Tải bản đầy đủ (.pdf) (257 trang)

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 257 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

MỤC LỤC
PHẦN 1: Những vấn đề chung........................................................................... 3
1. Một số ý kiến đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ThS.Nguyễn Cao Đạt.......................................................................................5
2. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ - Tiềm năng và những rào cản cần
vượt qua - TS. Tôn Thất Dụng......................................................................11
3. Kinh nghiệm ở một số nước và định hướng đào tạo liên thông ở Việt Nam TS. Phạm Thị Minh Hạnh ............................................................................22
4. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở nước ta: Quan điểm, nhận thức
và giải pháp phát triển - PGS.TS Phạm Xuân Hậu .....................................29
5. Đào tạo liên thông – Các trường công nhận chương trình của nhau như
thế nào - PGS.TS Nguyễn Kim Hồng ...........................................................42
6. Đào liên thông từ cao đẳng lên đại học theo hệ thống tín chỉ - TS.Nguyễn
Ngọc Hùng ....................................................................................................46
7. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ góc nhìn bên ngoài giảng
đường đại học - ThS. Phạm Văn Luân.........................................................54
8. Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ châu Âu và phương hướng hội
nhập của Việt Nam TS.Phạm Thị Ly............................................................62
9. Một số điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông trong hệ thống
giáo dục đại học Việt Nam - PGS.TS Lê Đức Ngọc.....................................68
10. Đào theo hệ thống tín chỉ - Bài toán khó giải cho các trường đại học và cao
đẳng địa phương - ThS.Lê Thị Hương Quê.................................................72
11. Đào tạo liên thông là phương thức đào tạo ngắn nhất, kinh tế nhất PGS.TS Phùng Rân .......................................................................................82
12. Đào tạo liên thông trong việc phân luồng học sinh hiện nay - ThS.Nguyễn
Ngọc Tài .........................................................................................................86
13. Một số vấn đề trong đào tạo liên thông tại các trường đại học, cao đẳng
hiện nay - ThS. Nguyễn Ngọc Tài.................................................................94
14. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ và vấn đề liên thông của văn bằng tù tài cộng
hai năm của quốc tế sang Việt Nam - Võ Minh Thái ..................................98
15. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở bậc đại học – Lịch sử, vai trò và
vận dụng các phương pháp dạy học - TS.Trần Thị Thìn-TS.Nguyễn Thị


Hạnh.............................................................................................................103
16. Đào tạo liên thông theo tín chỉ - Mấy vấn đề cần đặt ra - ThS.Hà Hồng
Vân – Nguyễn Trí Thành ............................................................................113

1


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

PHẦN 2: Đào tạo liên thông tại các trường .................................................. 121
17. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ - Nguyễn Vĩnh An.....................123
18. Đào tạo liên thông tại trường đại học KHXH&NV-Đại học Quốc gia
Tp.HCM - TS.Lê Khắc Cường ....................................................................130
19. Xây dựng chương tình đào tạo liên thông lên đại học cho bậc cao đẳng
nghề - PGS.TS Đỗ Văn Dũng .....................................................................134
20. Đào tạo liên thông tại trường đại học dân lập Phương Đông - TS.Nguyễn
Tiến Đào-ThS.Hoàng Thị Minh Huệ .........................................................167
21. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ mở ra cơ hội mới cho đào tạo liên thông TS.Nguyễn Văn Hạ......................................................................................172
22. Kiến nghị và đề xuất việc chuyển đổi đào tạo liên thông theo hệ thống tín
chỉ ở trường đại học Hà Tĩnh - Bùi Văn Hạt.............................................176
23. Đào tạo liên thông bậc đại học ngành Y, Dược-Hướng giải quyết nhu cầu
nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu xã hội - PGS.TS Lương Xuân Hiến........181
24. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ngành Sư phạm mỹ thuật – Góc
nhìn từ thực tiễn - Nguyễn Đình Kỳ...........................................................188
25. Đào tạo liên thông tại Học viện kỹ thuật quân sự - GS.TSKH Phạm Thế
Long..............................................................................................................195
26. Những thách thức và giải pháp trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín
chỉ ở trường đại học Sư phạm- Đại học Huế - PGS.TS Biền Văn MinhTS.Phạm Quang Chinh...............................................................................200
27. Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín
chỉ tại trường cao đẳng Sư phạm Đồng Nai - Lê Quang Tân...................206

28. Đào tạo liên thông – Con đường vòng để đạt trình dộ cao hơn - Nguyễn
Phước Tài.....................................................................................................211
29. Đào tạo liên thông – Bước đi còn trăn trở với các trường đại học ngoài
công lập - TS.Lưu Thanh Tâm-Trần Hồng Hoàng...................................218
30. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường cao đẳng Văn hóa nghệ
thuật Thanh Hóa - TS.Lê Văn Tạo.............................................................221
31. Một số nhận xét về thực trạng đào tạo liên thông và giải pháp thực hiện ở
trường cao đẳng sư phạm - TS.Trần Thị Thìn ..........................................225

PHỤ LỤC: Hoạt động của VUN .................................................................... 235
32. Báo cáo hoạt động của VUN nhiệm kỳ 2006-2008 ....................................236
33. Danh sách các trường đại học, cao đẳng thành viên VUN đến năm 2008
......................................................................................................................244
34. Danh sách các trường đại học, cao đẳng thành viên VUN gia nhập 2009
......................................................................................................................257

2


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

PHẦN 1

3


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

4



HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Nguyễn Cao Đạt1
Trường Đại học Cửu Long

Học chế tín chỉ được hình thành và mở đầu tại Viện Đại học (ĐH)
Harvard, Hoa kỳ năm 1872. Mục đích của nó là quá trình đào tạo được tổ chức
sao cho người học có thể lựa chọn cho mình cách học phù hợp nhất với khả
năng học vấn và tài chính của mình. Cơ sở đào tạo phải thích ứng dễ dàng trước
nhu cầu biến động, đa dạng của đời sống xã hội. Với mục đích như vậy, học chế
tín chỉ được phát triển nhanh chóng ở Mỹ và lan rộng sang châu Âu.
Ở Việt Nam, trước năm 1975 cũng đã triển khai đào tạo theo học chế tín
chỉ. Sau 1975, vào năm 1980 tư tưởng đào tạo theo hệ thống tín chỉ được hình
thành. Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM đi tiên phong triển khai từ năm học
1993-1994, sau đó là các trường ĐH Đà Lạt, Cần Thơ, Thủy sản Nha Trang,
Khoa học tự nhiên Tp.HCM… Và cho đến nay, theo quy chế 43/2007 Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã đưa ra lộ trình để các trường ĐH Việt Nam triển khai đào tạo
theo hệ thống tín chỉ.
Như vậy, đối với hệ thống đào tạo theo hệ thống tín chỉ quả là còn quá
mới cho các trường ĐH Việt Nam. Trong các hội thảo, có nhiều ý kiến thuận
nhưng cũng còn ý kiến băn khoăn mặt này mặt khác.
Với hệ thống đào tạo chính quy gần như đầy đủ điều kiện triển khai mà
còn có những băn khoăn hay trở ngại khi triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ
thì việc đào tạo liên thông không biết sẽ như thế nào. Nói như vậy, không có
nghĩa là dừng lại, không triển khai, chúng ta phải tìm cách nào đó để thực hiện
cho tốt nhất. Xuất phát điểm tại Hoa Kỳ là đáp ứng nhu cầu của người học bị
hạn chế về khả năng kinh tế và có thể là học vấn. Vậy, với những người hạn chế

về thời gian và tuổi tác, sức khỏe, học vấn như đối tượng của loại hình này
chúng ta đào tạo có được không?
1

ThS, Quyền Hiệu trưởng

5


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

Để có ý kiến về vấn đề này, xin được đi qua các mục sau đây:
1. Đặc điểm của hệ thống tín chỉ:
Triết lý cơ bản của hệ thống tín chỉ là tôn trọng người học, coi người học
là trung tâm, nói cách khác là hướng đến người học. Người học được chủ động
đề ra kế hoạch học tập cho phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Hình
thức đào tạo theo học chế tín chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nhiều nước
trên thế giới áp dụng hình thức này. Có nhiều mô hình khác nhau, nhưng hệ
thống này có những đặc điểm cơ bản sau:
1.1.Người học phải tích lũy kiến thức theo từng học phần.
1.2.Mỗi học phần cấu tạo theo module, phân bổ theo mốc thiết kế của năm
học. Ngoài phần đại cương chung cho một chương trình, còn cấu tạo môn
học tự chọn, chia nhánh sâu cho mỗi chuyên ngành hẹp.
1.3.Quy định khối kiến thức cho mỗi văn bằng, với ĐH hệ 04 năm khối
lượng kiến thức từ 120 đến 140 tín chỉ (không nhất thiết phải tối đa).
1.4.Chương trình đào tạo mềm dẻo, người học dễ dàng điều chỉnh ngành
nghề khi thấy không thích hợp với sở trường sở đoản.
1.5.Đánh giá thường xuyên, trong quy chế 43 quy định về đánh giá theo quy
định sau:
• Điểm đánh giá bộ phận và kết thúc học phần chấm theo thang điểm

10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
• Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận
nhân với trọng số, sau đó chuyển điểm thành chữ và quy đổi ra điểm
số 4,3,2,1,0.
• Căn cứ vào điểm của mỗi học phần tính điểm trung bình học kỳ và
trung bình chung tích lũy theo công thức sau:
n

A=

∑a × n
i

i =1

i

n

∑n
i =1

i

Trong đó A là điểm trung bình học kỳ hay TBC tích lũy,
6


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ


ai là điểm của học phần thứ i,
ni là số tín chỉ của học phần thứ i,
n là tổng số học phần.
1.6.Dạy học lấy người học làm trung tâm, vì thế phải đổi mới phương pháp
dạy học, người học phải làm việc nhiều hơn và trao đổi với thầy, bạn
thông qua giờ thảo luận, trên mạng hay thầy bố trí giờ trả lời trực tiếp
người học.
1.7.Tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo rất khác biệt với cách tổ chức theo
quy chế 25/2006, như: đăng ký môn học, giờ giấc của một ngày học, đội
ngũ cố vấn học tập, và lớp “tín chỉ”…
1.8.Tuyển sinh theo học kỳ, xét tốt nghiệp 02 lần/01 năm; không thi tốt
nghiệp…
1.9.Chỉ có một loại văn bằng cho tất cả các loại hình (chính quy và không
chính quy).

2. Đặc điểm của đào tạo liên thông:
2.1.Có hai hình thức: từ CĐ lên ĐH và từ TC lên ĐH.
2.2.Đối tượng là người lớn tuổi, đã học xong một loại văn bằng nào đó, đã
công tác ở một đơn vị nào đó.
2.3.Chương trình đào tạo liên thông theo nguyên tắc kế thừa và tích hợp,
mềm dẻo để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức kỹ năng mà người học
đã tích lũy ở các trình độ khác.
2.4.Chương trình phải được xây dựng trên cơ sở chương trình khung và thiết
kế phù hợp với các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo.
2.5.Nguồn tuyển sinh đa dạng về địa bàn và trình độ, độ tuổi và kinh nghiệm
nghề nghiệp, mục đích và động cơ học tập.
3. Một số đề xuất để đảm bảo chất lượng:
Từ lâu nay, việc đào tạo liên thông đã đem đến cho chúng ta một dấu ấn
khó xóa về chất lượng khi chúng ta thực hiện điều hành theo các quy chế cũ.
Trên thực tế, cũng còn có những đơn vị đào tạo chưa chú ý đến việc đảm bảo

7


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

chất lượng. Điều đó được thể hiện ở các lĩnh vực về quan điểm, nhận thức cũng
như thực hiện. Người học khi tham gia học cũng nhận thức chưa đầy đủ và
phiến diện. Vì thế ở đâu đó vẫn có hiện tượng “học giả” bằng thật?
Theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ, việc quản lý và tự học của người học rất
cao; liệu có thể đảm bảo chất lượng khi vận hành quy chế này hay không?
Ở đây trong khuôn khổ bài tham luận, xin nêu một vài ý kiến góp phần
vào đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ.
3.1. Vấn đề xây dựng và cấu tạo chương trình đào tạo:
Để có chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng người học và phương
thức đào tạo, cần nghiên cứu và xem xét nhu cầu việc làm của ngành đào tạo. Vì
thế, cần coi trọng những ý kiến của các nhà quản lý doanh nghiệp. Muốn vậy, từ
hệ đào tạo chính quy, nhà trường cần nắm được thực trạng đội ngũ cán bộ nhân
viên mà doanh nghiệp đã có, cần đào tao lại… trên cơ sở đó chương trình được
thiết kế sẽ phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp và thiết thực với người
học.
Chương trình xây dựng cần khai thác khả năng chuyên môn, thực tế của
người học.
Chương trình không thiên về lý luận, dùng lý luận để tìm những chỗ
khiếm khuyết xảy ra trong thực tế và đem thực tế vào nội dung của bài giảng.
3.2. Quản lý đào tạo:
Quản lý người dạy đảm bảo đúng giờ được phân bổ trên chương trình. Cử
cán bộ theo dõi kiểm tra việc học của người học sít sao đảm bảo thời gian tối
thiểu dự lớp.
Quản lý việc thực hiện trao đổi nhóm, thảo luận. Có thể phân công thêm
giảng viên cùng tham gia những giờ thảo luận với giảng viên đứng lớp chính của

bộ môn.
Nên có suy nghĩ về việc trao đổi, trả lời của thầy bằng hình thức qua
mạng Internet. Vì thực tế, các thầy ít có điều kiện gặp sinh viên và ngược lại
người học vì lý do công việc và địa dư khó có thể thực hiện việc trao đổi trực
diện với thầy.
8


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

3.3. Đánh giá:
• Cần cải tiến cách đánh giá cho điểm, trọng số của từng loại điểm.
• Nên coi trọng phần thực hành, thực tế do vậy phần thảo luận, tiểu luận...
nên để trọng số 0.5.
• Phần kiểm tra lý thuyết nên xây dựng đề thi trắc nghiệm và cho trọng số
0,5.
Vấn đề chất lượng là vấn đề sống còn của một mô hình đào tạo, để đảm
bảo chất lượng thì cần xem xét một mô hình tương thích.
Nếu đảm bảo chất lượng thì việc đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ
sẽ khai thông cho một phương thức đào tạo tốt. Nó có tác dụng thúc đẩy thực sự
sự phát triển của các đơn vị, các doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, nếu có
tác dụng thiết thực, các doanh nghiệp sẽ đầu tư và đào tạo sẽ có nguồn và có môi
trường “sạch sẽ” dụng võ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. Lâm Quang Thiệp, 1998, Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở
đại học trong thời kỳ mới.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2006, Tài liệu giới thiệu hệ thống tín chỉ, phát
triển chương trình đào tạo đại học & cao đẳng.

3. Quy chế 43/2007 tháng 08/2007 về đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
4. Quyết định 06/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 13/02/2008 về Quy định đào tạo
liên thông trình độ cao đẳng, đại học.
5. GS. Lâm Quang Thiệp, 2009 hội thảo Huế 2009, Việc áp dụng học chế tín
chỉ trên thế giới và Việt Nam.
6. TS. Nguyễn Tiến Vờn, 2009 hội thảo Huế 2009, Đào tạo theo tín chỉ, tại
sao?
7. TS.Võ Văn Thắng, 09/2008, Thông tin khoa học Đại học An Giang, Vấn
đề đào tạo theo học chế tín chỉ.
9


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

8. ThS. Hoàng Thị Tuyết, “Làm thế nào để đưa sinh viên quen lối học thụ
động vào quỹ đạo ‘dạy tự học’?” Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào
tạo”, Đà Lạt 2001.
9. TS. Nguyễn Thiện Tống, “Đổi mới đồng thời phương pháp giảng dạy,
phương pháp học tập & phương pháp đánh giá trong đào tạo theo học chế
tín chỉ”, Hội thảo khoa học VUN lần 2, Hải phòng 09/2007.

10


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG RÀO CẢN CẦN VƯỢT QUA
Tôn Thất Dụng1
Trường Đại học Sư phạm Huế


1. Đặt vấn đề
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đại học (ĐH) đang là một yêu
cầu đặt ra cấp thiết ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập và xu thế toàn
cầu hoá đang ngày một diễn ra nhanh chóng, giáo dục và đào tạo phải tạo ra
những động lực mới nhằm đào tạo một đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội, tham gia giải quyết những vấn đề chung của khu vực và thế
giới. Ở thời đại hiện nay, những phát hiện mới, những thành tựu khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển một cách nhanh chóng và được ứng dụng rộng rãi vào
trong đời sống xã hội. Đối với giáo dục bậc ĐH, những thông tin này phải nhanh
chóng cập nhật và giảng dạy phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo. Do vậy,
chương trình đào tạo và phương thức tổ chức dạy học cũng cần phải điều chỉnh
cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Những mô hình đào tạo theo kiểu hàn
lâm, chương trình đào tạo "đông cứng", phương thức đào tạo thiếu linh hoạt sẽ
trực tiếp hoặc gián tiếp làm hạn chế khả năng phát huy sức mạnh của các đơn vị
tham gia tổ chức đào tạo. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã khuyến nghị
các trường ĐH và cao đẳng (CĐ) xác định lộ trình chuyển đổi phương thức đào
tạo, từ phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín
chỉ và công bố Quyết định 43/2007/BGD&ĐT ban hành Quy chế đào tạo đại
học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Bộ cũng đã cho triển khai
thí điểm chương trình đào tạo liên thông trong mấy năm qua và đã chính thức
ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008
Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng đại học. Những chủ trương này
đã tác động đến giáo dục ĐH và tạo ra những đổi thay nhất định. Tuy vậy, để
những phương thức đào tạo mới phát huy được tiềm năng của nó cũng cần phải
có thời gian và phải hạn chế những rào cản nảy sinh trong quá trình triển khai.
1

TS, Trưởng phòng Đào tạo


11


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ nêu mấy nhận xét về những tiềm năng
và những rào cản trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ (HTTC).

2. Về những tiềm năng
2.1. Tiềm năng từ hệ thống đào tạo tín chỉ
Điều ai cũng dễ dàng nhận ra là hệ thống đào tạo tín chỉ bao chứa trong
nó sự linh hoạt, mềm dẻo và đặt quyền lợi của người học vào vị trí ưu tiên. Tất
nhiên, để khai thác hết ưu thế này không phải là vấn đề đơn giản. Muốn làm
được điều này trong điều kiện nước ta hiện nay phải mất một thời gian khá dài
nếu thực sự làm đúng triết lý của đào tạo tín chỉ. Và để phấn đấu làm được điều
đó đòi hỏi chúng ta phải nhận diện đúng những tiềm năng vốn có của nó và
những điều kiện để tiềm năng ấy chuyển thành hiện thực. Trước tiên, hệ thống
đào tạo tín chỉ cho phép người học chọn lựa chương trình và thời gian học. Điều
này đòi hỏi chương trình đào tạo của các trường phải được thiết kế chuẩn và đa
dạng. Trong thực tiễn hiện nay, việc triển khai xây dựng và chuyển đổi chương
trình đào tạo sang học chế tín chỉ ở nước ta vẫn còn những bất cập. Bất cập ngay
từ sự liên thông trong chương trình khung bắt buộc của các ngành học, nhất là
các môn mang tính chất liên ngành. Các môn học chung có số lượng tín chỉ khác
nhau, nội dung giảng dạy có những độ vênh nhất định, và do vậy trong thực tế
triển khai chương trình có khi "liên" mà không "thông". Hệ thống môn học tự
chọn cũng phải được xây dựng hết sức đa dạng và đáp ứng được yêu cầu chuyển
đổi ngành học khi cần thiết. Muốn vậy, các Hội đồng xây dựng chương trình đào
tạo của các ngành học phải có khả năng bao quát những vấn đề mới đã và đang
đặt ra trong thực tế đào tạo trong và ngoài nuớc. Quan sát thực tế ở nước ta hiện
nay có thể thấy rằng chương trình đào tạo của các ngành vẫn đang cung cấp cho

người học những tri thức có sẵn của người thầy mà chưa chuẩn bị đầy đủ khả
năng đáp ứng yêu cầu của người học. Do vậy, người học thực chất chỉ chọn các
môn học có sẵn trong số tín chỉ quy định hạn hẹp của một chương trình đào tạo.
Cách làm này đã hạn chế tiềm năng của HTTC vốn dĩ rất linh hoạt và mềm dẻo.
Cũng cần nói thêm là hệ thống đào tạo tín chỉ xây dựng các học phần
thành các module và sinh viên được quyền chọn lựa thời gian để tích lũy các
module này theo quy định của chương trình. Trong điều kiện của các trường
cùng đào tạo một ngành học, nếu có được sự thoả thuận và công nhận về các tín
12


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

chỉ có trong chương trình chung giữa các trường thì sinh viên sẽ có điều kiện để
tích luỹ tín chỉ phù hợp với nhu cầu của bản thân họ. Và trong điều kiện của các
ĐH vùng, ĐH đa ngành, việc công nhận tín chỉ giữa các trường sẽ tăng khả năng
lựa chọn của người học và thực sự tạo được sự liên thông trong tổ chức đào tạo.
Trong thực tiễn, điều này cũng chưa thực hiện đồng bộ ở các trường ĐH và CĐ,
vẫn còn hiện tượng "đóng băng" trong từng trường thành viên làm hạn chế khả
năng linh hoạt của HTTC. Quan sát việc tổ chức đào tạo tín chỉ ở nước ngoài
chúng ta dễ dàng nhận ra việc công nhận tín chỉ giữa các trường trong một quốc
gia và giữa các trường ở các quốc gia. Tất nhiên, để làm được việc này các
trường công nhận liên thông các tín chỉ là các trường đã được kiểm định chất
lượng. Chúng tôi nghĩ rằng, để thực sự tạo ra sự liên thông trong đào tạo ĐH và
sau ĐH chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện để sinh viên hội nhập được
với các nước.
Trong chương trình đào tạo theo HTTC việc thiết kế để sinh viên học một
lúc hai chương trình hoặc có thể thay đổi ngành học khi cần thiết mà vẫn không
học lại toàn bộ chương trình của ngành học mới cũng được đặt ra. Đây là một

hướng đi đúng đắn nhằm giúp cho những sinh viên có năng lực có cơ hội để
vượt xa hơn các bạn cùng khóa hoặc có thể chuyển sang một ngành học mà cơ
hội kiếm việc làm dễ hơn. Điều này thực sự góp phần vào việc thực hiện chủ
trương đào tạo theo nhu cầu xã hội của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trong đào tạo
tín chỉ ở nước ta hiện nay việc thực hiện điều này cũng có những khó khăn nhất
định. Trong chương trình đào tạo, ngoài các học phần chung bắt buộc, các học
phần giao nhau giữa các ngành học không nhiều và không đồng bộ, do vậy, sinh
viên cũng phải đối diện với những khó khăn khi chuyển đổi. Nếu không tạo ra
được sự liên thông trong quản lý thì cũng khó tạo ra sự liên thông trong chuyển
đổi ngành học.

2.2. Tiềm năng từ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội đang
đổi thay nhanh chóng, Bộ GD&ĐT đã đề xuất nhiều biện pháp cải cách giáo
dục. Một trong những chủ trương lớn đã được thực hiện trong thời gian qua là
triển khai đánh giá chất lượng giáo dục tại các trường CĐ và ĐH. Hiện nay đã
13


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

có 20 trường tham gia đánh giá và đã được đánh giá ngoài. Các trường khác
đang trong lộ trình triển khai và đang hoàn thiện dần các tiêu chuẩn trong Quy
định về chất lượng đánh giá trường đại học ban hành theo Quyết định số
65/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT. Trong số 10 tiêu chuẩn theo quy định có tiêu chuẩn 3 về chương trình
giáo duc, trong đó quy định:
" 1. Chương trình giáo dục (CTGD) của trường ĐH được xây dựng trên cơ sở
chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành. CTGD được xây dựng với sự
tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề

nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.
2. CTGD có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách
hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ ĐH
và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
3. CTGD chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định,
đảm bảo chất lượng đào tạo.
4. CTGD được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các
chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao
động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng
nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước.
5. CTGD được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ
đào tạo và CTGD khác.
6. CTGD được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng trên kết quả
đánh giá."[ 3].
Những tiêu chuẩn trong quy định này là căn cứ để các trường tự kiểm tra
mình đã đạt yêu cầu chất lượng như thế nào, đồng thời cũng là cơ sở và động lực
để các trường tăng cường các hình thức liên thông, làm cho quá trình tổ chức
đào tạo thực sự linh hoạt và hiệu quả. Nếu không xem đây là một trong những
thước đo cần thiết về CTGD thì khả năng "đông cứng" của chương trình vẫn có
thể tiếp tục diễn ra trong thực tế.

14


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

2.3. Tiềm năng từ quy định đào tạo liên thông
Để thực hiện việc tổ chức đào tạo CĐ, ĐH đạt chất lượng tốt, Bộ GD&ĐT
đã cho thí điểm chương trình đào tạo liên thông trong một số trường ĐH, CĐ.
Bộ cũng đã ban hành Quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 12

năm 2002 "Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng và đại học". Sau mấy năm làm thí điểm Bộ GD&ĐT đã chính
thức ban hành Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học theo
Quyết định số 06/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 tạo cơ sở
pháp lý để các trường triển khai đào tạo theo phương thức này. Điều 2 của Quy
định nêu rõ: "Đào tạo liên thông là quá trình đào tạo cho phép sử dụng kết quả
học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề
hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo
khác". Điều 9 quy định về chương trình đào tạo như sau:
"1. Chương trình đào tạo liên thông (CTĐTLT) phải được xây dựng theo
những nguyên tắc sau:
a. CTĐTLT được thiết kế theo nguyên tắc mềm dẻo, phát triển theo hướng
kế thừa và tích hợp để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng
mà người học đã tích lũy ở các trình độ khác;
b. CTĐTLT phải phản ánh đúng mục tiêu đào tạo, yêu cầu học tập, nội
dung phương pháp dạy và học, thời gian đào tạo, kế hoạch thực hiện và
phương pháp đánh giá theo trình độ và theo ngành đào tạo tương ứng;
c. CTĐTLT được xây dựng dựa trên việc so sánh giữa CTĐT trình độ CĐ
cho những người có bằng tốt nghiệp trung cấp và chương trình đào tạo
trình độ ĐH cho những người có bằng tốt nghiệp CĐ hoặc trung cấp.
Việc xây dựng CTĐTLT nói trên được thực hiện theo nguyên tắc bù đủ
những khối lượng kiến thức còn thiếu và kiến thức cập nhật mới phù hợp
với thực tế xã hội;
d. CTĐTLT phải được xây dựng trên cơ sở chương trình khung và được
thiết kế phù hợp với các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo" [2].
Như vậy, có thể thấy chương trình đào tạo liên thông tạo cho người học
những thuận lợi cơ bản trong việc tích luỹ kiến thức và chuyển đổi ngành đào
15



BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

tạo. Điều này làm tiết kiệm đáng kể thời gian của người học và tạo ra sự linh
hoạt trong tổ chức đào tạo. Nếu được triển khai bằng phương thức đào tạo tín
chỉ thì tiềm năng này được huy động nhiều hơn. Đáng lưu ý là trong quy định
này của Bộ, chương trình đào tạo liên thông được áp dụng cho cả hình thức đào
tạo chính quy và hình thức vừa làm vừa học. Điều này đáp ứng được nhu cầu
của người học và khả năng tổ chức đào tạo của các trường. Tuy vậy, những ràng
buộc về quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo lại không tạo ra sự liên thông trong
tổ chức dạy học. Điều này cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các nước để
một mặt đảm bảo chất lượng đào tạo, mặt khác, tạo ra được sự bình đẳng giữa
các phương thức đào tạo. Nên chăng nghiên cứu cùng chuẩn đầu ra cho các
phương thức đào tạo này.

3. Những rào cản cần vượt qua
3.1. Rào cản từ nhận thức và thiết kế chương trình đào tạo
Làm thế nào để thực hiện đào tạo liên thông một cách có hiệu quả và đảm
bảo chất lượng đào tạo là một câu hỏi đang đặt ra đối với mỗi trường ĐH và CĐ
ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh những tiềm năng để tổ chức đào tạo đã có,
các văn bản quy định tạo hành lang pháp lý cũng đã được ban hành nếu không
tháo gỡ những vướng mắc trong nhận thức cũng như trong triển khai thực hiện
thì tiềm năng dù có lớn đến đâu vẫn chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng. Cần phải nói
thêm là khi triển khai đào tạo liên thông chúng ta cần phải nhận ra tính chất hệ
thống của hệ thống kiến thức trong chương trình đào tạo. Đây là một "hệ thống
mở", có khả năng thu hút các tiểu hệ thống vào trong cấu trúc chung của mình.
Có như vậy mới thực sự tạo ra sự linh hoạt và mềm dẻo trong chương trình cũng
như trong tổ chức đào tạo. Nếu xét liên thông theo hệ thống dọc thì việc xây
dựng chương trình khung của các bậc học trung cấp và CĐ phải cùng trong một
hệ thống chung với ĐH. Ở nước ta, việc này vẫn còn những bất cập vì ít quan
tâm đến sự đồng bộ trong hệ thống kiến thức của các bậc học thuộc các ngành

đào tạo cụ thể. Hơn nữa, các Hội đồng xây dựng chương trình khung cũng chưa
chú ý đúng mức đến khả năng liên thông khi triển khai chương trình đào tạo
trong thực tiễn. Và cũng có thể do chúng ta chưa chú ý đầy đủ về chuẩn đầu ra
cho các bậc học nên tính hệ thống chưa được quan tâm một cách tối ưu. Điều
này làm khó khăn cho người học khi tiếp tục học liên thông giữa các bậc học và
16


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

khó khăn cho các đơn vị quản lý khi xem xét công nhận kết quả của người học.
Theo Quy định 06/2008 của Bộ GD &ĐT về đào tạo liên thông thì một trong
những điều kiện để đào tạo liên thông là "đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình
đào tạo liên thông". Điều này dễ dẫn đến chương trình đào tạo sẽ bị "đông
cứng" khi phê duyệt và sinh viên gặp nhiều trở ngại khi công nhận các học phần
đã tích lũy trước đó. Trong thực tế triển khai đào tạo, các trường hầu như căn cứ
vào chương trình đã được phê duyệt để xét điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp.
Đó là chưa nói ở các bậc học này trong bối cảnh hiện nay tồn tại nhiều phương
thức đào tạo khác nhau với nhiều chương trình đào tạo có rất nhiều khác biệt từ
các ngành học. Bộ cũng đã tạo điều kiện cho các trường có thẩm quyền công
nhận kết quả học tập. Điều 11 quy định: " Căn cứ quy trình đào tạo của mỗi
trường, người học có thể được công nhận kết quả học tập theo tín chỉ, học phần,
chương trình môn học và kết quả toàn khoá học để được miễn trừ khi học
chương trình đào tạo liên thông"[2]. Điều này đem lại sự tự chủ trong tổ chức
đào tạo nhưng nếu không có những hình thức quản lý thích hợp sẽ dễ dẫn đến sự
tùy tiện. Nên chăng khi đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ thì việc công
nhận kết quả phải căn cứ vào khung tín chỉ quy định cho mỗi ngành học (bao
gồm cả tín chỉ bắt buộc và tự chọn) để xác định chuẩn đầu ra của một ngành học
và công nhận các tín chỉ đã học có trong chương trình đào tạo bậc học. Việc này
không tạo ra những khó khăn cho người học vì Bộ đã chủ trương sử dụng

chương trình đào tạo hệ chính quy để áp dụng cho hệ vừa làm vừa học. Đối với
việc liên thông theo hệ thống ngang thì sinh viên có quyền chọn học học phần có
trong chương trình đào tạo của ngành học thuộc các trường khác nhau miễn là
các trường này công nhận tín chỉ của nhau. Nếu có được sự liên thông của các
trường có chất lượng đào tạo tốt thì sinh viên sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Cần
tạo ra khả năng hợp tác và phối hợp trong tổ chức đào tạo và quản lý chất lượng
đào tạo.

3.2. Rào cản từ quản lý đào tạo và quản lý tài chính
Ở nước ta, việc tổ chức đào tạo theo hình thức niên chế đã tồn tại quá lâu,
trở thành thói quen và ăn sâu vào nhận thức của nhiều người. Để vận hành theo
một phương thức mới đòi hỏi phải có thời gian thích nghi và phải có những hỗ
trợ về các yếu tố khác. Mặc dù mới chuyển sang đào tạo theo HTTC nhưng
17


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

nhiều cán bộ và giảng viên đã nhận ra ưu thế của phương thức này và ít nhiều
hiểu được triết lý của nó. Tuy vậy, nếu không giải quyết tốt về mặt nhận thức,
không tập huấn kỹ về tổ chức giảng dạy và quản lý đào tạo, thì thói quen cũ dễ
dẫn chúng ta trở về với phương thức cũ và nếu có thay đổi cũng sẽ dẫn đến hiện
tượng nửa vời. Nhiều người sẽ dựa vào quan niệm "cách làm Việt Nam" để làm
biến dạng phương thức đào tạo. Chúng tôi nghĩ rằng một phương thức đào tạo
linh hoạt, mềm dẻo thì đòi hỏi một phương pháp quản lý đào tạo năng động và
có khả năng xử lý kịp thời mọi tình huống. Vấn đề này trong thực tế không dễ
thực hiện ở nước ta vì nhiều lý do. Có một phần do phương thức đào tạo mới đòi
hỏi phải có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại mà trong thực tế kinh phí eo hẹp
của mỗi trường trong một thời gian ngắn không thể đáp ứng được nên phải dùng
sức lực của đội ngũ quản lý làm cho họ ngại thay đổi. Một phần khác liên quan

đến khả năng nắm bắt các vấn đề trong quản lý theo phương thức mới trong điều
kiện chúng ta chưa được đào tạo một cách bài bản mà chủ yếu là những kinh
nghiệm được truyền cho nhau một cách ngẫu hứng. Và không thể không nói đến
thu nhập của các thành viên trong trường. Đào tạo tín chỉ đòi hỏi sự linh hoạt.
Đào tạo liên thông trong HTTC càng cần sự linh hoạt. Công sức bỏ ra nhiều
cũng đòi hỏi phải được thù lao xứng đáng đối với bán bộ và giảng viên. Những
hoạt động của họ nhằm đáp ứng một yêu cầu là đảm bảo chất lượng đào tạo và
không ngừng nâng cao nó theo tiêu chuẩn chung của các nước tiên tiến. Cần
nghiên cứu để có các giải pháp thích đáng nhằm phá bỏ những rào cản trong
quản lý đào tạo thì mới hy vọng "liên" và "thông".
Về quản lý tài chính không phải không có những vấn đề cần quan tâm.
Đối với các trường sư phạm vấn đề cũng có nhiều điểm phải nhìn lại. Kinh phí
đào tạo của các trường dựa vào số ngân sách được cấp khá khiêm tốn và một
phần dựa vào các chỉ tiêu đào tạo không chính quy hoặc ngoài ngân sách. Các
trường phải cố gắng hết mình mới đủ sức đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hoạt
động dạy và học. Đối với các trường sư phạm có những khó khăn riêng. Sinh
viên sư phạm được miễn học phí, do vậy trường chỉ được cấp bù sư phạm. Kinh
phí này cố định trong khi vật giá thì biến động không ngừng. Và thế là khi triển
khai đào tạo tín chỉ sinh viên được bao cấp hoàn toàn. Điều này dẫn đến những
khó khăn nhất định khi tổ chức đào tạo. Với hình thức đào tạo liên thông theo
HTTC các trường sư phạm có được thu học phí của người học theo học hệ chính
18


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

quy không? Đối với hệ vừa làm vừa học tổ chức đào tạo tại các đơn vị liên kết
khi sinh viên được công nhận miễn học các học phần có trong chương trình liên
thông thì kinh phí có được giảm đi không? Nếu số lượng giảm đi quá nhiều thì
không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo. Rất nhiều khó khăn đặt ra và không khéo

biện pháp dễ nhất là bắt người học học hết chương trình quy định đã được duyệt
để khỏi ảnh hưởng đến thu nhập của đơn vị tổ chức đào tạo. Và điều này cũng
rất dễ dẫn đến hiện tượng "liên" mà không "thông". Sinh viên cũng dễ cảm thấy
mệt mỏi khi phải thực hiện quá nhiều thủ tục để xin miễn học các học phần theo
quy định chung. Đó là chưa nói cần có các chính sách đồng bộ trong quản lý đào
tạo và quản lý tài chính. Trên thực tế chúng ta vẫn thấy ít nhiều có độ vênh giữa
hai lĩnh vực này. Đào tạo đòi hỏi phải tổ chức mềm dẻo linh hoạt trong khi quản
lý tài chính có những ràng buộc riêng của nó. Cần tăng thêm quyền chủ động
cho các trường để họ thực sự có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến
tổ chức đào tạo liên thông theo học chế tín chỉ.

3.3. Rào cản về sự cạnh tranh không lành mạnh
Trong bối cảnh các trường ĐH và CĐ phát triển nhanh như hiện nay việc
triển khai đào tạo liên thông đang diễn ra một sự cạnh tranh quyết liệt. Thực tế
này dường như ai cũng thấy rõ. Chỉ cần nhìn qua báo viết cũng như báo mạng
chúng ta cũng thấy không biết bao nhiêu trường đã quảng cáo về đào tạo liên
thông. Tất nhiên là có nhiều trường chỉ đang đào tạo theo hình thức niên chế chứ
chưa thực hiện học chế tín chỉ. Có nhiều trường có bề dày lâu năm. Có trường
chỉ mới ra đời một vài năm miễn là họ đã mở được mã ngành theo quy định của
Bộ. Trong cuộc cạnh tranh này nếu trường nào cũng coi trọng chất lượng đào
tạo thì thật đáng mừng. Người học sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh chất
lượng và học phí. Nhưng có nhiều sự cạnh tranh dựa trên nhu cầu dễ dãi của
người học, chỉ cần học dễ, thi dễ và học phí rẻ. Miễn sao chỉ có tấm bằng để
kiếm sống ở đời. Và thế là cách thức tổ chức dạy và học hết sức đa dạng. Rất
tiếc là chúng ta ít khi kiểm định chất lượng đào tạo ở đầu ra mà chỉ cần chú
trọng ràng buộc ở đầu vào. Trong bối cảnh liên thông thực hiện cho các bậc học
thì những học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường CĐ có
điều kiện để thực hiện ước mơ học ĐH của mình. Cũng trong bối cảnh đó các
trường lại thấy đây là cơ hội để tăng thu nhập từ hoạt động đào tạo. Cả hai
19



BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

nguyện vọng đều có thể chấp nhận miễn là chúng ta phải đảm bảo chất lượng
đào tạo. Vì vậy, cần phải có các cơ quan kiểm định chất lượng thực sự có uy tín
tham gia thẩm định và giúp cho các cơ quan hữu quan có biện pháp quản lý đào
tạo một cách hữu hiệu để hoạt động giáo dục và đào tạo nước ta ngày càng đáp
ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cần phải hạn chế cuộc
cạnh tranh không lành mạnh trong công tác giáo dục và đào tạo.

4. Kết luận
Mỗi phương thức đào tạo có một ưu thế riêng. Đào tạo liên thông theo
HTTC tích hợp cả hai ưu thế và thực sự quan tâm đến quyền lợi của người học.
Nếu chúng ta biết phát huy tiềm năng, hạn chế các rào cản và tiến đến phá bỏ nó
thì phương thức đào tạo này sẽ góp phần đáng kể vào việc đào tạo nguồn lực
cho xã hội, tạo cơ hội cho mọi người có thể học suốt đời. Điều mà chúng tôi đặt
ra là phải làm thế nào để nó thực sự " liên" và "thông". Mọi sự cứng nhắc, máy
móc có thể dẫn đến hiện tượng có kênh dẫn nguồn mà nước vẫn không vào
ruộng được và đồng lúa phải khô hạn hoặc không điều tiết được theo ý muốn
của người xây dựng nên hệ thống đó. Hy vọng là chúng ta sẽ đề ra được các giải
pháp khả thi để vận hành tốt phương thức đào tạo này. Trên cơ sở thực tiễn đào
tạo của các trường thí điểm và kinh nghiệm đào tạo tại các nước chúng ta có thể
tiếp tục điều chỉnh những quy định cũng như hoàn thiện các khâu trong quá trình
tổ chức đào tạo liên thông ở nước ta hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
15.08.2007 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống tín chỉ.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 06/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày
13.02.2008 ban hành Quy định liên thông trình độ đại học, cao đẳng.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 65/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
01.11.2007 ban hành Quy định Về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường đại học.
20


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

4. Bộ Giáo dục và đào tạo,Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày
26.06.2006 Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 36/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
28.06.2007 Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa
làm vừa học.

21


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG Ở VIỆT NAM
Phạm Thị Minh Hạnh1
Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận

Để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống giáo dục Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập, khẳng định sự lớn mạnh của cả hệ thống so với hệ thống giáo
dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, các cơ sở đào tạo nguồn nhân

lực trong nước cần có sự phối hợp chặt chẽ về mọi mặt nhằm đào tạo được đội
ngũ nhân lực trình độ cao hiệu quả và chất lượng, có thể đáp ứng được nhu cầu
của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Một trong những vấn đề cần sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nhằm
nâng cao trình độ của nguồn nhân lực Việt Nam đó là đào tạo liên thông, đặc
biệt là trong giai đoạn đào tạo nhân lực đang chuyển dần sang đào tạo theo hệ
thống tín chỉ, đào tạo liên thông vẫn còn gặp nhiều thực trạng nan giải và rất cần
sự thống nhất chung trên toàn lãnh thổ cho các cơ sở đào tạo nhân lực.

1. Đào tạo liên thông: vai trò của nó trong sự phát triển của
giáo dục Việt Nam và một số thực trạng.
Trong bài “Giới thiệu phương thức đào tạo liên thông ở một số nước và
những vận dụng ở Việt Nam” trình bày tại hội thảo “Đào tạo liên thông trong
các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học Việt Nam: Thực trạng
và bài học kinh nghiệm” của Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm TPHCM tổ chức vào tháng 12/2008, chúng tôi đã đề cập đến khái niệm,
vai trò và một số thực trạng của hoạt động đào tạo liên thông dưới góc độ so
sánh tổng quát với hệ thống giáo dục ở một số nước [1].
Ngoài những vấn đề đã nêu, với định hướng chung về học chế tín chỉ cho
các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam trong tương lai, hoạt động đào tạo
liên thông còn những vấn đề rất đáng quan tâm, nhất là đối với các cơ sở đào tạo
thuộc khối giáo dục chuyên nghiệp: tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ hiện
1

TS, Trưởng phòng NCKH&HTQT

22


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ


nay chỉ bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục ĐH, các trường trung cấp chuyên
nghiệp (TCCN), dạy nghề (DN) muốn thực hiện liên thông lên cao đẳng (CĐ),
ĐH vẫn bị xem là phương thức đào tạo lạc hậu, đào tạo theo học phần - là
phương thức đào tạo đã tồn tại trong suốt lịch sử giáo dục ĐH Việt Nam. Chính
vì điều này là rào cản càng khiến cho qui mô đào tạo liên thông chỉ phát triển
theo hướng tăng qui mô trong phạm vi từng trường: các trường ĐH mở thêm hệ
CĐ, các trường CĐ mở thêm hệ TCCN để liên thông cho bậc CĐ, ĐH của
trường mình.
Hiện nay, ở bậc đào tạo cao học, hoạt động này diễn ra khá thuận lợi vì rất
nhiều trường dư chỉ tiêu tuyển sinh, nên đối với các ngành học gần với ngành
tuyển sinh (thậm chí có những ngành thuộc hai lĩnh vực hoàn toàn khác xa nhau
như Kỹ thuật và Quản trị kinh doanh) đều được thiết kế cho các học viên muốn
dự thi theo học một chương trình chuyển đổi tương thích trước khi thi và do đó
họ vẫn có nhiều cơ hội có thể học nâng cao trình độ.
Vì sao liên thông ngang và liên thông dọc lên CĐ, ĐH trong hệ thống
giáo dục Việt Nam lại không thực hiện dễ dàng như con đường này?

2. Kinh nghiệm đào tạo liên thông ở một số nước trên thế giới
Đối với các quốc gia có hệ thống giáo dục lâu đời, việc chuyển đổi sang
đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm mục đích thu hút sinh viên trên toàn thế giới
đến đất nước của họ, điều này mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia bởi việc
truyền bá ngôn ngữ chính thống, trao đổi văn hóa và những lợi ích kinh tế kèm
theo. Chính vì thế, khi thiết kế nội dung chương trình theo hệ thống tín chỉ, các
cơ sở giáo dục ĐH này luôn chú trọng đến sự tương thích với các hệ thống giáo
dục của nhiều nước, đặc biệt là những nước kém phát triển hơn bởi đó là nguồn
tuyển sinh lâu dài, chắc chắn và ít cạnh tranh.
Do đó, ngay cả một số nước có hệ thống giáo dục nổi tiếng phức tạp, lâu
đời và hết sức hiệu quả vẫn chuyển sang học chế tín chỉ và hệ thống giáo dục
mới, đơn giản hơn được thiết lập phù hợp với phương thức đào tạo này.

Để đảm bảo hoạt động liên thông giữa các quốc gia dễ dàng thực hiện, nội
dung chương trình thiết kế theo học chế này hết sức linh hoạt được áp dụng cho
bất cứ sinh viên tốt nghiệp ở bất kỳ ngành nghề nào, cơ sở đào tạo nào, kể cả
23


BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM

trong và ngoài nước đều có cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ, nhất là đối
với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Với chủ trương chung đó, đơn vị quản lý nhà nước về giáo dục cấp quốc
gia có thể can thiệp vào các hoạt động cơ bản nhất của các cơ sở giáo dục ĐH
nhằm đảm bảo sự thống nhất chung trên toàn lãnh thổ về đào tạo liên thông giữa
các cơ sở giáo dục trong nước và giữa các quốc gia, vì thế, những sáng kiến cho
sự phát triển các định hướng đó được ưu tiên lựa chọn.
Để hoạt động liên thông ngang diễn ra thuận lợi trong trường cũng như
ngoài trường, các cơ sở giáo dục dù ngang cấp hay không vẫn luôn tôn trọng quá
trình đào tạo của nhau, do đó những tín chỉ nào sinh viên đã học qua ở một cơ sở
giáo dục khác có bậc đào tạo thấp hơn trong nước cũng như ngoài nước đều
được công nhận.
Nội dung chương trình đào tạo hình thành thương hiệu của mỗi cơ sở giáo
dục có tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực vốn vẫn là vấn đề then chốt trong
đào tạo liên thông. Do đó hoạt động này được diễn ra thuận lợi ở nhiều nước là
nhờ giải quyết tốt vấn đề này.
Ngoài ra, ở các nước tổ chức thành công hoạt động đào tạo liên thông là
những nước hết sức quan tâm đến hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp, do
đó, khi bắt đầu dự tính tuyển sinh một ngành học bất kỳ, họ luôn dự báo một
cách tương đối thông tin về mong muốn của sinh viên sau khi ra trường, và vì
thế, hoạt động đào tạo liên thông đã được thiết lập ngay khi tuyển sinh cho bất
cứ một ngành học nào.


3. Những định hướng về đào tạo liên thông có thể vận dụng cho
Việt Nam
Đào tạo liên thông là một hoạt động đã thực sự tồn tại trong hệ thống giáo
dục Việt Nam từ lâu dưới nhiều hình thức: tại chức, chuyên tu, vừa học vừa
làm… và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân
lực, nhưng hoạt động này chỉ mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiêu
chuẩn hóa với qui mô cả nước trong đầu thế kỷ 21 cùng với định hướng chuyển
đổi sang học chế tín chỉ của các cơ sở giáo dục ĐH trong tương lai gần. Điều
này đòi hỏi hệ thống giáo dục Việt Nam cần có định hướng chung cho hoạt động
24


HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

này trên toàn lãnh thổ, khi đó hệ thống giáo dục Việt Nam mới có thể thực sự
đào tạo nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và các
nước trên thế giới.
Để thực hiện được điều này, Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau:
- Các cơ sở giáo dục ĐH cần nhận thức rõ việc mở rộng qui mô đào tạo
với nguồn tuyển sinh ổn định, lâu dài với nhiều đối tượng vẫn là hoạt động cơ
bản, vì thế, việc thiết kế nội dung chương trình cần linh hoạt cho từng đối tượng
tham gia dự thi: học sinh trung học phổ thông, TCCN, CĐ… khác chuyên
ngành, cùng chuyên ngành, và gần chuyên ngành…
Khi đào tạo theo học chế tín chỉ, các sinh viên tham gia học tập sẽ có số
lượng tín chỉ tích lũy khác nhau tuỳ theo đối tượng dự thi.
- Để có sự thống nhất chung trong cả nước và nhằm thu hút học sinh ở các
nước trong khu vực, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các sơ sở giáo dục ĐH khi chuyển
sang tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ cần thiết kế chương trình học theo
modun tín chỉ thực sự. Bởi vì mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều cơ sở

giáo dục ĐH chuyển sang tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, nhưng trên thực
tế đó chỉ là hình thức tổ chức đào tạo theo học chế này chứ không phải thiết kế
nội dung theo học chế này. Do đó, việc tương thích chương trình khi thực hiện
đào tạo liên thông với qui mô rộng, yếu tố này vốn vẫn là lí do cơ bản nhất.
- Khi Việt Nam chưa tổ chức phối hợp đồng bộ hoạt động đào tạo liên
thông giữa các cơ sở giáo dục với qui mô cả nước, để dần dần thực hiện được
yêu cầu này, quản lý đào tạo liên thông cần được quán triệt từ gốc: ngay khi
đăng ký mở mã ngành, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các cơ sở giáo dục có tham gia
đào tạo nêu rõ lộ trình liên thông cả khi dự tuyển và sau khi tốt nghiệp cho
ngành học đang mở này.
- Cần có sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành
trong việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, đảm bảo tất cả các trường
cùng ngành, gần ngành nghề đào tạo đều có thể liên thông vì lợi ích chung cho
người học và cho sự phát triển trong tương lai của đất nước.
=====

25


×