59


+ Lợn đực giống con 1.052

1.295

1.370

2,23

0,81

Số con xuất chuồng con 880.700

1.260.462

2.179.652

7,84

8,14

SL thịt hơi tấn 52.842

81.930

150.396

9,11

9,06


Nguồn: Cục Thống kê; niên giám thống kê các huyện, báo cáo phòng NN&PTNT các huyện
(Chi tiết xem phụ lục 12,13,14,15,16)
- Năm 2012 đàn lợn của tỉnh là 1.173,12 nghìn con (tăng 392,22 nghìn con
so với năm 2001), trong đó:
+ Lợn thịt 974,90 nghìn con.
+ Lợn nái: 196,86 nghìn con, tỷ lệ lợn nái lai chiếm 47%, lợn nái nội 38%,
lợn nái ngoại 15%.
+ Lợn đực giống 1.370 con.
Sơ đồ 4. Diễn biến tổng đàn lợn và sản lượng thịt tỉnh Bắc Giang

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 18
- Giai đoạn 2001-2012, tốc độ tăng trưởng đàn 3,45%/năm, tốc độ số con
xuất chuồng tăng (7,84%), lợn nái tăng (2,56%/năm), lợn đực tăng (2,05%/năm).
- Sản lượng thịt hơi tăng cao 9,11%/năm, năm 2001 tổng sản lượng thịt hơi
là 52,84 nghìn tấn, đến năm 2012 chỉ tiêu này đạt 150,4 nghìn tấn.
- Các huyện có tổng đàn tăng cao là: Tân Yên, Lạng Giang , Việt Yên,…
3.3.2. Phân bố đàn lợn
Đàn lợn của tỉnh phân bố tập trung ở các huyện: Tân Yên, Lạng Giang, Việt
Yên, Lục Ngạn, Hình thức chăn nuôi trang trại phát triển mạnh, đã hình thành
một số vùng chăn nuôi tập trung song hầu hết các hộ vẫn theo hình thức chăn nuôi
cá thể nên quy mô còn nhỏ lẻ và phân tán, việc đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư
còn gặp khó khăn.
Bảng 9: Phân bố đàn lợn của tỉnh Bắc Giang năm 2012
Đơn vị tính: 1000 con
TT Huyện, TP Tổng đàn Lợn thịt Lợn Nái Lợn đực
Toàn Tỉnh 1.173,12

974,90


196,86

1,37

1

TP. Bắc Giang 50,54

46,73

3,80

0,01

2

H. Lục Ngạn 134,96

123,00

11,87

0,09

3

H. Lục Nam 115,64

99,72


15,82

0,11

4

H. Sơn Động 58,65

52,81

5,81

0,03

5

H. Yên Thế 86,09

69,19

16,78

0,12

6

H. Hiệp Hoà 125,57

94,18


31,14

0,25

7

H. Lạng Giang 186,55

151,68

34,58

0,28

8

H. Tân Yên 202,72

166,48

36,07

0,18

9

H. Việt Yên 141,37

112,67


28,50

0,20

10

H. Yên Dũng 71,02

58,44

12,48

0,10

Nguồn: Niên Giám thống kê, tổng hợp từ các huyện
3.3.3. Quy mô chăn nuôi lợn hộ gia đình
- Tổng số hộ nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2012 là 177.230 hộ,
chiếm 55,3% hộ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (Chi tiết xem phụ lục 17):
+ Số hộ nuôi từ 1-2 con chiếm tỷ lệ 50,40% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ 3-5 con chiếm tỷ lệ 25,46% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ 6 - 9 con chiếm tỷ lệ 8,7% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ 10-20 con chiếm tỷ lệ 12,12% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ 21-99 con chiếm tỷ lệ 3, 2% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ >100 con chiếm tỷ lệ 0,13% tổng số hộ nuôi lợn.
Mặc dù các hộ chăn nuôi lợn trong khu dân cư vẫn chiếm đa số, tuy nhiên
chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đã chuyển dần sang hình thức chăn nuôi thâm canh.
- Về chất lượng đàn lợn: Đối với giống lợn nuôi của các liên doanh và ở các
trang trại 100% là giống lợn ngoại Yorshire, Landrace, đực giống Duroc, Pietrain, ,
Đối với lợn nuôi trong các hộ chăn nuôi đa số là giống lợn lai, một số ít lợn nội. Các

trại nuôi lợn nái tập trung tại Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Nam, có chất lượng giống
tốt, song số lượng lợn con được sản xuất ra chủ yếu phục vụ yêu cầu chăn nuôi tại
trại, lượng xuất bán từ các trại còn hạn chế.
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 19
- Năng suất, sản lượng thịt: Sản lượng lợn hơi năm 2012 đạt 150,4 nghìn tấn,
trọng lượng xuất chuồng bình quân tăng từ 60 kg/con năm 2005 lên đạt 70 kg/con
năm 2012, số lứa đẻ đàn nái tăng từ 2 lên 2,2 lứa/năm, lợn nuôi thịt xuất chuồng
bình quân 2,99 lứa/năm.
- Bên cạnh chăn nuôi lợn thịt, Bắc Giang đã chuyển hướng phát triển đàn
lợn giống để cung cấp con giống cho thị trường, số lợn con giống hàng năm đạt
trên 4 triệu con; đây là một trong những hướng phát triển chăn nuôi lợn có hiệu
quả.
- Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn: Các doanh nghiệp Nhà nước, liên
doanh với công ty CP và các trại chăn nuôi dùng 100% thức ăn công nghiệp hỗn
hợp hoặc đậm đặc phối trộn cho ăn (Chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp); các
hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bên cạnh việc sử dụng thức ăn công nghiệp còn tận dụng phụ
phẩm nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi.
- Tiêu thụ sản phẩm: Trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp đầu tư tạo
được chuỗi khép kín từ chăn nuôi- giết mổ- chế biến- tiêu thụ sản phẩm. Đối với
các trang trại việc tiêu thụ sản phẩm theo phương thức: Một số ít thực hiện việc
xuất khẩu lợn có liên doanh, liên kết với các điểm giết mổ; một số sau khi giết mổ
cung cấp cho siêu thị, nhà hàng, khu công nghiệp, Đối với các hộ dân việc tiêu
thụ sản phẩm theo phương thức bán trực tiếp cho các tư thương, giết mổ bán nhỏ lẻ
tại các chợ.
3.4. Chăn nuôi gia cầm:
3.4.1. Diễn biến đàn gia cầm, sản lượng thịt hơi:
Bảng 10: Thực trạng tổng đàn, cơ cấu đàn gia cầm giai đoạn 2001-2012
Tốc độ tăng
trưởng

BQ/năm
(%)
TT

Hạng mục ĐVT
Năm
2001
Năm
2005
Năm
2012
2001-
2012
2005-
2012

Tổng đàn gia cầm
1000 con
7.729,22

9.075,00

15.639,00

6,05

11,50

1 Đàn Gà
1000 con

6.649,1

7.804,5

13.756,00

6,25

12,00

- Tỷ trọng đàn gà
%
86,03

86,00

87,96

0,45

-
Trong đó: gà đẻ
trứng 1000 con
531,9

624,4

1.502,0

9,04


19,19

2
Đàn Vịt, ngan,
ngỗng
1000 con
1.080,1

1.270,5

1.883,0

4,74

8,19

-
Trong đó: vịt đẻ
trứng
1000 con
216,0

228,7

552,0

8,13

19,27


3
Sản lượng thịt hơi
xuất chuồng tấn
9.751,0

12.166,0

39.209,0

12,30

26,37

4 Sản lượng trứng
1000 quả
5.319

8.117

14.176

8,51

11,80

Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2012, tổng hợp từ các huyện
Tổng đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân tăng
6,05%/năm giai đoạn 2001 - 2012. Về sản lượng thịt tăng trưởng cao hơn so với
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

T r a n g 20
quy mô tăng tổng đàn trong cùng thời kỳ. Đó là nhờ việc tăng cường đầu tư thâm
canh chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn.
Tổng đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang năm 2001 là 7.729,22 nghìn con, đến
năm 2012 là 15.639 nghìn con, giai đoạn 2001-2012 đạt tốc độ tăng trưởng
6,05%/năm.
- Năng suất, sản lượng: Hiện nay nuôi gà quay vòng nhanh 3-4 lứa/năm, sản
lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng năm 2012 là 39.209 tấn, trứng các loại: 149,64
triệu quả. (Chi tiết xem phụ lục 20,21,22,23):
Sơ đồ 5. Diễn biến tổng đàn gia cầm và sản lượng thịt tỉnh Bắc Giang

3.4.2. Cơ cấu đàn gia cầm:
+ Đàn gà: năm 2012 có 13.756 nghìn con, chiếm 87,96% tổng đàn gia cầm,
trong đó gà chuyên đẻ trứng có 1.502 nghìn con. Giai đoạn 2001-2012 đàn gà tăng
trưởng đạt tốc độ 6,25%/năm.
+ Đàn vịt, ngan, ngỗng: năm 2012 có 1.883 nghìn con, chiếm 12,04% tổng
đàn gia cầm, trong đó vịt đẻ trứng 552 nghìn con. Giai đoạn 2001-2012 đạt tốc độ
tăng trưởng 4,74%/năm.
3.4.3. Phân bố đàn gia cầm:
Bảng 11: Phân bố đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang năm 2012
TT Huyện, TP
Tổng đàn
(1000 con)
Trong đó: đàn
Gà (1000con)
Tỷ trọng đàn
gà (%)
Đàn vịt, ngan,
ngỗng (1000
con)


Toàn Tỉnh
15.639

13.756

87,96

1.883

1

TP. Bắc Giang
259

209

80,7

50,0

2

H. Lục Ngạn
1.653

1.532

92,7


121,0

3

H. Lục Nam
1.619

1.440

88,9

179,0

4

H. Sơn Động
532

512

96,2

20,0

5

H. Yên Thế
4.799

4.537


94,5

262,0

6

H. Hiệp Hoà
1.553

1.272

81,9

281,0

7

H. Lạng Giang
1.436

1.036

72,1

400,0

8

H. Tân Yên

2.197

1.953

88,9

244,0

9

H. Việt Yên
926

717

77,4

209,0

10

H. Yên Dũng
665

548

82,4

117,0


Nguồn: Niên Giám thống kê 2012, tổng hợp từ các huyện
Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030
T r a n g 21
- Phân bố: đàn gia cầm chủ yếu tập trung ở các huyện Yên Thế, Tân Yên,
Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Đàn vịt chủ yếu phân bổ ở Lạng
Giang, Hiệp Hòa, Yên Thế,
3.4.4. Quy mô chăn nuôi gà trong nông hộ
Tổng số hộ nuôi gà trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện tại là 237.387 hộ,
chiếm 87,3% hộ sản xuất nông nghiệp, 63,47% tổng số hộ nông thôn: (Chi tiết xem
phụ lục 24,25)
- Số hộ nuôi đến dưới 100 con năm 2012 chiếm tỷ lệ 89,07% tổng số hộ
nuôi Gà.
- Số hộ nuôi đến từ 100 con đến 500 con năm 2012 chiếm tỷ lệ 8,30% tổng
số hộ nuôi Gà.
- Số hộ nuôi từ 500 con trở lên năm 2012 chiếm tỷ lệ 2,63% tổng số hộ nuôi
Gà trong đó:
+ Số hộ nuôi gà có quy mô từ 2.000- trên 5.000con/ lứa có 495 hộ ( Yên Thế
281 hộ, Tân Yên 61 hộ, Lạng Giang 60 hộ, Lục Nam 31 hộ, Hiệp Hòa 45 hộ, Việt
Yên 11 hộ, )
3.5. Chăn nuôi khác
3.5.1. Đàn dê
Nuôi dê ít bệnh tật, tốc độ sinh sản nhanh, sinh lợi cao, thịt dê được người
tiêu dùng ưa chuộng và thích hợp với các tiểu vùng sinh thái của địa phương Đàn
dê của tỉnh tương đối ổn định qua các năm. Năm 2012 đàn dê của tỉnh phát triển
khá ổn định, tổng đàn duy trì từ 12-13,4 nghìn con tập trung ở các huyện miền núi
như Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi của tỉnh thì
đàn dê phát triển như một ngành chăn nuôi bổ sung để tận dụng nguồn thức ăn mà
các gia súc khác không sử dụng. Do đó cần phát huy lợi thế của tiểu vùng, đặc biệt
các huyện miền núi để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và bãi chăn thả để phát
triển chăn nuôi dê, tránh phát triển ồ ạt, thiếu cân đối giữa các loại vật nuôi.

3.5.2. Đàn ngựa
Chăn nuôi ngựa trước đây chủ yếu lấy sức kéo, nay sức kéo được thay thế
bằng cơ giới nên đàn ngựa giảm mạnh.
Đàn ngựa của tỉnh tính đến thời điểm 1/10/2012 có 3.425 con, để duy trì
nghề nuôi ngựa thì trong những năm tới cần phải có hướng đi mới phát triển đàn
ngựa theo hướng nuôi lấy sức kéo sang chăn nuôi hàng hoá, chú trọng phát triển
giống ngựa có hiệu quả kinh tế cao như ngựa bạch, ngựa lai Carbadin …
3.5.3. Đàn thỏ
Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi thỏ cho hiệu quả
kinh tế cao như: Công ty TNHH sản phẩm sạch Trí Tuệ ở Lục Ngạn (với quy mô
3000 cặp thỏ), ở Việt Yên đã hình thành câu lạc bộ đa dạng sinh học nuôi thỏ, ở
các xã Nghĩa Trung, Minh Đức, Hồng Thái, các huyện có phong trào nuôi thỏ Lục
Ngạn, Tân Yên, Sơn Động, năm 2012 tổng đàn thỏ của tỉnh Bắc Giang đạt 22.377
con,…

×