Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tổ chức & hoạt động kho mở phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.88 KB, 20 trang )

Tổ chức & hoạt động kho mở phục vụ đào tạo
theo tín chỉ tại Thư viện trường
Đại học Xây dựng Hà Nội
Trần Thị Hải
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Thông tin - Thư viện
Chuyên ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Quý
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về kho mở; nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của
tổ chức, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, đặc điểm của người dùng tin, nhu cầu tin và
vốn tài liệu của Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Khảo sát và phân tích
thực trạng tổ chức và hoạt động của kho mở trong Thư viện Trường Đại học Xây dựng
Hà Nội. Đề xuất những phương hướng và các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động của kho mở tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà
Nội.
Keywords. Thư viện học; Công tác phục vụ bạn đọc; Kho mở; Thư viện; Đại học Xây
dựng Hà Nội

Content.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ hình thức phục vụ mới bằng kho mở, TV trường ĐHXD HN đã thu hút
được lượng bạn đọc tìm đến với TV ngày càng đông và đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả phục vụ…Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi mới, hình thức
phục vụ bằng kho mở tại TV trường ĐHXD HN đang còn bộc lộ những mặt hạn chế
về tổ chức hoạt động, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc đáp ứng nhu cầu thông tin
và quá trình tìm tin của NDT. Là một cán bộ đã từng làm việc tại phòng phục vụ của
TV, xuất phát từ tâm huyết nghề nghiệp và nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp
thiết của việc hoàn thiện tổ chức hoạt động kho mở là một trong những mục tiêu đổi
mới và hiện đại hoá công tác phục vụ, đem lại diện mạo, phong thái mới cho TV cũng


như phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ của trường ĐHXD HN, chính vì những


lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tổ chức & hoạt động kho mở phục vụ
theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Khoa học Thư viện của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hầu hết các đề tài trên đề cập đến vấn đề về nguồn lực và ứng dụng phần mềm
tại TV nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập tới: “Tổ chức & hoạt
động kho mở phục vụ theo tín chỉ tại Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội”. Đây
là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với đề tài nào trước đây.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đánh giá thành công cũng như những vấn đề đang tồn tại, đề xuất các giải pháp
để nâng cao hiệu quả phục vụ NDT của TV Trường ĐHXD HN.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kho mở
- Khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức & hoạt động của kho mở trong Thư viện
- Đề xuất những phương hướng và các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và nâng
cao hiệu quả hoạt động của kho mở tại Thư viện Trường ĐHXD HN.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu TV Trường ĐHXD HN chú trọng hơn nữa đến đổi mới công tác phục vụ,
đồng thời tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, có tiêu chuẩn
trong hoạt động chia sẻ, phát triển nguồn lực thông tin vào hoạt động kho mở thì sẽ
nâng cao vai trò - vị thế của TV mình hơn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Tổ chức và hoạt động của kho mở tại Thư Viện
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: kho mở của Thư viện
Thời gian: từ năm 2005 đến nay
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở lý luận phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của luận văn, tác giả đã dựa
trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác sách, báo và thông tin thư viện.


6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và bảng hỏi
 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
 Phương pháp so sánh
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1. Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hoàn thiện và phát triển lý luận về
công tác tổ chức kho tài liệu trong hoạt động TT-TV
7.2. Về mặt thực tiễn: Đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động của kho mở tại TV ĐHXDHN.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu: Dự kiến kết quả nghiên cứu và bố cục của luận văn
có độ dày khoảng 90 trang trên khổ giấy A4 với kết cấu, ngoài phần mở đầu, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Kho mở với công tác phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội
Chƣơng 2: Thực trạng công tác tổ chức & hoạt động của kho mở tại Thư viện Trường
Đại học Xây dựng Hà Nội
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của
kho mở tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
CHƢƠNG 1
KHO MỞ VỚI CÔNG TÁC PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI THƢ
VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
1.1 . Những vấn đề chung của kho mở trong hoạt động thông tin thƣ viện
1.1.1. Khái niệm “kho mở”

- Kho sách mở (Open stack) là chỉ bất cứ kệ sách nào của thư viện mà độc giả
không bị giới hạn khi sử dụng tài liệu để trên kệ sách.[15]
- Kho mở là phương thức phục vụ cho phép bạn đọc tiếp cận kho tàng sách báo
của thư viện, tạo điều kiện cho họ xem và chọn sách trực tiếp trên giá. Đồng thời hình
thức đó tạo điều kiện thuận lợi cho thư viện tuyên truyền tích cực, giúp thông báo một
cách thiết thực và có hệ thống cho các nhà chuyên môn về thành tựu mới nhất của
khoa học và kỹ thuật các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến [25]


Qua các khái niệm trên ta có thể hiểu một cách đơn giản: Kho mở là phương
thức tổ chức phục vụ mà ở đó bạn đọc trực tiếp vào kho lấy những tài liệu họ cần,
tạo điều kiện, cho phép họ xem trước và chọn tài liệu trực tiếp trên giá.
1.1.2. Đặc điểm của kho mở
- Về tổ chức tài liệu: Toàn bộ tài liệu trong kho mở phải được sắp xếp theo một
bảng phân loại nhất định, không phân biệt khổ, cỡ để thể hiện mối quan hệ chặt chẽ về
mặt nội dung, chủ yếu vốn tài liệu.
- Về vốn tài liệu: Phải có những tiêu chí, phương thức lựa chọn, tài liệu đưa ra
kho mở: Có thể theo thời gian, theo hình thức tài liệu, tài liệu trong kho mở phải phù
hợp với đối tượng cũng nhu cầu nghiên cứu của độc giả thư viện.
- Về cơ sở vật chất: Kho mở đòi hỏi một không gian rộng vừa để tổ chức kho
vừa để tổ chức phục vụ, bên cạnh đó là các trang thiết bị an ninh như: camera, cổng từ,
chỉ từ, chip điện tử…
- Bảo quản tài liệu: Do quá trình bạn đọc trực tiếp tiếp xúc liên tục với tài liệu
trong kho mở, vì thế tài liệu trong kho mở rất dễ rách nát, hư hại và mất mát
- Bổ sung tài liệu và thanh lọc: Tài liệu trong kho mở phải thường xuyên bổ
sung, đáp ứng phù hợp với nhu cầu của bạn đọc vì vậy đòi hỏi kinh phí bổ sung hàng
năm lớn và ổn định. Tài liệu trong kho mở cũng cần thiết phải định kỳ thanh lọc theo
năm hay theo quý.
- Hệ thống tra cứu: Phải linh hoạt và phản ánh đúng vị trí, tình trạng của tài
liệu, thường xuyên được cập nhập.

- Cán bộ thư viện: Ngoài nghiệp vụ chuyên sâu, nhanh nhẹn cần có tinh thần
trách nhiệm cao và đòi hỏi phải có sự bao quát trong công việc lớn để có thể giúp đỡ
bạn đọc tìm và sử dụng tài liệu một cách nhanh chóng.
- Bạn đọc: Bạn đọc cũng cần phải tuân thủ theo các nội quy, quy định, hướng
dẫn của TV cũng như của cán bộ TV.
1.1.3. Ý nghĩa của kho mở trong hoạt động thông tin –thƣ viện
Ngoài việc giúp bạn đọc tiếp cận được với nguồn tài nguyên sách, tiết kiệm
được nhiều thời gian đợi lấy tài liệu, bạn đọc được trực tiếp tìm thông tin với từng
cuốn sách, nhiều tài liệu một lúc, từ đó nảy sinh những nhu cầu đọc mới là điều tất yếu
có thể sảy ra với bất kỳ người dùng tin nào.


Với cán bộ, kho mở còn giúp cho cán bộ thư viện không phải tiếp nhận các
phiếu yêu cầu, không phải mất thời gian vào kho lấy sách mà vẫn đảm bảo việc phục
vụ tốt cho NDT một cách nhanh chóng và chính xác.
1.2. Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội trƣớc yêu cầu đào tạo theo tín chỉ
1.2.1. Những vấn đề chung về tín chỉ và đào tạo theo tín chỉ
* Đối với giảng viên:
* Đối với sinh viên:
1.2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Trƣờng
Năm 1966 trường Đại học Xây dựng Hà Nội được thành lập theo quyết định số
144/CP ngày 8/8/1966 của Hội đồng chính phủ trên cơ sở khoa Xây dựng trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội. Do hoàn cảnh chiến tranh nên năm 1966 trường đã đi sơ tán
nhiều nơi trên các tỉnh phía Bắc, từ Quế Võ, Gia Lương đến Hương Canh, Vĩnh Phú.
Nhờ vào “tinh thần thép” thời ấy cả thầy và trò trường Đại học Xây dựng đã biết vượt
qua mọi khó khăn, hiểm nguy luôn sẵn sàng vừa học vừa chiến đấu đảm bảo nhiệm vụ
đào tạo liên tục không bị gián đoạn, vào năm 1982 trường lại chuyển về Hà Nội. Đến
năm 1991 trường ĐHXD HN tập trung toàn bộ cơ sở vật chất về địa điểm chính thức Số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội. [8]
1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội
Làm nòng cốt trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, xây

dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với
các trường đào tạo trong và ngoài nước. Tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào triển khai các đề án,
các quy trình công nghệ và sản xuất kinh doanh.
1.2.4. Yêu cầu của Nhà trƣờng trong việc đào tạo theo tín chỉ
 Hệ tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng đại học thông qua việc tích lũy
các kiến thức khác nhau do bằng một đơn vị xác định gọi là tín chỉ (Credit).
Một TC được quy định tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 ÷ 45 tiết thảo luận trên lớp,
bài tập, thí nghiệm, 45÷60 tiết bài tập lớn, chuẩn bị tiểu luận hoặc đồ án tốt nghiệp,
45÷90 tiết giờ thực tập tại cơ sở.


Kiến thức giáo
dục đại cương
33%

Chuyên ngành
32%

Kiến thức cơ sở
ngành
35%

Hình 1.1: Tỷ trọng các khối kiến thức trong chƣơng trình đào tạo
1.2.5. Đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức của Nhà trƣờng
Tính đến nay, trường ĐHXD HN đã có một đội ngũ gồm 890 giảng viên và các
cán bộ khoa học đồng bộ, vững vàng về chuyên môn và tâm huyết với nghề nghiệp.
Trong 653 cán bộ giảng dạy có 02 Giáo sư, 67 Phó giáo sư, 202 Giảng viên chính, 150
Tiến sỹ, 370 Thạc sỹ, 02 Nhà giáo nhân dân, 55 Nhà giáo ưu tú
1.3. Thƣ viện trƣớc yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại Trƣờng

+ Đảm bảo nguồn lực thông tin có chất lượng cao
+ Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin bằng nhiều phương thức khác nhau
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thƣ viện
Cùng với việc tách trường, Thư viện Trường cũng được tách ra thành một thư
viện độc lập. Năm 1982 TV chuyển về Hà Nội, cán bộ TV lại đi gom tài liệu từ các
khoa về, tập trung thành một kho chung của trường.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thƣ viện
- Tham mưu giúp hiệu trưởng trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn
và ngắn hạn của TV.
- Tổ chức, điều phối toàn bộ hệ thống TT-TV trong Nhà trường.
- Bổ sung, trao đổi và phát triển nguồn lực thông tin trong và ngoài nước, đáp ứng nhu
cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà
trường
- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ bảo quản, quản lý tài liệu, xây dựng hệ thống tra cứu
thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa


- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài
liệu và các sản phẩm, dịch vụ TT-TV, thông qua các hình thức phục vụ của TV.
- Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và CNTT
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…cho cán
bộ TV. Tổ chức quản lí cán bộ, tài sản và bảo quản, kiểm kê định kì vốn tài liệu, cơ sở
vật chất và vốn tài liệu khác của TV…
1.3.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Thƣ viện
Bảng 1:

Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi tại Thƣ viện trƣờng ĐHXD HN

Độ tuổi


Số lƣợng (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

Trên 50 tuổi

1

6.25

Từ 40 – 50 tuổi

2

12.5

Từ 30 – 40 tuổi

10

62.5

Từ 25 –30 tuổi

3

18.75

Tổng số


16

100%

Về trình độ: Hầu hết các cán bộ trong thư viện đều có trình độ từ Đại học trở
nên, trong đó có trưởng phòng (trình độ thạc sĩ chuyên ngành kiến trúc)


Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Thƣ viện Trƣờng ĐHXD HN

TRƢỞNG PHÒNG

Thƣ viện truyền
thống

Thƣ viện hiện đại

Phòng nghiệp vụ

Máy chủ

Phòng bổ sung

Tra cứu máy sinh viên

Phòng tự học

Phòng đọc đa phương
tiện


Phòng mượn giáo
trình

Phòng tập huấn tra
cứu tìm tin

Phòng đọc ngoại văn
Phòng báo tạp chí

Phòng đọc quốc văn
Phòng sách tham khảo


1.3.4. Cơ sở vật chất tại Thƣ viện
Từ năm 2003 TV đã được xây mới với diện tích trên 3000m2 và đầu tư các
trang thiết bị, máy móc mới và khá hiện đại. Những phương tiện thiết yếu và đắt tiền
như: Máy tính, camera giám sát, máy in, 38 máy tính nối mạng Iternet, 30 tủ trưng bày
báo, tạp chí, 360 giá sách của các kho, 260 bàn, 520 ghế. [9]
1.3.5. Đặc điểm vốn tài liệu của Thƣ viện
 Tài liệu truyền thống: Sách giáo trình, sách quốc văn, sách ngoại văn, báo,
tạp chí, luận văn, luận án, tài liệu tra cứu, Atlat..
 Tài liệu điện tử: CSDL chuyên ngành bằng tiếng Anh, đĩa CD...
1.4 . Đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Thƣ viện Trƣờng
1.4.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin của Thƣ viện
Người dung tin của Thư viện Trường có thể chia thành 4 nhóm như sau: Nhóm
cán bộ quản lý; nhóm cán bộ giảng dạy; nhóm học viên và sinh viên.

Cán bộ quản lý ,
1.60%


Cán Bộ giảng dạy,
4.50%

Học viên, 45.30%
Sinh viên, 89.30%

Biểu đồ 2: Thành phần NDT tại Thƣ viện Trƣờng ĐHXD HN
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC & HOẠT ĐỘNG
CỦA KHO MỞ TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
2.1. Công tác tổ chức kho mở tại Thƣ viện Trƣờng Đại Học Xây Dựng Hà Nội
Hiện nay TV trường ĐHXD HN mới chỉ áp dụng hình thức tổ chức kho mở
cho 2 phòng với hình thức sắp xếp theo dấu hiệu nội dung, theo môn loại tri thức và
theo bảng phân loại Thập tiến của Deway (Deway Decimal Classification- DDC).


2.1.1. Đặc điểm vốn tài liệu
Bảng 7: Số tài liệu trong các kho mở của Thƣ viện
Dạng tài liệu

STT

Đầu ấn phẩm

Bản ấn phẩm

SL (Đầu bản)

Tỉ lệ %


SL (bản)

Tỷ lệ %

12796

37.1

38389

63.4

120

0.3

129

0.2

11849

34.3

18149

19.6

1


Sách Ngoại văn

3

Báo, tạp chí

4

Tạp chí đóng quyển

5

Tài liệu tra cứu

212

0.6

637

1.1

6

Tài liệu điện tử

4760

13.8


4790

7.9

7

Luận văn

4480

13

4480

7.4

8

Luận án

160

0.5

160

0.3

9


Atlat

148

0.4

148

0.2

34525

100%

66882

100%

Tổng số

Thông thường sách trong kho mở thường là những sách mới xuất bản, có giá trị
thông tin cao, hay loại sách bạn đọc thường xuyên sử dụng.
Hàng năm thư viện bổ sung vốn tài liệu bằng các cách:
-

Đặt mua từ những nhà xuất bản hoặc nhà sách là đầu mối;

-

Trực tiếp mua lẻ ở các nhà xuất bản, công ty phát hành sách…


- Ngoài việc bổ sung ngân sách từ Trường, thư viện còn nhận được một lượng
lớn sách báo biếu tặng từ các cơ quan và cá nhân khác. Tính đến nay, vốn tài liệu trong
kho mở của TV Trường ĐHXD HN khá lớn, phong phú.

Biểu đồ 3: Cơ cấu tài liệu kho mở


7,89%

7,39%

0,30%

0,20%
Sách Ngoại văn
Báo, tạp chí

1,10%

Tạp chí đóng quyển
Tài liệu tra cứu
Tài liệu điện tử
Luận văn

19,58%

Luận án
0,20%


63,34%

Atlat

2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất
Thực tế diện tích kho mở của 2 phòng báo, tạp chí và ngoại văn với tổng diện
tích là 550 m2 được đặt tại tầng 3 của TV Trường ĐHXD HN.


Trang thiết bị nội thất;



Trang thiết bị tin học



Trang thiết bị an ninh:

2.1.3. Phƣơng pháp định ký hiệu xếp giá
Ký hiệu xếp giá của Thư viện ĐHXD HN hiện nay được cấu tạo bởi ba phần:
-

Ký hiệu phân loại

-

Ký hiệu tác giả

-


Năm xuất bản

2.1.4. Phƣơng pháp sắp xếp tài liệu
* Cách sắp xếp tài liệu trong phòng đọc Ngoại văn:
- Xếp theo bảng phân loại DDC
- Xếp lần lượt theo thư tự tăng dần của bảng chữ cái và chữ số
- Xếp trên giá theo quy tắc từ trên xuống dưới tính theo từng giá một
* Cách sắp xếp tài liệu trong phòng báo-tạp chí
- Báo gồm có (báo ngày, báo tuần, báo tháng) được sắp xếp theo trật tự ABC của tên
báo.
- Báo được chia thành nhiều giá xếp trên từng ngăn, mỗi ngăn đều có dán tiêu đề ở
ngoài để bạn đọc dễ dàng nhận biết
+ Tạp chí được chia thành 2 nhóm chính: (tạp chí giải trí và tạp chí chuyên ngành)


Tạp chí giải trí: (gồm tạp chí theo tuần, tháng, quý) được sắp xếp theo thứ tự

-

ABC của tên tạp chí.
Tạp chí chuyên ngành: được sắp xếp theo lĩnh vực chuyên ngành và trong từng

-

lĩnh vực chuyên ngành lại được sắp xếp theo trật tự chữ cái ABC của tên tạp chí.
Trong mỗi ngăn tạp chí đều có dán tiêu đề ở ngoài để bạn đọc dễ dàng nhận biết.
2.1.5. Đội ngũ cán bộ
Trong tổng 16 cán bộ, có 4 cán bộ trực tiếp phụ trách kho mở tại Thư viện ĐHXD
HN như sau:

 3 cán bộ phụ trách phòng Báo, tạp chí đều đạt trình độ đại học
 1 cán bộ phụ trách phòng Ngoại văn là cử nhân chuyên ngành thông tin – thư
viện.
2.2. Hoạt động của kho mở tại Thƣ viện Trƣờng
2.2.1. Công tác phục vụ
* Thời gian phục vụ:

Sáng: Từ 8h - 11h30
Chiều: Từ 13h30 - 17h

* Đối tượng phục vụ: Tất cả các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên…
* Phương thức phục vụ:
Sau khi bạn đọc vào phòng, phải xuất trình thẻ, thủ thư sẽ đưa chìa khóa gửi đồ
cho bạn đọc. Bạn đọc không được mang gì vào ngoài bút, giấy hoặc vở ghi chép, tự
chọn tài liệu trên giá mà không cần đến thủ thư, mỗi lần chỉ lấy tối đa 1 cuốn tài liệu
để đọc.
2.2.2. Công tác bảo quản tài liệu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo quản tài liệu, Thư viện đã được
trang bị hệ thống các bình xịt, quạt và phương tiện phòng chống cháy nổ cần thiết để
xử lý kịp thời khi sảy ra sự cố.
Với diện tích kho tương đối rộng, đảm bảo đủ chỗ chứa tài liệu trong khoảng
thời gian nhất định, ngay cả khi bổ sung nhiều tài liệu, tránh phải dồn giãn kho thường
xuyên, tạo điều kiện cho người đọc tìm kiếm tài liệu và truy cập tới các dịch vụ của
thư viện. Toàn bộ các giá, kệ trong kho mở đều được trang bị đồng bộ giá sắt quét sơn.
Khoảng cách giữa các cửa sổ và giá sách đều cách xa nhau 70 cm, các rèm che cho tất
cả các cửa sổ đều có, tránh tình trạng sách bị ánh nắng/ sáng chiếu trực tiếp làm sách
dễ bị giòn. Hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt đầy đủ. Hàng tuần kho mở của thư


viện đều được vệ sinh một buổi vào cuối ngày trong tuần. Khoảng cách của các giá

sách được cách xa nhau nên cán bộ và máy camera dễ dàng bao quát được kho sách
cũng như NDT
2.2.3. Hoạt động hƣớng dẫn ngƣời dùng tin
Thư viện Trường ĐHXD HN xác định được vấn đề này và đều có những hướng
dẫn cho bạn đọc trước khi sử dụng kho mở bằng các bảng nội quy và hướng dẫn sử
dụng kho một cách chi tiết. Ngoài ra tại các đầu giá sách đều có bảng tiêu đề giá với
những hướng dẫn cụ thể. Việc hướng dẫn, đào tạo NDT là việc làm cực kỳ cần thiết và
mang tính cấp bách hiện nay của Thư viện ĐHXD HN, đặc biệt là đối với tình trạng
kho mở.
2.3. Nhận xét - đánh giá về công tác tổ chức và hiệu quả hoạt động của kho mở
2.3.1. Ƣu điểm:
 Cơ sở vật chất để tổ chức và hoạt động kho mở đã được cải thiện
 Vốn tài liệu có trong kho mở đã được tăng cường
 Cán bộ Thƣ viện đã nhận thức sâu sắc đƣợc vai trò và tầm quan trọng kho
mở
 Thƣ viện đã xây dựng đƣợc những quy định cụ thể cho kho mở
 Thƣ viện đã có đội ngũ cán bộ tổ chức kho mở vững vàng
2.3.2. Hạn chế:
 Diện tích các kho mở còn nhỏ hẹp so với yêu cầu
 Hạ tầng cơ sở thông tin vẫn trong tình trạng thiếu đồng bộ
 Việc tổ chức hướng dẫn và đào tạo người dung tin chưa được thực hiện
 Trình độ cán bộ còn hạn chế và chưa được quan tâm
 Chưa có sự đa dạng trong mối quan hệ hợp tác.
2.3.3. Nguyên nhân:
- Kinh phí dành cho tổ chức và hoạt động kho mở cũng như TV còn nhiều hạn chế.
- Công tác quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện đến NDT hầu như chưa có
- Thư viện chưa xây dựng chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn chưa thực sự hợp

- Cán bộ trong TV vẫn chưa thực sự yêu nghề, chưa có sự lỗ lực, tâm huyết chưa cao



CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC & NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHO MỞ TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
3.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tại kho mở
3.1.1. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất
Nên đầu tư, kinh phí để nâng cấp, mua sắm thêm các trang thiết bị cho kho mở,
hiện nay các kho mở chỉ có hệ thống camera giám sát và quạt, song hệ thống camera
đang bị hỏng nặng, chưa có các hệ thống trang thiết bị hiện đại khác như: máy điều
hòa, cổng từ, nẫy từ gắn vào tài liệu cũng chưa có…
Mở rộng diện tích các phòng đọc mở, tạo không gian thoáng, đáp ứng tốt cho
NDT vào các giờ cao điểm trong ngày. Đồng thời, sửa chữa, khắc phục lại hệ thống
cầu thang máy, hoàng loạt các bóng đèn điện để hoạt động trở lại, tạo điều kiện thuận
lợi cho NDT cũng như tiện lợi khi vận chuyển tài liệu trong thư viện.
3.1.2. Thống nhất phƣơng pháp xếp giá
Trên thực tế hiện nay phương pháp sắp xếp tài liệu tại kho mở chưa thực sự thống
nhất.
TV trường nên nhanh chóng thống nhất lấy phương pháp sắp xếp theo nội dung
cho kho tài liệu Quốc văn trước khi tiến hành phục vụ mở cửa theo hình thức kho mở.
Việc sắp xếp phải tuân theo đúng nguyên tắc sắp xếp chung, kho sách phải
được sắp xếp từ trong ra ngoài, từ trái qua phải, từ trên xuống dưới…Trên thực tế hiện
nay nguyên tắc sắp xếp trong kho mở của Thư viện chưa đúng với nguyên tắc sắp xếp
sách theo nguyên tắc cơ bản chung của mỗi thư viện. Điều này có thể thấy rõ tại kho
ngoại văn chỉ dừng lại ở việc sắp xếp từ trên xuống dưới, trong mỗi ô của giá sách,
theo chiều đứng của cuốn sách. Điều này là một trong những bất hợp lý trong nguyên
tắc xếp kho. Thiết nghĩ trong năm học tới, thư viện nên kết hợp với các nhóm sinh
viên thực tập, tiến hành sắp xếp lại kho sách tạo điều kiện cho NDT dễ dàng, nhanh
chóng tìm kiếm tài liệu khi cần cũng như cán bộ thư viện sẽ thuận tiện trong việc sắp
xếp tài liệu.



3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của kho mở
3.2.1. Ƣu tiên đầu tƣ kinh phí thích hợp cho tổ chức và hoạt động kho mở
Công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các kho mở tại Thư viện
ĐHXD HN hiện nay còn gặp nhiều khó khăn mà hướng giải quyết phải bắt đầu từ
điểm xuất phát từ chính sách của Nhà trường, công tác lãnh đạo, chỉ đạo ngành và
công tác quản lý về mặt tổ chức, cơ chế, kinh phí, trang thiết bị cũng như đào
tạo…Công tác đầu tư phát triển cho các kho mở phải được nhìn nhận và xem xét như
một hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của thư viện.
3.2.2. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của kho mở
Mau chóng khôi phục, nâng cấp, sử dụng lại từ Libol 5.0 lên sử dụng phần
mềm Libol 5.5 trong hoạt động của thư viện. Thay thế dần những máy tính cũ, tốc độ
chậm bằng máy tính thế hệ mới có tốc độ cao và cấu hình mạnh để bạn đọc có thể tra
cứu nhanh, chính xác và kịp thời trong kho mở cũng như trong toàn thư viện.
Đẩy nhanh, đẩy mạnh tốc độ xây dụng thư viện điện tử, đa dạng hóa các loại
hình hiện đại. Trang bị thêm phần mềm số hóa tài liệu, cùng với các thiết bị lưu giữ
các dạng tài liệu điện tử.
Thư viện cũng nên hoàn chỉnh việc nối mạng với một số thư viện khác như:
Thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa, Thư viện Đại học Kiến trúc, Thư
viện Đại học Giao thông Vận tải…để có thể chia sẻ nguồn vốn tài liệu, liên kết và giao
lưu trong hoạt động thư viện.
3.2.3. Tăng cƣờng hƣớng dẫn và đào tạo ngƣời dùng tin
Thư viện nên tiến hành đào tạo, hướng dẫn NDT cho đối tượng NDT ngay từ
năm thứ nhất mới nhập trường. Tạo điều kiện cho NDT có thể hiểu và sử dụng được
các sản phẩm thông tin – thư viện ngay từ đầu khi họ mới bước chân vào trường. Song
song đó, Thư viện cũng nên mở các lớp huấn luyện cho NDT là cán bộ, giảng viên
trong toàn trường, cung cấp những kiến thức chung nhất về hoạt động TT-TV và cách
thức sử dụng các nguồn tin hiện có thông qua các sản phẩm và dịch vụ của thư viện.
3.2.4. Đổi mới công tác phục vụ và tổ chức đào tạo ngƣời dùng tin

Thư viện nên mở rộng thời gian phục vụ bởi thời gian mở của phục vụ hiện nay
của Thư viện chưa thực sự phù hợp với điều kiện và thời gian của các nhóm NDT, TV
nên đề nghị với Nhà trường cho mở cửa phục vụ từ 7h30 đền 22h tất cả các ngày trong
tuần


Các dịch vụ như: Poto coppy, sao chụp tài liệu cũng cần được phục vụ một cách
nhanh chóng sau khi bạn đọc đã mua và viết phiếu yêu cầu đầy đủ, đáp ứng nhanh
NCT
3.3. Nâng cao trình độ cán bộ
3.3.1. Nâng cao trình độ cán bộ Thƣ viện nói chung
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, cán bộ Thư viện Trường ĐHXD HN phải
không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ về mọi mặt như chuyên môn nghiệp vụ, tin
học, ngoại ngữ. Bên cạnh đó phải tỏ ra nhạy bén, thích ứng với những kỹ thuật công
nghệ hiện đại trong hoạt động thông tin – thư viện, đồng thời tổ chức các cuộc tham
quan, học hỏi thực tế từ những thư viện hiện đại các trường đại học khác trên cùng địa
bàn Hà Nội. Có như thế, cán bộ thông tin- thư viện mới có thể vừa là người tổ chức,
xử lý thông tin, vừa khai thác và phổ biến thông tin, cũng như tiến hành đào tạo, phổ
biến CNTT mới trong lĩnh vực hoạt động TT-TV.
3.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ tại "kho mở"
Công tác phục vụ trong kho mở đòi hỏi mỗi người cán bộ thư viện bên cạnh
những yêu cầu bắt buộc tham dự các lớp học về chuyên môn, nghiệp vụ hay các kỹ
năng làm việc thì phải luôn tự giác nâng cao trình độ hình thành các kỹ năng mới như:
-

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử nhanh, nhậy

-

Kỹ năng sử dụng các công nghệ đa phương tiện


-

Kỹ năng khai thác dữ liệu và tri thức
Thư viện cần có chính sách khuyến khích cán bộ kho mở tham gia các lớp đào

tạo, tập huấn như cấp kinh phí cho cán bộ đi học, tạo điều kiện khuyến khích để các
cán bộ tham gia các khóa học thạc sỹ, nghiên cứu sinh để nâng cao trình độ của mỗi cá
nhân.
3.4. Nhóm các giải pháp khác
3.4.1. Tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền và phổ biến thông tin
Thư viện cần chủ động tuyên truyền và phổ biến thông tin rộng rãi tới NDT
bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc giới thiệu có thể được lồng ghép, kết hợp trong
nội dung và các lớp đào tạo NDT hoặc gửi trực tiếp vào mail của cán bộ lớp ở mỗi
khoa, nhờ họ quảng bá cho các thành viên trong lớp mình biết đến.
3.4.2. Tăng cƣờng marketing nguồn lực thông tin trong kho mở


Hoạt động marketing phải hướng tới việc quảng cáo nguồn lực thông tin hiện
có trong kho mở thư viện, cùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của mình qua hình
thức in tờ bướm, quảng cáo trên website Thư viện cũng như website của Trường, tổ
chức hội nghị bạn đọc, cộng tác viên, tuyên truyền giới thiệu sách báo, triển lãm sách
báo…
KẾT LUẬN
Trong công tác tổ chức kho tài liệu, hệ thống kho mở luôn được lãnh đạo cũng
như cán bộ thư viện chú trọng và đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Có thể nói
với hình thức tổ chức kho mở như một luông khí mới thổi vào hồn Thư viện, tạo nên
không gian thoáng đãng, phá tan đi bức tường ngăn cách giữa kho sách và bạn đọc, thu
hút ngày càng lớn NDT tìm đến với thư viện.
Hoạt động phục vụ kho mở tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng đã biết kết

hợp giữa hình thức truyền thống và hiện đại, dựa vào tiềm năng hiện có của mình để
từng bước tổ chức hoạt động phù hợp và vận hành hiệu quả đối với thư viện mình.
Phương phức phục vụ bằng kho mở sau một chặng đường dài hoạt động đã đem lại
nhiều kết quả đảng khích lệ: Số lượng bạn đọc tăng lên hàng năm, lượng sách luân
chuyển cao, thái độ và tinh thần thoải mái hơn của mỗi bạn đọc khi đến với kho mở…
Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, người học có nhu cầu sử dụng kho mở
cũng như lượng sử dụng TV ngày càng lớn. Trước nhu cầu ngày càng cao ấy, thiết
nghĩ Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội thực sự cần được quan tâm nhiều
hơn nữa từ phía nhà trường cũng như từ nhiều các nguồn khác để tiếp tục củng cố,
khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực tự hoàn thiện mình, triển khai, mở rộng thêm các
phòng mượn - đọc mở, giúp bạn đọc có thể sử dụng tối đa nguồn lực thông tin, tri thức
mà Thư viện đang lưu giữ với phương châm “Tất cả vì bạn đọc thân yêu” làm mục tiêu
chung trong hoạt động của mình, hòa nhịp phát triển cùng quá trình hội nhập và phát
triển chung của cả nước.


References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu chỉ đạo
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2003), Thông tư số: 56/2003TT-BVHTT, Ngày
16/9/2003
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh Thư viện, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Các tài liệu tiếng Việt
4. Nguyễn Ngọc Anh (2008), Nghiên cứu nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm
Libol 5.0 tại tại thư viện trường Đại học Xây dựng, Luận văn tốt nghiệp khoa học
Thư viện, Đại học văn Hóa Hà Nội, tr. 81
5. Ngô Vân Anh (2011), Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng tại Trung tâm

Thông tin - Tư liệu Trường Đại học Hàng hải, Luận văn tốt nghiệp khoa học Thư
viện, Đại học văn Hóa Hà Nội, tr 3
6. Nguyễn Huy Chương (2004), Một số vấn đề về tổ chức quản lý thư viện đại học,
Kỉ yếu hội thảo Thông tin- Thư viện lần thứ 2, Nxb ĐHQGHN.
7. Hoàng văn Dưỡng (2007), một vài kinh nghiệm về việc đảm bảo cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho tổ chức kho mở tại Trung tâm Thông tin- Thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội// Kỷ yếu hội thảo Khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin thư viện (kỉ niệm 10 năm thành lập Trung tâm: 1997-2007), Nxb ĐHQGHN, tr.
223-227
8. Đại học Xây dựng Hà Nội (2006), Số đặc biệt kỷ niệm 50 năm đào tạo 40 năm
thành lập trường, Bản tin Đại học Xây dựng (số 33)
9. Đại học Xây dựng (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm học 2009- 2010 của Chi
bộ thư viện


10. Nguyễn Thị Đào (2008), Vấn đề tổ chức kho mở trong các thư viện hiện nay,
Tạp chí Thông tin & Tư liệu (số 3), tr. 23-27
11. Cung Thị Bích Hà (2009), Tăng cường công tác tổ chức và hoạt động kho mở
của thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Luận văn tốt
nghiệp khoa học Thư viện, Đại học văn Hóa Hà Nội, tr.129
12. Đặng Quang Hiệp (2006), Tăng cường hoạt động thông tin thư viện Trường Đại
học Hàng hải trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Đại
học Văn hoá Hà Nội, tr. 26
13. Nguyễn Thị Hoà (2002), Vấn đề ký hiệu xếp giá cho kho sách trong kho mở, Hội
thảo khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin- thư viện, Nxb ĐHQGHN
14. Đồng Đức Hùng (2008), Tìm hiểu công tác tổ chức kho mở tại Trung tâm Thông
tin- Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, tr. 45; 61
15. Phạm Thị Lệ Hương (1996), ALA- Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học
Anh - Việt = The ALA Glossary of Library and Information Science, Galen Pr,
Tuc Son, Arizona, tr.144

16. Phạm Thi Quỳnh Lan (2007), Nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt động kho mở
tại các thư viện tỉnh, thành phố trực thuôc Trung ưong, Luận văn thạc sĩ Khoa
học Thư viện, Đại học Văn hoá Hà Nội, tr. 91
17. Trần Thị Minh Nguyệt (2010), Xây dụng thư viện điện tư tại Trung tâm Thông
tin- Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện,
Luận văn thạc sỹ Thông tin- Thư viện. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà
Nội, Hà Nội, tr. 63-67
18. Lê Việt Phương (2002), Một vài suy nghĩ trong việc xây dựng kho tài liệu tự
chọn và triển vọng của kho tài liệu tự chọn, Hội thảo khoa học và thực tiễn hoạt
động thông tin- thư viện, Nxb ĐHQGHN
19. Phan Huy Quế (1998), Đào tạo huấn luyện người dùng tin trong bối cảnh hoạt
động thông tin thư viện hiện nay, tạp chí thông tin -Tư liệu, số 3, tr.10-12
20. Trần Thị Quý (2006), “Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin - yếu tố quan trọng
để các trung tâm thông tin – thư viện đại học Việt Nam phát triển bền vững”,
Thông báo khoa học (8), tr.44-52.


21. Trần Thị Quý (2007), Tự động hoá trong hoạt động thông tin thư viện, sách
chuyên khảo, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 172
22. Vũ Văn Sơn, Áp dụng ký hiệu tác giả cho sách trong kho mở ở Việt Nam, Tạp
chí Thông tin & Tư liệu (số 2), tr. 15;45
23. Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Đổi mới phương pháp quản lý thư viện thông
tin trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (số 1), tr. 83-84.
24. Trương Thị Kim Thanh (2002), Kho tài liệu tự chọn: Phương pháp xây dựng và
tổ chức phục vụ- một vài kinh nghiệm ở Trung tâm Thông tin- Thư viện ĐHQG,
Hội thảo khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin- thư viện, Nxb ĐHQGHN, tr.
199
25. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
Tài liệu tiếng Anh:
26. Digital library Standards and practices. Địa chỉ truy cập từ trang Web:

truy cập ngày 15/07/2010
Các Trang Web
27. Nguyễn Tiến Đức (2005), Xây dựng thư viện điện tử và các vấn đề số hóa tài liệu
ở Việt Nam, , ngày 29/06/2011
28. Dương Thúy Hương (2008), Kinh nghiệm tổ chức và quản lý kho tại một số Thư
viện thành viên CLB Thư viện, ,ngày (25/05/2011)
29. Lâm Quang Thiệp (2011), Phương pháp dạy, học và đánh giá thành quả học tập
trong học chế tín chỉ, , ngày (25/05/2010)
30. Dương Thúy Hương (2009), Vấn đề tổ chức kho đóng và kho mở tại Thư viện
Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, , ngày
(30/8/ 2010)
31. Trang Web Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: , ngày
(30/8/ 201



×