Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

TÌM HIỂU CA DAO, TỤC NGỮ VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HC XẢY RA TRONG THỰC TẾ ĐỂ GIẢNG DẠY HÓA HC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 107 trang )

Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

BÁO CÁO ĐỀ DẪN
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHOA TỰ NHIÊN – KỸ THUẬT LẦN THỨ 6
Trần Đức Sỹ
Bí thư Đoàn trường - Bí thư LCĐ khoa Tự nhiên – Kỹ thuật

Liên tục trong những năm qua, phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học của
khoa Tự Nhiên – Kỹ Thuật có những bước phát triển mạnh mẽ. Hội nghị khoa học
sinh viên đã trở thành một hoạt động khoa học truyền thống hằng năm của Khoa. Số
lượng, chất lượng của các đề tài nghiên cứu không ngừng được tăng lên.
Có được sự phát triển mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học, bởi sinh viên đã
hiểu được rằng: nghiên cứu khoa học không chỉ là hoạt động giúp chính sinh viên rèn
luyện các kỹ năng, kỹ xảo, mà còn là hoạt động thiết thực, bổ ích giúp sinh viên tổng
hợp các kiến thức đã học để tạo ra các sản phẩm có khả năng ứng dụng thực tiễn.
Các báo cáo gửi về Hội nghị lần này đều tập trung vào những vấn đề mang tính
thiết thực nhất về các chuyên ngành mà sinh viên đang theo học và nghiên cứu. Đặc
biệt, năm nay các đề tài tập trung vào các chuyên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử,
ngành xây dựng … nhằm vạch ra hướng đi mới, phù hợp với đặc thù của khoa, và
cũng chính là sự định hướng phát triển của trường Đại học Quảng Bình trong những
năm tới. Tuy những ứng dụng của các đề tài nghiên cứu trong dạy học còn chưa được
chú trọng để khai thác triệt để, nhưng ngoài các đề tài nghiên cứu về lý thuyết, có
nhiều đề tài nghiên cứu về thực nghiệm rất công phu, tạo nên được những sản phẩm có
giá trị trong cuộc sống cũng như trong dạy và học. Nếu được sử dụng và khai thác hợp
lý, có thể chúng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là ứng dụng trong
thực tiễn. Như đề tài:“Tổng hợp chất màu cho gốm sứ trên nền khoáng Spinen Magie
Ferit” thể hiện sự dày công nghiên cứu, kết quả có thể sẽ mở ra một hướng mới trong
việc ứng dụng tạo màu trên nền gốm sứ. Hay đề tài: “ Khảo sát, đánh giá hệ thống cấp
điện và điện trở suất của đất làm cơ sở cho nghiên cứu thiết kế hệ thống điện chiếu
sáng khuôn viên trường Đại học Quảng Bình” có thể sẻ là sự hỗ trợ tốt cho việc xây


dựng cảnh quan khuôn viên Nhà trường đang từng ngày xây dựng.
Với những nội dung đó, Hội nghị khoa học sinh viên khoa Tự nhiên – Kỹ thuật
hôm nay sẽ thành công tốt đẹp, khẳng định sự phát triển liên tục của phong trào sinh
viên nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của khoa, nhà
trường, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Thay mặt cho tuổi trẻ khoa Tự nhiên – Kỹ thuật, tuổi trẻ trường Đại học Quảng
Bình, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà trường, Đoàn
trường Đại học Quảng Bình và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường đã quan tâm
1


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

gúp đỡ, tạo mọi điều kiện để sinh viên sớm và thường xuyên được tham gia nghiên
cứu khoa học. Đặc biệt, xin trân trọng cám ơn các thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn
để sinh viên có được những thành công bước đầu như ngày hôm nay.
Đại học Quảng Bình – tháng 4 năm 2013

2


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

TÌM HIỂU CA DAO, TỤC NGỮ VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG
HÓA HỌC XẢY RA TRONG THỰC TẾ ĐỂ GIẢNG DẠY HÓA
HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Lan Anh
Lê Thị Hồng Vân
Lớp: ĐHSP Hóa K52


GVHD: Trần Thị Hoàn

Tóm tắt: Hóa học gắn liền với thực tế đời sống, sản xuất. Đã từ lâu, cha ông ta đã đúc
kết kinh nghiệm từ đời sống, lao động sản xuất thành những câu tục ngữ, ca dao truyền từ đời
này sang đời khác, cho đến nay chúng vẫn còn giá trị quan trọng. Để sinh viên hiểu thêm ý
nghĩa hóa học của những câu tục ngữ, ca dao này và các hiện tượng hóa học xẩy ra thường
xuyên quanh các em nhằm làm tăng hứng thú học tập bộ môn hóa học ở trường THPT là một
việc làm rất cần thiết.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hóa học là một bộ môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm. Mục đích của
môn học là giúp học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao những tri thức hiểu
biết về thế giới, con người thông các bài học, giờ thực hành ...của hóa học. Các hiện
tượng hóa học thường xuyên xảy ra trong thực tế đời sống, sản xuất và nhiều hiện
tượng đã được đúc kết thành các câu ca dao, tục ngữ nói lên kinh nghiệm sản xuất của
ông cha truyền lại cho con cháu. Hóa học là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng
tạo về những ứng dụng phục vụ đời sống của con người, góp phần giải tỏa, xóa bỏ
hiểu biết sai lệch làm ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Để đạt được mục đích của hóa học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hóa
học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy ngoài những hiểu biết về hóa
học người giáo viên dạy hóa học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút, gây
hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh, giúp học sinh hiểu biết các hiện
tương hóa học xảy ra xung quanh mình, góp phần làm tăng lòng yêu thích bộ môn cho
học sinh phổ thông. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài:" Tìm hiểu ca dao, tục ngữ và các
hiện tượng hóa học xảy ra trong thực tế để giảng dạy hóa học ở trường phổ thông
trung học".
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vấn đề được giải quyết bằng cách nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời
sống thường ngày sau khi đã kết thúc bài học. Tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến
thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc gặp hiện tượng đó, học

sinh sẽ suy nghĩ ấp ủ câu hỏi vì sao? Lại có hiện tượng đó.
Trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn có thể áp dụng
vào quan điểm trong từng vấn đề:
3


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Vấn đề 1. Giải thích câu ca dao:
"Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong".
Giải thích: Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. Ở dạng tinh thể ngậm 24
phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim
loại nhôm. Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần
chính là Al2O3), axit sunfuric và K2SO4.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều
trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH) 3
ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước.
Al2(SO4)3  2 Al3+ + 3 SO42Al3+ + H2O

⇄ AlOH2+ + H+

AlOH2+ + H2O

⇄ Al(OH)2+ + H+

Al(OH)2+ + H2O ⇄ Al(OH)3 ↓ + H+
Al2(SO4)3 + 3H2O ⇄ 2Al(OH)3 ↓ + 3H2SO4
Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã kết dính các

hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì
vậy mà nước trở nên trong hơn.
Áp dụng:
- Đây là một ứng dụng quan trọng của phèn chua trong đời sống.
Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục và nước ở các vùng lũ để có nước trong
dùng cho ăn, uống, tắm, giặt.
- Giáo viên có thể nêu vấn đề này trong bài dạy về muối sunfat ở lớp 10, lớp 11 khi
dạy về phản ứng thủy phân hoặc về các hợp chất quan trọng của nhômNgoài ra: Vì
cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng,
phàn là phèn).
Theo y học cổ truyền thì:
Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay
Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy
một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.

4


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu
(các loại xuất huyết).
Vấn đề 2. Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Giải thích:

Do trong không khí có xấp xỉ 80% khí N2 và xấp xỉ 20% khí O2, khi có chớp (tia
lửa điện, kèm theo tiếng sấm) sẽ tạo điều kiện cho N2 và O2 của không khí tác dụng
với nhau tạo ra NO, sau đó là NO2:
C
N2 + O2 3000

 2 NO
Sau đó: 2NO + O2 → 2 NO2
Khí NO2 phản ứng với nước mưa tạo ra axit HNO3:
4 NO2 + O2 + H2O → 4 HNO3
2 HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
4 HNO3 + MgCO3.CaCO3 → Ca(NO3)2 + Mg(NO3)2 + 2 CO2 + 2 H2O
Ngoài ra axit HNO3 tạo ra cũng liên kết với các phân tử khí NH3 (sinh ra do sự
phân hủy của nước tiểu, phân chuồng,…dưới tác dụng của vi khuẩn) tạo muối amoni.
Các ion NH4+ cũng là nguồn phân đạm mà cây có thể đồng hóa được.
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong đời sống.
Vấn đề này có thể xen vào trong bài dạy phân đạm ( lớp 11). Tạo cho học sinh khu vực
làm nông nghiệp có thể kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan sát.
Vấn đề 3. Tại sao có câu tục ngữ: "Nước mưa - cưa trời"
Giải thích:
Hiện tượng này có thể lý giải theo phương diện hóa học là do HNO3, H2SO4 tạo
thành. Chúng vừa là axit mạnh, vừa là chất oxi hóa mạnh nên tác dụng với hầu hết các
kim loại, phá hủy cầu cống nhà cửa được bảo vệ bởi lớp rắn chắc CaCO3.
Ngoài ra, trong nước mưa còn có một số axit khác sinh ra do sự hòa tan các khí
thải của các quá trình tự nhiên, của đời sống và sản xuất như HCl, H2S, SO2, Cl2,… các
khí này tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có
trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo axit khác.
Áp dụng:
Giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh trả lời sau khi dạy xong phần " Sản
xuất axit sunfuric" trong bài " Axit sunfuric, Muối sunfat" (ở lớp 10) hay áp dụng

trong bài " Axit nitric" ( ở lớp 11).
Vấn đề 4. Người xưa có câu:
"Cha truyền, con nối
Thợ nguội dạy con
Muốn lửa đỏ hơn
Ta nên rảy nước".
0

5


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Câu này mang hàm ý khoa học hóa học như thế nào?
Giải thích:
Các ông thợ rèn, theo kinh nghiệm, thường để một cái chổi bằng giẻ tẩm ướt
hoặc bên cạnh có chậu nước khi rèn dao, rựa, cuốc, xẻng,…. Đó cũng là nguyên nhân
người ta gọi ông là thợ nguội đấy bạn ạ!
Thợ nguội đưa thanh sắt vào bếp than hồng để nung nóng đỏ cho mềm mới rèn
được. Thỉnh thoảng trong lúc tôi dao, rựa… thợ rèn nhấp chổi ướt lên bếp than hồng.
Nếu bạn ngồi cạnh sẽ thấy gì? Bạn sẽ thấy lửa đỏ hơn đấy! Bác thợ rèn không hiểu
được hiện tượng hóa học xảy ra, nhưng biết tác dụng thực tế của nó.
Còn tác dụng hóa học là việc của chúng ta:
- Rảy nước làm lửa đỏ hơn là do trên bếp than đang nhiệt độ khá cao, than hồng sẽ khử
nước tạo hỗn hợp khí than ướt theo phương trình:
C
1050

 CO + H2
C + H2 O

Hỗn hợp khí này cháy nhanh, tạo ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt làm cho
nhiệt độ bếp cao hơn, rèn nhanh hơn.
- Mặt khác, CO sinh ra còn khử các oxit bám trên bề mặt thanh sắt, làm thanh sắt mềm
hơn và tăng lượng sắt nguyên chất vốn có!
Áp dụng: Đây là một ứng dụng thực tế của cacbon trong đời sống. Giáo viên nên đề
cập vấn đề này vào bài " Hợp chất của cacbon" ở lớp 11.
Vấn đề 5. Hiện tượng tạo hang động, thạch nhũ với những hình dạng phong phú
đa dạng được hình thành như thế nào?
Giải thích:
Ở các vùng đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí
có CO2 tạo môi trường axit nên làm tan được đá vôi.
Những giọt mưa rơi xuống như vô vàn mũi dao
nhọn, sắc khắc vào đá những đường nét khác nhau.
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
Và xuất hiện quá trình điện li:
Ca(HCO3)2  Ca2+ + 2 HCO3CaCO3  Ca2+ + CO32Theo thời gian dần tạo ra các hang động khi nước có
Ca(HCO3)2 ở đất đá do áp suất và nhiệt độ đột nhiên thấp nên khi giọt nước nhỏ từ từ
có cân bằng:
0

Ca(HCO3)2 ⇄ CaCO3  + CO2  + H2O
Như vậy, lớp CaCO3 lưu lại càng ngày càng nhiều, dày gọi đó là nhũ có màu, hình thù
đa dạng.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy trong các hang động núi đá. Giáo viên có thể
xen vấn đề này trong khi dạy phần " Muối cacbonat" ( ở lớp 11) hay hợp chất của
Canxi ( ở lớp 12).

6



Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Vấn đề 6. Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu viêm,
chữa bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân hạch, sưng loét răng lợi. Nên có câu cao
dao sau:
" Hàn the ngọt, mặn, mát thay
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng".
Vậy hàn the là chất gì ?
Giải thích:
Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc
nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử H2O (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong
suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 900.
Trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa,
bánh phở, bánh cuốn…để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và giòn.
Ngay từ năm 1985 tổ chức thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho thực
phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, trụy tim, co giật và hôn mê.
Natri tetraborat tạo thành hợp chất màu với nhiều oxit kim loại khi nóng
chảy, gọi là ngọc borac.
Trong tự nhiên, borac có ở dạng khoáng vật tinkan, còn kenit chứa
Na2B4O7.4H2O. Borac dùng để sản xuất men màu cho gốm sứ, thuỷ tinh màu và thuỷ
tinh quang học, chất làm sạch kim loại khi hàn, chất sát trùng và chất bảo quản, chất
tẩy trắng vải sợi. Hàn the còn được dùng để bào chế dược phẩm.
Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu viêm, chữa
bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân hạch, sưng loét răng lợi.
Hàn the ngọt, mặn, mát thay
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng.

Áp dụng:Điều này đề cập trong bài một số hợp chất quan trọng của kim loai kiềm
lớp12). Giúp học sinh hiểu được công dụng và tác hại của hàn the để biết cách sử dụng
hợp lí.
Vấn đề 7. Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm
đun hoặc lớp cặn đóng trong phích nước? Cách tẩy lớp cặn này?
Giải thích
Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối
Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hóa học:
t
Ca(HCO3)2 
2 CaCO3  + CO2  + H2O
0

t
Mg(HCO3)2 
2 MgCO3  + CO2  + H2O
CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn.
0

7


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm một lượng giấm ( CH3COOH 5%) và rượu, đun
sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành một lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.
Bạn cũng có thể không cần phải đi mua giấm! Chỉ cần ra vườn lấy quả chanh
hoặc khế chua, quả me,… vắt vào ấm, phích, lắc tráng qua. độ vài giờ sau, chùi nhẹ,
ấm, phíc sẽ sạch trắng!
Bạn cũng cần chú ý là nếu ấm đun bằng nhôm mà dùng nhiều chanh thì thủng đáy nhé!

Áp dụng:
Giáo viên có thể xen vào trong bài giảng về nước cứng (ở lớp 11). Mục đích
cung cấp mẹo vặt trong đời sống cũng góp phần cho học sinh hiểu bản chất của vấn đề
có trong đời sống hằng ngày, và học sinh có thể ứng dụng trong đời sống gia đình
mình, tạo sự hưng phấn trong học tập. Đó là một thí nghiệm học sinh tự làm được.
Vấn đề 8. Ở các vùng đất bị nhiễm phèn, tại sao khi cày lên lại có váng màu vàng?
Giải thích:
Sự hình thành phèn là do lưu huỳnh có trong nước biển theo thuỷ triều vào vùng
nước lợ, còn sắt, nhôm do các sản phẩm phong hoá theo dòng chảy ở dạng phù sa.
Sự hình thành phèn xuất hiện ở vùng nước lợ, có thuỷ triều xâm nhập và có sự
tham gia của vi sinh vật với các giai đoạn sau:
Ion bị khử trong điều kiện thiếu oxy. Trong giai đoạn này phải có đầy đủ chất hữu
cơ để làm nguồn thức ăn cho vi sinh vật.
Sau đó, phản ứng giữa H2S với Fe có trong đất để tạo thành pyrite FeS2 (màu
xám, sét). Giai đoạn này nếu có CaCO3 thì không sinh ra phèn. Nhưng nếu thiếu Ca thì
phản ứng tiếp tục ở giai đoạn 3.
FeS2 nếu có oxy thì bị oxy hoá để tạo thành FeSO4 và H2SO4 theo phản ứng.
2FeS2 + 7O2 + H2O  2FeSO4 + 2 H2SO4
Sau khi đã có axit H2SO4 và FeSO4 thì trong điều kiện có đủ oxy và vi sinh vật
sẽ:
2FeSO4 + H2SO4 +1/2 O2  Fe2(SO4)3 + H2O
Màu vàng rơm chính là màu của Fe2(SO4)3.
Fe2(SO4)3 + 2H2O ⇄ 2FeSO4(OH) + H2SO4
Áp dụng:
Hiện tượng này có thể đưa vào bài dạy một số hợp của sắt (lớp 12).
Lưu ý: Muối sắt (II) khó bảo quản, dễ bị oxi hóa để tạo sắt (III) nên trong phòng thí
nghiệm không có muối sắt (II) nào khác ngoài muối Mohr. Muối Mohr là hỗn hợp
muối kép của sắt (II) và amoni sunfat có công thức FeSO44(NH4)SO4.6H2O, muối này
bền với oxi trong không khí.
III. KẾT LUẬN

Trong đề tài này, chúng tôi đã sưu tầm và giải thích được 20 câu tục ngữ, ca dao,
30 hiện tượng hóa học gần gũi với đời sống, sản xuất, gắn liền với việc giảng dạy hóa
học ở trường phổ thông.
8


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Đã đưa các ví dụ phù hợp vào các bài dạy, thuận tiện cho các bạn tham khảo.
Việc liên hệ, giải thích các câu ca dao, tục ngữ, các hiện tượng hóa học vào dạy
học hóa học ở trường phổ thông sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu của học
sinh, tạo hứng thú học tâp, ý thức thường xuyên tìm tòi, học hỏi và liên hệ và vận thực
tế cho học sinh phổ thông.
Là giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hoá học,
vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu hút được học sinh.
Với thực trạng học hoá học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi
đây là một quan điểm của chúng tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học
hoá học trong thời kỳ mới.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều câu ca dao tục ngữ chúng tôi chưa
sưu tầm được. Chúng tôi mong các bạn đóng góp để đề tài của chúng tôi hoàn chỉnh
hơn.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa hoá học lớp 10-11-12.
[2] Phân phối chương trình môn hoá học phổ thông.
[3] Sách giáo viên hoá học lớp 10-11- 12. (NXB GD)
[4] Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12 (Tập 1,2 NXB GD)
[5] Tạp chí dạy và học hóa học.

9



Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

TRỰC QUAN HOÁ THÍ NGHIỆM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI
TÍNH TRONG DẠY HỌC PHẦN QUANG HỌC VẬT LÍ THCS
Nhóm sinh viên: Võ Thị Thu Hằng; Hoàng Thị Tâm
Lớp: CĐSP Vật lí - KTCN
GV hướng dẫn: Lê Thị Kiều Oanh

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vật lí (VL) là môn khoa học thực nghiệm nên trong quá trình dạy học, giáo viên
(GV) và HS phải tiến hành các thí nghiệm (TN) nhằm tạo niềm tin, phát triển tư duy
và góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS. Khi dạy phần Quang học ở trung học
cơ sở (THCS), với các đặc thù của nó nên đòi hỏi các TN phải được tiến hành trong
phòng tối mới dễ quan sát nhưng điều kiện cơ sở vật chất hiện nay chưa đáp ứng được.
Một vài thiết bị TN có kích thước nhỏ nên HS khó quan sát rõ hiện tượng. Có những
TN đòi hỏi mắt phải điều tiết mạnh và cần quan sát trong thời gian khá dài nên có thể
gây tác hại cho mắt. Bên cạnh đó, rất nhiều bài học trong phần này có các TN được mô
tả bằng lời và minh họa bằng tranh vẽ chứ không thể tiến hành được TN hoặc không
thể tiến hành hết trong thời lượng của một tiết tiết học vì số lượng TN nhiều. Để khắc
phục những hạn chế đó, ta có thể kết nối máy vi tính (MVT) với camera để ghi lại các
TN thực, các hiện tượng VL xảy ra trong tự nhiên hoặc khai thác các TN ảo, TN mô
phỏng được thiết kế bằng các phần mềm khác nhau.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Cơ sở lí luận của việc sử dụng MVT nhằm trực quan hóa TN trong DH VL.
- Thư viện hình ảnh, video clip, TN phần Quang học với sự hỗ trợ của MVT để
trực quan hóa các TN thực.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm, chức năng của TN trong dạy học VL.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận việc sử dụng MVT trong dạy học để trực quan hóa TN
VL ở trường THCS.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các TN phần Quang học ở THCS.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu về sử dụng MVT trong dạy học vật lí.

- Nghiên cứu một số khả năng hỗ trợ của MVT trong trực quan hóa TN phần
Quang học VL THCS.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa vật lí 7 và 9 THCS phần Quang
học.

10


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

NỘI DUNG
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. TN và vai trò của TN trong dạy học VL
1.1.1. Khái niệm
“TN là làm thử theo những điều kiện, nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu,
chứng minh…”
“TN vật lí là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng
của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn
ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận tri thức mới”.
1.1.2. Vai trò của TN trong dạy học VL
- TN góp phần hình thành thế giới quan khoa học cho HS.
- TN giúp phát hiện và khắc phục quan niệm sai lầm của HS.
- TN là phương tiện nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS.

- TN làm đơn giản hóa các hiện tượng vật lí.
- TN góp phần tích cực hóa tư duy người học.
- TN có tác dụng bồi dưỡng một số đức tính tốt cho HS (tính chính xác, tính trung
thực, tính cẩn thận, tính kiên trì).
- TN có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học.
1.2. Trực quan hóa TN với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học phần Quang học VL THCS
Theo Thái Duy Tuyên: “Trực quan là khái niệm biểu thị tính chất của hoạt động
nhận thức, trong đó những thông tin thu được từ các sự vật và hiện tượng của thế giới
bên ngoài nhờ sự cảm nhận trực tiếp của các cơ quan cảm giác của con người”.
Nhận thức của con người phải được bắt đầu từ những tri thức trực quan. Trong dạy
học VL, chính nhờ trực quan mà HS nắm được quan hệ của các đối tượng, đại lượng
trong các hiện tượng, quá trình. Quá trình tiến hành các TN để nghiên cứu các hiện
tượng, xây dựng các định luật, các kiến thức khác trong phần Quang học thường gặp
phải một số khó khăn nhất định: khi nghiên cứu định luật truyền thẳng ánh sáng, định
luật phản xạ ánh sáng … cần phải sử dụng các thiết bị TN sẵn có trong phòng TN. Tuy
nhiên, ở nhiều trường các bộ dụng cụ này còn thiếu, chỉ đủ cho GV làm biểu diễn trên
lớp còn HS không được tự tay làm TN, trong lúc đó cường độ của các nguồn sáng
không đủ mạnh để quan sát rõ hiện tượng xảy ra trong điều kiện bình thường. Hơn nữa,
kết cấu các thiết bị nhỏ nên những HS ngồi phía cuối lớp khó quan sát được hiện tượng.
Việc nghiên cứu đường đi của các tia sáng, chùm sáng, sự tạo tạo ảnh qua các dụng cụ
quang học cũng khó thực hiện để cả lớp quan sát cùng lúc. Để khắc phục những hạn chế
đó, ta có thể:
- Dùng camera kĩ thuật số ghi lại các TN đã thực hiện trước trong phòng TN thành
các video clip. Dùng máy ảnh kĩ thuật số chụp ảnh các hiện tượng quang học xảy ra
trong tự nhiên hoặc các TN liên quan đến sự tạo ảnh qua các dụng cụ quang học thành
11


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học


các file hình ảnh. Như vậy, với máy camera kĩ thuật số, máy ảnh kĩ thuật số ta có thể
ghi lại được các hiện tượng không chỉ trong các TN mà ngay cả các hiện tượng xảy ra
trong tự nhiên.
- Download các video clip, các hình ảnh….để làm nguồn học liệu.
- Sử dụng các phần mềm để mô phỏng TN hoặc xây dựng các TN ảo: với phần
mềm Crocodile physic 6.0 hoặc phần mềm Optics Mar, GV có thể tiến hành được hầu
hết các TN mô phỏng thay cho các TN thực. Với các hiệu ứng hoạt hình của các phần
mềm hiện có như Powerpoint, Macromedia Flash 8.0,… có thể xây dựng được các TN
ảo hoặc TN mô phỏng, tạo các chuyển động trực quan để cả lớp cùng quan sát.
Với nguồn học liệu có được, trong khi tiến hành giờ dạy học, song song với việc
tiến hành các TN biểu diễn của GV hoặc các TN HS tự làm chúng ta chiếu lên màn
hình các giai đoạn, quá trình TN tương tự như đang tiến hành trên lớp hoặc mô tả lại
các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên để cả lớp cùng quan sát.
PHẦN II. XÂY DỰNG THƯ VIỆN HÌNH ẢNH, THƯ VIỆN VIDEO CLIP VÀ
KHAI THÁC CÁC PHẦN MỀM VỀ PHẦN QUANG HỌC VẬT LÍ THCS

2.1. Xây dựng thư viện các hình ảnh
Để xây dựng thư viện các hình ảnh nhằm trực quan hóa các TN trong việc giảng
dạy phần Quang học VL THCS, chúng ta có thể xây dựng các hình ảnh minh họa cho
các hiện tượng, quá trình VL bằng những cách khác nhau. Với sự phát triển của khoa
học công nghệ hiện nay cho phép chúng ta sử dụng máy ảnh kĩ thuật số để chụp lại các
TN, các hiện tượng quang học xảy ra trong tự nhiên khá dễ dàng.

Hình 2.1. Ảnh chụp hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hệ thống mạng máy tính cùng với
các công cụ tìm kiếm trên website cho
phép chúng ta tìm kiếm các thông tin,
dữ liệu dưới nhiều dạng khác nhau như
văn bản, âm thanh, hình ảnh. Các công

cụ tìm kiếm thông dụng hiện nay là:
,
,
,...
Ví dụ: Muốn tìm hình ảnh minh họa
cho hiện tượng phản xạ ánh sáng, ta

Hình 2.2.
Kết quả tìm kiếm từ trang

12


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

khởi động → gõ từ khóa “phản xạ ánh sáng” vào ô tìm kiếm
→ chọn trình duyệt hình ảnh → chọn tìm kiếm hình ảnh → click chuột phải vào hình
ảnh cần lựa chọn → Save Pictute As hoặc dùng phần mềm FastStone Capture để
chụp hình ảnh đó rồi lưu chúng vào thư viện hình ảnh.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng các địa chỉ Website cụ thể. Với địa chỉ
/>=2872 ta sẽ tìm được nhiều hình ảnh phục vụ cho dạy học phần Quang học (Hình 2.3).

Hình 2.3. Một số hình ảnh tìm được từ trang

Địa chỉ là website cung hình
ảnh chụp lại các TN (có định dạng *.jpg) hoặc các hình vẽ về hiện tượng khác nhau
liên quan đến sự truyền ánh sáng qua các dụng cụ quang học và sự tạo ảnh qua chúng.

Hình 2.4. Một số hình ảnh tìm được từ trang - phy.org


Với trang chúng ta
có thể tìm được các hình ảnh động (được thiết kế trên phần mềm Macromedia Flash và
được chuyển thành file *.avi) biểu diễn đường truyền của tia sáng và sự tạo ảnh của
vật qua thấu kính cũng như một số hình ảnh động khác.

Hình 2.5. Hình ảnh động lấy từ trang

Từ địa chỉ của trang />chúng ta tìm được các hình ảnh động (có định dạng *.gif) mô phỏng các TN về hiện
tượng phản xạ và khúc xạ, đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính…

13


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Hình 2.6. Hình ảnh động từ

2.2. Xây dựng thư viện các video clip
Đối với phần Quang học VL THCS, ta có thể tìm được các video clip ghi lại các
TN hoặc các TN về các hiện tượng, quá trình quang học từ nhiều địa chỉ website khác
nhau. Để download được các video clip này, cần sử dụng các công cụ download như
Internet Download Manager, Flashget… Ngoài ra, có thể dùng chương trình ghi trực
tiếp trên màn hình (Camtasia Studio) để lưu lại các video clip không download được.
Các video clip sau khi download về có thể chạy trên các phần mềm khác nhau như
Quick Time, Inter Video WinDVD hoặc các phần mềm thông dụng khác.

Từ địa chỉ />chptr9_optics.htm sẽ download được các đoạn video (có định dạng *.avi và *.mov)
về sự phản xạ ánh sáng qua gương phẳng, sự tạo ảnh của vật qua gương cầu lõm …
Các đoạn video này chạy trên các được trên phần mềm Winnap hoăc Quick Time
Player.


Hình 2.7. Các Video của trang

Từ trang ta download được các
video TN với nguồn sáng laser về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ ánh sáng, TN
khảo sát sự tạo ảnh của vật qua thấu kính, gương phẳng…(có định dạng *.avi, *.mpg).

Hình 2.8. Các Video của trang

Ở địa chỉ của website />&exptid=185 download được những phim TN (có định dạng *.mov) về sự phản xạ và
khúc xạ ánh sáng, sự khúc xạ ánh sáng qua lăng kính, chùm sáng qua thấu kính.
14


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Hình 2.9. Các Video từ trang

2.3. Khai thác các phần mềm
2.3.1. Phần mềm mô phỏng PHENOPT
Phần mềm này được khởi động trong Windows Explore, nhờ kích chuột vào file
Phenopt.exe. Khi đó trên màn hình sẽ cho một cửa sổ chính như hình 2.13.

Hình 2.10. Các chương trình con và giao diện làm việc của chương trình con

Để sử dụng chương trình: Click chuột vào giữa cửa sổ của chương trình để các
chương trình xuất hiện lên trên cửa sổ. Muốn xem chương trình con nào trong cửa sổ
thì di chuyển chuột đến tên chương trình con đó rồi Click chuột trái vào đó. Trong cửa
số của chương trình con, chúng ta thay đổi các thông số để tiến hành các TN mô
phỏng. Muốn thoát ra khỏi chương trình đang dùng, Click chuột trái vào hình mặt

người ở góc màn hình bên phải, phía dưới.
2.3.2. Phần mềm Crocodile Physic
Phần mềm Crocodile Phisycs là phần mềm để mô phỏng các TN VL. Để cài đặt
chương trình này chúng ta thực hiện Double Click vào file CP_605.exe. Sau khi hoàn
tất các thao tác để cài đặt, để khởi động chương trình thì Double Click vào biểu tượng
, trên màn hình sẽ xuất cửa số chính của chương trình và hộp thoại lời chào
“Welcome to Crocodile Physics”. Trên hộp thoại lời chào ta, Click vào New model để
sử dụng các công cụ của Crocodile thiết kế các TN mô phỏng.
Giao diện làm việc của Crocodile Physics có: Phần bên trái (Contents, Part Library,
Propeties) chứa các công cụ, các thí TN mẫu và các hướng dẫn thao thác đối với các TN.

15


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Hình 2.11. Giao diện làm việc của Crocodile Physics

Trong Part Library có nhiều TN mô phỏng đã được thiết kế sẵn, muốn sử dụng TN
nào chỉ cần Click chuột vào để lựa TN đó. Phần bên phải (Scene) là không gian thiết
kế các TN. Để điều khiển Scene thì Click chuột trái vào vị trí bất kì rồi chọn Scene
Properties rồi thiết lập các thuộc tính cho nó. Để sử dụng các công cụ trong Contents
hoặc trong Part library thì chỉ cần chọn đối tượng đó và kéo rê thả vào trong Scene.
Muốn thiết kế các TN mô phỏng cho
phần quang học: vào Part library, Double
Click lên biểu tượng con mắt (Optics).
Khi đó trong phần Optics xuất hiện các
công cụ làm việc bao gồm: Optical
Space (Màn làm nền), Gay Diagram
(Biểu đồ tia), Light Sources (nguồn

sáng), Lences (thấu kính), Miroirs
(Gương), Transprent Object (Vật trong
Hình 2.12.
suốt), Maesurements Tools (Các dụng cụ
TN mô phỏng với phần mềm Crocodile Physics
đo) và Opaque Objet (Vật chắn sáng).
2.3.3. Khai thác phần mềm Optics Mar.03
Phần mềm Optics Mar.03 có thể download miễn phí từ địa chỉ
Sau khi download về máy, chỉ
cần Double Click vào Optic.exe để cài đặt chương trình. Sau khi hoàn tất cài đặt
chương trình thì vào Program → Seasoft → Optic để khởi động chương trình.

Hình 2.13. TN mô phỏng được thiết kế từ phần mềm Optics Mar.03

Thực hiện thiết kế các TN mô phỏng bằng cách rê chuột đến các biểu tượng của
điểm sáng, vật sáng hoặc thấu kính, lăng kính,… ở trên thanh công cụ thao tác (Action
16


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Toolbar) rồi kéo rê thả chúng vào không gian làm việc (Scene) và sau đó vào
Properties điều chỉnh các thuộc tính cho các đối tượng.
2.3.4. Khai thác phần mềm Macromedia Flash và Sothink SWF Decompiler
Phần mềm Macromedia Flash cho phép người sử dụng thiết kế nhiều TN ảo hoặc
các đoạn phim hoạt hình với chương trình Action Cript.

Hình 2.14. Cửa sổ làm việc chính của phần mềm Sothink SWF Decompiler

Để khai thác được các TN được thiết kế từ Macromedia Flash trên các website và

chỉnh sửa theo mục đích sử dụng, cần cài đặt thêm phần mềm Sothink SWF
Decompiler bằng cách Double Click vào file Setup.exe, khi đó cửa số chính của phần
mềm sẽ hiện lên trên màn hình. Để chỉnh sửa một file có định dạng *.swf từ Explore
sau đó đánh dấu vào WSF trên Resouce rồi Click chuột vào Export FLA, cuối cùng
chọn địa chỉ cần lưu file đã chọn để thực hiện lưu.
Sau khi đã chuyển đổi file có định dạng *.swf về định dang *.fla thì khởi động
phần mềm Macromedia Flash để tiến hành chỉnh sửa.

Hình 2.15. Các TN được thiết kế và chỉnh sửa trên Macromedia Flash

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Trực quan hóa thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi
tính trong dạy học phần Quang học vật lí THCS” và dựa trên những kết quả thu được,
đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ban đầu của đề tài đưa ra, chúng tôi đã
thu được một số kết quả sau đây:
- Hệ thống được cơ sở lí luận của việc trực quan hóa TN với sự hỗ trợ của MVT
trong dạy học Vật lí.
- Xây dựng thư viện hình ảnh, thư viện Video Clip và khai thác các phần mềm về
phần Quang học Vật lí THCS.
17


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quang (Tổng chủ biên) (2006), Vật lí 7, NXB Giáo dục.
2. Vũ Quang (Tổng chủ biên) (2006), Vật lí 9, NXB Giáo dục.
3. Phạm Xuân Quế (2004), Bài giảng Sử dụng máy vi tính trong dạy học Vật lí, Trường ĐHSP Hà
Nội.
Các trang web tham khảo:

4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. />
18


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG CHÌ VÀ
ASEN TRONG MỘT SỐ LOẠI RAU TRỒNG Ở HUYỆN
BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
CBHD: Bạch Ngọc Chính

SV: Đinh Thị Hồng

Nguyễn Đức Vượng

Trần Thị Dung
Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Tóm tắt:
Đã tiến hành phân tích, đánh giá hàm lượng Pb và As trong 32 mẫu rau (16 mẫu rau
cải và 16 mẫu rau muống) ở xã Đồng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Kết quả cho thấy
phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định Pb và As có giới hạn phát hiện (LOD),
giới hạn định lượng (LOQ) thấp, độ đúng và độ lặp lại tốt. Hàm lượng trung bình của Pb và
As trong rau cải cao hơn trong rau muống. Đã đánh giá hàm lượng của chúng theo thời gian và
vị trí lấy mẫu cũng như so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ rau xanh ngày càng tăng, vì lợi nhuận nên nhiều
người đã sử dụng nhiều hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học và sử dụng nước
ô nhiễm để tưới rau. Điều này, đã làm cho một số độc tố như dư lượng thuốc bảo vệ

thực vật, một số kim loại nặng có độc tính cao (Pb, As, Cd…) tích lũy vào trong rau
ảnh hưởng đến chất lượng rau sạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người sử
dụng [3, 4, 5].
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là một trong những phương
pháp phân tích có nhiề ưu điểm, được sử dụng phổ biến để phân tích lượng vết các kim
loại ở các đối tượng khác nhau [6]. Xuất phát từ những vấn đề trên, trong bài báo này
chúng tôi trình bày kết quả phân tích, đánh giá hàm lượng Pb và As trong một số loại
rau trồng ở Bố Trạch, nơi cung cấp nguồn rau sạch chính cho thành phố Đồng HớiQuảng Bình.
2. PHẦN THỰC NGHIỆM
2.1 Thiết bị và hóa chất
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử hiệu AA 6800 Shimazu (Nhật) cùng với hệ
ghép nối thiết bị tự động bơm mẫu (ASC-6100) vào lò GFA-EX7. Cân phân tích, máy
nước cất hai lần, các dụng cụ khác.
Các dung dịch chuẩn gốc Pb và As 1000 ppm của hãng Merck chuyên dùng cho
AAS…vv..
2.2 Lấy mẫu nước, xử lý và bảo quản mẫu
19


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Sơ đồ lấy mẫu ở xã Đồng Trạch, Bố Trạch được trình bày trên hình 1, mẫu
được lấy 4 đợt: đợt 1 (25/2/2012), đợt 2 (5/4/2012), đợt 3 (15/5/2012), đợt 4
(6/7/2012). Mỗi đợt lấy 8 mẫu ở 4 vị trí khác nhau, gồm 4 mẫu rau cải và 4 mẫu rau
muống; qui cách lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu theo [7,8].

Hình 1: Sơ đồ lấy mẫu rau trồng ở Bố Trạch-Quảng Bình
Ghi chú: Các mẫu được ký hiệu Cij, Mij trong đó: i = 1  n (thứ tự đợt lấy mẫu), j = 1  m (vị trí lấy mẫu).

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xây dựng đường chuẩn, khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng
Đường chuẩn xác định hàm lượng Pb và As được thể hiện trên hình 2, với Pb
phương trình có dạng: A = 0,0168 C + 0,0359 (với hệ số tương quan R = 0,9991), với
As phương trình có dạng A = 0,0135 C + 0,0119 (với R = 0,9995), trong đó C là hàm
lượng (ppb). Nồng độ của Pb cũng như As có sự tương quan tuyến tính tốt trong
khoảng nồng độ 2 ÷ 15 ppb. Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ)
của phép đo GF-AAS trong phép xác định Pb và As đã được xác định. LOD xác định
Pb là 0,16 ppb và As là 0,18; LOQ xác định Pb và As lần lượt là 0,54 và 0,59 ppb.

20


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học
0.40

0.30
0.35

0.25

0.25

0.20

0.20

0.15

(A)


(A)

0.30

0.15

0.10

0.10

0.05

0.05

0.00
0

0.00
0

5

10

15

5

20


10

15

20

C(ppb)

C(ppb)

(a)

(b)

Hình 2: Đường chuẩn xác định Pb và As (a.Pb; b.As)

3.2. Đánh giá độ lặp lại và độ đúng của phép đo
Độ lặp lại của phương pháp được xác định qua độ lệch chuẩn tương đối (RSD).
Kết quả phân tích Pb (bảng 1) và As của 6 mẫu rau cải (thuộc mẫu C31) và 6 mẫu rau
muống ( thuộc mẫu M31), rồi thêm chuẩn Me (10ppb Pb và 10ppb As đối với 6 mẫu
C31; 20ppb Pb và 20ppb As đối với 6 mẫu M31 ) vào 12 mẫu đó, đem phân tích lại đã
được xác định. Theo Horwitz, khi phân tích những nồng độ cỡ ppb, thì sai số trong nội
bộ phòng thí nghiệm nhỏ hơn ½ RSD tính theo công thức: RSD(%)= 2(1 – 0,5lgC) (C là
nồng độ chất phân tích) thì đạt yêu cầu.
Đối với phép phân tích Pb:
9

RSD Horwitz= 2(1 – 0,5lgC)  2(10,5lg50.10 ) = 25> 0,88.2 ppb
Đối với phép phân tích As:
9


RSD Horwitz= 2(1 – 0,5lgC)  2(10,5lg 40.10 ) = 26> 0,98.2 ppb
Như vậy phương pháp GF-AAS đạt được độ lặp lại tốt khi phân tích Pb, As trong
rau.
Bảng 1: Kết quả xác định độ lặp lại Pb trong các mẫu rau

Ký hiệu
mẫu

Hàm lượng Pb (μg/kg rau tươi)

Hàm lượng Pb trung
bình: X   (p = 0,95; 2)

RSD
(%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

(μg/kg rau tươi)

C31-1

24,49

24,77


24,70

24,65 ± 0,35

0,58

C31-2

24,63

24,43

24,42

24,42 ± 0,54

0,88

C31-3

24,75

24,61

24,78

24,71 ± 0,22

0,36


C31-4

24,50

24,73

24,53

24,58 ± 0,30

0,50

C31-5

24,33

24,40

24,33

24,35 ± 0,10

0,16

21


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học
C31-6


24,54

24,26

24,38

24,40 ± 0,35

0,57

M31-1

48,68

48,52

48,86

48,68 ± 0,42

0,35

M31-2

50,05

50,28

50,07


50,13 ± 0,33

0,27

M31-3

48,75

49,01

49,18

48,98 ± 0,55

0,44

M31-4

49,90

49,78

49,64

49,77 ± 0,50

0,25

M31-5


49,26

49,46

49,37

49,36 ± 0,25

0,20

M31-6

49,00

49,14

49,23

49,12 ± 0,30

0,24

Độ đúng của phương pháp được đánh giá thông qua độ thu hồi. Kết quả phương
pháp xác định hàm lượng Pb và As, độ thu hồi lần lượt đạt từ 98,2  101,1% và 97,5 
99,9%. Như vậy, phương pháp GF-AAS đạt được độ đúng tốt.
3.3. Xác định hàm lượng Pb và As trong rau

Kết quả phân tích hàm lượng Pb và As trong rau ở xã Đồng Trạch huyện Bố
Trạch sau 4 đợt với 32 mẫu được ghi ở bảng 2.

Bảng 2: Kết quả xác định hàm lượng Me trong rau ở Đồng Trạch.

Rau muống
Mẫu Hàm lượng Pb
(g/kg tươi)

Rau cải

Hàm lượng As
(g/kg tươi)

Mẫu Hàm lượng Pb Hàm lượng As
(g/kg tươi)
(g/kg tươi)

M11

29,21 ± 0,38

26,19 ± 0,21

C11

14,06 ± 0,24

7,89 ± 0,08

M12

50,92 ± 0,62


14,57 ± 0,21

C12

9,10 ± 0,19

7,74 ± 0,09

M13

18,71 ± 0,66

5,46 ± 0,06

C13

7,58 ± 0,43

5,61 ± 0,14

M14

28,12 ± 0,60

15,37 ± 0,07

C14

19,96 ± 0,12


5,69 ± 0,19

M21

26,96 ± 0,27

18,53 ± 0,24

C21

13,22 ± 0,26

9,76 ± 0,13

M22

36,29 ± 0,12

13,44 ± 0,25

C22

10,04 ± 0,13

9,29 ± 0,15

M23

15,87 ± 0,16


7,91 ± 0,16

C23

8,80 ± 0,17

6,92 ± 0,10

M24

26,27 ± 0,21

13,74 ± 0,24

C24

17,62 ± 0,14

7,62 ± 0,19

M31

29,57 ± 0,47

22,95 ± 0,30

C31

14,64 ± 0,23


10,78 ± 0,21

M32

43,01 ± 0,17

13,74 ± 0,19

C32

10,45 ± 0,19

8,74 ± 0,20

M33

17,33 ± 0,32

7,96 ± 0,18

C33

9,22 ± 0,17

6,68 ± 0,16

M34

29,29 ± 0,20


18,09 ± 0,14

C34

19,06 ± 0,20

7,62 ± 0,18

22


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học
M41

30,01 ± 0,28

25,16 ± 0,25

C41

13,87 ± 0,23

10,46 ± 0,13

M42

40,86 ± 0,56

15,57 ± 0,32


C42

9,24 ± 0,17

7.25 ± 0,11

M43

17,81 ± 0,44

6,65 ± 0,16

C43

7,68 ± 0,20

5.89 ± 0,12

M44

27,52 ± 0,54

14,79 ± 0,17

C44

16,89 ± 0,22

8,97 ± 0,11


3.4. Đánh giá hàm lượng Pb và As trong rau
Để đánh giá hàm lượng Me trong rau cải theo vị trí và thời gian lấy mẫu, chúng
tôi áp dụng phương pháp thống kê phân tích phương sai 2 yếu tố (ANOVA 2 chiều) [9],
kết quả được ghi ở bảng 3.
Bảng 3: Kết quả phân tích ANOVA 2 chiều của sự biến động hàm lượng Pb,As trong rau cải.

Me

Pb

As

Nguồn
phương sai

Tổng
bình
phương

Bậc
tự do
(f)

Phương
sai

Ftính

Flí thuyết

(p=0,05,
f1=3, f2=9)

Giữa các vị trí (S2A)

249,27

3

83,09

F1 =
124,24

3,86

Giữa các đợt (S2B)

4,35

3

1,45

F2 = 2,17

3,86

2
Sai số thí nghiệm ( STN

)

6,02

9

0,67

Phương sai tổng

259,64

15

17,31

Giữa các vị trí (S2A)

25,06

3

8,35

F1 =
11,85

3,86

Giữa các đợt (S2B)


7,89

3

2,63

F2= 3,73

3,86

2
Sai số thí nghiệm ( STN
)

6,34

9

0,70

Phương sai tổng

39,30

15

2,62

Ftính là giá trị tính toán được, Fli thuyết là giá trị tra bảng(p=0,05; f1=3; f2=9)

S TN là phương sai mô tả sai số của bản thân phương pháp xác định hàm lượng Pb
2

Qua bảng 3 cho thấy: Khi xác định Pb và As có F 1 lần lượt là 124,24; 11,85
đều lớn hơn Flí thuyết (3,86) tương ứng với mức ý nghĩa p = 0,05. Như vậy, các vị trí
lấy mẫu trong mỗi đợt khác nhau có hàm lượng Pb và As trong rau cải ở vùng khảo
sát khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Hay nói cách khác, các vị trí
lấy mẫu có ảnh hưởng đến kết quả phân tích hàm lượng. Ngược lại, giá trị F2 đều
nhỏ hơn Flí thuyết nên hàm lượng Pb và As trong rau cải giữa các đợt lấy mẫu trong
mỗi vị trí không khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p > 0,05. Việc đánh
23


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

giá hàm lượng Pb và As trong rau muống cũng cho kết quả tương tự.
3.5. So sánh hàm lượng Pb, As trung bình trong rau muống và rau cải
Kết quả so sánh hàm lượng Pb và As trung bình trong rau muống và rau cải
được ghi ở bảng 4. Qua bảng cho thấy hàm lượng Pb và As trung bình trong rau
muống cao hơn so với rau cải.
Bảng 4: Các đại lượng thống kê thu được khi đánh giá hàm lượng Pb và As trong rau

Các đại lượng thống kê
Nhóm
khảo sát

min ÷ max,
μg/kg tươi

TB, μg/kg


Rau muống
(n = 16)

Rau cải
(n = 16)

Phương
sai(S2)

Độ lệch
chuẩn(S)
(μg/kg)

RSD
(%)

Pb

29,24

17,33÷ 50,92

7,42

2,72

9,30

As


15,01

5,46 ÷ 26,19

4,23

2,06

13,72

Pb

12.62

7,68 ÷ 19,96

0,67

0,82

6,50

As

7,93

5,61÷ 10,78

0,70


0,84

10,59

Để khẳng định cho nhận xét trên, tiến hành đánh giá so sánh độ lặp lại của hàm
lượng Pb trong 2 loại rau qua chuẩn F (Fischer):

S12
FTính = 2 = 11,07 > F (p = 0,05; f2 = 15; f1 = 15) = 2,86
S2
2
2
2
( S1 và S2 là phương sai của Pb trong rau muống ( S1 = 7,42 μg/kg) và trong rau
2

cải ( S2 = 0,67 μg/kg); có bậc tự do tương ứng là f1 = n1 – 1 = 15 và f2 = n2 – 1 = 15, n1
và n2 là số mẫu của rau muống và rau cải).
Như vậy, độ lặp lại của hàm lượng Pb trong 2 loại rau là khác nhau có ý nghĩa về
mặt thống kê với mức ý nghĩa p < 0,05.
- Tính độ lệch chuẩn chung của 2 loại rau:
2
chung

S

(n1 - 1)S12  (n 2 - 1)S22
=
(n1 + n 2 - 2)


= 4,05  Schung = 2,01μg/kg.

2
2
- Tính giá trị của chuẩn t (ở đây S1 và S2 khác nhau):

TB1 - TB 2
tTính =

1/ 2

 S12
S22 
+


n2 
 n1

= 23,37

(TB1 = 29,24 μg/kg; TB2 = 12,26 μg/kg; n1 = 16 và n2 = 16)
24


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học

Vì tTính = 23,37 > t (p = 0,05; f = 19) = 2,10 nên hàm lượng Pb trung bình trong rau
muống và rau cải là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa p < 0,05.

Kết quả cho thấy hàm lượng Pb trung bình trong rau muống cao hơn so với rau cải.
Vì tTính = 12,75 > t (p = 0,05; f = 21) = 2,09 nên hàm lượng As trung bình trong rau
muống và rau cải là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa p < 0,05.
Kết quả cho thấy hàm lượng As trung bình trong rau muống cao hơn so với rau cải.

3.6. So sánh hàm lượng Pb, As trung bình trong rau với tiêu chuẩn cho phép
về vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết quả so sánh hàm lượng Pb và As trung bình trong rau muống và rau cải được
ghi ở bảng 5 cho thấy: Hàm lượng Pb và As trong các mẫu rau đã khảo sát đều thấp hơn
nhiều giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam. Vì thế có thể khẳng định người dân
yên tâm sản xuất và sử dụng các loại rau cải và rau muống trồng ở nơi đây.
Bảng 5: Kết quả so sánh hàm lượng Pb và As trong rau với tiêu chuẩn Việt Nam

Nhóm
khảo sát

TB, μg/kg tươi

min ÷ max,
(μg/kg tươi)

Độ lệch
chuẩn(S)
(μg/kg)

RSD
(%)

TC cho
phép(µg/kg

rau tươi)

Pb

29,24

17,33÷ 50,9

2,72

9,30

≤ 500

As

15,01

5,46÷26,19

2,06

13,72

≤ 200

Pb

12.62


7,68 ÷ 19,9

0,82

6,50

≤ 500

As

7,93

5,61÷ 10,78

0,84

10,59

≤ 200

Rau muống

Rau cải

Tiêu chuẩn cho phép về an toàn thực phẩm của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN,
1995) đối với Pb là ≤ 500g/kg rau tươi;(TCVN, 1998) đối với As là ≤ 200 µg/kg rau
tươi.
4. KẾT LUẬN
Đã khảo sát giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ), độ đúng,
độ lặp lại của các phép xác định hàm lượng Pb và As trong các mẫu rau. Kết quả cho

thấy, phép xác định có LOD và LOQ nhỏ, độ đúng và độ lặp lại tốt.
Đã áp dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử vào việc xác định hàm
lượng Pb và As trong 32 mẫu rau ở xã Đồng Trạch, Quảng Trạch, Quảng Bình. Hàm
lượng trung bình (µg/kg tươi) trong rau đạt được 12,62 g/kg đến 29,26 g/kg đối với
Pb; 7,93g/kg đến 15,01g/kg đối với As.
Tiến hành đánh giá hàm lượng Pb, As trong rau theo tháng và vị trí. Kết quả
cho thấy hàm lượng chúng trong rau muống và rau cải ở các thời gian lấy mẫu khác
nhau là như nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p > 0,05; còn theo vị trị khác nhau có
hàm lượng khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05.
25


×