Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

BÁO CÁO TRÌNH DỰ ÁN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN GTZ KIÊN GIANG CẢI THIỆN SẢN XUẤT VÀ THU NHẬP CHO NGƯỜI NÔNG DÂN TỪ CÂY TRÀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 43 trang )

BÁO CÁO
TRÌNH DỰ ÁN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN GTZ KIÊN GIANG

CẢI THIỆN SẢN XUẤT VÀ THU NHẬP CHO NGƯỜI NÔNG DÂN TỪ CÂY
TRÀM

BÁO CÁO KỸ THUẬT
John Simpson
12 – 26 tháng 2 năm 2009

1


Nội dung
Lời cám ơn
3
Từ viết tắt và thuật ngữ sử dụng
4
Tóm tắt thực hiện
5
Bối cảnh
6
Thảo luận
12
Kết luận ...................................................................................................................... 15
Tóm tắt các hành động đề xuất
15
Sách tham khảo
17
Phụ lục 1 (Ghi chú về cây tràm – sinh thái)
18


Phụ lục 2 (Ghi chú về cây tràm – môi trường)
22
Phụ lục (Ghi chú về cây tràm – lâm sinh)
24
Phụ lục 4 (Ghi chú về cây tràm – ý kiến và kết luận)
26
Phụ lục 5 (thiết lập khu thử nghiệm a nedler wheel với cây tràm)
39

2


Lời cám ơn
Tư vấn rất biết ơn những người đã hỗ trợ trong khi thực hiện nhiệm vụ này. Tôi muốn đặc
biệt ghi nhận nỗ lực của Tiến sỹ Sharon Brown (Giám đốc Dự án GTZ) vì đã chuẩn bị
chuyến đi và làm cho chuyến đi này rất thành công. Tôi muốn gởi lời cám ơn chân thành
đến những cán bộ kỹ thuật - Ông Nguyễn Tấn Phong và Ông Huỳnh Hữu To, những người
đã sắp xếp chương trình liên quan và thích thú và tranh thủ thời gian đi cùng tôi trong
nhiều chuyến đi thực địa. Cám ơn Bà Cấn và Cô Đào vì đã hỗ trợ hành chính. Cám ơn các
cán bộ cao cấp của tỉnh, các nhà khoa học, chủ kinh doanh, những người trồng tràm tư
nhân, các quản lý xí nghiệp và nông dân, những người đã dành thời gian và cung cấp
thông tin cho tôi. Tất cả những điều này đã làm cho chuyến đi của tôi thành công.

3


Từ viết tắt và các thuật ngữ được sử dụng
ASS
Cm
DBH

DOB
DUB
FSIV
Ha
LX
M
Mai
m2
m2/ha
m3
m3/ha
m3/ha/an
pH
Provenance
SED
Soils - suHAP
- tSAP
- hanSAP
- sTAP

Đất phèn sắt
Cen ti mét
Đường kính ngang ngực (130 cm so với mặt đất)
Đường kính ngoài vỏ cây
Đường kính trong vỏ cây
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Héc ta
Long Xuyên
Mét
Tăng trưởng trung bình hằng năm

Mét vuông
Mét vuông trên héc ta
Mét khối
Mét khối trên héc ta
Mét khối trên héc ta trên một năm
Độ axít của đất hoặc của nước
Sự khác nhau về địa lý và gen bên trong một loài
Đường kính ở đầu ngọn
sulphuric Humaquepts
Typic Sulfaquepts
hydraquentic Sulfaquepts
Sulfic Tropaquepts

4


TÓM TẮT THỰC HỊÊN
Mục tiêu chung của nhiệm vụ này là tư vấn phương pháp cải thiện sản xuất và thu nhập từ
việc trồng tràm (Bảng mô tả chi tiết, xin xem Phụ lục 1). Tư vấn họp với cán bộ dự án và
tư vấn ở Hà Nội vào ngày 13 và 14 tháng 2 năm 2009. Tư vấn đã trình bày phần quan
trọng về sinh thái, tác động môi trường và lâm sinh rừng tràm tại hội thảo được tổ chức tại
Rạch Giá vào ngày 20 tháng 2. Sau hội thảo này tư vấn cũng đã tiến hành thêm nhiều đợt
khảo sát nữa và cũng đã dành thời gian tổng hợp ghi chép, có thảo luận với người trồng
tràm ở An Giang và tham quan Phân viện Khoa học lâm nghiệp tại Tp Hồ Chí Minh. Báo
cáo được hoàn tất ở Australia.
Báo cáo đề cập đến bối cảnh cây tràm ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên
Giang nói riêng. Chương trình tham quan được tóm tắt và đã thảo luận tình hình thực tế và
tương lai của rừng tràm. Để rừng tràm phát triển bền vững thì phải công nhận những lợi
ích về môi trường, văn hóa và xã hội của rừng tràm (thông qua chính sách và động cơ thúc
đẩy về tài chính), năng suất và lợi nhuân cần phải được cải thiện thông qua những biện

pháp thay thế có rủi ro thấp và cần phải xây dựng thị trường mới có giá trị cao. Đã tiến
hành nhiều thử nghiệm để mô tả phạm vi nhiều lựa chọn lâm sinh nhằm làm tăng giá trị
trồng cây thông qua việc trồng cây có kích thước lớn hơn phù hợp với những hình thức sử
dụng cuối cùng có giá trị cao. Tư vấn cũng đã trình bày danh sách các hoạt động trong
tương lai nhằm cải thiện sản xuất và thu nhập cho nông dân từ cây tràm để giám đốc dự án
xem xét.

5


Bối cảnh
Mục tiêu tổng quát của Dự án ”Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên
Giang” (giai đoạn 1) tập trung vào việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên ở tỉnh Kiên Giang và cải thiện quản lý các khu bảo tồn và rừng thương mại. Nhiệm
vụ này đóng góp vào Thành quả 3 của dự án ‘Xây dựng năng lực và tập huấn chuyên môn
về các hoạt động tạo thu nhập thay thế và cải thiện chuỗi giá trị ở các vùng trọng điểm’.
Mục đích của nhiệm vụ này là tư vấn Sở Khoa học & Công nghệ (DoST) và Sở Nông
nghiệp & PTNT (DARD) phương pháp cải thiện sản xuất và thu nhập từ việc trồng tràm.
Kiên Giang nằm ở phía nam của Việt Nam và là một phần trong đồng bằng sông Cửu
Long (bản đồ 1). Toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long là khu vực bằng phẳng và thấp ngoại
trừ những vùng đồi, núi thấp ở Châu Đốc và Hà Tiên. Đồng bằng sông Cửu Long không
những là khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất ở Việt Nam mà còn là khu vực có diện tích lớn
nhất (41% tổng số diện tích của đồng bằng) bị nhiễm phèn sắt nặng trong toàn quốc. 63%
đất ở tỉnh Kiên Giang bị nhiễm phèn sắt hoặc có nguy cơ bị nhiễm phèn sắt (Anon 1999).
Cây nông nghiệp không mọc tốt trên đất bị nhiễm phèn nặng, nhưng cây tràm (Melaleuca
cajuputi Powell) có thể mọc tốt trên những khu vực đất bị nhiễm phèn này. Rừng tràm là
một phần quan trọng đối với môi trường và kinh tế ở Kiên Giang. Trong 20 năm vừa qua,
khu vực đất có khả năng trồng trọt đã phát triển nhanh chóng và được hỗ bởi hệ thống
kênh rạch tưới tiêu và thoát nước ở phạm vi rộng lớn và dày đặt. Các vấn đề khó khăn
hiện có là sự xâm nhập mặn, quản lý đất bị nhiễm phèn sắt, ô nhiễm nước, thiếu nước ngọt

và lụt lội.

Bản đồ 1. Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long là hệ sinh thái độc đáo từng bao phủ nhiều phạm
vi rộng lớn ở đồng bằng. Những khu vực rừng thích nghi rất tốt với môi trường khó trồng
trọt và chăn nuôi– đất bị nhiễm phèn sắt. Đất bị phèn sắt hoặc đất có khả năng bị nhiễm
6


phèn là những vấn đề khó khăn thực sự nếu những nỗ lực làm tăng hình thức sử dụng sản
xuất không phù hợp thông qua hệ thống thoát nước và sự xáo trộn trong khu vực. Thiên tai
đối với môi trường đã xảy ra bên trong và bên ngoài khu vực như là kết quả của việc thải
khối lượng lớn chất axít vào các nguồn nước và các mạch nước ngầm ở địa phương. Trong
nhiều năm, do áp lực tăng dân số, do các hoạt động trong thời chiến, và việc sử dụng lửa
không phù hợp cho nên các khu vực rừng này đang bị giảm sút trầm trọng về mức độ cũng
như tính phức tạp và điều này dẫn đến áp lực ngày càng tăng đối với các khu rừng còn lại.
(Chung 1992).
Rừng tràm đóng vai trò quan trọng ở vùng châu thổ thông qua:

Tạo nguồn gỗ xây dựng và nhiên liệu.

Cung cấp vật liệu làm thủ công, dầu, mật, thảo dược và các lâm sản nhỏ
khác.

Tạo sinh cảnh phù hợp cho cá và các loài thủy sinh.

Ngăn chặn nhiễm axít ở bề mặt và nước mặt.

Lưu giữ và phục hồi nước ngọt.


Làm giảm thiểu xói mòn và lũ lụt.

Duy trì đa dạng sinh học.

Các giá trị thẩm mỹ.

Địa điểm giải trí và thư giản.

Tổng diện tích rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2006 là 176.295 ha, trong đó,
75% diện tích là rừng sản xuất, 25% diện tích là rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng.
(Nguyen Quang Trung 2008). 47 % rừng tràm do hộ nông dân quản lý. Ở tỉnh Kiên Giang
có 24.421 ha rừng sản xuất (3,9% diện tích tỉnh). Cọc và cừ là sản phẩm chính từ rừng
tràm sản xuất nhưng giá của những sản phẩm này không ổn định. Nguyen Quang Trung
(ibid) ghi chú rằng giá bản cừ 5 loại 2 (loại tốt thứ 2 trong 10 loại) đã giảm xuống từ
15.000 đồng xuống còn 11.000 đồng / cọc cừ từ năm 2003 đến 2006. Điều này có nghĩ là
giá bán giảm từ 50 xuống còn 25 triệu đồng / ha. Tuy nhiên, Tran Thanh Cao (2006) dự
đoán nhu cầu sử dụng cừ sẽ tăng lên cho đến năm 2010 và nguồn cung cấp sẽ thiếu 42
triệu cây cừ so với nhu cầu dự đoán. Nguồn cung cấp cừ bị thiếu hụt này phần lớn là do
việc chuyển những khu vực diện tích rừng sản xuất thành nông nghiệp (trồng lúa) do giá
cả các sản phẩm tràm không ổn định. Biến động về giá trị cừ là do thị trường giảm, tình
hình cung / cầu, và thiếu chính sách và quy hoạch lâu dài, chất lượng sản phẩm thấp và
không ổn định cũng như quản lý rủi ro không phù hợp. Vào lúc này, những sản phẩm thay
thế chủ yếu của tràm có giá trị thấp và được bán với với giá thấp hơn chi phí sản xuất.
Tràm được bán để làm các sản phẩm gỗ bào với giá 380 đồng / kg (tương đương 500.000
đồng m3) được bóc vỏ ở bên đường / kênh rạch.
Trở ngại chính của tư nhân khi đầu tư vào rừng tràm là đầu tư tương đối lâu dài và rủi ro
về mặt quản lý (đặc biệt là lửa) và thị trường trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng
đối với nông dân vốn bị hạn chế về tài chính, nơi đó biện pháp thay thế là trồng lúa là vụ
mùa hằng năm bảo đảm thu nhập thường xuyên hơn.


7


Để rừng tràm trở thành lựa chọn khả năng so với việc chuyển đổi thành nông nghiệp, điều cần thiết là
phải tạo ra gỗ tròn có chất lượng cao phù hợp cho hình thức sử dụng cuối cùng có chất lượng cao.
Với lâm sinh được cải thiện thì đây là điều rõ ràng có thể.

Gỗ tròn có kích thước nhỏ hiện nay không phù hợp với các sản phẩm có giá trị cao phần
lớn là do phục hồi thấp và tỷ lệ cao gỗ non kém chất lượng. Các biện pháp lâm sinh cải
thiện nhằm tạo ra gỗ tròn có kích thước lớn hơn và thân thẳng hơn theo chu tình ngắn với
chi phí tài chính thấp nhất là lựa chọn có thể trong tình hình khó khăn hiện nay. Chất
lượng gỗ tràm rõ ràng phù hợp với các hình thức sử dụng có giá trị cao như đồ mộc, gỗ
ốp, gỗ ghép thanh v.v… nếu hạn chế tối đa sự suy thoái. Những khuyết điểm ở gỗ có thể
đòi hỏi phải có những thay đổi về kỹ thuật lâm sinh và cần có cơ chế xấy nhằm làm giảm
sự co rút gỗ khi tới mùa.
Phát triển rừng tràm bền vững chỉ có thể được bảo đảm thông qua việc triển khai các
chính sách phù hợp và nếu nông dân (những người quản lý 47% tài nguyên) được đảm
bảo thu nhập ổn định.

Tình hình thị trường gỗ không ổn định như hiện nay thực sự làm nản lòng nông dân và cần
phải đưa ra các hình thức thay thế hấp dẫn hơn về tài chính nếu không muốn xảy ra quá
trình chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp. Rừng tràm mang lại lợi ích môi trường to
lớn cho cộng đồng trong môi trường nhạy cảm và khó khăn nhưng những người trồng
rừng thương mại không có lợi về tài chính đối với dịch vụ cộng đồng này. Các chính sách
phù hợp khi dề cập đến sự bất cập này sẽ là động cơ thêm nữa dành cho những cá nhân
quản lý rừng tràm bền vững.
Mục đích chính của nhiệm vụ được phân công này là tham quan nhiều điểm thực địa để
làm nền tảng và điều tra các phương tiện cải thiện sản xuất và thu nhập cho nông dân từ
cây tràm. Tư vấn cũng đã dành nhiều thời gian rà soát và xem xét công trình thử nghiệm
trước đây với các loài cây và tổ chức các chuyến đi đến nhiều địa điểm như (Hòn Đất, U

Minh Thượng và Phú Quốc) để tìm kiếm nguồn cây tràm. Tư vấn cũng đã trình bày tài
liệu quan trọng trong hội thảo được tổ chức vào này 20 tháng 2 năm 2009 tại thành phố
Rạch Giá. Bài trình bày này trình bày tóm tắt sinh thái, các tác động về môi trường, kỹ
thuật lâm sinh đối với cây tràm. Tư vấn cũng tóm tắt những ghi chú quan sát và ý kiến đề
xuất của mình. Bài trình bày bằng slide được đưa ra trong báo cáo này trong phần Phụ lục
1 (Ghi chép về sinh thái rừng tràm), 2 (Ghi chép về tác động môi trường của cây tràm) 3
(Ghi chép về kỹ thuật lâm sinh cây tràm), 4 (Nhận xét và kết luận về rừng tràm). Cần nhận
ra nhu cầu thiết lập nhiều điểm trình diễn nhằm chứng minh cho nông dân các phương
pháp lâm sinh thay thế để quản lý rừng tràm và các kế hoạch công việc đưa xây dựng sau
đó được đính kèm theo báo cáo này ở các phụ lục (Phụ luc 5 trình diễn tỉa thưa, Phụ lục 6
trình diễn về khoảng cách cây (bánh xe Nelder), Phụ luc 7 kết hợp cây tràm và cây tràm
bông vàng, Phụ luc 8 mô hình thử nghiệm bón phân ngắn hạn). Sẽ chuẩn bị những tờ
thông tin đề cập đến nhiều chủ đề có sự cộng tác với các nhà khoa học Việt Nam vào cuối
năm nay. Trong giai đoạn này có thể nhận thấy rằng các tờ thông tin sẽ được chuẩn bị
phục vụ cho các chủ đề sau đây:
 Đất phèn sắt.
 Rừng tràm (sinh thái, các lợi ích về môi trường).
 Biện pháp lâm sinh ở các khu rừng tràm.
 Sử dụng gỗ tràm.
8


Ghi chép thực địa
Tư vấn đến Việt Nam (Hà Nội) vào thứ năm ngày 12 tháng 2 năm 2009, họp với cán bộ
GTZ và các chuyên gia lâm nghiệp khác trước khi đi Rạch Giá vào ngày 15 tháng 2 năm
2009. Tư vấn ở Kiên Giang 5 ngày để thảo luận và kiểm tra các khu vực có liên quan đến
nhiệm vụ được giao trước khi tham dự hội thảo được tổ chức ở Rạch Giá, thứ Sáu ngày 20
tháng 2 năm 2009. Tư vấn đã trình bày phần quan trọng trong hội thảo. Sau hội thảo,
những chuyến kiểm tra thêm nữa và những lần thảo luận với các nhà khoa học và với
những người khác có quan tâm đến việc trồng tràm. Tư vấn trở về Australia vào ngày 26

tháng 2. Chuẩn bị báo cáo cuối cùng và các vấn đề về tài chính được hoàn chỉnh trong
tháng 3 năm 2009.
Thứ tư ngày 11 tháng 2. Đi từ Gympie đến Hà Nội.
Thứ năm, ngày 12 tháng 2. Đến Hà Nội.
Thứ sáu ngày 13 tháng 2. Họp với nhân viên GTZ và những người quan tâm đến việc
trồng tràm (TS. Dart và bà Thúy).
Thứ Bảy ngày 14 tháng 2. Đi thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ nhật ngày 15. Đến Rạch Giá lúc 9:30 am (chuyến bay bị trễ 3 giờ). Đi trang trại trồng
tràm của Ông Huỳnh Hữu To, huyện Hòn Đất. Kiểm tra và thảo luận tỉa thưa rừng tràm.
Kiểm tra mô hình trang tại (Ông Châu / Bác sỹ Lý, ấp Bình Giang, huyện Hòn Đất), các
địa điểm trong tương lai của dự án để thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật lâm sinh
cây tràm.
Thứ hai, ngày 16. Đến Vp Dự án GTZ sau đó đến gặp Phó Giám đốc Dự án, Sở Nông
nghiệp & Phát triển Nông thôn (Bà Hằng). Sau đó, họp tiếp với Sở Tài nguyên & Môi
trường (DONRE) tại văn phòng Giám đốc (TS. Thái Thành Lượm) và Ông Đoàn Hữu
Thắng (Trường Phòng Môi trường). Buổi chiều đi thăm các nhà máy sản xuất đồ gỗ ở
Rạch Giá đánh giá tiềm năng sử dụng gỗ tràm để làm đồ gỗ. Buổi tối được Giám đốc
DONRE và Phó Giám đốc DARD tiếp đón.
Thứ ba, ngày 17. Đi VQG U Minh Thượng với Giám đốc Dự án TS. Sharon Brown và ông
To. Gặp giám đốc VQG (Ông Hưởng) và đi kiểm tra VQG. Kiểm tra các ô đã được xây
dựng để ghi nhận sự phục hồi thảm thực vật sau cháy rừng năm 2002 (3.200 ha bị thui
trụi). Thảo luận về tầm quan trọng trong lịch sử và hiện nay của VQG, quản lý, sử dụng
của du khách, quản lý nước, các hoạt động bên trong vùng đệm.
Thứ 4, ngày 18. Đi xã Đông Hưng B, huyện An Minh với Giám đốc Dự án và Ông To.
Họp với Phó chủ tịch (Ông Lê Hoàng
Nhân) và Phó Bí thư huyện Ông Châu Văn
Nổ và Ông Hà Minh Tuấn (Giám đốc Công
ty Đồ gỗ Phố Hoa) và Ông Huỳnh Văn
Duẩn (nông dân điển hình). Huyện có dân
số 7.971 người, nhưng rất nghèo. Kinh tế

địa phương dựa vào đánh bắt, lâm nghiệp,
mua bán và du lịch sinh thái. Đi tham quan
canh tác kết hợp, lâm nghiệp, xí nghiệp chế
biến của Ông Huỳnh. Tham quan ấp 11 A,
xã Đông Hưng B với 40 xưởng đồ mộc nhỏ
nằm dọc theo bờ kênh với nguyên liệu chủ
Ô phục hồi sau cháy ở VQG U Minh
yếu là cây tràm bong vàng và sử dụng 195
Thượng
nhân công và hỗ trợ 50 gia đình.

9


Đi thăm ấp Văn Sáng, xã Đông Hưng B. Bà
Lê thị Lộc và Ông Lê Văn Lanh quản lý
khu vực trồng xen cây tràm và cây tràm
bông vàng. Khu vực này sẽ là rất quan tâm
khi thiết lập khu vực trình diễn trong khu
vực này để thí nghiệm năng xuất giữa rừng
thuần loài và xen 02 loài khác nhau. Bốn ô
xử lý có thể là: 1. chặt bỏ toàn bộ cây tràm;
2. chặt bỏ toàn bộ cây tràm bông vàng; 3.
giữ tất cả cây tràm và cây tràm bông vàng;
4. tỉa thưa (theo tỷ lệ khu vực gốc đứng của
mỗi loài) cả cây tràm và cây tràm bông
vàng để cho ra tổng khu vực gốc đứng
tương đương với hình thức xử lý 1 (giữ cây
tràm).
thứ năm ngày 19. Đi trang trại Ông Lượm,

huyện Hòn Đất cùng với Ông To để kiểm
tra ô thí nghiệm loài cây tràm / cây lai. 03
loài lai là Melaleuca cajuputi (Hon Dat) x
M. leucadendra (Wiepa); (Melaleuca
cajuputi (Vinh Hung) x M. leucadendra
(Wiepa); (Melaleuca cajuputi (Vinh Hung)
x M. leucadendra (Wiepa) F2; và 2 thuần
(M. leucadendra (Wiepa) và M cajuputi
(Hon Dat) đang được thử nghiệm ở 6 điểm
nhân giống. Thí nghiệm này được thiết lập
vào tháng 7 năm 2002 (hiện nay là 6.5
năm) và toàn bộ xử lý tốt nhất là xử lý F2
nhưng vài cây rất tốt và mọc tốt được trình
bày đặc biệt là phần xử lý cây M. leucadendra.

Rừng tràm và cây tràm bông vàng ở Đông Hưng B

M. leucadendra 6.5 years, Hon Dat

Đi tham quan lâm trường Hòn Đất
(giám đốc Ông Phúc và Phó Giám đốc
Ông Đỗ Quyên). Rừng tràm 2.900 ha –
chủ yếu là M. cajuputi nhưng có vài cây
mọc nhanh là M. leucadendra dọc theo
bờ kênh. Đất bị phèn sắt nặng và ngập
lên đến 50 cm trong thời gian 03 tháng.
Lâm trường đã được thành lập cách đây
7 năm (2002) và tiếp nhận thêm 30.000
từ dự án phát triển Kiên Tài (19922000). Lâm trường quản lý các mức
nước (bằng cách bơm nước vào mùa

khô và mở các cống vào mùa mưa). Sự
mô tả kỹ thuật lâm sinh cơ bản có liên
Cây tràm 7 tuổi ở Lâm trường Hòn Đất
quan đến việc trồng cây tràm giống ở
mức độ từ 20 đến 25.000 / ha (cắt cỏ,
mé nhành và chọn lọc) cho đến 3 tuổi. Tỉa thưa từ 8 đến 10.000 cọc sau 03 năm.

10


Thứ sau, ngày 20. Tư vấn trình bày phần chính tại hội thảo tại Rạch Giá. Những bài trình
bày bằng PowerPoint được tư vấn trình bày và được đưa vào tài liệu này như tài liệu phát
tay. Các phụ lục bao gồm Phụ lục 1 (Ghi chép về sinh thái cây tràm), 2 (Ghi chép về tác
động môi trường của cây tràm), 3 (Ghi chép về kỹ thuật lâm sinh của cây tràm), 4 (ý kiến
nhận xét và kết luận về rừng tràm). Ghi chú tóm tắt này được thực hiện trên MS WORD.
Bản đồ, hình ảnh, đồ thị và bảng không được đính kèm trong tài báo cáo này nhằm giảm
giảm kích thước tài liệu này.
Thứ bảy ngày 21 tháng 2. Đi Dương Đông. Kiểm tra các khu rừng tràm tự nhiên (nguồn
gốc xuất xứ ở Phú Quốc được thử nghiệm rộng rãi về thành phần loài / các ô thí điểm
nguồn gốc xuất xứ ở An Giang và Kiên Giang). Tổng hợp ghi chép và báo cáo.
Chủ nhật ngày 22 tháng 2. Đi từ Rạch Giá đến Tp Hồ Chí Minh.
Thứ hai ngày 23 tháng 2. Chuẩn bị báo cáo vào thảo luận với Bà Thúy, người trồng tràm
với diện tích lớn ở tỉnh An Giang.
Thứ ba ngày 24 tháng 2. Đi tham quan Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Thảo
luận với Ông Trần Thanh Cao (Phó Giám đốc), Ông Vũ Đình Hưởng (sau cuộc họp với
Ông Nguyễn Quang Trung – Phó Giám đốc FSSIV tại hội thảo Rạch Giá để thảo luận
nghiên cứu có liên quan đến tràm đang được thực hiện và đang được nhân viên viện lập kế
hoạch.
Thứ tư, ngày 25 tháng 2. Rời khỏi Việt Nam. Tư vấn trở về Australia và đến vào ngày Thứ
năm ngày 26 tháng 2 năm 2009.

Thảo luận
Rừng tràm chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ diện tích đồng bằng (0,5%), tuy nhiên
rừng tràm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương và đóng góp đáng kể về
mặt môi trường, xã hội và văn hóa trong khu vực. Trong 6 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu
Long, tỉnh Kiên Giang đứng thứ ba chiếm (24.421 ha) năm 2006 về phạm vi rừng tràm sản
xuất, tiếp sau Long An (60.881) và Cà Mau (29.760) (Nguyen Quang Trung 2008). Rừng
sản xuất chiếm 3,9% tổng diện tích ở Kiên Giang.
Phần lớn đất trong các khu rừng sản xuất ở Kiên Giang là đất bị nhiễm phèn sắt cấp tính,
ngập sâu trong nước từ (30-60 cm) từ 3 đến 6 tháng trong năm. Phần lớn là các loại đất
nhiễm phèn sắt cấp tính (đối lập với đất phèn sắt tiềm năng). Cây tràm là cây duy nhất phù
hợp với những điều kiện trồng trọt cực kỳ khắc nghiệt. Cây tràm được trồng để lấy gỗ mà
không có tác động sâu rộng trong địa bàn cũng như không thiệt hại đối với môi trường.
Melaleuca cajuputi ssp cumingiana là loài tràm đặc hữu đối với khu vực này. Tuy nhiên,
cũng có nhiều loài có cùng nguồn gốc xuất xứ có khả năng sinh sản và sinh trưởng tốt ở
nhiều điều kiện khác nhau. Lựa chọn và triển khai loài M. leucadendra có chất lượng tốt
hơn sẽ góp phần cải thiện năng suất và thu nhập cho nông dân địa phương. Ở Kiên Giang
hiện nay đang có sinh chất nguyên bào, nhưng cần phải sử dụng vật liệu gien cải tiến này
sau khi đã có sẵn và sau khi chỉ định giá hạt giống / cây giống.
Trồng rừng tràm để lấy cừ chịu rủi ro tài chính rất cao. Cơ cấu giá cừ tràm không ổn định
(giá cừ 5 – loại tốt thứ nhì đã giảm xuống từ 15.000 đến 11.000 đồng giữa năm 2003 và
2006 (Nguyen Quang Trung 2008) và kết quả là nhiều nông dân chặt trắng rừng và chuyển

11


sang đất nông nghiệp (trồng lúa). Việc chuyển đổi này dần dần đi cùng với chi phí môi
trường cao đáng kể. Thêm vào đó, các loại đất này, sau trồng tràm là để trồng lúa nhưng
lúa cho sản lượng thấp. Hiện nay do không có cơ chế đền bù cho những người tư nhân
hoặc lâm trường quốc doanh cho những dịch vụ môi trường hoặc các lợi ích xã hội nhằm
thiết lập và quản lý rừng tràm để lấy cừ, cho nên nếu may mắn lắm thì có lãi rất ít. Việc

chuyển đổi đất có khả năng tiếp diễn nếu không giới thiệu kỹ thuật lâm sinh cải thiện về
gen và không thiết lập được những thị trường tiềm năng có lợi hơn.
Năng xuất cây tràm với việc quản lý tối ưu từ 4 đến 13 tấn / ha so sánh với 4 đến 30 tấn /
ha đối với các khu rừng trồng các loài cây gỗ cứng và gỗ mềm mang tính công nghiệp
(Simpson 1995). Những dữ liệu này đề xuất rằng trong khi những giới hạn rõ ràng này có
thể hạn chế năng suất trong khu vực, thì có thể trồng rừng với năng suất cao hơn và nếu
cải thiện vật liệu gen và áp dụng các kỹ thuật lâm sinh thì có thể cải thiện năng suất (và lợi
ích) đến mức độ có thể được chấp nhận hơn.
Các khu rừng tràm trồng không có khả năng cạnh tranh với các khu rừng trồng tràm bông
vàng hoặc cây cây bạch đàn ở các khu vực khác như khu vực đất ẩm ướt hoặc đất không
có hệ thống thoát nước hoặc đất bị hạn chế về dinh dưỡng. Kích thước của những khu
rừng trồng này hiện đang tăng lên nhằm sản xuất gỗ chip có giá trị tương đối thấp. Do chi
phí trồng, chi phí thu hoạch và bóc vỏ (lao động bằng tay) và giá cả thấp (380 VND/kg
(ca. 0.5 x 106 VND/m3?) thì cây tràm không phải là lựa chọn sống còn nếu đem cạnh tranh
với thị trường gỗ chip. Tuy nhiên, hiện có những khuyến khích và quan tâm đang tăng lên
đối với việc vật liệu trồng phục vụ thị trường có giá trị cao như gỗ xẻ và gỗ ốp. Gỗ tràm
rất hấp dẫn và phù hợp các hình thức sử dụng đầu cuối có giá trị cao như sản xuất đồ gỗ.
Những hạn chế chính là gỗ có kích thước nhỏ và độ co rút của gỗ. Gỗ có kích thước nhỏ là
do sự phục hồi thấp sau khi chặt và tỷ lệ cao gỗ non dưới mức mong đợi. Hình thức trồng
số lượng nhiều cây giống liên tục này trên mỗi đơn vị ha (10.000 đến 20.000 cây giống
/ha) và tỉa thưa xuống còn 5.000 cây /ha sau 3 năm sẽ dẫn đến nhiều trảng rừng có hàng
ngàn cọc có giá trị thấp và nhỏ ở độ tuổi luân phiên, thông thường là 7 năm.
Gỗ của rừng cây nhiệt đới hiện nay rất đắt để làm đồ gỗ, có giá từ 18 và 60 x 106 đồng /
m3 tùy thuộc vào loại lên đến từ 8 đến 10 x 106 đồng / m3 trong năm 2004. Mặc dù diện
tích bảo tồn và rừng phòng hộ có tăng lên và việc cấp chứng chỉ rừng đang tiến triển thì
giá gỗ từ rừng mưa được trong đợi là sẽ tăng lên. Rõ ràng là có cơ hội cho những người
trồng cây tràm khi nhu cầu gỗ cứng ngày càng cao để sản xuất hàng hóa ở đầu cuối có
chất lượng cao. Trong khi gỗ từ rừng mưa bán với giá trị cao thì đã có sự khác biệt khá lớn
về giá cả giữa cây tràm và cây rừng nhiệt đới (từ 1 đến 10 so với 18 đến 60 x 106 đồng /
m3). Tạo ra gỗ tràm có kích thước lớn sẽ là lợi thế cạnh ở thị trường giá trị cao này. Tuy

nhiên, vài người trồng cây bạch đàn (đặc biệt là Nam Mỹ) và cây tràm bông vàng cũng lại
chuyển sang những thị trường có giá trị cao này. Trong khi đó cạnh tranh thay nhằm thay
thế gỗ rừng mưa đang tăng lên thì có thể xây dựng những thị trường ngách về gỗ tràm xẻ
hấp dẫn về kinh tế. Việc hạ giá nhanh gỗ bào và hoạt động xây dựng, kết quả của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu hịên nay sẽ có tác động ngược lại với những thị trường gỗ có giá trị
cao này. Tuy nhiên, nhắm vào các thị trường có giá trị cao với các cơ chế lâm sinh được
thiết kế để sản xuất gỗ xẻ trong vòng luân chuyển tương ngắn dường như là triển vọng tích
cực cho các rừng trồng tràm với nhiều có hội tốt hơn có tồn tại hơn về kinh tế thay vì phụ
thuộc vào thị trường bán cọc tràm không bền vững hoặc sản phẩm có giá trị thấp như hiện
nay ví dụ như củi đốt, than đá hoặc gỗ bào.

12


Nếu cơ chế gỗ xẻ là lựa chọn được ưu
tiên thì khẩn thiết cần phải có nghiên cứu
kỹ thuật lâm sinh để giải quyết các vấn đề
này chưa được giải quyết trong các
chương trình trước đây là trồng cây tràm
để có cọc nhỏ là chủ yếu. Cần thử nghiệm
và trình diễn các cơ chế khác nhau. Đầu
tiên cần phải tiến hành điều tra trong số
Thử nghiệm tỉa thưa, Hòn Đất (1.000 cây /ha)
các khu vực cần phải điều tra khoảng
cách và tỉa thưa nhằm tạo ra vài cây có kích thước lớn, phát hiện ra những cây có kích
thước tự do theo đơn vị diện tích. Thử nghiệm tỉa thưa đã được dự án thiết lập thành mô
hình trình diễn trong lô rừng tràm 5 năm tuổi ở Hòn Đất. (báo cáo thiết lập hiện có sẵn ở
chỗ Ông To). Xử lý thử nghiệm tỉa thưa từ 20.000 đến 8.000 4.000 2.000 hoặc 1.000 cây /
ha.
Chưa xác định bất kỳ ghi nhận nào về thử nghiệm khoảng cách trên toàn bộ các khoảng

cách trồng. Có ý kiến đề nghị rằng nên thiết lập khu thí điểm thiết kế khoảng cách theo hệ
thống nhằm xác định khoảng cách tối ưu đối với cơ chế tạo gỗ xẻ. Áp dụng trồng 10.000
đến 20.000 cây / ha dường như phung phí không cần thiết, đặc biệt nếu triển khai vật liệu
gen được cải thiện (đắc tiền hơn). Thiết lập hệ thống bánh xe Nelder Wheel/Fan sẽ là
những phương tiện trình diễn lý tưởng mô tả ảnh hưởng khoảng cách cây đối với quá trình
sinh trưởng của cây. Sẽ chuẩn bị kế hoạch thực hiện thí nghiệm như vậy trong tương lai
gần. Thử nghiệm khoảng cách nên được thực hiện trong phạm vi từ 1.000 đến 10.000 cây /
ha và cây M. leucadendra được sử dụng là loài thử nghiệm là điều tốt nhất. Nên lựa chọn
một khu vực hoàn chỉnh (có thể ở trang trại mô hình của Ông Châu và Bà Lý) và chuẩn bị
sẵn sàng để trồng trong tháng 7 năm 2009.
Bón phân có thể kích thích tăng trưởng nhưng tăng trưởng phù thuộc vào lập địa, loại cây
và thời gian áp dụng bón phân. Cần phải hiểu yếu tố kinh tế của việc bón phân. Thiết lập
thử nghiệm bón phân (ô theo hàng) luân chuẩn ngắn sẽ trình diễn lợi thế (hoặc không có)
khi áp dụng phân bón vào lúc bắt đầu trồng tràm. Thử nghiệm đơn giản ở dạng nhà máy
thử nghiệm các yếu tố N, P và K có hoặc không có vôi có thể đưa ra thông tin quý giá
giúp cho việc chuẩn bị sổ tay kỹ thuật lâm sinh phục vụ cho việc truyền thông kỹ thuật
lâm sinh tạo gỗ xẻ được cải thiện.
Trong những đợt kiểm tra đã tìm thấy khu rừng hỗn hợp giữa cây tràm và cây tràm bông
vàng ở ấp Văn Sáng, xã Đông Hưng
B. Cây của 02 loài này rất khỏe mạnh.
Trong khi đó việc phối hợp trồng 02
loại này không phổ biến ở Kiên Giang
thì hai lâm phần này đại diện một cơ
chế lâm sinh thay thế có thể. Đây sẽ
là điều quan tâm khi sử dụng khu vực
này là mô hình trình diễn kết hợp các
loài cây và có thể quan trắc sự thao
tác trong các hợp phần trong các lâm
phần này. Nên điều tra khả năng thiết
lập 04 khu xử lý (1. Kiểm soát, 2. loại

bỏ cây tràm bông vàng, 3. Loại bỏ
Cây tràm trồng xen lẫn với tràm bông
cây tràm 4. Tỉa thưa cả cây tràm và
vàng ở ấp Văn Sáng, Xã Đông Hưng B

13


cây tràm bông vàng) (theo tỷ lệ diện tích khu vực gốc) nhằm để lại khu vực gốc tương tự
như trong khu xử lý 2) sẽ đưa ra dữ liệu lý thú về phát triển khu rừng hỗn hợp và đưa ra cơ
bản để thí nghiệm phục vụ cho các nghiên cứu tương lai (dựa vào trường đại học).
Quản lý rừng tràm bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long nên được xem là ưu tiên với các
lý do về xã hội, văn hóa, môi trường và kinh tế cho người dân địa phương cũng như cho
cộng đồng ở mức độ rộng hơn nhiều. Làm cách nào để có thể đáp ứng những ưu tiên này
là điều vượt ra ngoài phạm vi của nhiệm vụ được giao này, tuy nhiên để cải thiện năng
suất và lợi nhuận của rừng thì đây chính là liên kết chủ yếu nhằm giúp đạt được mục tiêu
này. Không những chỉ là các khu rừng tràm tốt benign về quản lý / suy thoái môi trường
thì những khu rừng này là những ô các bon đáng kể và có tác động có lợi đối với biến đổi
khí hậu. Định lượng sự đóng góp những khu rừng này đối với chu trình các bon toàn cầu
sẽ giúp bảo đảm tương lai các khu rừng tràm ở Kiên Giang.
Các kết luận


Rừng tràm đóng vai trò chính trong các hoạt động văn hóa, xã hội, môi trường và
tài chính ở tỉnh Kiên Giang.



Quản lý bền vững những khu rừng này sẽ phụ thuộc vào các quyết sách và tăng
năng suất và cải thiện, ở mức độ rủi ro thấp, tính hấp dẫn về mặt kinh tế của các khu rừng

trồng.



Nhắm đến các thị trường có giá trị cao với các cơ chế lâm sinh được thiết kế nhằm
tạo ra gỗ xẻ có liên quan đến chu trình tương đối ngắn sẽ là triển vọng trong tương lai cho
các khu rừng tràm trồng với nhiều cơ hội tốt hơn về kinh tế hơn là chỉ phụ thuộc vào thị
trường bán cọc cừ không ổn định hoặc các sản phẩm giá trị thấp như củi đốt, làm than đá
hoặc gỗ bào.



Đã đề xuất phạm vi nghiên cứu / các sáng kiến trình diễn nhằm đề cập (một phần)
sự không đầy đủ về dữ liệu khoa học để tạo ra những cơ chế lâm sinh có giá trị cao đối với
những khu rừng tràm trồng.



Định lượng sự đóng góp của các khu rừng tràm trong chu trình các bon toàn cầu sẽ
giúp bảo đảm tương lai của các khu rừng tràm ở Kiên Giang.

Tóm tắt các hoạt động được đề xuất trong tương lai
Đã tiến hành đề xuất nhiều khu thử nghiệm nhằm trình diễn cho nhiều khán giả về các lựa
chọn lâm sinh khác nhau. Những khu trình diễn này được giữ tương đối đơn giản và được
thiết kế với ngân sách hạn hẹp và chủ yếu tập trung các cơ chế tạo gỗ xẻ mà qua đó chưa
có hoặc có rất ít dữ liệu khoa học. 04 hoạt động được tóm tắt dưới đây:


Tờ thông tin cho nhiều độc giả khác nhau có cái nhìn tóm tắt các chủ đề khác
nhau. Có ý kiến đề nghị rằng tư vấn cùng với các nhà khoa học người Việt Nam dự thảo

những tờ thông tin có liên quan đến rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long. Các chủ đề
bao gồm:

14


Đất phèn sắt của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Rừng tràm (sinh thái, những lợi ích về môi trường).
Kỹ thuật lâm sinh của rừng tràm.
Sử dụng gỗ tràm.


Thử nghiệm tỉa thưa ở Hòn Đất. Ông To gần đây thiết lập thử nghiệm tỉa thưa (5
sao chép trong 5 trường hợp xử lý) trên trang trại của Ông To ở Hòn Đất. Cần phải thiết
lập các ô bằng lưới trong mỗi khu xử lý và cũng cần thiết lập các đo đếm thực hiện. Báo
cáo thực hiện đề cập chi tiết các quy trình được sử dụng nhằm thiết lập ô thử nghiệm và
tóm tắt dữ liệu đo đếm ban đầu.



Đề xuất rằng thử nghiệm khoảng cách (Nelder Wheel/Fan) cần phải được thiết lập
nhằm trình diễn tác động khoảng cách giữa sinh trưởng, hình dáng và những đặc tính gỗ
của từng loài cây. Tư vấn sẽ giúp về phần kế hoạch công việc cho các ô thử nghiệm này
trong tương lai. Cần phải kiểm tra và quy hoạch khu vực cơ bản nhằm trồng cây trong ô
thử nghiệm trong tháng 6 năm 2009.



Ý kiến đề xuất rằng thử nghiệm bón phân ngắn ngày để trình diễn các lợi ích về sử
dụng phân bón và bổ sung đất trong khi thiết lập các khu rừng tràm trồng. Tư vấn sẽ chuẩn

bị đề xuất kế hoạch công việc này cho việc thử nghiệm này trong tương lai với quan điểm
là khu thử nghiệm được thành lập trong tháng 6 năm 2009.



Điều tra các khu rừng hỗn hợp các loài cây sẽ một điều quan tâm. Lô rừng phù hợp
với điều tra này đã được xác định ở xã Đông Hưng B. Thiết lập 04 ô quan sát với chi phí
thấp nhằm kiểm tra sự thao tác các loại rừng hỗn hợp cây tràm / tràm bông vàng.



Vài thông tin đã có sẵn (Simpson 1995 và Phân viện Khoa học Việt Nam) về việc
tạo ra sinh khối ở các khu rừng tràm. Rà soát dữ liệu có sẵn và thu thập dữ liệu đo đếm
thêm nữa (đặc biệt dữ liệu có liên quan đến các cơ chế lâm sinh tăng cường để tạo ra gỗ
tròn có chất lượng cao), phân tích dinh dưỡng và các bon v.v… sẽ đưa ra nền tảng giúp
xác định số lượng vai trò của các khu rừng tràm trong việc hấp thụ các bon và biến đổi khí
hậu. Thông tin này sẽ là giá trị trong việc hỗ trợ quản lý bền vững những khu rừng tràm
này.

15


Sách tham khảo
Anon. 1999. Afforestation technology on acid sulphate soils in the Mekong Delta.
Proceedings of a seminar organised by JICA and FSSIV, Ho Chi Minh City, 20-22
December 1999.
Chung Vi Tri. 1992. Development of melaleuca forests on ecosystems in the Long
Xuyen Quadrangle, time mark 1965-1986. Project report prepared by resource and
Environment Centre, FIPI, Hanoi. 22pp.
Nguyen Quang Trung. 2008. Melaleuca timber resource potential and its use orientation

in Kien Giang. FSIV report to Vietnam-German Cooperation Program – Kien Giang
Biosphere Reserve Project. 33 pp.
Simpson, J.A. 1995. The melaleuca research program and results to date. In papers
compiled by Poynton, S.A. and Simpson, J.A. from the National Technical Workshop
‘Forestry Based Development of the Long Xuyen Qudrangle, Mekong Delta, Vietnam’.
Held in Long Xuyen, An Giang province, Vietnam 3-5 August 1995. Sponsored by
AusAID and Mekong River Commission. 19 pp.

16


PHỤ LỤC 1
Trình bày (.ppt) 1
Ghi chép về sinh thái cây tràm Melaleuca
GHI CHÚ: Nhằm làm giảm kích thước file cho nên không đưa hình ảnh, bản đồ, đồ thị và
chi chép trình bày – bản sao bài trình bày đầy đủ được giữ ở Văn phòng Dự án ở Rạch
Giá.

17


Ghi chú về
SINH THÁI, KỸ THUẬT LÂM SINH & MÔI TRƯỜNG
Của
rừng tràm

SINH THÁI

 Bối cảnh
 Sinh thái


Các chương

Phân loại học, phân bố, hệ sinh thái, các giá trị, mùa sinh trưởng, lửa.
 Các tác động đến môi trường.
 Kỹ thuật lâm sinh.
 Lựa chọn loài, lựa chọn địa điểm, sinh trưởng và thu hoạch.
 Ý kiến & đề xuất.


Bối cảnh – cây tràm
 Chức năng và các giá trị.

Khu vực sinh sản của các loài chim nước.

Bảo vệ dòng suối và ven biển.

Lọc chất lắng đọng trầm tích.

Giảm axít (Al và S).

Cung cấp lương thực, củi đốt, gỗ, chất tannin, dầu, nước, nước uống.
 Đe dọa và tác động

Bị suy thoái nghiêm trọng trong chiến tranh – phục hồi đáng kể.

Đất bị nhiễm phèn ngập nước.

Sự xâm nhập mặn thông qua việc mất rừng ngập mặn.


Ô nhiễm từ các hoạt động của con người (hóa chất, chất thải, phân, xói mòn)

Các chương trình đập thủy điện ở đầu nguồn theo kế hoạch.

Xung đột giữa việc phân phối các nguồn nước ở thượng nguồn.
 Các nỗ lực bảo tồn.

Thúc đẩy bảo tồn theo công ước RAMSAR.

Chính phủ Việt Nam khuyến khích hợp tác và nhận thức của cộng đồng.

18


SINH THÁI








Phân loại học
Phân bố các loài cây có gỗ.
Hệ sinh thái rừng tràm.
Các giá trị (cây gỗ, rừng và môi trường).
Mùa sinh trưởng.
Lửa.
____________________________________________________________

PHÂN LOẠI HỌC

 Họ - Myrtaceae (also Eucalypts)
 Sự liên kết (chổi chai, cây làm giấy và cây trà).
 17 chi chủ yếu các chi chính bao gồm Melaleuca, leptospermum, callistemon
______________________________________________________________
Rừng tràm ở Australia





170 loài, 29 phân loài, 8 giống, 2 hình thức và 1 loài lai.
Kích thước – cây bụi nhỏ đến cây gỗ lớn.
Các loài lấy gỗ như M. leucadendra, M. quinquenervia, M. argentia, M. cajuputi
______________________________________________________________
Rừng tràm





Loài địa phương: Melaleuca cajuputi Powell subsp. cumingiana (Turez.) Barlow MS
Các phân loài khác như cajuputi MS và platyphylla Barlow MS
Theo Barlow (1987) Proc. Ecol. Soc. Aust. 15: 239-247.

Phân bố cây tràm M. cajuputi
______________________________________________________________
Hệ sinh thái cây tràm


 Phân bố - các vùng nhiệt đới đến các khu vực miền núi, ven biển ẩm thấp đến các vùng
khô cằn.

 Xuất hiện:

 Từng cây cá thể trong các khu rừng hỗn giao như thảm thực vật mặt đất, cây bụi hoặc cây
trung bình, tán cây cùng chiếm ưu thế hoặc chiếm ưu thế.
 Rừng thuần loài – vài loài chịu đất phèn sắt cấp tícnh và chịu ngập nước.
 Vài loài chống chọi tốt với nhiều khu vực khó khăn (ví dụ như M. cajuputi)
______________________________________________________________
19


Hệ sinh thái cây tràm ở Australia
______________________________________________________________
Hệ sinh thái cây tràm ở Việt Nam
______________________________________________________________
Sử dụng cây tràm

 Cây gỗ: cọc, trụ, gỗ xẻ, làm củi đốt, làm hàng rào, lấy dầu, thuốc nhuộm, sử dụng trong
mỹ thuật (làm hoa, hình bằng vỏ cây tràm, trồng cây trang trí).

 Rừng: mật ong, cá, v.v.., chim, nước, giải trí, vật liệu làm đồ thủ công, thảo dược.
 Môi trường: thẩm mỹ, đa dạng sinh học, bảo vệ đất (ASS và xói mòn), tích và làm mới
nước ngọt, cải tạo khu vực, giảm lụt và bảo vệ vùng ven biển.
_____________________________________________________________
Đặc tính gỗ của cây M. leucadendra

 Nhựa màu vàng – hoa màu tím – xám
 Sợi đan chặt nhau, cứng, tương đối nặng (725-800 kg/m3), khỏe, chịu bền, không có loài






Lyctus nào dễ bị tổn thương.
Có xu hướng ngừng lại (độ co rút theo bán kính và tiếp tuyến cao).
Chậm, răng cưa.
Khó bào, dán keo tốt, gắn ghép tốt, đánh bong.
Làm củi đốt tốt.

______________________________________________________________
Bảo tồn rừng tràm Melaleuca







Ghi chép lịch sử và phân bố rừng tràm.
Xác định sống lượng các đặc tính của khu vực.
Kiểm kê trữ lượng động / thực vật.
Xác định các khu vực bảo tồn và các đặc điểm chính.
Nghiên cứu (những thay đổi theo diễn thế, mùa sinh trưởng của cây, lửa v.v…)
Chuẩn bị kế hoạch quản lý (ưu tiên và quản lý các đặc điểm chính).

______________________________________________________________

20



Mùa sinh trưởng
Đo độ cao ngang ngực - Dendrometer Band
______________________________________________________________
Mùa sinh trưởng
Ngập nước và tăng độ cao ngang ngực

Lửa và cây tràm Melaleuca

 Nhạy cảm với lửa.
 Các khu vực dễ cháy.
 Các chiến lược tồn tại –







Giữ hạt trong lớp bọc bằng gỗ.
Sản xuất nhiều hạt, hạt nhỏ.
2000 - 3000 hạt / gram
Hạt có thể sống được.
Vài loài hình thành lignotubers
Vỏ như giấy / li ê để bảo vệ mầm bên trong.
______________________________________________________________
Lửa và cây tràm
______________________________________________________________
Tái sinh sau lửa

______________________________________________________________
Lửa
______________________________________________________________
Kết luận

 Melaleuca – là chi quan tâm và lớn
 Vài loài thích hợp với nhiều vùng đất khó khăn.
 Loài địa phương M. cajuputi ssp cumingiana
 Rừng tràm địa phương Melaleuca có nhiều hữu dụng.
 Những đặc tính gỗ theo mong muốn.
 Rừng bản địa ít bị tác động còn sót lại.
 Nhạy cảm với lửa.
 Không có mối quan hệ rõ ràng giữa việc tăng kích thước và ngập nước.
______________________________________________________________

21


PHỤ LỤC 2
Trình bày (.ppt) 2
Ghi chú về tác động môi trường của rừng tràm Melaleuca
GHI CHÚ: Nhằm làm giảm kích thước file cho nên không đưa hình ảnh, bản đồ, đồ thị và
chi chép trình bày – bản sao bài trình bày đầy đủ được giữ ở Văn phòng Dự án ở Rạch
Giá.

22


Ghi chép về
SINH THÁI, KỸ THUẬT LÂM SINH VÀ MÔI TRƯỜNG

của cây tràm
và môi trường
______________________________________________________________
Các vấn đề về môi trường

 Chất lượng nước (hiện trạng, xu hướng và các tác động ở dòng chảy).
 Ảnh hưởng từ việc phơi khô độ pH của đất.
 Những thay đổi theo mùa vụ về độ pH trong đất / EC
 Chất lượng nước.
______________________________________________________________
Chất lượng nước
Rừn tràm mang lại nhiều lợi ích về môi trường bao gồm:
Sinh cảnh phù hợp cho chim và cá.
Bảo vệ quá trình axít hóa ở đất bề mặt và nước bề mặt.
Trữ và làm mới nước.
Giảm ngập lụt và xói mòn.
______________________________________________________________
Các ảnh hưởng từ việc phơi đất đối với độ pH trong đất

 Quan trọng là hiểu được ảnh hưởng của việc quản lý nước trong các khu rừng tràm phụ
thuộc vào các điều kiện trồng trọt (pH, Al, độ độc, mất cân bằng dinh dưỡng).
______________________________________________________________
Ảnh hưởng từ việc phơi độ pH trong đất
Lớp xun phít (80-120 cm)
______________________________________________________________
Chất lượng nước

 Quản lý quá trình ô xy hóa bên trong đất là điều quan trọng trong việc kiểm soát chất
lượng nước.
 ASS có tiềm năng thải ra nhiều lượng axít vào trong môi trường.

 Hiểu tốt và nghiên cứu tốt.
 3 khu vực khác nhau đã được trắc quan trong thời gian 15 tháng như là một phần của dự
án LX.
______________________________________________________________

23


Thay đổi theo mùa về chất lượng nước
(trung bình ghi nhận hằng tháng trong thời gian 15 tháng)
______________________________________________________________
Chất lượng nước

 Độ pH trong nước cao được ghi nhận trong các rừng có ao.
 Độ pH trong nước trong các khu vực không có ao thường là thấp và tương đối ổn định
theo thời gian.
 Theo tiêu chuẩn của Australia, nước từ ao thích hợp cho nhiều hình thức sử dụng nhưng
nước từ các khu vực không có ao không phù hợp cho nhiều hình thức sử dụng.
 Độ pH trong nước tương đối có liên quan tích cực với độ ngập sâu của nước.
______________________________________________________________
Kết luận

 Khó khăn trong việc quản lý ASS được công nhận đầy đủ và được các nhà nghiên cứu
Việt Nam nghiên cứu đầy đủ.
 Cây tràm là một trong số ít loài cây có thể mọc thành công ở các khu vực khó khăn và tạo
ra các lợi ích về môi trường, phi thương mại, thương mại.
 Quan trọng là hiểu được các hệ sinh thái cây tràm và các tác động bên trong và bên ngoài
khu vực khi quy hoạch và triển khai các cơ chế phát triển.
______________________________________________________________


24


25


×