Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

MÙI THỊ ÍM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC H’MÔNG
TẠI XÃ KHÂU TINH, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lí tài nguyên rừng
Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2011- 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------


MÙI THỊ ÍM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC H’MÔNG
TẠI XÃ KHÂU TINH, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lí tài nguyên rừng

Lớp

: 43 - QLTNR

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2011- 2015

Giáo viên hướng dẫn : TS. Đỗ Hoàng Chung

Thái Nguyên – 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

MÙI THỊ ÍM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC H’MÔNG
TẠI XÃ KHÂU TINH, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lí tài nguyên rừng

Lớp

: 43 - QLTNR

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học


: 2011- 2015

Giáo viên hướng dẫn : TS. Đỗ Hoàng Chung

Thái Nguyên – 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận
dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây
thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang".
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực ập
tốt nghiệp của em đã hoàn thành.
Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng
dẫn chúng em.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Hoàng
Chung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Na
Hang – Tuyên Quang và ban lãnh đạo xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang cùng người dân trong xã Khâu Tinh - huyện Na Hang, đã tạo điều kiện
giúp em trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
MÙI THỊ ÍM


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc H’Mông khai thác
và sử dụng làm thuốc tại xã Khâu Tinh .......................................... 20
Bảng 4.2: Các bài thuốc được cộng đồng dân tộc H’Mông khai thác và sử
dụng tại xã Khâu Tinh..................................................................... 38
Bảng 4.3: Các loài thực vật được cộng đồng dân tộc H’Mông khai thác và sử dụng
làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng.................49
Bảng 4.4: Đặc điểm cơ bản về hình thái của một số loài cây thuốc cần được ưu tiên
bảo tồn và nhân rộng ở cộng đồng dân tộc H’Mông ............................. 52


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy có
thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng. ................................... 16
Hình 4.1: Biểu đồ về bộ phận thu hái một số loài cây thuốc được cộng đồng
dân tộc H’Mông khai thác và sử dụng ............................................ 37
Hình 4.2: Tỷ lệ về cách sử dụng của các lòai thực vật được cộng đồng dân tộc
H’Mông sử dụng làm thuốc ............................................................ 61



v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

CREDEP

Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc
Dân tộc cổ truyền

CR

Rất nguy cấp

EN

Nguy cấp cao

NCCT

Người cung cấp tin

Stt

Số thứ tự


sp

Chưa xác định rõ tên, họ theo khoa học

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

UNESCO

Tổ chức Di sản văn hóa thế giới

VU

Bị đe dọa, sắp nguy cấp

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

WWF

Tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới


vi

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.2. Mục đích và mục tiêu ................................................................................. 3
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 4
1.3.3. Yêu cầu .................................................................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
2.1. Cơ sở thực hiện đề tài................................................................................. 5
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................... 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 8
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 12
2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 12
2.3.2. Địa hình địa thế ..................................................................................... 12
2.3.3. Khí hậu- thuỷ văn .................................................................................. 12
2.3.4. Địa chất , thổ nhưỡng ............................................................................ 13
2.3.5. Tài nguyên rừng .................................................................................... 13
2.3.6. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội .................................................... 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 15
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 15
3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản .................................................................... 16
3.4.2. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 16


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Đỗ Hoàng Chung.
Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung
thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,…đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, 25 tháng 05 năm 2015
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên

TS. Đỗ Hoàng Chung

Mùi Thị Ím

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường
sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng

không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu
khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu,
phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống
sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời
rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến đây là
nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương
trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn
nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học.
Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên
sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là
khu vực Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh nghiệm đã được tích lũy
qua 4000 năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh vv… của cộng đồng 54
dân tộc anh em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên
thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống
và sức khỏe của mọi người đặc biệt là các đồng bào Dân tộc thiểu số ở các
vùng sâu, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất
nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng.
Theo các nhà phân loại thực vật ở Việt Nam giàu tài nguyên thực vật
nhất Đông Nam Á, nơi có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó có
3.948 loài được dùng làm thuốc (Viện dược liệu, 2004) [8] chiếm khoảng
37% số loài đã biết. Đó chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của 54 dân


2
tộc thiểu số Việt Nam, cho đến nay chúng ta chỉ mới biết được có một phần.
Ngoài ra các nhà khoa học Nông Nghiệp đã thống kê được 1.066 loài cây trồng
trong đó cũng có 179 loài cây sử dụng làm thuốc. Theo kết quả điều tra của
viện dược liệu trong thời gian 2002 – 2005 số loài cây thuốc ở một số

vùng trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy Trường Sơn như sau: Đắc Lắc
(751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (814 loài), Lâm Đồng (756 loài).
Với hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây thuốc hết sức phong phú
và đa dạng.
Sức khỏe lại là một phần quan trọng của con người, trong mỗi chúng ta
không phải lúc nào cũng khỏe và ai cũng khỏe cả, mà nhiều lúc ốm đau, bệnh
tật thì cần phải có thuốc để chữa bệnh nhằm ổn định và nâng cao cuộc sống
hằng ngày. Với các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh
khi mà nguồn thuốc Tây Y không phục vụ đến kịp thời. Các bài thuốc Nam lại
là nguồn nguyên liệu sẵn có, đó là các loài cây xung quanh mình để sử dụng
làm thuốc an toàn và có hiệu quả. Chính vì thế mà các loài thuốc dân gian của
các đồng bào dân tộc nói chung và của dân tộc H’Mông nói riêng thật sự cần
thiết và hết sức quan trọng đôi khi được xem như là “sức mạnh vô hình” cứu
sống tính mạng con người.
Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm
trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây thuốc bản
địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện
và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vững bền vững tài nguyên cây thuốc bản địa
là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đối với các cộng đồng
dân tộc ở xã Khâu Tinh - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang, trong đó có dân
tộc H’Mông họ có những bài thuốc, kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng hiệu
quả trong việc chữa bệnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ghi nhận và gìn giữ
vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng
dân tộc H’Mông. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý


3
của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử
dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Khâu Tinh,

huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang".
1.2. Mục đích và mục tiêu
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu, đánh giá, hệ thống lại kiến thức bản địa về khai thác và sử
dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Khâu Tinh, huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang liên quan đến việc nghiên cứu và bảo tồn tài nguyên
Lâm sản ngoài gỗ. Từ đó, đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và
phát huy hệ thống kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng cây thuốc của cộng
đồng dân tộc H’Mông một cách bền vững và hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu
- Phát hiện được từ cộng đồng dân tộc H’Mông các bài thuốc, cây thuốc
dân gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống.
- Lựa chọn được các bài thuốc, cây thuốc hay, quan trọng để phát triển
nhân rộng và bảo tồn trên cơ sở lựa chọn có sự tham gia của người dân.
- Hệ thống được tri thức bản địa về khai thác, sử dụng một số cây thuốc, bài
thuốc gia truyền, những kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào dân tộc H’Mông
từ các loài cây hoặc các bộ phận của cây sử dụng an toàn và có hiệu quả.
- Đề xuất được một số giải pháp để bảo tồn và phát triển những hệ thống
kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng
dân tộc H’Mông ở xã Khâu Tinh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế.
- Tích lũy những kinh nghiệm cho công việc khi đi làm.
- Nâng cao kiến thức thực tế.


4
- Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi
những kinh nghiệm từ thực tế.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần vào việc quản lí tài nguyên rừng bền vững.
- Phát hiện, bảo tồn và phát triển tiềm năng của thực vật rừng được cộng
đồng dân tộc H’Mông khai thác và sử dụng làm thuốc.
- Duy trì và phát huy hệ thống kiến thức bản địa về cây thuốc của cộng
đồng dân tộc H’Mông.
1.3.3. Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác.
- Phát hiện tương đối đầy đủ về cây thuốc, bài thuốc được cộng đồng dân
tộc H’Mông khai thác và sử dụng.
- Đề xuất một số giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế phù hợp
với điều kiện của địa phương.
- Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi
ra trường.


5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở thực hiện đề tài
Tri thức bao gồm sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên
xung quanh con người. Hệ thống tri thức là sản phẩm trí tuệ của loài người
được tích lũy từ những kinh nghiệm của quá trình lao động sản xuất thực tiễn
trong cuộc sống hàng ngày. Hệ thống tri thức này hình thành trong thời gian
dài lịch sử, tồn tại và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội qua
sự trải nghiệm của nhân dân lao động.
Vậy tri thức bản địa là gì? Theo định nghĩa chung cuả tổ chức Di sản văn
hóa thế giới (UNESCO), tri thức bản địa là tri thức hoàn thiện được duy trì,
tồn tại và phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại gần gũi
giữa con người với môi trường tự nhiên nó được truyền miệng từ đời này sang

đời khác và rất ít khi được ghi chép lại. Tri thức bản địa là tri thức được tạo ra
bởi một nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẽ với thiên
nhiên trong một vùng nhất định. Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia
giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém,
có sự tham gia của người dân và đạt được sự bền vững. Các dự án phát triển
dựa trên cơ sở tri thức bản địa sẽ lôi kéo được nhiều người dân tham gia, vì nó
hợp với suy nghĩ của nhân dân, dân biết phải làm gì và làm như thế nào. Đó
chính là cơ sở của sự thành công. Đặc điểm quan trọng của tri thức bản địa là
luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường, các cộng đồng cư dân địa
phương luôn có ý thức bản địa hóa những du nhập từ bên ngoài có lợi và thích
hợp với cộng đồng.
Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các
thành phần khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của
các dự án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến


6
các lâm sản khác ngoài gỗ. Và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ là
bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được
từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ
ở tất cả các hình thái của nó. Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm
sản ngoài gỗ thuộc một phần của tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là
tổng hợp của sinh quyển trong một loạt các thảm thực vật. Tài nguyên thực
vật như là các nhà sản xuất chính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và
cơ sở dòng năng lượng trên trái đất. Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô
cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói
chung. Nhưng trong thời gian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái nghiêm
trọng do sự tác động tiêu cực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và
nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối mới như: Luật Bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004, Luật đất đai năm 2013, Luật đa dạng sinh học năm

2008, Nghị định 32 của Chính phủ năm 2010,…cùng với hàng loạt các văn
bản khác đã ra đời nhằm bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
hợp lí. Đây là một cơ sở pháp lí quan trọng để thực hiện thành công đề tài tri
thức bản về khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông ở
xã Khâu Tinh.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm sản ngoài gỗ để làm
thuốc, nhiều nước đã có các đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng
nhiều nguồn tài nguyên này để xuất khẩu làm dược liệu và thu được một
nguồn tài chính khá lớn. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là
quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Một nghiên cứu rất
thành công của họ đã cho ra đời cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở
Trung Quốc" vào năm 1968, do các nhà nghiên cứu Vân Nam - Trung Quốc thực


7
hiện. Cuốn sách này đã đề cập tới đặc điểm sinh thái, công dụng, kỹ thuật gây
trồng, ché biến và bảo quản cây Thảo quả (Phan Văn Thắng, 2002) [11].
Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm
1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho
con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những năm
1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên
cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã
công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại
lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách
“Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại
cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan,
2005) [5]. Đến năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ
chức Nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của Lâm

sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc cải thiện đời
sống cho người dân ở miền núi sống ở trong và gần rừng, thu hút họ tham gia
vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững, giúp họ có thể yên tâm
sống chủ yếu vào nghề rừng.
Theo ước tính của tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng
35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích
chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô
cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức
khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang
phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu
hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2006)
[10]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp
cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây


8
thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các
loại cây thuốc (Trần Thị Lan, 2005) [5].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho
sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao
lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát
mẻ. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều
cây thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần ở trong rừng mà họ sống
xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là vô cùng cần thiết và
cấp bách.
Theo nguồn thông tin Viện Dược liệu (2004) thì Việt Nam có đến 3.948
loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có
công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự

nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử
dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu
chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ, trong đó có cộng đồng dân tộc H’Mông ở
xã Khâu Tinh, Huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang. Những năm qua, chỉ riêng
ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn.
Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư
nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây.
Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô [6] [8].
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả- huyên
Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây
thuốc của cộng đồng dân tộc cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây
thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi
rất nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những
kiến thức quý báu này chưa được phát huy và chưa có cách duy trì hiệu quả,
chưa có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân


9
sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái chúng. Thêm vào đó
họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các điều kiêng kị
khi thu hái cây thuốc. Họ đã đánh giá được mức độ tác động của người dân
địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc [4].
Ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không
ngừng tăng lên, theo báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và tài
nguyên cây thuốc (Viện dược liệu, 2003) [7].
- Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài.
- Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài.
- Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài.
- Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài
Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có

nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng
suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó
tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ
sinh thái, sự đa dạng các loài và di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với
bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử
dụng bền vững và phát triển cây thuốc [1].
Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền
(CREDEP) từ trước đến nay khá nhiều địa phương trong nước đã có truyền
thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về cây thuốc, bài thuốc chữa các
bệnh thường gặp hang ngày. Trong 2 năm gần đây, Ngô Qúy Công (2005) đã
tiến hành điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc Nam tại vùng đệm của Vườn
quốc gia Tam Đảo, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây
thuốc quý nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại. Họ
chỉ rõ phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan tâm, việc thu hái bằng cách
đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận
dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây
thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang".
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực ập

tốt nghiệp của em đã hoàn thành.
Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng
dẫn chúng em.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Hoàng
Chung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Na
Hang – Tuyên Quang và ban lãnh đạo xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang cùng người dân trong xã Khâu Tinh - huyện Na Hang, đã tạo điều kiện
giúp em trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
MÙI THỊ ÍM


11
- Vùng phân bố tự nhiên của cây thuốc bị thu hẹp: Do nạn phá rừng làm
nương rẫy, nhất là việc mở rộng diện tích trồng Cà phê, Cao su ở các tỉnh phía
Nam đã làm mất đi những vùng rừng rộng lớn vốn có nhiều cây thuốc mọc tự
nhiên chưa kịp khai thác.
- Hầu hết các cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao, mặc dù có vùng
phân bố rộng lớn, trữ lượng tự nhiên tới hàng ngàn tấn, như Vằng đắng, các
loài Bình vôi hoặc hàng trăm tấn như Hoằng đắng nhưng do khai thác quá
mức, không chú ý bảo vệ tái sinh, dẫn đến tình trạng mất khả năng khai thác.
Một số loài thuộc nhóm này như Ba kích, Đẳng sâm…đã phải đưa vào Sách
đỏ Việt Nam (1996) và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2004)
nhằm khuyến cáo bảo vệ.

- Đặc biệt đối với một số loài cây thuốc như Ba kích, Tam thất và Sâm
mọc tự nhiên, Hoàng liên, Lan một lá,…đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng cao (Nguyễn Văn Tập, 2006) [10].
Việt Nam là một nước có tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú
nhưng vì ở trong những khu rừng hay gần rừng lại thường tập trung nhiều
thành phần dân tộc sinh sống, có nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau, kiến
thức bản địa trong việc sử dụng cây làm thuốc cũng rất đa dạng và phong phú,
mỗi dân tộc có các cây thuốc và bài thuốc riêng biệt, cách pha chế và sử dụng
khác nhau. Nên hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị giảm
sút nghiêm trọng, kéo theo sự đa dạng sinh học cũng bị suy giảm trong đó có
cả một số cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần,
vậy việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn sử dụng tài nguyên cây thuốc bản
địa là một việc rất cần thiết. Đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số, họ có
những bài thuốc kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng chữa bệnh lại hiệu quả
rất cao. Tuyên Quang cũng là một tỉnh tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống đặc biệt là huyện Na Hang nơi có khá nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số
sinh sống trong rừng và gần rừng, trong đó có dân tộc H’Mông. Chính vì vậy,


12
đây là một nơi lý tưởng cho nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử
dụng tài nguyên cây thuốc, các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên cuả cộng
đồng dân tộc địa phương nơi đây.
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý
Xã Khâu Tinh cách trung tâm huyện lỵ Na Hang 75km về phía Bắc, có
tổng diện tích đất tự nhiên là 8.445,8 ha, có vị trí tiếp giáp với các đơn vị sau:
- Phía Bắc giáp các xã: Côn Lôn, Yên Hoa
- Phía Nam giáp với thị trấn Na Hang
- Phía Đông giáp các xã: Sơn Phú, Đà Vị

- Phía Tây giáp với xã Năng Khả.
2.3.2. Địa hình địa thế
Địa hình xã Khâu Tinh chủ yếu là núi, núi cao nhất có độ cao 1200m, độ
cao trung bình khoảng 600m - 700m so với mực nước Biển. Mang đặc điểm
của vòng cung núi đá vôi Lô Gâm ở vùng Đông Bắc Việt Nam có địa hình
dốc, các dãy núi đá vôi hiểm trở và các bãi phù xa xâm lấn trong thung lũng
dọc theo con sông Năng, với các hệ thống hang động rộng khắp.
2.3.3. Khí hậu- thuỷ văn
Khí hậu tại địa bàn xã Khâu Tinh được chia thành hai mùa rõ rệt mùa
mưa và mùa khô, trong đó mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau
và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm: 220240C; Nhiệt độ cao nhất: 350- 380C; Nhiệt độ thấp nhất: 40C, có năm nhiệt độ
xuống tới 10C. Hàng năm, vùng núi cao thường xuất hiện sương muối và băng
giá, độ ẩm không khí trung bình là 85%.
Xã Khâu Tinh có hai hệ thống sông chính là sông Năng và sông Gâm, có
một hồ ngăn nước để phục vụ tưới tiêu cây nông nghiệp ngoài ra còn có hệ
thống ao, đầm, khe suối nhỏ chảy từ các dãy núi cao.


13
Mạng lưới sông ngòi nhỏ khá dày song chế độ nước lại không đều giữa
các mùa trong năm. Khu bảo tồn có nhiệm vụ quan trọng về bảo vệ đầu nguồn
của 2 con sông này, cùng các nhánh của chúng. Sông Năng (hiện bị ngập lũ
do xây dựng đập thuỷ điện và tạo thành hồ) chia Khu bảo tồn thành 2 khu
vực, còn sông Gâm phía trên đập trở thành hồ và tạo thành ranh giới phía Tây
của Khu bảo tồn. Các vùng ngập lũ của cả hai sông này tạo thành lũ cắt ngang
vùng núi Pác Ta ở phía Tây bờ đập, dưới đập sông Gâm chảy về phía Nam và
gặp sông Lô.
2.3.4. Địa chất , thổ nhưỡng
Xã Khâu Tinh có 4 loại đá mẹ chính: Đá Granit, đá Phiến thạch sét, đá vôi,
đá Sa thạch. Trong khu bảo tồn có những loại đất chủ yếu sau:

- Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi thấp, tầng đất có nhiều mùn.
- Đất Feralit màu đỏ vàng trên núi cao, tầng đất mỏng, có nhiều mùn.
- Đất Feralit vàng đỏ trên sườn đồi và chân núi, tầng đất dày, có mùn.
- Đất Feralit màu sẫm chân núi đá vôi.
- Đất Feralit màu vàng nâu phát triển trên đá phiến thạch sét.
2.3.5. Tài nguyên rừng
Theo tài liệu điều tra, thống kê của Cục Bảo vệ Môi trường, Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật năm 2007, xã Khâu Tinh là một trong 4 xã thuộc
Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Về động vật: Thú có 87 loài thuộc 25 họ, 8
bộ, có 24 loài ghi tên trong sách đỏ Việt Nam; chim có 277 loài thuộc 45 họ,
13 bộ, có 19 loài ghi tên trong sách đỏ Việt Nam; bò sát, ếch nhái có 48 loài
thuộc 17 họ, 3 bộ, có 11 loài ghi tên trong sách đỏ Việt Nam; côn trùng có
463 loài thuộc 50 họ, 11 bộ, có 3 loài ghi tên trong sách đỏ Việt Nam; động
vật thủy sinh có 76 loài thuộc 14 họ, 5 bộ, có 5 loài ghi tên trong sách đỏ Việt
Nam. Về thực vật có 844 loài thuộc 127 họ, có 7 loài ghi tên trong sách đỏ
Việt Nam.


14
Diện tích đất lâm nghiệp 7.270 ha, chiếm 86 % diện tích đất tự nhiên của
toàn xã, trong đó diện tích đất có rừng 6.908,1 ha: Rừng đặc dụng 6.183,2 ha,
rừng phòng hộ 582,9 ha, rừng sản xuất 142,0 ha; diện tích đất trống quy
hoạch cho lâm nghiệp 361,9 ha. Độ che phủ của rừng đạt 82 %.
2.3.6. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội
Xã Khâu Tinh có tổng dân số 1434 nhân khẩu, gồm 306 hộ gia đình, được
phân chia thành 04 thôn, bản: Khâu Phiêng, Nà Tạng, Khau Tinh, Tát Kẻ. Thành
phần dân tộc trên địa bàn xã không phức tạp, có 3 dân tộc chính là Tày ưu thế
chiếm 39% số hộ, H'mông chiếm 43 % số hộ, Dao chiếm 16 % số hộ, ngoài ra là
dân tộc Kinh, Mường, Hoa chiếm 2%.
Về tình hình kinh tế - xã hội tại các thôn, bản trong xã tốc độ phát triển

tương đối chậm, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Đa phần là lao động
nông nghiệp, thất nghiệp theo thời vụ lớn, mức thu nhập bình quân thấp. Nguồn
thu nhập chính của người dân nơi đây dựa chủ yếu vào các hoạt động nông
nghiệp (với Lúa và Ngô là các cây trồng chính).


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc H’Mông khai thác
và sử dụng làm thuốc tại xã Khâu Tinh .......................................... 20
Bảng 4.2: Các bài thuốc được cộng đồng dân tộc H’Mông khai thác và sử
dụng tại xã Khâu Tinh..................................................................... 38
Bảng 4.3: Các loài thực vật được cộng đồng dân tộc H’Mông khai thác và sử dụng
làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng.................49
Bảng 4.4: Đặc điểm cơ bản về hình thái của một số loài cây thuốc cần được ưu tiên
bảo tồn và nhân rộng ở cộng đồng dân tộc H’Mông ............................. 52


16
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
cùng các tài liệu có liên quan tớí các chuyên đề của các tác giả trong và ngoài
nước tại khu vực nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp chuyên gia
Phân loại thực vật được giám định của các chuyên gia về thực vật tại các
cơ sở có uy tín (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên)
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.4.3.1. Liệt kê tự do
Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội.
Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai
đoạn: liệt kê tự do và xác định cây thuốc.
Liệt kê tự do: Là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin
(NCCT), đề nghị họ cho biết tên tất cả các cây được dùng làm thuốc.
Phỏng vấn: Sử dụng một số câu hỏi để hỏi NCCT điều quan trọng nhất
khi phỏng vấn là đề nghị NCCT liệt kê đầy đủ tên cây làm thuốc bằng tiếng
dân tộc của mình.
Số tên cây thuốc

Số người cần hỏi

Số người cung cấp tin

Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy
có thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng.


×