Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đặc điểm thể chất của học sinh đầu tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.43 KB, 2 trang )

Đặc điểm thể chất của học sinh đầu tiểu học
Đầu tuổi tiểu học, cơ thể của trẻ đã có nhiều bước phát triển mới. Lúc này
chiều cao của bé đã đạt trên 100 cm, cân nặng khoảng 15 kg; hệ cơ và hệ
thần kinh cấp cao phát triển mạnh nhưng hệ xương và hệ tiêu hóa còn chưa
hoàn thiện.
Hệ xương
Còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang
trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,...Vì
thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô cần phải
chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn
và có ích, đòi hỏi sự khéo léo của tay và chân… Đặc biệt rèn cho các em tư
thế ngồi học khoa học để tránh việc mắc phải các căn bệnh về học đường
trong đó có cong vẹo cột sống, cận thị…
Chiều cao mỗi năm của trẻ tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm
tăng 2kg. Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm
(nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Tuy nhiên,
con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm,
cân nặng có thể xê dịch từ 1 - 2 kg.
Hệ cơ
Đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận
động như chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà thầy cô và cha mẹ nên đưa các em
vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự
an toàn cho trẻ.
Hơn nữa, hệ cơ đang phát triển, khả năng tập trung chú ý củatuổi này còn
thấp, nên trẻ thường không ngồi yên lâu một chỗ được. Vì thế người lớn nên
thông cảm cho trẻ chứ không phải do trẻ hư.
Hệ tuần hoàn
Mặc dù khi lên 6, trọng lượng tim của trẻ nặng gấp 6 lần lúc mới sinh nhưng
nhịp đập yếu. Mỗi phút, tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút,
Mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa
hoàn chỉnh. Để tránh làm cho tim bị suy kiệt, người lớn cần chú ý cho trẻ


nghỉ ngơi hợp lý giữa các giờ chơi.


Bộ máy tiêu hoá
Bộ máy tiêu hoá của bé 6 tuổi còn yếu, dễ bị bệnh khó tiêu nếu ăn quá nhiều,
dễ bị tiêu chảy khi ăn đồ lạ, thức ăn lâu ngày. Thức ăn nóng quá hay lạnh
quá cũng có thể khiến bé sinh bệnh…
Khi người lớn cho trẻ ăn cần chú ý cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính và 1 bữa phụ.
Nếu cho trẻ ăn vặt, cho ăn đồ nguội lạnh nhiều sẽ có hại cho sức tiêu hoá và
sức khoẻ của trẻ.
Hệ thần kinh cấp cao
Đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ
trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các
em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí
tuệ,... Dựa vào cơ cấu sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em
với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
Cha mẹ cần nắm rõ các đặc điểm này để có chế độ nuôi dưỡng và giáo dục
phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện.



×