Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giải pháp mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.31 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khu vực hóa, toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng phát triển chung của
các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế quốc tế, chúng ta đã là thành viên của các tổ chức AFTA, ASEAN,
APEC, …và đặc biệt việc Việt Nam gia nhập tố chức thương mại quốc tế (WTO)
đã mở ra muôn vàn cơ hội lớn cũng như không tránh khỏi những thách thức. Nền
kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân càng tăng, nhu cầu sử dụng các sản
phẩm dịch vụ ngày càng nhiều…do vậy phát sinh nhu cầu TT ngày càng lớn. Việc
TT trực tiếp bằng tiền mặt không còn thuận tiện nữa, mà thay vào đó là các dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng được
nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.
Tuy nhiên ở Việt Nam, việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt mới chỉ phát triển trong vài năm trở lại đây và chưa thu hút được đông đảo
các thành phần kinh tế tham gia. Trên thực tế khái niệm về dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt vẫn còn xa lạ với nhiều người.
Xuất phát từ thực trạng đó và kết hợp với tình hình thực tế về dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt tại đơn vị thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp
mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank”, với những
nội dung sau:
-

Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân

hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
-

Chương 3: Giải pháp mở rộng và hoàn thiện dịch vụ thanh toán không dùng

tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.




CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.

1.1 Khái niệm và nguyên tắc cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt.
1.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích
tiền từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản của người thụ hưởng bằng
cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở đây là các ngân hàng
thương mại. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán là các tổ chức kinh tế,
các doanh nghiệp, các cá nhân trong nền kinh tế có nhu cầu sử dụng dịch vụ TT để
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ thương mại.
Các phương tiện TT sử dụng là séc, thẻ, UNT,UNC,TTD. Hoạt động TT qua
ngân hàng được tiến hành thông qua các kênh TT như: TT qua NHNN, qua hệ
thống TT bù trừ giữa các ngân hàng, qua hệ thống TT điện tử, qua mạng Swift.
1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ nhất: Các chủ thể tham gia TT đều phải mở TK tại NH và được quyền lựa
chọn NH để mở TK. Khi tiến hành TT phải thực hiện TT thông qua TK đã mở theo
đúng chế độ quy định và phải trả phí TT theo quy định của NH. Trường hợp đồng
tiền TT là ngoại tệ thì phải tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối của NHNN.
Thứ hai: Đối với người mua, số tiền TT giữa người chi trả và người thụ hưởng
phải dựa trên cơ sở lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao. Người mua phải chuẩn bị đầy
đủ phương tiện TT (số dư trên TK tiền gửi TT tại NH hoặc hạn mức thấu chi nếu
có) để đáp ứng yêu cầu TT đầy đủ, kịp thời khi xuất hiện yêu cầu TT. nếu người
mua chậm trễ trong TT hoặc vi phạm chê độ TT thì sẽ bị phạt.
Thứ ba: Đối với người bán, là người được hưởng số tiền từ người chi trả và được
chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng cung cấp dịch

vụ kịp thời, đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Đồng thời phải kiểm soát
kỹ lưỡng các chứng từ phát sinh trong quá trình TT.


Thứ tư: Đối với ngân hàng, là trung gian TT giữa người mua và người bán, ngân
hàng phải thực hiện đúng vai trò của mình là trung gian TT, đó là:
- Chỉ trích từ tài khoản tiền gửi của người chi trả vào tài khoản của người thụ
hưởng khi có lệnh của người chi trả, hoặc trường hợp không có lệnh của người chi
trả khi TT UNT hay lệnh của toà án kinh tế.
- Phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng mở TK, sử dụng các công
cụ TT phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phương thức giao nhận và vận
chuyển hàng hoá.Cung cấp đầy đủ các chứng từ sử dụng trong TT cho khách hàng.
- Tổ chức hạch toán, chuyển chứng từ TT một cách nhanh chóng chính xác an
toàn, nếu để chậm trễ hay hạch toán thiếu chính xác gây thiệt hại cho khách hàng
thì phải bồi thường cho họ theo quy chế tài chung.
1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
* Đối với nền kinh tế.
- TTKDTM góp phần làm giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, góp phần
kìm hãm và đẩy lùi lạm phát, nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN. Tiết
kiệm chi phí lưu thông, in ấn, bảo quản, kiểm đếm, vận chuyển, phát hành tiền…
đồng thời hạn chế rủi ro mất cắp, tiền giả tiền xấu, thiệt hại do cháy nổ… đảm bảo
“huyết mạch” lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.
- TTKDTM tập trung được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào Ngân
hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tái đầu tư kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu
vốn kinh doanh đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục.
- Một ý nghĩa quan trọng là việc phát triển dịch vụ TTKDTM góp phần cải
thiện môi trường văn minh thương mại; đặc biệt với thẻ TT vì TT qua thẻ tạo điều
kiện thu hút khách du lịch nước ngoài và đầu tư nước ngoài.
* Đối với khách hàng
Dịch vụ TTKDTM góp phần đẩy nhanh tốc độ TT, tốc độ chu chuyển vốn

và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, khách hàng còn
được hưởng các ưu đãi về thuế như giảm thuế thu nhập đối với khách hàng mở TK
tại ngân hàng, hay được hưởng chiết khấu khi TT bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín
dụng nội địa.. tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Việc TT được tiến hành bằng phương


pháp ghi chuyển từ TK này sang TK khác nên đảm bảo sự an toàn về vốn cũng như
tài sản của DN, tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong TT.
* Đối với bản thân Ngân Hàng
- TTKDTM giúp các NHTM thực hiện tốt chức năng tạo tiền. Ngân hàng sẽ
huy động được một lượng vốn lớn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế với chi phí
thấp có thể mở rộng hoạt động cho vay, tăng thu nhập cho NH.
- TTKDTM giúp các NH đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của các
doanh nghệp, tổ chức, cá nhân; giúp các NHTM hạn chế rủi ro trong kinh doanh,
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng.
- TTKDTM giúp NHTM mở rộng được đối tượng và phạm vi TT. Với độ an
toàn, hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm thời gian chi phí đã thu hút các tổ
chức, cá nhân tham gia TT qua NH làm tăng lợi nhuận, năng lực cạnh tranh của
NH.
1.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Theo các văn bản pháp quy thì hiện nay có 5 hình thức TTKDTM được sử
dụng để TT giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế đó là: Séc TT, uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, thẻ TT, thư tín dụng nội địa (rất ít sử dụng).
1.3.1.Thanh toán bằng séc.
Séc (check, chè que) là lệnh thanh toán do người chủ tài khoản trên séc theo
mẫu in sẵn, yêu cầu đơn vị thanh toán trích số tiền nhất định trong tài khoản của
mình để trả cho người thụ hưởng có ghi danh trong tờ séc hoặc cho người cầm séc
(đối với séc có thể chuyển nhượng được)
Séc được hạch toán theo nguyên tắc ghi “Nợ”trước, “Có” sau, sau khi kế toán
kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc, có đủ điều kiện trên tài khoản thì kế toán

ghi: Nợ TK người phát hành séc
Có TK người thụ hưởng hoặc các tài khoản thích hợp
Dựa vào tính hữu dụng thì người ta sử dụng nhiều nhất là séc chuyển khoản và
séc bảo chi.
a. Séc chuyển khoản


Là loại séc mà người kí phát séc ra lệnh cho NH trích tiền từ tài khoản của
mình để chuyển sang một tài khoản khác. Séc chuyển khoản có giá trị TT trực tiếp
như tiền tệ nhưng không thể dùng để lĩnh tiền mặt và không thể chuyển nhượng.
Phạm vi TT: Khách hàng có TK tại cùng một NH, khách hàng có TK tại hai NH
khác nhau nhưng có tham gia TTBT và giao nhận chứng từ trực tiếp hàng ngày.
Trên tờ séc nếu có ghi cụm từ “trả vào TK” thì séc được TT chuyển khoản bằng
cách trích tiền từ TK người ký phát chuyển vào TK người thụ hưởng.
2

Đơn vị mua

Đơn vị bán

1
6

7

NH phục vụ đơn vị mua

4

3


NH phục vụ đơn vị bán

5

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình luân chuyển của séc chuyển khoản
Chú thích:
(1) Đơn vị bán giao hàng cho đơn vị mua
(2) Đơn vị mua ký phát séc đơn vị bán
(3) Đơn vị bán nộp séc và ba bảng kê nộp séc vào NH của đơn vị bán.
(4) NH của đơn vị bán chuyển hai liên của bảng kê nộp séc cùng tờ séc cho NH
của đơn vị mua.
(5) NH của đơn vị mua lập bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ, gửi một liên bảng
kê chứng từ TTBT và bảng kê nộp séc cho NH của đơn vị bán .
(6) NH của đơn vị bán báo có cho đơn vị bán một liên bảng kê nộp séc sau khi ghi
có vào TK tiền gửi.
(7) NH của đơn vị mua báo nợ bằng bản so số phụ cho đơn vị mua.
* Ưu nhược điểm của hình thức TT séc chuyển khoản:
-Ưu điểm: Đơn vị phát hành séc không phải thông qua NH phát hành séc, như vậy
tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua vì bên mua chủ động được trong khi mua và
không làm ứ đọng vốn của người mua.

NH phục vụ đơn vị mua
7


- Nhược điểm: Phạm vi TT hẹp, chỉ dùng TT trong cùng một hệ thống NH hoặc
TT giữa hai NH cùng tỉnh, thành phố có tham gia TTBT và giao nhận trực tiếp.
Bên cạnh đó, do người phát hành séc không phải qua NH để phát hành nên dễ xảy
ra tình trạng phát hành quá số dư, từ đó gây ra tình trạng ứ đọng vốn, xảy ra tranh

chấp trong TT, tốc độ thu hồi vốn của người bán chậm.
b) Séc bảo chi
Séc bảo chi do chủ TK phát hành được NH hoặc kho bạc đảm bảo thanh
toán. Người phát hành séc phải lưu ký trước số tiền ghi trên tờ séc vào một TK
riêng để NH làm thủ tục bảo chi trước khi giao hàng. Do vậy, khả năng TT của séc
bảo chi được đảm bảo không xảy ra tình trạng phát hành quá số dư. Séc bảo chi chỉ
được áp dụng trong trường hợp bên bán không tín nhiệm đối với bên mua hoặc
người sử dụng séc vi phạm quy định TT nên NH bắt buộc sử dụng séc bảo chi.
Phạm vi TT: séc bảo chi TT trong phạm vi các NH cùng hệ thống, khác địa
bàn, các NH khác hệ thống.Thời hạn TT của séc bảo chi là 30 ngày kể từ ngày bảo
chi séc.
3

Đơn vị mua

Đơn vị bán

4
1

5

2

NH phục vụ đơn vị mua

6b

6a


NH phục vụ đơn vị bán

Sơ đồ 2: Quy trình luân chuyển chứng từ của séc bảo chi
(1) Bên mua nộp giấy xin bảo chi séc kèm theo tờ séc chuyển khoản cho NH
phục vụ mình.
(2) NH TT lưu ký tiền và giao séc bảo chi cho bên mua.
(3) Bên mua giao tờ séc đã bảo chi cho bên bán.
(4) Bên bán giao hàng cho bên mua.
(5) Bên bán nộp bảng kê nộp séc kèm tờ bảo chi cho NH phục vụ mình.


(6a,6b) NH phục vụ đơn vị bán báo Nợ cho NH phục vụ đơn vị mua và ghi Có
cho bên bán.
• Ưu, nhược điểm của hình thức TT séc bảo chi:
+ Ưu điểm: Séc bảo chi có độ rủi ro thấp, được ghi có ngay cho người bán. Séc
bảo chi được NH đảm bảo TT nên không xảy ra trường hợp phát hành quá số
dư, nên khả năng thu hồi vốn của đơn vị bán là chắc chắn.
+ Nhược điểm: Người TT bằng séc bảo chi phải ký quỹ một số tiền để đảm bảo
TT séc, do đó vốn bị ứ đọng.
1.3.2 Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng gửi vào ngân hàng
phục vụ mình nhờ thu tiền về số lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng.
Người trả tiền

Người thụ hưởng

3

1


NH phục vụ người
trả tiền

2
4

5

NH phục vụ người
thụ hưởng

Sơ đồ 3: Quy trình thanh toán uỷ nhiệm thu
Trường hợp chủ thể TT mở TK tại hai chi nhánh NH cùng hoặc khác hệ thống.
(1)

Sau khi giao hàng cung ứng dịch vụ người thụ hưởng lập 4 liên UNT kèm

chứng từ nộp vào NH phục vụ mình nhờ thu hộ tiền. (bên thụ hưởng có thể nộp
trực tiếp UNT vào NH phục vụ bên trả tiền để đòi tiền)
(2)

NH phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do người thụ

hưởng gửi đến sẽ tiến hành ký tên đóng dấu ghi vào sổ theo dõi UNT và gửi bộ
chứng từ này cho NH phục vụ người trả tiền.
(3)

NH phục vụ người trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ kiểm tra các

yếu tố cần thiết và làm thủ tục trích TKTG của bên trả tiền và báo Nợ cho họ.

(4)

NH phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến NH phục vụ người thụ hưởng để

TT cho người thụ hưởng.


(5) NH phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào TK của người thụ hưởng và báo Có
cho họ.
Ưu, nhược điểm của thanh toán UNT:
+ Ưu điểm: Phạm vi áp dụng rộng rãi giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ công cộng
không mất thời gian đến từng nơi để thu tiền. Có kỷ luật TT nên đảm bảo quyền lợi
của người bán.
+ Nhược điểm: UNT thường được sủ dụng cho các giao dịch có giá trị lớn. Mặc
dù quyền đòi tiền là đơn vị bán nhưng việc TT vẫn phụ thuộc vào đơn vị mua. Nếu
TT ở hai NH khác nhau thì thủ tục luân chuyển chứng từ phức tạp, tốc độ TT
chậm, dễ ứ đọng vốn trong TT.
1.3.3 Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi - Chuyển tiền.
Uỷ nhiệm chi là lệnh viết của chủ TK yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích
một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào TK người thụ hưởng để TT
tiền mua bán cung ứng hàng hoá, dịch vụ hoặc nộp thuế, thanh toán nợ.
UNC được áp dụng để TT cho người thụ hưởng ở cùng NH, khác hệ thống
NH, khác tỉnh….Trường hợp hai chủ thể TT mở TK ở hai NH khác nhau, UNC trở
thành phương tiện chuyển tiền.
Người thụ hưởng

Người trả tiền

1


3

2a

NH phục vụ người
trả tiền

2

NH phục vụ người
thụ hưởng

Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi
(1) Người trả tiền lập 4 liên UNC nộp vào NH phục vụ mình để trích TK của mình
trả tiền cho người thụ hưởng.
(2) NH kiểm tra thủ tục lập UNC, số dư TKTG của khách hàng nếu đủ điều kiện
TT thì tiến hành trích TKTG của người trả tiền, báo Nợ cho họ và chuyển tiền sang
NH phục vụ người thụ hưởng để TT cho người thụ hưởng.


(3) Khi nhận được chứng từ TT do NH phục vụ người trả tiển chuyển đến, NH
phục vụ người thụ hưởng dùng các UNC để ghi Có vào TK, báo Có cho người thụ
hưởng.
Trường hợp bên thụ hưởng không có TKTG thì NH phục vụ bên thụ hưởng
ghi Có tài khoản chuyển tiền phải trả và báo cho bên thụ hưởng đến nhận tiền.
Ưu, nhược điểm của Thanh toán UNC:
+ Ưu điểm: thủ tục UNC nhanh chóng, đơn giản, dễ quản lý nên khách hàng sử
dụng rộng rãi với tỷ trọng cao trong TTKDTM. UNC cũng được dùng để yêu cầu
NH bảo chi séc, mở sổ séc định mức, séc chyển tiền cầm tay hoặc chuyển qua
mạng máy tính nên UNC chiếm tỷ trọng cao so với các hình thức TTKDTM khác.

+ Nhược điểm: Thanh toán UNC có sự hạn chế hơn so với TT bằng séc, đó là sự
tách rời của vận động hàng hoá với tiền tệ. Bên mua là người chủ động trả tiền, còn
bên bán là người bị động. UNC không được quy định thời hạn hiệu lực trong TT,
nên TT bằng UNC không phải tuân theo một thời hạn tối thiểu nào cả. Điều đó dễ
gây thiệt hại về vốn cho bên bán nếu bên mua chậm trả hay cố tình không thực
hiện TT.
1.3.4 Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
Thẻ thanh toán là công cụ thanh toán do NH phát hành và bán cho khách
hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản TT khác và rút tiền mặt tại
các NH đại lý TT hay các máy rút tiền tự động.
Thẻ TT là một phương tiện TT hiện đại vì nó gắn với kĩ thuật tin học ứng dụng
trong NH. Phân loại theo nguồn vốn TT có thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng
+ Thẻ ghi nợ: Khi khách hàng rút tiền tại các máy ATM hay mua hàng hoá dịch
vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, giá trị những giao dịch sẽ được trừ ngay lập tức
vào tài khoản của chủ thẻ. Như vậy khách hàng sẽ không phải lưu ký tiền vào tài
khoản đảm bảo TT thẻ, căn cứ để TT là số dư tài khoản TGTT của chủ sở hữu thẻ
tại ngân hàng và mức hạn TT tối đa của thẻ do ngân hàng quy định.
+ Thẻ tín dụng: Áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện được NH đồng ý cho
vay tiền để mua thẻ. Mức tiền vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào


bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín
dụng đã được NH chấp thuận.
1
Cơ sở tiếp nhận thẻ

Chủ sở hữu thẻ
2

3


5

NH phát hành thẻ

6

4

NH đại lý TT thẻ

Sơ đồ 5: Quy trình thanh toán bằng thẻ thanh toán
(1) Khách hàng lập và gửi đến NH phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ TT.
Căn cứ vào giấy đề nghị phát hành thẻ TT của khách hàng sau khi kiểm tra thủ tục
mở chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu đủ điều kiện NH
phát hành thẻ làm thr tục để cấp thẻ cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử
dụng thẻ khi TT.
(2) Chủ sở hữu thẻ giao cho cơ sở tiếp nhận thanh toán để kiểm tra.
(3) Cơ sở tiếp nhận thẻ và một biên lai TT cho chủ sở hữu thẻ.
(4)Cơ sở tiếp nhận thẻ thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai TT và gửi cho NH đại lý
để xin TT.
(5) Nhận được biên lai TT kèm theo bảng kê biên lai TT do cơ sở tiếp nhận thẻ gửi
đến, sau khi kiểm tra đủ điều kiện TT, NH đại lý TT thẻ có trách nhiệm TT ngay
cho cơ sở tiếp nhận TT bằng thẻ.
(6) NH đại lý TT bằng thẻ TT với NH phát hành thẻ (qua thủ tục TT giữa các NH).
* Ưu, nhược điểm của TT bằng thẻ TT:
+ Ưu điểm: thẻ TT có ưu điểm nhanh chóng, thuận tiện, dễ dùng trong TT.
+ Nhược điểm: phải đầu tư lớn trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho khách hàng sử
dụng thẻ (hiện tại số lượng điểm chấp nhận thẻ còn hạn chế), vấn đề bảo mật thông
tin thẻ chưa được đảm bảo.

1.3.5. Thanh toán bằng thư tín dụng.


Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo
yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) theo đó
ngân hàng được thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ TT để:
+ trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ
hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều khoản của TTD.
+chấp nhận trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hảng khác trả tiền theo lệnh của người
thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ
xuất trình phù hợp với các điều khoản của TTD
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua
ngân hàng.
1.4.1 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng.
* Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng thu nhập, TT, chi tiêu và nhu cầu về vốn và tiền gửi của dân cư. Khi nền kinh
tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng mua sắm vui chơi
giải trí, đi du lịch cũng tăng nhanh chóng, vì vậy phát sinh nhu cầu TT rất lớn,
người dân khi đi mua sắm hay đi du lịch vui chơi giải trí không muốn mang theo
nhiều tiền mặt bên mình vì nó gây bất tiện cho họ, do đó nhu cầu sử dụng các dịch
vụ TT qua ngân hàng phát triển và số lượng tăng lên nhanh chóng.
** Môi trường văn hoá xã hội: Thói quen cũng là một yếu tố văn hoá ảnh hưởng
đến nhu cầu DVTT qua NH. Trước đây người dân việt nam vẫn có thói quen tiêu
dùng tiền mặt nên việc phát triển các dịch vụ TTKDTM là rất khó. Do nhận được
những tiện ích của dịch vụ mang lại nên hiện nay số lượng người dân sử dụng dịch
vụ này đã tăng lên nhanh chóng. Như vậy có thể nói trình độ nhận thức của người
dân cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng.
***Môi trường công nghệ: Khoa học công nghệ phát triển là điều kiện cần để
phát triển TTKDTM qua NH. Công nghệ cho phép NH không chỉ đổi mới về quy
trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả về phương thức giao dịch, thời gian giao dịch.

Nó đã đem đến những điều kỳ diệu cho nghiệp vụ TTKDTM của NH như chuyển
tiền nhanh, HomeBanking, InternetBanking…chính vì vậy thái độ của khách háng


đối với NH sử dụng và mức độ mà NH thoả mãn cho những nhu cầu và mong
muốn của họ.
1.4.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng
* Năng lực tài chính của ngân hàng.
Vốn của ngân hàng đóng vai trò lớn trong quá trình kinh doanh của NH, nó
không chỉ đảm bảo khả năng tài chính cho hoạt động kinh doanh mà nó còn tạo ra
uy tín cho ngân hàng. Nguồn lực tài chính lớn, NH có thể đầu tư mua sắm các
thiết bị hiện đại, đầu tư và cơ sở hạ tầng như mở rộng trụ sở, chi nhánh… đưa khoa
học kỹ thuật tiên tiến vào các hoạt động của mình đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng, vì vậy có thể thu hút được khách hàng.
** Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Mỗi ngân hàng trong một thời kỳ nhất định lại theo đuổi một mục tiêu nhất định.
Tuy nhiên mọi NHTM họat động đều nhằm mục đích chung là kinh doanh vì mục
đích lợi nhuận. Tuỳ vào mục tiêu cụ thể mà NH có quyết định đầu tư phát triển
dịch vụ TTKTM trong thời kỳ này hay không, bởi vì việc phát triển các dịch vụ
của ngân hàng còn tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, năng lực của ngân hàng và
đảm bảo kết hợp hài hoà giữa lợi nhuận và rủi ro.
***Chất lượng nguồn nhân lực
Khách hàng tìm đến NH bởi uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của các nhà lãnh
đạo, phong cách làm việc, lòng nhiệt tình, thân thiện của nhân viên ngân hàng.
Nhân viên NH đặc biệt là nhân viên giao dịch cần phải tuân thủ đúng quy trình
nghiệp vụ, nắm rõ tâm lý khách hàng và có cách sử lý khéo léo đối với các đối
tượng khách hàng không được tỏ thái độ phân biệt đối xử với khách hàng.
**** Quy mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng.
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến công việc phát triển các DVTT
của NH. Nếu một NH có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp thì sẽ thu hút

nhiều khách hàng bởi vì sự thuận tiện, hiệu quả tiết kiệm thời gian, chi phí cho
khách hàng nhất là khách hàng hay phải đi công tác xa, ở nhiều nơi. Riêng đối với
hình thức TT qua thẻ thì yếu tố này đặc biệt quan trọng bởi vì nếu đặt máy ATM ở


nhiều nơi thì càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng và tiện ích của sản
phẩm này tăng lên rất nhều. Do đó các ngân hàng đã không ngừng liên kết với các
công ty du lịch, vận tải, bảo hiểm, siêu thị, để chấp nhận TT thẻ, hơn nữa khách
hàng còn được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
2.1 Khái quát về NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt
Nam. (VPBank) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời
gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993
theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Join-stock commercial Bank for Private Enterprise
Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, P.Hàng Trống Q.Hoàn Kiếm Hà Nội
Website: www.vpbank.com
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Vốn điều lệ hiện tại của
VPBank đạt 2.000 tỷ đồng trong đó OCBC nắm giữ 10%.OCBC sẽ nâng tỷ lệ sở
hữu cổ phần tại VPBank lên thành 15% sau khi được NHNN Việt Nam chấp thuận.
Tổng tài sản tính đến hết 31/3/2008 đạt khoảng 22.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chỉ
chiếm 0,65% tổng dư nợ… VPBank hiện là một trong 03 NHTM cổ phần có mạng
lưới giao dịch lớn nhất Việt Nam với tổng cộng 130 Chi nhánh và Phòng giao dịch
trong cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2008, mạng lưới giao dịch của VPBank sẽ

đạt khoảng 150 điểm.
2.1.2 Chức năng hoạt động của NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh



Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân
Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước




Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác



Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân



Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá



Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành



Thực hiện dịch vụ TT giữa các khách hàng




Thực hiện kinh doanh ngoại tệ



Huy động nguồn vốn từ nước ngoài



TT quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến TT quốc tế



Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức,

đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union


2.1.3 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đại hội cổ đông

Văn phòng HĐQT

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Phòng kiểm toán nội bộ

HĐ quản lý TS nợ,TScó

Ban điều hành
Hội đồng tín dụng

Các ban tín dụng

Phòng kế toán

Phòng TT quốc tế - kiều
hối

Phòng ngân quỹ

Phòng pháp chế

Phòng TH và phát
triển SP

Văn phòng
Trung tâm thẻ

Trung tâm đào tạo
Trung tâm tin học
Công ty quản lý TS
VPBank

Trung tâm WesternUnion
Các chi nhánh

Công ty Chứng khoán
VPBank



Các phòng giao dịch
Sơ đồ tổ chức NH thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh qua các năm
(Đơn vị : tỷ VNĐ)
So sánh
Năm

Năm

Năm

Chỉ tiêu
(1)

(2)

(3)

So sánh

2006/2005

2007/2006


+/tỷ lệ (%)
+/tỷ lệ(%)
(4)=(2)- (1) (5)=(4)/(1) ((6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2)

Tổng thu nhập

470

995

1.460

525

111,7

465

46,73

Tổng chi phí

394

838

1.146

444


112,7

308

36,75

76

157

314

81

106,6

157

100

Lợi nhuận
trước thuế

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2005-2007 của VPBank
Từ bảng số liệu 2.1 ta thấy lợi nhuận của VPBank liên tục tăng qua các năm
từ 2005-2007, tăng mạnh nhất là năm 2007 tăng 100% so với năm 2006, đạt 314 tỷ
đồng. Có được kết quả này là do sự vận hành thông suốt và thống nhất cao của
ban điều hành, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống. Đây
là một con số đáng mừng nhưng không chỉ dừng ở đó Ngân hàng thương mại cổ

phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần nỗ lực hơn nữa trong năm 2008 để
đạt được những mục tiêu đã đề ra. Kết thúc Quý I/2008, với tiêu chí đảm bảo hoạt
động an toàn, không cho vay kinh doanh các dự án về bất động sản, không đầu tư


vào cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK…Ngân hàng thương mại cổ
phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt lợi nhuận 105 tỷ đồng.

2.1.4.2 Thực trạng công tác huy động

vốn

Trong một vài năm gần đây, thị trường vốn diễn ra rất sôi động, có sự cạnh
tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc thu hút nguồn vốn. Huy động vốn là
một hoạt động được NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất chú trọng.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2005-2007 của Ngân hàng
thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu
Nguồn vốn HĐ
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn
Trung dài hạn
Phân theo cơ cấu
H Đ thị trường I
HĐ thịtrường II

Năm 2005


Năm 2006

số dư

số dư

Tt

Tt

Năm 2007
số dư

Tt
(%)
100

So sánh

So sánh

2006/2005
2007/2006
Tỷ lệ
Tỷ lệ
+/+/(%)
(%)
3.427
61 6.139
68


(%)
5.638 100

(%)
9.065 100 15.204

4.398
1.240

78
22

7.252
1.813

80 11.707
20 3.497

77
23

2.854
573

65
46

4.455
1.684


61
93

3.210
2.428

57
43

5.678
3.387

63 12.764
37 2.440

84
16

2.468
959

77
39

7.086
-947

125
-28


Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2005-2007 của VPBank
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn của NH liên tục tăng
qua các năm. Năm 2005 tổng vốn huy động là 5.638 tỷ đồng. Năm 2006, con số
này là 9.065 tỷ đồng tăng 3.427 tỷ đồng (tương đương 61%) so với năm 2005.Năm
2007 số vốn huy động là 15.204 tỷ đồng tăng 6.139 tỷ đồng, tương đương 68% so
với năm 2006. Về cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi ở khu vực dân cư (thị trường I)
chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình là 72%. Vốn huy động tăng là do tiền gửi của
khu vực dân cư tăng mạnh. Năm 2007 tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm so
với năm 2006 – đây cũng là một vấn đề đặt ra cho VPBank, Ngân hàng cần phải có
những chính sách phù hợp, cần tạo uy tín hơn nữa để khuyến khích khách hàng là


những tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng. Như vậy nhìn chung trong 3 năm
gần đây, VPBank đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng trưởng
liên tục và ổn định, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng.
2.1.4.3 Thực trạng hoạt động tín dụng
Với chiến lược trở thành NH bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam, Ngân hàng thương
mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chú trọng vào các khách hàng
là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình, hình
thức cấp tín dụng bao gồm ngắn hạn, trung và dài hạn. Hoạt động cho vay của
VPBank được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3 : Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005-2007
(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu
Tổng dư nợ

Năm


Năm

Năm

2005

2006

2007

3.014

5.031

13.32

So sánh

So sánh

2006/2005
2007/2006
+/tỷ lệ (%) +/tỷ lệ (%)
2.017
66,92 8.293
62,24

4
Theo loại hình CV
Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung dài hạn
Cho vay khác
Theo tiền tệ
Cho vay bằng VNĐ
Cho vay bằng ngoại tệ

1.405
1.607
2

2.512
2.485
34

6.960
6.364

1.107
878
32

78,79 4.448
54,64 3.879
1600

177,07
60,95

2.906


4.760 12.727

1.854

63,80 7.967

167,37

108

271

597

163

150,93

326

120,30

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2005-2007 của VPBank
2.2 Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng
thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2.2.1 Tình hình thanh toán tại NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu nhập từ hoạt động tín dụng
chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò của các hoạt động
thanh toán, đây là nguồn thu phí dịch vụ lớn nhất của Ngân hàng. Kết quả thanh
toán của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được

cụ thể qua bảng số liệu sau:


Bảng 2.4: Kết quả thanh toán VNĐ theo số món của NHTMCP các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị: số món)
Năm 2005

Chỉ tiêu

số món
1.Tiền mặt
2.KDTM
Tổng cộng

Năm 2006

Năm 2007

tỷ

tỷ

số món

trọng

62.520 20,65
240.250 79,35
302.770

100

trọn

g
57.824 17,64
269.979 82,36
327.803 100

số món

tỷ
trọng

60.233 14,71
349.219 85,29
409.452
100

So sánh

So sánh

2006/2005

2007/2006

tỷ lệ

+/-


(%)

4.696
29.729
25.033

tỷ lệ

+/-

(%)

-7,51 2.409 4,17
12,37 79.240 29,35
8,27 81.649 24,91

Nguồn: phòng thanh toán NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Bảng 2.5: Kết quả thanh toán VNĐ theo giá trị của NHTMCP các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2005
số tiền

tỷ
trọng

Năm 2006

số tiền

1. Tiền mặt

12.05

23

2.KDTM

1
40.34

4
77 43.275

Doanh số TT

4
52.39

100

11.50

54.77

tỷ
trọng


Năm 2007
số tiền

tỷ
trọng

So sánh

Sosánh

2006/2005

2007/2006

giá trị

tỷ lệ
(%)

giá trị

tỷ lệ
(%)

21 12.615

18

-547 -4,54


1.111 10,05

79

57.46

82 2.931 7,27

14.193 32,80

100

8
70.08

100 2.384 4,55

15.304 27,94

5
9
3
Nguồn: phòng thanh toán NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Kết quả thanh toán VNĐ của VPBank


Từ số liệu trên ta thấy doanh số thanh toán chung của NH tăng dần qua các
năm cả về số món lẫn giá trị, điều này thể hiện hiệu quả hoạt động của NH. Doanh

số TT tăng chủ yếu là do doanh số TTKDTM tăng. Năm 2005 doanh số TTKDTM
là 40.344 tỷ đồng, chiếm 77% trong tổng số TT cả năm. Năm 2006 con số này là
43.275 tỷ đồng, chiếm 79% trong tổng doanh số TT trong năm, tăng 2.931 tỷ đồng
(tương đương tăng 7,27%).Năm 2007 hoạt động thanh toán của VPBank tăng
mạnh, thống kê con số cụ thể về số món là 409.452 món tăng 81.649 món tương
đương 24,91%. Về doanh số TT năm 2007 là 70.083 tỷ đồng, tăng 15.304 tỷ đồng
tương đương 27,94% trong đó doanh số TTKDTM tăng mạnh 14.193 tỷ đồng,
tương đương 32,8%. Như vậy không chỉ tăng về số tuyệt đối mà năm 2007, tỷ
trọng TTKDTM của VPBank cũng tăng đáng kể - đây là một dấu hiệu tốt trong
hoạt động TT của NH. VPBank đã và đang tiến hành những biện pháp thiết thực để
khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM như khuyến khích các tổ
chức, cá nhân mở tài khoản tại NH, các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản;
hoàn thiện quy trình TT đảm bảo quy trình TT diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên
doanh số TT bằng tiền mặt vẫn ở mức khá cao trung bình là 21% thấp hơn không
đáng kể so với tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện TT là 22%. Vì vậy trong
thời gian tới VPBank cần phải nỗ lực hơn nữa.

2.2.2 Tình hình sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh


Hiện nay VPBank đang sử dụng hình thức TT chuyển tiền điện tử trong hệ
thống, TT bù trừ với các một số NH trên địa bàn Hà Nội, tham gia TT điện tử liên
NH với các NH ở các thành phố lớn và TT qua tài khoản tiền tiền gửi tại NHNN.
Xét về cơ cấu TT không dùng tiền mặt thì chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng các
công cụ truyền thống như: Séc, uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, thẻ thanh toán.
Việc sử dụng các hình thức TT được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại VPBank
(Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: phòng thanh toán NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Các
thể thức
TT

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

số

số

số

Tỷ

tiền trọng
474
1,18

1.Séc

Tỷ

tiền trọng
410 0,95

Tỷ


tiền trọng
520 0,91

2.UNC 24.800 61,47 26.348 60,88 37.848 65,86
3.UNT
4.Các

70

0,17

90

0,21

101

0,17

So sánh

So sánh

2006/2005
tỷ lệ
+/%
-64 -13,50
1.548


2007/2006
tỷ lệ
+/%
110 26,83

6,24

11.500

43,65

20 28,54

11

12,22

15.000 37,18 16.427 37,96 18.999 33,06

1.427

9,50

2.572

15,65

40.344

2.931


7,26

14.193

32,8

TT khác
Cộng

100 43.275

100 57.468

100

Bảng số liệu cho ta thấy doanh số TTKDTM có xu hướng tăng qua các năm,
có sự chênh lệch đáng kể trong việc sử dụng các phương thức TT, có phương thức
được sử dụng rất nhiều chiếm tỷ trọng lớn trong TTKDTM như UNC - chuyển tiền
chiếm trên 60%, và liên tục tăng qua các năm, năm 2007 đạt 37.848 tỷ đồng tăng
11.500 tỷ đồng tức tăng 43,65% so với năm 2006. Ngược lại cũng có phương
thức chiếm tỉ trọng thấp như Séc chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1%, UNT chỉ chiếm 0,17%.
Sở dĩ có điều này là do sự thuận tiện cũng như hiệu quả kinh tế mà các phương
thức này mang lại cho khách hàng, đồng thời cũng phụ thuộc vào khả năng và tính
ổn định về thu nhập của người dân. Ngoài ra xuất phát từ phía NH do chưa có đủ
vốn để đầu tư trang thiết bị cho tất cả các hình thức, chưa có hướng dẫn thoả đáng
về cách thức sử dụng các hình thức TTKDTM mặt sao cho hiệu quả.


2.2.2.1 Hình thức thanh toán bằng Séc

Séc là thể thức TTKDTM ra đời sớm nhất từ lâu đã được sử dụng rộng rãi
cho các giao dịch TT trong nền kinh tế. Với ưu điểm thủ tục đơn giản, dễ sử dụng,
thời gian TT nhanh. TT bằng séc tạo ra sự vận động tương đối giữa hàng hoá và
tiền tệ. Tại chi nhánh sử dụng 2 loại séc là séc chuyển khoản và séc bảo chi. Số
liệu TT của từng loại được thể hện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.7: Doanh số thanh toán séc tại NHTMCP các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

So sánh

So sánh

2006/2005
2007/2006
số
tỷ
số
tỷ
số
tỷ
tỷ lệ
tỷ lệ

+/+/tiền trọng tiền trọng tiền trọng
(%)
(%)
1.Séc CK
305 64,3 237 57,8 314 60,4
-68 -22,2
77
32,5
2.Séc bảo chi 169 35,7 173 42,2 206 39,6
4
2,4
33
19,1
Cộng
474 100 410 100 520 100
-64 -13,5
110
26,8
Nguồn: phòng thanh toán NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số TT séc có sự không đồng đều qua các
năm. Năm 2005 tổng doanh số TT séc là 474 tỷ đồng, năm 2006 con số này là 410
tỷ đồng giảm 64 tỷ đồng ( tương đương 13,5%). Năm 2007 doanh số TT séc là 520
tỷ đồng tăng 110 tỷ đồng (tương đương 26,83%) so với năm 2006. Trong đó:
+ Séc chuyển khoản:
TT séc chuyển khoản chiếm tỷ lệ lớn trong tổng TT séc của NH. Năm 2005
chiếm 64,3%, năm 2006 chiếm 57,8% và năm 2007 là 60,4%. Nhìn vào bảng số
liệu ta cũng thấy doanh số TT séc chuyển khoản tăng giảm không đều qua các
năm. Năm 2005 doanh số TT séc chuyển khoản là 305 tỷ đồng, năm 2006 là 410 tỷ
đồng và năm 2007 là 520 tỷ đồng sự tăng giảm không liên tục của séc chuyển
khoản làm cho doanh số TT séc của NH tăng giảm không đều. Mặt khác xét trong

tổng phương tiện TTKDTM của VPBank thì séc chuyển khoản chiếm trung bình
0,61% - đây là một con số tương đối thấp. Trung bình ra mỗi nhóm TT séc có giá
trị 53 triệu đồng, đó là số tiền không lớn. Nguyên nhân chính là do tính không chắc


chắn của séc chuyển khoản, người thụ hưởng cảm thấy không an toàn trong khi
thanh toán, vì vậy TT bằng séc chuyển khoản còn nhiều hạn chế.
+ Séc bảo chi:
TT bằng séc bảo chi mang lại cho khách hàng sự an toàn nhưng không tiện lợi
vì khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi đảm bảo TT séc hoặc số tiền TT séc sẽ bị
phong toả trên tài khoản tiền gửi của khách hàng. Do vậy doanh số TT séc bảo chi
của NH chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh số TT séc, và xét trong tổng phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt, séc bảo chi chiếm xấp xỉ 0,4%, đây là một con số
rất thấp. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 2005 doanh số TT séc bảo chi là 169
tỷ đồng, chiếm 35,7 % trong tổng doanh số TT séc của NH trong năm. Năm 2006
là 173 tỷ đồng tăng không đáng kể (4 tỷ đồng) sang năm 2007 doanh số TT séc bảo
chi là 206 tỷ (chiếm 39,6%) như vậy so với năm 2006 đã tăng 33 tỷ tương đương
19,1%.
Như vậy tình hình TT séc trong năm 2007 đã có bước phát triển mới. Tuy
nhiên, TT bằng séc chiếm tỉ trọng rất thấp trong doanh số TTKDTM (1%). Rõ ràng
VPBank chưa khai thác hết những ưu điểm của loại hình TT này. Phí phát hành séc
của NH còn cao, cứng nhắc nên chưa thu hút các khách hàng đặc biệt là doanh
nghiệp lớn.Vì vậy, VPBank cũng cần tìm ra những biện pháp khuyến khích việc
TT bằng séc với những khoản chi lớn của NH, doanh nghiệp như mua sắm trang
thiết bị, tài sản cố định, cơ chế về phí nên linh hoạt.
2.2.2.2 Hình thức TT bằng uỷ nhiệm thu
Theo quyết định số 1092/QĐ- NH1 thì hình thức TT bằng UNT được áp dụng
TT giữa các khách hàng mở tài khoản ở cùng một chi nhánh hoặc khác CN trong
cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống. Theo số liệu bảng 2.6 ta thấy tỷ trọng TT
UNT của NH chiếm một tỷ lệ rất thấp (0.17%) trong tổng doanh số thanh toán

không dùng tiền mặt của NH nhưng có sự tăng lên qua các năm. Tình hình cụ thể
về số món và giá trị được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8 Doanh số thanh toán uỷ nhiệm thu tại VPBank giai đoạn 2005-2007
(Đơn v ị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

So sánh

So sánh


Số món UNT

2005

2006

2007

10.150

14.629

24.862


2006/2005
+/tỉ lệ
4.479
44

2007/2006
+/tỉ lệ
10.23
70

3
Tổng giá trị
70
90
101
20 28,54
11 12,22
Nguồn: phòng thanh toán NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
+Về số món: số món UNT liên tục tăng trong giai đoạn từ 2005-2007. Năm
2005 là 10.150 món, năm 2006 là 14.629 món tăng 4.479 món (tương đương 44%)
và năm 2007 là 24.862 món tăng 10.233 món (tương đương 70%)
+Về số tiền: Năm 2005 là 70 tỷ đồng chếm 0,17% trong tổng thanh toán
không dùng tiền mặt của NH, năm 2006 là 90 tỷ đồng (chiếm 0,22% trong tổng
thanh toán không dùng tiền mặt) tăng 20 tỷ đồng (tương đương 28,54% ) so với
năm 2005. Năm 2007 con số này là 101 tỷ đồng (chiếm 0,17%) tăng 11 tỷ đồng
(tương đương 12,22%) so với năm 2006.
Như vậy cả về số món và doanh số TT UNT của NH tăng liên tục qua các
năm với tỷ lệ cao. Sở dĩ đạt được kết quả đó là do VPBank đã liên kết với một số
doanh nghiệp để tiến hành thu trên tài khoản của khách hàng với những khoản

thu có tính chất thường xuyên. Tuy nhiên xét về tỷ trọng trong TTKDTM thì hình
thức TT này chiếm tỷ lệ rất thấp (0,17%). Nguyên nhân là do những hạn chế trong
TT UNT đó là người bán chủ động đòi tiền người mua, vì vậy trong tài khoản của
người mua có thể không đủ tiền để thực hiện TT, như vậy việc TT không thể diễn
ra, khách hàng phải đợi khi nào người mua có đủ tiền trong tài khoản thì mới thu
được tiền. Vì vậy TT UNT chỉ được áp dụng đối với các khoản thu có tính chất
thường xuyên liên tục hàng tháng, hàng quý như tiền điện, nước, điện thoại,… của
các đơn vị cung ứng dịch vụ và đối với những khoản tiền thu bán hàng đối với
những bạn hàng có độ tin cậy cao. Do vậy các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tin
tưởng vào hình thức TT này, và ở Việt Nam đây cũng là hình thức TT mới, nó vẫn
chưa thực sự phát triển.
2.2.2.3 Hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi
Đây là hình thức TT được sử dụng phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng phương tiện TTKDM của NH. UNC được áp dụng trong TT tiền hàng hoá,


dịch vụ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ TT. Trong thời gian không
qua một ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được UNC, NH phục vụ người thụ
hưởng phải ghi Có và tài khoản của người thụ hưởng theo yêu cầu của UNC đó.
Trong thời gian qua, việc TT qua UNC của VPBank được thể hiện qua bảng số
liệu 2.6 và bảng số liệu sau:
Bảng 2.9 Doanh số thanh toán uỷ nhiệm chi tại VPBank giai đoạn 2005-2007
(Đơn v ị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm


So sánh

So sánh

2006/2005
2007/2006
+/- Tỉ lệ (%)
+/Tỉ lệ (%)
Số món UNC
170.000 174.194 195.663
4.194
2,47 21.469
12,3
Tổng giá trị
24.800
26.348 37.848
1.548
6,24 11.500
43,65
Nguồn: phòng thanh toán NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2005

2006

2007

+Vế số món: Năm 2005 là 170.000 món, năm 2006 là 174.194 món tăng 4.194
món (tương đương 2,47%) so với năm 2005, năm 2007 là 195.663 món tăng
21.469 món (tương đương 12,3%) so với năm 2006.

+ Về doanh số TT: Năm 2005 là 24.800 tỷ đồng (chiếm 61,47% trong tổng doanh
số thanh toán không dùng tiền mặt), năm 2006 là 26.348 tỷ đồng (chiếm 60,88%)
tăng 1.584 tỷ đồng (tương đương 6,24%) so với năm 2005. Năm 2007 con số này
là 37.848 tỷ đồng (chiếm 65,86%) tăng 11.464 tỷ đồng (tương đương 43,45%) so
với năm 2006. Doanh số thanh toán UNC của NH tăng rất mạnh qua các năm. Việc
tăng doanh số TT UNC dẫn đến doanh số TTKDTM của NH tăng lên. Đây là một
dấu hiệu tốt đối với NH. TT UNC trung bình chiếm 59,5% trong tồng doanh số
TTKDTM của NH.
Sở dĩ việc TT UNC chiếm tỷ lệ lớn như vậy là do thủ tục phát hành của nó
khá đơn giản, thuận tiện. Người mua chỉ cần viết UNC rồi gửi tới NH nơi mình mở
tài khoản, nếu như trên tài khoản của khách hàng còn đủ số dư thì NH sẽ lập tức
TT cho khách hàng của mình, và người thụ hưởng cũng không cần phải đến NH để
làm thủ tục TT. VPBank đã phát huy những ưu điểm của hình thức TT này. Việc
TT diễn ra nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách
hành. Ngoài việc TT tiền hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, UNC cũng được sử


dụng cho chính bản thân VPBank trong việc TT của mình như thực hiện nghĩa vụ
với NHNN, chi trả lãi, điều hoà vốn……
2.2.2.4 Hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán.
Đây là hình thức TT hiện đại với nhiều ưu điểm cho tất cả tổ chức cá nhân
trong nền kinh tế. Tuy nhiên thẻ TT du nhập vào Việt Nam chưa lâu và chưa phát
huy hết tác dụng của nó.Việc sử dụng thẻ TT đã trở thành tập quán của xã hội công
nghiệp, nó đem lại sự thuận tiện, an toàn cho người sử dụng. Đến nay đã có 180
máy ATM được lắp đặt trong đó chủ yếu đặt tại các phòng giao dịch, trung tâm
thương mại, gần nhà hàng, khách sạn, ….những địa điểm thuận tiện cho việc giao
dịch hoặc rút tiền mặt của khách hàng. Số lượng thẻ Autolink được phát hành là
10.000 thẻ - Đây là con số khá ấn tượng, nó thể hiện nhu cầu ngày càng cao trong
việc sử dụng sản phẩm thẻ TT của người dân.
Phát triển thẻ là mục tiêu của NHTMCPcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Năm 2007VPBank cho ra mắt sản phẩmVPBank Platinum EMV Master Card dưới
2 loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ; Với sản phẩm này VPBank là NH đầu tiên
tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo tiêu chuẩn EMV quốc tế, đánh dấu bước quan
trọng trong sự nỗ lực không ngừng đa dạng hoá và cải thiện chất lượng sản phẩm
cho khách hàng. Tính đến ngày 31/12/2007 đã phát hành được 752 thẻ Platinum
trong đó có 508 thẻ tín dụng. NH đã hoàn thành việc kết nối hệ thống ATM của
VPBanh và Vietcombank, đồng thời hoàn thành việc cháp nhận TT thẻ từ
MasterCard tại ATM của VPBank , thẻ chip EMV tại POS của VPBank trước thời
hạn quy định. Sự ra đa dạng của các loại thẻ với nhiều tính năng vượt trội và được
khách hàng đánh giá cao vì vậy đã thu hút được nhiều khách hàng hơn trong việc
sử dụng thẻ trong TT. Đồng thời năm 2006 đã có nhiều đơn vị phát hành thẻ cho
CNV,sử dụng dịch vụ trả lương qua TK thẻ.
Ngoài những hình thức TT bằng séc, UNC, UNT, VPBank còn áp dụng một
số hình thức TTKDTM khác như thẻ TT, thư tín dụng…Từ số liệu bảng 2.7 ta thấy
có sự tăng mạnh về giá trị của doanh số thanh toán khác. Năm 2006 doanh số TT
khác đạt 16.427 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 con số này là gần 19.000 tỷ đồng tức
tăng 15,65%. Có được kết quả này là do uy tín của VPBank tăng lên, đặc biệt là


×