Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ CHẤT CỦA NỮ SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232 KB, 36 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ CHẤT CỦA NỮ
SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP THĂNG LONG.
3.1. Đánh giá trình độ thể lực chung của nữ sinh trường Đại học Dân Lập
Thăng Long.
Ngày nay, đánh giá trình độ thể lực chung được nhiều tác giả trong và
ngoài nước xem xét trên 3 mặt: Về mặt hình thái học (các chỉ số bên ngoài cơ
thể); các chỉ số về chức năng (trạng thái chức năng của các hệ cơ quan trong
cơ thể như hô hấp, tuần hoàn) và các chỉ số biểu thị tố chất thể lực chung bao
gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo và sự khéo léo (xem bảng 3.2).
Trên bảng 3.2 trình bày các số liệu đo được từ nghiên cứu.
Để đánh giá trạng thái chức năng, chúng tôi lựa chọn 2 chỉ số dung tích
sống (lít) và chỉ số Harvard, các chỉ số hình thái được chọn là chiều cao (cm),
cân nặng (kg); chu vi lồng ngực (cm), chỉ số Pinhê. Các tố chất thể lực chung
được đánh giá gồm 6 test (bài thử): sức nhanh (chạy 50m); sức bền C(chạy
500m); sức mạnh (bật xa tại chỗ, nằm sấp chống đẩy); độ dẻo (gập với sâu về
trước) và khéo léo (phối hợp động tác).
3.1.1.Đánh giá trạng thái chức năng cơ thể:
a)Về dung tích sống: Trị số dung tích sống thay đổi theo năm học, thay
đổi lớn nhất là từ năm thứ nhất đến năm thứ hai. Nếu năm thứ nhất, dung tích
sống trung bình của nữ sinh là 2,54 lít - 0,16, thì ở năm thứ hai là 5,65 lít -
0,13. Năm thứ ba, giảm đi là 2,54 lít - 0,14 và ở năm thứ tư dung tích sống
trung bình đạt 2,55 lít - 0,19. Khi so sánh thống kê học chỉ thấy khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm nữ sinh viên năm thứ nhất so với năm thứ hai, tính
được t = 2,18, P < 0,05 (5%). các trường hợp còn lại có khác biệt theo chiều
giảm dần, song không đạt được độ tin cậy thống kê cần thiết, t < 2, P > 5%.
b)Chỉ số Harvard (công năng tim):
Cũng giống như ở các chỉ số dung tích sống; chỉ số Harvard tăng chủ
yếu từ năm thứ nhất đến năm thứ hai, nghĩa là từ 64,80 - 3,88 (nhóm nữ sinh
năm thứ nhất) đến 73,10 - 3,77 (nhóm nữ sinh năm thứ hai). Sau đó, các chỉ số
1
1


này giảm dần 68,95 - 4,05 (nhóm nữ sinh năm thứ ba); 66,36 - 4,16 (năm thứ
tư). Về mặt thống kê, chỉ thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa năm thứ hai so với
năm thứ tư, giá trị tính được là t = 2,85; P < 0,05.
Các chỉ số còn lại của các năm không thấy sự khác biệt nhau (P > 0,05
Điều đáng lưu ý là: Chỉ số công năng tim ở mức dưới trung bình của đầu năm
thứ nhất (64,80 < 65), cuối năm thứ hai đã đạt xấp xỉ mức trung bình 73,10 so
với 74 của bảng phân loại công năng tim. Các chỉ số này ở cuối năm thứ ba và
cuối năm thứ tư đều trở về mức thấp của trung bình.
3.1.2. Các chỉ số hình thái.
Trong 4 chỉ số hình thái, chiều cao, cân nặng, chu vi lồng ngực, và chỉ
số Pinhê có 3 chỉ số có khác biệt rõ giữa các nhóm sinh viên năm thứ nhất với
sinh viên năm thứ hai. Thí dụ, về cân nặng: Nếu ở nhóm nữ sinh năm thứ nhất
trọng lượng cơ thể trung bình là 43,96 kg ± 3,84, thì năm thứ hai trọng lượng
trung bình là 46,67 kg ± 3,10. Về chu vi lồng ngực ở năm thứ nhất số đo trung
bình của nhóm là 74,38 cm ± 2,52, ở năm thứ hai là 78,16 cm ± 3,05. Chỉ số
Pinhê tính được ở nhóm nữ sinh năm thứ nhất P = 35,77 ± 3,37, xếp loại yếu
thì ở năm thứ hai P = 32,26 ± 2,80, xếp loại sức khoẻ trung bình. Sau đó, ở các
năm thứ ba và thứ tư, chỉ số Pinhê của các nhóm nữ sinh lại tăng đến 33,80 ±
3,44 (năm thứ ba) và 34,92 ± 3,27 (năm thứ tư). Trong 4 chỉ số kể trên sự khác
biệt thống kê chỉ thấy ở 3 chỉ số hình thái là cân nặng, chu vi lồng ngực và chỉ
số Pinhê. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ thấy giữa năm thứ hai với năm
thứ nhất, tương ứng là: về cân nặng giá trị tính được là t = 2,75, P < 5%; về
chu vi lồng ngực giá trị t = 3,40, P < 1% và chỉ số Pinhê giá trị t = 2,76, P <
0,05.
Như vậy: Chỉ số hình thái cũng giống như chỉ số công năng sự khác biệt
chủ yếu diễn ra giữa năm thứ hai so với năm thứ nhất.
3.1.3.Các tố chất về thể lực chung:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên bảng 2 trong 6 bài thử, có 4 bài thử có
khác biệt rõ giữa năm thứ hai so với năm thứ nhất là các bài thử bật xa tại chỗ,
2

2
nằm sấp chống đẩy (đánh giá sức mạnh); bài thử tập với sâu (đánh giá độ dẻo)
và bài thử phối hợp động tác (đánh giá sự khéo léo). Các bài thử chạy 50m
đánh giá sức nhanh và chạy 500m đánh giá sức bền có khác biệt về hình thức,
song về thống kê học không thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Ở chỉ số bật xa tại chỗ: nếu năm thứ nhất thành tích trung bình của nữ
sinh đạt được là 155,60 cm ± 5,8, thì ở năm thứ hai thành tích trung bình là
166,17 cm ± 4,48, có giá trị t = 3,57, P < 0,01 (1%).
- Ở bài thử nằm sấp chống đẩy: Nếu thành tích trung bình ở năm thứ
nhất là 8,90 lần ± 2,16 thì ở năm thứ hai đạt được 12,35 lần ± 3,05 có giá trị t =
3,84; P < 0,01 (1%).
- Ở bài thử gập với sâu: Thành tích trung bình năm thứ nhất là 14,65 cm
± 5,06 thì ở năm thứ hai thành tích trung bình của nhóm là 2,26 cm ± 4,45, có
giá trị t = 3,90, P < 0,01 (1%).
- Ở bài thử phối hợp động tác: Thành tích trung bình ở năm thứ nhất đạt
được là 6,67 điểm ± 1,80, ở năm thứ hai là 7,85 điểm ± 0,67, có giá trị t =
2,25 P < 0,05 (5%).
Như vậy đối với các tố chất thể lực chung, trong số 5 tố chất, chỉ có sức
mạnh, độ dẻo, sự khéo léo có khác biệt giữa năm thứ nhất và năm thứ hai; hai
tố chất là sức nhanh, sức bền chỉ khác biệt về mặt hình thức, chưa thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê; ở các năm sau các chỉ số thu được cả 5 tố chất đều có
xu hướng giảm dần so với năm thứ hai, song không thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Nhận xét sơ bộ: Từ kết quả nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực chung
của nữ sinh có thể nhận thấy:
- Sự khác biệt đều xảy ra ở các mặt trạng thái chức năng, chỉ số hình
thái và tố chất thể lực chung.
- Song sự khác biệt diễn ra rõ hơn giữa năm thứ hai so với năm thứ nhất.
Đa số các chỉ số tính được của năm thứ hai đều hơn hẳn năm thứ nhất và có ý
nghĩa thống kê từ mức 5% - 1%.

3
3
- Các năm học tiếp theo (năm thứ ba và năm thứ tư) các chỉ số về cơ
năng, hình thái cơ năng, các tố chất thể lực chung đều có xu hướng giảm dần
trở lại mức ban đầu khi chưa tập luyện TDTT.
- Nguyên nhân của sự giảm thấp các chỉ số hình thái, cơ năng tố chất thể lực
chủ yếu do sau học kỳ 5 sinh viên ít tập luyện TDTT thường xuyên.
4
4
Bảng 3.1: Kết quả trình độ thể lực chung của nữ sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216)
Số
T
T
Các chỉ số
Đối tượng
Chỉ số chức
năng
Chỉ số hình thái Tố chất thể lực chung
DTS
(lít)
Harvard
Chiều
cao
(cm)
Cân
nặng
(kg)
Chu vi
vòng
Ngực

(cm)
Pinhê
Chạy
50m
(giây)
Chạy
500m
(phút)
Bật xa
tại chỗ
(cm)
Nằm sấp
chống
đẩy
(lần)
Gập với
sâu
(cm)
Phối hợp
động tác
(điểm)
1
Năm thứ 1
N = 58
2.54
±0.16
64.80
±3.88
152.88
±3.18

43.96
±3.84
74.38
±2.52
35.17
±3.37
9.72
±0.58
2.34
±0.741
155.60
±5.80
8.90
±2.16
14.45
±5.06
6.67
±0.80
2
Năm thứ 2
N = 48
2.56
±0.013
73.10
±3.77
153.62
±2.27
46.67
±3.10
78.76

±3.05
32.26
±2.80
9.28
±0.60
2.30
±0.68
166.17
±4.48
12.35
±3.05
20.26
±4.45
7.85
±0.67
3
Năm thứ 3
N = 56
2.58
±0.14
68.95
±4.05
153.50
±2.48
46.30
±2.97
76.60
±3.10
33.80
±3.44

9.326
±0.611
2.326
±0.665
163.20
±5.27
11.28
±2.87
19.65
±5.27
7.30
±0.58
4
Năm thứ 4
N = 54
2.55
±0.19
66.36
±4.16
153.46
±2.67
46.50
±3.20
75.70
±2.85
34.92
±3.27
9.228
±0.554
2.345

±0.599
157.16
±4.90
9.15
±3.14
16.37
±4.80
7.14
±0.54
5
Sự
Khác
Biệt
Thống

t2 – 1
2.18 2.85 1.05 2.75 3.40 2.76 1.16 0.70 3.57 3.84 3.90 2.25
P
0.05 0.05 >0.05 0.05 0.01 0.05 >0.05 >0.05 0.01 0.01 0.01 0.05
6
t3 – 2
0.38 0.64 0.11 0.10 0.37 0.14 0.08 0.13 0.48 0.70 0.47 0.50
P
>0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05
7
t4 – 3
0.26 0.30 0.050 0.87 0.90 0.33 0.17 0.18 1.30 1.38 1.42 0.37
P
>0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 >0.05
5

5
3.2. Kết quả phỏng vấn nữ sinh viên Đại học Dân Lập Thăng Long.
Trước khi tiến hành đánh giá trình độ thể chất, chúng tôi tiến hành
phỏng vấn nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long. Tổng số người
được phỏng vấn là 216 người, bao gồm 58 người năm thứ 1; 48 người năm thứ
2; 56 người năm thứ 3 và 54 người năm thứ 4. Các nữ sinh viên nói trên được
trực tiếp kiểm tra phát triển thể chất, kết quả thể hiện ở bảng 3.1.
Câu hỏi thứ nhất: Sinh viên tự đánh giá tình hình sức khỏe của bản thân.
Có 5 mức đánh giá: rất tốt, tốt, trung bình, kém và rất kém. Kết qủa như sau:
Rất tốt có 16 người, chiếm tỷ lệ 7,40%. Tốt có 34 người trả lời, chiếm tỷ lệ
15,74%. Trung bình có 85 người trả lời, chiếm tỷ lệ 40,7%. Kém có 70 người
trả lời, chiếm tỷ lệ 32,40%. Rất kém có 8 người trả lời, chiếm tỷ lệ 3,7%. Như
vậy, số tự đánh giá sức khỏe tốt trở lên có 23,16%. Mức trung bình trở xuống
có 78,64%. Trong đó, mức kém và rất kém chiếm 36,10%.
Câu hỏi thứ hai: Về nguyên nhân của tình hình sức khỏe ở mức trung
bình, yếu kém, chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn câu hỏi này ở 166 người
thuộc diện trên. Các nguyên nhân được liệt kê gồm: Do giờ nội khóa ít (chỉ có
1 lần trong tuần), do không có thời gian tập ngoại khóa, do không có người
hướng dẫn, do cơ sở vật chất dụng cụ tập luyện thiếu, do thiếu thông tin và tài
liệu tham khảo, do không quy định về tiêu chuẩn kiểm tra thể lực, do bệnh tật,
do bản thân lười biếng. Kết qủa thu được như sau: Có 140/166 người cho rằng
giờ nội khóa 1 tiết/tuần là rất ít, chiếm tỷ lệ 84,33%; nguyên nhân không có
thời gian nhàn rỗi để tập ngoại khóa, có 135 người trả lời, chiếm tỷ lệ 81,32%;
nguyên nhân do cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện thiếu có 147 người trả lời,
chiếm tỷ lệ 88,05%; nguyên nhân thiếu người hướng dẫn tập luyện có 133
người trả lời, chiếm tỷ lệ 80,12%; nguyên nhân thiếu thông tin và tài liệu tham
khảo có 150 người chiếm tỷ lệ 90,36%; nguyên nhân bộ môn GDTC không
quy định kiểm tra thể lực trong năm học là 146 người chiếm tỷ lệ 87,95. Như
vậy, 6 nguyên nhân nói trên được sinh viên trả lời khá tập trung có tỷ lệ phần
trăm cao đều từ 80,12 đến 90,36%. Riêng hai nguyên nhân do bản thân lười

6
6
tập luyện và do bệnh tật chiếm tỷ lệ rất thấp tương ứng là 9,63% và 3,61%. Do
đó, có thể khẳng định là sinh viên đa số có nhận thức đúng đắn với việc phát
triển thể lực, rất ít sinh viên lười biếng. Điều này, sẽ được thể hiện ở câu hỏi
thứ 3.
Câu hỏi thứ 3: Nhận thức của sinh viên về việc nâng cao sức khỏe và
phát triển thể lực. Có bốn mức độ được đặt ra: rất quan trọng, quan trọng, bình
thường và không quan trọng. Ý kiến thu được như sau: có 80 sinh viên trả lời
là rất quan trọng, chiếm tỷ lệ 37,03%; mức quan trọng có 116 sinh viên, chiếm
tỷ lệ 53,70%; mức bình thường có 14 sinh viên, chiếm tỷ lệ 6,48% và mức
không quan trọng có 6 sinh viên, chiếm tỷ lệ 2,77%. Như vậy, tỷ lệ 90,73% số
người được hỏi có mức quan trọng trở lên. Các nhận thức khác, chiếm tỷ lệ
thấp là 9,25%.
Câu hỏi thứ 4: Về nguỵên vọng của sinh viên với công tác GDTC trong
nhà trường. Chúng tôi chuẩn bị 8 phương án gồm: nghiên cứu tăng chất lượng
giờ nội khóa; tăng cường giờ học ngoại khóa (nhất là ngoại khóa bắt buộc);
đảm bảo sân bãi dụng cụ tập luyện đầy đủ; thường xuyên cung cấp thông tin,
tài liệu tham khảo; quy định bắt buộc kiểm tra thể lực hàng năm; có người
hướng dẫn tập luyện; xây dựng CLB thể thao môn tự chọn và tổ chức các giảit
thi đấu thể thao thường xuyên. Kết quả thu được từ phỏng vấn sinh viên có
198/216 sinh viên trả lời cần tăng các giờ ngoại khóa bắt buộc, chiếm tỷ lệ
91,66%. Nguyện vọng xây dựng CLB thể thao môn tập tự chọn cóa 196 người,
chiếm 90,74%. Có 184 người đề nghị nên thường xuyên tổ chức các giải thi
đấu thể thao chiếm tỷ lệ 85,18%. Có 160 người mong muốn nâng cao chất
lượng các giờ tập luyện các giờ thể dục nội khóa, tỷ lệ 74,07%. Có 153 người
đề nghị được cung cấp thông tin, tài liệu tham khảo về bài tập và phương pháp
tập chiếm 70,83%. Các nguyện vọng đảm bảo về sân bãi dụng cụ tập luyện, có
quy định bắt buộc kiểm tra thể lực hàng năm, có người hướng dẫn tập luyện,
có tỷ lệ phần trăm tương đối cao (từ 60,18% đến 68,05%).

7
7
Câu hỏi thứ 5 : Về việc lựa chọn môn thể thao tự chọn do phần đông
sinh viên là nữ cho nên các nữ sinh đều mong muốn được tập luyện các môn
thể thao phù hợp với giới tính và trình độ sức khỏe. Vì vậy, các ý kiến trả lời
đã phản ánh đúng nguyện vọng của nữ sinh với việc tập luyện môn thể thao tự
chọn sau khi kết thúc chương trình TDTT nội khóa ở học kỳ 5 (năm thứ 3).
Môn thể thao được lựa chọn đông nhất là môn Thể dục tổng hợp cổ
truyền, có 195/216 người tán thành, chiếm tỷ lệ 90,27% ; Môn có nguyện vọng
thứ hai là môn cầu lông, có 150 nữ sinh đồng ý, chiếm tỷ lệ 62,96%; Môn
bóng bàn chiếm vị trí thứ ba, có 136 người nhất trí, chiếm tỷ lệ 62,96% ; Hai
môn còn lại cũng được nữ sinh ưa thích có tỷ lệ số ý kiến tán thành trên 50%
là các môn võ có 123 em có nguyện vọng, chiếm 56,94% và môn bơi lội có
114 sinh viên lựa chọn, chiếm 52,77%. Các môn còn lại là các môn bóng như
bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền có tỷ lệ lựa chọn thấp (từ 16 - 38%).
Câu hỏi thứ 6: Ý kiến về số buổi tập môn thể thao tự chọn trong tuần.
Trong các phương án trả lời, xếp theo trình tự từ 1 buổi và từ 4 buổi trở lên, ý
kiến trả lời như sau: Tập 3 buổi/tuần được nhiều người lựa chọn hơn cả có
148/216, chiếm tỷ lệ 58,61%. Số buổi tập là 2, có 46 người đồng ý, chiếm tỷ lệ
21,99%, số buổi tập 1 và 4 buổi trở lên, có tỷ lệ phần trăm trả lời thấp, tương
ứng là 8,33 và 1,85%.
Bảng 3.2 Kết qủa phỏng vấn nữ sinh viên trường Đại học Dân Lập Thăng
Long (n = 216)
TT Nội dung câu hỏi
Kết quả Chú
giải
SL %
1 Tự đánh giá sức khỏe
-Rất tốt
-Tốt

-Trung bình
-Kém
-Rất kém
16
34
88
70
8
7,40
15,7
4
40,7
4
8
8
32,4
0
3,70
2
Nguyên nhân dẫn đến sức khỏe trung bình,
yếu kém
-Do giờ nội khóa ít thời gian
-Do không có thời gian ngoại khóa
-Do cơ sở vật chất, dụng cụ tập thiếu
-Do thiếu người hướng dẫn
-Do thiếu thông tin và tài liệu
-Do lười tập luyện
-Do không quy định kiểm tra thi lại
-Do bệnh tật
14

0
13
5
14
7
13
3
15
0
16
14
6
6
84,3
3
81,3
2
68,0
5
80,1
2
90,3
6
9,63
87,9
5
3,61
Phỏng
vấn 166
người

thuộc
diện
sức
khỏe
này
3
Nhận thức về sức khỏe
-Rất quan trọng
-quan trọng
-Bình thường
-Không quan trọng
80
11
6
14
66
37,0
3
53,7
0
6,48
2,77
9
9
4
Nguyện vọng với công tác GDTC
-Nâng cao chất lượng giờ nội khóa
-Tăng giờ ngoại khóa bắt buộc
-Đảm bảo sân bãi, dụng cụ tập luyện đủ
-Cung cấp thông tin, tài liệu tham khảo

- Quy định kiểm tra thể lực bắt buộc
-Có người hướng dẫn tập
-Xây dựng CLB TDTT, môn tự chọn
-Tổ chức giải thi đấu thể thao
16
0
19
8
14
7
15
3
14
1
13
0
19
6
18
4
74.0
7
91,6
6
68,0
5
70,8
3
65,2
7

60,1
8
90,7
4
5,18
5 Lựa chọn môn thể thao tự chọn
- Thể dục tổng hợp cổ truyền
- Bóng đá
- Bóng rổ
- Bóng chuyền
-Điền kinh
-Bơi lội
-Các môn võ
-Cầu lông
-Bóng bàn
-Bóng ném
19
5
41
36
84
78
11
4
12
3
15
90,2
7
18,9

8
16,6
6
38,8
8
36,1
1
52,7
10
10
0
13
6
16
7
56,9
4
69,4
4
62,9
6
7,40
6
Số buổi tập/1tuần
-1 buổi
-2 buổi
-3 buổi
-4 buổi trở lên
18
46

14
8
4
8,33
21,9
9
68,5
1
1,85
Nhận xét: Từ kết quả phỏng vấn nữ sinh viên về các vấn đề có liên quan
đến trạng thái thể lực và nguyện vọng phát triển thể lực của nữ sinh, thấy tình
hình sức khỏe thể lực của nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long Hà nội
đa số ở mức trung bình và dưới mức trung bình. Nhất là số có tình hình sức
khỏe yếu kém tương đối lớn (36,10%). Nguyên nhân của tình hình sức khỏe
nói trên có rất nhiều (6/8 nguyên nhân đặt ra trong phiếu phỏng vấn). Tuy
nhiên, sinh viên ngày nay đã nhận thức rõ vai trò của việc nâng cao sức khỏe
phát triển thể lực. Đa số được mong muốn có giờ tập luyện thêm TDTT; được
xây dựng thêm các CLB TDTT tự chọn; được tổ chức thường xuyên các giải
thi đấu; được nâng cao chất lượng các giờ thể dục nội khóa, cung cấp thông tin
và tài liệu tham khảo. Các môn tự chọn ở hai năm học cuối cùng được đa số nữ
sinh lựa chọn là môn Thể dục tổng hợp cổ truyền, (90,27%) và một số môn tập
hợp với sức khỏe và giới tính, đó là cầu lông, bóng bàn. Đa số nữ sinh mong
muốn có 3 buổi tập/tuần (68,51%) ý kiến. Điều này, hoàn toàn phù hợp với số
buổi tập luyện trong một tuần để nâng cao sức khỏe.
11
11
3.3. Phân tích mối quan hệ giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập
môn GDTC nội khóa của nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng
Long
Để phân tích mối quan hệ giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập

môn GDTC trong chương trình nội khóa, chúng tôi tính hệ số tương quan giữa
các chỉ số chức năng, hình thái, các tố chất thể lực cơ bản (đã nghiên cứu ở
chương 3) với kết quả học tập môn học GDTC mà nữ sinh viên đạt được trong
quá trình học tập, ở năm thứ nhất và năm thứ hai, kết quả học tập là điểm thi
môn GDTC cuối năm, vào thời điểm đánh giá trình độ thể lực chung. Riêng
năm thứ ba vì cuối học kỳ 5, sinh viên kết thúc môn GDTC, nên tôi lấy điểm
học tập môn GDTC vào thời điểm cuối học kỳ này.
3.3.1.Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập
môn GDTC của nữ sinh năm thứ nhất,
Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy:
a)Về trạng thái chức năng: Hai chỉ số dung tích sống và công năng tim
có tương quan ở mức trung bình với thành tích học tập môn GDTC nội khóa,
tương ứng r = 0,605 và 0,589.
b)Về hình thái cơ thể: Trong số 4 chỉ số là chiều cao, cân nặng, chu vi
lồng ngực và chỉ số Pinhê, thấy có 3 mối tương quan đồng biến ở mức trung
bình với thành tích học tập môn GDTC nội khóa. Đó là cân nặng, chu vi vòng
ngực và chỉ số Pinhê, tương ứng là 0,610; 0,570 và 0,562, trừ chỉ số này ảnh
hưởng không nhiều tới kết quả thuận với thành tích học tập, có thể là chỉ số
này ảnh hưởng không nhiều tới kết quả học tập môn học GDTC có trong
chương trình nội khóa (Xem bảng 3.3).
c)Về các chỉ số tố chất thể lực chung:
Trong số 6 bài thử biểu thị 5 tố chất thể lực cơ bản là sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, độ dẻo và sự khéo léo, thì 5/6 bài thử có tương quan đồng biến
với kết quả học tập môn GDTC. Đó là chạy 50m r = 0,554; chạy 500m r =
0,548; bật xa tại chỗ r = 0,720; nằmg sấp chống đẩy, r = 0,625; phối hợp động
12
12
tác, r = 0,572. Chỉ có một trường hợp ở bài thử gập dẻo trước, mối tương quan
thu được ở mức dưới trung bình r = 0,401.
Như vậy: Qua phân tích 12 hệ số tương quan giữa trạng thái chức năng,

hình thái cơ thể và tố chất thể lực chung với kết quả thi môn GDTC ở cuối
năm thứ nhất thì 10/12 chỉ số thu được mối tương quan đồng biến với kết quả
học tập mon GDTC nội khóa, trong đó bật xa tại chỗ có mối tương quan cao r
= 0,72.
Nhận xét: Từ kết quả phân tích tương quan có thể nhận thấy giữa các chỉ
số biểu thị trình độ thể lực chung với kết quả học tập môn GDTC ở năm thứ
nhất đa số các trường hợp tính được biểu thị mối tương quan thuận r đạt từ
0,50 trở lên.
Bảng 3 .3: Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập
môn GDTC của nữ sinh năm thứ nhất (n = 216)
TT Các chỉ số
Mối tương quan
với kết quả học tập
Ghi chú
1
Chức năng:
-Dung tích sống
-Công năng tim
(HW)
0,605
0,589
Điểm thi GDTC cuối
học kỳ 2, năm thứ nhất
2
Hình thái:
-Chiều cao
-Cân nặng
-Chu vi vong ngực
-Chỉ số Pinhê
0.336

0.610
0.570
0.562
Điểm thi GDTC cuối
học kỳ 2, năm thứ nhất
3 Tố chất thể lực:
-Chạy 50m
-Chạy 500m
-Bật xa tại chỗ
-Nằm sấp chống đẩy
-Gập dẻo trước
0.554
0.548
0.720
0.625
0.401
Điểm thi GDTC cuối
học kỳ 2, năm thứ nhất
13
13
-Phối hợp động tác 0.572
4
Mối tương quan
thuận
Mối tương quan cao
10/12
1
14
14

×