Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH thanh phú phương thiếp giai đoạn 2013 -2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.99 KB, 31 trang )

Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay những người
làm kinh doanh ai cũng muốn tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn cho
mình, hàng loạt các chính sách như quảng cáo, khuyến mãi, giá cả, dịch vụ
chăm sóc khách hàng sau khi mua... Được các doanh nghiệp sử dụng như
một điều tất yếu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Cùng với sự
phát triển của xã hội, hoạt động bán hàng tín dụng thay vì bán hàng thu tiền
ngay là một phương thức thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng. Đặc
biệt là đối với các khách hàng tổ chức thường mua với số lượng nhiều, đặt
hàng thường xuyên. Những khách hàng này không phải lúc nào cũng đáp
ứng được các hợp đồng thanh toán, vì thế bán hàng tín dụng được xem là
chiến lược Marketing của các nhà cung ứng.
Khi chính sách bán hàng tín dụng được thực hiện sẽ làm thay đổi giá trị
tồn kho cũng như khoản phải thu, nói cách khác công ty thực hiện đầu tư
vào khoản phải thu làm phát sinh các chi phí trực tiếp và gián tiếp để thực
hiện khoản phải thu, kết quả lợi nhuận sẽ thay đổi đáng kể do doanh số tăng
lên khi mở rộng tín dụng. Ngoài ra phương thức này còn giúp cho doanh
nghiệp thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường…Về phía khách hàng,
khi công ty thực hiện chính sách bán hàng tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng có được lượng hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh
trong trường hợp chưa thể thanh toán ngay cho doanh nghiệp. Tuy nhiên
việc lựa chọn một chính sách bán hàng tín dụng phù hợp còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tình hình tồn kho, loại sản phẩm của công ty. Nói chung là
doanh nghiệp phải cân nhắc, nghiên cứu đánh giá để lựa chọn chính sách tín
dụng tối ưu cho từng khách hàng.
Công ty TNHH Thanh Phú-Phương Thiếp là công ty chuyên kinh doanh
phân phối các mặt hàng sắt thép đa dạng về mẫu mã chủng loại, kích thước.
Với tính chất phân phối rộng rãi, quy mô lớn công ty đã thực hiện chính sách


bán hàng tín dụng qua nhiều năm. Trong thời gian thực tập tại công ty em
nhận thấy rằng để công ty ngày càng thu hút được nhiều khách hàng mới,
duy trì mối quan hệ thường xuyên đối với khách hàng cũ trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt này thì việc thay đổi, hoàn thiện chính sách tín dụng của
công ty là điều hết sức cần thiết. Đó là lý do em chọn đề tài: “giải pháp hoàn
thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai
đoạn 2013-2015”
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp
cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Duy Phương cuối
cùng em cũng đã hoàn thành bài báo cáo của mình nhưng vì thời gian thực
tập còn ngắn và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ
Page 1


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

không trách khỏi những thiếu sót,rất mong sự góp ý của thầy cô và quý công
ty để đề tài được hoàn thiện hơn
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái quát chung về bán hàng tín dụng
1.1.1 Khái niệm:
Bán hàng tín dụng là khả năng mua hàng hóa hay dịch vụ với lời hứa
thanh toán bằng hình thức trả chậm.
1.1.2 Vai trò:
• Chính sách bán hàng tín dụng có một ảnh hưởng nhất định đến
doanh thu. Nếu những đối thủ cạnh tranh của chúng ta mở rộng
tín dụng cho khách hàng trong khi chúng ta không làm gì thì
chính sách tín dụng của chúng ta sẽ ảnh hưởng không tốt đến
kết quả marketing của công ty. Tín dụng là một trong những

nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm của công ty.
• Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp kiểm soát các
khoản phải thu không vượt mức làm dòng ngân quỹ giảm và
các khoản chi phí tăng lên.
• Chính sách tín dụng tối ưu sẽ xác định mức hợp lý những khoản
phải thu tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của công ty. Bên
cạnh đó chính sách tín dụng cũng phần nào tác động đến hoạt
động mua hàng của khách hàng kích thích họ mua nhiều hàng
hóa của công ty hơn. Nhờ vậy ngoài yếu tố giá cả, chất lượng
sản phẩm, bán hàng tín dụng cũng có tác động nhất định đến
lượng tiêu thụ hàng hóa.
• Chính sách tín dụng còn giúp cho khách hàng gắn bó với công
ty hơn, duy trì được mối quan hệ thường xuyên với khách hàng
truyền thống và kiếm thêm khách hàng mới
1.2 Nội dung của bán hàng tín dung
1.2.1 Tiêu chuẩn tín dụng
Tiêu chuẩn tín dụng chỉ ra sức mạnh và độ tin cậy mà một khách hàng
phải đáp ứng với chất lượng tín dụng. Được sử dụng như là những căn
cứ cho việc quyết định chấp nhận hay từ chối một yêu cầu tín dụng.
Về mặt lý thuyết, hãng nên đưa ra mức tiêu chuẩn thấp, mở thời hạn
bán chịu lâu hơn có thể chỉ đối với những khách hàng mà mức lợi
nhuận từ việc tăng doanh thu lớn hơn chi phí tăng thêm từ khoản phải
thu. Về mặt thực tế, một công ty khi mở rộng tín dụng sẽ phải cân
nhắc khả năng sinh lợi mà tín dụng mang lại
Lợi nhuận tăng thêm = thu nhập tăng thêm – chi phí tăng thêm

Page 2


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn

2013-2015

Tiêu chuẩn tín dụng là yếu tố liên quan đến sức mạnh tài chính và
mức độ tín nhiệm tín dụng do công ty cung cấp cho mỗi khách hàng,
phải đảm bảo rằng họ có thể hưởng mức tín dụng do công ty cung cấp
cho những khách hàng như vậy. Nếu khách hàng thanh toán trễ hơn
thời hạn quy định thì khách hàng đó vẫn được mua sản phẩm dịch vụ
của công ty nhưng phải thanh toán ngay hoặc thời hạn thanh toán
ngắn hơn. Yếu tố quan trọng khi xác định tiêu chuẩn tín dụng là các
khách hàng thường hay thanh toán chậm sẽ có nhiều rủi ro giống như
tổn thất nợ khó đòi
 Hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng
Tiêu chuẩn tín dụng của công ty là cơ sở để xác định những khách
hàng nào đủ điều kiện tín dụng đưa ra và giá trị tín dụng mà mỗi
khách hàng sẽ được nhận là bao nhiêu. Cơ sở để thiết lập tiêu
chuẩn tín dụng dựa trên kết quả đo lường chất lượng tín dụng của
khách hàng. Các phương pháp được sử dụng đẻ đo lường chất
lượng tín dụng thường được sử dụng trong thực tế như sau:
• Hệ thống điểm số tín dụng:
Mặc dù các quyết định tín dụng đưa ra hầu hết mang tính
chủ quan nhưng nhiều công ty cũng cố gắng xây dựng hệ
thống điểm số tín dụng dựa trên phân tích hồi qui tương
quan bội. Chẳng hạn điếm số tín dụng là hàm số mà các biến
số gồm: số lần trả lãi (TIE), tỷ lệ thanh toán nhanh (Rq),
thông số nợ (D/A) và số năm hoạt động kinh doanh (Yb)
Ví dụ: Một công ty xây dựng hệ thống điểm số tín dụng để
đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng như sau:
Score = 3.5(TIE) – 25(D/A) + 1.3(Yb) thì
Tiêu chuẩn tín dụng của công ty như sau:
- Score < 40: chất lượng tín dụng thấp và áp dụng tín dụng

hạn chế
- 40 <= Score <= 50: chất lượng tín dụng trung bình
- Score > 50: chất lượng tín dụng cao và áp dụng tín dụng
không hạn chế
Như vậy mỗi công ty sẽ có hệ thống cho điểm tín dụng khác
nhau tùy thuộc vào yếu tố đánh giá và trọng số của mỗi yếu
tố. Hệ số này thường được xây dựng dựa trên mối tương
quan của các chỉ tiêu ngành và được điều chỉnh thường
xuyên phù hợp với mỗi thời kì cụ thể.
• Hệ thống 4C

Page 3


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

Theo phương pháp này chất lượng tín dụng của khách
hàng được đánh giá qua bốn yếu tố của khách hàng
sau:
- Đặc điểm (Character): khả năng trả nợ và trách nhiệm đối
với các khoản nợ
- Vốn (Capital): các điều kiện và hiệu suất tài chính
- Thế chấp (Collateral): khả năng thế chấp tài sản để đảm
bảo tín dụng
- Điều kiện (Conditions): các xu hướng kinh tế, khu vực
địa lý và thành phần kinh tế
Các thông tin về bốn yếu tố này có thể thu thập từ hồ sơ lưu
trữ khách hàng hoặc đánh giá của các chuyên gia có kinh
nghiệm...Thông qua việc đánh giá bốn chính sách, người

quản trị tín dụng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về chất
lượng tín dụng của mỗi khách hàng hay nhóm khách hàng.
1.2.2 Thời hạn tín dụng:
Là khoản thời gian kể từ lúc một khoản tín dụng được cấp cho đến lúc nó
được hoàn trả xong. Thời kỳ này có khác nhau giữa ngành công nghiệp này
so với ngành công nghiệp khác và nó dao dộng trong khoảng 30 ngày đến
120 ngày.
- 2/10 Net 60: nghĩa là thời hạn tín dụng là 60 ngày kể từ
ngày ghi trong hóa đơn, nếu khách hàng thanh toán trong
phạm vi 10 ngày đầu thì sẽ được hưởng suất chiết khấu
2% trên giá bán.
- 2/10 EOM, Net 60: nghĩa là thời hạn tín dụng cho phép
60 ngày kể từ ngày ghi trên hóa đơn, nếu khách hàng
thanh toán trong phạm vi 10 ngày đầu trước cuối tháng
thì được giảm giá 2%.
- 2/COD, Net 60: thời hạn tín dụng 60 ngày, nếu thanh
toán ngay thì được hưởng chiết khấu 2%
- Net 60: thời hạn tín dụng cho phép là 60 ngày
Khi thời hạn tín dụng tăng đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào các
khoản phải thu, nợ khó đòi sẽ tăng lên cao hơn và chi phí thu tiền bán hàng
cũng tăng lên nhưng doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều hơn khách hàng
mới và doanh số sẽ tăng, lợi nhuận cũng tăng.
1.2.3 Chính sách chiết khấu:
Chiết khấu tiền mặt là một bộ phận nằm trong thời hạn tín dụng
Lý do sử dụng chiết khấu tiền mặt:
 Nhằm đảm bảo đẩy nhanh tốc độ thu tiền
Page 4


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn

2013-2015

 Nhằm định giá cao hơn đối với những khách hàng muốn kéo dài
thời hạn trả tiền
Khi khách hàng được đề nghị thời hạn tín dụng mà bao gồm cả chiết khấu
tiền mặt sẽ có hai sự lựa chọn: có thể là thanh toán đầy đủ hóa đơn vào cuối
thời hạn tín dụng hoặc thanh toán ít hơn một khoản bằng mức chiết khấu
trong thời kỳ thực hiện chiết khấu. Trong trường hợp khác, khách hàng có
thể mua được hàng hóa tương tự. Vì vậy sự khác biệt giữa thanh toán không
và có chiết khấu là tác động của lãi suất mà nhà cung cấp đưa ra.
Công thức tính toán chi phí lãi suất mà khách hàng không nhận chiết khấu
tiền mặt mà thay vào đó trả vào cuối kỳ là:
K = d/(1-d) * 360/(Cp – Dp)
Trong đó: k: suất chiết khấu
d: phần trăm chiết khấu
Cp: thời kỳ tín dụng
Dp: thời kỳ chiết khấu tiền mặt
1.2.4 Chính sách thu nợ:
Chính sách thu nợ: chỉ ra các thủ tục mà theo đó để công ty thực hiện việc
thu tiền đối với các hóa đơn hay khoản nợ đến hạn. Biến số cơ bản của chính
sách thu nợ là giá trị kỳ vọng của thủ tục thu nợ. Đó là sự cân nhắc giữa chi
phí việc thực hiện thu nợ với việc giảm tỷ lệ mất mát và rút ngắn thời hạn
thu tiền.
Thủ tục thu nợ: thường bao gồm một trình tự hợp lý cho các giải pháp mà nó
áp dụng cho các hóa đơn quá hạn. Các biện pháp có thể sử dụng như: gọi
điện nhắc nhở, gửi thư yêu cầu, viếng thăm hoặc nhờ pháp luật can thiệp.
Sau đây là thủ tục thu nợ đối với các hóa đơn quá hạn
Thời gian quá hạn Giải pháp cụ thể
10 ngày
Điện thoại nhắc nhở các hóa đơn đã đến hạn thanh toán

và yêu cầu trả tiền
30 ngày
Gửi thư hoặc fax kèm theo thông tin hóa đơn thúc giục
trả tiền và khuyến cáo có thể làm giảm uy tín trong các
yêu cầu tín dụng
60 ngày
Cho người viếng thăm, khẳng định thông báo cuối cùng
và thông báo hủy bỏ tín dụng, khuyến cáo có thể nhờ
pháp luật can thiệp
90 ngày
Chuyển vào nợ khó đòi, nếu giá trị khoản nợ lớn thì có
thể nhờ pháp luật can thiệp
Như vậy, tiến trình thu nợ không thể phát sinh thêm chi phí mà có thể làm
giảm mối quan hệ và mất lòng khách hàng tốt có lý do chính đáng cho sự
chậm trễ của họ. Các khách hàng thường muốn kéo dài thời hạn thanh toán,
Page 5


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

nhưng lại không muốn phải đối phó với ngân hàng nhờ thu hay pháp luật.
Trong khi các công ty lại muốn thu hồi khoản nợ quá hạn sớm hơn để hạn
chế mất mát.
Tóm lại, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách thu nợ đều có ảnh hưởng
đến doanh số và kỳ thu tiền, tỷ lệ mất mát. Chính vì vậy, người quản trị phải
xem xét tác động của các thay đổi trong chính sách thu nợ cùng với các thay
đổi trong các biến số tín dụng khác để xây dựng một chính sách tín dụng hợp
lý nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của quản trị khoản phải thu.
1.3 Phân tích yêu cầu tín dụng

1.3.1 Thu thập thông tin:
Thu thập thông tin là bước đầu tiên trong tiến trình phân tích tín dụng. Là cơ
sở để xử lý và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, vì vậy yêu cầu
nguồn thông tin thu thập phải chính xác và cung cấp kịp thời. Các công cụ
để thu thập thông tin bao gồm:
- Các báo cáo tài chính của khách hàng
- Các đánh giá của các cơ quan tín dụng và cơ quan tư vấn
hành chính
- Thông tin lưu trữ của công ty về khách hàng
1.3.2 Phân tích tín dụng:
- Các doanh nghiệp không được phép đối sử phân biệt giữa
các khách hàng bằng cách tính giá cả khác nhau. Doanh
nghiệp cũng không được phép phân biệt bằng cách tính
cùng giá nhưng cung cấp điều kiện tín dụng khác nhau
giữa các khách hàng
- Phân tích tín dụng là quá trình xác định, đánh giá khả
năng thanh toán hóa đơn của khách hàng và khả năng đó
được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn 4C
Có một số phương pháp được sử dụng để điều tra khách hàng có ý định
thanh toán nợ của họ như thế nào. Một trong những phương pháp đó là phân
tích tín dụng, tức là phân tích thời gian thực hiện thanh toán các khoản nợ
của khách hàng trong quá khứ. Trên cơ sở phân tích chúng ta sẽ phân loại
khách hàng thanh toán thành các nhóm: các khách hàng có uy tín luôn luôn
thanh toán đúng hạn và nhóm khách hàng thanh toán chậm để có thể đưa ra
những giải pháp cụ thể.
1.3.3 Quyết định tín dụng:
a) Quyết định mở rộng tín dụng
Sau khi đã tiến hành các phân tích cần thiết. Nhà quản trị cần đưa ra các
quyết định tín dụng: trước hết là có gửi hàng và mở tín dụng hay không?
Nếu lượng bán lặp lại thì phải thiết lập thủ tục gì để đánh giá lại. Mỗi khi

Page 6


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

nhận được đơn hàng trong đó cần xác định mức tín dụng đó là giá trị cao
nhất mà công ty có thể hợp tác với khách hàng nào đó. Chủ yếu là mức
rủi ro mà công ty tự cho phép để thực hiện với một khoản tín dụng nào
đó. Mức tín dụng đó cần phải định kỳ đánh giá lại để giữ một sự phát
triển tương ứng với khoản nợ
Thuận lợi và bất lợi khi mở rộng tín dụng:
 Thuận lợi:
- Doanh số bán hàng tăng lên, giảm lượng hàng tồn kho
không cần thiết
- Duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng truyền
thống và tìm kiếm thêm khách hàng mới.
- Tạo danh tiếng và làm cho khách hàng mua thường
xuyên hơn.
- Các thủ tục cấp phát tín dụng tương đối đơn giản
 Bất lợi:
- Vốn đọng lại trong hàng hóa mà khách hàng đã mua.
- Có thể phát sinh chi phí tiền lãi mà công ty vay để mở
rộng tín dụng
- Một số khách hàng thanh toán trễ và dẫn đến mất mát
không đòi được.
- Phát sinh thêm các chi phí mở rộng tín dụng và thu hồi
nợ.
b) Quyết định về thời hạn tín dụng:
Thời hạn tín dụng là khoản thời gian kể từ lúc khoản tín dụng được cấp

cho đến lúc nó được hoàn trả xong.
Thời hạn cấp tín dụng tùy theo từng ngành kinh doanh và tùy doanh
nghiệp, tuy nhiên khi thiết lập thời hạn tín dụng các doanh nghiệp đều
phải xem xét các yếu tố sau:
 Xác suất về tình trạng khách hàng sẽ không trả tiền:
Trong trường hợp khách hàng là những doanh nghiệp thuộc những
ngành có rủi ro cao, hay là những doanh nghiệp có vị thế tài chính
yếu thì cần áp dụng những điều kiện tín dụng hạn chế nhằm loại bỏ
rủi ro.
 Độ lớn của khoản tín dụng:
Đối với những khoản tín dụng có giá trị nhỏ thì thời gian bán chịu
sẽ nhỏ hơn và đây là những giao dịch tốn kém với những khách
hàng kém quan trọng.
 Tính chất đặc trưng của hàng hóa:
Nếu hàng hóa có giá trị thấp và thuộc loại mau hỏng thì không nên
áp dụng chính sách bán hàng tín dụng.
Page 7


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

Độ dài của thời gian cấp tín dụng có tác dụng đến giá cả, thời gian
càng dài thì giá cả càng cao và ngược lại.
Việc mở rộng thời hạn tín dụng cho khách hàng còn phụ thuộc vào
việc xác định thời hạn tín dụng tối thiểu và thời hạn tín dụng tối
đa.
 Thời hạn tín dụng tối thiểu: Được xác định dựa trên cơ sở:
+ Thời hạn tín dụng của đối thủ cạnh tranh
+ Kỳ thu tiền bình quân hiện tại của công ty

+ Chu kỳ kinh doanh của nhóm khách hàng tốt nhất
 Thời hạn tín dụng tối đa: Được xác định dựa trên cơ sở:
+ Đặc điểm kinh doanh sản phẩm, tiêu dùng sản phẩm
+ Khả năng tài chính của khách hàng
+ Chức năng của khách hàng
 Thời hạn tín dụng tối ưu:
Giao động giữa thời hạn tín dụng tối thiểu và thời hạn tín dụng tối
đa. Vậy để xác định thời hạn tín dụng tối ưu ta lập bản sau:
Chỉ tiêu
Công thức
Mô tả
Thời hạn tín dụng
Là những thời hạn tín
dụng trong khoảng
thời hạn tín dụng tối
thiếu và tối đa
Doanh số bán tín
Doanh số bán tín
dụng
dụng có được khi
thay đổi thời hạn tín
dụng, doanh số này
được dự kiến dựa trên
kế hoạch kinh doanh
của công ty
Doanh số bán tín
Khi tăng thời hạn tín
dụng tăng thêm
dụng thì doanh số
tăng lên bao nhiêu.

Được xác định dựa
váo khách hàng mua
của công ty bao nhiêu
và đối thủ cạnh tranh
bao nhiêu
Thu nhập tăng Doanh thu tăng Phần doanh số tăng
thêm
thêm*(1 – tỷ lệ chi thêm khi thay đổi
phí biến đổi)
thời hạn tín dụng
(không tốn định phí).
Page 8


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

Kỳ thu tiền bình (KPT/doanh
quân
thu)*360

Đây là lợi nhuận tăng
thêm của công ty
Khoản thời gian sẽ
thu được khoản tiền
bán trước đó

Khoản phải thu

(doanh

thu*
KTTBQ)/360
Vốn đầu tư vào KPT tăng thêm*chi Là những thiệt hại do
khoản phải thu tăng phí biến đổi
cấp tín dụng
thêm
Chi phí thu nợ tăng % thu nợ* doanh Do khoản phải thu
thêm
thu tăng thêm
tăng khi doanh số
tăng nên công ty tốn
thêm chi phí thu nợ
cho KPT tăng thêm
đó. Chi phí thu nợ
gồm các chi phí điện
thoại, thư, thủ tục, cử
người đi đòi nợ...
Chi phí mất mát % mất mát*doanh Xuất hiện nợ khó đòi
tăng thêm
thu tăng thêm
khi doanh số tăng
Lợi nhuận ròng Thu nhập tăng thêm
tăng thêm
–( chi phí vốn đầu
tư KPT tăng thêm +
chi phí thu nợ tăng
thêm + chi phí mất
mát tăng thêm)
1.4 Các công cụ của bán hàng tín dụng
Công cụ của bán hàng tín dụng là bằng chứng về nợ nần.

Công cụ phổ biến nhất của bán hàng tín dụng chính là hóa đơn
Ngoài ra công cụ bán hàng tín dụng thường được sử dụng trên thương
trường đó là thương phiếu
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hợp đồng bán hàng như một công cụ của
bán hàng tín dụng
1.5 Quản trị khoản phải thu
1.6 Khoản phải thu là những khoản tiền mà khách hàng chưa thanh toán khi
mua hàng của công ty, thường thì những khoản tiền đó có quy định một
khoản thời gian cụ thể nào đó để khách hàng thanh toán cho công ty.
Page 9


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

Cách thức như thế này nhằm khuyến khích khách hàng tăng doanh số
mua hàng của công ty.
Mục tiêu của khoản phải thu là thu hồi càng nhanh càng tôt các khoản nợ
để không bị mất do phải chịu khoản nợ của chi phí thu nợ.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2009-2011
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Quá trình hình thành
Tên công ty: công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp
Tên giao dich: Thanh Phú Trading Co./LMT
Trụ sở chính: 718 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 05113 842337 – 759514
Fax: 05113 712442
Được thành lập theo hình thức công ty TNHH và hoạt động theo luật doanh

nghiệp ban hành ngày 12/6/1999
Công ty TNHH Thanh Phú được thành lập vào ngày 29/6/2001 và phát triển
qua từng năm đến thời điểm hiện tại.
Ngoài thị trường Đà Nẵng, công ty còn liên kết với các công ty khác tại các
tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên tạo
thành một hệ thống kênh phân phối lớn mạnh góp phần đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của khách hàng cũng như giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao
động.
2.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ:
 Chức năng:
- Chuyên kinh doanh các mặt hàng sắt thép
- Phân phối sắt thép cho các công ty xây dựng, các công
trình
- Phân phối đến các đại lý nhỏ và trực tiếp phân phối trên
thị trường với mọi hình thức vận chuyển
- Dịch vụ vận tải, ký gửi hàng hóa
- Kinh doanh sắt thép, ống thép các loại, vật liệu xây dựng
 Nhiệm vụ:
- Tuân thủ theo pháp luật của nước ta như công tác thống
kê, sử dụng lao động, về trật tự an ninh, bảo vệ môi
trường và cảnh quan của thành phố
- Kinh doanh có lợi đúng như mục tiêu của công ty đề ra,
đưa công ty phát triển theo mức độ phù hợp
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật dưới mọi hình thức
- Xây dựng và bảo vệ công ty để đưa công ty phát triển
Page 10


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015


- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tích lũy vốn và
phát triển vốn
- Liên kết đầu tư với các công ty tại địa bàn Đà Nẵng để
phát triển cũng như mức độ phục vụ khách hàng
- Hoàn tất đảm bảo đủ các khoản thuế, các khoản nạp ngân
sách
- Cải thiện nâng cao mức lương cho nhân viên. Thường
xuyên tổ chức các chương trình khuyến khích động viên
khích lệ mức độ làm việc của nhân viên
- Thực hiện báo cáo thống kê tài chính kế toán
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức, quản lý
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Để hoạt động kinh doanh hiệu quả công ty không ngừng hoàn thiện hệ thống quản
lý.
Hội đồng thành viên

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tài chính
Kế toán

Phòng kinh doanh

Kho hàng

Ghi chú:
quan hệ trực tuyến

quan hệ chức năng

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận:
 Hội dồng thành viên
- Đề ra phương hướng phát triển cho công ty
Page 11


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

- Có trách nhiệm thành lập công ty và có trách nhiệm đề
bạt dự tuyển những vị trí trong cơ cấu tổ chức của công
ty
- Quyết định tăng giảm vốn điều lệ của công ty cho phù
hợp với từng giai đoạn phát triển
 Giám đốc:
- Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về
mọi hoạt động của công ty
- Được phép ủy quyền các vấn đề của công ty cho cấp dưới
thực hiện
- Kiến nghị các giải pháp phát triển doanh nghiệp trong
hiện tại cũng như trong tương lai
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công
ty, đảm bảo kinh doanh đạt kêt quả tốt
 Phó giám đốc:
- Là người tham mưu cho giám đốc thực hiện các hoạt
động của doanh nghiệp
- Thực thi các quyết định của cấp trên, hoàn tất các công
việc được giao

- Thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề cần thiết khi
giám đốc đi vắng
- Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các phòng ban
 Phòng tài chính- kế toán:
- Chịu trách nhiệm quản lý tài chính, giám sát thu chi theo
đúng hạng mục, mục đích hoạch toán kế toán
- Tham mưu cho cấp lãnh đạo về các vấn đề tài chính của
công ty
 Phòng kinh doanh:
- Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện giám sát trực tiếp hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty
- Tham mưu cho giám đốc các vấn đề về kế hoạch kinh
doanh của công ty
- Chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của công ty,
xây dựng những phương án kinh doanh hiệu quả, tìm
kiếm khách hàng, mở rộng thị trường
- Theo dõi việc thực hiện cung cấp các đơn hàng
 Thủ kho:
Page 12


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

- Giám sát việc xuất các loại sắt thép theo đúng đơn đặt
hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập kho về cả số
lượng
- Trực tiếp thực hiện việc giao nhận hàng hóa
- Quản lý việc xuất, nhập tồn kho của công ty
 Đánh giá tổng quan về sơ đồ tổ chức

• Ưu điểm:
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ
- Có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng bộ phận giúp
cho việc thực hiên công việc một cách dễ dàng
- Ít tốn kém về mặt quản lý doanh nghiệp
- Công việc được giải quyêt nhanh chóng
• Nhược điểm:
- Thiếu sự linh hoạt công việc giữa các phòng ban
- Chưa có sự liên kêt công việc gây khó khăn trong việc
giải quyết các vấn đề của công ty
2.1.3 Nguồn lực kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Nguồn tài chính
Đối với mỗi doanh nghiệp tình hình tài chính đóng vai trò rất quan trọng
trong việc phát triển của doanh nghiệp đó. Khả năng về tài chính là bằng
chứng chứng minh sức mạnh của mỗi công ty, công ty có nguồn tài chính
mạnh sẽ đảm bảo thanh toán nhanh và uy tín
Để nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty ta cần xét đến bảng cân đối
kế toán, nó như bức tranh chụp nhanh về tình hình tài chính của công ty vào
thời điểm cuối năm. Ở đây, ta sẽ xem xét tình hình tài chính của công ty qua
3 năm từ năm 2009-2011
B.
A.
Năm
NGU
Năm
Năm
TÀI
Năm 2009
Năm 2011
Năm 2011

2010
ỒN
2009
2010
SẢN
VỐN
I.tài
I. nợ
sản
133757 14670752
10983785 1259195
12355751664
phải
13889783311
ngắn
13974
311
191
1721
trả
hạn
1.tiề
1. nợ
242582 37544175
10983785 1259195
n
727700669
ngắn
13889783311
582

7
191
1721
mặt
hạn
2.tiề
763618214 286079 62491353 Vay 18605000 4360000 2640000000
n gửi
555
9
ngắn
00
000
Page 13


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

ngân
hàng
3.các
khoả
n
phải
thu
4.thu
ế
GTG
T

được
khấu
trừ
5.
hàng
tồn
kho
6. tài
sản
ngắn
hạn
khác

hạn

4053854730

36867078

6478983692

4727272

Phải
397533 67639877 trả cho 91122514 8215919
11238771660
7309
15
người
70

850
bán

121253
438

2179287

250000
0

680211652

130519 13147056
9081
51

1. tài
sản
cố
định

674908621

805199 81470565
081
1

766138785


951853 10136152
785
61

-91203164

11011651

874769 69042302
1090
22

II. tài
sản
cố
định

Ngu
yên
giá
Giá
trị
hao

Thuế
và các
1603191
khoản 11033721
6
phải

nạp

146654 19790961
704
0

II.
nguồn
20521781 2088961
vốn
25
334
chủ sở
hữu
1.
nguồn
20000000 2000000
vốn
00
000
kinh
doanh
Vốn
gốp

20000000 2000000
00
000

2. lợi 52178125 8896133

nhuận
4
chưa
Page 14

2095674651

2000000000

2000000000
95674651


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

mòn
phân
lũy
phối
kế
2.các
khoả
n
đầu
500000 50000000
tư tài
000
0
chín

h dài
hạn
3.
chi
phí
trả
5303031
trước
dài
hạn
TỔN
TỔNG
G
146809 15985457 NGU 13035963 1468091
13035963316
15985457962
TÀI
13055
962
ỒN
316
3055
SẢN
VỐN
 Nhận xét:
Tình hình tài chính của công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp
được tổng kết thông qua bảng cân đối kế toán ở trên, cụ thể như
sau:
- về tài sản:
Tuy công ty được thành lập từ năm 2001 nhưng tính đến nay công

ty đã phát triển một cách đáng kể, tài sản của công ty tăng lên qua
các năm. Cụ thể tài sản năm 2009 là 13035963316 đồng, đến năm
2010 là 14680913055 đồng và năm 2010 tổng tài sản tăng lên đến
15985457962 đồng. Sự tăng lên về tài sản là do các khoản mục
sau:
+ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng năm 2010 giảm so với năm
2009 nhưng năm 2011 lại có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy
rằng doanh nghiệp đã rất linh hoạt trong việc sử dụng tài sản vốn
bằng tiền. Song khối lượng vốn bằng tiền chiếm một lượng rất nhỏ
trong tổng tài sản, do vậy khả năng thanh khoản của công ty không
cao, vì vậy công ty sẽ rất khó mua nợ lượng hàng hóa lớn
Page 15


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

+ khoản phải thu của khách hàng năm 2009 là 4053854730
đồng nhưng đến năm 2010 khoản phải thu của công ty là
3975337309 đồng , năm 2011 tăng lên 6763987715 đồng. Điều
này chứng tỏ rằng doanh thu về mặt hàng sắt thép tăng lên do nhu
cầu xây dựng ngày càng tăng cao.
+ Hàng tồn kho năm 2010 tăng so với năm 2009 là
1998977398 đồng. Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, vì đây là mặt hàng có
vốn lớn nên tồn kho thường cao.
+ Tài sản cố định của công ty tăng lên theo từng năm chứng tỏ
công ty đã tiến hành đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng nhu
cầu phát triển.
- Nguồn vốn:

Nguồn vốn của công ty tăng nhanh qua từng năm trong đó chủ yếu
là sự tăng lên của nợ phải trả trong khi vốn chủ sở hữu không đổi,
điều này cho thấy rằng doanh nghiệp tăng vốn của mình chủ yếu là
từ vây ngắn hạn và mua chịu hàng hóa
Phân tích khả năng thanh khoản của công ty:
• Khả năng thanh khoản hiện thời = tài sản ngắn hạn/
nợ ngắn hạn
• Khả năng thanh khoản nhanh = (tài sản ngắn hạn –
tồn kho)/ nợ ngắn hạn
Ta có bảng tính toán sau:
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm
Năm
2010
2011
1. khả năng thanh khoản hiện thời
1.125
1.06
1.05
2. khả năng thanh khoản nhanh
0.51
0.36
0.56
Nhận xet:
Khả năng thanh khoản hiện thời của công ty qua các năm đều lớn hơn 1,
nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo trên 1 đồng tài sản ngắn hạn, tuy
nhiên theo tốc độ tăng trưởng thì chỉ tiêu này sẽ dần về 1 do tốc độ tăng của
nợ ngắn hạn nhanh hơn tài sản ngắn hạn
Khả năng thanh khoản nhanh phản ánh chính xác hơn về khả năng thanh
toán của công ty vì tính chất của hàng tồn kho phải qua quá trình rao bán

mới chuyển đổi thành tiền mặt. Tài khoản ngắn hạn của công ty sau khi trừ
đi tồn kho sẽ có khả năng chuyển nhượng thấp. Qua số liệu ta thấy tỷ số này
là 51% năm 2009, 365 năm 2010 và năm 2011 là 56%
Phân tích thông số nợ
• tỷ số nợ trên VCSH = nợ phải trả/ VCSH
Page 16


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

• Tổng nợ trên tổng tài sản = nợ phải trả/ tổng tài sản
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
2009
2010
2011
1. tỷ lệ nợ trên VCSH
5.49
6.29
6.94
2. tổng nợ trên tổng tài sản
0.84
0.85
0.86
Nhận xét:
Tỷ lệ nợ trên VCSH cho thấy rằng 1 đồng nợ được thanh toán bằng bao
nhiêu đồng vốn. Qua các năm các thông số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ rằng

khả năng thanh khoản của công ty còn thấp
Tổng nợ trên tổng tài sản của công ty qua các năm đều nhỏ hơn 1 tuy nguồn
VCSH không cao xong tài sản chung của công ty lại lớn nên đảm bảo tính
thanh khoản cho công ty.
2.1.3.2 Cơ sở vật chất của công ty
Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết và quan trọng trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nên phải sử dụng chúng một cách có hiệu quả
• tình hình cơ sở vật chất
bảng 2.1 TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2009
Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn
lại
lại
Nhà cửa
445404368 18895797 426508571 445404368 52951693 392452675
Máy móc thiết bị 233176595 43827363 198349232 233176595 57328411 17584284
Xe tải
583192918 8341800
50050818
58392618
25025400 33367218
Xe cẩu tải
185715000 11349250 174365750
Trên đây là bảng thống kê về tình hình sử dụng cơ sở vật chất của công ty,
trong đó có nhà cửa. văn phòng, nhà xưởng, kho bãi… ngoài ra còn có các
thiết bị văn phòng như: máy vi tính, máy in, máy photocopy, điện thoại…
Cơ sở vật chất kỹ thuật được quản lý 100%, trong đó nhà kho sắt thép là
1000m2. Theo đánh giá chung trong những năm qua, cơ sở vật chất có sự

thay đổi đáng kể. Năm 2009 đã quyết định đầu tư vào phương tiện vận tải
đó là xe cẩu tải nguyên giá 185715000 đồng
• Nhà xưởng văn phòng
Về vị thế, công ty nằm ở trục đường chính của tuyến đường Điện
Biên Phủ, Đà Nẵng. Tuy khá thuận lợi trong giao dịch nhưng về vận
chuyển công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty có tổng diện tích 1000 m2 nhưng mới đưa vào sử dụng 800
m2. sự phân chia diện tích của công ty cụ thể như sau:
Bảng 2.2 TỶ LỆ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÔNG TY
Nơi bố trí
Diện tích
Tỷ lệ % sử dụng
Page 17


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

Văn phòng
100
12.5
Nhà xưởng kho bãi
700
87.5
Tổng diện tích sử dụng
800
100
Công ty tuy nằm ở trung tâm thành phố mà có được diện tích như
vậy là điều kiên thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty
• Máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị của công ty được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.3 BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ
Loại máy móc thiết bị
Số lượng (chiếc)
1. máy cẩu, cần trục
1
2. xe vận tải
2
3. máy vi tính
8
4. điện thoại bàn
6
5. máy in
2
Nhìn chung cơ sở vật chất của công ty còn thiếu thốn nhưng vẫn có
thể đáp ứng tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trong tương
lai công ty cần đầu tư hơn nữa máy móc thiết bị để đảm bảo phát
triển công ty, tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị
trường.
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2011

Page 18


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

2.2.1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Năm


2009

2010

2011

61 748 713 886
162 993 746
61 585 720 140
60 629 435 470
956284470
476 628 974
205 931 799

80 227 654 900
16 870 688
80 210 784 212
78 843 210 500
1367573710
590 220 138
230 345 231

273 723 897
3 256 490

210 879 903
3 564 521

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu

77 823 040 291
Các khoản giảm trừ
31 924 308
Doanh thu thuần
77 791 115 983
Giá vốn hàng bán
76604884257
Lợi nhuận gộp
1186231730
Chi phí bán hàng
632 857 417
Chi phí quản lý doanh
225 469 340
nghiệp
Lợi nhuận từ các hdtc
Lợi nhuận từ các hoạt

297 905 309
3 597 900

động khác
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh

629408182
157352046

nghiệp (25%)
Lợi nhuận sau thuế


472056136

550704084
137676021
413028063

761452765
190363191
571089574

Nhận xét:
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở trên ta có thể thấy được hiệu quả
kinh doanh của công ty qua 3 năm như sau:
So với năm 2009, doanh thu năm 2010 có xu hướng giảm 16074326410 đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm 20,65%. Nhưng bước sang năm 2011 tổng doanh thu của
công ty lại tăng lên mức đáng kể so với năm 2010 là 18478941020 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng 30,24%
Các khoản giảm trừ của năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 là 131069438
đồng, nhưng sang năm 2011 thì khoản giảm trừ cụ thể là 16 870 688, giảm rất
nhiều so với năm 2010 với mức giảm 146123058 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm
89.65%
Cùng với sự tăng giảm theo tỷ lệ nghịch của doanh thu và các khoản giảm trừ,
doanh thu thuần qua 3 năm cũng tăng giảm theo chiều tăng giảm của doanh thu.
Doanh thu tăng là dấu hiệu tốt cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Về mặt chi phí có mối quan hệ với doanh thu theo một tỷ lệ thuận. Doanh thu tăng
giảm qua các năm cùng với việc tăng giảm của chi phí. Cụ thể là tổng chi phí năm
2010 so với năm 2009 giảm 175765984 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 20.48%.
nhưng bước sang năm 2011 tổng chi phí là 820565369 đồng tăng 138004596 đồng
Page 19



Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

so với năm 2010 tương ứng với việc tăng lên của doanh thu vào năm này.Trong
chi phí cũng có sự khác biệt lớn giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp. Thường thì chi phí bán hàng tăng giảm nhanh hơn so với chi phí quản lý
doanh nghiệp và cũng cao hơn chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2010 giảm so với năm 2009 là
59028073 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 12.5%. đến năm 2011 LNST tăng lên
vượt bậc so với năm 2010 với mức tăng 158061511 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
38.27%. Việc tăng vọt của LNST cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đang trên đà phát triển cao.
2.2.2 Phân tích các thông số tài chính
1. Lợi nhuận ròng biên = lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần
2. Lợi nhuận gộp biên = lợi nhuận gộp / doanh thu thuần
3. Vòng quay tài sản = doanh thu thuần / tổng tài sản
4. Lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA) =lợi sau nhuận thuế / tổng tài sản
5. Lợi nhuận trên VCSH ( ROE) = lợi nhuận sau thuế / VCSH
6. Kỳ thu tiền bình quân = (KPT *360) / doanh thu
7. Vòng quay KPT = doanh thu thuần / KPT
8. Vòng quay tồn kho = doanh thu thuần / tồn kho
Ta có bảng tính toán các thông số tài chính như sau:
Các thông số
Năm 2009 Năm 2010
Năm 2011
1. lợi nhuận ròng biên
0.0061
0.0067
0.0071

2. lợi nhuận gộp biên
0.015
0.016
0.017
3. vòng quay tài sản
5.97
4.19
5.02
4. vòng quay tồn kho
12.01
7.04
11.62
5. ROA
0.036
0.028
0.035
6. ROE
0.230
0.198
0.273
7. kỳ thu tiền bình quân
19
24
31
8. vòng quay KPT
19.189
15.492
11.859
Nhận xét: Thông qua các thông số tài chính được tổng kết trong bảng trên, ta có
thể đánh giá mức độ hoạt động của công ty như sau:

- Lợi nhuận ròng biên của doanh nghiệp tăng qua các năm.
Điều này cho thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng
hoặc doanh thu thuần giảm. Tỷ số này cho biết trong 100
đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2011 tỷ
số này tương đối cao với 0.71%.
- Lợi nhuận gộp biên cũng tăng đều qua các năm nhưng với tỷ
lệ tăng thấp
- Vòng quay tài sản của công ty năm 2010 giảm so với năm
2009 nhưng đến năm 2011 tỷ số này lại tăng lên lại. Vòng
quay tài sản cho biết hiệu suất sử dụng tài sản của doanh
nghiệp, tức là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra thì sẽ thu được bao
nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản năm 2011 là 5.02
(lần) nghĩa là cứ 1 đồng tài sản doanh nghiệp bỏ ra thì thu lại
Page 20


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

được 5.02 đồng doanh thu. Tỷ số này tăng chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng tốt tài sản của mình cho hoạt động kinh doanh
- Vòng quay tồn kho cho biết khả năng tiêu thụ hàng hóa của
công ty. Vòng quay tồn kho càng cao chứng tỏ quá trình bán
hàng của công ty càng tốt và ngược lại. Vòng quay tồn kho
của công ty năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009 nhưng sau
đó tăng lên vào năm 2011. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp
đã kịp thời kiểm soát hoạt động tồn kho để hàng hóa không
còn đọng lại quá nhiều. Tuy nhiên vòng quay tồn kho của
công ty vẫn còn thấp.
- Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) cho biết hiệu quả của việc

đầu tư, tức là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra để đầu tư thì thu hồi
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA năm 2010 giảm so với
năm 2009 nhưng tăng lại vào năm 2011.
- Thu nhập trên VCSH (ROE) thể hiện khả năng sinh lời trên 1
đồng vốn chủ bỏ ra. ROE năm 2010 giảm 0.032 (lần) so với
năm 2009 và năm 2011 tăng 0.75 (lần) so với năm 2010.
- Kỳ thu tiền bình quân của công ty có xu hướng tăng tăng 5
lần từ năm 2010 so với năm 2009 và tăng 7 lần từ năm 2011
so với năm 2010. Theo lý thuyết thì kỳ thu tiền bình quân đo
lường hiệu quả và chất lượng quản lý KPT , nó cho biết thời
gian bình quân để thu hồi 1 KPT. Thông thường kỳ thu tiền
bình quân càng ngắn càng tốt, điều này giúp cho lượng vốn
của doanh nghiệp được thu hồi sớm và lưu chuyển. Kỳ thu
tiền bình quân của công ty càng ngày càng cao đang làm ảnh
hưởng không tốt đến hoạt động thu hồi vốn của công ty.
- Vòng quay KPT của công ty cao nhưng đã giảm dần qua 3
năm..
Nhìn chung tình hình tài chính của công ty qua 3 năm còn nhiều
biến động, khoản phải thu càng ngày càng tăng , kỳ thu tiền bình
quân không ngừng tăng từ năm 2009 đến năm 2011 làm cho
vòng quay KPT càng ngày càng ít lại.
2.2.3 Thực trạng khoản phải thu
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty biến động không ổn định qua các
năm, năm 2010 giảm 20.65% so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại tăng
30.24% so với năm 2010. Trong khi doanh thu của công ty biến động không ổn
định thì khoản phải thu vẫn biến động với tốc độ gia tăng, cụ thể là năm 2011
tăng 70.15% so với năm 2010 mặc dù năm 2010 có xu hướng giảm so với năm
2009 là 1.94% nhưng với mức độ giảm nhẹ không đáng kể. Điều này cho thấy
nguồn vốn của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng nhiều.
2.3 Thực trạng chính sách bán hàng tín dụng tại công ty giai đoạn 2009-2011

2.3.1 tiêu chuẩn tín dụng
Page 21


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

Đối với khách hàng mua hàng có thế chấp và bão lãnh của ngân hàng thì công
ty sẽ cấp tín dụng mà không cần xem xét đến tư cách hay uy tín của khách
hàng đó.
Nếu không có đủ điều kiện trên thì giám đốc sẽ tiến hành xem xét đánh giá uy
tín khách hàng mua trả chậm. cụ thể quan tâm các yếu tố sau:
+ Uy tín khách hàng
+ Khả năng thanh khoản nhanh
+ Cơ sở vật chất
Thông qua quan hệ mua bán giao dịch mà giám đốc sẽ tiến hành đánh giá báo
cáo cụ thể
Mọi thất thoát do việc cấp tín dụng đối với khách hàng đều phải bù đắp bằng
tài sản cá nhân liên quan
2.3.2 Thời hạn tín dụng
Để thu hút khách hàng, hiện tại công ty đang áp dụng thời hạn tín dụng là 30
ngày cho mọi khách hàng. Với thời gian một tháng là khá dài đủ để khách hàng
lo thanh toán số tiền mua chịu của công ty. Tuy nhiên việc thực hiện thời hạn
tín dụng là 30 ngày cho mọi khách hàng là không hợp lý vì chúng ta không thể
đồng nhất mọi khách hàng là như nhau. Họ có chu kỳ kinh doanh khác nhau,
lĩnh vực kinh doanh khác nhau từ đó vốn lưu động họ sẵn sàng thanh toán là
khác nhau
2.3.3 Chính sách chiết khấu
Nhằm khuyến khích các đại lý gia tăng khối lượng bán, đẩy mạnh hoạt động
bán và thanh toán đúng thời hạn, công ty đưa ra các chính sách chiết khấu theo

doanh thu và sản lượng. Ngoài ra, các đơn vị xây dựng có ký hợp đồng mua
bán hàng hóa trực tiếp với công ty cũng có thể được hưởng chính sách chiết
khấu tùy theo thời hạn thanh toán của khách hàng
2.3.4 Chính sách thu nợ
Việc phát sinh nợ là hệ quả của chính sách tín dụng, điều lý tưởng nhất mà các
nhà cấp tín dụng mong muốn là không có khoản nợ quá hạn, khó đòi. Tuy
nhiên việc phát sinh các công nợ đó như là điều khó tránh khỏi trong hoạt động
tín dụng. Việc thu nợ đôi khi ảnh hưởng đến quan hệ lâu dài với khách hàng
nhưng cần phải có các biện pháp chế tài cần thiết để đe dọa răn đe các khách
hàng không tuân thủ yêu cầu mua bán. Hiện nay công ty chỉ đang dừng lại ở
mức độ gọi điện hối thúc mà chưa có biện pháp dứt khoát

Page 22


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

Page 23


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH THANH PHÚ- PHƯƠNG THIẾP GIAI
ĐOẠN 2013-2015
3.1 Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu bán hàng tín dụng của công ty
3.1.1 Mục tiêu kinh doanh:
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay các công

trình mới mọc lên khắp nơi hòa cùng với sự phát triển đó
công ty Thanh Phú- Phương Thiếp đã đề ra các mục tiêu
sau:
- Tăng cường hoàn thiện bộ máy kinh doanh, hoàn thiện và
ổn định nguồn lực kinh doanh
- Đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của công ty
cung cấp. Đa dạng hóa chủng loại các mặt hàng phù hợp
với nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh so với
các đối thủ khác
- Kiểm soát các khoản phải thu, duy trì vốn lưu động ở
mức hợp lý để tăng khả năng thanh toán
- Khai thác thị trường hiện tại,tích cực khai thác các thị
trường lân cận, phát triển thị trường mới, gia tăng thị
trường tại Đà Nẵng và khu vực
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để tạo sự
liên tục trong quá trình cung cấp hàng hóa cũng như đáp
ứng tốt nhu cầu khách hàng mà không sợ thiếu hàng hay
gặp vấn đề trong quá trình cung ứng. Tạo ràng buộc giữa
nhà cung cấp với doanh nghiệp để kinh doanh có hiệu
quả
- Thực thi các chính sách tín dụng của công ty để tạo mối
quan hệ tốt cũng như uy tín của doanh nghiệp với khách
hàng
3.1.2 Mục tiêu bán hàng tín dụng:
- Kiểm soát 100% công nợ phát sinh
- Giảm công nợ khó đòi xuống còn 10%
- Thu hồi 80% công nợ khó đòi những năm trước
- Giảm khoản phải thu xuống còn 15%
- Thu hút khách hàng mới
- Giảm bớt hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí tồn kho, góp phần tăng

lợi nhuận cho công ty
- Tăng lượng bán tiết kiệm tương đối định phí
Page 24


Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty TNHH Thanh Phú- Phương Thiếp giai đoạn
2013-2015

- Mở rộng điều kiện tín dụng sẽ làm tăng thị phần
3.2 Một số yếu tố tác động đến chính sách tín dụng của công ty trong tương
lai
3.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Để chính sách tín dụng của công ty thực thi thì bên cạnh có chính sách tín
dụng hiệu quả công ty cần phải đánh giá đối thủ cạnh tranh của mình. Liệu
rằng chính sách tín dụng của công ty mình có đảm bảo thu hút khách hàng
bằng công ty của đối thủ cạnh tranh không?
Hiện nay về mảng kinh doanh sắt thép thì công ty Thanh Phú- Phương Thiếp
có những đối thủ cạnh tranh sau:
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Bình Sơn
Công ty TNHH TMDV Lập Thịnh
Công ty kim khí Miền Trung
Công ty TNHH sản xuất và tiêu thụ Hưng Thịnh
Công ty Nhân Luật
Công ty TNHH TMDV Năm Tửu
Hiện tại kinh doanh về mặt hàng này tại thị trường Đà Nẵng có nhiều doanh
nghiệp cạnh tranh khá lớn. Mỗi đối thủ cạnh tranh đều có những điểm mạnh
đáng kể về chính sách tín dụng cũng như các dich vụ cung cấp cho nhu cầu
của khách hàng
3.2.1 Lãi suất vay:
Hiện nay, hầu hết các đơn vị kinh doanh đều thu hút vốn từ bên ngoài phục

vụ cho việc kinh doanh của mình bằng hình thức vay ngân hàng, nó trở
thành nguồn vốn quan trọng giúp cho công ty khắc phục được tình trạng
thiếu vốn và mở rộng quy mô kinh doanh. Trong thời gian gần đây lãi suất
cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng được niêm yết
ở mức trần theo quy định, 12% một năm. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà
nước, lãi suất cho vay trung, dài hạn theo cơ chế thỏa thuận đã lên đến 1415% ở các ngân hàng thương mại nhà nước và 15-17% đối với nhóm cổ
phần, cá biệt có một số ngân hàng quy mô nhỏ cho vay với lãi suất khá cao
khoảng 18-20% một năm. Việc lãi suất ngân hàng tăng cao là một lợi thế
cho công ty trong việc thực hiện chính sách tín dụng, khách hàng sẽ không
ngần ngại lựa chọn giữa việc chiếm dụng vốn của công ty thay vì vay vốn
ngân hàng nhưng việc lãi suất tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến việc huy
động vốn để mở rộng tín dụng của công ty
3.3 Các giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng của công ty
3.3.1 Căn cứ hoàn thiện chính sách tín dụng
Phân tích tiêu chuẩn 4C
 Đối với khách hàng cũ:
Page 25


×