Nhà giáo với vai trò đào tạo nguồn nhân lực ở trường phổ thông trung học
Đội ngũ nhà giáo Trung học Phổ thông, lực lượng trực
tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục cấp Trung học Phổ thông (THPT) nhằm đào tạo những con người
phát triển toàn diện. Trong giai đoạn hiện nay, họ có vai trò quyết định chất lượng giáo dục ở Trung
học Phổ thông, góp phần từng bước nâng cao trình độ dân trí, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào
tạo một nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Dương Thị Thuý Nga
Khoa GDCT - ĐHSPHN
Khi nói về vai trò của nhà giáo, Lênin nhấn mạnh: “Đội quân giáo sư phải tự đặt cho mình nhiệm
vụ lớn lao là truyền bá văn minh và trước hết phải là đội quân chủ yếu trong công tác giáo dục XHCN”. Ở
Việt Nam, với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, Đảng và nhân dân ta đã xác định: CNH, HĐH là con
đường tất yếu, hợp quy luật để nước ta “thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực
và quốc tế; giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền của đất nước”. Để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH cần phải nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo được một nhân lực, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng trước hết phải biết nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực “ngay
từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân về các mặt trí lực, tâm lực, thể
lực, các phẩm chất đạo đức – nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn hoá và văn hoá”. Trọng
trách này được giao cho ngành Giáo dục - Đào tạo mà lực lượng chủ chốt là đội ngũ nhà giáo. Nhận thức
được điều đó, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục và được xã hội tôn vinh”, từ đó Đảng và nn ta đã có cảnh sát để động viên, để phát huy vai trò
của đội ngũ nhà giáo, góp phần vào sự tiến bộ của công tác giáo dục nước nhà.
Đội ngũ nhà giáo Trung học Phổ thông, lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục cấp Trung
học Phổ thông (THPT) nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện. Trong giai đoạn hiện nay, họ
có vai trò quyết định chất lượng giáo dục ở Trung học Phổ thông, góp phần từng bước nâng cao trình độ
dân trí, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo một nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vai trò đào tạo nguồn nhân lực của đội ngũ nhà giáo ở các trường
Trung học Phổ thông được thể hiện trên các mặt sau:
Một là, trang bị cho học sinh những tri thức phổ thông, cơ bản và hiện đại về văn hoá, khoa học nhằm
phát triển tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lực.
Trong thời đại khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay đòi hỏi phải có một
nguồn nhân lực với những con người có kiến thức về văn hoá, khoa học theo kịp sự phát triển. Những kiến
thức đó được coi là vốn tri thức tối thiểu bắt buộc đối với nguồn nhân lực. Song việc xác định nội dung và
khối lượng vốn tri thức đó đối với các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục nước ta là một việc rất
phức tạp nhưng lại cần thiết. Các trường THPT cần xác định và trang bị cho học sinh vốn tri thức tối thiểu
bắt buộc để các em có thể tham gia vào nền sản xuất phát triển cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc
tiếp tục học tập trong các trường cao đẳng, đại học. Trước hết, thông qua các môn học và các hoạt động
giáo dục, nhà giáo THPT đã trang bị cho học sinh một cách có hệ thống những kiến thức phổ thông cơ
bản, kỹ thuật, tổng hợp, hiện đại, mang đặc thù Việt Nam về tự nhiên, về kỹ thuật. Sau đó, trên cơ sở hệ
thống những kiến thức đã được trang bị giúp các em hình thành những thao tác khoa học, kỹ năng tư duy
logic và diễn đạt, kỹ năng ghi nhớ, tái hiện, phân tích, so sánh, tổng hợp… Không chỉ dừng lại ở việc dạy
cho các em học sinh “biết được” những kiến thức trong kho tàng tri thức của nhân loại mà đội ngũ nhà
giáo còn dẫn dắt học sinh “cách nhận thức” những kiến thức đó để các em có thể tiếp tục nhận thức các
hiện tượng và sự vật khác ngoài sách vở cũng như trong đời sống xã hội sau này. Vì vậy, việc trang bị cho
học sinh THPT các tri thức cơ bản, phổ thông và hiện đại về văn hoá, khoa học đã góp phần rất to lớn vào
việc chuẩn bị những tri thức nền tảng cho việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng lao động
của nguồn nhân lực này trong tương lai.
Hai là, trang bị cho học sinh Trung học Phổ thông tg quan, tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức
và cách ứng xử có văn hoá.
Học sinh Trung học Phổ thông đang ở đội tuổi phát triển với những diễn biến tâm lý chưa ổn định,
các em rất muốn thử sức và tự khẳng định mình nhưng lại bồng bột, thiếu chín chắn, thiếu kinh nghiệm
sống, mơ hồ về chính trị nên rất dễ bị lôi kéo, bị kẻ xấu lợi dụng. Đội ngũ nhà giáo THPT đã giúp các em
hiểu được các giá trị xã hội cơ bản như: tự do, dân chủ, nhân đạo, công bằng, hạnh phúc, hiểu được lịch sử
dựng nước và giữ nước, bản sứac văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của cách mạng. Giáo dục cho
các em về lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, về đường lối đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn hiện nay, về các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước cũng như các nội dung cơ bản
của Hiến pháp, các đạo luật cơ bản của nươc ta. Có được những hiểu biết trên, sẽ giúp các em biết nhận ra
và trân trọng các giá trị đích thực của xã hội, cộng đồng và gia đình. Biết thực hiện tốt pháp luật , biết sử
dụng đúng quyền tự do cá nhân và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội. Khi đó, sẽ hình thành và tạo lập
cho các em lý tưởng phù hợp với các giá trị cao đẹp của xã hội, mọi hoạt động của các em đều nhằm biến
lý tưởng đó thành mục đích và hoài bão của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Các em tự giác chấp hành
pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể, quy định của nhà trường, thường xuyên rèn luyện tinh thần
yêu nước, tinh thần dân tộc, đấu tranh c hống mọi tiêu cực trong xã hội, trong cuộc sống. Vì vậy, thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện, đội ngũ nhà giáo THPT qua quá trình giảng dạy và giáo dục đã làm cho học
sinh hiểu được các chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội cũng như những phong tục tốt đẹp,
cách cư xử giao tiếp, văn minh, lịch sự. Giúp các em biết vận dụng những điều đã học vào việc phân tích
và xử lý các tình huống đạo đức, biết đánh giá các hoạt động đạo đức của bản thân và những người chung
quanh, biết tự rèn luyện bản thân mình.
Ba là, trang bị cho học sinh những kiến thức về thể chất, an sinh xã hội và quốc phòng nhằm phát
triển các tố chất về thể lực của nguồn nhân lực.
Quá trình CNH, HĐH và xây dựng đất nước hiện nay bắt buộc phải có một nguồn nhân lực với
những con người khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, vui vẻ, yêu đời và chịu được gian khổ. Bởi vì, một sức khoẻ tốt
sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động kể cả hoạt động trí tuệ đạt kết quả cao, trí nhớ, sự cần cù và sức chú ý phụ
thuộc nhiều vào trạng thái chung của sức khoẻ và thể lực. Trong các nhà trường nhiệm vụ này được giao
cho các nhà giáo. ở trường THPT, các em học sinh đang ở giai đoạn đạt được sự trưởng thành về mặt thể
lực nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với yêu cầu thể lực của một nguồn nhân lực. Đội ngũ nhà giáo
ở cấp này trong quá trình giảng dạy các môn học đặc biệt là môn thể dục và các hoạt động ngoại khoá nhứ
inh hoạt chuyên đề về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, về vệ sinh môi trường… đã trang bị cho học sinh
các phương pháp luyện tập, các kỹ thuật cơ bản của thể dục, kiến thức về vệ sinh thân thể… Trên cơ sở
kiến thức được trang bị, tạo cho các em ý thức bảo vệ sức khoẻ trong học tập, lao động và sinh hoạt, bảo
vệ môi trường và các công trình công cộng, rèn luyện thân thể. Bên cạnh đó, đôi ngũ nhà giáo còn trang bị
cho các em một số kiến thức quân sự phổ thông và kiến thức quốc phòng để các em biết được điều lệnh
nội vụ quân sự, có ý thức bảo vệ và sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, trang bị cho học sinh Trung học Phổ thông những kíên thức về lao động, kỹ thuật tổng
hợp, giúp các em hướng nghiệp và chuẩn bị nghề cho tương lai.
Quan niệm của ông cha ta “chọn nghề là chọn cuộc đời, chọn số phận”. Cuộc đời của một con
người có ý nghĩa hay không chính là chỗ bằng lao động của mình đem lại lợi ích cho chính bản thân và
cho người khác. Chuẩn bị bước vào thế giới nghề nghiệp, ở lứa tuổi học sinh nhất là ở cấp THPT các em
phải được chuẩn bị chu đáo về kế hoạch nghề nghiệp, ké hoạch cuộc đời. Các em học sinh THPT chỉ có
thể hiểu rõ “mình”, hiểu rõ “nghề”, đi sâu phân tích “thế giới nghề nghiệp” và “thế giới cái tôi”. Để chọn
nghề cho đúng thì cần có sự giúp đỡ, tư vấn của đội ngũ nhà giáo. Trong quá trình dạy các môn văn hoá,
dạy lao động kỹ thuật và lao động sản xuất, qua sinh hoạt hướng nghiệp và hoạt động ngoại khoá, đội ngũ
nhà giáo giúp học sinh bước đầu làm quen với các nghề khác nhau trong xã hội đặc biệt, hiểu được giá trị
của lao động qua các hoạt động nghề cụ thể. Từ đó giáo dục cho các em tình yêu đối với lao động, thói
quen lao động có kỷ luật, có ý thức tổ chức, tinh thần trách nhiệm trong lao động. Như vậy, vai trò của nhà
giáo chính là trên cơ sở cung cấp kiến thức về lao động, kỹ thuật tổng hợp để giới thiệu nghề, cung cấp
thông tin về nghề nhằm điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của học sinh kho chọn nghề, đồng thời
hướng dẫn học sinh lựa chọn hướng học tập và nghề nghiệp mai sau phù hợp với yêu cầu xã hội và năng
lực của bản thân.
Năm là, giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển khả năng nhận thức cái đẹp và làm nảy nở mọi năng
khiếu về nghệ thuật ở học sinh Trung học Phổ thông.
M. Gorky đã từng nói: Con người, ai cũng có trong mình một phẩm chất nghệ sĩ, một tình yêu đói
với cái đẹp, tình yêu con người và cuộc sống. Điều đó cũng có nghĩa là con người luôn khao khát vươn tới
trình độ thẩm mĩ cao, biểu hiện ở việc họ không những chỉ muốn cảm thụ, hưởng thụ đối với cái đẹp mà
còn luon mong muốn được sáng tạo cái đẹp. Bởi lẽ, cái đẹp luôn tạo ra cho con người những rung cảm
thẩm mĩ đầy đủ nhất, hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, khái niệm về cái đẹp không cố định, nó thay đổi tuỳ theo
thời đại. Ngày nay, dựa trên quan niệm mác xít, cái đẹp phải phù hợp với đời sống thực tế, phải mô tả
trung thành hiện thực, phải thể hiện được sự vươn tới cái mới, cái tiến bộ, phục vụ cho lý tưởng cao đẹp.
Chính vì thế giáo dục thẩm mỹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển con người giàu khả
năng cảm xúc, lĩnh hội thế giới thông qua cảm xúc, giúp con người phát triển hài hoà trên tất cả các mặt tư
duy logic, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Đối với lứa tuổi học sinh THPT, các em hàng
ngày hàng giờ tiếp xúc với sự đa dạng của “cái đẹp” được ngoại nhập (cả tốt, cả xấu) mà sự giao lưu văn
hoá hội nhập đem lại thì việc giáo dục thẩm mĩ cho các em thực sự cần thiết và không thể thiếu được trong
nhà trường THPT. Với phẩm chất, năng lực, uy tín của người thầy, đội ngũ nhà giáo THPT trong quá trình
giảng dạy và giáo dục đã làm cho học sinh hiểu được cái đẹp thiên nhiên và con người, trong văn hoá và
nghệ thuật. Tạo cho các em có khả năng cảm thụ, rung động trước những biểu hiện của cái đẹp và khả
năng ứng xử một cách có tổ chức cuộc lao động và học tập theo quy luật của cái đẹp và biết hành động với
những cử chỉ đẹp… Trên cơ sở đó, hình thành cho học sinh thái độ tôn trọng, yêu quý, giữ gìn bảo vệ cái
đẹp chân chính, lành mạnh, văn minh, đồng thời hình thành cho các em thái độ không khoang nhượng
trước những biểu hiện vô cảm thiếu trung thực, thiếu văn hoá hoặc trước những hành động tiêu cực trong
cuộc sống của con người và xã hội.
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định được vai trò rất quan trọng của đội ngũ nhà
giáo ở các trường THPT trong việc đào tạo học sinh THPT thành một nguồn nhân lực phát triển toàn diện,
với những con người có dạo đức, tri thức, sửa khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và CNXH, chủ động học tập và rèn luyện để góp phần làm rạng rõ non sông đất nước Việt
Nam.