Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 146 trang )

Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-----------------------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN
PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020

PHÚ YÊN – tháng 07/2011
Trang 1


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT.............................................................................................9
NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN PHÚ YÊN..........9
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN........................9
1. Vị trí địa kinh tế và chính trị của vùng biển và ven biển.............................9
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên............................................10
3. Tài nguyên thiên nhiên...............................................................................12
4. Dân cư và lao động. ..................................................................................22
II. NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC VÀO
PHÁT TRIỂN KTXH........................................................................................24
1. Những lợi thế và hạn chế...........................................................................24
2. Khả năng phát huy các lợi thế và khắc phục các hạn chế vào phát triển KT


– XH. .............................................................................................................26
PHẦN THỨ HAI...............................................................................................27
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN VÀ VEN
BIỂN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 1996 – 2010 .........................................27
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI....................................27
1. Thực trạng phát triển kinh tế......................................................................27
2. Hiện trạng phát triển các lĩnh vực xã hội...................................................41
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG............48
III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THEO LÃNH THỔ....54
IV. KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VỚI ĐẢM BẢO QUỐC
PHÒNG AN NINH. ..........................................................................................55
V. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN.................................................56
VI. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KT-XH GIAI ĐOẠN 1996
– 2010. ..............................................................................................................60
1. Thành tựu và nguyên nhân.........................................................................60
2. Những tồn tại và nguyên nhân...................................................................61
VI. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020..............................................................65
1. Bối cảnh quốc tế, trong nước. ...................................................................65
2. Tác động của các yếu tố bên ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội vùng...67
2.1. Những cơ hội phát triển..........................................................................67
2.2. Những thách thức....................................................................................68
IV. DỰ BÁO KHẢ NĂNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG, THU HÚT ĐẦU TƯ
TỪ BÊN NGOÀI, KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA VÙNG.......................70
PHẦN THỨ BA.................................................................................................73
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG BIỂN VÀ VEN
BIỂN PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020...................................................................73
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN.........................................................................73
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN...........................................................................73

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC.......................85
Trang 2


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

1. Phát triển các ngành kinh tế.......................................................................85
2. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng............................................................98
3. Phát triển các lĩnh vực xã hội...................................................................106
IV. ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI .
.........................................................................................................................113
V. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KTXH...113
VI. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG....118
VII. LỰA CHỌN CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ TRỌNG ĐIỂM ĐẦU
TƯ....................................................................................................................125
PHẦN THỨ TƯ...............................................................................................129
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH. 129
IX. TRIỂN VỌNG KT-XH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN NĂM 2020.........138
I. KẾT LUẬN..................................................................................................139
II. KIẾN NGHỊ................................................................................................140

Trang 3


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

PHẦN MỞ ĐẦU
---------------1. Sự cần thiết của lập Quy hoạch.

T


hế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của Đại dương”, bởi
cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhất là tài nguyên không thể tái tạo trên đất liền sẽ bị cạn kiệt.
Trong bối cảnh đó, các nước có biển tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và
khống chế biển.
Ở nước ta, phát triển kinh tế biển1 và vùng ven biển2 được xác định là một
trong những nhiệm vụ ưu tiên cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ nay đến
năm 2020, 2030, điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết đại hội lần thứ X của
Đảng (năm 2006)“Phát triển kinh tế biển theo một chiến lược toàn diện, có trọng
tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong
khu vực, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh và hợp tác quốc tế”. Để cụ thể hoá
quan điểm trên, nhiều Nghị quyết, chương trình về phát triển kinh tế biển, vùng
ven biển được xây dựng: Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW 9 về Chiến lược biển Việt
Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH dải ven biển miền Trung đến năm
2020…
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 9 huyện, thị xã và thành phố,
trong đó có 4 huyện, thị xã và thành phố tiếp giáp với biển: huyện Đông Hoà,
Tuy An, thị xã Sông Cầu và Tp Tuy Hoà với đường bờ biển dài 189km, bắt đầu
từ Đầm Cù Mông (thị xã Sông Cầu) đến Vũng Rô (huyện Đông Hoà). Vùng ven
biển có nhiều thuỷ vực, tồn tại hệ sinh thái ven bờ khá đặc trưng, thuận lợi cho
việc nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, xây dựng bến cảng cho tàu thuyền; có nhiều
cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ, nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia, tạo môi trường
hấp dẫn để phát triển du lịch. Ngoài ra, đây là khu vực có tài nguyên khoáng sản
đa dạng có thể khai thác phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và các
ngành kinh tế khác.
Được sự quan tâm của tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương, cơ sở vật chất được
đầu tư xây dựng, nhiều công trình lớn được hoàn thành và đưa vào sử dụng, bước
đầu phát huy hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được

nâng cao, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh (trên 65% giá trị GDP
và trên 75% ngân sách tỉnh, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao
1

Theo chiến lược biển VN thì kinh tế biển bao gồm:
- Theo nghĩa hẹp đó là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: Kinh tế hàng hải (vận tải
biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; Khai thác dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển;
Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; Kinh tế đảo.
- Theo nghĩa rộng đó là các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên
biển hay những hoạt động kinh tế nhờ yếu tố biển (hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển) ở dải đất liền
ven biển, gồm: Đóng và sửa chữa tàu thuyền; Công nghiệp chế biến dầu khí; Công nghiệp chế biến thủy hải sản;
Cung cấp dịch vụ biển; Thông tin liên lạc biển; Nghiên cứu khoa học, công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ
kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên – môi trường biển.
2
Kinh tế vùng biển và ven biển là các hoạt động kinh tế ở dải ven biển; về lãnh thổ chỉ tính những huyện, thành
phố có biên giới tiếp giáp với biển, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch vụ.

Trang 4


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

động địa phương) dần trở thành đầu tàu kinh tế, địa bàn chiến lược vững chắc về
kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của Phú Yên nói riêng và khu vực duyên
hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên nói chung. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều hạn
chế nhất định, tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác hiệu quả, đúng tầm.
Với xu thế phát triển của đất nước, thời gian tới cần đẩy mạnh đầu tư, có những
cơ chế, chính sách phát triển thích hợp nhằm đưa kinh tế - xã hội vùng biển phát
triển nhanh hơn, mạnh hơn, chất lượng hơn, chiếm vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế tỉnh, kéo theo sự phát triển các vùng khác và đảm bảo

quốc phòng an ninh. Xuất phát từ nhu cầu đó, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020 là cần
thiết và cấp bách.
2. Cơ sở pháp lý để xây dựng quy hoạch.
- Nghị quyết số 39 NQ/TW ngày 16 tháng 08 năm 2004 của Bộ Chính trị
về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng Vùng Bắc trung bộ và
Duyên hải nam trung bộ đến năm 2010.
- Quyết định số 113/2005/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
Chương trình hành động của Chính Phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 39
NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc
phòng Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải nam trung bộ đến năm 2010.
- Nghị định số 92/2006/NĐ – CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Thông tư số 01/2007/TT – BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ –
CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định số 04/2008/NĐ – CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ – CP
ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
Thông tư số 03/2008/TT – BKH ngày 01 tháng 07 năm 2008 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và
Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy
hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.

- Nghị quyết 09/NQ- TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội Nghị lần thứ
IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020.

Trang 5


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

- Nghị quyết 27/NQ – CP ngày 30 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ Ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội Nghị lần thứ IV Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 158/2007/QĐ – TTg ngày 09/10/2007 của Thủ tướng
Chính phủ Về việc: Phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020.
- Quyết định số 61/2008/QĐ – TTg ngày 09/05/2008 của Thủ tướng Chính
phủ Về việc: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dải ven biển
miền Trung Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 122/2008/QĐ – TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính
phủ Về việc: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên
đến năm 2020. Và Công văn số 1877/UBND – TH ngày 12 tháng 09 năm 2008
của UBND tỉnh Phú Yên về việc tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020.
- Quyết định số 53/QĐ – TTg ngày 28/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc: Phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú
Yên.
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
- Chương trình hành động số 38/CTr – TU ngày 19/08/2005 của Tỉnh uỷ và

chương trình hành động 1542/CTHĐ – UB ngày 02/11/2004 của UBND Tỉnh Phú
Yên về việc thực hiện Nghị quyết 39 – NQ/TW ngày 16/08/2004 của Bộ Chính trị
về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung Bộ
và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010.
- Chương trình hành động số 14/CTr – TU ngày 28/04/2007 của Tỉnh Uỷ
Phú Yên về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW (khoá X) về
chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Kế hoạch hành động số 40/KH – UBND ngày 22/8/2007 của UBND Tỉnh
Phú Yên về việc thực hiện Chương trình hành động số 14/CTr – TU ngày
28/04/2007 của Tỉnh uỷ Phú Yên thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4
BCHTW (khoá X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 1627/QĐ – UBND ngày 7/09/2007 của UBND tỉnh Phú
Yên Về việc: Đồng ý lập và duyệt đề cương, kinh phí Quy hoạch phát triển
KTXH Dự án Quy hoạch vùng biển tỉnh Phú Yên.
- Niên giám thống kê Phú Yên, các huyện Đông Hoà, Tuy An, Tx Sông
Cầu và Tp Tuy Hoà qua các năm.
- Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của cả nước và tỉnh Phú Yên có
liên quan đã được phê duyệt.

Trang 6


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

3. Mục đích:
- Cụ thể hoá Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020 và Quy
hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020.
- Đánh giá những thành tựu và tồn tại trong 10 năm phát triển KT-XH, xây
dựng các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu, các chương trình, dự án

đầu tư đến năm 2020.
- Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng
năm nhằm phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan.
4.Yêu cầu:
- Phù hợp với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH dải ven biển miền Trung đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH Tỉnh đến năm 2020 và các quy hoạch ngành có liên quan của
tỉnh.
- Phù hợp với quy mô, cơ cấu và phân bố dân cư, trình độ phát triển hiện tại
và chiều hướng phát triển trong tương lai.
- Làm rõ vị trí, vai trò và chức năng của vùng đối với sự phát triển chung
của tỉnh.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện. Đáp ứng yêu cầu
phát triển KTXH nhanh, hiệu quả và bền vững.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, môi
trường; các định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
a. Về không gian: Gồm các huyện: Đông Hoà, Tuy An, TX Sông Cầu và
Tp Tuy Hoà.
b. Về thời gian: Cứ liệu đánh giá thực trạng từ năm 1996 – 2010 và định
hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
c. Về nội dung: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng biển và ven
biển là bản luận chứng khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng, những
giải pháp phát triển và tổ chức không gian hợp lý trên lãnh thổ đến năm 2020.
Gồm các nội dung cơ bản:
- Đánh giá các yếu tố và nguồn lực phát triển.
- Tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1996 –
2010, xác định những thành tựu và hạn chế, yếu kém, rút ra các nguyên nhân và
bài học kinh nghiệm.

- Phân tích, dự báo bối cảnh trong tỉnh, trong nước và quốc tế tác động đến
quá trình phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quy hoạch.
Trang 7


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

- Luận chứng các quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn đến năm 2020. Trong đó tập trung nghiên cứu sâu các khâu
đột phá, các lĩnh vực trọng điểm liên quan đến phát triển kinh tế biển.
- Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
6. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
6.1. Phương pháp: Quy hoạch sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Khảo sát thực tế; nghiên cứu nội nghiệp.
- Tham khảo và lấy ý kiến của các chuyên gia đối với các vấn đề có nhiều
sự lựa chọn.
- Phương pháp dự báo, phân tích, so sánh, tổng hợp và suy luận lô gic…
6.2. Tổ chức nghiên cứu: Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ, đơn
vị nghiên cứu lập Quy hoạch đã tiến hành thu thập số liệu; tổ chức khảo sát thực
địa, làm việc với các huyện Tuy An, Đông Hoà, Tx. Sông Cầu, Tp. Tuy Hoà và
tham khảo ý kiến của một số chuyên gia để tính toán, phân tích xây dựng Bản báo
cáo tổng hợp.
7. Nguồn số liệu: Nếu không ghi rõ nguồn số liệu nào khác thì số liệu sử
dụng trong quy hoạch được tổng hợp từ: Niên giám thống kê, Niên giám thống kê
tỉnh Phú Yên, Báo cáo Đảng bộ và các kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu.
8. Kết cấu của báo cáo: Báo cáo tổng hợp đã được chỉnh sửa, bổ sung theo
các ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch 3 và các sở,
ban, ngành và địa phương liên quan và đã tổ chức họp thẩm định để thông qua
vào ngày 27 tháng 10 năm 2009.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo tổng hợp bao gồm các phần

chính như sau:
- Phần thứ nhất: Nguồn lực phát triển và các yếu tố tác động đến phát triển
kinh tế xã hội.
- Phần thứ hai: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996 – 2010.
- Phần thứ ba: Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực đến năm 2020;
- Phần thứ tư: Giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện.

3

Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Phú Yên được thành
lập tại Quyết định số 2106/QĐ – UBND ngày 19 tháng 12 năm 2009 của UBND Tỉnh Phú Yên

Trang 8


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

PHẦN THỨ NHẤT

NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN PHÚ YÊN
--------------I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
1. Vị trí địa kinh tế và chính trị của vùng biển và ven biển.
a. Vị trí địa lý: Vùng biển và ven biển gồm các huyện Đông Hoà, Tuy An,
Tx. Sông Cầu và Tp. Tuy Hoà. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp tỉnh
Khánh Hoà, Tây giáp các huyện Tây Hoà, Phú Hoà, Đồng Xuân; Đông giáp biển
Đông với đường bờ biển dài 189 km, bắt đầu từ Vịnh Cù Mông (thị xã Sông Cầu)
đến Vũng Rô (huyện Đông Hoà).
Diện tích vùng biển và ven biển khoảng 34 nghìn km 2 (bao gồm cả vùng

nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp và đặc quyền kinh tế); trong đó, diện tích phần
đất liền 1.277,5 km2, dân số trung bình năm 2010: 510,93 nghìn người 4, chiếm
25,2% về diện tích và 58,5% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình 400
người/km2, cao hơn bình quân cả tỉnh 5. Toàn vùng có 56 xã, phường, thị trấn 6,
trong đó có 25 xã, phường, thị trấn tiếp giáp trực tiếp với biển.
Nằm ở giữa, cực đông, mặt tiền, nơi đón nhận ánh sáng mặt trời đầu tiên
trên lãnh thổ Việt Nam, gần đường hàng hải quốc tế, có Quốc lộ 1A, đường sắt
Bắc Nam chạy qua, Quốc lộ 25 nối Gia Lai, ĐT 645 nối Đắc Lắc, phía Nam có
cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hoà… thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế,
văn hoá, khoa học kỹ thuật với các tỉnh, thành trong nước và các nước trong khu
vực; có điều kiện trở thành cửa ngõ hướng ra phía Đông cho các tỉnh Tây
Nguyên, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Vai trò, vị trí của vùng đối với tỉnh về phát triển kinh tế xã hội.
- Về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh: Vùng có vai trò quan trọng đối
tỉnh về phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh. Có Tp. Tuy Hoà là tỉnh lỵ trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của Phú Yên, có Tx. Sông
Cầu là trung tâm kinh tế xã hội vùng phía Bắc của tỉnh. Thực tiễn những năm qua,
đây là lãnh thổ phát triển năng động, đầu tàu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân
trên 10,5%/năm; thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, đóng góp trên 65% giá trị GDP
và trên 75% ngân sách tỉnh, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao
động địa phương.

4

Thành phần dân tộc chủ yếu dân tộc Kinh và Hoa, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 98% dân số.
Mật độ dân số trung bình cả tỉnh năm 2010 là 172 người/km2.
6
10 xã thuộc huyện Đông Hoà; 16 xã, thị trấn thuộc huyện Tuy An; 14 xã, phường thuộc TX. Sông Cầu; 16 xã,
phường thuộc TP. Tuy Hoà.
5


Trang 9


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

Việc xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên, các công trình quan trọng trong
tương lai (khu du lịch liên hợp cao cấp, tuyến đường sắt Phú Yên - Tây Nguyên,
hầm đường bộ đèo Cả, cảng chuyên dùng Bãi Gốc...) một mặt sẽ góp phần làm
tăng năng lực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo ra các
sản phẩm có thứ hạng cao mặt khác sẽ đóng góp lớn cho kinh tế tỉnh, góp phần
nâng cao vai trò, vị thế của Phú Yên trong thiết lập các mối quan hệ giao lưu, liên
kết kinh tế, thương mại với các địa phương khác trong nước và các nước trong
khu vực.
Ngoài ra, đây là khu vực phòng thủ phía đông quan trọng của tỉnh, vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Về môi trường: Nằm ở hạ lưu các sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh, nơi tiếp
nhận phần lớn các chất thải từ vùng núi đến đồng bằng theo các sông suối đổ vào
biển: chất thải của sản xuất nông nghiệp, khai khoáng, xây dựng, giao thông, sinh
hoạt... Do vậy, đây là vùng nhạy cảm về môi trường, mọi hoạt động khai thác,
phát triển các vùng khác đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững
của vùng.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu về diện tích, dân số vùng biển và
ven biển Phú Yên năm 2010
Số
T

Chỉ tiêu

1


Số đơn vị hành
chính

2 Diện tích
So với toàn tỉnh
3 Dân số
So với toàn tỉnh
4 Mật độ dân số

Đơn vị
xã,
phường,
TT
Km2
%
1000 ng
%
Ng/km2

Tổng
cộng

Trong đó:
TP. Tuy TX. Sông H. Tuy
Hòa
Cầu
An

H. Đông
Hòa


56

16

14

16

10

1277,48
25,2
510,93
58,5
400

107,03
2,1
152,5
17,5
1425

489,28
9,7
100,45
11,5
205

413,57

8,2
137,06
15,7
331

267,60
5,3
120,92
13,9
452

2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
2.1. Đặc điểm địa hình: Phân hoá theo chiều dọc, phía Tây là đồi núi thấp,
tiếp đến là đồng bằng hẹp, cồn cát, bãi triều, đầm phá, eo vịnh. Nhiều núi nhô sát
ra biển và địa hình chia cắt theo lưu vực sông, nhiều nơi có eo vịnh kín gió, mực
nước sâu là điều kiện thuận lợi để hình thành “hệ thống cửa mở” các cửa vào ra.
a. Địa hình vùng đất liền: Nằm về phía Đông Nam dãy Trường Sơn, địa
hình phức tạp, dốc từ Tây sang Đông, chủ yếu là đất rừng và đồi núi trọc, bãi cát
ven biển chạy dọc từ đầm Cù Mông đến Vũng Rô, xen kẽ có nhiều núi đá do chân
sườn Đông của dãy Trường Sơn kéo dài. Vùng đồng bằng ven biển có thể chia
làm hai dạng địa hình nhỏ:
- Đồng bằng phía Nam: Nằm ở hạ lưu sông Ba và sông Bàn Thạch có địa
hình tương đối bằng phẳng.
Trang 10


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

- Đồng bằng phía Bắc: Hẹp và bị chia cắt mạnh do nhiều dãy núi kéo dài
sát biển, có độ dốc lớn, nhiều gò đồi xen kẽ, mỗi khu vực đều có đồi núi thấp, đứt

quãng với những đèo dốc như Đèo Quán Câu, Đèo Nại, Đèo Tam Giang, Dốc
Găng…
Tiếp giáp với đồng bằng là những gò đồi, những cồn cát, đụn cát ven biển,
giữa hai vùng này tồn tại những vùng nước lợ ven biển và những vùng đất trũng:
đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, vũng trũng Hòa Xuân…
b. Địa hình biển: Phía Bắc bờ biển khúc khuỷu có nhiều đầm: Cù Mông, Ô
Loan….Phía Nam từ Tuy An đến Vũng Rô bờ biển thoải dần với những bãi cát
dài nối liền với các mỏm đá sát biển.
Thềm lục địa có độ dốc lớn về phía Nam, nhiều rạn đá do dãy Trường Sơn
tạo nên. Dọc bờ biển từ Bắc xuống Nam có 5 cửa sông chính và 2 đầm: Cửa đầm
Cù Mông, Tiên Châu, Tân Quy, Đà Rằng, Đà Nông...
Ven biển có 9 hòn đảo lớn nhỏ: Bàn Than (Hòn Nần); Nhất Tự Sơn (TX
Sông Cầu); hòn Yến (xã An Hòa – huyện Tuy An), hòn Lao Mái Nhà, hòn Chùa,
Hòn Cô, hòn Lao Dứa, hòn Than, hòn Nưa. Vùng đảo và xung quanh các đảo là
nơi sinh trưởng, phát triển của các loài hải sản, san hô thuận lợi cho hoạt động du
lịch ven biển.
Vùng nước đầm vịnh cửa sông có diện tích khoảng 21 nghìn ha là bãi cá đẻ,
nơi sinh trưởng tốt của các loài tôm, sò huyết, ghẹ, cá ngựa, râu câu…
2.2. Đặc điểm khí hậu.
Theo tài liệu“ Bổ sung cơ sở dữ liệu và công bố đặc điểm khí hậu thủy văn
tỉnh Phú Yên”do Trung tâm khí tượng thủy văn Phú Yên thực hiện năm 2002,
vùng biển và ven biển thuộc tiểu vùng 5 nằm trong vùng khí hậu thủy văn ở giữa,
với các đặc trưng cơ bản sau:
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu
đại dương. Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 – 2.100mm, trong đó: lượng mưa
trung bình năm ven biển phía bắc 1745mm với 70 - 80 ngày mưa. Ven biển phía
Nam 1.922mm với trên 100 - 110 ngày mưa. Lượng mưa mùa khô từ 300 450mm, chiếm 18 - 22% lượng mưa năm. Có 04 tháng lượng mưa trung bình trên
100mm là tháng IX đến tháng XII.
- Nhiệt độ trung bình năm 26,6 0C, tháng lạnh nhất 23,30C, tháng nóng nhất
29,20C. Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 30,70C, các tháng dao động từ 26,4 34,20C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 23,8 0C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối

15,20C, cao nhất tuyệt đối 40,50C. Trong năm, có 02 tháng mùa mát là tháng I và
tháng XII, những tháng còn lại là mùa nóng. Tổng nhiệt độ năm 9.7220C.
- Độ ẩm tương đối 81%, bốc hơi khả năng 1.368mm, bốc tiềm năng trung
bình năm 4,1mm/ngày. Vùng thiếu ẩm vào các tháng II, III, IV, VI, VII, VIII; ẩm
trung bình tháng I, V; quá ẩm ướt tháng IX, XII; quá thừa ẩm tháng X, XI. Từ
tháng V đến tháng VII hàng năm, ảnh hưởng 30 - 40 ngày gió tây khô nóng.
Trang 11


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

- Lượng dòng chảy năm ở phía bắc 735mm, hệ số dòng chảy 0,41; ở phía
nam 1.105mm, hệ số dòng chảy 0,58. Ảnh hưởng mạnh của gió bão và chế độ
triều, mặn.
Bảng 2: Tần suất hạn tính theo tuần trạm Sông Cầu (1977 - 2002 phía
Bắc).
Tháng
Tuần(10 ngày)
Số lần
Tần suất %
Tháng
Tuần(10 ngày)
Số lần
Tần suất %

Vụ đông xuân (Tổng lượng mưa tuần ≤ 5mm)
I
II
III
1

2
3
1
2
3
1
2
3
16 18 20 21
21 22 25 24 22
62 69 77 81
81 85 96 92 85
Vụ hè thu (Tổng lượng mưa tuần ≤ 10mm)
V
VI
VII
1
2
3
1
2
3
1
2
3
17 13 11 16
15 18 21 21 16
65 50 42 62
58 69 81 81 62


1
19
73

IV
2
17
65

1
17
65

VIII
2
3
15 12
58 46

3
16
62

Bảng 3: Tần suất hạn tính theo tuần trạm Phú Lạc (1977 - 2002 phía nam)
Tháng
Tuần(10 ngày)
Số lần
Tần suất %
Tháng
Tuần(10 ngày)

Số lần
Tần suất %

Vụ đông xuân (Tổng lượng mưa tuần ≤ 5mm)
I
II
III
1
2
3
1
2
3
1
2
3
10 15 14
16
18 18 17 20 16
39 58 54
62
69 69 65 77 62
Vụ hè thu (Tổng lượng mưa tuần ≤ 10mm)
V
VI
VII
1
2
3
1

2
3
1
2
3
13 10
9
16
18 13 21 19 14
50 39 35
62
69 50 81 73 54

1
21
81

IV
2
16
62

3
16
62

VIII
1
2
3

19 15 14
73 58 54

3. Tài nguyên thiên nhiên.
Vùng biển và ven biển có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng,
thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác, chế biến và nuôi trồng
thủy sản; du lịch biển, kinh tế hàng hải...
3.1. Tài nguyên nước - thuỷ văn: Nằm ở hạ lưu các con sông lớn chảy qua
địa bàn tỉnh: sông Ba, sông Kỳ Lộ, Bàn Thạch, sông Cầu…cùng với hệ thống các
suối: suối Cay, suối Đồng Sa, suối Đồng Dài, suối Bà Nam, suối Bà Bông, suối
Bình Ninh…tạo nên nguồn nước ngọt khá dồi dào 7. Ngoài ra còn có trên 500 ha
mặt nước thuộc các đầm, vịnh, ao, hồ...tạo nên một vùng sinh thái ven biển đặc
thù cho phát triển thuỷ sản.

7

Với dân số ước tính đến năm 2020 là 567,2 nghìn người và mỗi người 1 ngày dùng 100 lít nước thì cần 56,7
nghìn m3/ngày cho sinh hoạt và ăn uống. Rõ ràng khả năng nước dưới đất vùng ven biển Phú Yên đảm bảo đáp
ứng yêu cầu trên.

Trang 12


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

a. Hệ thống sông ngòi.
- Sông Ba: Còn gọi là sông EaBa ở thượng lưu và Đà Rằng ở hạ lưu. Bắt
nguồn từ dãy núi Ngọc Rô cao trên 1.500m thuộc địa phận tỉnh Kon Tum.
Diện tích lưu vực 13.043km2, chiều dài 360km, phần qua Phú Yên dài
khoảng 90km, đoạn chảy qua Tp Tuy Hoà dài khoảng 5 km, lượng dòng chảy

trung bình năm khoảng 9,4 tỷ m3, lưu lượng trung bình 280m3/s. Dòng chảy vào
mùa mưa lũ chiếm từ 69% - 73% tổng lượng dòng chảy cả năm. Tháng 10 và 11
thường xuất hiện lũ ở hạ lưu. Lòng sông khá rộng, độ dốc nhỏ chỉ khoảng 1 0/00.
Dọc theo hai bên bờ sông là các bãi bồi rộng lớn tạo thành cánh đồng phì nhiêu,
trù phú thuận lợi phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao8.
- Sông Kỳ Lộ: Còn gọi là sông La Hiên ở thượng lưu và sông Cái ở hạ lưu.
Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 1.000m ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai và Tây Nam
tỉnh Bình Định. Sông chảy qua địa bàn huyện Đồng Xuân, qua Cầu Ngân Sơn rồi
đổ ra cửa biển Bình Bá.
Diện tích toàn lưu vực 1.950km 2 (phần diện tích trong tỉnh 1700km2), sông
dài 102km, phần chảy trong tỉnh 76km, đoạn chảy qua địa bàn huyện Tuy An dài
20km. Tổng lượng nước đổ ra biển 1,5 tỷ m3, lưu lượng trung bình 55 – 60m3/s.
Đây là con sông chính cung cấp nước tưới cho vùng đồng bằng Tuy An.
Trên sông này đã xây dựng hệ thống thủy lợi Tam Giang gồm 3 đập dâng nước:
Tam Giang, Hà Yến và Đồng Kho, tưới cho khoảng 1.400ha lúa, màu các xã, thị
trấn vùng phía Đông huyện Tuy An.
- Sông Bàn Thạch: Còn gọi là sông bánh Lái ở đoạn phía trên và sông Đà
Nông ở phía gần biển. Sông Bàn Thạch cũng là một bộ phân của sông Ba 9, diện
tích lưu vực sông là 590km2, chiều dài sông chính là 68km.
Sông Bàn Thạch bắt nguồn từ khe núi Chư Dan cao 1118m và Hòn Giữ cao
1180m, tổng lượng chảy 0,8 tỷ m 3, lưu lượng trung bình từ 12 – 15m 3/s. Sông
chảy qua địa bàn huyện Đông Hòa đổ ra biển tại cửa Đà Nông.
- Sông Cầu: Còn gọi là sông Tam Giang, là con sông nhỏ, diện tích lưu
vực 146km2, chiều dài sông chính 28km, toàn bộ lưu vực sông nằm trong địa phận
tỉnh.
Sông bắt nguồn từ vùng đồi núi biên giới giữa Phú Yên và Bình Định, chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển ở vũng Chao. Lưu vực sông Cầu nhỏ
nhưng độ dốc khá lớn 160/00.
b. Nguồn nước mặt: gồm nước mưa và nước của hệ thống các sông suối,
hồ đầm. Lượng nước hàng năm tuy lớn nhưng phân bố không đều trong năm.

Mùa mưa lượng nước tập trung lớn thường gây ra lũ lụt, ngập úng. Ngược lại mùa
khô lượng nước mưa ít, thiếu nước, sông cạn, vùng ven biển nước mặn theo các
8

Thực tế, nhờ phù sa của sông Ba, Bình Ngọc và các xã của huyện Tây Hòa phát triển mạnh các vùng trồng rau
sạch, các vùng chuyên canh cây lương thực chất lượng
9
Trong quá trình tự bồi lấp và hoạt động của con người như xây dựng các tuyến giao thông, thuỷ lợi, khu dân cư
tạo ra đường phân nước vừa nhân tạo, vừa tự nhiên nên ranh giới hai sông không rõ rệt

Trang 13


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

cửa sông xâm nhập gây mặn tràn, mặn ngấm ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt
của dân cư.
Bảng 4: Các đặc trưng thống kê tài nguyên nước mặt của một số sông
lớn chảy qua vùng biển và ven biển10.
Lưu vực sông
Ba (cửa ra)
Kỳ Lộ
Bàn Thạch
Lưu vực sông
Ba(cửa ra)
Kỳ Lộ
Bàn Thạch (Đà Nông)

Fkm2
X0

13900 1620
1920 1763
592 200
6 3
W010 m X10%
9531 444
1630 79,6
663 33,6

Y0
685
849
1120
Q20%
387
67,7
28,4

Z0
935
914
1080
Q50%
290
49,1
19,5

Q0
302
51,7

21,0
Q75%
227
36,7
14,1

Cv
0,35
0,40
0,45
Q95%
154
21,2
8,40

Cs
0,70
0,80
0,90
ϕ
0,50
0,55
0,60

M0
21,7
26,9
35,5
α0
0,42

0,48
0,51

c. Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có kết quả điều tra, đánh giá toàn
diện về tài nguyên nước ngầm, tuy nhiên qua một số tài liệu nghiên cứu chuyên
ngành, kết hợp với khảo sát thực tế nhận thấy rằng tài nguyên nước ngầm của
vùng ở mức khá, song phân bố không đồng đều giữa các địa phương, cụ thể một
số địa điểm như sau:
- Vùng miền núi phía Tây các huyện Tuy An, TX. Sông Cầu: Mực nước
ngầm xuất hiện ở độ sâu bình quân 3 – 4 m, lưu lượng 1,5 - 2 lít/s.
- Vùng cồn cát ven biển huyện Tuy An: Mực nước ngầm xuất hiện ở độ
sâu bình quân 6 - 8m, lưu lượng 6 - 8 lít/s.
- Vùng Đồng bằng huyện Đông Hòa: Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu
bình quân 2 - 3m, lưu lượng 8 - 10 lít/s.
d. Chất lượng nguồn nước: Theo kết quả phân tích một số mẫu nước tại
một số vị trí do Trung tâm khí tượng thuỷ văn Nam Trung Bộ thực hiện năm
2002, nhìn chung chất lượng nước tương đối tốt. Tuy nhiên, còn tại một số địa
phương ven biển (Hòa Hiệp Trung – H. Đông Hoà; An Hoà – H. Tuy An, Xuân
Thọ - TX. Sông Cầu...) nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm dầu, nhiễm sắt, nước
cứng…
- Nước mặt: Lấy mẫu nước ở một số vị trí dùng cho sinh hoạt, tưới tiêu
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất lượng nước mặt phần lớn đạt loại B.
Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 200211.
Stt
Thông số lý hoá
1

PH

TX. Sông

Cầu
7,4

Huyện, thị xã, thành phố
H. Tuy
TP.
An
Tuy Hòa
7,1
7,0

H. Đông
Hòa
7,0

10

Ghi chú: F : diện tích lưu vực; Xo: Lượng mưa trung bình năm; Yo: Lớp dòng chảy trung bình năm; Zo: Lượng
bốc hơi trung bình năm; Qo: Lưu lượng nước đến trung bình năm; Cs Hệ số thiên lệch (Cs = 2 Cv); Cv Hệ số phân
tán (hệ số biến động); Mo: Moduyn dòng chảy trung bình năm; Wo: Tổng lượng nước đến trung bình năm; X10%:
Lượng mưa trung bình năm ứng với tần suất p =10%; Q20%; 50%; 75%: Lưu lượng nước đến trung bình năm ứng
với các tần suất 20%; 50% và 75%; ϕ: Hệ số hình dạng; α0 : Hệ số dòng chảy năm trung bình năm.
11
Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Nam Trung Bộ thực hiện

Trang 14


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020


Stt
Thông số lý hoá
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Độ đục (mg/l)
NaCl (%)
Ôxy hòa tan (mg/l)
Độ dẫn điện(S/cm)
Amoni NH4+(mg/l)
BOD (mg/l)
COD (mg/l)
Sắt tổng số(mg/l)
NO2 (mg/l)
NO3 (mg/l)
Nitơ tổng số(mg/l)
PO4 (mg/l)
Mn (mg/l)


TX. Sông
Cầu
4,5
1,75
3,18
2,13
14,6
41,7
0,82
vết
1,3
kpt
kpt
kph

Huyện, thị xã, thành phố
H. Tuy
TP.
An
Tuy Hòa
6,0
47,5
0,07
0,06
3,14
2,90
0,13
0,10
0,37
0,6

6,4
7,1
27,5
87,5
1,02
0,57
vết
vết
1,01
0,1
1,25
kpt
0,14
0,14
kph
kpt

H. Đông
Hòa
11,5
0,06
2,72
0,12
6,6
14,0
Kpt
Kpt
1,6
Kpt
Kpt

Kpt

- Nước ngầm: Lấy mẫu nước từ các giếng hiện đang sử dụng để phân tích,
Phần lớn chất lượng nước ngầm đạt loại A.
Bảng 6: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm năm 200112
Stt
Thông số lý hoá
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

PH
Độ đục (mg/l)
NaCl (%)
Ôxy hòa tan (mg/l)
Độ dẫn điện(S/cm)
Amoni NH4+(mg/l)
BOD (mg/l)
COD (mg/l)

Sắt tổng số(mg/l)
NO2 (mg/l)
NO3 (mg/l)
Nitơ tổng số(mg/l)
PO4 (mg/l)
Mn (mg/l)

TX. Sông
Cầu
6,6
8,8
0,03
3,4
0,07
kpt
5,8
9,4
0,09
0,01
1,21
kpt
kpt
kph

Huyện, thị xã, thành phố
H. Tuy
TP.
An
Tuy Hòa
6,2

6,9
3,5
2,0
0,2
0,03
4,2
4,2
0,02
0,06
kpt
kpt
4,8
5,4
75,3
10,9
0,17
0,6
vết
kph
1,01
1,5
kpt
kpt
kpt
1,0
kph
kph

H. Đông
Hòa

6,4
30,0
0,05
2,8
0,09
0,06
4,5
5,3
0,16
Kpt
Kpt
Kpt
0,1
Kpt

- Nước đầm, nước ven biển: Sau khi lấy mẫu nước phân tích ở đầm Ô
Loan, nước ven biển chất lượng nước nằm trong phạm vi cho phép, riêng lượng
chất hữu cơ (COD) vượt quá giới hạn cho phép.
Bảng 7: Kết quả phân tích mẫu nước tại đầm Ô Loan, nước ven biển13

12
13

Nguồn :Trung tâm khí tượng thuỷ văn Nam Trung Bộ.
Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Nam Trung Bộ.

Trang 15


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020


Stt

Vị trí
Thông số

1
2
3
4
5
6
7
8

PH
Độ đục (mg/l)
NaCl (%)
Ôxy hòa tan (mg/l)
Độ dẫn điện(S/cm)
Amoni NH4+(mg/l)
BOD (mg/l)
COD (mg/l)

Nước Đầm
Ô Loan
5,6-8,1
0,0-92,0
0,98-3,89
2,96-7,30

1,72-5,89
0,02-2,45
3,0-14,8
36,6-225

Nước
biển ven bờ
6,4-7,0
0,0-16,0
0,0-3,64
2,45-4,20
0,5-5,57
Kph
3,0-4,6
21,8-53,3

3.2. Tài nguyên biển và hiện trạng khai thác14.
a. Tài nguyên biển: Thủy triều vùng biển thuộc chế độ nhật triều không
đều. Hàng tháng có khoảng 20 ngày nhật triều. Biên độ thuỷ triều kỳ nước
cường từ 1,2 m - 2,2 m, kỳ nước kém từ 0,5 m - 1 m. Biên độ triều bị tiết
giảm mạnh khi truyền vào trong sông, trong đầm. Tuỳ theo địa hình lòng sông và
vị trí cách cửa biển, biên độ triều còn khoảng 0,2 m - 0,5 m.
- Bờ biển dài 189km, ngư trường rộng, nằm trong vùng biển đa dạng về hải
sản, với khoảng 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và các loài hải sản khác như
sò, điệp... Tổng trữ lượng cá khoảng 46.000 tấn, trữ lượng cho phép khai thác
khoảng 35.000 tấn/năm. Có nhiều đầm, vịnh lớn: Đầm Cù Mông, Ô Loan, vịnh
Xuân Đài, Vũng Rô, cửa sông Đà Rằng, Đà Nông... diện tích mặt nước hơn
15.000 ha; cùng với hơn 2.000 ha đất ngập mặn ven biển, là môi trường thuận lợi
cho nuôi trồng thuỷ sản: tôm, sò huyết, cá mú... Riêng diện tích thích hợp cho
nuôi tôm tập trung ở cửa Đà Nông và đầm Cù Mông lên đến 1.100 ha.

- Bờ biển có nhiều bãi biển sạch, đẹp như Tuy Hoà, Long Thuỷ, Bãi Xép,
Bãi Nồm, Bãi Tràm, Vũng La, Vũng Me… rất thuận lợi phát triển du lịch biển và
tham quan thắng cảnh. Dọc bờ biển còn có các vũng, vịnh kín gió, là nơi trú ngụ
tốt cho các tàu thuyền. Đặc biệt vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, Vũng Rô có mặt
bằng rộng và nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cảng và công nghiệp cảng.
- Nồng độ muối cao, ổn định, ngoài khơi từ 33,6 0/00 - 340/00, vùng ven bờ từ
310/00 - 320/00, số giờ nắng nhiều, cường độ bức xạ lớn tạo điều kiện cho sản xuất
muối. Diện tích muối có khả năng đưa vào sản xuất tại thị xã Sông Cầu khoảng
250ha.
b.Thực trạng khai thác tài nguyên biển: Ngư trường khai thác đã có sự
chuyển dịch theo hướng xa khơi, nhưng trong nhiều năm liền tập trung ven bờ, sử
dụng các phương tiện đánh bắt thô sơ, hủy diệt, công tác tái tạo chưa được quan
tâm, dẫn đến nguồn lợi thủy sản cạn kiệt. Thực tế những năm gần đây, sản lượng
đánh bắt của các phương tiện đánh bắt gần bờ giảm đáng kể, gây khó khăn cho
nhiều hộ dân.
- Trước năm 2004, nhiều địa phương tận dụng diện tích mặt nước đầm phá,
vịnh và chuyển đổi lượng lớn đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy
sản và đã mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định, tạo việc làm cho dân cư.
14

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Phú Yên đến năm 2020

Trang 16


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

Nhưng từ năm 2005 trở lại đây do sự biến đổi của điều kiện khí hậu, thời tiết,
công tác phòng chống dịch bệnh chưa được quan tâm đúng mức làm dịch bệnh
thường xuyên xảy ra trên diện rộng gây thua lỗ, nhiều diện tích bỏ hoang hoặc

không còn khả năng thả nuôi, đến năm 2010 diện tích nuôi trồng ở mức 2.000ha
(năm 2008: 2.137ha).
- Đã hình thành vùng sản xuất muối tập trung tại Thị xã Sông Cầu, diện tích
176 ha năm 2010, năng suất bình quân khoảng 70-100tấn/ha. Tuy nhiên còn gặp
nhiều khó khăn trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
3.3. Tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác.
a. Tiềm năng: Có nhiều cảnh quan đẹp, hệ sinh thái đặc trưng nhiệt đới.
Bờ biển dài, khúc khuỷu, núi ăn sát ra biển tạo nên những đầm vịnh, đảo, bãi biển
rộng. Ngoài ra đây còn là vùng có các di tích lịch sử và các lễ hội đặc sắc của ngư
dân bản địa tạo nên những nét văn hoá riêng thuận lợi để khai thác phát triển du
lịch tổng hợp.
* Tiềm năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái: Phía bắc bờ biển
khúc khủy tạo nên những vịnh, đầm (đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô
Loan…). Phía Nam là bãi ngang với cồn cát dọc ven biển, riêng từ chân núi bãi
Gốc (Hòa Tâm) đến Hòa Nưa có mũi Nạy và Vịnh nước sâu Vũng Rô nằm ở cực
Nam. Dọc bờ biển từ phía Bắc vào Nam có 5 cửa lạch từ 3 sông chính và 2 đầm
chảy ra biển: Cửa đầm Cù Mông, cửa Tiên Châu (sông Cái), cửa Tân Quy (đầm
Ô Loan), cửa Đà Rằng, cửa Đà Nông (Sông bàn Thạch).
Ven biển có nhiều đảo vừa và nhỏ có thể khai thác phát triển du lịch biển
đảo cao cấp: Hòn Lao Mái Nhà (1,5km2), Hòn Chùa (0,22km2), Hòn Dứa
(0,02km2), Hòn Than (0,01km2), Hòn Cỏ (0,15km2), Hòn Nưa (0,60km2),...Quanh
các đảo những bãi san hô đẹp, nơi sinh trưởng và phát triển của cá con, các đàn cá
di cư áp lộng, các hải sản khác…
Với diện tích đầm, vịnh và cửa sông khoảng 14.500 ha là các bãi cá đẻ và là
nơi sinh trưởng tốt của tôm, cá. Ở đây thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy
sản, có thể khai thác làm các món ăn đặc sản phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra còn có khu bảo tồn môi trường Bắc Đèo Cả với hệ động, thực vật
phát triển khá phong phú có thể kết hợp phát triển du lịch với nghiên cứu khoa
học.
* Tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch văn hoá, nhân văn: Có

rất nhiều di tích, trong đó có một số di tích được xếp hạng cấp quốc gia như: Tháp
Nhạn, Mộ và đền thờ Lê Thành Phương….ngoài ra còn có gành đá Đĩa – một
trong những thắng cảnh đẹp của cả nước.
- Di tích lịch sử: Mộ và đền Thờ Lê Thành Phương; Di tích tàu không số
Vũng Rô; Đài tưởng niệm vụ thảm sát Ngân Sơn – Chí Thạnh...
- Công trình kiến trúc nghệ thuật: Tháp Nhạn; Chùa Từ Quang (Chùa
Đá Trắng); Hải đăng mũi Đại Lãnh …
Trang 17


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

- Các công trình tôn giáo: Chùa Hồ Sơn: Chùa Bảo Tịnh; Chùa Bảo Lâm;
Nhà Thờ Mằng Lăng…
- Các lễ hội: Lễ hội cầu ngư của các làng chài ven biển, lễ hội đua thuyền
Đầm Ô Loan (H. Tuy An), cầu Tam Giang (TX. Sông Cầu) vào mùng 7 và mùng 8
tết nguyên đán, lễ hội thơ nguyên tiêu Núi Nhạn (rằm tháng giêng), các loại hình
nghệ thuật như: hát bã trạo, hát tuồng, dân ca, ho bài chòi, hò khoan…và đặc biệt
là nghệ thuật đánh đàn Đá và thổi kèn Đá là một loại dụng cụ dân tộc mới phát
hiện.
- Các làng nghề truyền thống: Làng gốm Trường Thịnh – Hòa Vinh, làng
chế biến hải sản khô và nước mắm Gành Đỏ, An Chấn, làng nghề sản xuất muối
truyền thống Trung Trinh - Tuyết Diêm, làng nghề bánh tráng Hòa Đa….
- Về ẩm thực: Có rất nhiều đặc hải sản mang tính đặc trưng: sò huyết (đầm
Ô Loan), gỏi cá mai, ghẹ (Sông Cầu hay còn gọi là sông Tam Giang), cá ngừ đại
dương, mắm cá thu …
b. Hiện trạng khai thác: Tiềm năng du lịch lớn nhưng khả năng khai thác
còn hạn chế, hiện chỉ có một số Công ty triển khai đầu tư: Công ty Việt Star đầu
tư khu du lịch liên hợp cao cấp núi Thơm – hòn Chùa – bãi Xép; Công ty Hoàng
Long đầu tư khu vực chân Đèo Cả, Công ty TNHH La Perla - Tashun đầu tư khu

bãi Tràm và một số dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chậm triển
khai....
Số lượng khách đến vùng có tăng nhưng chậm, chưa tạo được thương hiệu
riêng, sản phẩm du lịch đơn điệu, đồng dạng với nhiều địa phương. Một số lễ hội
truyền thống đặc sắc chưa được quan tâm phát huy kết hợp phát triển du lịch.
3.4. Tài nguyên khoáng sản và hiện trạng khai thác.
a. Tiềm năng khoáng sản: Theo kết quả điều tra cơ bản về giá trị kinh tế –
địa chất các tài nguyên khoáng sản tỉnh Phú Yên do Sở Công nghiệp thực hiện
năm 1997, nhận thấy tài nguyên khoáng sản vùng biển và ven biển tương đối
phong phú. Tuy trữ lượng không lớn nhưng nếu biết khai thác, sử dụng sẽ mang
lại nguồn lợi kinh tế cao, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư. Một
số loại khoáng sản đáng chú ý:
- Sắt: gồm có điểm quặng sắt Đá Dăng (thôn Bình Tây, xã Xuân Lâm, TX.
Sông Cầu); Dân Phú (Xuân Phương, TX. Sông Cầu); Phong Hanh (xã An Định,
H. Tuy An). Riêng mỏ sắt ở Phong Hanh, trữ lượng đánh giá khoảng 914.000 tấn.
Hiện đang lập thủ tục để khai thác…
- Thiếc: Điểm thiếc Đá Dăng (xã Bình Tây, TX. Sông Cầu); điểm thiếc
Đông Tác (Phú Lâm, TP. Tuy Hòa); điểm thiếc sa khoáng Trường Thịnh (Hòa
Vinh, H. Đông Hòa); điểm thiếc sa khoáng Phú Thuận…
- Nhôm (Bau xít): phân bố ở Mỹ Thạnh - An Hiệp; Kim Sơn - An Thọ; An
Xuân. Bau xit An Xuân là sản phẩm phong hóa từ đá phun trào Bazan hệ tầng Đại
Nga(N2 đn), trữ lượng dự báo khoảng 4,8 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối
thuận lợi (đây là mỏ lộ thiên).
Trang 18


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

- Titan sa khoáng: Tích đọng trong các dải cát ven bờ biển từ huyện Đông
Hòa đến thị xã Sông Cầu với trữ lượng khoảng 85,5 nghìn tấn Inmenit; 1,475

nghìn tấn Rutin, 3375 nghìn tấn Ziricon và 27,72 tấn monazit. Phân bố chủ yếu ở
Xuân Hải, Phú Dương, Vĩnh Hòa, Từ Nham, An Hòa, An Mỹ và Tuy Hòa.
- Đá Xây dựng: Đá xây dựng thông dụng có tiềm năng lớn, chủ yếu là đá
granit tập trung phần lớn ở Đèo Cả (H. Đông Hòa), Xuân Dục (xã An Phú – TP.
Tuy Hòa); An Hòa (H. Tuy An); Hòa Mỹ (xã Xuân Cảnh – TX. Sông Cầu) với trữ
lượng khoảng 54 triệu m3.
Đá xây dựng cao cấp chủ yếu là các loại đá xâm nhập axit, axit kiềm, axit
trung tính với trữ lượng khoảng 13,5 triệu m 3, phân bố chủ yếu ở Hòa Xuân Tây
(H. Đông Hòa); Bình Thạnh, Xuân Cảnh (TX. Sông Cầu).
- Cát và cát trắng: Cát phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi
và lòng sông cạn với trữ lượng lớn đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng trong
tương lai.
- Diatomit: tập trung chủ yếu ở Hòa Lộc (xã An Xuân – H. Tuy An) với
tiềm năng tự nhiên 43.687x 103T, tiềm năng thu hồi 25.221x 103T. Chất lượng
diatomit tương đối tốt nhưng hiện nay khai thác không đáng kể, sản phẩm tiêu thụ
thô, giá trị thấp.
- Than bùn: Tiềm năng tự nhiên: 1.446x103T, tiềm năng thu hồi: 577 x 103
T. Tập trung ở Hảo Sơn huyện Đông Hoà….
Ngoài ra, còn có một số loại khoáng sản khác trữ lượng không đáng kể.
b. Hiện trạng khai thác: Hiện tại có một số đơn vị khai thác để bán
nguyên liệu: Titan Sông Cầu, đá granit Đông Hoà, diatomit An Xuân, đá xây
dựng An Thọ (H. Tuy An), Đá xây dựng An Phú (TP. Tuy Hoà)... Tuy nhiên do
vốn và kỹ thuật còn hạn chế, việc khai thác khoáng sản chưa mang lại hiệu quả
cao.
Tại một số địa phương công tác quản lý tài nguyên chưa tốt, hiện tượng
người dân tổ chức khai thác tự phát ảnh hưởng môi trường khu vực, thất thoát tài
nguyên còn phổ biến (diatomite - An Xuân…).
3.5. Tài nguyên đất và hiện trạng khai thác.
a. Tiềm năng về đất: Tổng diện tích tự nhiên 127.748ha, chiếm 25,2%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bình quân 0,25ha/người. Được phân thành 5 nhóm

chủ yếu sau15:
- Đất cồn cát ven biển: Phân bố dọc bờ biển từ TX. Sông Cầu đến huyện
Đông Hòa, chiếm 34,25% đất tự nhiên. Đất nằm ở địa hình bằng phẳng, có nơi
lượn sóng, độ cao trung bình từ 2 – 10m. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả
năng giữ nước và dinh dưỡng kém, độ phì nhiêu thấp. Trên loại đất này có thể
khai thác một phần để trồng dừa, điều, còn lại những nơi đất bạc màu, dinh dưỡng
kém cần trồng rừng phủ xanh, chống cát bay.
- Đất mặn phèn: Tập trung chủ yếu ở Thị xã Sông Cầu; Thành phố Tuy
Hòa và các xã Hòa Tâm, Hòa Hiệp, Hòa Xuân thuộc huyện Đông Hòa, chiếm
15

Nguồn : QHSDĐ tỉnh Phú Yên

Trang 19


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

5,60% đất tự nhiên vùng. Đất được hình thành bởi quá trình lắng đọng của các sản
phẩm trầm tích, chịu ảnh hưởng của nước biển và các sản phẩm biển. Hướng khai
thác chủ yếu cải tạo để nuôi trồng thủy sản.
- Đất Feralit vàng đỏ, Feralit vàng: Tập trung ở Thị xã Sông Cầu và huyện
Tuy An. Nhóm đất này có độ phì thấp, tầng canh tác mỏng, độ dốc lớn ít thuận lợi
phát triển nông nghiệp, cần có biện pháp cải tạo và bảo vệ thông qua trồng rừng
phủ xanh.
- Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở hạ lưu các sông, nhất là Sông Ba. Đất
thích hợp với trồng cây lương thực, hoa màu, cỏ phục vụ chăn nuôi.
- Đất đen: Hình thành do sản phẩm bồi tụ của đá Bazan ở địa hình thấp,
bằng phẳng thuộc phía Nam huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy
Hòa. Đất có phản ứng hơi chua đến độ trung tính, hàm lượng chất hữu cơ khá ở

tầng mặt (3,54%) và giảm dần tầng dưới, hàm lượng đạm cao N 0 10=0,26%, lân
tổng số giàu P2O5: 0,07 – 0,08% P= 20,5 – 25,5mg/100gr so với các nhóm đất
hình thành trên đá bazan khác, nhóm đất này có nhiều ưu điểm trong trồng trọt.
b. Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010: Cơ cấu sử dụng đất có
sự chuyển đổi theo hướng tích cực, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã
hội, hiệu quả sử dụng đất dần được nâng cao, nhiều diện tích đất trống được đưa
vào khai thác sử dụng, xây dựng công trình, khu công nghiệp, nhà máy 16. Đến
năm 2010, diện tích đất chưa sử dụng còn 22.018,7 ha, chiếm 17,2% tổng diện
tích. Đây là tiềm năng để khai thác vào sử dụng cho các nhu cầu kinh tế xã hội
trong những năm đến.
Bảng 8. Diện tích đất các huyện, TX, TP năm 2010
Số
TT

1
2
3

Trong đó:
Chỉ tiêu
Tổng diện tích
127.748,5
(ha)
Đất nông nghiệp
81.538,7
Đất phi nông
24.191,1
nghiệp
Đất chưa sử dụng 22.018,7


TP. Tuy
Hòa

TX. Sông
Cầu

H. Tuy
An

H. Đông
Hòa

10.703,1

48.928,4

41.357,0

26.760,0

5.633,7

38.689,9

21.994,1

15.221,0

4.646,4


4.851,6

7.811,1

6.882,0

423,0

5.386,9

11.551,8

4.657,0

16

Diện tích đất trống đồi núi trọc dần được thu hẹp; diện tích đất có rừng mới trồng và rừng phục hồi ngày càng
được mở rộng. Trong sản xuất nông nghiệp, có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo chiều hướng phù hợp với điều
kiện từng loại địa hình đất; phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy hải sản đã được đưa vào vùng quy
hoạch tập trung, việc quản lí sử dụng đất trong các lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn.

Trang 20


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

Bảng 9. Tình hình sử dụng đất từ năm 2000 – 2010
St
t


Năm
2000

Chỉ tiêu

Tổng cộng
Đất nông nghiệp
Đất phi nông
nghiệp
Đất chưa sử dụng

1
2
3

Năm
2006

Tăng, giảm năm
2010 so với năm
2000

Năm
2010

ha
127.900
57.968

%

100,0
45,3

ha
127.900
65.214

%
100,0
51,0

ha
127.748,5
81.538,7

%
100,0
63,8

ha
-152
23.571

%/năm
-0,01
3,47

6.674

5,2


17.074

13,3

24.191,1

18,9

17.517

13,74

63.258

49,5

45.612

35,7

22.018,7

17,2

-41.239

-10,02

3.6 Tài nguyên rừng và hiện trạng khai thác.

a. Tiềm năng rừng: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010: 44.555ha, trong
đó rừng sản xuất 19.553,9ha, chiếm 43,9%; rừng phòng hộ 19.764,3 ha, chiếm
44,3%; rừng đặc dụng 5.236,8ha, chiếm 11,8%.
Rừng tự nhiên phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây, giáp ranh với các
huyện miền núi, có tác dụng là rừng phòng hộ đầu nguồn. Rừng trồng chủ yếu tập
trung ở vùng ven biển và các xã vùng gò đồi thấp, gần khu vực dân cư.
Trong vùng có khu bảo vệ môi trường Bắc Đèo Cả với diện tích 7.988ha
(trong đó rừng tự nhiên 2.158ha). Trước đây, đây là nơi có hệ thực vật khá phong
phú với 190 loài, trong đó có nhiều loài có giá trị: trầm hương, trắc dây, gụ mật…
hệ động vật có số lượng với khoảng 22 loài thứ, 55 loài chim song có nhiều loài
quý hiếm có giá trị cho nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch: trĩ sao, chà vá,
khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, gấu chó, tê giác, báo hoa…
b. Hiện trạng khai thác: Thời gian qua, rừng trồng được mở rộng và phát
triển tốt trên vùng đất cát, gò đồi bán sơn địa góp phần nâng độ che phủ của rừng
từ 16,5% năm 2000 lên 23,2% năm 2006 và 30,7% năm 2010, môi trường sinh
thái ngày càng được cải thiện17.
Bảng 10. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010
Số
TT
I
1
2
3

17

Chỉ tiêu

Đất lâm nghiệp (ha)
Đất rừng sản xuất

Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng

Trong đó:

44.555,0
19.553,9
19.764,3
5.236,8

TP. Tuy
Hòa

TX. Sông
Cầu

H. Tuy
An

H. Đông
Hòa

2.140,7
960,3
1.174,6
5,8

29.852,5
16.517,9
13.334,6

0,0

4.573,8
1.476,7
3.097,1
0,0

7.988,0
599,0
2.158,0
5.231,0

Nhiều dự án trồng rừng được triển khai: Pasca, 5 triệu ha ….

Trang 21


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

II

Tỷ lệ che phủ rừng
(%)

30,7

19,0

38,9


20,1

37,0

4. Dân cư và lao động.
4.1. Dân số và phân bổ dân cư: Năm 2010, toàn vùng có 510,93 nghìn
người, chiếm 58,5% dân số cả tỉnh. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1996
– 2010 là 1,34%/năm, trong đó giai đoạn 1996-2000 là 1,64%/năm và giai đoạn
2001-2010 là 1,19%/năm18.
Năm 2010, tỷ lệ nữ/nam: 1,02; dân số thành thị chiếm 32,9% tổng dân số
(cả tỉnh 23,4%), cơ cấu dân số từ 0 – 15 tuổi chiếm trên 35% tổng dân số.
Mật độ dân số trung bình 400 người/km2, phân bổ không đều giữa các địa
phương: Tp. Tuy Hoà là nơi có mật độ dân số cao nhất với 1.425 người/km 2, Sông
Cầu có mật độ dân số thấp nhất với 205 người/km 2. Cộng đồng dân cư chủ yếu là
dân tộc Kinh, các dân tộc khác (dân tộc Hoa, Chăm...) không đáng kể.
Bảng 11: Dân số và phân bổ dân cư năm 201019
Tên huyện, thị
xã, thành phố

Tổng số
TP. Tuy Hoà
TX. Sông Cầu
H. Tuy An
H. Đông Hoà

Diện
tích
(km2)
1.277,4
8

107,03
489,28
413,57
267,60

Dân số
(người)

Mật độ
dân số
(người/

510.930

400

152.500
100.450
137.060
120.920

1.425
205
331
452

Phân theo giới
tính
Nam
249.22

2
75.900
49.723
65.264
58.335

Phân theo thành
thị, nông thôn
Thành
Nông
Nữ
thị
thôn
168.13
254.788
342.793
7
76.600 124.900 27.600
50.727 33.737 66.713
67.329
9.500 127.560
60.132
0
120.920

4.2. Lao động và sử dụng lao động.
a. Quy mô lao động: Nguồn lao động khá dồi dào, chiếm bình quân từ
56%-58,5% tổng dân số, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996-2010: 1,53%/năm,
trong đó giai đoạn 1996-2000 là 1,78%/năm và giai đoạn 2001-2010 là
1,4%/năm20. Năm 2010 số lao động có 297,87 nghìn người, chiếm 58,3% tổng

dân số.
Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD là 267,2 nghìn người,
chiếm 89,7% tổng lao động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề diễn ra thường xuyên và
đúng hướng, tỷ trọng lao động trong khu vực Nông lâm ngư nghiệp giảm dần và
tăng dần trong khu vực Công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2010, lao động khu vực
nông nghiệp còn chiếm 28%.
18

19

Trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 1,29%/năm, giai đoạn 2006 – 2010: 1,1%/năm .

Nguồn: Nghị quyết Đảng bộ giai đoạn 2006-2010.
Trong đó giai đoạn 2001 – 2005, tăng 1,6%/năm (Trong giai đoạn này trên địa bàn triển khai xây dựng các khu
công nghiệp Hoà Hiệp, An Phú – Tuy An, Đông Bắc Sông Cầu, nhiều nhà máy đầu tư xây dựng. Do vậy ngoài
tăng tự nhiên có sự góp phần của tăng cơ học (bình quân 0,69%/năm), giai đoạn 2006 – 2010 tăng 1,2%/năm.
20

Trang 22


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

b. Chất lượng lao động:
- Trình độ văn hoá của người lao động tăng qua các năm 21. Nếu như năm
1996, số lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 28,9% thì đến
năm 2008 khoảng 5% và đến năm 2010 còn 3%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần, từ 14,1% năm 1995 lên 36,2% năm
2008 và đạt 40% năm 2010.

Bảng 12: Thực trạng lao động việc làm của vùng biển và ven biển
giai đoạn 1996-2010
Năm

Dân số
(Người)

Nguồn lao
động

1995
418.426
237.248
2000
453.815
259.128
2005
483.733
280.565
2008
497.899
289.777
2010
510.930
297.872
Tốc độ tăng bình quân (%/năm)
1996-2000
1,64
1,78
2001-2005

1,29
1,60
2006-2010
1,10
1,20
2001-2010
1,19
1,40
1996-2010
1,34
1,53

Nguồn
LĐ/ dân
số
(%)
56,7
57,1
58,0
58,2
58,3

LĐ làm việc trong
các ngành KTQD
Tổng số
%
(người)
207.829
229.329
250.545

259.640
267.191

87,6
88,5
89,3
89,6
89,7

LĐ có nhu cầu nhưng
không có việc làm, LĐ
dự trữ
29.419
29.800
30.020
30.137
30.681

1,99
1,79
1,29
1,54
1,69

d. Dự báo dân số, nguồn nhân lực đến năm 2020.
Nếu tiếp tục khống chế và giảm tỷ lệ sinh, thực hiện tốt công tác KHHGĐ
như giai đoạn 2006-2010, dự báo tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011 –
2015: 1,1%/năm và giai đoạn 2016-2020: 1%/năm. Quy mô dân số đến năm 2015:
539,65 nghìn người và năm 2020: 567,18 nghìn người.
Dân số đô thị tăng lên 45% năm 2015 và 55% năm 2020. Tỷ lệ nam/nữ

không có sự thay đổi đáng kể so với năm 2010, tuy nhiên dân số trẻ có xu hướng
giảm và phát sinh nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng đối với người
già22.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015: khoảng 317,85 nghìn người, năm
2020: 336,9 nghìn người, chiếm bình quân 58,5 – 59,5% dân số, tăng bình quân
giai đoạn 2011 – 2020: 1,24%/năm (khoảng 3.900 người/năm). Đây là nguồn lao
động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra áp lực giải quyết
việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

21

Nguyên nhân: thực hiện hiệu quả công tác xoá mù chữ, phổ cập tiểu học, phổ cập THCS, THPT và sự quan tâm
học tập của các bậc phụ huynh.
22
Do KTXH phát triển, tuổi thọ kỳ vọng trung bình của người dân được tăng lên, lượng người già trong xã hội
ngày càng nhiều, nhưng ở mức độ chậm.

Trang 23


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

Bảng 13. Dự báo dân số, nguồn nhân lực đến năm 2020.
Stt

1

2

Chỉ tiêu


Thực
hiện năm
2010

Dự báo
Năm
Năm
2015
2020

Dân số
Trong đó: thành thị
% so dân số

người
người
%

510.930
168.137
32,9

539.656
242.845
45

567.184
311.951
55


Dân số trong độ
tuổi lao động

người

297.872

317.858

336.907

%

58,3

58,9

59,4

người

267.191

289.568

309.955

%
%


52,3
89,7

53,7
91,1

54,6
92

% dân số
3

Đơn vị

Lao động tham gia
các ngành KTQD
% dân số
% nguồn lao động

2011 2015
1,10
7,63

2016 2020
1,00
5,14

1,31


1,17

1,62

1,37

II. NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC
VÀO PHÁT TRIỂN KTXH.
1. Những lợi thế và hạn chế.
Từ việc phân tích đặc điểm tự nhiên và các yếu tố phát triển nội sinh, nhận
thấy vùng biển và ven biển có những lợi thế và hạn chế sau:
1.1. Những lợi thế phát triển.
(1) Lợi thế về vị trí địa lý: Gần đường hàng hải quốc tế, có Quốc lộ 1A,
đường sắt Bắc Nam chạy qua, Quốc lộ 25 nối Gia Lai, ĐT 645 nối Đắc Lắc, phía
Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hoà…Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu với các tỉnh, thành trong nước và các nước
trong khu vực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế23.
(2) Lợi thế về địa hình, địa mạo: Vùng ven bờ biển có nhiều thuỷ vực, tồn
tại hệ sinh thái ven bờ khá đặc trưng, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối, xây dựng bến cảng cho tàu thuyền. Trên bờ có nhiều vùng đất cát rộng
thuận lợi về mặt bằng xây dựng khu công nghiệp.
(3)Lợi thế về nguồn nước: Vấn đề cung cấp nước ngọt là bài toán lớn của
các tỉnh miền Trung, thì Phú Yên nói chung và vùng ven biển nói riêng có nguồn
nước ngọt khá phong phú với các hệ thống sông lớn chảy qua địa bàn: Sông Ba,
Sông Bàn Thạch, Sông Kỳ Lộ... ngoài phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
trong tỉnh còn có thể cung cấp nước ngọt cho khu kinh tế Vân Phong của tỉnh
Khánh Hòa.

23


Với lợi thế về vị trí địa lý, nếu được đầu tư hệ thống giao thông hiệu quả sẽ là cơ hội để trở thành một
trong những cửa ngõ hướng ra phía Đông cho các tỉnh Tây Nguyên và xa hơn là Nam Lào, Đông Bắc
Camphuchia

Trang 24


Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020

(4) Lợi thế về tài nguyên biển đa dạng: Tài nguyên sinh vật biển phong
phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, có ngư trường rộng, thuận lợi cho đánh bắt
thuỷ sản. Với bờ biển dài 189km, từ Xuân Hải đến Vũng Rô có nhiều bãi tắm đẹp,
xen kẽ nhiều đầm, vũng, vịnh đẹp (Xuân Đài24, Cù Mông, Ô Loan), nhiều di tích
lịch sử cấp quốc gia, nhiều lễ hội văn hóa của dân cư vùng biển. Ngoài biển, có
nhiều đảo: Hòa Nưa, hòn Khô, cù lao Mái Nhà; Hòn Chùa ....có nhiều thuận lợi
phát triển du lịch sinh thái biển đảo cao cấp.
Ngoài ra, đây là khu vực có tài nguyên khoáng sản đa dạng có thể khai thác
phục vụ nhiều ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và các ngành kinh tế khác.
(5) Lợi thế về nhân lực: Lực lượng lao động dồi dào, được đào tạo, năng
động trong phát triển kinh tế, nắm bắt tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bước
đầu tiếp cận với kinh tế thị trường, có kinh nghiệm trong sản xuất và khai thác
thủy sản vùng biển. Nhân dân có truyền thống cách mạng, nếu được đào tạo tốt và
có chính sách sử dụng hợp lý sẽ là động lực to lớn cho phát triển kinh tế xã hội.
(6) Lợi thế về đào tạo: Trên địa bàn có trường Đại học Phú Yên, Cao đẳng
dạy nghề, Phân viện của Học viện Ngân hàng, trường trung học Y tế…Ngoài ra,
còn có trường cao đẳng Xây dựng số 3, Công nghiệp Tuy Hoà, theo quy hoạch
của Trung ương sẽ nâng cấp thành các trường đại học. Tại các huyện, thị xã đều
có trung tâm dạy nghề. Đây là điều kiện thuận lợi sớm đưa vùng trở thành một
trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu của tỉnh và khu vực.
(7) Lợi thế về những thành tựu đã đạt được trong những năm qua: Cùng

với cả nước, sau 20 năm đổi mới, vùng biển và ven biển đã đạt được những thành
tựu và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phát triển; kinh tế tăng trưởng ở mức cao,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, thị trường ngày càng phát triển
đa dạng; kết cấu hạ tầng đã được đầu tư nhiều hơn vùng khác của tỉnh. Trong
vùng có Khu kinh tế Nam Phú Yên, hệ thống các khu công nghiệp, điểm công
nghiệp, có thành phố Tuy Hoà là tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và
xã hội của Phú Yên, tương lai sẽ phát triển thành đô thị loại II; Sông Cầu là thị xã,
Đông Hoà sẽ phát triển thành thị xã...là nền tảng vững chắc để tiếp tục phát huy
trong những năm đến, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, tạo tiền đề để phát triển
nhanh các ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
1.2. Những hạn chế.
(1) Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư nhiều song so với yêu cầu phát
triển vẫn còn thiếu nên chưa phát huy lợi thế vốn có về mặt địa lý: Hệ thống giao
thông chưa đồng bộ, vùng có nhiều tàu thuyền nhưng chưa hình thành được khu
neo đậu, tránh trú bão hoàn chỉnh, an toàn…
(2) Tốc độ phát triển kinh tế cao nhưng so với các vùng có điều kiện
tương đồng của Khánh Hoà, Bình Định25… thì tiềm lực chưa được khai thác hiệu
quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nhất là trong lĩnh vực du
lịch, dịch vụ, thương mại.
24

Vịnh Xuân Đài đã được Bộ văn hóa, thể thao và du lịch xếp hạng di tích quốc gia vào tháng 01/2011. Hiện đang
lập hồ sơ đề nghị công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thể giới.
25
Tức là vùng biển

Trang 25



×