Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.39 KB, 34 trang )

Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong quá trình vận hành của
nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh với các kênh cung
cấp vốn từ thị trường chứng khoán và ngân hàng đồi hỏi phải được cung cấp các
dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, việc khá nhiều công ty bị phá sản, trong đó có
những trường hợp là do lỗi của công ty kiểm toán không còn là những vấn đề xa
lạ. Các trường hợp điển hình như Enron, WorldCom, Global Crossing, Adelphia
Communications….cùng với rất nhiều công ty có quy mô nhỏ hơn. Sự thất bại
của các công ty kiểm toán trong các hợp đồng kiểm toán này đã làm suy giảm
đáng kể niềm tin của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán.
Sự thất bại ở các cuộc kiểm toán nêu trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó
một nguyên nhân hết sức quan trọng là không giải quyết được các xung đột lợi
ích trong quá trình hành nghề, một lĩnh vực thuộc lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp
của người hành nghề kiểm toán.
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên trở nên nóng hơn bao giờ
hết.
Là sinh viên năm cuối chuyên ngành kiểm toán, chuẩn bị lựa chọn hướng đi
trong tương lai cho mình. Em nghĩ việc nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu vấn đề
đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập là rất cần thiết, nhằm rút ra
những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, phục vụ cho công việc trong tương
lai.
Chính vì vậy em lựa chọn đề tài “Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên
độc lập” cho môn học đề án của mình.
Đề án gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Chương II: Các quy định đạo đức nghề nghiệp tại Việt Nam
Chương III: Nhận xét và những đề xuất hoàn thiện và nâng cao đạo đức nghề
nghiệp cho kiểm toán viên độc lập ở Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Mạnh Dũng đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình hoàn thành đề án này.
Chương I : Tổng quan về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên


1


1.1
Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.
1.1.1 Đạo đức
Theo từ điển tiếng Việt, đạo là lẽ phải, là đường lối, là nguyên tắc mà con
người có bổn phận giữ gìn, còn đức là điều tốt lành. Đạo đức thuôc hình thái ý
thức xã hội,là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh đánh giá cách
ứng xử của con người trong quan hệ với nhau,,với xã hội,với tự nhiên trong hiện
tại hoặc quá khứ cũng như tương lai. Chúng được thưc hiện bởi niềm tin cá
nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hôi. Một số nguyên tắn đạo
đức căn bản thường được thiết lập như: sự trung thực, tính có trách nhiệm,
lương thiện, thẳng thắn, công bằng, ngay thẳng, tuân thủ nghĩa vụ công dân.
1.1.2 Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên
Đạo đức nghề nghiệp được định nghĩa là những quy tắc để hướng dẫn cho
các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi chung
của nghề nghiệp và xã hội.
Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu mỗi kiểm toán viên phải là người có đạo đức,
và mỗi tổ chức kiểm toán phải là cộng đồng của những người có đạo đức. Vì
thế, điều lệ đạo đức nghề nghiệp phải được xác định rõ ràng, công bố, và trở
thành yêu cầu bắt buộc trong nghề kiểm toán, để một mặt sẽ giúp quản lý và
giám sát chặt chẽ mọi kiểm toán viên, mặt khác sẽ giúp cho công chúng hiểu
biết về chúng, để qua đó họ có quyền đòi hỏi và đánh giá về các hành vi đạo đức
của kiêm toán viên.
Bên cạnh luật pháp và cùng với luật pháp, chính việc tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp sẽ giúp cho các thành viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp
đúng đắn, giúp bảo vệ và nâng cao uy tín cho nghề kiểm toán trong xã hội, bởi
vì nó tạo nên sự đảm bảo về chất lượng cao của dịch vụ cung ứng cho khách
hàng và xã hội.

1.2
Lịch sử ra đời và phát triển các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
1.2.1 Giai đoạn hình thành
Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán trước hết xuất hiện ở Anh vào thế
kỷ 19. Ở thời kỳ này, do sự bành trướng thuộc địa của Anh, các nhà đầu tư Anh
quốc đã mở rộng đầu tư sang các quốc gia thuộc địa. Chính vì thế các chủ đầu tư
cần có người để giám sát các khoản đầu tư khi họ vắng mặt, và đó là nghĩa vụ
chính của kiểm toán viên. Tuy vậy, khái niệm về đạo đức trong suốt thế kỷ này
chưa được nhận thức là một đức tính quan trọng của người hành nghề kiểm toán.

2


Để có thể tin cậy vào kiểm toán viên, các nhà đầu tư Anh quốc cấm kiểm toán
viên đầu tư hay làm việc cho công ty được kiểm toán. Thuật ngữ đạo đức chỉ
giới hạn ở sự trung thành của kiểm toán viên với các nhà đầu tư ở chính quốc,
do vậy trong thời kỳ này kiểm toán viên có thể thực hiện dịch vụ kế toán soạn
thảo báo cáo tài chính cho công ty được kiểm toán. Có thể nói trong giai đoạn
này chưa có chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, mà chỉ có một số yêu cầu đạo
đức đối với người hành nghề. Các yêu cầu này là khởi điểm cho chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp sau này.
1.2.2 Giai đoạn phát triển
Quan niệm về đạo đức của kiểm toán viên đã không ngừng thay đổi vào cuối
thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong thời gian này, có sự chuyển dịch vốn từ quốc
gia này sang quốc gia khác và hợp nhất các công ty lớn ở Anh trong ngành khai
thác mỏ, đường sắt, điện thoại, nhiên liệu…đã dẫn đến sự thay đổi trong quan
điểm về mục đích, bản chất và nguồn vốn đầu tư vào các công ty. Từ đó, nhiệm
vụ của kiểm toán viên chuyển sang phục vụ cho cổ đông trong cộng đồng hơn là
lợi ích của các chủ sở hữu vắng mặt. Nhóm cổ đông trong cộng đồng chủ yếu là
các nhà đầu tư địa phương và nhóm này ngày càng gia tăng.

Trong những năm 1930, các nhà kinh tế học Mỹ Adolf Bearle và Gardiner
Means cho rằng vai trò quan trọng nhất của kiểm toán là đánh giá sự hợp lý về
lợi nhuận trên báo cáo tài chính của công ty,cụ thể là Bảng cân đối kế toán cần
xác định trung thực phần lợi nhuận có thể phân phối cho các chủ sở hữu.
Đến năm 1933, tại Hoa Kỳ, với sự ra đời của Luật chứng khoán liên bang và
việc thành lập Ủy ban chứng khoán (Securities and Exchange CommissionSEC) đã dẫn đến quan điểm mới về tính độc lập của kiểm toán viên. Đặc biệt
vào năm 1934 là sự ra đời của Luật giao dịch chứng khoán, chương 13 của luật
này đã đưa ra yêu cầu về tính độc lập của kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo
tài chính.
Ảnh hưởng lớn nhất của SEC đối với tính độc lập của kiểm toán viên là việc
thiết lập các chuẩn mực kế toán và kiểm toán. Theo nội dung của chuẩn mực
kiểm toán, mà hình thức ban đầu là các hướng dẫn thực hành kiểm toán, trách
nhiệm đầu tiên của kiểm toán viên không phải là trugn thành với các nhà đầu tư
vắng mặt. Họ chỉ chịu trách nhiệm áp dụng đúng đắn các chuẩn mực kiểm toán
đã được thiết lập. Từ đây quan niệm về sự trung thành với chỉ một nhóm người
3


đã chuyển sang quan điểm ưu tiên tính khách quan và trung lập. Chính vì thế,
vào thời gian này các công ty kiểm toán bắt đầu điều chỉnh mục tiêu chính là tập
trung vào tính khách quan và trung thực để bảo vệ cho người sử dụng báo cáo
tài chính.
Đến năm 1988 Hoa Kỳ ban hành bộ đạo đưc nghề nghiệp và đến năm 1996
Liên đoàn Kế toán Quốc tế ( International Federation of Accountants- IFAC )
cũng ban hành bộ đạo đức nghề nghiệp. Có thể nói trong giai đoạn này, nghề
nghiệp kiểm toán đã xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khá hoàn chỉnh.
Nội dung bộ đạo đức nghề nghiệp của Hoa Kỳ và IFAC trong giai đoạn này tập
trung vào các nguyên tắc độc lập, chính trực và khách quan, năng lực chuyên
môn và tính thận trọng, tư cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên
môn.

Trong giai đoạn trên, sự phát triển nhanh chóng của quá trình kinh doanh trên
trường quốc tế đã cung cấp cơ hội rộng lớn cho các công ty kiểm toán, nhờ đó
doanh thu từ các dịch vụ khác đã phát triển nhanh hơn doanh thu từ dịch vụ
kiểm toán truyền thống. Và từ những năm 1970, dịch vụ do các công ty kiểm
toán cung cấp đã ngày càng đa dạng hơn và doanh thu từ dịch vụ phi kiểm toán
đã chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của họ, và để duy trì doanh số
và gia tăng lợi nhuận, các công ty kiểm toán đã ngày càng chú ý đến các dịch vụ
phi kiểm toán.
Thế nhưng, khi đề cập đến tính độc lập, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho
phép các công ty kiểm toán được đồng thời cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán
bên cạnh dịch vụ kiểm toán. Tuy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có nhấn mạnh
tính độc lập của kiểm toán viên, nhưng do sự cạnh tranh ngày càng gia tăng đối
với các dịch vụ kiểm toán, cùng với tính phức tạp của việc cung cấp nhiều dịch
vụ đã làm giảm đi tính khách quan và trung thực. Bên cạnh đó, sự sút giảm
doanh thu từ hoạt động kiểm toán và việc gia tăng doanh thu từ hoạt động phi
kiểm toán đã ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1988 đến 2001, các quy định về đạo đức nghề
nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới đều cho rằng công ty kiểm toán và kiểm
toán viên có thể cung cấp dịch vụ kế toán và các dịch vụ phi kiểm toán khác,
nếu:

4


-

Không có mâu thuẫn quyền lợi để có thể gây ảnh hưởng đến tính trực

quan và khách quan.
Khách hàng chấp nhận trách nhiệm của họ đối với báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên không được kiêm nhiệm việc quản lý, trong đó bao gồm
cả việc không được soạn thảo báo cáo tài chính.
Khi thực hiện kiểm toán, cần tiến hành đầy đủ các thủ tục cần thiết, không
được bỏ sót hay cắt giảm các thủ tục kiểm toán.
Trước tình hình đó, trong thập niên 1990, đã bắt buộc xuất hiện nhiều cảnh
báo liên quan đến tính độc lập các đề nghị liên quan đến tính độc lập của kiểm
toán viên. Các cảnh báo này nhằm tập trung vào việc cung cấp đồng thời nhiều
dịch vụ và kiểm toán lâu năm cho cùng một khách hàng.
Thế nhưng các cảnh báo trên đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ năm
công ty kiểm toán hàng đầu( Big five). Big five cho rằng do những chi phí kiểm
toán cho những năm đầu tiên bao giờ cũng cao và nếu phải xoay vòng thì sẽ
không thể bù đắp được những chi phí này,chính việc cung cấp nhiều dịch vụ sẽ
tốt hơn cho khách hàng và không gây phương hại đến tính độc lập. Vào thời kỳ
này, ngay cả SEC cũng không ủng hộ ý kiến xoay vòng và vẫn cho phép cung
cấp nhiều dịch vụ, vì họ cho rằng việc cung cấp đồng thời các dịch vụ phi kiểm
toán hoặc kiểm toán lâu năm cho cùng một khách hàng hầu như không có ảnh
hưởng đến tính độc lập của kiểm toán.
1.2.3 Giai đoạn hiện tại
Đến đầu những năm 2000, sau hàng loạt vụ bê bối tài chính, đã hình thành
nên quan điểm cho rằng chính việc kiểm toán viên kiêm nhà tư vấn cho khách
hàng là một trong nhữn nguyên nhân đưa đến các vụ trên, đặc biệt là đã đưa đến
sự tan rã của công ty kiểm toán Arthur Andersen.
Chính vì vậy, sau năm 2001 Ủy ban chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quốc tế
cũng như nhiều Hiệp hội nghề nghiệp của các quốc gia trên thế giới đã sửa đổi
một số quy định về đạo đức nghề nghiệp. Các thay đổi trong chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp tập trung vào việc nâng cao mức độ độc lập giữa kiểm toán viên và
nhà quản lý của khách hàng, thông qua việc cung cấp đồng thời dịch vụ kiểm
toán và phi kiểm toán, cũng như nhấn mạnh việc xoay vòng kiểm toán
1.3
Vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp


5


Lịch sử phát triển của đạo đức nghề nghiệp của các quốc gia cho thấy đạo
đức nghề nghiệp là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chuẩn mực kiểm toán.
Nếu chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và
thủ tục kiểm toán làm cơ sở để kiểm toán viên thực hiện công việc và là cơ sở để
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, thì chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
là những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một
cách trung thực, phục vụ cho lợi ích của nghề nghiệp và xã hội. Nói cách khác,
chính các quy định về đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt
động kiểm toán.
Tương tự như chuẩn mực kiểm toán, nội dung của các quy định về đạo đức
nghề nghiệp cũng thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế. Nếu các quy định
đạo đức nghề nghiệp không phát triển tương xứng với sự phát triển của nền kinh
tế, khi ấy nó sẽ trở thành rào cản và dẫn đến chất lượng hoạt động kiểm toán sụt
giảm. Từ đó sẽ dẫn đến sự sụt giảm lòng tin về thông tin của báo cáo tài chính
và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế.
Chính vì vậy có thể nói đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong
việc hoàn thiện của nghề nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế.
1.4 Các quy định về đạo đức nghề nghiệp của liên đoàn Kế toán Quốc tế.
Sau khi thành lập vào năm 1977, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC ) đã bắt
đầu soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán, trong đó có đề cập đến các
nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp. Các nguyên tắc này được ban hành
lần đầu tiên vào tháng 6/1980 dưới dạng hướng dẫn về các nguyên tắc cơ bản
của người hành nghề (Guideline on Profession Ethic for Accountancy
Profession). Trong đó, IFAC chỉ đưa ra các nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo cho
kiểm toán viên trong quá trình hành nghề và trong quan hệ với đồng nghiệp như
chính trực, khách quan, độc lập, bí mật và kỹ năng nghiệp vụ.

Sau đó, IFAC ban hành các chuẩn mực kiểm toán vào năm 1994 và bắt đầu
soạn thảo bộ đạo đức nghề nghiệp. Lúc đầu, việc soạn thảo bộ đạo đức nghề
nghiệp do Ủy ban đạo đức nghề nghiệp (IFAC Ethics Committee) trực thuộc
IFAC đảm nhận, còn hiện nay do IESBA (Uỷ ban quốc tế về chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp của kiểm toán viên) đảm trách. Ủy ban này tư vấn cho IFAC về
các vấn đế liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đồng thời soạn thảo các hướng
dẫn chi tiết về những vấn đề đã đước IFAC phê chuẩn. Từ khi ban hành năm
6


1996 đến nay, bộ đạo đức nghề nghiệp đã trải qua hai lần sửa đổi chính vào năm
2001 và 2005.
Trong lời mở đầu, IFAC nêu rõ việc ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp
dựa trên quan điểm nghề kiểm toán là một nghề đặc biệt vì người hành nghề cần
có năng lực chuyên môn cao thông qua đào tạo và huấn luyện, các thành viên
phải chịu trách nhiệm với cộng đồng. IFAC cũng cho rằng do sự khác biệt về
văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp và xã hội, nhiệm vụ soạn thảo về các yêu cầu chi
tiết là trách nhiệm đầu tiên của Hội nghề nghiệp ở từng quốc gia. Tuy nhiên do
tính đồng nhất về mục đích, nên các tổ chức cần cố gắng để đạt được các mục
tiêu chung của nghề nghiệp, bằng cách tuân thủ một số nguyên tắc chính yếu
được thiết lập trong điều lệ đạo đức nghề nghiệp.
Do vậy IFAC khuyến khích tổ chức nghề nghiệp của các quốc gia khi soạn
thảo điều lệ đạo đức nghề nghiệp cần cố gắng hòa hợp với các nguyên tắc của
quốc tế. Điều lệ đạo đức nghề nghiệp của quốc tế là khuôn mẫu hướng dẫn cho
các quốc gia.
Cấu trúc của hệ thống chuẩn mực quốc tế về kiểm toán hiện hành bao gồm:
Các chuẩn mực kiểm toán.
Các chuẩn mực về dịch vụ soát xét.
Chuẩn mực về dịch vụ bảo đảm.
Chuẩn mực về kiểm soát chất lượng.

Chuẩn mực về dịch vụ có liên quan.
Bố cục của điều lệ đạo đức nghề nghiệp 2005 chia thành ba phần chính:
Phần A : Áp dụng chung cho người hành nghề.
Phần B : Áp dụng cho kiểm toán viên.
Phần C : Áp dụng cho người hành nghề kế toán.

Phần A đề cập đến 6 nguyên tắc đạo đức căn bản áp dụng cho người hành
nghề, bao gồm chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng,
bảo mật, tư cách nghề nghiệp.
Phần B đề cập đến các nội dung sau:
- Giới thiệu : Trình bày cách thức áp dụng khuôn mẫu Phần A vào thực tế hành
nghề kiểm toán.

7


- Bổ nhiệm kiểm toán viên : Trình bày khá đầy đủ về việc chấp nhận khách
hàng mới, duyệt xét lại khách hàng cũ và các biện pháp bảo vệ
- Xung đột lợi ích: IFAC phân tích các tình huống tạo ra xung đột lợi ích xuất
phát từ:
+ Xung đột do đối lập lợi ích.
+ Xung đột lợi ích do cạnh tranh.
+ Xung đột lợi ích kinh doanh.
Để đánh giá khả năng xảy ra xung đột lợi ích, công ty kiểm toán cần tiến
hành đánh giá khách hàng, tìm hiểu về hoạt động của khách hàng trước khi chấp
nhận hợp đồng.
Ý kiến khác
Phí và các thù lao khác
Tiếp thị
Quà tặng và chiêu đãi

Trông nom tài sản
Tính khách quan
Tính độc lập

8


Chương II: Các quy định đạo đức nghề nghiệp tại Việt Nam
2.1 Các quy định hiện hành về đạo đức nghề nghiêp của Việt Nam
2.1.1 Quy định chung
2.1.1.1 Mục đích
Quy định các nguyên tắc, nội dung và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn đạo
đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán, kiểm toán viên hành nghề và
người làm kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp và tổ chức nhằm đảm bảo
đạt được những tiêu chuẩn cao nhất về trình độ chuyên môn, về mức độ hoạt
động và đáp ứng được sự quan tâm ngày càng cao của công chúng. Chuẩn mực
này đặt ra bốn yêu cầu cơ bản sau:
-

Sự tín nhiệm: Nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với hệ thống thông tin

của kế toán và kiểm toán.
Tính chuyên nghiệp: Tạo lập sự công nhận của chủ doanh nghiệp, tổ chức,
khách hàng và các bên liên quan về tính chuyên nghiệp của người làm kế toán
về người làm kiểm toán, đặc biệt là người hành nghề kế toán và kiểm toán viên
hành nghề.
Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán đạt
được các chuẩn mực cao nhất.
Sự tin cậy: Tạo ra sự tin cậy của người sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán
về khả năng chi phối của chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp các dịch vụ

đó.
2.1.1.2 Nội dung
Quy định mục đích, các nguyên tắc đạo đức cơ bản;tiêu chuẩn đạo đức áp
dụng chung cho tất cả những người làm kế toán và người làm kiểm toán; tiên
chuẩn đạo đức áp dụng riêng cho kiểm toán viên hành nghề, nhóm kiểm toán và
công ty kiểm toán; tiêu chuẩn đạo đức áp dụng cho người có chứng chỉ kiểm
toán viên hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán làm việc trong các doanh nghiệp, tổ
chức.
2.1.1.3 Phạm vi áp dụng
Tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán, gồm:
-

Người làm kế toán, làm kế toán trưởng, làm kiểm toán nội bộ trong các

doanh nghiệp và các đơn vị kế toán nhà nước.

9


-

Những người có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ hành nghề kế

toán đang làm kế toán, làm kế toán trưởng, kiểm toán nội bộ, chủ doanh nghiệp
hoặc công việc khác trong các doanh nghiệp, tổ chức.
Người có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán
đang đăng ký hành nghề trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải thực hiện các quy trình của chuẩn
mực này trong suốt quá trình hoạt động.
Người làm kế toán và người làm kiểm toán trong các lĩnh vực khác cũng

phải áp dụng các quy trình của chuẩn mực này trong quá trình hoạt động nghề
nghiệp. Phạm vi áp dụng chuẩn mực này cho từng đối tượng được quy định cụ
thể trong phần “ Nội dung chuẩn mực”.
2.1.2 Nội dung chuẩn mực
2.1.2.1 Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và kiểm toán.
2.1.2.1.1 Các nguy cơ và biện pháp bảo vệ.
* Các nguy cơ có thể xảy ra được phân loại như sau:
-

Nguy cơ do tư lợi: Do việc người làm kế toán và người làm kiểm toán

hoặc thành viên trong quan hệ gia đình ruột thịt hay quan hệ gia đình trực tiếp
của người làm kế toán và người làm kiểm toán có các lợi ích tài chính hay lợi
ích khác.
Nguy cơ tự kiểm tra: Khi người làm kế toán và người làm kiểm toán phải
xem xét lại các đánh giá trước đây do mình chịu trách nhiệm.
Nguy cơ về sự bào chữa: Khi người làm kế toán và người làm kiểm toán
ủng hộ một quan điểm hay ý kiến tới mức độ mà tính khách quan có thể bị ảnh
hưởng.
Nguy cơ từ sự quen thuộc: Khi do các mối quan hệ quen thuộc mà người
làm kế toán và người làm kiểm toán trở nên quá đồng tình đối với lợi ích của
những người khác.
Nguy cơ bị đe dọa: Khi người làm kế toán và người làm kiểm toán có thể
bị ngăn cản không được hành động một cách khách quan do các đe dọa.
* Các biện pháp bảo vệ có thể giúp loại bỏ hay làm giảm nhẹ các nguy cơ
xuống mức chấp nhận được bao gồm:
-

Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực quy định.


-

Các biện pháp bảo vệ do môi trường làm việc tạo ra.

10


2.1.2.1.2

Tính chính trực và tính khách quan

Chuẩn mực nêu rõ tính chính trực không đơn thuần để chỉ tính trung thực mà
còn nhấn mạnh đến sự công bằng và sự tín nhiệm. Nguyên tắc về tính khách cho
rằng nghĩa vụ của tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán là phải công
bằng, trung thực trong tư tưởng và không có xung đột về lợi ích.
Chuẩn mực lưu ý rằng bất kể khi cung cấp dịch vụ hay có quyền hạn như thế
nào, người làm kế toán và người làm kiểm toán cũng phải bảo vệ tính chính trực
khi làm việc hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và phải giữ vững tính
khách quan trong những đánh giá của mình.
Chằng hạn, khi lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn về đạo đức có liên quan
đến tính khách quan, cần tránh các mối quan hệ dẫn đến sự thành kiến, thiên vị
hoặc bị ảnh hưởng của những người khác,hoặc có nghĩa vụ đảm bảo tôn trọng
tính khách quan đối với các quan hệ cá nhân liên quan đến dịch vụ chuyên
nghiệp, hoặc không nên nhận quà hoặc tặng quà,dự chiêu đãi đến mức có thể
làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp hoặc tới những người cùng
làm việc.
2.1.2.1.3

Xung đột về đạo đức.


Trong nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều tình huống có thể dẫn đến
các xung đột, chúng có thể nảy sinh từ nhiều đường khác nhau, từ những tình
huống khó xử, không quan trọng cho đến những trường hợp gian lận và vi phạm
pháp luật đặc biệt nghiêm trọng. Chẳng hạn, do áp lực từ cơ quan quản lý, cấp
trên, giám đốc…hoặc khi có quan hệ gia đình cá nhân, hoặc do bị yêu cầu hành
động trái với chuẩn mực nghề nghiệp và chuyên môn…
2.1.2.1.4

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

Người làm kế toán và người làm kiểm toán không được thể hiện là có những
khả năng và kinh nghiệm mà bản thân không có. Ngoài ra, họ phải có nghĩa vụ
duy trì kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn và phải hành động đúng mực, phù
hợp với các chuẩn mực về kỹ thuật và nghề nghiệp khi cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp.
2.1.2.1.5 Tính bảo mật

11


Người làm kế toán và người làm kiểm toán có nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc
bảo mật các thông tin về khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp thu được trong quá
trình tiến hành cacshoatj động chuyên nghiệp, và phải tôn trọng nguyên tắc bảo
mật ngay cả trong mối quan hệ gia đình và xã hội, trừ khi thông tin cần được
cung cấp cho cơ quan chức năng có liên quan hoặc trách nhiệm nghề nghiệp
hoặc luật pháp yêu cầu phải báo cáo.
2.1.2.1.6

Tư vấn thuế hoặc kê khai thuế.


Người làm kế toán và người làm kiểm toán khi cung cấp dịch vụ tư vấn thuế
có quyền đề xuất giải pháp áp dụng cho luật thuế có lợi nhất cho khách hàng,
nhưng nên chỉ rõ cho khách hàng để họ nhận thức được rằng việc kê khai thuế
đúng đắn là trách nhiệm của họ
Ý kiến tư vấn về thuế hay ý kiến về các sự kiện trọng yếu tư vấn cho khách
hàng cần được ghi chép lại, dưới dạng thư hoặc bản ghi nhớ để lưu hồ sơ.
2.1.2.1.7

Quảng cáo

Trong các hoạt động tiếp thị và quảng bá về mình, người làm kế toán và
người làm kiểm toán không được sử dụng các phương tiện có thể làm ảnh hưởng
tới hình ảnh và danh tiếng nghề nghiệp, hoặc phóng đại về những công việc có
thể làm hoặc dịch vụ có thể cung cấp, các bằng cấp hay kinh nghiệm…
2.1.2.2 Áp dụng cho kiểm toán viên hành nghề, nhóm kiểm toán và công ty
kiểm toán.
2.1.2.2.1 Tính độc lập.
Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp yêu cầu mọi kiểm toán viên hành nghề và thành viên nhóm
kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán ( dịch vụ đảm bảo),công ty kiểm toán
phải độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán.
Trong dịch vụ đảm bảo, kiểm toán viên, người cung cấp dịch vụ độc lập đưa ý
kiến kết luận nhằm nâng cao mức độ tin cậy của người sử dụng thông tin. Dịch
vụ đảm bảo có thể cung cấp mức độ đảm bảo cao hoặc vừa phải.
Các hợp đồng do người hành nghề kế toán thực hiện không phải là hợp đồng
cung cấp dịch vụ đảm bảo. Các dịch vụ không phải là dịch vụ kiểm toán ( không
là dịch vụ đảm bảo) là các dịch vụ :

12



-

Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuân trước.
Tổng hợp thông tin tài chính và các thông tin khác
Lập bản kê khai thuế hoặc tư vấn thuế không đưa ra kết luận chắc chắn.
Tư vấn quản lý.
Các dịch vụ tư vấn khác.
Tính độc lập bao gồm:

-

Độc lập về tư tưởng : Là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà

không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên
nghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và có
sự thận trọng nghề nghiệp
Độc lập về hình thức: Là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có
ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là tính
chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của nhân viên công ty hay
thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không được duy trì.
Tóm lại về tính độc lập, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp yêu cầu:
-

Đối với một hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo cho một khách hàng

kiểm toán, công ty kiểm toán và nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo phải độc lập
với khách hàng đó.
Đối với hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo phi kiểm toán, khi báo cáo
không chỉ được sử dụng cho những đối tượng nhất định, công ty kiểm toán và

nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo phải độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ
đảm bảo phi kiểm toán.
Đối với hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo phi kiểm toán, khi báo cáo
chỉ được sử dụng cho những đối tượng nhất định, công ty kiểm toán và nhóm
cung cấp dịch vụ đảm bảo cũng phải độc lập với khách hàng đó. Ngoài ra, công
ty không được có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp trọng yếu ở khách
hàng
Mục tiêu và cấu trúc của quy định về tính độc lập
Mục tiêu là để hỗ trợ các công ty kiểm toán, kiểm toán viên và nhóm kiểm
toán cung cấp dịch vụ đảm bảo trong việc xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến
tính độc lập, đánh giá xem chúng có trọng yếu hay không và nếu trọng yếu thì
giúp xác định và áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp để loại bỏ hoặc làm
giảm các nguy cơ này đến mức có thể chấp nhận được.

13


Cấu trúc của quy định về tính độc lập nêu lên
-

Các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập.
Các biện pháp bảo vệ có thể loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ này

xuống mức có thể chấp nhận được.
Ví dụ về việc vận dụng tính độc lập trong các mối quan hệ và các trường
hợp cụ thể.
Nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập
Tính độc lập có nguy cơ bị ảnh hưởng do tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa,
quan hệ ruột thịt, quan hệ khác và sự đe dọa.
Nguy cơ do tư lợi: diễn ra khi công ty kiểm toán hoặc một thành viên nhóm

kiểm toán có thể thu được lợi ích tài chính hoặc các xung đột lợi ích cá nhân
khác với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo đảm. Ví dụ khi có:
-

Lợi ích tài chính trực tiếp từ khách hàng hoặc lợi ích tài chính gián tiếp có

tính chất trọng yếu tại khách hàng.
- Quá phụ thuộc vào phí dịch vụ của khách hàng.
- Quan hệ kinh doanh mật thiết với khách hàng.
- Khả năng trở thành nhân viên của khách hàng.
Nguy cơ tự kiểm tra : diễn ra khi có bất kỳ sản phẩm hay đánh giá từ một
hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo hoặc phi đảm bảo nào trước đây cần được
đánh giá, hoặc một thành viên của nhóm kiểm toán đã từng là giám đốc của
khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc là nhân viên có chức vụ, có ảnh
hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng. Ví dụ khi:
-

Một thành viên của nhóm kiểm toán gần đây đã hoặc đang là Giám đốc

hoặc nhân viên có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng
Tiến hành các dịch vụ cho khách hàng có ảnh hường trực tiếp đến đối
tượng của hợp đồng.
Ghi sổ kế toán hoặc lập báo cáo tài chính là đối tượng của hợp đồng cung
cấp dịch vụ đảm bảo.
Nguy cơ về sự bào chữa: xảy ra khi công ty kiểm toán hoặc một thành viên
nhóm kiểm toán xúc tiến, hoặc nhận thức được việc xúc tiến các giao dịch của
một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc ý kiến có thể được hiểu là vi
phạm tính khách quan. Đây là trường hợp người cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào
khách hàng trong việc đưa ra ý kiến


14


Nguy cơ về quan hệ ruột thịt: xảy ra khi công ty kiểm toán hoặc thành viên
của nhóm kiểm toán thông cảm với lợi ích của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm
bảo vì có quan hệ ruột thịt, như thành viên ban Giám đốc, thành viên Hội đồng
quản trị, kế toán trưởng và tương đương của khách hàng.
Nguy cơ bị đe dọa: xảy ra khi một thành viên của nhóm kiểm toán bị đe
dọa( đe dọa thật hoặc cảm thấy bị đe dọa) nhằm ngăn cản hành động theo đúng
nguyên tắc khách quan và hoài nghi nghề nghiệp cần thiết từ phía Giám đốc,
thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể của
khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo.
Các biện pháp bảo vệ
Công ty kiểm toán và nhóm kiểm toán có trách nhiệm giữ gìn tính độc lập
bằng cách xem xét hoàn cảnh thực tế của các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc
lập áp dụng những biện pháp bảo vệ để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ trọng
yếu ảnh hưởng đến tính độc lập xuống mức có thể chấp nhận được.
Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực nghề nghiệp quy định:
-

Các yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của

kiểm toán viên.
Các yêu cầu về việc liên tục cập nhập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm
cho kiểm toán viên.
Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét.
Luật pháp liên quan đến việc kiểm tra các yêu cầu về tính độc lập của
kiểm toán viên và của công ty kiểm toán.
Các biện pháp bảo vệ do môi trường làm việc tạo ra:


-

Biện pháp của khách hàng
Nhà quản lý của khách hàng đề xuất công ty kiểm toán thì người này

không thể là người phê chuẩn sự đề xuất này.
Các nhà quản lý của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo phải có đủ trình
độ đưa ra quyết định quản lý.
Phải có chính sách và thủ tục nội bộ để đảm bảo không lựa chọn các dịch
vụ phi kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập với dịch vụ kiểm toán
- Phải có cơ cấu bộ máy quản lý điều hành và năng lực quản lý đủ để kiểm soát và
trao đổi về các dịch vụ với công ty kiểm toán

Biện pháp của công ty kiểm toán

15


-

Lãnh đạo công ty kiểm toán nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính độc

lập và yêu cầu thành viên của nhóm kiểm toán phải ký cam kết và hành động
phù hợp với cam kết và sự quan tâm của công chúng.
Chính sách và thủ tục thực hiện giám sát chất lượng hợp đồng kiểm toán.
Chính sách về tính độc lập được quy định trong tài liệu về cách xác định
nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập, cách đánh giá tầm quan trọng của các nguy
cơ này và việc xác định và áp dụng các biện pháp bảo vệ, để loại bỏ hoặc làm
giảm các nguy cơ trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập xuống đến mức có thể
chấp nhận được.

Chính sách và thủ tục nội bộ để giám sát việc tuân thủ các chính sách và
thủ tục của công ty liên quan đến tính độc lập.
Trao đổi thông tin kịp thời về các chính sách và thủ tục của công ty kiểm
toán cũng như bất kỳ sự thay đổi nào, kể cả vấn đề giáo dục và đào tạo tiếp theo
cho Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp.
Có cơ chế kỷ luật nhằm nâng cao sự tuân thủ các chính sách và thủ tục.
Xin ý kiến tư vấn từ bên thứ ba, như tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia,
chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc một kiểm toán viên hành nghề khác…
2.1.2.2.2 Khả năng chuyên môn và trách nhiệm khi sử dụng chuyên gia
không phải là kiểm toán viên hành nghề.
Các kiểm toán viên hành nghề không được nhận thực hiện các dịch vụ
chuyên môn khi xét thấy không đủ năng lực thực hiện trừ khi có sự giúp đỡ để
có thể tiến hành tốt các dịch vụ đó. Nếu một kiểm toán viên hành nghề không có
đủ năng lực thực hiện một phần cụ thê nào đó của dịch vụ chuyên môn, họ cần
tìm đến sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia như kiểm toán viên khác, các luật
sư, chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư, nhà địa chất, chuyên viên định giá.
Khi sử dụng dịch vụ của chuyên gia không phải là kiểm toán viên hành
nghề, kiểm toán viên hành nghề phải tiến hành các thủ tục để chắc chắn là các
chuyên gia này biết và thực hiện các yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp quy
định trong đoạn 36 của chuẩn mực này. Ngoài ra, còn cần phải hướng dẫn và
giám sát chuyên gia thực hiện tùy thuộc vào bản chất của công việc. Ví dụ yêu
cầu chuyên gia đọc các quy định cơ bản về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán…
2.1.2.2.3 Phí dịch vụ tư vấn.

16


Khi cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho khách hàng, kiểm toán viên
hành nghề phải có trách nhiệm tiến hành các dịch vụ đó với sự chính trực, khách

quan và tuân theo các chuẩn mực kỹ thuật chuyên môn và đối với dịch vụ đã
cung cấp, kiểm toán viên hành nghề được trả thù lao.
Tuy nhiên, phí tư vấn phải hợp lý so với giá trị dịch vụ cung cấp cho khách
hàng, trong đó có tính đến:
-

Kỹ năng và kiến thức cần phải có để thực hiện loại hình dịch vụ tư vấn.
Mức độ đào tạo và kinh nghiệm làm việc, cũng như thời gian cần thiết

cho mỗi người tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn.
Mức độ trách nhiệm mà việc thực hiện dịch vụ tư vấn đòi hỏi.
Khi thực hiện các dịch vụ tư vấn cho một khách hàng, điều cần lưu ý là cần
nhanh chóng phải thỏa thuận mức phí trước.
Khi quyết định một mức phí dịch vụ cho khách hàng, kiểm toán viên hành
nghề phải thỏa mãn rằng, với mức phí đó:
-

Chất lượng dịch vụ không bị ảnh hưởng, đủ điều kiện áp dụng một cách

thận trọng, hợp lý tất cả các chuẩn mực kiểm toán và các quy định kiểm soát
chất lượng dịch vụ đó.
Khách hàng sẽ không bị hiểu nhầm về phạm vi của dịch vụ theo mức phí
đưa ra.
Vì lợi ích của khách hàng và kiểm toán viên, chuẩn mực yêu cầu mức phí,
các chi phí hoàn lại và các thỏa thuận về phát hành hóa đơn cần được xác định
trước, tốt nhất là bằng các văn bản trong hợp đồng kiểm toán ký, trước khi bắt
đầu công việc để tránh hiểu nhầm về phí.
2.1.2.2.4 Hoa hồng
Theo pháp luật hiện hành, hoạt động tư vấn, kế toán và kiểm toán độc lập
không được phép trả và nhận hoa hồng. Ví dụ kiểm toán viên hành nghề và công

ty kiểm toán không được trả hoa hồng để có được khách hàng, không được nhận
hoa hồng để giới thiệu khách hàng cho bên thứ ba, hoặc để giới thiệu dịch vụ
của các kiểm toán viên khác.
2.1.2.2.5 Các hoạt động không phù hợp với nghề nghiệp.
Một kiểm toán viên hành nghề không nên đồng thời tham gia vào hoạt động
kinh doanh, nghề nghiệp hay hoạt động nào không phù hợp với nghề nghiệp kế

17


toán, kiểm toán vì có thể làm giảm tính chính trực, khách quan hay tính độc lập,
hoặc danh tiếng của nghề nghiệp và do không phù hợp với việc cung cấp dịch vụ
chuyên môn.
2.1.2.2.6 Tiền của khách hàng
Theo pháp luật hiện hành, kiểm toán viên hành nghề không được giữ tiền
của khách hàng. Kiểm toán viên thuộc nhóm cung cấp dịch vụ cho khách hàng
cũng không nên trực tiếp nhận tiền phí dịch vụ do khách hàng trả, trừ khi được
công ty kiểm toán giới thiệu bằng văn bản, lúc này cần phải giữ tiền đó tách
riêng với tiền của cá nhân và phải nộp ngay vào quỹ của công ty kiểm toán.
2.1.2.2.7 Quan hệ với kiểm toán viên hành nghề khác
Khách hàng có thể yêu cầu cần được cung cấp các dịch vụ hoặc lĩnh vực
đặc thù đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt và mong muốn hàng đầu của họ là chọn
đúng chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, nhất là khi dịch vụ tư vấn cần kỹ năng
đặc biệt. Do đó kiểm toán viên hành nghề không nên tìm cách giới hạn sự lựa
chọn tư vấn đặc biệt của khách hàng, nên khuyến khích khách hàng làm như
vậy.
Khi được khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ hay xin ý kiến tư vấn, kiểm
toán viên cần hỏi khách hàng xem liệu khách hàng tiềm năng này đã có một
kiểm toán viên chưa. Trường hợp đã có một kiểm toán viên hành nghề đang
cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hoặc việc bổ nhiệm kiểm toán viên dẫn đến

việc một kiểm toán viên khác bị thay thế thì kiểm toán viên cần làm theo các thủ
tục trong quy định.
Bên cạnh đó, kiểm toán viên hành nghề được mời nên giới hạn các dịch vụ
cung cấp đối với công việc nhận được do giới thiệu từ kiểm toán viên tiền nhiệm
hoặc từ khách hàng, trừ khi chưa có kiểm toán viên tiền nhiệm. Kiểm toán viên
được mời có nghĩa vụ tiến hành các bước hợp lý để hỗ trợ mối quan hệ đang có
của kiểm toán viên tiền nhiệm mà không tạo cơ hội cho kiểm toán viên tiền
nhiệm tiếp tục cung cấp các dịch vụ có liên quan.
Trước khi chấp nhận công viện loại này, kiểm toán viên được mời nên thông
báo cho khách hàng nghĩa vụ nghề nghề nghiệp phải liên hệ với kiểm toán viên
tiền nhiệm và nên làm việc này ngay, tốt nhất là bằng văn bản, thông báo về

18


cách tiếp cận của khách hàng, bản chất của yêu cầu và yêu cầu kiểm toán viên
tiền nhiệm cung cấp các thông tin có liên quan cần để thực hiện công việc ( nếu
có).
Trường hợp khách hàng nhất định không muốn thông báo với kiểm toán viên
tiền nhiệm, kiểm toán viên được mời phải xem xét liệu các lý do khách hàng đưa
ra có hợp lý không. Trường hợp khách hàng không thích liên hệ với kiểm toán
viên tiền nhiệm thì không được coi là một lý do hợp lý.
Kiểm toán viên được mời nên:
-

Tuân theo chỉ dẫn của kiểm toán viên tiền nhiệm hoặc của khách hàng

nếu các chỉ dẫn này không trái với quy định của pháp luật hay các quy định của
hội nghề nghiệp.
Trong điều kiện có thể cần thông báo cho kiểm toán viên tiền nhiệm

nội dung và bản chất của các dịch vụ sẽ thực hiện.
Khi được khách hàng đồng ý, kiểm toán viên tiền nhiệm nên cung cấp cho
kiểm toán viên được mời tất cả các thông tin có liên quan về khách hàng. Nếu
được khách hàng đồng ý, kiểm toán viên được mời nên cung cấp cho kiểm toán
viên tiền nhiệm một báo cáo bằng văn bản. Nếu khách hàng không đồng ý cho
kiểm toán viên tiền nhiệm cung cấp thông tin kiểm toán viên được mời không
nên thực hiện hợp đồng này.
Bên cạnh đó, khi được yêu cầu thay thế một kiểm toán viên hành nghề khác,
kiểm toán viên được mời cần xác định xem liệu có lý do nghề nghiệp nào để
kiểm toán viên tiền nhiệm không tiếp tục công việc đó. Điều đó sẽ không thể
thực hiện được nếu không trao đổi trực tiếp với kiểm toán viên tiền nhiệm.
Các liên hệ trao đổi nói trên giúp cho kiểm toán viên được mời xác định rõ lý
do bổ nhiệm để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận công việc này. Các
liên hệ, trao đổi này còn giúp duy trì mối quan hệ hữu hảo giữa các kiểm toán
viên được khách hàng nhờ tư vấn.
Kiểm toán viên tiền nhiệm có thể thảo luận về tình hình của khách hàng với
kiểm toán viên được mời, nếu được khách hàng đồng ý, hoặc phù hợp với quy
định của pháp luật. Ngoài việc đưa ra các chỉ dẫn về công việc được giới thiệu,
kiểm toán viên tiền nhiệm nên duy trì liên lạc với kiểm toán viên được mời và
hợp tác với họ đối với các yêu cầu cần hỗ trợ.
19


Kiểm toán viên được mời phải bảo mật và sử dụng hợp lý các thông tin do
người tiền nhiệm cung cấp. Các thông tin do người tiền nhiệm cung cấp có thể
cho thấy lý do khách hàng đưa ra về sự thay đổi kiểm toán viên là không đúng
với thực tế. Đề nghị thay đổi kiểm toán viên có thể do người tiền nhiệm giữ ý
kiến của mình và họ đã thực hiện đúng các trách nhiệm của một kiểm toán viên
hành nghề dù có ý kiến khác biệt trọng yếu với khách hàng.
2.1.2.2.8 Quảng cáo và giới thiệu

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán không được làm quảng cáo về kiểm toán
viên, về công ty hoặc dịch vụ của mình. Chuẩn mực nghiêm cấm kiểm toán viên
và công ty kiểm toán có các hoạt động giới thiệu để:
-

Tạo ra sự mong đợi giả tạo, có tính lừa dối hay không đúng về kết quả

dịch vụ.
Ám chỉ khả năng gây ảnh hưởng đến các tòa án, hội đồng xét xử, các
cơ quan luật pháp hay quan chức tương tự.
Tự ca ngợi không dựa trên các thông tin có thể chứng thực được.
Đưa ra sự so sánh với các kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán khác.
Đưa ra những lời chứng thực hay xác nhận của tổ chức, cá nhân có ảnh
hưởng đáng kể.
Đưa ra các tuyên bố làm người khác hiểu nhầm hoặc bị lừa.
Đưa ra các xác nhận không chứng minh được rằng mình là chuyên gia
trong một lĩnh vực dịch vụ nhất định.
Tuy nhiên, do trong quá trình hành nghề, kiểm toán viên và công ty kiểm toán
vẫn phải tự giới thiệu về mình, nên lúc này chuẩn mực cho phép họ được trình
bày, giới thiệu về kiểm toán viên, về công ty và các dịch vụ của mình nhưng
phải nêu lên một cách khách quan, đúng đắn, trung thực, xác thực, lịch sự và
tinh tế.
Chuẩn mực có hướng dẫn về ấn phẩm trình bày, giới thiệu của kiểm toán viên
và công ty kiểm toán và chỉ chấp nhận nếu việc giới thiệu:
-

Chỉ nhằm mục đích thông báo với công chúng tình hình thực tế về

kiểm toán viên, công ty và các dịch vụ của công ty kiểm toán.
Được trình bày một cách tinh tế.

Nghiêm túc, khách quan và chuyên nghiệp.
Phải tránh sư lặp đi, lặp lại thường xuyên và nổi bật thái quá đối với
tên tuổi của kiểm toán viên.

20


2.2

Thực trạng việc thiết lập các quy định và giám sát sự tuân thủ đạo đức

nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề ở Việt
Nam.
2.2.1 Thực trạng việc thiết lập chính sách đạo đức nghề nghiệp tại các công
ty kiểm toán
Để có cái nhìn tổng thể về thực trạng của việc thiết lập chính sách đạo đức
nghề nghiệp và giám sát sự tuân thủ đạo đức hiện nay, một nhóm nghiên cứu đã
tiến hành khảo sát ở 30 công ty kiểm toán trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Phương
pháp khảo sát là: gửi bảng câu hỏi, thu thập tài liệu về chính sách đạo đức nghề
nghiệp, phỏng vấn các kiểm toán viên ( cấp bậc từ kiểm toán viên điều hành trở
lên). Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề chính là:


Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam có cần thiết ban hành chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp hay không?

Khả năng áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vào thực tế.

Về việc xây dựng chính sách đạo đức nghề nghiệp.


Chính sách của công ty kiểm toán về các vấn đề:
Chấp nhận khách hàng mới.
Duy trì khách hàng cũ.
Phương pháp tính phí kiểm toán.
Chính sách phân công kiểm toán viên.
Yêu cầu về tính bảo mật.
Năng lực chuyên môn.
Thời gian tối đa phân công một kiểm toán viên kiểm toán cho cùng
một khách hàng.
Thông qua kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và đánh giá khái
quát việc xây dựng chính sách đạo đức nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán ở
các nội dung chính như sau:
2.2.1.1 Đối với các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big Four tại Việt Nam.
Các công ty này đều có xây dựng chính sách đạo đức nghề nghiệp. Chính
sách này chẳng những tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế mà
còn có nhiều quy định chi tiết hơn.
Các hướng dẫn chi tiết tập trung vào các chủ đề là chấp nhận khách hàng,
xem xét khả năng thực hiện hợp đồng kiểm toán, phí kiểm toán, nhận diện xung

21


đột lợi ích…Dưới đây là một số ví dụ về các hướng dẫn chi tiết mà các công ty
này đã thiết lập:
a.

Về phí kiểm toán
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho rằng khi tổng mức phí thu được từ một


khách hàng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty kiểm toán sẽ khiến
họ phụ thuộc vào khách hàng và có thể dẫn đến nguy cơ tư lợi. Chính vì thế, một
số công ty đã có hướng dẫn chi tiết về mức phí như sau:
Tỷ lệ phí kiểm toán của một khách hàng so với doanh thu của công ty không
được vượt quá 15% (đối với khách hàng là công ty không niêm yết) và vượt quá
10% (đối với khách hàng là công ty niêm yết) của công ty kiểm toán. Nếu phí
kiểm toán của một khách hàng vượt quá 15% có thể ảnh hưởng đến tính độc lập
của công ty kiểm toán.
b.

Xem xét khả năng phát sinh xung đột lợi ích và phương pháp giải quyết
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chỉ đưa ra các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến

tính độc lập và biện pháp bảo vệ, thế nhưng không đề cập cũng như không đưa
ra các biện pháp nhận diện và giải quyết xung đột lợi ích. Chính vì thế, Big Four
đã đưa ra các hướng dẫn chi tiết về việc nhận diện xung đột lợi ích và phương
pháp giải quyết.
Có ba loại xung đột lợi ích là xung đột do đối lập lợi ích, xung đột lợi ích do
cạnh tranh và xung đột lợi ích kinh doanh.
* Xung đột do đối lập lợi ích
Loại xung đột này phát sinh khi công ty thực hiện cung cấp dịch vụ bảo đảm
và phi đảm bảo cho các khách hàng mà giữa họ có tranh chấp với nhau, hoặc có
lợi ích đối lập với nhau. Chẳng hạn các khách hàng này có liên quan với nhau
trong các vụ sát nhập, tranh chấp, kiện tụng, định giá để mua lại công ty…
Phương pháp giải quyết của công ty kiểm toán là:


Nếu nhận được đề nghị cung cấp dịch vụ của khách hàng mà lợi ích của

khách hàng này đối lập với lợi ích của một khách hàng khác mà công ty đang

cung cấp dịch vụ, lúc này thông thường công ty phải từ chối đề nghị cung cấp
dịch vụ.

Công ty kiểm toán chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho hai hoặc nhiều
khách hàng có lợi ích đối lập nhau khi mà các khách hàng này đều phải ký cam
22


kết chấp nhận bằng văn bản để chính thức cho phép công ty kiểm toán được
cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, trước khi cung cấp dịch vụ, công ty phải thiết lập “ chính sách
phân chia để bảo đảm tuân thủ nguyên tắc đạo đức” để kiểm soát các trường hợp
có xung đột lợi ích. Nếu không được sự cho phép chính thức bằng văn bản của
các bên liên quan, công ty chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho một bên.


Để được phép cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nhân viên có trách nhiệm

có nhiệm vụ cung cấp cho khách hàng này đầy đủ thông tin cần thiết về khách
hàng kia. Việc cung cấp thông tin nhằm giúp khách hàng này đánh giá đầy đủ
các khả năng phát sinh xung đột lợi ích, có thể dẫn đến làm thiệt hại lợi ích của
công ty mình. Nhân viên công ty kiểm toán cũng phải cẩn trọng trong việc bảo
mật thông tin của khách hàng.
• Nếu trong quá trình đánh giá khách hàng, công ty kiểm toán không phát hiện
được xung đột lợi ích và đã ký kết hợp đồng. Sau đó, trong quá trình cung cấp
dịch vụ mới phát hiện được xung đột lợi ích, lúc này công ty kiểm toán cần cân
nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.
* Xung đột lợi ích do cạnh tranh
Xung đột này nảy sinh khi công ty kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụ
cho các khách hàng là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của nhau.

Khi có xung đột này, kiểm toán viên cần bảo mật thông tin khách hàng, để
tránh tiết lộ thông tin cho một khách hàng khác là đối thủ cạnh tranh. Như vậy,
lúc này vấn đề cần quan tâm của kiểm toán viên là bảo mật thông tin của khách
hàng hơn là xung đột lợi ích.
-

Khi được yêu cầu tư vấn về một vấn đề nào đó mà kết quả tư vấn có thể tác

động đến một khách hàng khác, lúc này dù có thể không có xung đột lợi ích,
công ty kiểm toán vẫn phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định ký hợp
đồng.
- Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải luôn luôn thận trọng đối với các
trường hợp mà xung đột lợi ích do cạnh trạnh có thể trở thành xung đột do đối
lập lợi ích.
* Xung đột lợi ích kinh doanh

23


Xung đột này phát sinh khi công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ cho một
khách hàng mà lợi ích của chính bản thân công ty kiểm toán gắn liền với lợi ích
của họ. hoặc do cả hai có lợi ích gắn bó chặt chẽ với nhau, nên điều này có thể
tạo ra nghi vấn về tính khách quan của công ty kiểm toán.
Trong trường hợp trên, trước khi ký hợp đồng, công ty kiểm toán cần phải
thông báo cho khách hàng muốn được cung cấp dịch vụ đầy đủ thông tin về các
mối quan hệ qua đó có thể dẫn đến xung đột về lợi ích.
Để xác định xung đột lợi ích, công ty phải xây dựng một ngân hàng dữ liệu
về khách hàng hiện tại để làm cơ sở so sánh, đối chiếu với các khách hàng tiềm
năng.
c. Yêu cầu về tính bảo mật.

Ngoài những yêu cầu theo chuẩn mực, như kiểm toán viên phải bảo mật
thông tin của khách hàng, nếu không được phép thì không được tiết lộ thông tin,
chỉ được sử dụng và công bố thông tin theo đúng mục đích được phép…Một số
công ty kiểm toán còn đưa ra các quy định chi tiết hơn, chẳng hạn như:
-

Kiểm toán viên không được thảo luận thông tin về khách hàng với các nhân

viên khác trong công ty nhưng không thuộc nhóm kiểm toán hoặc với người bên
ngoài công ty, trừ trường hợp cần thảo luận để được tư vấn thêm về mặt kỹ thuật
cho công việc của mình. Trong trường hợp cần thảo luận về thông tin của khách
hàng, kiểm toán viên phải thận trọng và cảnh giác cao để bảo mật thông tin của
khách hàng. Điều cần lưu ý là nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng vẫn
được duy trì ngay cả khi đã kết thúc quan hệ với khách hàng này.
Trong trường hợp việc sử dụng và công bố thông tin khách hàng là một
phần của công việc đang thực hiện, chủ phần hùn thực hiện công việc, hoặc nếu
liên quan đến nhiều công ty, lúc này chủ phần hùn cao cấp nhất có trách nhiệm
đạt được sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng đó đồng ý cho phép sử
dụng và công bố thông tin theo đúng luật pháp hiện hành và các chuẩn mực
chuyên môn có liên quan.
Trong một số trường hợp nhất định, nếu khách hàng hoặc một bên thứ ba
yêu cầu công ty kiểm toán phải ký một thỏa thuận về việc bảo mật thông tin của
mình. Lúc này, sau khi đã được tư vấn bởi bộ phận tư vấn pháp lý, chỉ chủ phần
hùn mới được phép ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin cho họ.

24


-


Trong một số trường hợp nhất định hoặc do tính nhạy cảm, công ty kiểm

toán phải có những biện pháp phụ trợ để đảm bảo nguyên tắc bảo mật.
2.2.1.2

Đối với các công ty kiểm toán có quy mô trung bình trở lên.

Dù phần lớn công ty này đều có đưa ra các quy định liên quan đến tính độc
lập, về việc chấp nhận khách hàng, về tính phí kiểm toán… thế nhưng họ vẫn
chưa xây dựng được một chính sách đạo đức nghề nghiệp của riêng mình.
Trong hướng dẫn của các công ty này, các quy định chủ yếu tập trung vào
tính độc lập của kiểm toán viên và tuân thủ các quy định của VSA 220 và Nghị
định 105 và thường tập trung vào những nội dung sau:
-

Chất lượng chuyên môn
Bí mật
Tính độc lập
Tư cách nghề nghiệp
2.2.1.3

Đối với các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ.

Tại các công ty này, hầu như họ chưa xây dựng chính sách đạo đức nghề
nghiệp. Chủ yếu họ chỉ đưa ra các quy định nhằm tuân thủ các yêu cầu của Nghị
đinh 105, như là không kiểm toán lâu năm, không đồng thời cung cấp nhiều dịch
vụ, xoay vòng kiểm toán…
2.2.2

Thực trạng việc giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp tại các


công ty kiểm toán
2.2.2.1 Đối với Big Four
Một vài công ty đã thành công khi chuyển được các quy định trong chính
sách đạo đức nghề nghiệp trở thành văn hóa của công ty. Phần lớn công ty thuộc
Big Four đều đưa ra các quy định khá chặt chẽ để giám sát việc tuân thủ đạo đức
nghề nghiệp, đặc biệt các quy định về bảo mật, khai báo các khoản đầu tư của
khách hàng, khai báo ý định sẽ làm việc tại khách hàng, hay nhân viên phải ký
cam kết đã hiểu rõ các chính sách, quy định của công ty về vấn đề bảo mật ngay
khi vừa trở thành thành viên của công ty.
Dưới đây là một số ví dụ về biện pháp giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp ở Big Four:
-

Các nhân viên mới buộc phải hiểu biết đầy đủ về nguyên tắc độc lập và

phải ký cam kết tuân thủ nguyên tắc độc lập

25


×