Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.64 KB, 64 trang )

Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Ở nước ta từ những ngày đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng
với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng cho
việc tăng trưởng và phát triển kinh tế; hơn nữa, kinh tế tư nhân còn góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp
phần hình thành một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Với vai trò như vậy,
kinh tế tư nhân ngày càng được chú trọng trong các chính sách kinh tế của
Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá IX về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” - được coi là chính
sách toàn diện và có tính đột phá cho sự phát triển thành phần kinh tế này.
Trong các công trình nghiên cứu từ trước đến nay về doanh nghiệp tư nhân
đã cho thấy mặc dù sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp này đã được thừa
nhận như trong luật doanh nghiệp và trong các chính sách của Đảng và Nhà
nước, sự phân biệt đối xử đối với nó trong thực tế đã là rào cản cho sự phát
triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Hai thành phần kinh tế tư
nhân và kinh tế nhà nước thường nhận được sự đối xử khác nhau với lợi thế
thường thuộc về khu vực kinh tế nhà nước. Một trong những vấn đề quan
trọng là mức độ tiếp cận tín dụng của khu vực kinh tế tư nhân.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng
của doanh nghiệp tư nhân về số lượng cũng như quy mô hoạt động, ngành
nghề thì ngành ngân hàng nói riêng và thị trường vốn tài chính nói chung
cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Kèm với sự phát triển mạnh mẽ ấy là sự
cạnh tranh tìm kiếm khách hàng giữa trị trường chứng khoán với ngân hàng
và giữa những ngân hàng với nhau. Các doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là
những doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn phản ảnh những khó khăn trong việc
tiếp cận vốn tín dụng tư phía các ngân hàng và ngược lại ngân hàng lại cho
rằng sự cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp luôn được cải thiện.


GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
1
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ với vai trò là thành phố trung tâm của khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây tập trung hầu hết những ngành nghề hoạt
động cho một nền kinh tế thị trường với những thế mạnh về công nghiệp,
thương mại và dịch vụ nói chung. Theo số liệu thống kê năm 2005 cho thấy
sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân tại đây là chiếm trên 30% giá trị
tổng sản phẩm và giải quyết một lượng lao động lớn của Thành phố. Doanh
nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ tập trung chủ yếu ở hình thức là
doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong hầu
hết các ngành kinh doanh khác nhau. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư
nhân có mặt đáng mừng nhưng tồn tại không ít những khó khăn cần tháo dỡ
trong đó có vấn đề vốn. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
thì Thành phố Cần Thơ là một trong những tỉnh thành có mật độ ngân hàng
nhiều nhất, như vậy với thuận lợi như vậy thì doanh nghiệp tư nhân liệu có
quyết định vay hay không vay? Xuất phát từ vấn đề này, đề tài mong muốn
phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp
này tại Thành phố Cần Thơ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động và các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngân hàng của các doanh nghiệp khu
vực tư nhân ở Thành phố Cần Thơ từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp cho
vấn đề được tìm thấy trong bài phân tích.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Phân tích tổng quan về khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố
Cần Thơ.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngân hàng của
khu vực doanh nghiệp tư nhân.
- Phân tích sự tác động của từng yêu tố đến quyết định đó.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
2
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp tư
nhân tại Thành phố Cần Thơ và thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tư nhân tại đây
vay vốn ngân hàng hơn nữa.
1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định
Đề tài được thực hiện với những giả thuyết như sau:
- Thứ nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân đang có sự phát triển mạnh
mẽ và cần có những điều kiện cần cho sự phát triển đó. Một trong những
điều kiện cần đó là nguồn vốn tín dụng.
- Thứ hai là có sự khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng của khu vực
doanh nghiệp tư nhân. Song bên cạnh đó có sự e ngại gia tăng tỷ lệ nợ trong
cơ cấu nguồn vốn của chính doanh nghiệp.
- Thứ ba là ý muốn và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp
được quyết định bởi chính ý muốn chủ quan của chủ doanh nghiệp hay nhận
định chủ quan từ phía ngân hàng. Ý muốn và khả năng tiếp cận tín dụng của
doanh nghiệp không có sự tác động của các yếu tố khác.
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu
- Khu vực kinh tế tư nhân có quan tâm đến việc xin cấp tín dụng hay
không, và mức độ quan tâm của họ như thế nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của những doanh nghiệp
này là những nhân tố nào?
- Sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp
có chiều hướng như thế nào?
- Sự tác động qua lại của từng yếu tố đến các yếu tố khác có ảnh hưởng

như thế nào đến nhu cầu tín dụng của những doanh nghiệp này?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Địa bàn thực hiện
Luận văn được thực hiện trên phạm vi tại Thành phố Cần Thơ.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
3
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
1.4.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu
Thời gian thực hiện luận văn từ 01/03/2007 đến 30/05/2007.
Các số liệu thứ cấp về số lượng doanh nghiệp, mức đóng góp vào nền
kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thu thập từ
các nguồn của Tổng cục thống kê Việt Nam và Cục thống kê Thành phố Cần
Thơ. Do sự giới hạn về việc tập hợp số liệu của các cơ quan thống kê nên
các số liệu thứ cấp tập hợp được có sự giới hạn về thời gian, cụ thể là:
- Tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2002 – 2004 (Niên giám thống
kê toàn quốc năm 2005).
- Cục thống kê Thành phố Cần Thơ từ 2001 – 2005 (Niên giám thống
kê Thành phố Cần Thơ năm 2005).
Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân để
tìm kiếm các số liệu sơ cấp về tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp cụ
thể trong năm 2006.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu đối với những số liệu thu thập được về khu
vực doanh nghiệp tư nhân, trong đó tập trung ở hai loại hình doanh nghiệp
tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn bởi vì đây là hai loại hình doanh
nghiệp phổ biến nhất ở khu vực doanh nghiệp tư nhân.
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- Cái nhìn tổng quan về sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư
nhân.
- Có cái nhìn tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của

khu vực doanh nghiệp tư nhân.
- Giải pháp nhằm giải quyết sự phát triển và nhu cầu tín dụng của khu
vực doanh nghiệp này.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
4
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
1.6 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.6.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Kể từ khi thành phần kinh tế tư nhân được thừa nhận đối với nền kinh
tế Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về thành phân kinh tế này. Sau đây là
một vài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu này được trình bày
tóm tắt.
James Riedel và Trần S. Chương (Chương trình phát triển dự án
Mêkông – MPDF) (1997) đã đề cập trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển
của doanh nghiệp tư nhân là “tín dụng, tín dụng và tín dụng”. Qua cuộc điều
tra đó có thể thấy chính những qui định không rõ ràng về quyền sở hữu,
những qui định hạn chế của Nhà nước trong xuất nhập khẩu, hệ thống thuế
bất hợp lý và tệ hành chính quan liêu đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt
động kinh doanh và làm tăng chi phí cho những doanh nghiệp này. Nhưng tất
cả các doanh nghiệp được điều tra đều xếp những vấn đề đó sau vấn đề tín
dụng mà cụ thể là thiếu tín dụng.
John Rand (2004) (Credit Constraints and Determinants of the Cost of
Capital in Vietnamese Manufacturing) đã đánh giá những hạn chế hay các
ràng buộc dẫn đến hạn chế việc tiếp cận tín dụng cũng như đã nhận dạng các
yếu tố hay đặc tính của khoản tín dụng xác định chi phí vốn của các doanh
nghiệp nhỏ ở Việt Nam. Henrik and John Rand (2004) (SME Growth and
Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?) đã cung cấp
những bằng chứng về sự sống sót và tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong giai đoạn 1990 – 2002. Đặc biệt, sự trợ giúp tín dụng của Chính

phủ trong giai đoạn ban đầu thành lập công ty đã đóng góp đáng kể vào sự
tăng trưởng của khu vực kinh tế này trong những năm cuối thập kỷ 90 của
thể kỷ trước. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của sự hỗ trợ này đã giảm dần
khi mà những doanh nghiệp mới sau này dường như không hưởng lợi ích từ
hình thức hỗ trợ này.
Năm 2006, Phan Đình Khôi, Trương Đông Lộc, Võ Thành Danh (An
overview of development of private enterprise economy in the Mekong delta of Viet Nam)
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
5
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
đã chỉ ra rằng khu vực kinh tế tư nhân tuy có sự phát triển nhanh nhưng chưa
nhận được sự đối xử bình đẳng như khu vưc kinh tế nhà nước, và trong đó
việc khó khăn tiếp cận tín dụng cũng được đề cập trong phần phân tích.
1.6.2 CÁC BÀI VIẾT
“Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân” – PGS.TS Nguyễn
Đình Tự. Tác giả cho biết, hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp
thuộc khu vực KTTN là tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Quy
mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô lớn
rất ít. Lượng vốn tự có của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng từ 20% đến 30% yêu
cầu. Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân vay vốn ngân hàng ngày càng tăng, nhưng
nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn
còn không ít khó khăn.
“Ngân hàng quay lưng với doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Nội dung bài viết đề
cập vấn đề DNVVN đang gặp khó khăn và bị phân biệt đối xử trong việc tìm kiếm
các nguồn vốn chính thức. Do đó, các DNVVN thường trông cậy vào các nguồn
vốn chính thức như vay của gia đình, bạn bè, khách hàng hơn là vay từ các ngân
hàng, các tổ chức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác.Vì khó tiếp cận
các nguồn vốn chính thức nên họ chỉ có thể vay được khoản tiền ít và thời hạn vay
cũng ngắn.
“''Bơm vốn'' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Bài viết ghi nhận lại ý kiến của

ông Nguyễn Sĩ Tiệp, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam về nguyên nhân khiến SMEs khó tiếp cận nguồn
vốn ngân hàng. Về phía doanh nghiệp là sự yếu kém trong khâu thiết kế và chuẩn
bị dự án vay vốn ngân hàng, thiếu tài sản thế chấp, hệ thống sổ sách kế toán, báo
cáo tài chính không rõ ràng, minh bạch và cuối cùng là lịch sử tín dụng của SMEs
không có hoặc không rõ ràng. Bên cạnh đó, bản thân các ngân hàng vẫn chưa thực
sự nhiệt tình trong phục vụ SMEs, thể hiện ở chính sách tài sản thế chấp khắt khe,
thủ tục hành chính phức tạp khiến SMEs quy mô nhỏ rất khó đáp ứng được. Tâm
lý các ngân hàng không muốn cho vay những dự án nhỏ lẻ, phân tán, khó quản lý
cũng là một vấn đề cần giải quyết.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
6
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
“Doanh nghiệp vừa và nhỏ “khát” vốn ngân hàng”. Tác giả nêu lên thực tế
là nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì không có tài sản thế chấp ngân
hàng mà nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã phải quay lưng lại với ngân
hàng, bỏ lỡ các cơ hội và dự án kinh doanh hiệu quả. Nguyên nhân làm hạn chế
khả năng vay vốn của doanh nghiệp là sự thiếu thông tin từ ngân hàng, trong đó
thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp vẫn còn phức tạp và thông tin hướng
dẫn về thủ tục vay vốn tín chấp; trình độ của một số nhân viên ngân hàng còn hạn
chế dấn tới việc hướng dẫn một cách sơ sài”.
“Luật Doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành vai trò ''bà đỡ'' ” phản ánh tình
trạng phổ biến : các DN, nhất là các DN mới ra đời thường có nguồn vốn kinh
doanh nhỏ. Để thực hiện những dự án đầu tư, DN dân doanh thường phải vay vốn
hoặc huy động vốn từ các nguồn khác như vốn vay từ họ hàng, bè bạn. Việc tiếp
cận vốn với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng, Quỹ đầu tư phát triển là vô cùng
khó khăn, kể cả trường hợp doanh nghiệp đã có nhà xưởng, máy móc, thiết bị.
Những nhà xưởng, thiết bị đó lại đặt trong khuôn viên đi thuê lại với những hợp
đồng thuê ngắn hạn, không đủ các giấy tờ mà các tổ chức tín dụng đòi hỏi. Thiếu
vốn thường làm mất đi những cơ hội kinh doanh.

“Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn
hiện nay” - Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Bài viết này chỉ ra
rằng đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần
thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là điều
đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nước đến năm 2006 hầu như không
còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
AFTA. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các tập đoàn lớn của các
nước trong khu vực đánh bại. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn
của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn
và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa được cải
thiện. Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp
vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh... Còn các
doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu
dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
7
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm
rủi ro giữa các doanh nghiệp.
“Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” . Bài viết này
mang lại tín hiệu vui cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn. Tác giả cho
biết : Nguồn vốn tín dụng mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khai thác ngày
càng đa dạng hơn. Hiện nay, bên cạnh nguồn vốn tín dụng được cung cấp bởi hệ
thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính, doanh
nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước thông
qua hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Cuối năm
2001 Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh việc giải quyết nhu cầu về vốn cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận các chương trình tín dụng của các tổ chức, chính

phủ nước ngoài như thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của cộng
đồng châu Âu (SMEDF), tín dụng hỗ trợ của ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
(IBIC), dự án phát triển khu vực Mê Kông (MPFD), hỗ trợ của công ty tài chính
quốc tế (IFC) cũng như dự án tín dụng phát triển nông thôn của ngân hàng thế
giới. Trong điều kiện quy mô và khả năng tích luỹ của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa còn hạn chế thì nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng tạo điều kiện
hỗ trợ để có thể đổi mới trang thiết bị, đầu tư cho công nghệ mới và mở rộng sản
xuất.
1.6.3 Hội thảo
Hội thảo"Giới thiệu hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ ngân
hàng" do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội phối hợp với Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn-chi nhánh Hà Nội đã tổ chức. Tại hội thảo
các chuyên gia của ngân hàng đã tryền đạt những thủ tục cần thiết đề tiếp cận tín
dụng : các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và rõ ràng, về thanh toán
quốc tế : cách thức ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, các
loại giá và phương thức thanh toán ; cách thức lập một dự án đầu tư để vay vốn
ngân hàng.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
8
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
Qua chương trình này các doanh nghiệp đã hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ ngân
hàng cũng như cách thức giao dịch hợp đồng, thanh toán, vận chuyển và các tranh
chấp có thể xẩy ra khi tham gia thương mại quốc tế
Hội thảo quốc tế “Tinh thần doanh nhân Việt Nam” do Khoa Kinh tế thuộc
ĐHQGHN đã phối hợp với Viện Thế kỷ Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) tổ chức. Bốn
nội dung lớn: 1- Môi trường phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam; 2-
Cơ chế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam; 3- Bài học từ những giải
pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tinh thần doanh nhân ở các nền kinh
tế phát triển, nền kinh tế chuyển đổi và nền kinh tế Đông Á - Đẩy mạnh văn hóa
tinh thần doanh nhân tại Việt Nam; 4- Phát triển kế hoạch hành động.

GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
9
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Về doanh nghiệp tư nhân
2.1.1.1 Khái niêm
Điều 4, Luật Doanh nghiệp định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục địch thực hiện các hoạt động
kinh doanh”.
Căn cứ qui định này thì doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Là đơn vị kinh tế, hoạt động trên thương trường, có trụ sở giao dịch
ổn định, có tài sản.
- Đã được đăng ký kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Cũng theo điều 4 này thì “kinh doanh là việc thực hiện một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Khu vực doanh nghiệp tư nhân (Private enterprise - PE) là những
doanh nghiệp vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập tể, tư nhân
một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước những chiếm từ
50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp tư nhân (sau đây trong
nghiên cứu này gọi là doanh nghiệp tư nhân) bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
- Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh

là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thành viên góp
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
10
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phần vốn đã góp
vào công ty, không được phát hành chứng khoán.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà thành viên doanh
nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Số lượng
thành viên không vượt quá 50 người, không được phép phát hành cổ phiếu.
- Công ty cổ phần tư nhân hoặc Nhà nước chiếm ít hơn 50% giá trị cổ
phần góp vào. Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chi thành những cổ phần
bằng nhau. Số lượng cổ động tối thiểu là 3 người và chỉ chịu trách nhiệm về
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp và doanh
nghiệp có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng.
2.1.1.2 Về vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các
nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả của doanh
nghiệp. Nguồn vốn gồm:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ
doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc của các cổ
đông công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên,…
- Nợ phải trả: là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả,
phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm nợ tiền cho vay (vay ngắn hạn, vay
dài hạn, vay trong nước, vay nước ngoài), các khoản nợ phải trả cho người
bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, tiền
trợ cấp,…) và các khoản phải trả khác.
3.1.2 Về tín dụng
3.1.2.1 Khái niệm

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình
thái kinh tế. Ngày nay tín dụng được hiểu theo các định nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được hiểu dưới hình thái
tiền tệ hay vật chất, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc
và lãi sau một thời gian nhất định.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
11
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một
bên cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toán
lại trong tương lai của bên kia.
Như vậy, tín dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng
nội dụng cơ bản của những định nghĩa là thống nhất: Đều phản ánh một bên
là người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được
ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện hành.
2.1.2.2 Nguyên tắc cho vay
Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và các
ngân hàng đều tuân thủ triệt để các nguyên tắc tín dụng. Các nguyên tắc tín
dụng được hình thành bắt nguồn từ bản chất tín dụng, được khẳng định trong
thực tiễn hoạt động của các ngân hàng và được pháp lý hóa.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thõa thuận
trên hợp đồng tín dụng.
- Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng
thời gian đã thõa thuận trên hợp đồng tín dụng.
2.1.2.3 Điều kiện cho vay
Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để
là căn cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dụng của điều

kiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong
quá trình sử dụng tiền vay.
Các khách hàng muốn vay được vốn của ngân hàng phải có các điều
kiện cơ bản sau đây:
- Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng món vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
12
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và
có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và
phù hợp với qui định của pháp luật.
- Thực hiện qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các điều kiện cho vay có thể được tùy ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc
vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay,
tùy thuộc vào môi trường kinh doanh,…
2.1.2.4 Đối tượng và thời hạn cho vay của ngân hàng
Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trông tổng giá trị
cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình
sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.
Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để
khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và
đầu tư phát triển.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa
bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài
hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố

định đó.
Doanh nghiệp có thể vay vốn cho nhiều đối tượng khác nhau tại cùng
một thời điểm ở một hay nhiều ngân hàng khác nhau. Trong một số trường
hợp một đối tượng của một bên vay có thể được nhiều ngân hàng cùng cho
vay.
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên vay được quyền sử dụng
vốn vay. Thời hạn cho vay được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiền vay
đầu tiên đến khi thu hồi hết nợ.
Thời hạn cho vay được các bên thõa thuận phù hợp với khả năng của
mình. Nhu cầu về thời gian sử dụng khoản vay của bên vay tùy thuộc vào
đặc điểm sản xuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
13
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
vốn và khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp. Thông thường ngân
hàng qui định các loại tín dụng theo thời hạn như sau:
- Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng.
- Tín dụng dài hạn là loại có thời hạn trên 60 tháng.
2.1.2.5 Các loại đảm bảo tín dụng
Có hai loại đảm bảo tín dụng: Đảm bảo đối vật và đảm bảo đối nhân.
Đảm bảo đối vật:
- Đảm bảo đối vật là hình thức xác định các cơ sở pháp lý của chủ nợ.
Ở đây là ngân hàng có những quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách
hàng vay - con nợ, nhằm đảm bảo nguồn thu nợ thứ hai khi người mắc nợ
không trả hay không có khả năng trả nợ. Đảm bảo đối vật có hai loại là thế
chấp và cầm cố.
- Thế chấp là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở
hữu của mình để đảm bảo thực hiện hiện nghĩa vụ khi nguồn thu thứ nhất bị

mất.
- Cầm cố là việc người vay vốn dùng tài sản là động sản thuộc quyền sở
hữu của mình giao cho ngân hàng cất vào kho để đảm bảo nguồn thu nợ thứ
hai.
Đảm bảo đối nhân:
- Đảm bảo đối nhân là một hợp đồng, qua đó một người - người bảo
lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng
trong trường hợp khách hàng vay vốn mất khả năng thanh toán.
2.2 KHUNG LÝ THUYẾT
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
14
Xác định vấn đề: Thực trạng hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay
ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân
Xác định đối tượng nghiên cứu: doanh nghiệp tư nhân
tại Thành phố Cần Thơ

thuyết về
doanh
nghiệp
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
15
Xác định yếu tố phân
tích của đề tài
Đánh giá tổng quan về
doanh nghiệp tư nhân tại
Cần Thơ
Phân tích sự ảnh hưởng
của các các yếu tố định
lượng đến cầu tín dụng

Ước lượng các tham
số phân tích
Sự đóng góp của
doanh nghiệp tư
nhân
Sự phát triển của
doanh nghiệp tư
nhân
Tác động của nhân tố
bên ngoài
Xác định ý nghĩa của
tham số phân tích
Đánh giá hiệu quả
phân tích
Giải thích kết quả
Phân tích sự ảnh hưởng
của các các yếu tố định
tính đến cầu tín dụng
Dữ liệu
thứ cấp
Kỹ thuật
phân tích
mô tả, so
sánh
Dữ liệu
phỏng vấn
trực tiếp
DN
Kỹ thuật
phân tích

biệt số
Kỹ thuật
phân tích
bản chéo
Mô tả mối quan hệ
giữa cầu tín dụng với
các yếu tố định tính
Kiểm định mối quan
hệ giữa cầu tín dụng
với các yếu tố định
tính
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Tiêu
thức phân tầng là đơn vị hành chính (Quận, Huyện). Công việc chọn mẫu được
tiến hành như sau:
- Thành phố Cần Thơ có 8 quận, huyện. Căn cứ vào Niên Giám Thống Kê
xác định số lượng doanh nghiệp ở từng quận (huyện) và toàn thành phố.
- Tính toán tỷ lệ số doanh nghiệp ở mỗi quận (huyện) so với tổng số doanh
nghiệp của thành phố. Dựa vào tỷ lệ này, phân định số quan sát (số doanh nghiệp
phỏng vấn) cần thực hiện ở mỗi quận (huyện) trong tổng số quan sát của mẫu.
- Đối với mỗi quận (huyện), xác định số lượng doanh nghiệp ở mỗi loại
hình sở hữu. Tính tỷ lệ số doanh nghiệp ở mỗi loại hình sở hữu so với tổng số
doanh nghiệp của quận (huyện). Căn cứ vào tỷ lệ này xác định số quan sát cần
thực hiện ở mỗi loại hình sở hữu từ số quan sát được phân định cho mỗi quận
(huyện).
Mẫu được chọn theo phương pháp này sẽ đảm bảo tính ngẫu nhiên và tính
đại diện cho tổng thể
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các ấn phẩm (Niên giám thống kê, Báo
cáo phát triển kinh tế,… ), các bài viết đăng tải trên các báo và tạp chí, các
công trình nghiên cứu, quyết nghị của các cuộc hội thảo liên quan đến doanh
nghiệp tư nhân.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp tư
nhân thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn. Các doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố
Cần Thơ trong nghiên cứu này bao gồm những doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty liên doanh. Do có sự hạn chế về
kinh nghiệm phỏng vấn và sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp nên tất cả 52 mẫu
phỏng vẫn trực tiếp được em sử dụng để phân tích trong đề tài chỉ bao gồm hai
loại hình doanh nghiệp là tư nhân và trách nhiệm hữu hạn.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
16
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
Số liệu được thu thập trên khắp các địa bàn Thành phố Cần Thơ, trong
đó tại quận Ninh Kiều gồm 28 mẫu, tại quận Bình Thủy là 2, tại quận Ô Môn
là 3, tại quận Cái Răng là 2, huyện Thốt Nốt là 12, huyện Vĩnh Thạnh là 2,
huyện Phong Điền là 2, huyện Cờ Đỏ là 1.
Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp phỏng vấn được bao
gồm những ngành nghề chính như sau: thương mại dịch vụ, công nghiệp và
chế biến, xây dựng vân tải.
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng 3 phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích biệt số (phân tích phân biệt) và phương pháp phân tích bản
chéo.
2.3.3.1 Phương pháp so sánh qua các năm:
Phương pháp so sánh là phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số
liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra so
sánh và rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập
được.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả
thực trạng và xu hướng phát triển về doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố
Cần Thơ gồm các công cụ như sau:
- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã
thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả
đã nghiên cứu.
- Xếp hạng theo tiêu thức: sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu
thức để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến nội dụng nghiên
cứu.
- So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị
của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.
- So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ
tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay
giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
17
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
2.3.3.2 Phương pháp phân tích biệt số (phân tích phân biệt)
Phân tích biệt số là một kỹ thuật phân tích dữ liệu khi biến phụ thuộc
(biến tiêu chuẩn) là biến phân loại và biến độc lập (biến dự đoán) được
lượng hóa bằng thước đo thang khoảng hay thước đo tỉ lệ.
Trong luận văn này sử dụng phân tích biệt số giữa hai nhóm. Phân tích
biệt số hai nhóm được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vay
vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân.
Trong 52 mẫu phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp, bao gồm 40 doanh
nghiệp đã có vay và 12 doanh nghiệp không vay trong năm 2006. Em chia
toàn bộ mẫu quan sát thành mẫu phân tích và mẫu kiểm tra bằng biến phân
tích, biến này nhận giá trị 0 tại mẫu kiểm tra và 1 tại mẫu phân tích.Cả hai
mẫu phân loại và phân tích đều có tỉ lệ doanh nghiệp vay và không vay bằng
nhau. Mẫu phân tích có 39 (tỉ lệ 75% tổng số mẫu) mẫu bao gồm 30 doanh

nghiệp có vay (75% số doanh nghiệp vay) và 9 doanh nghiệp không vay
(9/12 doanh nghiệp không vay). Việc chọn doanh nghiệp nào làm biến ngẫu
nhiên và biến phân tích được chọn ngẫu nhiên bằng hàm excell RAND().
Mẫu phân tích dùng để ước lượng hàm phân biệt, mẫu kiểm tra dùng để tính
đúng đắn của hàm phân biệt.
Mô hình phân tích biệt số được lập có dạng tuyến tính như sau:
D = b
1
x
1
+ b
2
x
2
+ b
3
x
3
+ b
4
x
4
+ b
5
x
5
+ b
6
x
6

trong đó:
D: biệt số
b: hệ số hay trọng số phân biệt
x: biến độc lập. Các biến độc lập được sử dụng trong mô hình
gồm các biến định lượng được thu thập là số năm hoạt động (tên biến x
1
, đơn
vị tính năm), vay người thân (tên biến x
2
, đơn vị tính triệu đồng), thời gian
xét duyệt (tên biến x
3
, đơn vị tính ngày), mức độ hiểu biết (tên biến x
4
, đơn
vị tính thang đo 10 điểm), lãi suất vay gia trọng tức là lãi suất vay ngân hàng
trung bình với quyền số là lãi suất (tên biết x
5
, đơn vị tính %), tổng tài sản
(tên biến x
6
, đơn vị tính triệu đồng).
Các hế số hay trọng số b được tính toán sao cho các nhóm có các giá trị
của hàm phân biệt (biệt số D) khác nhau càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
18
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
xảy ra khi tỉ lệ của tổng các độ lệch bình phương của biệt số giữa các nhóm
(between-group sum of square) so với tổng các độ lệch bình phương của biệt
số trong nội bộ các nhóm (within group of squares) đạt cực đại. Và bất cứ

kết hợp tuyến tính nào khác của các biến độc lập cũng đều tạo ra những tỉ lệ
nhỏ hơn.
Các tham số trong phân tích biệt số:
- Canonical correlation: hệ số tương quan canonical đo lường mức độ
liên hệ giữa các biệt số và các nhóm. Nó là một thước đo mối liên hệ giữa
hàm phân biệt đơn và tập hợp các biến giả xác định các nhóm.
- Centroid: là trung bình của các giá trị biệt số trong mỗi nhóm. Số
centroid bằng với số nhóm vì mỗi nhóm có một Centroid.
- Classification matrix: ma trận phân loại (ma trận dự đoán) chứa số
quan sát được phân loại đúng và số quan sát phân loại sai. Số quan sát phân
loại đúng sẽ nằmg trên đường chéo của ma trận, và số quan sát phân loại sai
nằm ngoài đường chéo. Tổng của các số nằmg trên đường chéo được chi cho
tổng số quan sát và được gọi là tỉ lệ đúng.
- Discrimiant scores: các biệt số được tính bằng cách nhân các hệ số
không chuẩn hóa được với giá trị của các biến, sau đó lấy tổng của các tích
tìm được theo phương trình ở phần trên.
- F value and their significane: giá trị F được tính từ ANOVA một yếu
tố, trong đó biến phân loại được sử dụng như biến độc lập, và mỗi biến dự
đoán được sử dụng như biến phụ thuộc kiểu định lượng.
- Total correlation matrix: ma trận tương quan toàn bộ là ma trận tương
quan khi các quan sát được coi như xuất phát từ một mẫu duy nhất.
2.3.3.3 Phương pháp phân tích bản chéo
Phương pháp phân tích bản chéo hay còn gọi là mô tả mối quan hệ giữa
các biến định tính để xem mối quan hệ giữa chúng là như thế nào, có đủ
mạnh hay không.
Phân tích bản chéo được sử dụng trong luận văn này nhằm kiểm tra
xem các yếu tố định định có mối liên hệ như thế nào đến quyết định vay
trong mẫu có đúng trong trường hợp tổng thể hay không. Do có hạn chế về
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
19

Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
khả năng phân tích nên luận văn chỉ sử dụng phân tích bản chéo hai biến.
Biến phụ thuộc trong phân tích là biến phân loại vay hay không vay. Các
biến độc lập gồm những biến định tính sau:
- Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần và khác.
- Ngành nghề cạnh tranh gồm: (1) thương mại, (2) công nghiệp, sản
xuất chế biến, (3) xây dựng, vận tải thông tin.
- Mức độ cạnh tranh theo sự đánh giá của chủ doanh nghiệp gồm hai
mức cao và không cao.
- Quỹ hỗ trợ tín dụng. Doanh nghiệp có tiếp cận quỹ này hay không khi
quyết định vay.
- Khó khăn trong thẩm định vay theo doanh nghiệp có hay không.
- Các loại thời hạn vay mà doanh nghiệp muốn vay gồm (1) dưới 12
tháng và (2) trên 12 tháng.
- Tài sản thế chấp đủ hay không.
- Có được bảo lãnh vay hay không.
Biến phụ thuộc được xếp vào hàng, biến độc lập được xếp vào cột. Mối
quan hệ được giải thích theo số phần trăm theo cột, trong một số phân tích
nhằm làm rõ hơn thì sử dụng thêm số phần trăm theo hàng.
Các đại lượng kiểm định được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữa các
biến trong mẫu có phù hợp trong tổng thể hay không. Các biến định tính
được sử dụng trong mô hình trong luận văn này là những biến định danh hay
thứ bậc, do đó những kiểm định sau sẽ được sử dụng:
- Kiểm định Chi bình phương. Kiểm định này chỉ đủ mạnh khi không
quá 20% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5.
- Kiểm định Likelihood Ratio. Kiểm định này cho kết quả tương tư như
kiểm định Chi bình phương, do đó nó được dùng để kiểm tra kiểm định Chi
bình phương.
- Kiểm định Fisher’s Exact. Kiểm định này được sử dụng để khẳng định độ

tin cậy của hai kiểm định trên trong trường hợp bảng chéo có dạng 2 hàng 2 cột và
có hơn 20% số ô quan sát nhỏ hơn 5
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
20
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lí
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu châu thổ sông Cửu
Long, bên bờ Nam sông Hậu trải dài gần 60 km, trung tâm địa lý của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp
tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.390 km
2
, chiếm
3,49% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 quận: Ninh Kiều, Cái
Răng, Bình Thủy, Ô Môn và 4 huyện: Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh
Thạnh; 67 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (4 thị trấn, 37 xã, 30
phường). Trung tâm đô thị tại quận Ninh Kiều.
Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông đường bộ và đường thủy của
vùng, nằm ở ngã tư các trục thủy bộ chính. Về đường bộ: trục Thành phố Hồ
Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang - Hà Tiên, trục Phôngpênh - Châu Đốc -
Cần Thơ - Cà Mau, trục Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Sóc Trăng - Cà
Mau; về đường thủy là trục sông Mêkông nối từ biển đến Campuchia trong
đó có gần 60 km đi qua Cần Thơ, trục đường sông Cà Mau - Cần Thơ -
Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra Cần Thơ còn là đầu mối giao thông tỏa ra
khắp các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo đường bộ, trung tâm thành phố cách Thành phố Hồ Chí Minh 170
km về hướng Đông Bắc theo quốc lộ 1A, cách các đô thị khác của vùng

khoảng 60 - 70 - 120 km, có tầm thuận lợi đến các tỉnh lân cận và có tầm
vươn xa vừa phải tới Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế trọng
điểm khác ở phía Nam.
Nhờ có vị trí trung tâm của vùng và bên bờ sông Hậu, có vị trí quan
trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, mặc dù thành lập sau các đô thị khác của
vùng song từ những năm 50 của thế kỷ trước, tốc độ phát triển và mở rộng
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
21
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ rất nhanh, vượt lên các đô thị khác của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cầu Cần Thơ, sân bay Trà
Nóc, cảng Cái Cui và nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác chưa được xây
dựng hoàn chỉnh đã làm hạn chế việc phát huy tiềm năng vị trí của Cần Thơ.
3.1.2 Tài nguyên tự nhiên
a. Khí hậu
Khí hậu của Thành phố Cần Thơ có đặc điểm là nhiệt độ khá cao, khí
hậu có hai mùa là mùa mưa và mùa khô với cường độ mưa khá lớn. Nhiệt độ
trung bình trong năm 26,7 - 28
0
C, lượng mưa trung bình năm là 1.540 -
1.840 mm, ẩm độ không khí là 84 - 86%, số giờ nắng bình quân là 2600 giờ,
chế độ gió có hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
b. Nguồn nước
Hệ thống sông chính có tổng chiều dài trên 453 km và mạng lưới kênh
rạch chằng chịt chi phối bởi hai nguồn nước chính với dòng chảy khá phức
tạp là sông Hậu và sông Cái Lớn. Các kênh rạch chính: Cái Sắn, Thốt Nốt, Ô
Môn, Xà No, các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn có tác dụng giao
thông, cung cấp nước tưới và sinh hoạt sản xuất.
Nước ngầm ở Cần Thơ có trữ lượng khoảng 1.375 ngàn m
3

. Mạch nước
ngầm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh nằm ở độ sâu từ 80 - 150 m.
Vào mùa lũ (tháng 7 - 10 âm lịch) địa bàn Thành phố Cần Thơ chịu tác
động bởi hai dòng lũ chính là dòng lũ từ sông Hậu và dòng lũ từ khu Tứ giác
Long Xuyên.
3.1.3 Dân số và nguồn lực con người
Năm 2005 dân số toàn Thành phố Cần Thơ là 1.127.765 người với số
nam là 49,09%, dân số tập trung nhiều nhất ở quân Ninh Kiều với 208.008
người, mật độ dân cư là 811 người/km
2
, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.1%.
Dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Cần Thơ trong năm 2005
có 699.835 người, chiếm 62,05% dân số toàn Thành phố Cần Thơ.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
22
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
Ngoài ra Thành phố Cần Thơ còn la nới đào tạo nguồn lực cho cả vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long với hệ thống Đại học, viện nghiên cứu, các
trường dạy nghề.
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Sau khi tách tỉnh Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ phấn đấu phát triển
thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó thành phố tập
trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển theo hướng xấp
xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đó.
Bảng 1: TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI GDP
(Tính theo giá so sánh 1994)
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2003 2004 2005
% 2004
so 2003

% 2005
so 2004
Tổng sản phẩm 6.430,8 7.380,7 8.545,3 97,12 106,86
1. Theo khu vực kinh tế
- Khu vực 1
- Khu vực 2
- Khu vực 3
2.515,1
5.194,3
3.676,9
1.547,9
2.029,1
3.383,8
1.547,9
2.459,6
3.383,8
103,90
114,59
117,01
107,23
121,21
114,39
2. Theo thành phần kinh tế
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước
- Vốn đầu tư nước ngoài
2.157,8
3.287,6
242,8
2.352,2

3.631,0
248,9
2.638,7
4.383,1
197,7
109,01
110,44
102,50
112,18
120,71
79,45
(Nguồn: Niên giám Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2005, Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ)
Năm 2005, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đạt
16.056,54 tỉ đồng (giá so sánh 1994) tăng 16,96% so với cùng kỳ; Giá trị tăng
thêm đạt 7.931,3 tỉ đồng (giá so sánh 1994) tăng 14,93% cùng kỳ; Giá trị tăng
thêm khu vực 1 tang 7,23%, khu vực 2 tăng 21,21% và khu vực 3 tăng 14,39%.
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
23
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI
VIỆT NAM, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 KHU VỰC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM
Sự phát triển của khu vực tư nhân được thể hiện qua 4 mặt: số lượng
doanh nghiệp tư nhân đăng ký ngày càng nhiều, sự đóng góp của khu vực
này vào tổng sản phẩm trong nước, đóng góp vào giá trị sản xuất công
nghiệp và giải quyết việc làm. Khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam thì nhỏ
nhưng giá trị tổng sản phẩm khu vực này vẫn tiếp tục tăng qua các năm, sự
gia tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân chỉ thấp hơn tốc độ tăng khu vực kinh

tế có vốn đầu tư nước ngoài – khu vực kinh tế có nhiều ưu đãi nhất hiện nay
- trong cơ cấu tổng sản phẩm.
Bảng 2: CƠ CẤU GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: %
(Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc năm 2005, Tổng cục Thống kê Việt Nam)
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Chỉ tiêu GDP SXCN GDP SXCN GDP SXCN
Tổng số 100,00 100,0 100,00 100,0 100,00 100,0
Khu vực NN 38,38 31,5 39,08 29,4 39,10 27,4
Khu vực tập thể 7,99 0,6 7,49 0,4 7,09 0,4
Khu vực tư nhân 8,30 16,7 8,23 18,4 8,49 20,4
Khu vực cá thể 31,57 9,7 30,73 8,7 30,19 8,2
Khu vực FDI 13,76 41,5 14,47 43,1 15,13 43,6
24
Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ
Nhìn vào bảng trên ta thấy với một tỉ trọng nhỏ thứ hai trong cơ cấu tỉ
trọng GDP nhưng khu vực tư nhân đã tạo ra lượng giá trị sản xuất công
nghiệp đứng hàng thứ ba. Trong khi tỉ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp ở các khu vực Nhà nước, tập thể và cá thể có sự giảm xuất hoặc
ổn định thì tỉ trọng của khu vực tư nhân tăng liên tục và tốc độ tăng còn
nhanh hơn tốc độ tăng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước
ngoài. Năm 2004, tỉ trọng công nghiệp của khu vực này là 20,4% tăng
thêm 3,7% tỉ trọng so với năm 2002, trong khi đó khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng có 2,1%, khu vực nhà nước giảm 4,1%,
khu vực tập thể giảm 0,2%, khu vực cá thể giảm 1,5% về tỉ trọng công
nghiệp.
Bảng 3: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNG
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: %
Năm 2002 2003 2004
Chỉ tiêu
Doanh
nghiệp
Lao
động
Doanh
nghiệp
Lao
động
Doanh
nghiệp
Lao
động
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Doanh nghiệp NN 8,53 48,52 6,73 43,77 5,01 38,99
DN ngoài NN 87,80 36,64 89,60 39,61 91,55 42,90
Tập thể 6,52 3,43 5,76 3,11 5,83 2,74
Tư nhân 39,41 7,29 35,62 7,31 32,67 7,49
Công ty hợp danh 0,04 0,01 0,02 0,01 0,02 0,01
Công ty TNHH 37,33 19,81 41,89 22,09 44,59 24,15
Công ty CP 4,5
6,10
6,31
7,10
8,43
8,52
Doanh nghiệp FDI 3,67 14,84 3,67 16,62 3,44 18,11
(Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc năm 2005, Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Sự phát triển của khu vực tư nhân còn được hỗ trợ bởi Luật Doanh
nghiệp năm 2000. Số lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân hiện gia tăng
nhanh chóng hàng năm, số lượng doanh nghiệp hiện có năm 2004 gấp 2 lần
số lượng doanh nghiệp năm 2000 (Phụ lục 1) và chiếm tỷ trọng gần như
tuyệt đối trong cơ cấu tỷ trọng doanh nghiệp ở nước ta. Trong tỷ trọng các
doanh nghiệp thuộc khu vực này thì doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH
GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải
25

×