Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

QUÂN KHU 3 LỊCH sử và NHỮNG CHIẾN CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.11 KB, 86 trang )

QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

MỤC LỤC
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
6. Bố cục................................................................................................................3

BM – TQP – 01 – 01 Ver.00


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
QPTD, ANND
CNXH
CNĐQ
DBHB, BLLĐ
LLVT
QĐND
CNH, HĐH
XHCN
DQTV
BCHTW
CAND
CTND
QPTD
QP, AN
CNCS
CHNL
CXNT
XHPK


XHTB
CNTB

BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

Viết đầy đủ
Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa đế quốc
Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
Lực lượng vũ trang
Quân đội nhân dân
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xã hội chủ nghĩa
Dân quân tự vệ
Ban chấp hành trung ương
Công an nhân dân
Chiến tranh nhân dân
Quốc phòng toàn dân
Quốc phòng, an ninh
Chủ nghĩa cộng sản
Chiếm hữu nô lệ
Công xã nguyên thủy
Xã hội phong kiến
Xã hội tư bản
Chủ nghĩa tư bản


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Liên khu 3 (Quân khu 3) được hình thành trên cơ sở hợp nhất Chiến khu
2 (Hữu ngạn sông Hồng) và Chiến khu 3 (Tả ngạn sông Hồng). Từ tháng 7 năm
1952 đến tháng 7 năm 1954, Liên khu 3 tách thành Khu 3 và Khu Tả Ngạn trực
thuộc Trung ương. Mặc dù tổ chức chiến trường có thay đổi song Liên khu 3
(ngày nay là Quân khu 3) là một địa bàn chiến lược hoàn chỉnh gồm phần lớn các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ và một số địa phương phụ cận có địa hình rừng núi và bán sơn địa.

Quân khu 3 là một địa bàn chiến lược rất trọng yểu của chiến trường
chính Bắc Bộ. Khi tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại nước ta, ý đồ chiến
lược của thực dân Pháp là chiếm giữ đồng bằng Bắc Bộ làm chỗ đứng chân, ra
sức bình định nhằm biến nơi đây thành hậu phương chiến lược trực tiếp để
chúng vơ vét nguồn nhân lực, của cải dồi dào thực hiện âm mưu chiến tranh
xâm lược của chúng.
Do tính chất trọng yểu của địa bàn như vậy nên suốt những năm 1946 1954, thực dân Pháp đã tiến hành nhiều thủ đoạn thâm độc, tàn bạo về quân sự,
kinh tế hòng đánh chiếm vùng đất quan trọng này. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch
trên địa bàn Quân khu diễn ra hết sức quyết liệt. Quân và dân Quân khu 3 dưới sự lãnh
đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, của Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã vượt qua mọi
gian khổ, khó khăn tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, vừa chiến đấu vừa
xây dựng lực lượng, làm thất bại mọi âm mưu chiếm đóng, bình định của địch với vùng
đồng bằng chiến lược này, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh tháng oanh liệt cuộc
chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Thời gian sẽ đi qua, nhưng những chiến thắng hào hùng và oanh liệt của
quân và dân Quân khu 3 trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ trường kỳ vẫn mãi mãi ngời sáng trong trang sử oanh liệt của dân tộc ta như một thiên
anh hùng ca bất tử, tô thắm truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, của Quân đội
nhân dân Việt Nam anh hùng, tiếp thêm sức mạnh cho mọi thế hệ phấn đấu thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có rất nhiều nhà sử học, nhà quân sự và các tài liệu
nghiên cứu về Quân khu 3 trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Tuy
nhiên những tài liệu, sách báo viết về vấn đề này vẫn còn hạn chế và chưa làm
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

1


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

nổi bật lên được vai trò quan trọng của Quân khu 3 trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Có thể kể tới một vài tác phẩm như: Quân khu
Ba - lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (Tái bản lần thứ nhất) - NXB
Quân đội nhân dân năm 1998, các tác phẩm dự thi của cuộc thi tìm hiểu: “Quân
khu 3 - lịch sử và những chiến công”,... Những công trình nghiên cứu đó ngày
càng khẳng định vai trò hết sức to lớn của quân và dân Quân khu 3 trong suốt
những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ và trong thời kì xây dựng
CNXH hiện nay của đất nước. Là người đi sau, tôi xin được tổng hợp, tham
khảo, kế thừa tài liệu của những người đi trước và bổ sung thêm những góc
nghiên cứu mới để đề tài “Quân khu 3 trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1946-1954)” để đề tài này thực sự là một đề tài mới mẻ, hấp
dẫn và bổ ích đối với việc học tập và nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tổng quát của đề tài là Quân khu 3 trong kháng chiến
chống Pháp xâm lược. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài, do giới hạn về mặt
thời gian, hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo cũng như hạn chế về các điều kiện
nghiên cứu khác và tầm hiểu biết của mình, tôi chỉ chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu về
quá trình hình thành và phát triển của Lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 3,

lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân Quân khu 3 qua hệ thống trưng
bày hiện vật tại Bảo tàng quân khu 3 và đóng góp của quân và dân Quân khu 3
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).
4. Mục đích nghiên cứu
Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì và gian
khổ, quân và dân Quân khu 3 đã làm nên biết bao kì tích, đẩy quân địch vào thể
bị động, xây dựng nên những khu du kích nổi tiếng khắp vùng tả ngạn và toàn
quốc, được Bộ Quốc phòng đánh giá cao và dược Chủ tịch Hồ Chí Minh trực
tiếp viết thư khen ngợi. Để làm nên những chiến thắng oanh liệt đó, quân và dân
Quân khu 3 nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đã phải đổ biết bao mồ hôi
và xương máu để giành lấy độc lập ty do cho Tổ quốc. Là những thế hệ con
cháu đi sau, chúng ta không thể quên được điều đó.
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

2


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu đề tài này, tôi muốn góp phần khẳng
định và làm sáng tỏ thêm sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt và tài tình của Ban
Chấp Hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Bộ Quốc
phòng nói chung và Bộ Tư Lệnh Quân khu 3 nói riêng - nhân tố quyết định sự
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thờ i, tôi muốn góp
một phần công sức của mình để có được một tài liệu tham khảo bổ ích cho
những người yêu thích bộ môn Lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng có
điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu một cách thuận lợi hơn.
5.

Phương pháp nghiên


cứu
Đe thực hiện đề tài này, trước hết chúng tôi sử dụng phương pháp phân
tích và tổng hợp những tài liệu liên quan đến đề tài. Đó là những tên sách,
những công trình nghiên cứu đề cập đến Quân khu 3. tôi cũng đã trực tiếp nghiên
cứu tại Bảo tàng Quân khu 3 đê từ đó có cái nhìn khái quát, đầy đủ và toàn diện
hơn. Ngoài ra trong đề tài này tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
như: phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp logic, phương pháp so sánh, tổng
hợp, đánh giá và tham khảo tài liệu trên mạng Internet.
6.

Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của LLVT Quân khu 3.
Chương 2: Lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân Quân khu 3
(1945 - 1954).
Chương 3: Đóng góp của quân và dân Quân khu 3 trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

3


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

4



QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Chương 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUÂN KHU 3
I.1 Lịch sử hình thành của Lực lượng vũ trang Quân khu 3
1.1.1 Khái quát về Quân khu 3
Liên khu 3, khu 3, đồng bằng sông Hồng hay đồng bằng Bắc Bộ là những
tên gọi khác nhau của một vùng đất mà lịch sử của nó đã gắn liền với quá trình
dựng nước và giữ nước của dân tộc, nơi có một nền văn minh cổ xưa rực rỡ, nơi đã diễn
ra biết bao sự tích anh hùng và chiến công hiển hách như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đã nhận định: “...Mãi mãi xứng đáng với truyền thống văn hiến về cách mạng, với đất văn
hiến ngàn xưa, mãi mãi xứng đáng là đất căn bản của nước nhà, vùng đất mang tên gọi
Đồng bằng sông Hồng...”.

Quân khu 3 - trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam, là 1 trong 8 quân khu
của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và
chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân chiến đấu bảo vệ các tỉnh vùng Đồng bằng sông
Hồng.

Quân khu 3 là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại
xâm. Nhiều tên đất, tên làng, tên sông đã gán liền với những chiến công oanh
liệt. Một trong những địa danh gan liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta là sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng là nơi đã lập nên những chiến công oanh liệt
của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đó là:
- Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất: Cuối mùa đông năm 938, Ngô Quyền
lãnh đạo nhân dân ta đập tan cuộc tiến công xâm lược của quân Nam Hán, giữ vững nền
độc lập dân tộc.

- Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai: Ngày 28 tháng 4 năm 981, Lê Hoàn

lãnh đạo nhân dân Đại cồ Việt đập tan quân nhà Tống xâm lược.
- Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba: Ngày 9 tháng 4 năm 1288, đoàn

thuyền quân Nguyên bắt đầu tiến vào sông Bạch Đằng; Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh trận quyết định đập tan ảo
mộng xâm lăng của tên hung nô thời đại, đưa đất nước vào thời kỳ hòa bình,
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

5


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

phát triển.
Quân khu 3 là một địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tể, chính trị,
xã hội, quốc phòng an ninh ... trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, cỏ thể mạnh về nông
nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, có núi rừng hiểm trở, có biển, hải đảo rộng lớn, có các
hệ thống giao thông thủy, bộ rất quan trọng, thuận lợi trong giao lưu giữa Quân khu với
Thủ đô Hà Nội và nhiều vùng trọng yếu khác trong nước ta. Quân khu 3 vừa đảm nhiệm
một hướng chiến lược trọng yểu của quốc gia, trực tiếp góp phần bảo vệ Thủ đô Hà Nội,
vừa là địa bàn tập kết binh lực và chiến lược cơ động đối với miền Bắc và cả nước.

Cách đây hàng ngàn năm trên vùng châu thổ sông Hồng đã có những
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, cỏ ảnh hưởng lớn đến cả nước. Một sổ
vùng như cổ Loa, Hoa Lư,Thăng Long đã trở thành kinh đô: “Thứ nhất Kinh
Kỳ, thứ nhì phổ Hiến” đã nói lên sự phồn thịnh và sầm uất của 2 trung tâm lớn
trên châu thổ sông Hồng. Đây là những nơi đầu tiên chứng kiến sự hình thành
của lực lượng vũ trang Quân khu 3.

về địa lý quân sự, địa bàn chia làm 4 vùng rõ rệt: vùng rừng núi trung
du,vùng nông thôn đồng bằng, vùng ven biển, hải đảo và vùng thành phổ, thị xã,
thị trấn. Vùng rừng núi, trung du thuận lợi cho việc xây dựng căn cử cách mạng,
căn cứ kháng chiến, xây dựng nghĩa quân, lực lượng vũ trang tập trung. Rừng núi
có thế hiểm "tiến có thế công, lui có thể giữ”, địch không xâm nhập, khó phát huy thế
mạnh của binh khí kỹ thuật. Vùng ven biển, hải đảo thuận lợi trong tổ chức phòng ngự,
đánh được quân địch từ xa đến gần khi chúng tấn công bằng đường biển. Địa bàn nông
thôn, đồng bằng và thành phố thị trấn do địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi nên
địch có lợi thế trong cơ động lực lượng và phát huy thế mạnh về binh khí, kỹ thuật.
Nhưng đồng bằng lại là nơi ta có ưu thế về sức người, sức của, cỏ “trận địa lòng dân” với
lũy tre, gò đống, ao hồ, làng mạc và tấm lòng yêu quê hương đất nước, những người dân
đồng bằng có thể dựng lên những làng chiến đấu, khu chiến đấu, các cụm chiến đấu độc
lập và liên hoàn khá vững chắc, trụ bám chống lại kẻ thù có ưu thế về lực lượng quân sự
và binh khí kỹ thuật.

Quân khu 3 là chiển trường có những khả năng to lớn về sức người với
những truyền thống tốt đẹp, về sức của với nền nông nghiệp, thủ công nghiệp
phát triển. Ở nơi đây đã hình thành nên nhiều trung tâm kinh tế trong đó có
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

6


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

nhiều ngành công nghiệp và hệ thống giao thông vận tải, các địa phương và toàn
địa bàn có thể tự lực đáp ứng những yêu cầu hậu cần tại chỗ trong chiến tranh.
Thời tiết khí hậu vùng đồng bằng quân khu 3 thuộc vùng nhiệt đới, thời tiết khí
hậu vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt đối với sản xuất nông nghiệp, đồng thời ảnh
hưởng đến những hoạt động quân sự.

Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi, địa bàn chiến lược này là một trong
những vùng dân cư tập trung đông, bên cạnh bộ phận đông là người kinh, còn
có nhiều dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu ở vùng rừng núi. Trong đó các nhóm
tương đối đông là người Mường (Hòa Bình, Hà N a m . . n g ư ờ i Dao, người Thái,. ề ề

Được thiên nhiên ưu đãi, cộng đồng người sinh sống trên địa bàn này, qua
đấu tranh với thiên nhiên và với xã hội để tồn tại đã làm cho vùng đồng bằng
sông Hồng phát triển vượt lên, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước. Trong các cuộc chiến tranh giữ nước và giải phỏng đất nước suốt
hàng ngàn năm, nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận cùng
với nhân dân cả nước đã tiến hành những cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn để
đánh bại ké thù và khẳng định sự tồn tại của mình.
Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người dân đồng bằng
sông Hồng - đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Quân khu 3 đã thể hiện sức sống
mãnh liệt và chứng minh rõ nét những tính cách, truyền thống và phẩm chất của
mình. Từ khi có Đảng Cộng Sản và Bác Hồ kính yêu lãnh đạo cách mạng thì những phẩm
chất truyền thống đó càng được bồi dưỡng, phát huy và trở thành những nhân tố cơ bản
để giành thắng lợi trong chiến tranh giải phóng, chiến tranh giữ nước và xây dựng đất
nước.

BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

7


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

1.1.2. Phong trào đấu tranh cửa quần chúng nhân dân đi với sự lãnh đạo cửa Đăng
và sự ra đời của Lực lượng vũ trang Quân khu 3.


Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nang, mở
đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Ngay sau khi đặt ách đô hộ vào Việt
Nam chúng đã thi hành những chính sách vô cùng tàn bạo, nham hiểm nhằm
kim kẹp bóc lột nhân dân ta. Nhân dân đồng bằng Bắc Bộ, cùng với nhân dân cả
nước đã đứng lên đấu tranh chống lại ách thống trị của kẻ thù. Tuy nhiên các phong
trào đấu tranh do thiếu đường lối phù hợp với xu thể thời đại nên đều thất bại. Giữa lúc
cách mạng Việt Nam đang phát triển, cả nước đang khao khát một chân lý cách mạng thì
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xuất hiện như một vị cứu tinh của dân tộc . Sau nhiều năm bôn ba
hải ngoại, tìm đường cứu nước , Người đã quyết định trở về nước lãnh đạo quần chúng
nhân dân làm cách mạng giải phóng dân tộc.

Sau một thời gian chuẩn bị, tình hình đã cho phép thành lập một Đảng
thống nhất, ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập tại bán đảo
Cửu Long, Hương Cảng. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước
ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nỏ chứng tỏ rằng giai cấp
vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng
về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng kéo dài hai phần ba thế kỷ từ khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta. Có Đảng lãnh đạo, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân
vùng đồng bằng Bắc Bộ như người đi trong bóng tối không có đường ra được ánh đuốc
soi đường chỉ lối. Cũng trong thời gian này, do yêu cầu bảo vệ cán bộ, bảo vệ

phong trào đẩu tranh của quần chúng nhiều nơi trên địa bàn đồng bằng như: Hải
Phòng, Nam Định, Thái Bình,...các tổ chức vũ trang quần chúng mang tên “Tự
vệ đỏ”, “Xích vệ” ra đời. Các tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang cách
mạng từ đấu tranh chính trị mà thành, hoạt động gắn liền với đấu tranh chính trị
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các Đảng bộ.
Tháng 10/1944 lãnh tụ Hồ Chí Minh sau khi nghiên cứu tình hình phát
triển của phong trào cách mạng đã nhận định: " Bây giờ thời cách mạng hàa bình
phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới ...Cuộc đẩu tranh bây giờ
phải từ hình thức chỉnh trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay chỉnh trị coi trọng

hơn quân sự, phải tìm ra hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên J,(Đại
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

8


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

tướng Võ Nguyên Giáp, những chặng đường lịch sử NXB Văn học, Hà Nội, 1977. trl30).

Đe chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 kịp thời
cơ, trên địa bàn Quân khu 3 ngày nay đã hình thành một số chiến khu cách
mạng như:
- Chiến khu Quang Trung thành lập ngày 03 tháng 02 năm 1945, tên gọi

ban đầu Chiến khu Hòa - Ninh - Thanh gồm 3 tỉnh: Hòa Binh,Ninh Bình, Thanh
Hoá Đến tháng 5 năm 1945 đổi tên gọi là Chiến khu Quang Trung( Đệ tam Chiến khu);
Ngày nay Hòa Bình và Ninh Bình thuộc Quân khu 3; Tỉnh Thanh Hóa thuộc Quân khu 4.
- Chiến khu Trần Hưng Đạo (hay chiến khu Đồng Triều) thành lập ngày 8

tháng năm 1945, lúc đầu gồm Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch. Đến cuối
tháng 6, có thêm Kinh Môn, Thanh Hà, Thủy Nguyên, Uông Bí, Yên Hưng và một phần
Kim Thành, sau mở rộng tới Kiến An, Đồ Sơn, Quảng Yên, Hòn Gai. Chiến khu Trần
Hưng Đạo nay thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, và thành phố Hải Phòng.

Sự ra đời, tồn tại và phát triển lớn mạnh của hai chiến khu đã cổ vũ mạnh
mẽ phong trào cách mạng chuẩn bị tổng khởi nghĩa của nhân dân đồng bằng.
Chỉ trong 7 ngày từ 18 đến 24/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở đồng bằng Bắc Bộ đã
diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu với nhiều hình thức đấu tranh sôi động.
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử Chính phủ lâm thời do

lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch đã ra mắt quốc dân đồng bào và tuyên bố khai sinh
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Trong sự vui mừng thắng lợi của cách mạng, nhân dân
các tỉnh đồng bằng phải lo đương đầu với muôn ngàn khó khăn do hậu quả của phát xít
Pháp -Nhật để lại và đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của mọi loại kẻ thù có lực
lượng lớn mạnh trong những tình huống cực kỳ phức tạp.

Để từng bước tăng cường lực lượng quân sự, ngày 31/10/1945, Chính phủ
ra quyết định thành lập các chiến khu, trong phạm vi đồng bằng Bắc Bộ và phụ
cận có 3 chiến khu là: Chiến khu 2, Chiến khu 3 và Chiến khu 11- tiền thân của
Quân khu 3 ngày nay.
Chiến khu 2 gồm các tỉnh : Nính Bình, Nam Định, Hà Nam, Hả Đông,
Sơn Tây, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, do đồng chí Hoàng Sâm làm khu trưởng,
đồng chí Văn Tiến Dũng làm ủy viên chính trị.
Chiến khu 3 gồm các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An,
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

9


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Quảng Yên, Hải Ninh và thành phố Hải Phòng do đồng chí Hoàng Minh Thảo
làm khu trưởng, đồng chí Lê Quang Hà làm ủy viên chính trị. Theo quyết định
trên chiến khu 2 và chiến khu 3 lấy sông Hồng làm ranh giới.
Chiến khu 11 chỉ có thành phố Hà Nội, trực thuộc Trung ương. Khi cuộc
kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chiến khu này đã sát nhập vào Chiến khu 2.

Từ đây, ngày 31 tháng 10 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của
Lực lượng vũ trang Quân khu 3 “ Quân khu đồng bằng sông Hồng có một vị trí
chiến lược rất quan trọng đối với đất nước ta.

1.2. Quá trình phát triển của lực lượng vũ trang Quân khu 3
Do yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, trên địa bàn quân khu đã có sự
phát triển và tổ chức lực lượng với quy mô thích hợp.
Với thắng lợi to lớn của ta trong chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947
đã cổ vũ động viên quân và dân ta chuyển sang một giai đoạn phát triển của cuộc kháng
chiến chổng Pháp

Từ ngày 15 đến ngày 17/1/1948 Hội nghị BCH TW Đảng mở rộng được tổ
chức, hội nghị tập trung phân tích tình hình, so sánh lực lượng địch, ta; chỉ rõ âm mưu
của địch và đề ra nhiệm vụ kháng chiến trong thời kỳ tới. Để tăng cường chỉ đạo chiến
tranh, Hội nghị cũng quy định kiện toàn các cấp khu, tỉnh, huyện, sát nhập các khu thành
liên khu.

Thực hiện NQ Hội nghị BCH TW Đảng, ngày 25/1/1948 Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký sắc lệnh 120- SL thành lập liên khu 3 - liên khu đồng bằng Bắc Bộ, trên cơ sở
hợp nhất chiến khu 2, chiến khu 3 và chiến khu 11 gồm các tỉnh, thành phổ : Hải Phòng,
Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình và Hòa Bình.

Đến cuối năm 1948, Liên khu 3 được điều chỉnh lại địa giới, tách Hà Nội
để thành lập mặt trận Hà Nội. Cán bộ chủ trì của Liên khu 3 bao gồm: đồng chí
Hoàng Sâm - Tư lệnh, đồng chí Lê Quang Hà - Chính ủy, đồng chí Hoàng Minh
Thảo - Phó tư lệnh.

^

Tháng 5 - 1952, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định thành lập khu
Tả Ngạn trực thuộc Trung ương Đảng. Địa bàn khu Tả Ngạn gồm các tỉnh: Hải
Phòng, Kiến An; Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Lúc này, Liên khu 3 còn lại
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00


10


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Binh, Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình. Địa
bàn Quân khu 3 lúc này gồm có Liên khu 3 và Khu Tả Ngạn. Ngày 10/9/1957,
Bộ Quốc phòng ra Nghị định 254/NĐ quy định phạm vi và địa giới hành chính
do các quân khu phụ trách. Theo đỏ địa bàn Quân Khu 3 lúc này gồm Quân khu
Tả Ngạn và Quân Khu Hữu Ngạn.
- Quân khu Tả Ngạn bao gồm các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Hải

Phòng, Kiến An, Thái Bình. Đen năm 1957 cỏ thêm Hồng Quảng và Hải Ninh.
- Quân khu Hữu Ngạn bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông,

Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Ngày 1/11/1963, Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 51/QĐ- BQP điều
chỉnh địa giới Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn, tổ chức lại với tên
gọi là Quân khu Đông Bắc và Quân khu 3.
Ngày 27/3/1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng
ký Quyết định số 22/QĐ-BQP tách Quân khu 3 thành Quân khu Tả Ngạn và
Quân khu Hữu Ngạn:
- Quân khu Tả Ngạn gồm các tỉnh: Hà Bắc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải

Dương, Hưng Yên và Thái Binh;
- Quân khu Hữu Ngạn gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nam Hà, Ninh Bình, Hà

Tây và Hòa Bình.
Ngày 29/ 5/1976 chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ra sắc lệnh số 45/SL

hợp nhất quân khu Tả Ngạn và quân khu Hữu Ngạn, thành lập lại quân khu 3 và
điều chỉnh lại địa giới, theo quyết định này Thanh Hỏa tách về thuộc quân khu 4
Đến năm 1976, Quân khu 3 gồm các tỉnh: Hải Hưng, Thái Bình, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Hà - Nam - Ninh và Hà - Sơn - Bình, về tổ chức cán
bộ, cấp trên quyết định: đồng chí Đặng Kinh làm Tư lệnh quân khu, đồng chí Nguyễn
Quyết làm Chính ủy quân khu.

Để đáp ứng tinh hình nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng tới, theo quyết
định của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về điều chỉnh địa giới tỉnh trong
các Quân khu. Ngày 30/ 6/1978, đòng chí Nguyễn Quyết, Tư lệnh Quân khu 3
ký biên bản giao nhận với đồng chí Đàm Quang Trung, Tư lệnh Quân khu 1:
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

11


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

chuyển tỉnh Hà Bắc và tỉnh Quảng Ninh về trực thuộc Quân khu .
Để từng bước điều chỉnh thể trận bảo vệ Tổ quốc, ngày 19/4/1979, Chủ
tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký sắc lệnh số 71/LCT tách tỉnh Quảng Ninh
ra khỏi Quân khu 1 để thành lập đặc khu Quảng Ninh trực thuộc trung ương,
cấp trên quyết định đồng chí Nguyễn Anh Đệ giữ chức Tư lệnh, đồng chí
Nguyễn Trọng Yên làm Chính ủy đặc khu.
Tháng 7/1987, Bộ chính trị ra quyết định số 02/QĐTW xác định nhiệm
vụ củng cố nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới xây dựng các tỉnh
thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc.
Mặt khác để thể chế hóa một bước nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thử VI về quốc phòng an ninh và thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, cải
thiện quan hệ với các nước láng giềng, tiến tới hợp tác trong hòa bình không

gây chiến tranh, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Bộ chính trị,
Đảng ủy quân sự trung ương quyết định điều chỉnh một bước thế bố trí chiến
lược quân sự trong cả nước, tinh giản biên chế, giảm đầu mối các đơn vị trong
toàn quân cho phù hợp, cân đối lại lực lượng vũ trang ba thứ quân chú trọng
nâng cao chất lượng tổng hợp của quân đội, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở .
Thực hiện chủ trương trên ngày 4/8/1987, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Nghị quyết số
154/NQ - ĐUQS quyết định hợp nhất đặc khu Quảng Ninh vào Quân khu 3. Tại thời điểm
này, địa bàn Quân khu 3 gồm 6 tỉnh, thành phố, dân số trên 10 triệu người.

Địa bàn Quân khu 3 sau lần điều chỉnh này thể hiện đầy đủ 2 tính chất vừa
là tiền tuyến vừa là hậu phương, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho các
chiến trường, hai tính chất đó được thể hiện rõ trong cả thời bình lẫn thời chiến.
Đến cuối năm 1999, tỉnh Hà Tây sát nhập về quân khu Thủ Đô. Tháng
3/1997, tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên; tháng 10
năm 1999, tách Hà Tây về Quân khu Thủ đô.
Tới tháng 5/2010, địa bàn Quân khu 3 bao gồm 9 tỉnh, thành phố là:
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình,
Hải Dương, Hưng Yên; diện tích 20.282,5 km2; dân số 11.981.600 người; có 93
quận huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh); có 1.816 xã, phường, thị trấn.
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

12


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Quân khu 3 có nhiều khu công nghiệp quan trọng với nhiều nhà máy
như : thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, Uông Bỉ, xi măng Hải Phòng,
Hoàng Thạch, sứ Hải Dương. Đây cũng là vùng trọng điểm của đồng bằng Bắc
Bộ, điển hình là các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên với sản lượng lương

thực cao. Địa bàn quân khu 3 còn là nơi sớm cỏ truyền thống đấu tranh bất
khuất, kiên cường.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, trải qua 2 cuộc
kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Lực lượng vũ
trang Quân khu 3 cùng với quân dân cả nước đã lập nên những chiến công vào
những thời điểm lịch sử quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt
Nam và có ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Từ vị trí lịch sử và con người Quân khu 3, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã
khẳng định: ‘Quân khu 3, Quân khu đồng bằng án ngữ Thủ Đô, dựa vào Tây Bắc và
Việt Bắc, nối liền đất Thanh - Nghệ miền Trung lại nhìn ra biển cà, giàu tài nguyên và
quan trọng về chiến lược. Thời bình đây là một trong những vùng đất cấn bản để xây
dụng và phát triển, là cửa ngõ giao lưu Quốc tế của đất nước. Thời chiến đây là hậu
phương quốc gia, đồng thời là mặt trận chống quân xâm lược, nhiều tên làng, tên đất, tên
sông, tên núi đã trở thành tên gọi của những chiến công hiển hách ” (Tạp chí Lịch sử
quân sự tháng 6 - 1992).

Chương 2;
LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỔNG THỰC DÂN PHÁP CỦA QUÂN VÀ DÂN
QUÂN KHU 3 (1946-1954)

2.1. Những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ
1. Hải Phòng - Tiếng súng đánh Pháp mở đầu cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa ra đời. Chính quyền cách mạng còn non trẻ nhưng phải lo đương
đầu với muôn vàn khó khăn do hậu quả của phát xít Pháp, Nhật để lại và đối
phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của mọi kẻ thù lớn mạnh. Cùng một lúc
ta phải đối phó với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Khó khăn chồng chất
khó khăn, vận mệnh Tổ quốc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00


13


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Đứng trước những khó khăn đó, Đảng và chính phủ ta đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh, sau khi giành được chính quyền đã nhanh chỏng đề ra những
chủ trương phù hợp với tình hình để bảo vệ thành quả cách mạng.
Ngày 25/11/1945, Ban Chấp Hành Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Kháng
chiến kiến quốc” đề ra những nhiệm vụ cần kíp: củng cố chính quyền, chống
thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải thiện đời sống nhân dân. Trong
muôn vàn công việc khó khăn phức tạp đó, Đảng và Bác Hồ trên quan điểm
nắm vững bạo lực cách mạng “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" hết sức quan tâm
xây dựng và phát triển thực lực cách mạng, lãnh đạo nhân dân xây dựng lực lượng chính
trị và lực lượng vũ trang.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp vùng đồng bằng châu thồ sông Hồng
là chiến trường giành giật quyết liệt giữa ta và địch. Tại đây, địch thường xuyên
tập trung số lượng lớn lực lượng quân sự của chúng trên toàn Đông Dương, sử
dụng mọi phương tiện, vũ khí hiện đại, áp dụng những thủ đoạn đánh phá, bình
định tàn bạo, thâm độc nhằm đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Với ý
chí “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ” nhân dân đồng bằng Bắc Bộ thuộc Chiến khu 2, Chiến khu 3 và Liên
khu 3 đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tự lực tự cường, xây dựng lực
lượng chính trị, lực lượng vũ trang xây dựng làng kháng chiến, khu du kích và căn cứ du
kích, thực hiện toàn dân đánh giặc trên mọi mặt trận quân sự, chính trị, binh vận, văn
hoá... trong đó tác chiến của lực lượng vũ trang ba thử quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương và dân quân (lu kích) làm nòng cốt, then chốt. Đánh địch để giữ và giành lại
quyền làm chủ quê hương, góp phần vào chiến thắng lịch sử đập tan âm mưu thôn tính
nước ta của thực dân Pháp.


Tuy đã kí Tạm ước 1 4 - 9 , thực dân Pháp vẫn xúc tiến việc phá hoại hiệp định,
đẩy mạnh những hoạt động quân sự, lấn chiếm đi đến thôn tính toàn bộ Việt Nam và
Đông Dương. Ở miền Bắc, chúng gây ra nhiều vụ khiêu khích trắng trợn xâm phạm chủ
quyền của nước ta. Nghiêm trọng nhất là chúng đòi kiểm soát thuế quan và ngoại thương
ở cảng Hải Phòng.

Trước tình hình căng thẳng giữa ta và Pháp, ngày 19/10/1946, Hội nghị
quân sự toàn quốc của Đảng đã họp và nhận định: " Nhất định không sớm thì muộn
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

14


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định phải đánh Pháp Hội nghị quyết định đẩy mạnh hơn
nữa công tác xây dựng lực lượng vũ trang, chú trọng nhất là chất lượng để sẵn sàng chiến
đấu với giặc Pháp xâm lược. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị, Bộ quốc phòng.

Tổng chỉ huy được thành lập. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ
trưởng Bộ quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy quân đội. Đồng chí Vãn Tiến Dũng,
Uỷ viên chính trị Chiến khu 2 được Trung ương cử đảm nhiệm Cục trưởng Cục
chính trị (sau này là Tổng cục chính trị).
Trong lúc chỉ đạo quân dân các địa phương chống lại các cuộc tiến công
của địch, Bộ chỉ huy các chiến khu 2 và 3 đồng thời phải lo đối phó với những
âm mưu và hành động của giặc Pháp ngày càng trắng trợn tại Hải Phòng, Hải
Dương, Nam Định. Đặc biệt tinh hình ở khu vực Hải Phòng ngày càng nóng
bỏng và nghiêm trọng. Hải Phòng - một thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, cửa
ngõ của đồng bằng Bắc Bộ ra Biển Đông, một trung tâm công nghiệp lớn của cả

nước, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng. Từ Hải
Phòng cỏ thể dễ dàng cơ động lực lượng đi các tỉnh Đông Bắc, các tỉnh ven
biển, đi sâu vào đồng bằng Bắc Bộ lên Thủ đô Hà Nội, vùng trung đu bằng hệ
thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường sông và đường
hàng không. Với âm mưu xâm lược miền Bắc nước ta, thực dân Pháp coi Hải
Phòng là cửa ngõ thuận lợi nhất để cơ động tăng cường lực lượng và vận chuyển vũ
khí, phương tiện chiến tranh thực hiện việc mở rộng chiếm đóng.

Từ lúc quân Pháp lên Hải Phòng (8/3/1946) làm nhiệm vụ tiếp phòng
quân thay quân Tưởng theo Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 chúng đã thể hiện rồ âm mưu
xâm lược nước ta qua những chỉ thị, mệnh lệnh của bọn chỉ huy thực dân đầu
sỏ. Hoạt động cơ bản nhất của quân Pháp ờ Hải Phòng là từng bước lấn chiếm,
củng cố và mở rộng khu vực chiếm đóng. Một trong những mục tiêu đề ra và
thực hiện của chúng là tạo ra uy hiếp về quân sự trong thành phố. Thủ đoạn của
chúng là tiến hành trinh sát, sau đó bất ngờ tổ chức tiến công chiếm từng vị trí
một. Khi ban liên kiểm thành phố và trung ương đến dàn xếp, chúng cố tình kéo
dài thời gian, dù phải kí kết sẽ triệt phá lực lượng, buộc ta phải chấp nhận. Bằng
thủ đoạn đó, chúng đã chiếm được nhiều vị trí quan trọng như nhà máy chai,
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

15


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

nhà máy nước, nhà máy phốt phát,...
Tháng 7/1946, địch ráo riết gây rối, lấn chiếm, ngang nhiên xâm phạm
chủ quyền của ta mà đỉnh cao là ban hành các quy định cho tàu chiến nước
ngoài ra vào cảng Hải Phòng. Đến tháng 10/1946, chúng trắng trợn thiết lập
quyền kiểm soát thuế quan. Cũng trong tháng 10, thực hiện các mệnh lệnh của

Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thực dân Pháp đã lập xong kế
hoạch đánh chiếm Hải Phòng. Với tổng số quân trên 3000 tên, trong đỏ có trung đoàn
bộ binh lê đương số 3, trung đoàn pháo binh thuộc địa Marốc số 4, trung đoàn thiết giáp
cùng một bộ phận hải quân và không quân, chúng đánh chiếm Đồ Sơn, Cát Bà. Ở Hải
Phòng, chúng đưa ra nhiều yêu sách ngang ngược, đe dọa ta bằng vũ lực, đòi tước vũ khí
của bộ đội và tự vệ, đòi ta nhường một số vị trí cho chủng. Chúng đưa lính bao vây, cướp
phá các cửa hàng, kho cảng, nhà ga,...chúng bắn các cán bộ, chiến sĩ đang làm

nhiệm vụ, bắn chết nhân dân đi lại trên đường. Tiếng súng tội ác của giặc Pháp
hầu như không ngày nào vắng.
Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban thường vụ Trung ương Đảng, Bộ quốc
phòng. Tổng chỉ huy và Xử ủy, Bộ chỉ huy Chiến khu 3 ra sức chuẩn bị mọi mặt để kịp
thời ứng phó với tình thế đang ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Sở chỉ huy Chiến khu 3 từ
Hải Phòng được chuyển về Kiến An chỉ huy các lực lượng chiến đấu. Đồng chí Vũ Hiển Tham mưu trưởng chiến khu được giao nhiệm vụ đặc trách chỉ đạo chiến đấu ở Hải
Phòng, với lực lượng nòng cốt là trung đoàn 41 do đồng chí Đinh Thịnh làm trung đoàn
trưởng và lực lượng tự vệ, công an xung phong của thành phố.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Bác Hồ và Trung ương, Đảng ủy và Bộ chỉ
huy Chiến khu 3 đã bàn bạc với các địa phương phải kiềm chế, hòa hoãn, tranh thủ khả
năng hòa bình để chuẩn bị thêm về mọi mặt. Quân và dân Chiến khu 3, nhất là quân

và dân Hải Phòng đang bước vào những ngày chiến đấu nóng bỏng nhất.
Trung tuần tháng 11/1946, các sự kiện dồn dập đã diễn ra trên khu vực
thành phố Cảng. Ngày 20/11/1946, Valuy - Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp
ra lệnh cho Mooc-li-e, chỉ huy quân Pháp ở Bắc Đông Dương thiết lập quyền
kiểm soát thuế quan ở Hải Phòng.
Sự kiện bến Bính xảy ra: Địch bắt giữ hai thuyền vào buôn bán, quân ta
phản đối, địch nổ súng bắn chết 3 người, trong đó có một nhân viên công an ễ Các
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00


16


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

chiến sĩ tự vệ nổ súng đánh trả. 10 giờ 30 phút ngày 20/11/1946, quân Pháp dùng bộ bỉnh
và xe tăng mở cuộc tấn công lớn đánh chĩểm nhiều vị trí xung yếu trong thành phố như
đồn cảnh sát trung ương, phố Khách, kho bạc, đồn công an xung phong, nhà bưu điện, ty
cảnh sát trật tự, tòa đốc lý, nhà hát thành phố. Ngày 21/11/1946, địch tiến công trụ sờ mới
của Uỷ ban hành chính Hải Phòng ở phổ Trưng Nhị. Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy chiến
khu 3 cùng đại diện xứ ủy chỉ đạo quân dân Hải Phòng kiên quyết chiến đấu để tự vệ, một
mặt chỉ thị cho cán bộ ta trong ban liên kiểm đấu tranh buộc phía quân Pháp phải ngừng
bắn và rút về vị trí cũ; đồng thời báo cáo lên Trung ương và Bộ quốc phòng. Chấp hành
mệnh lệnh của Bộ chỉ huy Chiến khu 3, thành phố đã huy động toàn bộ lực lượng vào
cuộc chiến đấu đánh trả quân địch. Đáp lại lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác
HÒ qua Đài tiếng nói Việt Nam, nhiều chiến sĩ đã dùng máu mình viết thư gửi lên Bác
Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ hứa quyết hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn
đất Cảng.

Cuộc chiến đấu ở khu vực nội thành thành phố diễn ra quyết liệt trên khắp các vị
trí quân Pháp tiến công. Tiểu đội công an xung phong ở đồn cảnh sát trung ương gan góc
đánh tan ba đợt tấn công của địch. Đợt tấn công thứ tư, quân địch dùng hơi ngạt, các
chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng đến viên đạn cuối cùng. Hết vũ khí, 5 chiến sĩ còn lạỉ dìu
nhau vượt sông Lấp rút về Thủy Nguyên. Trên các vị trí khác, các chiến sĩ Vệ quốc đoàn,
tự vệ chiến đấu, cảnh vông an xung phong vệ, công an xung phong đều xông lên phía
trước với tinh thần quả cảm vô song, tiêu diệt Iihiều bộ binh, xe tăng địch.

Hiện vật khảng chiến: Hình 4 (Phụ ỉ ục ảnh),
Đến trung tâm thành phố Hải Phòng hôm nay, chúng ta không thể nào quên
được một địa chỉ đỏ, nơi ghi dấu chiến công của một trận đánh diễn ra vô cùng

oanh liệt. Đó là trận đánh hào hùng ở Nhà hát lớn thành phố diễn ra ngày
20/11/1946 của 17 chiến sĩ Vệ quốc đoàn thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 89, trung
đoàn 41 và 22 chiến sĩ đội tuyên truyền văn hóa Chiến khu 3 dưới sự chỉ huy của
Trung đội trưởng Đặng Kim Nở. 11 giờ ngày 20 - 11, 500 quân địch cả bộ binh và xe
tăng với đủ các loại súng lớn nhỏ bao vây, tấn công Nhà hát lớn. Với một lực lượng áp đảo,
chúng hi vọng có thể dễ dàng tiêu diệt lực lượng của ta và đánh chiếm vị trí quan trọng này.
Nhưng chúng đã sai lầm. Với tinh thần quả cảm tuyệt vời, với khí phách anh hùng, bất
khuất, đủ phải hi sinh đến người cuối cùng, các chiến sĩ Nhà hát lớn thành phố đã duy trì
cuộc chiến đấu đến sáng ngày 21 - 11, khi không còn gì để đánh nữa quân địch mới vào
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

17


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

được tầng dưới nhà hát. Cuộc chiến đấu giáp lá cà ác liệt đã diễn ra dưới lưỡi lê, báng súng;
cả bàn, ghế, nhạc cụ,... đều trở thành vũ khí diệt địch, Cuộc chiến đấu ở Nhà hát lớn diễn ra
trong một quang cảnh độc đáo: tiếng súng, tiếng lựu đạn, tiếng hô khẩu hiệu hòa trong tiếng
hát oai hùng.Thiên anh hùng ca bất diệt đó vang khắp các phố phường cồ vũ hào

khí của quân dân đất Cảng xông lên đánh địch.
Lịch sử sẽ đi qua nhưng niềm tự hào của quân và dân đất Cảng về những
con người trung dũng của thành phố, của Chiến khu 3 với trận chiến đấu ở Nhà
hát lớn anh hùng mãi mãi còn ghi lại đậm nét trong lòng mỗi người qua các thế
hệ khi nhắc đến.
Đối với Quân khu 3, tiếng súng mở đầu oanh liệt của Hải Phòng một lần
nữa chứng minh truyền thống anh hùng, bất khuất của người dân đồng bằng
luôn luôn được giữ vững và phát huy, bất kỳ kẻ thù hung bạo thể nào, bất kỳ
tình huống khó khăn đến đâu cũng không lay chuyển.

Sau khi đánh chiếm thành phố và thị xã Lạng Sơn, thực dân Pháp ngày
càng lao sâu vào con đường gạt bỏ mọi thương lượng để xâm lược nước ta bằng
bạo lực.
Trước tình hình đó, chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và chính phủ tập
trung chỉ đạo cả nước bước vào cuộc kháng chiến.

Đúng 20 giờ 19/12/1946, sau khi đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam phát
tín hiệu nổ súng tấn công. Chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp trên cả nước bùng nổ.
Sáng ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, trong đó có đoạn: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ.... ai cũng phải
ra sức chống thực dân cứu nước ”.Lời kêu gọi thiêng liêng của Bác là mệnh lệnh tiến

công của Tổ quốc đối với mỗi đồng bào và chiến sĩ cả nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, lực lượng vũ trang và nhân dân Chiến khu 2 và
Chiến khu 3 tiến công địch ở thành phố Nam Định, Hải Dương và nhiều nơi khác trên
khắp dải đồng bằng. Ở chiến khu 2, Bộ chỉ huy nhận lệnh đánh địch ở thành phố Nam
Định.Tối 19 - 12, trung đoàn 33 do đồng chí Cao Xuân Hổ - Trung đoàn trưởng, đồng chí
Hà Kể Tấn - Chính trị uỷ viên chỉ huy triển khai chiến đấu. Các tỉnh Hải Dương, Hà
Nam, Nam Định phối hợp với Hưng Yên, Thái Bình đánh địch.
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

18


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Thành phố Nam Định thời thuộc Pháp là thành phố lớn thử 3 của miền Bắc.
Trước ngày toàn quốc kháng chiến, quân Pháp ở Nam Định có 450 tên.
Lực lượng vũ trang của ta có các tiểu đoàn 69, 75, đại đội trợ chiến của trung

đoàn 33, một đại đội cảnh vệ và hơn 700 tự vệ. 24 giờ ngày 19 tháng 12 năm
1946, tiếng súng đánh địch ở Nam Định bắt đầu. Đại đội 15 tiểu đoàn 69 trung
đoàn 33 và tự vệ chiến đấu nổ súng tiến công trại Caro làm hiệu lệnh cho toàn
thành phố.
Ngày 23/2/1947, Ban chỉ huy mặt trận Nam Định họp, quyết định “Bảo
toàn lực lượng, kháng chiến lâu dài” để lại khoảng 100 cán bộ, chiến sĩ tổ chức
thành “đội cảm tử” còn lại rút về sau củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc chiến
đấu lâu dài, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Lực lượng của ta nhờ có chủ
trương đúng đắn nên mặc dù bị kẹp giữa quân giải toà và quân đồn trú, các
chiến sĩ cảm tử quân dựa vào đường hầm, vận dụng cách đánh du kích thiên
biến vạn hoá, đã tiêu diệt hơn 350 tên địch và rút ra khỏi thành phố. Sau gần 39
ngày đêm ta đánh Pháp ở Nam Định với lực lượng nòng cốt của trung đoàn 33
đã được Bác Hồ tặng danh hiệu “Trung đoàn tất thắng”.
Chấp hành mệnh lệnh, Đảng uỷ và Ban chấp hành chiến khu tổ chức đánh
địch, tiến công địch ở thị xã Hải Dương, tiến công địch giải toả đường 5, đánh
thông Hải Phòng với Hải Dương. Ở Hải Dương, đêm 19/12/1946, trung đoàn 44
và trung đoàn 141 cùng Lực lượng vũ trang địa phương tỉnh và thị xã nổ súng
tiến công địch, ngày 22/12, từ Hải Phòng, địch tổ chức tiến công trên quy mô
lớn, nhằm đánh thông đường giải vây cho Hải Dương. Trước đó, địch đã nhiều
lần tổ chức hành quân mở thông đường 5, nhưng đều bị quân ta đánh bại. Quân
dân dọc đường 5, nhất là quân dân Hải Dương đã kiên cường đánh địch, lập
nhiều chiến công xuất sắc. Trong cuộc chiến đấu đỏ, trung đoàn 44 đã thực hiện
được vai trò nòng cốt cho Lực lượng vũ trang địa phương và phong trào toàn dân
đánh giặc. Trung đoàn 44 xứng đáng được Bác Hồ tặng danh hiệu “Trung đoàn quyết
thắng".

Qua hơn 3 tháng đánh địch của quân dân khu 3 trên thực tế, chiến sự mới
chỉ diễn ra ờ một số thành phố lớn và dọc đường 5, nhưng đã lôi cuốn hầu hết
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00


19


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

các địa phương tham gia. Quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 3.000 tên
địch, nhiều phương tiện chiến tranh bị phá huỷ.
Quân khu 3 đã thực hiện tháng lợi những yêu cầu của giai đoạn đầu của
cuộc kháng chiến: giam chân địch dài ngày trong thành phố, ngăn chặn địch giải toả
giao thông, tiêu hao sinh lực địch và bảo toàn lực lượng của ta. Đó là những thắng lợi có ý
nghĩa chiến lược trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh mà quân và dân Quân khu 3 đã
thực hiện trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử này.

2.1.2 .Chiến tranh du kích phát triển rộng khắp. Các làng kháng chiến tiêu biểu.
Thắng lợi to lớn trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947 đã cổ vũ
động viên quân và dân ta chuyển sang một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến
lâu dài.
Đúng như nhận định của Trung ương Đảng, sau thất bại ở Việt Bắc, địch
quay về càn quét củng cố vùng chúng đã chiếm đóng và lấn chiếm một số vùng
tự do của ta. Chủng đưa một phần lực lượng vào mở cuộc càn quét ở đồng bằng
Nam Bộ và tập trung những lực lượng còn lại thực hiện kể hoạch “Siết chặt và
vết dầu loang” nhằm tiến hành bình định củng cố vùng chúng đã chiếm đóng ở đồng
bằng Bắc Bộ.

Tại đồng bằng sông Hồng thuộc Liên khu 3 đã chia thành hai vùng rồ rệt:
vùng tạm bị địch chiếm gồm các thành phố, thị xã: Hải Phòng, Kiến An, Hài
Dương, Hà Nội, Hà Đông, Nam Định và các vùng ven, phụ cận trên dưới l 0km
địch đã biến Hà Nội thành căn cứ đầu não tiến hành chiến tranh xâm lược và Hải Phòng
là căn cứ hậu cần chủ yểu với đường số 5, con đường huyết mạch nối liền Hải Phòng - Hà
Nội, đó lả vùng có ý nghĩa chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Nam Bộ

trong âm mưu xâm lược của giặc Pháp. Ngoài khu vực địch kiểm soát trên, vùng đất đai
rộng lớn ở đồng bằng còn lại là vùng tự do của ta, hậu phương trực tiếp của cuộc kháng
chiến trên địa bàn liên khu.

Liên khu 3 gồm 12 tỉnh thành phố thuộc các khu 2, 3 và 11 sáp nhập lại,
bao gồm hầu hết các vùng đồng bằng dọc hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông
Hồng, là kho người kho của, là nơi có những trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa có ý nghĩa chiến lược quan trọng với cả ta và địch trong quá trình chiến tranh.
Thực dân Pháp thường xuyên tập trung lực lượng quân sự lớn tại đây, một chiến trường
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

20


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

trọng điểm phải đánh chiếm, giữ và giành được mọi giá. Đẻ đáp ứng với yêu cầu phát
triển của cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới, ta tập trung xây đựng lực lượng, ổn định
mọi mặt chuẩn bị kháng chiến, nhằm phát triển cuộc chiến tranh toàn dân, toàn điện, đẩy
mạnh chiến tranh du kích trực tiếp uy hiếp hậu phương địch, góp phần đánh bại mọi âm
mưu tiếp tục chiến tranh xâm lược bằng chính sách “ dùng người Việt đánh người Việt"
của thực dân Pháp.

Phát huy truyền thống thượng vồ của tổ tiên, thực hiện phong trào “Toàn
dân vỉ binh ” “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, quân và dân toàn Liên khu đã tích cực
sắm sửa vũ khí tham gia chiến đấu. Việc trang bị vũ khí cho các Lực lượng vũ trang còn
nhiều khó khăn. Ở chiến khu 3 bình quân 10 chiến sĩ mới có 4 khẩu sủng. Đẻ có vũ khí
trang bị cho bộ đội, du kích, các công binh xưởng sản xuất mìn, lựu đạn để phục vụ cho
cuộc kháng chiến.


Trong các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, quân dân các địa phương đã
kiên cường chặn đánh địch. Nổi bật trong các cuộc chiến đấu bảo vệ địa phương
ở Hải Phòng - Kiến An là các cuộc chiến đấu của dân quân du kích Kiến Thụy,
An Lão. Dựa vào địa hình quen thuộc, dựa vào hào, lũy của làng chiến đấu
chuẩn bị sẵn, vận dụng lối đánh cơ động linh hoạt kết hợp đánh chỉnh diện, du
kích nhiều xã đã bẻ gãy các trận càn lấn chiếm của địch. Du kích hai xã Minh Tân và
Quang Trung, mỗi nơi chỉ có một tiểu đội đã chiến đấu với cả một tiểu đoàn địch từ sáng
tới chiều. Quân và dân du kích An Lão đã đập tan âm mưu bình định của địch, bảo toàn
lực lượng, lập nên nhiều chiến công hiển hách, xây dựng truyền thống Núi Voi trung
dũng, kiên cường với lời thề bất hủ :

“Đứng trên đỉnh núi ta thề,
Không giết được giặc, không về Núi Voi”.
Trận chiến đấu ở Cột Cờ (Kiến An) là một trận đánh gay go, quyết liệt nhất ở Hải
Kiến, thể hiện tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng tuyệt vời của cán bộ chiến sĩ. Trận Cột
Cờ đã nêu một tấm gương cao đẹp về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của đồng chí Trần
Thành Ngọ, cán bộ chỉ huy và những chiến sĩ đã xả thân quên mình vì sự nghiệp bảo vệ và
giải phóng quê hương, đồng thời để lại một bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác nắm
địch, chuẩn bị phương án tác chiến và vận dụng cách đánh cho toàn bộ lực lượng vũ trang
vùng tả ngạn sông Hồng.

Trên đà phát triển của chiến tranh du kích, ở Hải Dương, Hưng Yên trung đoàn
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

21


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

44 cùng dân quân du kích địa phương tích cực chặn đánh địch trong các cuộc hành quân

càn quét, gãy cho chúng nhiều thiệt hại. Tại Yên Mỹ, gần trăm tên địch bị loại khỏi vòng
chiến đấu. Tại Bình Giang, trong trận tiến công ngày 13/9/1947, hai tiểu đoàn địch bị
chặn đánh quyết liệt phải bỏ dở cuộc càn.Tại Từ Hồ, ngày 29 tháng 9, bộ đội và du

kích đã tiêu diệt và làm bị thương gần trăm tên địch.
Tại Hòa Bình, lực lượng vũ trang đại phương và đồng bào các dân tộc đánh
địch ở Phương Lâm, thị xã Hòa Bình, Mai Châu, Đà Bắc, Chợ Bờ, Suối Rút, Kỳ Sơn,...
Trung Đoàn 52 Tây Tiến cùng dân quân du kích phối hợp chiến đấu ở Bãi Sáng (Mai
Châu).

Tại Hà Nội, Hà Đồng, các đơn vị bộ đội và du kích chặn đánh hàng chục
trận càn của địch, đồng thời tổ chức tập kích các vị trí đóng quân của địch ở
vành ngoài. Ngày 20/4, ta tập kích khu Việt Nam Học Xá; ngày 6/8 tập kích bốt
kèn bông đỏ (thị xã Hà Đông).
Tại Nam Định, các hình thức đánh địa lôi, phục kích, quấy rối phát triển
mạnh. Có trận bộ đội cùng du kích vận động đánh địch ban ngày như ở Quang
Sán, diệt cả trung đội lính lê dương đi hoạt động lẻ. Chiến trường đồng bằng
trong những năm đầu của cuộc kháng chiến đã từng bước thể hiện rõ là một
chiến trường du kích sôi động.
Lực lượng dân quân du kích phát triển rộng khắp các thôn xã, các làng
kháng chiến hình thành khắp nơi. Đến cuối năm 1948, toàn Liên khu có 480
làng kháng chiến với hình thức chủ yếu là làng được rào tre dày đặc, đắp lũy xung quanh,
có trạm canh gác các lối ra vào, có hào giao thông và hầm chiến đấu, có hầm cất giấu
lương thực, vũ khí, hầm bí mật... Lực lượng dân quân du kích có kế hoạch thưởng xuyên
canh gác bảo vệ làng và sẵn sàng đánh địch khi chúng đến, các làng này đã cỏ tác dụng
thực sự ngăn chặn tiêu hao sinh lực địch. Có nơi từng đại đội, tiểu đoàn địch đã tiến công
cả ngày, thậm chí hai ba ngày liền vẫn không vào được làng. Tiêu biểu như làng kháng

chiến Vật Lại (Sơn Tây), Tam Hưng (Hà Đông), Nông Hóa ( Kỳ Sơn - Hòa
Bình), Liên Minh (Ý Yên - Nam Định), nhiều làng kháng chiến dọc đường 5

thuộc các huyện Bình Giang, Thanh Hà, Kim Thành (Hải Dương), Ẩn Thi,
Khoái Châu (Hưng Yên); xã Hùng Thắng, Khởi Nghĩa (Tiên Lãng - Hải Kiến)
...Lợi dụng địa hình địa vật quen thuộc, cùng các trận địa đã được bày sẵn, lực
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

22


QUÂN KHU 3 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

lượng dân quân du kích đã đánh địch bằng nhiều cách như gài min, làm hố
chông, gài bẫy, dùng lựu đạn, súng trường, giáo mác đánh địch, thoắt ẩn thoắt
hiện khiến quân địch tuy đông, trang bị hỏa lực mạnh vẫn bị tổn thất nặng nề
trước một lực lượng đu kích ít, trang bị thô sơ như ta. Đặc biệt là làng khảng
chiến Nguyên Xá - Thái Bình đã nêu tấm gương xuất sắc đánh địch giữ làng.
Làng quê Thái Bình vào đầu năm 1954 đã diễn ra một trận chống càn vô
cùng oanh liệt của quân và dân Nguyên Xá, nay là huyện Đông Hưng, tỉnh Thải
Bình từ ngày 20/2/1954 đến ngày 24/2/1954. Năm tháng đã đi qua nhưng với
những sự kiện thể hiện trên sa bàn giúp chúng ta nhớ lại một trận đánh mãi mãi
ghi vào lịch sử truyền thống Quân khu 3 trong kháng chiến chống Pháp.
Cuối năm 1953, trên địa bàn Thái Bình, thực dân Pháp đang lâm vào thể
bị vây hãm. Chúng huy động 2000 quân, mở hai cuộc hành quân lớn là
Buyphơlơ (tháng 11/1953) và Giecpho (tháng 12/1953) nhằm kéo dãn sư đoàn
320 của ta nhưng âm mưu của chúng đã bị thất bại.
Chiều ngày 20/2/1954, địch cho một tiểu đội đánh thăm dò xóm Nguyễn
Trãi, bị quân và dân ta tấn công, chúng buộc phải lùi ra . 4 giờ sáng ngày
21/2/1954, địch dùng hoả lực, pháo binh từ nhiều hướng đánh dồn đập vào làng.
Sau đó, chúng cho một trung đội chia thành hai mũi tấn công vào làng . Bị ta
đánh trả quyết liệt, địch phải tháo chạy. 0 giờ ngày 23/2/1954, địch cho một đại
đội lội dụng đêm tối từ đường 10 tắt qua cánh đồng, bí mật bao vây thôn Đà

Giang. Một đại đội tiến đánh thôn Đông Khê, một lực lượng đánh vu hồi vào
thôn Nam Ninh. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt đến tối ngày 23/2 /1954
mới im tiếng súng. Ta tiếp tục làm công tác chuẩn bị.
Ngày 24/2/1954, đúng 4 giờ sáng, địch tập trung hơn 2000 quân cỏ pháo
binh, xe tăng yểm trợ, chia nhỏ thành nhiều mũi tấn công vào làng. Quân ta nổ
súng sau đó rút vào hầm bí mật. Địch thấy vậy hò nhau đẩy cổng để vào làng,
cổng đổ, mìn nổ, 5 tên địch bị thiệt mạng và nhiều tên khác bị thương. Cuối
cùng địch vào được làng. Địch càng hung hăng lục phá bao nhiêu lại càng bị
quân ta tiêu diệt bởi mìn và chông gai bấy nhiêu. Đến 15 giờ ngày 24/2/1954,
địch phải rút lui tập trung tại đường 10 để đưa ma tên quan ba Pháp chết trận,
BM – TQP – 01 – 01 Ver.00

23


×