Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.35 KB, 56 trang )

Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Cùng với quá trình cải cách kinh tế đất nước và định hướng xây dựng nền
kinh tế nhiều thành phần, những chính sách thông thoáng hơn đối với khu vực
kinh tế tư nhân đã được áp dụng. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu
vực kinh tế này mà trong đó đóng vay trò chủ đạo nhất là các doanh nghiệp tư
nhân.. Những đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân ngày càng có ý nghĩa quan
trọng đối với đời sống kinh tế xã hội như : Giải quyết việc làm, đóng góp vào
GDP, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế,
các chương trình từ thiện,....Do đó, sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân sẽ
có tác dụng to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, thực tế mà
những nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp
tư nhân và ngay cả chính người điều hành doanh nghiệp tư nhân nên ra là : Các
doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn và gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Song song đó, cũng có hàng loạt thông
tin chúng ta có thể tiếp cận trên các phương tiện thông tin đại chúng : Các ngân
hàng ngày càng chú trọng hơn đến đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tư
nhân, nguồn tín dụng dành cho doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao trong
tổng dư nợ tín dụng. Vậy thì đâu là thực chất của vấn đề? Các doanh nghiệp có
nhu cầu vay vốn không? khả năng gặp gỡ giữa bên cầu tín dụng ( các doanh
nghiệp tư nhân) với bên cung tín dụng (các ngân hàng) như thế nào? các doanh
nghiệp tư nhân có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng
không?....Tất cả những điều đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài “Phân Tích Nhu
Cầu Tín Dụng Doanh Nghiệp Tư Nhân Thành Phố Cần Thơ” nhằm tìm hiểu
thực tế nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân tại
địa bàn được xem là trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Chúng ta đều biết, vốn là yếu khởi đầu và cũng là yếu tố mang tính quyết định


đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, giải quyết vấn đề khó khăn về vốn
sẽ là cơ sở cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, để các doanh nghiệp vươn
lên đúng vị thế của mình trong nền kinh tế đất nước.
GVHD: Võ Thành Danh

1

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp tài liệu phân tích và dự báo về: Nhu cầu tín
dụng và khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố
Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Việc hoàn thành mục tiêu chung đã xác định được thực hiện trên cơ sở đạt
được các mục tiêu cụ thể sau :
- Phân tích thực trạng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tư nhân
- Ước lượng hàm cầu tín dụng của doanh nghiệp tư nhân
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng
- Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp tư
nhân
- Đề ra giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của
doanh nghiệp tư nhân.

GVHD: Võ Thành Danh


2

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định

Sự
Các nhân tố

tác

động

theo lý thuyết
tài chính

Khả năng tiếp cận với nguồn cung ứng
tín dụng
Ảnh hưởng
đến nhu cầu
tín dụng

Ảnh hưởng
đến khả năng

+


Số nguồn tín dụng có thể tiếp cận

+

Quy mô doanh nghiệp

+

Chi phí vay

-

Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản

-

Tính lưu động của nguồn vốn

-

Thủ tục vay vốn( dễ dàng/khó khăn)

+

Tài sản thế chấp

+

Mức độ đa dạng của hình thức cho vay


+

Chính sách cho vay của ngân hàng

+

tiếp cận tín
dụng

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Nhu cầu tín dụng hiện tại của các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố
Cần Thơ theo ước lượng là bao nhiêu?
- Xu hướng của cầu tín dụng trong tương lai?
- Nhân tố nào? Và sự tác động của nó đến nhu cầu tín dụng của doanh
nghiệp tư nhân như thế nào?
- Khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân ra sao?
- Giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp
tư nhân?

GVHD: Võ Thành Danh

3

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Ø Về không gian : Đề tài được thực hiện tại thành phố Cần Thơ, nơi được
xem là đầu tàu của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Sự phát triển của Cần Thơ
nói chung và của các doanh nghiệp tư nhân ở Cần Thơ nói riêng sẽ là đòn bẩy
cho sự phát triển của các địa phương khác trong vùng.
Ø Về thời gian : Thời gian bắt đầu tháng 12 năm 2006, hoàn thành ngày
31 tháng 5 năm 2007.
Ø Về đối tượng nghiên cứu : Các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.

1.5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN
Theo dự kiến, đề tài hoàn thành sẽ cho phép xác định được các vấn đề sau
:
- Nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ.
- Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với cầu tín dụng và khả năng tiếp cận
tín dụng.
- Giải pháp hữu hiệu nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
1.6. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thông tin có ý nghĩa đối với :
- Các ngân hàng
- Ban quản trị doanh nghiệp tư nhân
- Các nhà làm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân.

GVHD: Võ Thành Danh

4

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Doanh nghiệp tư nhân đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào sự phát
triển nền kinh tế đất nước. Vì thế, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ngày
càng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng trong xã hội. Do đó, có rất nhiều
công trình nghiên cứu, các bài viết đăng tải trên báo, tạp chí và các cuộc hội thảo
về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tư nhân tạo nên nguồn tài liệu tham
khảo phong phú. Sau đây là những trích dẫn tiêu biểu từ nguồn tài liệu ấy.

2.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
- Với đề tài nghiên cứu “ Private Enterprises in Mekong Delta ”, các tác
giả : Markus Taussig, Skadi Falatik ( cùng với sự cộng tác của Lưu Thanh Đức
Hải và Phan Đình Khôi) đã đem đến bức tranh tổng thể về doanh nghiệp tư nhân
vùng đồng bằng Sông Cửu Long cũng như môi trường hoạt động của các doanh
nghiệp này. Trong đó nêu bật thành tựu về thu hút lao động, giải quyết việc làm,
đóng góp vào GDP,….Theo đó, số lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trong
vùng cao hơn cả khu vực doanh nghiệp quốc doanh, tỷ lệ đóng góp vào GDP
ngày càng tăng.
- “An overview of development of private enterprise economy in the
Mekong delta of Viet Nam” - Phan Dinh Khoi, Truong Dong Loc, Vo Thanh
Danh. Kết quả đề tài cho thấy tốc độ tăng khá nhanh về số lượng, vốn đầu tư, khả
năng thu hút lao động và giá trị đầu ra của các doanh nghiệp tư nhân tại đồng
bằng Sông Cửu Long dưới những chính sách khuyến khích, ưu đãi của địa
phương cũng như sự thông thoáng mà luật doanh nghiệp mới tạo ra.

2.2. CÁC BÀI VIẾT
- “Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân” – PGS.TS Nguyễn
Đình Tự. Tác giả cho biết, hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp
thuộc khu vực KTTN là tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất.

Quy mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô
lớn rất ít. Lượng vốn tự có của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng từ 20% đến 30%
GVHD: Võ Thành Danh

5

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

yêu cầu. Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân vay vốn ngân hàng ngày càng tăng,
nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại quốc
doanh vẫn còn không ít khó khăn.
- “Ngân hàng quay lưng với doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Nội dung bài viết
đề cập vấn đề DNVVN đang gặp khó khăn và bị phân biệt đối xử trong việc tìm
kiếm các nguồn vốn chính thức. Do đó, các DNVVN thường trông cậy vào các
nguồn vốn chính thức như vay của gia đình, bạn bè, khách hàng hơn là vay từ các
ngân hàng, các tổ chức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác.Vì khó
tiếp cận các nguồn vốn chính thức nên họ chỉ có thể vay được khoản tiền ít và
thời hạn vay cũng ngắn.
- “''Bơm vốn'' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Bài viết ghi nhận lại ý kiến
của ông Nguyễn Sĩ Tiệp, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam về nguyên nhân khiến SMEs khó tiếp cận
nguồn vốn ngân hàng. Về phía doanh nghiệp là sự yếu kém trong khâu thiết kế
và chuẩn bị dự án vay vốn ngân hàng, thiếu tài sản thế chấp, hệ thống sổ sách kế
toán, báo cáo tài chính không rõ ràng, minh bạch và cuối cùng là lịch sử tín dụng
của SMEs không có hoặc không rõ ràng. Bên cạnh đó, bản thân các ngân hàng
vẫn chưa thực sự nhiệt tình trong phục vụ SMEs, thể hiện ở chính sách tài sản thế
chấp khắt khe, thủ tục hành chính phức tạp khiến SMEs quy mô nhỏ rất khó đáp

ứng được. Tâm lý các ngân hàng không muốn cho vay những dự án nhỏ lẻ, phân
tán, khó quản lý cũng là một vấn đề cần giải quyết.
- “Doanh nghiệp vừa và nhỏ “khát” vốn ngân hàng”. Tác giả nêu lên thực
tế là nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì không có tài sản thế chấp phải
quay lưng lại với ngân hàng, bỏ lỡ các cơ hội và dự án kinh doanh hiệu quả.
Nguyên nhân làm hạn chế khả năng vay vốn của doanh nghiệp là sự thiếu thông
tin từ ngân hàng, trong đó thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp vẫn còn
phức tạp và thông tin hướng dẫn về thủ tục vay vốn tín chấp; trình độ của một số
nhân viên ngân hàng còn hạn chế dấn tới việc hướng dẫn một cách sơ sài”.
- “Luật Doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành vai trò ''bà đỡ'' ” phản ánh tình
trạng phổ biến : các DN, nhất là các DN mới ra đời thường có nguồn vốn kinh
doanh nhỏ. Để thực hiện những dự án đầu tư, DN dân doanh thường phải vay
vốn hoặc huy động vốn từ các nguồn khác như vốn vay từ họ hàng, bè bạn. Việc
GVHD: Võ Thành Danh

6

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

tiếp cận vốn với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng, Quỹ đầu tư phát triển là vô
cùng khó khăn, kể cả trường hợp doanh nghiệp đã có nhà xưởng, máy móc, thiết
bị. Những nhà xưởng, thiết bị đó lại đặt trong khuôn viên đi thuê lại với những
hợp đồng thuê ngắn hạn, không đủ các giấy tờ mà các tổ chức tín dụng đòi hỏi.
Thiếu vốn thường làm mất đi những cơ hội kinh doanh.
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam trong giai
đoạn hiện nay” - Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Bài viết này
chỉ ra rằng đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ

vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây
là điều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nước đến năm 2006 hầu như
không còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - AFTA. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các tập đoàn
lớn của các nước trong khu vực đánh bại. Những khó khăn trong việc tiếp cận
các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều
trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh
chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước
hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh
doanh... Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn
vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn
nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp.
- “Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” . Bài viết
này mang lại tín hiệu vui cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn. Tác giả
cho biết : Nguồn vốn tín dụng mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khai thác
ngày càng đa dạng hơn. Hiện nay, bên cạnh nguồn vốn tín dụng được cung cấp
bởi hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính,
doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước
thông qua hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Cuối năm 2001 Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh việc giải quyết nhu cầu về vốn cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận các chương trình tín dụng của các tổ
GVHD: Võ Thành Danh

7

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền



Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

chức, chính phủ nước ngoài như thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa của cộng đồng châu Âu (SMEDF), tín dụng hỗ trợ của ngân hàng hợp tác
quốc tế Nhật Bản (IBIC), dự án phát triển khu vực Mê Kông (MPFD), hỗ trợ của
công ty tài chính quốc tế (IFC) cũng như dự án tín dụng phát triển nông thôn của
ngân hàng thế giới. Trong điều kiện quy mô và khả năng tích luỹ của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế thì nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất quan
trọng tạo điều kiện hỗ trợ để có thể đổi mới trang thiết bị, đầu tư cho công nghệ
mới và mở rộng sản xuất.

2.3. HỘI THẢO
- Hội thảo"Giới thiệu hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ ngân
hàng" do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội phối hợp với Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn-chi nhánh Hà Nội đã tổ chức. Tại hội thảo
các chuyên gia của ngân hàng đã tryền đạt những thủ tục cần thiết đề tiếp cận tín
dụng : các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và rõ ràng, về thanh toán
quốc tế : cách thức ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, các
loại giá và phương thức thanh toán ; cách thức lập một dự án đầu tư để vay vốn
ngân hàng.
Qua chương trình này các doanh nghiệp đã hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ ngân
hàng cũng như cách thức giao dịch hợp đồng, thanh toán, vận chuyển và các
tranh chấp có thể xẩy ra khi tham gia thương mại quốc tế
- Hội thảo quốc tế “Tinh thần doanh nhân Việt Nam” do Khoa Kinh tế
thuộc ĐHQGHN đã phối hợp với Viện Thế kỷ Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) tổ
chức. Bốn nội dung lớn được thảo luận là: 1- Môi trường phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam; 2- Cơ chế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam; 3- Bài học từ những giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tinh
thần doanh nhân ở các nền kinh tế phát triển, nền kinh tế chuyển đổi và nền kinh

tế Đông Á - Đẩy mạnh văn hóa tinh thần doanh nhân tại Việt Nam; 4- Phát triển
kế hoạch hành động.

GVHD: Võ Thành Danh

8

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
3.1.1. Các khái niệm sử dụng trong bài viết
- Doanh nghiệp tư nhân: khái niệm này được sử dụng trong bài viết không
giống như khái niệm doanh nghiệp tư nhân theo luật định mà nó bao hàm 4 loại
hình doanh nghiệp là công ty tư nhân ( hay doanh nghiệp tư nhân theo luật định),
công ty trách nhiệm hữu hạn ( 1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ
phần và công ty hợp danh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt
của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở
hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp
- Công ty tư nhân là công ty do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp
trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản

khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu
là hai và tối đa không vượt quá năm mươi.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: (i)Vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; (ii)Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp
vào doanh nghiệp; (iii)Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; (iv)Cổ
đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: (i) Phải có ít nhất hai thành
viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; (ii)
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề
GVHD: Võ Thành Danh

9

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ
của công ty; (iii) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không có tư
cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy
động vốn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa: là một loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh có quy mô không lớn về mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư cũng như số lượng
lao động. Các nước khác nhau cũng có quan niệm không hoàn toàn giống nhau

về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ở Việt Nam theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày
23/11/2001 định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: doanh nghiệp nhỏ và
vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hàng năm dưới 300 người.
- Nhu cầu tín dụng: là nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích
đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Khả năng tiếp cận tín dụng: cơ hội được vay vốn của doanh nghiệp tư
nhân.

3.1.2. Các phương pháp phân tích
a. Phương pháp so sánh :
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định
xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành so sánh phải
xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh. Có 3
phương pháp so sánh:
+ So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá
trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.
+ So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ
tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay
giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung
nhất về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sang bằng mọi chênh lệch trị số giữa

GVHD: Võ Thành Danh

10

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền



Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

các đơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận hay
một tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.
b. Phương pháp hồi quy và tương quan
Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết
quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân nhưng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi
quy là một phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến
thiên của tiêu thức nguyên nhân. Bởi vậy 2 phương pháp này có quan hệ chặt chẽ
với nhau và có thể gọi tắt là phương pháp tương quan. Mục đích của phương
pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến
độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh
hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân). Phương pháp này
được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế để phân tích mối liên hệ giữa hai hay
nhiều biến ngẫu nhiên.
Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (y: biến được giải
thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập xi (xi: còn được gọi là biến giải thích).
Phương trình hồi qui tương quan có dạng:
Phương trình hồi quy có dạng:
y = a0 + a1x1 + a2x2 + ….+ akxk
Trong đó:
y : Chỉ tiêu phân tích (biến phụ thuộc hay biến được giải thích)
xi : Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích (các biến độc lập hay
biến giải thích)
a0 : Phản ảnh mức độ ảnh hưởng của nhân tố khác đến chỉ tiêu phân tích,
ngoài các chỉ tiêu đã phân tích.
ai ( i = 1,k ) : Các hệ số hồi quy này phản ảnh mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Nếu a > 0 : ảnh hưởng thuận; a < 0 : ảnh hưởng
nghịch. a càng lớn thì sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích càng mạnh.

Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Coefficient) nói lên tính chặt
chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (xi).

GVHD: Võ Thành Danh

11

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

Hệ số xác định R2: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa
như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi
các biến độc lập xi.
Kiểm định phương trình hồi qui:
Đặt giả thuyết:
H0: β i = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H1: β i ≠ 0, tức là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý
nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)
Bác bỏ giả thuyết H0 khi:

Sig.F < α

Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig.F ≥ α
Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui:kiểm định t
Từng nhân tố trong phương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình
với những mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau. Vì vậy, ta kiểm định từng
nhân tố trong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và

độ tin cậy của từng nhân tố đến phương trình.
Đặt giả thuyết:
H0: β i = 0, tức là biến độc lập thứ i không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H1: β i ≠ 0, tức là biến độc lập thứ i ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý
nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)
t > tn-2, α/2
Bác bỏ giả thuyết H0 khi:
t <- tn-2, α/2
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: - tn-2, α/2 < t < tn-2, α/2

c. Phương pháp thống kê mô tả :
Thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích và kết luận. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được
tính với các biến định lượng.
GVHD: Võ Thành Danh

12

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Tiêu
thức phân tầng là đơn vị hành chính (Quận, Huyện). Công việc chọn mẫu được
tiến hành như sau:
- Thành phố Cần Thơ có 8 quận, huyện. Căn cứ vào Niên Giám Thống Kê

xác định số lượng doanh nghiệp ở từng quận (huyện) và toàn thành phố.
- Tính toán tỷ lệ số doanh nghiệp ở mỗi quận (huyện) so với tổng số
doanh nghiệp của thành phố. Dựa vào tỷ lệ này, phân định số quan sát (số doanh
nghiệp phỏng vấn) cần thực hiện ở mỗi quận (huyện) trong tổng số quan sát của
mẫu.
- Đối với mỗi quận (huyện), xác định số lượng doanh nghiệp ở mỗi loại
hình sở hữu. Tính tỷ lệ số doanh nghiệp ở mỗi loại hình sở hữu so với tổng số
doanh nghiệp của quận (huyện). Căn cứ vào tỷ lệ này xác định số quan sát cần
thực hiện ở mỗi loại hình sở hữu từ số quan sát được phân định cho mỗi quận
(huyện). Mỗi quan sát cụ thể được chọn theo phương pháp rút thăm ngẫu nhiên.
Số lượng mẫu dự kiến ban đầu là 100 mẫu và được phân phối như sau:

TP.Cần Thơ
Ninh Kiều
Ô Môn
Bình Thuỷ
Cái Răng
Thốt Nốt
Vĩnh Thạnh
Cờ Đỏ
Phong Điền

Tổng
Cty
số mẫu TNHH DNTN
100
38
58
22
11

9
9
2
7
30
15
13
12
4
8
9
0
9
4
2
2
8
3
4
5
0
5

Cty
CP
4
2
0
2
0

0
0
0
0

Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp tư nhân, đây là đối
tượng khó tiếp cận nên không thể thực hiện đủ tổng số mẫu như dự kiến. Cụ thể
là số quan sát dự kiến thực hiện đối với công ty trách nhiệm hữu hạn tại quận
Ninh Kiều là 11 nhưng kết quả thực thu thập được 6. Do đó, để đảm bảo tỷ lệ

GVHD: Võ Thành Danh

13

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

mẫu, phải tiến hành quy đổi lại số quan sát ở mỗi đối tượng theo đúng tỷ lệ của
nó. Kết quả quy đổi như sau:

TP.Cần Thơ
Ninh Kiều
Ô Môn
Bình Thuỷ
Cái Răng
Thốt Nốt
Vĩnh Thạnh
Cờ Đỏ

Phong Điền

Tổng
Cty
số mẫu TNHH DNTN
53
20
31
12
6
5
5
1
4
16
8
7
6
2
4
5
0
5
2
1
1
5
2
3
2

0
2

Cty
CP
2
1
0
1
0
0
0
0
0

Căn cứ vào bảng trên đây, ta tiến hành rút thăm để lấy đủ số quan sát cho
mỗi đối tượng từ số quan sát đã thu thập được của đối tượng đó.
Mẫu được chọn theo phương pháp này sẽ đảm bảo tính ngẫu nhiên và tính
đại diện cho tổng thể.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các ấn phẩm ( Niên giám thống kê, Báo
cáo phát triển kinh tế,… ), các bài viết đăng tải trên các báo và tạp chí, các công
trình nghiên cứu, quyết nghị của các cuộc hội thảo liên quan đến doanh nghiệp tư
nhân.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng
câu hỏi soạn sẵn.

GVHD: Võ Thành Danh

14


SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp phân tích được sử dụng cho những mục tiêu nghiên cứu
có thể tóm tắt như sau:

Mục tiêu đạt được

Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh

Đánh giá nhu cầu vay vốn và nguồn vốn

Phương pháp thống kê mô tả

vay.
Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của
doanh nghiệp.

Phương pháp hồi quy tương quan

Xây dựng mô hình hàm cầu và phân
tích sự tác động của các nhân tố trong
mô hình đến cầu tín dụng.

GVHD: Võ Thành Danh


15

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

CHƯƠNG 4
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM
4.1.1. Về số lượng
“Chưa bao giờ Việt Nam lại có nhiều doanh nghiệp như hiện nay. Đó là
cơ sở cho sự phát triển của đất nước các bạn” [11]. Thật vậy, trong những năm
gần đây số lượng doanh nghiệp (DN) ở nước ta tăng lên đáng kể. Trong đó có sự
góp mặt của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt khu vực doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh
nghiệp phản ảnh tác động của những chủ trương và chính sách phát triển kinh tế
đất nước.
Bảng 1: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP TẠI THỜI ĐIỂM 31/12 HÀNG
NĂM PHÂN THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Loại hình doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
2004
Doanh nghiệp Nhà nước


5.759

5.355

31.768

40.668

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.525

2.011

2.308

2.641

3.156

Khác*

3.236

3.646

4.104

4.150


5.349

Tổng

42.288

51.680

62.908 72.012

91.755

Doanh nghiệp tư nhân

5.364

4.845

4.596

51.132 60.376

78.654

(Nguồn: Trích từ số liệu điều tra doanh nghiệp, Tổng cục thống kê.
*: Hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể – loại hình không được bao hàm trong khái niệm doanh
nghiệp tư nhân sử dụng trong bài viết)

Bảng số liệu trên cho thấy sự tăng trưởng nhanh và liên tục về số lượng
doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ trong vòng năm 5 tăng thêm 49.467 doanh nghiệp.

Đây không phải là kết quả của sự gia tăng đồng loạt ở tất cả các loại hình doanh
nghiệp. Nếu năm 2000 có 5.759 DN Nhà nước thì năm 2005 chỉ có 4.596 DN,
cũng lần lượt vào hai thời điểm trên, số DN tư nhân đã tăng từ 31.768 DN lên
78.654 DN, tức là tăng gần 2,5 lần; còn DN có vốn nước ngoài cũng tăng từ
1.525 DN lên 3.156 DN. Hai biểu đồ sau thể hiện sự thay đổi này :

GVHD: Võ Thành Danh

16

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
Số doanh nghiệ p qua các năm

100000

91755

Số lương doanh nghiệp

90000
80000

72012

70000

62908


60000

51680

50000

42288

40000
30000
20000
10000
0
2000

2001

2002

2003

2004

Năm

Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp Việt Nam
(2000-2004)

Số lượng doanh nghiệp qua các năm phân theo loại hình

90000

Số doanh nghiệp

80000
70000

Doanh nghiệp Nhà nước

60000

Doanh nghiệp tư nhân

50000

Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
Khác

40000
30000
20000
10000
0
2000

2001

2002


2003

2004

Năm

Biểu đồ 2: Biểu đồ tăng trưởng về số lượng của từng loại hình DN ( 2000-2004)
Việc tăng số DN nói chung, và có tăng có giảm số DN ở các thành phần
kinh tế khác nhau hoàn toàn phù hợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà
GVHD: Võ Thành Danh

17

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

nước : với các DN Nhà nước theo chủ trương sắp xếp và cổ phần hoá DN, cho
nên không ít các DN giải thể, DN được ghép lại và DN cổ phần hoá ( năm 2000
có 305 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước, năm 2005 tăng lên 1.096 DN – [23].
Chính sách mở cửa tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài
thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam; Khối DN tư nhân tăng nhanh bởi chủ
trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được luật hoá từ văn bản Luật quan
trọng nhất đó là Hiến pháp và Luật doanh nghiệp. Chính vì những vấn đề cơ bản
trên cùng với Việt Nam đã ra biển khơi WTO, và kết quả thu hút vốn đầu tư nước
ngoài ngày một nhiều hơn ( năm 2006 đạt mức kỷ lục trên 10,2 tỷ USD vốn FDI
- Vietnamnet) , kết hợp với những cải cách hành chính và chống tham nhũng sẽ
hứa hẹn số DN có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng nhanh
hơn trong năm 2006-2010. Trong đó, cần chú trọng sự tăng trưởng của khối

doanh nghiệp tư nhân bởi doanh nghiệp tư nhân mạnh và năng động sẽ có khả
năng khai thác triệt để những lợi ích do đầu tư nước ngoài mang lại. Dưới góc độ
của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, lợi ích quan trọng nhất của
đầu tư nước ngoài là sự chuyển giao kỹ năng và công nghệ. Tuy nhiên, để tận
dụng được những cơ hội này đòi hỏi phải thiết lập được một sự hợp tác có ý
nghĩa giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là
khối doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất - doanh nghiệp tư nhân.
Bảng 2: CƠ CẤU DOANH NGHIỆP THEO TỪNG LOẠI HÌNH
Loại hình doanh nghiệp

2000

2001

2002

Đơn vị tính: %
2003
2004

Doanh nghiệp Nhà nước

13,6

10,4

8,5

6,7


5,0

Doanh nghiệp tư nhân

75,1

78,7

81,3

83,8

85,7

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3,6

3,9

3,8

3,7

3,4

Khác*

7,7


7,0

6,4

5,8

5,83

Tổng

100

100

100

100

100

(Tính toán của người viết dựa vào số liệu bảng 1)

Bảng số liệu trên cho thấy doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất cao
trong tổng số doanh nghiệp. Tỷ trọng DN tư nhân ngày càng tăng cùng với
những đóng góp đáng ghi nhận trong thời gian qua khẳng định rằng khối doanh
nghiệp này là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế đất nước.
GVHD: Võ Thành Danh

18


SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

Trong khối doanh nghiệp tư nhân có 2 thành phần cấu thành quan trọng là
công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ tương ứng là 38,12
và 52,02% (xem số liệu bảng bên dưới)

Bảng 3: SỐ LƯỢNG CÔNG TY THEO LOẠI HÌNH SỞ HỮU
Năm
Loại
hình sở

2000

2001

hợp danh
Công ty
TNHH
Công ty
cổ phần

2004

Tỷ

Số


Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ

lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng


lượng

trọng

%

Công ty

2003

Số

hữu
Tư nhân

2002

%

%

%

%

20.548 64,68 22.777 56,007 24.794 48,49 25.653 42,49 299.80 38,12
4

0,01


5

10.458 32,92 16.291

757

2,38

1.595

0,01

24

0,04

18

0,03

21

0,03

40,05 23.485 45,93 30.164 49,96 40.918 52,02

3,92

2.829


5,53

4.541

7,52

7.735

9,83

100 78.654

100

Tổng số
DN

31.768

100 40.668

100 51.132

100 60.376

nhân
(Nguồn: Trích từ số liệu điều tra doanh nghiệp, Tổng cục thống kê và tính toán của người viết.)

GVHD: Võ Thành Danh


19

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
45000
40000

Số doanh nghiệp

35000
30000
Tư nhân
25000

Công ty hợp danh
Công ty TNHH

20000

Công ty cổ phần
15000
10000
5000
0
2000

2001


2002

2003

2004

Năm

Biểu đồ 3: Số lượng doanh nghiệp theo loại hình sở hữu

Nhìn chung, so với năm 2000, các loại hình công ty thuộc khối doanh
nghiệp tư nhân năm 2005 đều tăng. Tăng nhanh nhất là công ty cổ phần với số
lượng năm 2005 gấp 10 lần năm 2000 (7.735 DN so với 757 DN). Như đã đề
cặp, chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp là sự lý giải cho việc tăng lên này. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh cá thể
làm ăn có hiệu quả đã đăng ký kinh doanh trở thành công ty tư nhân hoặc công ty
trách nhiệm hữu hạn , một số chủ công ty tư nhân quyết định chuyển sang loại
hình sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn chính là nguyên nhân thay đổi theo
hướng tăng lên của công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn.

GVHD: Võ Thành Danh

20

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

4.1.2. Lao động và nguồn vốn

Tuy khối doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô đầu
tư sản xuất nói chung còn tương đối nhỏ. Một doanh nghiệp tư nhân bình quân
chỉ có 32 lao động, 5 tỷ đồng vốn - thấp hơn đáng kể so với con số 499 lao động
và 355 tỷ đồng vốn của doanh nghiệp nhà nước và 330 lao động, 143 tỷ đồng vốn
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 4: LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN BÌNH QUÂN CỦA CÁC
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Loại hình doanh nghiệp

Lao động bình quân

Nguồn vốn bình quân

(người/doanh ghiệp)

(Tỷ đồng/doanh nghiệp)

Năm

Năm

2000

2005

Năm 2000

Năm 2005


DN nhà nước

363

499

130

355

DN tư nhân

30

32

3

7

267

330

192

143

Dn có vốn đầu tư nước
ngoài


(Nguồn: Trích từ số liệu điều tra doanh nghiệp, Tổng cục thống kê và tính toán của người viết.)

Như được minh họa trong bảng trên, các doanh nghiệp tư nhân thường có
quy mô nhỏ so với các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Quy mô vốn có hạn đã hạn chế khả năng trang bị công nghệ tiên tiến
của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với mức đầu tư trung bình cho tài sản cố
định trên một lao động năm 2002 chỉ có 43,97 triệu đồng so với 140,51 triệu
đồng đối với doanh nghiệp nhà nước và 286,11 triệu đồng đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.

GVHD: Võ Thành Danh

21

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

Bảng 5: LAO ĐỘNG VÀ MỨC ĐỘ ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHO
MỖI LAO ĐỘNG
Năm 2001

Năm 2002

Loại hình doanh

Lao động


TSCĐ/LĐ

Lao động

TSCĐ/LĐ

nghiệp

bình quân

(Triệu đồng)

bình quân

(Triệu đồng)

(Người)

(Người)

1. DN nhà nước

2.058.615

111,66

2.199.783

140,51


2. Dn tư nhân

1.241.908

23,81

1.554.551

43,97

455.714

324,6

596.197

286,11

3. DN có vốn
đầu



nuớc

ngoài
(Nguồn: Trích từ số liệu điều tra doanh nghiệp, Tổng cục thống kê và tính toán của người viết.)

Mặc dù vậy, số liệu trình bày trong bảng cho thấy tín hiệu khả quan về
quy mô vốn và lao động của doanh nghiệp tư nhân. So với năm 2001, số lao động

bình quân tăng hơn 25%, mức đầu tư vào tài sản cố bình quân tăng khá cao (gần
85%). Con số tương ứng với khối doanh nghiệp nhà nước trong cùng thời điểm là
6,86% và 25,84%. Điều này chứng tỏ chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, huy động mọi nguồn lực xã hội vào sản xuất đã phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến tác động từ việc tăng thu nhập của dân cư tạo nên
nguồn vốn tích luỹ cho đầu tư. Đồng thời, chính bản thân các doanh nghiệp này
hoạt động có hiệu quả đã dùng lợi nhuận giữ lại của mình để đầu tư vào tài sản
cố định.
Những chuyển biến trên đây sẽ kỳ vọng sự nâng lên về quy mô của các
doanh nghiệp tư nhân trong tương lai. Nhưng hiện tại, một thực tế đáng ghi nhận
là các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta còn quá nhỏ bé

GVHD: Võ Thành Danh

22

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

Bảng 6: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHÂN THEO QUY MÔ VỐN
Dưới

Từ 0,5

Từ 1

Từ 5


Từ 10

Từ 50

Từ

Từ

0,5 tỷ

đến

tỷ

tỷ

tỷ

tỷ

200 tỷ

500 tỷ

dưới

đến

đến


đến

đến

đến

trở lên

1 tỷ

dưới

dưới

dưới

dưới

dưới

5 tỷ

10 tỷ

50 tỷ

200 tỷ

500 tỷ


Năm

2000

13.508

5.341

8.060

1.426

1.202

193

23

15

2001

15.650

6.531

11.911

2.361


1.856

309

33

16

2002

18.878

11.393

12.393

3.163

2.748

474

58

23

(Nguồn: Trích từ số liệu điều tra doanh nghiệp, Tổng cục thống kê và tính toán của
người viết. Xem chi tiết ở phụ lục 2a,b,c).

Bảng 7 : CƠ CẤU DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO NGUỐN VỐN

Đơn vị tính
%
Dưới

Từ 0,5

Từ 1

Từ 5

Từ 10

Từ 50

Từ

Từ

0,5 tỷ

đến

tỷ

tỷ

tỷ

tỷ


200 tỷ

500 tỷ

dưới

đến

đến

đến

đến

đến

trở lên

1 tỷ

dưới

dưới

dưới

dưới

dưới


5 tỷ

10 tỷ

50 tỷ

200 tỷ

500 tỷ

Năm

2000

42,52

16,81

25,37

4,49

3,78

0,61

0,07

0,05


2001

38,48

16,06

29,29

5,81

4,56

0,76

0,08

0,04

2002

36,92

22,28

24,24

6,19

5,37


0,93

0,11

0,04

(Tính toán của người viết dựa vào số liệu bảng 6)

GVHD: Võ Thành Danh

23

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
Cơ cấu doanh nghiệp theo vốn - năm 2000
Từ 50 tỷ
đến
dưới 200 tỷ
1%
Từ 10 tỷ
đến
dưới 50 tỷ
Từ 5 tỷ đến dưới
4%
10 tỷ
5%

Từ 1 tỷ đến dưới

5 tỷ
27%

Từ 200 tỷ
đến dưới 500 tỷ
0%
Từ 500 tỷ
trở lên
0%

Dưới

0,5 tỷ
45%

Từ 0,5 đến dưới
1 tỷ
18%

Biểu đồ 4: Cơ cấu doanh nghiệp theo nguồn vốn
Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng ( nếu
cộng dồn thì số doanh nghiệp này chiếm trên 85% tổng số doanh nghiệp tư
nhân). Tập trung nhiều doanh nghiệp nhất là ở mức vốn dưới 0,5 tỷ đồng. Dù số
doanh nghiệp ở các mức vốn cao dần đều tăng qua các năm ( Bảng 6) nhưng tỷ
trọng của các doanh nghiệp đạt mức vốn này vẫn không có sự thay đổi đáng kể (
Bảng 7). Nếu căn cứ vào định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định số
90/2001/NĐ-CP của Chính Phủ (Xem mục 3.1.1, trang 10) thì có đến trên 95%
doanh nghiệp tư nhân nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do quy mô quá nhỏ
và năng lực hạn chế nên doanh nghiệp tư nhân không thể tham gia vào những dự
án lớn từ ngân sách Nhà nước cũng như khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vì thế, việc tiếp cận các nguồn vốn là vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định để
doanh nghiệp tư nhân vươn lên đúng vị thế của mình trong nền kinh tế.
DN tư nhân hầu như không đáp ứng được điều kiện để có mặt trên thị
trường chứng khoán. Vì vậy, họ phải huy động vốn chủ yếu từ nhiều nguồn: ngân
hàng và của bản thân chủ doanh nghiệp, gia đình, bạn bè. Nguồn vốn của doanh
nghiệp vừa và nhỏ lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn vay phi chính thức. Thực tế,
GVHD: Võ Thành Danh

24

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ

nguồn vốn được “chắp vá” này thường không ổn định nên ảnh hưởng đến kế
hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, chưa có đủ các quy
định pháp lý đảm bảo cho DN tư nhân có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến
tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn
định hơn.
Số DN được vay từ nguồn vốn chính thức (ngân hàng) rất hạn chế nhất là
các khoản vay trung hạn, dài hạn. Trong một điều tra về thực trạng DNVVN do
Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố mới đây lại cho thấy
chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được các nguồn
vốn Nhà nước (chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại), 35,24% doanh nghiệp
khó

tiếp cận

và 32,38%


số doanh

nghiệp

không tiếp cận

được

(). Nguyên nhân một phần xuất phát từ bản thân doanh
nghiệp và một phần do các định chế từ phía ngân hàng.
- Về phía doanh nghiệp:
– Phần lớn DN tư nhân có vốn chủ sở hữu rất thấp ( chỉ khoảng 38% - xem
phụ lục 1), ít có tài sản thế chấp, cầm cố, lại không có người bảo lãnh, khả năng
lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn thiếu sức thuyết phục, trình độ
quản lý hạn chế, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy.
– Hiện tại số lượng doanh nghiệp tăng nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán,
đi kèm với trình độ công nghệ kỹ thuật thủ công lạc hậu. Số doanh nghiệp nhỏ
(dưới 10 lao động) chiếm 46,6%, số doanh nghiệp vừa (từ 10 đến dưới 300 lao
động) chiếm 48,8% và số doanh nghiệp từ 300 lao động trở lên chiếm 4,6% (Kết
quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2001 – 2003 do Tổng Cục Thống Kê thực
hiện). Trình độ công nghệ của khối doanh nghiệp tư nhân thấp hơn hẳn khối
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước phát triển còn
mang tính tự phát chưa có định hướng rõ ràng, nhất là các loại hình doanh nghiệp
tư nhân, công ty TNHH tư nhân.
– Bên cạnh các doanh nghiệp vay vốn cho mục đích đầu tư chân chính và
thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ ngân hàng thì không ít doanh nghiệp sử dụng nhiều
thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm dụng vốn ngân hàng, gây ra hiện tượng đảo nợ, sử
dụng vốn sai mục đích. “Chẳng hạn, một doanh nghiệp A có một hợp đồng X,
Doanh nghiệp A đem hợp đồng X xin vay vốn ngân hàng. Đồng thời Doanh

GVHD: Võ Thành Danh

25

SVTH: Võ Thị Thúy Hiền


×