Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 97 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC ................................................................................................................ 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ 5
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 8
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 8
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 8
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 8
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 9
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU....................................................... 9
6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA NGHIÊN CỨU............. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ.................... 10
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN
BÌNH CHÁNH ......................................................................................................... 13
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................................ 13
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 13
2.1.2. Địa hình .......................................................................................... 13
2.1.3. Khí hậu ........................................................................................... 14
2.1.4. Thủy văn ......................................................................................... 14
2.1.5. Các nguồn tài nguyên ...................................................................... 15
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI............................................................... 17
2.2.1. Diện tích - dân cư ............................................................................ 17
2.2.2. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 19



SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

1


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

2.2.3. Văn hóa xã hội ................................................................................ 22
2.2.4. Cơ cấu kinh tế ................................................................................. 23
2.2.5. Tài chính - ngân sách ...................................................................... 24
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT ............................................ 25
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN ....................................................... 25
3.1.1. Sự hình thành nước dưới đất ........................................................... 25
3.1.2. Các tầng chứa nước ......................................................................... 26
3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ................. 30
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 30
3.2.2. Yếu tố nhân tạo ............................................................................... 31
3.3. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH CHÁNH............................................................................................ 32
3.3.1. Nước thải và rác thải sinh hoạt ........................................................ 32
3.3.2. Nước thải công nghiệp .................................................................... 33
3.3.3. Nước thải từ nông nghiệp ................................................................ 34
3.3.4. Nước thải từ nước mưa.................................................................... 35
3.3.4. Từ các hoạt động khác .................................................................... 36
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH ............................................................. 37
4.1. TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ...................................... 37

4.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH CHÁNH............................................................................................ 37
4.2.1. Tình hình khai thác nước dưới đất tại các nguồn cấp nước sinh
hoạt trên địa bàn huyện Bình Chánh .......................................................................... 37
4.2.2. Tình hình khai thác nước dưới đất phục vụ sản xuất tại các
doanh nghiệp ............................................................................................................. 40
4.3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT ................................. 42
4.3.1. Kết quả quan trắc mực nước dưới đất .............................................. 42
4.3.2. Chất lượng nước dưới đất tại trạm quan trắc Bình Hưng huyện
Bình Chánh................................................................................................................ 44
SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

2


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

4.3.3. Chất lượng nước dưới đất tại các nguồn cấp nước sinh hoạt trên
địa bàn huyện Bình Chánh ......................................................................................... 49
CHƯƠNG 5: CÁC VẤN ĐỀ HIỆN HỮU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ..................................................... 59
5.1. VẤN ĐỀ HIỆN HỮU ................................................................................. 59
5.2. GIẢI PHÁP ................................................................................................ 60
5.2.1. Các văn bản liên quan đến việc quản lý tài nguyên nước hiện
hành ........................................................................................................................... 61
5.2.2. Các giải pháp đang được áp dụng .................................................... 62
5.2.3. Đề xuất giải pháp ............................................................................ 65
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................. 71

6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 71
6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 74
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 75
Phụ lục 1: Kết quả phân tích chất lượng nước từ các nguồn cấp nước sinh
hoạt trên địa bàn huyện Bình Chánh .......................................................................... 76
Phụ lục 2: Danh sách các đơn vị được Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Bình Chánh cấp phép khai thác nước dưới đất – lưu lượng nhỏ hơn
20m3/ngày.đêm .......................................................................................................... 87
Phụ lục 3: Danh sách các đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM cấp phép khai thác nước dưới đất ............................................................... 93

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

3


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

CT/HU

: Chỉ thị Huyện Ủy


NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-BTNMT

: Quyết định Bộ Tài nguyên môi trường

QH

: Quốc hội

QĐ-UBND

: Quyết định Ủy ban nhân dân

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Ủy ban nhân dân

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung


4


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ thống sông, rạch chính của huyện Bình Chánh ..................................... 15
Bảng 2.2: Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng.................................................. 18
Bảng 2.3: Dân số huyện Bình Chánh qua các năm 2008 – 2013 ................................. 18
Bảng 2.4: Danh mục hệ thống cống thoát nước do UBND huyện Bình Chánh
quản lý năm 2012 ...................................................................................................... 20
Bảng 4.1: Phân bố các nguồn nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Bình Chánh ......................... 38
Bảng 4.2: Địa bàn cung cấp và hiệu suất khai thác của các trạm cấp nước tập
trung thuộc Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tại huyện
Bình Chánh................................................................................................................ 39
Bảng 4.3: Số liệu đơn vị được cấp phép khai thác nước dưới đất theo xã từ năm
2007 – 2010 ............................................................................................................... 40
Bảng 4.4: Số liệu tổng hợp doanh nghiệp được Sở Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM cấp phép khai thác nước dưới đất theo xã từ năm 2007 – 2010 ................... 41
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại trạm quan trắc Bình
Hưng huyện Bình Chánh ........................................................................................... 44
Bảng 4.6: Tổng hợp khu vực lấy mẫu phân tích trên địa bàn huyện Bình Chánh ........ 49
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng mẫu nước dưới đất tại các
nguồn nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Bình Chánh ............................................................. 50

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung


5


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Bình Chánh.......................................................... 13
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện diện tích đất theo mục đích sử dụng của huyện Bình
Chánh ........................................................................................................................ 18
Hình 2.3: Dân số huyện Bình Chánh qua các năm 2008 – 2013 ................................. 19
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nước ngọt ................................................................... 25
Hình 3.2: Vòng tuần hoàn nước ................................................................................. 26
Hình 3.3: Tuyến kênh ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của người dân ........................ 32
Hình 3.4: Đầu tuyến kênh nhận nước thải từ hệ thống thoát nước công cộng ............. 32
Hình 3.5: Rác thải sinh hoạt trên kênh rạch ................................................................ 33
Hình 3.6: Bãi rác tự phát trong khu dân cư................................................................. 33
Hình 3.7: Nước thải của cơ sở sản xuất bún ............................................................... 34
Hình 3.8: Nước thải của công ty giặt nhuộm .............................................................. 34
Hình 3.9: Ô nhiễm nguồn nước do chất thải chăn nuôi............................................... 35
Hình 3.10: Bao bì thuốc BVTV bị vứt bừa bãi ........................................................... 35
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện diễn biến mức nước dưới đất tầng Pleistocen từ năm
2011 đến năm 2013.................................................................................................... 42
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện diễn biến mức nước dưới đất tầng Pliocen dưới từ
năm 2011 đến năm 2013 ............................................................................................ 43
Hình 4.3: Diễn biến độ pH tại trạm quan trắc Bình Hưng – Bình Chánh .................... 45
Hình 4.4: Diễn biến nồng độ TDS tại trạm quan trắc Bình Hưng – Bình Chánh ......... 45
Hình 4.5: Diễn biến độ cứng tổng tại trạm quan trắc Bình Hưng – Bình Chánh ......... 46
Hình 4.6: Diễn biến nồng độ Fe tại trạm quan trắc Bình Hưng – Bình Chánh ............ 46
Hình 4.7: Diễn biến nồng độ tổng Coliforms tại trạm quan trắc Bình Hưng – Bình

Chánh ........................................................................................................................ 47
Hình 4.8: Diễn biến nồng độ Fecal Coliforms tại trạm quan trắc Bình Hưng –
Bình Chánh................................................................................................................ 47
Hình 4.9: Diễn biến nồng độ Pb tại trạm quan trắc Bình Hưng – Bình Chánh ............ 48

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

6


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

Hình 4.10: Diễn biến nồng độ Cr tại trạm quan trắc Bình Hưng – Bình Chánh .......... 48
Hình 4.11: Biểu đồ thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu pH của mẫu nước tại các
nguồn cấp nước sinh hoạt .......................................................................................... 51
Hình 4.12: Biểu đồ thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu màu sắc của mẫu nước tại
các nguồn cấp nước sinh hoạt .................................................................................... 51
Hình 4.13: Biểu đồ thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu độ đục của mẫu nước tại
các nguồn cấp nước sinh hoạt .................................................................................... 52
Hình 4.14: Biểu đồ thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni của mẫu nước tại
các nguồn cấp nước sinh hoạt .................................................................................... 53
Hình 4.15: Biểu đồ thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu Clorua của mẫu nước tại
các nguồn cấp nước sinh hoạt .................................................................................... 53
Hình 4.16: Biểu đồ thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu Sắt tổng của mẫu nước tại
các nguồn cấp nước sinh hoạt .................................................................................... 54
Hình 4.17: Biểu đồ thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu Độ oxy hóa KMnO4 của
mẫu nước tại các nguồn cấp nước sinh hoạt ............................................................... 55
Hình 4.18: Biểu đồ thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu Coliforms tổng số của

mẫu nước tại các nguồn cấp nước sinh hoạt ............................................................... 56
Hình 4.19: Biểu đồ thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu E.Coli của mẫu nước tại
các nguồn cấp nước sinh hoạt .................................................................................... 57
Hình 5.1: Bể lọc đơn giản cho hộ gia đình ................................................................. 69
Hình 5.2: Hệ thống xử lý sắt trong nước ngầm đơn giản cho các nguồn cấp nước
nhỏ lẻ......................................................................................................................... 70

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

7


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm phát triển mạnh mẽ về
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của cả nước. Trong đó khu vực huyện Bình Chánh
là khu vực mới phát triển trong những năm gần đây, thu hút rất nhiều lao động và dân
cư đến sinh sống, làm việc. Sự phát triển và đô thị hóa này đòi hỏi phải được đáp ứng
về nhiều mặt, trong đó nhu cầu cấp nước sinh hoạt, ăn uống và sản xuất là rất quan
trọng.
Trước đây nguồn nước phục vụ cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu
là nguồn nước mặt, song từ đầu thế kỷ XX nước dưới đất đã dần trở thành nguồn cung
cấp quan trọng. Ở huyện Bình Chánh, nước dưới đất tồn tại với trữ lượng rất dồi dào
trong các địa tầng chứa nước (Holocen, Pleistocen, Pliocen, Miocen). Ở một vài nơi,
chất lượng của nước đang biến đổi theo chiều hướng xấu, nguồn nước dưới đất nhiễm
bẩn, nhiễm phèn và nhiễm mặn, không thích hợp cho mục đích cấp nước. Nguồn bổ

cấp nước ngầm của huyện Bình Chánh đang bị ô nhiễm do hoạt động của con người,
đặc biệt là những khu công nghiệp và khu vực chưa có hệ thống cung cấp nước sinh
hoạt, người dân phải tự khai thác lấy. Theo các nghiên cứu chưa đầy đủ thì kết quả
quan trắc mực nước nhiều năm nay cho thấy mực nước dưới đất đang bị hạ thấp.
Chính vì những lý do trên TP.HCM cũng như huyện Bình Chánh đã thực thi
nhiều biện pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài
nguyên nước dưới đất. Tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Đề tài được nêu ra
nhằm đánh giá lại hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện, những mặt
lợi hại của các biện pháp đã được thực hiện và đưa ra một số kiến nghị phù hợp để giải
quyết những vấn đề này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình
Chánh.
- Xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ và khai thác hợp lý
nước dưới đất của khu vực nghiên cứu.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung chính của khóa luận bao gồm:
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và các loại hinh cấp
nước trên địa bàn huyện Bình Chánh.
- Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất.

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

8


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh


- Thu thập số liệu về mực nước và chất lượng nước dưới đất tại trạm quan trắc và
các nguồn khai thác nhỏ lẻ.
- Xử lý số liệu thu thập được, kết quả phân tích chất lượng nước. Từ đó đánh giá
hiện trạng khai thác và chất lượng nguồn nước. Xác định nguyên nhân và những vấn
đề còn tồn tại.
- Đề xuất các biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

-

Thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Phòng Tài
nguyên môi trường huyện Bình Chánh, Phòng Quản lý đô thị huyện Bình Chánh,
Trung tâm Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường TP.HCM, Trung tâm
Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn…
Phân tích, xử lý số liệu thu thập được
Phương pháp đánh giá tổng hợp
Phương pháp tham khảo ý kiến từ các chuyên gia

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu là nước dưới đất. Cụ thể là nguồn nước dưới đất tại trạm
quan trắc, các doanh nghiệp và nguồn cấp nước sinh hoạt.
Giới hạn nghiên cứu: Vì điều kiện thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu chỉ
được thực hiện tại địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: khóa luận được thực hiện trong vòng 01 tháng (2/6/2014 –
4/7/2014)

6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá vấn đề theo hướng xâu chuỗi từ việc
khảo sát, hiện trạng cấp nước, chất lượng nguồn nước mà người dân đang sử dụng đến
những vấn đề còn tồn tại, những giải pháp đang được áp dụng nhưng hiệu quả chưa
cao. Từ đó nghiên cứu đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp. Kết quả nghiên cứu
của đề tài là cơ sở để các đơn vị, các tổ chức có liên quan lựa chọn các biện pháp giải
quyết tình hình ô nhiễm nguồn nước dưới đất hiện nay trên địa bàn huyện.
Việc phân tích, đánh giá các mẫu nước và đưa ra biện pháp kỹ thuật xử lý nguồn
nước giếng khoan góp phần cải thiện chất lượng nước cho người dân, đồng thời làm
giảm áp lực cho các cơ quan, tổ chức trong việc cấp nước sạch trên địa bàn. Ngoài ra,
việc rà soát lại tính hiệu quả của các giải pháp đang thực hiện và đề xuất thêm những
biện pháp mới giúp cơ quan chức năng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình và thúc
đẩy công tác phát triển mạng lưới cấp nước sạch tại huyện Bình Chánh diễn ra nhanh
chóng.
SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

9


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ
Việc sử dụng nước dưới đất đã có từ thời cổ xưa, nhưng việc theo dõi nước dưới
đất có tính khoa học chỉ bắt đầu từ thế kỉ 20, do các hoạt động kinh tế làm biến động
mạnh mẽ đến chất lượng và trữ lượng nước dưới đất ở nhiều nước trên thế giới. Riêng
tại Việt Nam, ngành địa chất thủy văn của nước ta còn rất non trẻ chỉ mới hơn 30 năm.
Các nghiên cứu trước đây về nước dưới đất thường được thực hiện ở quy mô trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu tập trung dưới góc độ kỹ thuật nhằm tính

tán, quan trắc động thái nước dưới đất. Tại huyện Bình Chánh, nghiên cứu về tài
nguyên nước dưới đất cũng không nhiều và chưa đưa ra được đánh giá cụ thể về chất
lượng nguồn nước mà người dân khai thác, sử dụng. Lý do cho sự hạn chế này là
nguồn số liệu không sẵn có và khó khăn trong việc thu thập. Các nghiên cứu tương tự
về nước dưới đất có thể được chia thành hai giai đoạn sau:
• Giai đoạn trước năm 1975:
+ Richard.C, Vielard Godonn, Brashears, những năm 1950, “Tầm quan trọng
của nươc mưa Sài Gòn”, “Tiềm năng cấp nước vùng Sài Gòn – Chợ Lớn”
+ Năm 1962, E.Saurin và Tạ Trần Tấn lập “cột địa tầng vùng Châu Thới – Biên
Hòa – Sài Gòn”.
+ Năm 1965, Nguyễn Văn Vân, nghiên cứu và cho ra đời bài “Thềm phù sa Sài
Gòn – Chợ Lớn”.
+ Năm 1973, ông Himuratabe (người Nhật) theo yêu cầu của chính quyền Sài
Gòn, ông đã nghiên cứu vùng Hóc Môn với mục đích xây dựng nhà máy nước
ngầm Bắc Sài Gòn. Họ tiến hành khảo sát bằng các tuyến địa chất và các lỗ
khoan để nghiên cứu địa tầng tới độ sâu 120m. Dựa vào kết quả điều tra đã
thiết kế 70 lỗ khoan khai thác với công suất nhà máy 210.000 m3/ngày.đêm.
+ Năm 1974, H.Fontane, “Phát họa sơ lược về đứt gãy và lịch sử phát triển địa
chất vùng Biên Hòa”.
• Giai đoạn sau năm 1975: công tác điều tra nghiên cứu địa chất, địa chất thủy
văn diễn ra mạnh mẽ và có hệ thống hơn.
+ Năm 1980, Phan Đình Điệp và Vương Văn Phổ Danh công bố công trình
“Nước ngầm ở Đồng bằng song Cửu Long”.
+ Năm 1993, KS. Lương Quang Luân lập “Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá
Nước dưới đất vùng Bình Chánh tỷ lệ 1/25.000”, (các cấp trữ lượng đã được
Bộ Công nghiệp nặng phê chuẩn như sau: cấp B = 33.420 m3/ngày, cấp C1 =
9.080 m3/ngày và cấp C2 = 165.027 m3/ngày).

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung


10


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

+ Năm 1995, KS. Vũ Văn Nghi, “Báo cáo xin khai phép khai thác Nước dưới
đất tầng N22 với công suất 5.000 m3/ngày ở Nhà máy Bia Việt Nam”.
+ Năm 1996, KS. Nguyễn Văn Ngà, “Báo cáo nghiên cứu thực trạng khai thác
nước dưới đất và tác động đến động thái nước dưới đất ở thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn I”.
+ Năm 2000, Nguyễn Hữu Chinh, “Báo cáo kết quả quan trắc quốc gia nước
dưới đất Nam Bộ, giai đoạn 1995 – 2000”.
+ Năm 2001, TS. Đỗ Tiến Hùng, Báo cáo khoa học “Quy hoạch sử dụng nước
ngầm vùng TP. Hồ Chí Minh”.
+ Năm 2007, Ngô Đức Chân, “Chuyên đề I: Đánh giá điều kiện địa chất thủy
văn vùng lưu vực sông Sài Gòn”.
+ Năm 2011, Liên đoàn địa chất thủy văn – địa chất công trình miền Nam,
“Nghiên cứu về quy hoạch và sử dụng nước ngầm tại TP.HCM”. Nghiên cứu
này đã dùng các công cụ kỹ thuật trong quan trắc, đo lường trữ lượng và chất
lượng nước dưới đất của Thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy nước dưới
đất tại TP.HCM nói chung và tại huyện Bình Chánh nói riêng gồm có 5 tầng
chính: Holocen (qh), Pleistocen (qp), Pliocen trên (݊ଶଶ ), Pliocen dưới (݊ଵଶ ) và
đới chứa nước khe nứt các trầm tích Meocen (݊ଵଷ ). Thông qua các mũi khoan
thăm dò, nhóm tác giả cũng tính được chiều dày các tầng chứa nước, các
thông số địa chất thủy văn tại huyện Bình Chánh và khu vực TP.HCM.
+ Năm 2011, Phan Chu Nam, Báo cáo nghiên cứu “Sự hình thành trữ lượng
khai thác nước dưới đất vùng thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải
pháp khai thác hợp lý”.

• Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có các đề tài về cung cấp nước do
nhiều ngành, cơ quan, cá nhân đã thực hiện như:
+ Nguyễn Thị Ngọc Thùy, “Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất ở
huyện Gò Vấp”.
+ Lê Huỳnh Đức, “Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến trữ
lượng, chất lượng của tầng chứa nước Pliocen trên và Pliocen dưới khu
vực tây nam TP.HCM”.
+ Đoàn Minh Nhân, “Khai thác nước dưới đất ở quận Bình Tân”.
+ Nguyễn Thị Thanh Tuyền, “Kinh tế và quản lý tài nguyên nước: Trường
hợp nước ngầm tại huyện Bình Chánh”.
+ Nguyễn Thị Ngọc Thùy, 2014, “Đánh giá hiện trạng cấp nước sinh hoạt
hộ gia đình và xây dựng mô hình kiểm soát chất lượng nước cấp tại huyện
Bình Chánh”. Nghiên cứu này làm rõ hiện trạng cấp nước sạch mà người
dân đang sử dụng trên toàn huyện Bình Chánh. Nghiên cứu đã tiến hành
SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

11


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

lấy mẫu phân tích các nguồn nước: nước cấp của Công ty cổ phần cấp
nước Chợ Lớn thuộc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn SAWACO, nước
cấp tại 32 trạm cấp nước của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn và nước do người dân khai thác từ các giếng khoan,
nước mưa và nước mặt. Đây chính là nguồn số liệu cần thiết cho khóa
luận trong việc phân tích và đánh giá chất lượng nguồn nước dưới đất trên
địa bàn huyện Bình Chánh.

TP.HCM là một trong những vùng kinh tế trọng điểm nên việc nghiên cứu, điều
tra về địa chất thủy văn được nhiều cơ quan của Trung ương, địa phương, các nhà địa
chất – địa chất thủy văn quan tâm và đẩy mạnh. Kết quả nghiên cứu của các giai đoạn
trước đã tiến hành là những tư liệu quý giá để thực hiện khóa luận này.

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

12


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng
ng khai thác nư
nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆ
ỆN BÌNH
CHÁNH
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
huyện nằm ở phía Tây – Tây Nam thành phốố Hồ Chí Minh.
Bình Chánh là một huy
Tọa độ địa lý của huyệnn là 106027’51 – 106042’ kinh Đông và 102027’38 – 102052’30
vĩ Bắc.
Về hành chính, hiệnn nay huy
huyện Bình Chánh gồm thị trấnn Tân Túc và 15 xã là:
An Phú Tây, Bình Chánh, Bình H
Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng

ng Long, Lê Minh
Xuân, Phạm Vănn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt,
t, Tân Quý Tây, V
Vĩnh
Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Địa giớii hành chính ccủa
huyện như
ư sau:
• Phía B
Bắc giáp huyện
Hóc Môn.
• Phía Tây giáp huy
huyện
Đức Hòa tỉnh
nh Long An.
• Phía Đông
Đ
giáp quận
Bình Tân, Qu
Quận 8, Quận 7
và huyệnn Nhà Bè.
• Phía Nam giáp huy
huyện
Bến Lứcc và huyện
huy
Cần
Giuộc tỉnh
nh Long An.

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí địaa lý huy

huyện Bình Chánh.
2.1.2. Địa hình
Địa hình huyệnn Bình Chánh có ddạng nghiêng và thấp dầnn theo hai hhướng Tây
Bắc – Đông Nam và Đông
ông B
Bắc – Tây Nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến 0,3m so
với mực nước biển. Có 3 dạạng địa hình chính sau:

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễnn Kim Chung

13


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

Dạng đất gò cao có cao trình từ 2 - 3m, có nơi cao đất 4m, thoát nước tốt, có thể
bố trí dân cư, các ngành công, thương mại, dịch vụ và các cơ sở công nghiệp, phân bố
tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A; Vĩnh Lộc B.
Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2,0m, phân bố ở các xã: Tân Quý Tây; An
Phú Tây; Bình Chánh; Tân Túc; Tân Kiên; Bình Hưng; Phong Phú; Đa Phước; Quy
Đức; Hưng Long. Dạng địa hình này phù hợp trồng lúa 2 vụ, cây ăn trái, rau màu và
nuôi trồng thuỷ sản.
Dạng trũng thấp, đầm lầy, có cao độ từ 0,5m - 1,0m, gồm các xã Tân Nhựt; Bình
Lợi; Lê Minh Xuân; Phạm Văn Hai, đây là vùng này thoát nước kém. Hiện nay trồng
lúa là chính, hướng tới sẽ chuyển sang trồng cây ăn trái và dứa Cayene.
2.1.3. Khí hậu

Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích

đạo. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính là:
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,60C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C (tháng 4), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 100C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm - 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo
chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung
vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9
là 80% - 90%, thấp nhất vào các tháng 12, là 70%.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.
2.1.4. Thủy văn

Huyện Bình Chánh có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng (khoảng 10 sông,
rạch chính), với những đặc điểm chính sau:
Phần lớn sông, rạch của huyện Bình Chánh nằm ở khu vực hạ lưu, nên nguồn
nước bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp của thành phố đổ về như: nước
đen từ kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, rạch Cần
Giuộc…đã ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi
trồng thuỷ sản) cũng như đối với môi trường sống của nhân dân trong các khu dân cư.

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

14


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh


Bảng 2.1 Hệ thống sông, rạch chính của huyện Bình Chánh
STT

Tên sông, rạch

Rộng (m)

Sâu (m)

1

Sông Cần Giuộc

40 – 50

4-5

2

Rạch Cây Khô

30 – 40

4-5

3

Rạch Cầu Già


10 – 15

2-3

4

Sông Chợ Đệm

50 – 70

4-5

5

Rạch Gốc

25- 30

3-4

6

Rạch Nước Lên - Câu Suối

40 – 45

4-5

7


Kênh Ngang

18 – 20

3-4

8

Rạch Đôi

14 – 15

2-3

9

Rạch Sậy

10 -15

2-3

10

Kênh C

18 – 20

2-3


(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh)

Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của
huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy triều.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên 25.255,29ha, chiếm 12% diện tích tự
nhiên của Thành phố. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện Bình Chánh
được chia thành các nhóm đất chính sau:
a1. Nhóm đất phù sa
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi Holoxen muộn ven các
sông, kênh rạch… có diện tích khoảng 5.797,7ha, chiếm 23% diện tích toàn Huyện
Đất phù sa phân bố ở các xã Tây Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Hưng
Long, Qui Đức, Đa Phước. Đây là một loại đất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp
nước tưới, ưu tiên cho việc trồng hoa màu, cây ăn trái.
a2. Nhóm đất xám
Đất xám chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Peistocen muộn). Có diện
tích khoảng 3.716,8ha chiếm tỷ lệ 14,7% diện tích đất của huyện, phân bố trên các
triền thấp, tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh lộc B từ trung bình đến nặng đất có
thành phần cơ giới là đất cát pha thịt nhẹ, kết cấu rời rạc, đất bạc màu do tác động của

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

15


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh


quá trình rửa trôi và xói mòn, nếu cải tạo tốt thì rất thích hợp cho việc trồng hoa màu,
là nhóm đất lớn nhất và phân bố hầu hết các xã của huyện.
Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại
cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu…
a3. Đất phèn
Nhóm đất này chiếm diện tích 10.508,6ha, chiếm 41,7% diện tích đất của huyện,
tập trung ở các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xụân. Đây là vùng
đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, nên chỉ thích hợp với những loại cây chịu được
phèn mặn như giống lúa chịu phèn, dứa, cây lâm nghiệp, hệ thống thuỷ lợi huyện Hóc
Môn - Bắc Bình Chánh hoàn chỉnh được nước ngọt về để rửa phèn do đó có thể thích
hợp chuyển sang trồng một số cây ăn trái.
Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn). Trong điều
kiện yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite. Khi có quá
trình thoát thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành Jarosite làm cho
đất chua, đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng.
Ngoài ra, huyện còn có một số loại đất khác nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn
phân bố dọc theo hệ thống kênh rạch.
b. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
b1. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của huyện Bình Chánh bao gồm hệ thống các sông, rạch, mà hệ
thống mực nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều 3 hệ thống sông lớn:
sông Nhà Bè - Rạp Soài, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô độ mặn xâm nhập
vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4%, mùa mưa mực nước lên cao nhất là 1,1m, gây
lụt cục bộ ở các vùng đất trũng của Huyện.
b2. Nguồn nước ngầm
Theo các kết quả điều tra, khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Bình Chánh
cho thấy, nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150 - 300m, nước
ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong đó có nơi 30 – 40m.
Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, nguồn nước ngầm của Huyện

không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước ngầm cũng tụt khá sâu trên
40m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn.

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

16


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

Trữ lượng khai thác ước tính 45.334,62 m3/ngày. Nhìn chung nguồn nước ngầm
huyện Bình Chánh khá tốt và dồi dào, đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp
nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong Huyện.
c. Tài nguyên rừng
Huyện Bình Chánh có 1.047,85ha đất lâm nghiệp, trong đó:
• Đất có rừng trồng sản xuất 755,26ha, chủ yếu là trồng dứa, bạch đàn… đang
được khai thác, tập trung ở xã Phạm Văn Hai, xã Lê Minh Xuân.
• Đất có rừng trồng phòng hộ 262.67ha và đất rừng đặc dụng là 29.92ha chủ yếu là
keo lá tràm phân bố ở xã Lê Minh Xuân.
Nhìn chung, rừng của huyện chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là rừng trồng và rừng
thứ sinh tự nhiên. Diện tích rừng trồng của Huyện Bình Chánh ngoài việc cải tạo môi
trường sinh thái cảnh quan còn đóng góp một phần vào việc cung cấp gỗ cho xây dựng
(gỗ, tràm, cừ…).
d. Tài nguyên khoáng sản
So với các Huyện khác trong Thành phố, tuy không có tài nguyên khoáng sản
quý hiếm, nhưng Bình Chánh lại có loại đất có thể dùng làm nguyên liệu cho ngành
sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng tương đối phong phú. Theo tài liệu của đoàn

địa chất Thành Phố sơ bộ đánh giá như sau:
• Loại thân quặng 1: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B,
có diện tích khoảng 200ha, ước đoán trữ lượng khoảng 4 triệu m3.
• Loại thân quặng 2: Cũng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B ước đoán
trữ lượng khoảng 20 triệu m3.
• Loại quặng 3: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn thị trấn Tân Túc, ước đoán trữ
lượng khoảng 10 triệu m3.
Ngoài ra, còn có than bùn phân bố rải rác nằm dọc theo khu vực cầu An Hạ, nông
trường Lê Minh Xuân nhưng với trữ lượng không đáng kể.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Diện tích - dân cư
a. Diện tích
Bình Chánh là một trong số 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có
tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố.
Huyện Bình Chánh được chia thành 01 thị trấn và 15 xã. Trong đó, xã Lê Minh
Xuân chiếm diện tích cao nhất: 3.508,87ha; xã An Phú Tây có diện tích: 586,58ha.
SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

17


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

Bảng 2.2 Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng
Mục
Đất chuyên
Đất nông Đất lâm
Đất chưa

dùng và
Tổng
đích sử
Đất ở
nghiệp
nghiệp
sử dụng
dụng
PNN khác
Diện tích
16.094,36 1.047,86
5.376,74
2.617,66 118,67 25.255,29
(ha)
Tỷ lệ
63,73
4,15
21,29
10,36
0,47
100
(%)
(Nguồn: Niêm giám thống kê 2012 – Chi cục thống kê huyện Bình Chánh)
Biểu đồ thể hiện diện tích đất theo mục đích sử
dụng của huyện Bình Chánh
0,47%

10,36%

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp
21,29%
Đất chuyên dùng và PNN
khác
Đất ở
63,73%

4,15%

Đất chưa sử dụng

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện diện tích đất theo mục đích sử dụng của huyện Bình
Chánh.
b. Dân cư
Dân số năm 2013 là 139.648 hộ gồm 528.805 nhân khẩu, mật độ dân số trung
bình là 2.094 người/km2 (Theo tài liệu Thống kê tình hình hộ, nhân khẩu thực tế cư trú
năm 2013, ngày 15 tháng 12 năm 2013 của Chi cục thống kê huyện Bình Chánh). Dân
số Huyện thuộc dân số trẻ, đa số là dân tộc Kinh.
Bảng 2.3 Dân số huyện Bình Chánh qua các năm 2008 - 2013
Năm

2008

2009

2010

Dân số 366.036 406.067 446.084

2011


2012

467.459 487.833

2013
528.805

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bình Chánh)

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

18


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

Dân số huyện Bình Chánh qua các năm
2008 - 2013
600000
500000
400000
300000

Dân số

200000
100000

0
2008

2009

2010

2011

2012

2013

Hình 2.3 Dân số huyện Bình Chánh qua các năm 2008 – 2013.
Với quy hoạch phát triển như hiện nay, huyện Bình Chánh dự kiến sẽ thu hút
nhiều người đến sinh sống hơn. Theo quyết định số 6013/QĐ-UBND của UBND
TP.HCM về Duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm 2020
cho thấy cơ cấu dân cư huyện Bình Chánh dự kiến đến năm 2015 dân cư phân bố ở
huyện vào khoảng 700.000 người, đến năm 2020 khoảng 850.000 người (trong đó dân
cư đô thị là 730.000 dân; dân cư nông thôn là 120.000 người).
Thống kê đến năm 2010 thu nhập bình quân đầu người ở huyện có sự chênh lệch
giữa các khu vực khác nhau, thay đổi khoảng 14 – 16 triệu đồng/người/năm ở các khu
vực có đô thị hóa chưa cao (xã Đa Phước, Bình Lợi, Qui Đức…) và khoảng 35 triệu
đồng/người/năm ở khu vực đô thị hóa cao (xã Bình Chánh, Tân Kiên, Bình Hưng,
Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, thị trấn Tân Túc…).
Đến năm 2011, huyện Bình Chánh hoàn thành chương trình giảm nghèo giai
đoạn 2, giảm tổng số hộ nghèo của huyện tư 9.199 hộ xuống còn 5.320 hộ, tỷ lệ giảm
đạt 42,16%.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống cung cấp nước

Tính đến cuối năm 2013, tổng số hộ dân hiện đang cư trú trên địa bàn huyện
Bình Chánh đang sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh là 139.622 hộ dân, chiếm tỷ lệ
99,98%, còn lại 26 hộ dân tại xã Bình Lợi chưa có nước sạch và nước hợp vệ sinh,
chiếm tỷ lệ 0,02%.
a1. Nước sạch

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

19


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

Hiện nay hệ thống cung cấp nước chính cho Huyện chủ yếu từ các đơn vị là
Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thuộc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn SAWACO,
Công ty TNHH Một thành viên nước ngầm Sài Gòn – Xí nghiệp cấp nước ngoại thành
và Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổng số hộ dân sử
dụng nước sạch là 67.168 hộ dân chiếm tỷ lệ 48,1%.
• Công ty Cổ phần Cấp nước Chợ Lớn cung cấp nước sạch cho 43.222 hộ dân,
chiếm tỷ lệ 30,95% (Theo Công văn số 8121/CV-CNCL-KHĐT ngày 04 tháng
12 năm 2013 của Công ty Cổ phần Cấp nước Chợ Lớn);
• Công ty TNHH Một thành viên nước ngầm Sài Gòn – Xí nghiệp Cấp nước Ngoại
thành cung cấp nước sạch cho 4.312 hộ dân, chiếm tỷ lệ 3,09% (Theo Công văn
số 116/CNNT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Công ty TNHH Một thành viên
nước ngầm Sài Gòn – Xí nghiệp Cấp nước Ngoại thành);
• Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn hiện đã đầu tư 32
trạm cấp nước, cung cấp nước sạch cho 19.634 hộ dân, chiếm tỷ lệ 14,06% (Theo
số liệu các trạm cấp nước của Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường

nông thôn, báo cáo ngày 10 tháng 02 năm 2014).
a2. Nước hợp vệ sinh
Tổng số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh (nước giếng khoan) là 65.840 hộ dân,
chiếm tỷ lệ 51,88% (trong đó có 39.305 giếng do nhân dân tự khoan, 1.667 giếng
Unicef).
b. Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước của Huyện vẫn chưa hoàn chỉnh, toàn Huyện có 11 tuyến
cống và 04 hệ thống thoát nước khu dân cư, với tổng chiều dài là 19826.6m. Ngoài ra
người dân còn xả trực tiếp nước thải ra hệ thống kênh rạch như: rạch Ông Đồ, rạch
Cầu Suối, rạch Bàu Môn, rạch Xu, kênh T0...
Bảng 2.4 Danh mục hệ thống cống thoát nước do UBND huyện Bình Chánh quản
lý năm 2012
STT

Tuyến Cống

Hướng thoát nước
Từ

Đến

1

Rạch Ông Đồ

Trịnh Như Khuê

Rạch Ông Đồ

2


Trịnh Như Khuê

Quốc lộ 1A

Quốc lộ 1A

3

Hưng Long - Quy Đức

Quốc Lộ 50

Km0+460,1

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

20


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

4
5

Hưng Nhơn
Huỳnh Bá Chánh


Quốc lộ 1A
Quốc lộ 1A

Cầu Hưng Nhơn
sông Chợ Đệm

6

Quách Điêu

Hương lộ 80

ranh Hóc Môn

7

Đường 18 B

Quốc lộ 1A

Đinh Đức Thiện

8

Đường Bờ Huệ

Quốc lộ 1A

đường Ấp 2


9

Đường liên ấp 1, 2, 3

Vĩnh Lộc

Kinh Trung Ương

10

Đường vào trường cấp I-II Bình
Quốc lộ 1A
Chánh

11
12
13
14
15

Đường Tiểu học 6 xã Tân Nhựt
Thế Lữ
Khu tái định cư 02 ha Tân Túc
Hệ thống thoát nước khu dân cư Gia Hòa I
Hệ thống thoát nước khu dân cư Gia Hòa II
Hệ thống thoát nước khu dân cư Him Lam

Trường cấp I
sông Cái Tâm


(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị - UBND huyện Bình Chánh)
c. Giao thông
Tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn Huyện là 412.227m. Trong đó có 52
tuyến đường do thành phố quản lý với tổng chiều dài là 139.948m và 142 tuyến đường
do Huyện quản lý với tổng chiều dài 272.279m.
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. HCM, nối liền với các trục
đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đây là huyết mạch giao thông chính từ
các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và
các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Với các tuyến đường liên Tỉnh lộ 10 nối liền với khu
công nghiệp Đức Hòa (Long An); đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu
công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận
2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần
Đước (Long An). Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường
bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các
khu công nghiệp trọng điểm.
Về hệ thống cầu: Khu quản lý giao thông đô thị số 4 quản lý 34 cầu với tổng
chiều dài khoảng 3.036,91m chiều rộng chủ yếu 6 -7m, tải trọng chủ yếu là 10 tấn và
30 tấn. UBND huyện quản lý 74 cầu, chiều rộng chủ yếu 1,5 – 3m, kết cấu bê tông cốt
thép, thép và gỗ.
Ngoài hệ thống đường bộ, huyện Bình Chánh còn có mạng lưới đường sông, rạch
khá dày đặc, nên rất thuận tiện cho giao thông đường thuỷ. Mạng lưới đường thuỷ trên

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

21


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh


toàn huyện dài khoảng 85 km, với diện tích sông, rạch là 10,54 km2, chiếm 4,2% tổng
diện tích sử dụng đất của huyện.
d. Hệ thống cung cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho huyện Bình Chánh do Công ty Điện lực Bình Chánh
đảm trách quản lý mạng lưới và phân phối điện từ lưới điện chung của TP.HCM, nhận
điện từ lưới truyền tải điện quốc gia. Trong đó:
• Lưới điện cao thế: Đường dây 110KV dài khoảng 31,8km; đường dây 220KV dài
khoảng 13,5km; đường dây 500KV dài khoảng 24km.
• Lưới điện trung thế: Đường dây 25KV – 22KV dài 468,3km; lưới điện hạ thế có
chiều dài 897,45km; trạm biến thế 15 - 22KV/0,4KV có 1734 trạm.
Điện năng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và các ngành khác chiếm khoảng
70%, riêng phần điện sinh hoạt phục vụ được cho khoảng 95% hộ dân trong toàn
huyện. Mạng lưới điện được bố trí dọc theo các trục đường chính và các khu dân cư
trọng điểm.
Ngoài ra, huyện Bình Chánh đang tăng cường nâng cấp cải tạo lưới điện chưa đạt
yêu cầu kỹ thuật bằng nguồn vốn địa phương nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu
cầu điện của người dân.
e. Hệ thống thủy lợi
Mạng lưới hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện khá nhiều, đa dạng phần lớn cung
cấp tưới tiêu, thoát nước có tác dụng rửa phèn, xả chua,… phục vụ tốt cho sản xuất
nông nghiệp và một phần phục vụ cho giao thông thủy. Những năm qua được sự đầu
tư của các cấp, ngành kết hợp với nhân dân đóng góp đã xây dựng được nhiều hệ
thống công trình thủy, kiên cố hóa nhiều tuyến kênh mương chính, kênh mương nội
đồng ở hầu hết các xã trong huyện.
Tuy nhiên, do một số công trình bị xuống cấp nên đã hạn chế khả năng tiêu thoát
nước trong mùa mưa. Trong những năm tới cần phải đầu tư, nạo vét tu bổ, nâng cấp
theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, bảo đảm yêu cầu tiết kiệm đất.
2.2.3. Văn hóa xã hội
a. Giáo dục và đào tạo

Huyện đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa trường lớp ngày càng
khang trang, từng bước đạt chuẩn về yêu cầu, điều kiện dạy và học; đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giáo viên đạt chuẩn và
trên chuẩn tăng dần ở các cấp học, bậc học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

22


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

toàn huyện. Công tác phổ cập bậc trung học hoàn thành đúng tiến độ, kết quả xóa mùphổ cập giáo dục được duy trì nâng lên từng năm.
Tính đến nay toàn Huyện có khoảng 75 trường học: 27 trường mầm non, 28
trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông. Ngoài ra
trên địa bàn Huyện còn có 5 trường trung cấp, trung tâm dạy nghề và 1 trung tâm giáo
dục thường xuyên.
b. Y tế
Sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực trong việc chăm
lo sức khoẻ của nhân dân. Cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cao.
Đội ngũ thầy thuốc được đào tạo bồi dưỡng cả về chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp.
Trên địa bàn Huyện có 5,6ha đất y tế do Huyện quản lý, bao gồm:
• Bệnh viện Huyện với quy mô 340 giường nội trú tại thị trấn Tân Túc.
• 16 trạm y tế cấp xã/thị trấn, mỗi trạm 05 giường, tổng diện tích 1,26ha.
• Bệnh viện chuyên khoa tâm thần thuộc Sở Y tế Thành phố tại xã Lê Minh Xuân
với quy mô 2ha.
• Hội Chữ thập đỏ, các tổ chức y tế công đồng và 368 cơ sở y tế do tư nhân quản

lý, gồm 67 phòng khám tư, 10 phòng nha, 52 nhà thuốc, 89 đại lý thuốc, 22 cơ sở
y học cổ truyền và 7 cơ sở tiêm thuốc.
2.2.4. Cơ cấu kinh tế
Từ sau khi chia tách vào năm 2003, kinh tế của huyện Bình Chánh có nhiều bước
phát triển mạnh chuyển dịch theo cơ cấu Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp.
Theo Báo cáo quy hoạch phát triển huyện Bình Chánh trong giai đoạn 2010 –
2015, định hướng đến năm 2020 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Bình
Chánh luôn được duy trì ở mức cao (bình quân đạt 21,03%/năm, vượt 5,03% so với
chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh lần IX, nhiệm kỳ 2005 – 2010
đề ra).
Kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào 2 lĩnh vực công nghiệp và thương mại – dịch
vụ. Trong đó lĩnh vực công nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đến năm 2010,
ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng 74,46%, ngành thương mại dịch vụ 18,75% và
ngành nông nghiệp 6,79%. Cụ thể như sau:
• Công nghiệp – thiểu thủ công nghiệp: Trong giai đoạn 2005 – 2010 hoạt động
sản xuất công nghiệp có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị bình
quân năm 24,34% vượt 4,34% so với kế hoạch. Hiện nay huyện Bình Chánh có 4
SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

23


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

khu công nghiệp lớn, đó là Lê Minh Xuân, Tân Tạo, An Lạc, Vĩnh Lộc. Một số
nhà máy thuộc công nghiệp nặng như nhà máy sản xuất thép, bê tông...Các nhà
máy công nghiệp nhẹ như sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng, bao bì, dệt.
• Dịch vụ - thương mại: Có tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 18,53% tăng

1,03% so với kế hoạch, trong đó lĩnh vực thương mại chiếm ti trọng cao nhất
(hơn 70%) trong tổng số giái trị thực hiện.
• Nông nghiệp: Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản lượng sản xuất
giảm từ 11,33% vào năm 2005 xuống còn 6,79% vào năm 2010. Tuy nhiên, giá
trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng đều đặn và đạt mức tăng trưởng bình quân
hàng năm là 4.54% vượt 2,54% so với kế hoạch.
Tuy có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng nhìn chung tăng trưởng kinh tế trên
địa bàn huyện Bình Chánh chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
chưa đi vào chiều sâu; việc thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện.
2.2.5. Tài chính - ngân sách
Thu ngân sách Nhà nước năm 2013 thực hiện 826 tỷ 428 triệu đồng, đạt 114,67%
kế hoạch (720 tỷ 727 triệu đồng), trong đó, thuế công thương nghiệp thực hiện 320 tỷ
327 triệu đồng, đạt 98,26%, tiền sử dụng đất thực hiện 216 tỷ 367 triệu đồng, đạt
144,24%.
Thu ngân sách Huyện năm 2013, thực hiện 906 tỷ 702 triệu đồng, trừ thu bổ sung
vốn đầu tư xây dựng cơ bản 180 tỷ 356 triệu đồng, trừ thu bổ sung vốn mục tiêu 12 tỷ
903 triệu đồng, trừ thu chuyển nguồn 32 tỷ 500 triệu đồng, còn thu cân đối ngân sách
Huyện thực hiện 680 tỷ 943 triệu đồng, đạt 105,95% kế hoạch (642 tỷ 713 triệu đồng).
Chi ngân sách Huyện năm 2013 thực hiện 933 tỷ 547 triệu đồng, trong đó chi
mục tiêu 20 tỷ 707 triệu đồng, chi đầu tư xây dựng cơ bản 80 tỷ 700 triệu đồng, chi
chuyển nguồn 32 tỷ 500 triệu đồng, hoàn tạm ứng Ngân sách Thành phố 2 tỷ 252 triệu
đồng, chi phân cấp vốn đầu tư cho các xã 125 tỷ 330 triệu đồng, còn lại chi thường
xuyên 672 tỷ 058 triệu đồng, đạt 104,57% kế hoạch (642 tỷ 713 triệu đồng).

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

24



Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng
ng khai thác nư
nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

CHƯƠNG 3
TỔNG
G QUAN VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤ
ẤT THỦY VĂN
3.1.1. Sự hình thành n
nước dưới đất
Nước dưới đất là nướ
ớc ở thể lỏng chứa đầy trong các lỗ hổng củ
ủa đất và nham
thạch tạo nên vỏ của trái đất.
t.
Nước dưới đất là mộtt bbộ phận của chu trình thủy văn.
n. Trong các ddạng tồn tại của
nước ngọt thì nước dưới đấtt chiếm 13%.
Các dạng
ạng tồn
t tại của nước ngọt 34.975.258 km3
Hơi 1%

Nước mặt
10%
Nước
ước dưới
dướ

đấtt 13%

Băng 76%
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nước ngọt.
(Nguồn:
n: Giáo trình Th
Thủy văn Công Trình – Nguyễn Khắc Cường,
ng, NXB KH&KT)
Nước xâm nhậpp vào hhệ thống đất đá từ bề mặt đất hoặc từ ao, hồ,, sông , su
suối trên
mặt đất, từ nước mưa, nướ
ớc tưới tiêu nông nghiệp. Nước ngầm vận
n đđộng chậm chạp
trong lòng đất cho đếnn khi tr
trở lại bề mặt do trọng lực của dòng chảy tự
ự nhiên, do thực
vật hoặc do các hoạt động
ng ccủa con người… Với khả năng trữ nướcc trong kho nnước
ngầm và kết hợp với lưu lượ
ợng chảy ra khá nhỏ đã duy trì sự cung cấpp nước
nư cho nguồn
nước mặt trong suốt mộtt th
thời gian dài. Có thể kể ra một số nguồn cấpp nnước cho nước
dưới đất như sau:





Mưa

Dòng chảy bề mặt
Hồ, ao, kho chứa nướcc
Cấp nước nhân tạoo (vd: ttưới vượt quá khả năng giữ ẩm của đất)

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa
GVHD: ThS. Nguyễnn Kim Chung

25


×