Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Luận văn tốt nghiệp Đề tài Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự VIệt Nam thực trạng và giải pháp trên địa bàn huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.74 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA LUẬT
��℡��
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2010 - 2015

Đề tài:
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Trần Văn Quang
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Tấn Trung
Lớp: Luật 33K13QN


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vấn đề bảo vệ an toàn, trật tự công cộng
có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn bộ nền kinh tế xã
hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường
thì tai nạn giao thông đang là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Trong những năm
qua, mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tai nạn giao thông do vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng, nhưng tình
trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông vẫn chưa thuyên giảm, nhiều vụ tai nạn
giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người, làm hư hỏng tài sản


có giá trị hàng trăm triệu đồng. Hiện nay, tai nạn giao thông vẫn là một vấn nạn quốc gia,
vẫn là một tác nhân xâm phạm và cản trở quyền tự do đi lại của người dân, đe dọa sự
phát triển bền vững của đất nước.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng chủ yếu do ý thức của người
tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây,
một phần do không hiểu biết các quy định của Nhà nước về an toàn giao thông, một phần
do người giao thông biết nhưng vẫn cố tình vi phạm, còn do sự gia tăng quá nhanh của
các phương tiện giao thông cá nhân. Việc xử lý các hành vi vi phạm chưa nghiêm, nhiều
vụ tai nạn giao thông lẽ ra có hành vi vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng
chỉ bị xử phạt hành chính hoặc tuy có truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng lại được áp
dụng hình phạt quá nhẹ, thậm chí cho hưởng án treo không đúng, không có tác dụng giáo
dục và phòng ngừa tội phạm. Ngược lại cũng không ít trường hợp tai nạn xảy ra lỗi hoàn
toàn ở nạn nhân, nhưng do không đánh giá đúng các tình tiết của vụ án nên đã truy cứu
trách nhiệm hình sự người gây tai nạn mà họ không có lỗi… Để góp phần vào việc
nghiên cứu nguyên nhân và tìm ra giải pháp giải quyết những vấn đề trên nên tôi đã chọn
đề tài cho chuyên đề của mình là: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ - thực trạng và giải pháp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thu hút
được sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong giai đoạn hiện nay. Nên bản thân tôi chọn đề
tài này là nhằm đi sâu nghiên cứu, phân tích rõ từng vấn đề cụ thể của tội phạm, tìm ra
nguyên nhân cơ bản, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và phòng chống loại tội
phạm này. Từ đó, tôi muốn tuyên truyền cho mọi người hiểu những quy định về an toàn
giao thông đường bộ, không phải nhờ vào các cơ quan chức năng mà mình phải tự biết
cách phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có nhiều
vấn đề khác nhau cần nghiên cứu nhưng trong phạm vi chuyên đề này tập trung nghiên
cứu làm rõ các vấn đề về cấu thành tội phạm, những trường hợp phạm tội cụ thể được
quy định trong điều luật, pháp luật có liên quan trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tình

hình thực tiễn và giải pháp phòng chống.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích luật viết, phương pháp tổng hợp, so sánh kết hợp
lý luận với thực tiễn. Bên cạnh đi sâu nghiên cứu hiện trạng hiện nay thông qua việc thu

2


thập tài liệu thông tin đã được nghiên cứu sẳn và tìm hiểu tình hình thực tế để nhìn nhận
đúng vấn đề.
5. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được trình bày thành 3 chương, bao gồm:
- Chương 1: Những vấn đế pháp lý chung về tội phạm vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ
- Chương 2: Tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong Luật Hình sự Việt Nam
- Chương 3: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng
Ngãi.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ TỘI PHẠM VI PHẠM CÁC QUY
ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Những khái niệm chung
1.1 Khái niệm về tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài

sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
1.2 Khái niệm về giao thông đường bộ
Đi lại không phải là nhu cầu tự thân song nó càng ngày càng phát triển cùng với
sự phát triển của loài người. Đã có lúc người ta cho rằng sự phát triển của thông tin và
một số dịch vụ khác sẽ làm giảm sự đi lại của con người song thực tế không phải vậy.
Một số công trình khoa học đã chứng tỏ rằng quỹ thời gian dành cho việc đi lại cũng như
quãng đường trung bình mà mọi người phải vượt qua ngày càng tăng. Ở Việt Nam, quy
luật này cũng được thể hiện, rõ nét nhất là sau những năm đổi mới, sự phát triển kinh tế
tăng lên, giao lưu xã hội tăng lên đòi hỏi việc đi lại nhiều lên. Trẻ em đi lại học hành
ngày càng tăng. Người già tham gia câu lạc bộ, thăm viếng nhau, du lịch trong và ngoài
nước,… ngày một nhiều. Đặc biệt là từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì mức sống của người dân được cải
thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về
những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và
ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả
về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở
Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùn ra, có
không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào
đấy.
Ngày nay, để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của mình, con người đã làm cho hệ
thống giao thông được mở rộng, đa dạng, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng
giao thông đường bộ vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong xã hội.
Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Giao thông” được hiểu là “việc đi lại từ nơi này đến
nơi khác của người và phương tiện chuyên chở”.

3



Theo khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì “đường bộ” gồm có
“đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.
Từ hai khái niệm trên ta rút ra khái niệm về giao thông đường bộ như sau: “Giao
thông đường bộ là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên
chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.
1.3 Khái niệm về phương tiện giao thông đường bộ
Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Phương tiện” có nghĩa là “cái dùng để tiến hành
công việc gì: phương tiện sản xuất, phương tiện vận chuyển, và các phương tiện khác.
Theo khoản 12 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2001 thì: “Phương tiện giao
thông đường bộ” gồm: “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” và “phương tiện giao
thông thô sơ đường bộ”. Ngoài ra, phương tiện tham gia giao thông đường bộ còn có cả
xe gắn máy chuyên dùng.
Từ hai khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm về phương tiện giao thông đường
bộ như sau: “Phương tiện giao thông đường bộ là tất cả các phương tiện thuộc phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe máy
chuyên dùng có tham gia hoặc không tham gia giao thông đường bộ”.
2. Các dấu hiệu của tội phạm
2.1 Tính nguy hiểm cho xã hội
Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội
phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định trong Luật hình sự là tội phạm và phải chịu trách
nhiệm hình sự vì có tính nguy hiểm cho xã hội.
Nguy hiểm cho xã hội về khách quan có ý nghĩa là đã gây ra hoặc đe doạ gây ra
thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Tính nguy hiểm cho xã hội không chỉ là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm
với những hành vi vi phạm khác, mà còn là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều
hay ít của một hành vi phạm tội.
2.2 Tính có lỗi của tội phạm
Lỗi là ý thức chủ quan của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu
quả của hành vi đó.
Hình thức lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.

2.3 Tính trái pháp luật hình sự
Hành vi trái pháp luật hình sự là làm những việc mà pháp luật hình sự cấm làm
hoặc không làm, không làm đầy đủ những việc mà pháp luật quy định phải làm.
Ngoài ba dấu hiệu trên, còn có một dấu hiệu mà Điều 8 Bộ Luật hình sự năm 1999
không có đề cập, đó là tính chịu hình phạt.
Một hành vi bị coi là tội phạm vì về nội dung, có tính nguy hiểm cho xã hội về hình thức,
có tính trái pháp luật hình sự, chứ không phải vì tính chịu hình phạt. Song ngược lại, một
hành vi sở dĩ có tính chịu hình phạt, vì là tội phạm – vì nguy hiểm cho xã hội và trái pháp
luật hình sự. Nói cách khác, chỉ có hành vi tội phạm mới chỉ chịu biện pháp trách nhiệm
là hình phạt; không có tội phạm thì cũng không có hình phạt.
Nói tội phạm có tính chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào
cũng đều bị đe doạ có thể phải chịu một biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc
nhất là hình phạt.
3. Một số quy tắc về giao thông đường bộ
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều của mình, đi đúng phần
đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Xe ô tô có trang bị dây an
toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an
toàn.

4


Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín
hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường cọc tiêu hoặc đường bảo vệ. hàng rào
chắn. Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại.
Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở
phía trước và ở phía sau người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại, người
tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ
phải.

Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau
và bên phải người điều khiển được rẽ phải, người tham gia giao thông ở phía bên trái
người điều khiển được đi tất cả các hướng, người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người
điều khiển giao thông.
Đèn tín hiệu giao thông có ba màu, ý nghĩa từng màu như sau:
- Tín hiệu xanh là được đi
- Tín hiệu đỏ là cấm đi
- Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, trừ trường
hợp đã đi qua vạch dừng thì được đi tiếp.
- Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý. Biển báo hiệu đường bộ
gồm có 5 nhóm, ý nghĩa của từng nhóm như sau:
+ Biển báo cấm biểu thị các điều cấm
+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
+ Biển hiệu lệnh để báo hiệu các hiệu lệnh phải thi hành
+ Biển báo chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết
+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển
hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Vạch kẻ đường là vạch kẻ chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng
lại, cọc tiêu hoặc đường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn
cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của
đường.
Hàng rào chắn được đặt ở nền đường bị thắt hẹp ở đầu cầu, đầu cống, ở đầu các
đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều
khiển, kiểm soát sự đi lại.
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ như sau:
• Chấp hành báo hiệu đường bộ
Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống
ưthông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Tại nơi có biển báo
hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông đường bộ phải chấp
hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

• Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
Người lái xe phải tuân thủ qui định về tốc độ xe chạy trên đường. Bộ trưởng Bộ
giao thông vận tải qui định cụ thể về tốc độ của xe cơ giới và đặt biển báo tốc độ. Người
lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có
biển báo “cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên
biển báo.
• Sử dụng làn đường
Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệt bằng vạch
kẻ phân làn đường, người lái xe phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được

5


chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước
và phải bảm đảm an toàn.
Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường xe thô sơ phải đi trên làn đường
bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái. Các loại phương tiện tham gia
giao thông đường bộ có tốc độ thấp hơn phải đi bên phải.
• Vượt xe
Xe xin vượt phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi, trong đô thị và khu đông dân cư từ
22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. Xe xin vượt chỉ được khi không
có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định
vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. Khi có xe xin
vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước giảm tốc độ, đi
sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không gây trở
ngại đối với xe xin vượt.
􀂙Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ trường hợp sau đây thì được phép vượt
về bên phải:
- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
- Khi xe đang chạy giữa đường.

- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
􀂙Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
- Trên cầu hẹp có một làn xe.
- Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế.
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt.
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.
- Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
• Chuyển hướng xe:
Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín
hiệu báo hướng rẽ. Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường đường đi trước
cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường
đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không trở
ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Trong khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và
nơi có biển báo cho phép quay đầu xe. Cấm quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi
bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, tại nơi
đường bộ giao cắt đường sắt, đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
• Lùi xe:
Khi lùi xe, người điều khiển phương tiện phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần
thiết và chỉ khi nào không nguy hiểm mới được lùi. Cấm lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên
phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao
cắt đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ.
• Tránh xe đi ngược chiều:
Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược
chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều
xe chạy của mình.
􀂙Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau:
- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ
tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia.
- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc - Xe nào có chướng ngại vật

phía trước phải nhường đường cho xe kia

6


- Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều nhau phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn
chiếu gần.
• Dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị:
Khi dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị, người điều khiển phương tiện phải
thực hiện các quy định sau đây:
- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe
chạy, trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép
đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm
dừng xe, đỗ xe thì người điều khiển xe phải cho xe dừng, đỗ tại vị trí đó. Sau khi đỗ xe,
người điều khiển chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn, nếu xe đỗ
chiếm một phần đường xe chạy, phải đặt ngay báo hiệu để người điều khiển phương tiện
khác biết.
Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe chưa bảo đảm điều kiện an
toàn.
Xe cơ giới khi dừng, người lái xe không được rời khỏi vị trí lái.
Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
􀂙Cấm dừng xe, đỗ xe tại vị trí sau đây:
+ Bên trái đường một chiều.
+ Trên đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất.
+ Trên cầu, gầm cầu vượt.
+ Song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
+ Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
+ Nơi đường giao nhau.

+ Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
+ Tại nơi có phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.
+ Trong phạm vi an toàn của đường sắt.
+ Che khuất các bản báo hiệu đường bộ.
• Dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị:
- Khi dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị, người điều khiển phương tiện phải
tuân theo các quy định sau đây:
- Phải cho xe dừng, đỗ sát hè phố phía bên phải theo chiều di của mình, trường
hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối
thiểu 20 mét. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện. Không được để phương
tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
• Quyền ưu tiên của một số xe:
Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau
từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp.
- Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn
cấp theo quy định của pháp luật.
- Đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
- Đoàn xe tang.
- Các xe khác theo quy định của pháp luật.
Khi có tính hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng
giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.

7


Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.
• Qua phà, qua cầu phao:

- Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định,
không làm cản trở giao thông.
- Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ
người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người
tàn tật.
- Các loại xe cơ giới phải xuống phà trước, xe thô sơ, người xuống phà sau, khi
lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người
điều khiển giao thông.
- Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao.
+ Xe chở thư báo.
+ Xe chở thực phẩm tươi sống.
+ Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các loại xe ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước
được qua trước.
• Nhường đường tại nơi đường giao nhau:
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc
độ và nhường đường theo quy định sau đây:
- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường
đường cho xe đi đến từ bên phải.
- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường
cho xe đi đến từ bên trái.
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa
đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải
nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính bất kỳ hướng nào tới.
• Đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt:
Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu,
khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch
chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần
đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi đèn tín hiệu đã tắt, rào
chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua. Tại nơi đường bộ giao cắt

đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng
hoặc có tiếng chuông báo hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại
và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất, khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn
mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.Tại nơi đường bộ giao cắt đường
sắt không có đèn tín hiệu rào chắn hoặc chuông báo hiệu, người tham gia giao thông
đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt
đang đi tới thì phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất,
và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi qua.
Khi phương tiện tham gia giao thông bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao cắt
đường sắt và trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng
mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về 2 phía để báo
cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường
sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chống đưa phương
tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
Những nơi có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông bị hư hỏng trên đoạn
đường bộ giao cắt đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển đưa phương tiện ra
khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

8


• Giao thông trên đường cao tốc:
Người lái xe trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy
định tại luật giao thông đường bộ còn phải thực hiện các quy định sau đây:
- Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe
đang chạy trên đường, chỉ khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát
mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi
rời khỏi đường cao tốc.
- Không được cho xe chạy ở phần lề đường.
- Không được quay đầu xe, lùi xe.

- Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển
báo, sơn kẻ trên mặt đường.
- Người lái xe phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn. Bộ trưởng Bộ
giao thông vận tải quy định khoảng cách an toàn giữa các xe đang chạy trên đường.
- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe
không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu
không thể được thì phải báo hiệu để các lái xe khác biết.
• Giao thông trong hầm đường bộ:
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc
tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại luật giao thông đường bộ còn phải thực hiện
các quy định sau đây:
- Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng, xe thô sơ phải có đèn hoặc
vật phát sáng báo hiệu.
- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở những nơi quy định.
- Không được quay đầu xe, lùi xe.
• Bảo đảm tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ:
- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ các
quy quyền.
- Trong trường hợp đặc biệt, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe
bánh xích gây hư hại mặt đường có thể được lưu hành trên đường nhưng phải được cơ
quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép và phải thực hiện các biện pháp bắt
buộc để bảo vệ cầu đường, bảo đảm an toàn giao thông.
- Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ,
quy định về tổ chức hoạt động hoặc các trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ và việc
cấp giấy phép cho xe quá tải trọng quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư
hại mặt đường.
• Xe kéo xe và xe kéo rơ mooc:
Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe khác khi xe này không tự chạy được và phải
bảo đảm các quy định sau đây:
- Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái xe của xe đó phải còn hiệu

lực.
- Việc nối xe, kéo xe với xe được kéo phải đảm bảo chắc chắn, an toàn trường hợp
hệ thống hãm của xe được kéo không con hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh
nối cứng.
- Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu.
- Xe kéo rơ mooc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ mooc
hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ mooc.
Cấm các hành vi sau đây:
- Xe kéo rơ mooc, xe sơ mi rơ mooc kéo theo sơ mooc hoặc xe khác.
- Chở người trên xe được kéo.

9


- Xe ô tô kéo theo xe thô sơ, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
hoặc kéo lê vật trên đường.
• Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người lớn và một
trẻ em, trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở
hai người lớn. Việc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô
hai bánh, xe gắn máy do Chính phủ quy định.
Cấm người đang điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có các hành vi
sau đây:
- Đi xe dàn hàng ngang.
- Đi xe lạng lách, đánh võng.
- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác. - Sử dụng ô,
điện thoại di động.
- Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang vác và chở vật cồng kềnh.
- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bàng hai bánh
đối với xe ba bánh.

- Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường.
- Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Cấm người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có các
hành vi sau đây:
- Mang, vác vật cồng kềnh.
- Sử dụng ô.
- Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường
dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định, khi đi ban đêm phải có báo
hiệu ở phía trước và phía sau xe. Hàng hoá xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn,
không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
• Người đi bộ:
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường không có hè phố, lề
đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi
qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn, nhường
đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm
an toàn khi qua đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm
dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua
đường đúng các vị trí đó.
- Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới
qua lại phải có người lớn dắt.
• Người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông:
- Người tàn tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có
vạch kẻ dành cho người đi bộ. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt
hoặc có công cụ báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
- Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người tàn tật, người già yếu khi đi qua đường.

• Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ:

10


- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép
đường và phải bảo đảm vệ sinh trên đường, trong trường hợp cần có súc vật đi ngang qua
đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
- Cấm điều khiển, dẫn dắt súc vật đi vào phần đường xe cơ giới.
• Các hoạt động khác trên đường bộ:
- Việc tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ
phải thực hiện theo quy định của Chính phủ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang
an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn
bản.
Cấm các hành vi sau đây:
- Họp chợ trên đường phố.
- Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.
- Thả rong súc vật trên đường bộ.
- Để trái phép vật liệu, phế thải, phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản và các vật khác
trên đường bộ.
- Đặt các biển quảng cáo trên đất của đường bộ.
- Che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
• Sử dụng đường phố đô thị:
- Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, trường hợp
đặc biệt, việc sử dụng tạm thời vào mục đích khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Cấm các hành vi sau đây:
- Đổ rác hoặc phế thải ra đường phố không đúng nơi quy định.
- Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường phố.
- Tự ý tháo mở nắp cống trên đường phố.

- Các hành vi khác gây cản trở giao thông.
• Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông:
- Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
- Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và các
loại phương tiện tham gia giao thông.
- Quy định các loại đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ,
cấm quay đầu xe, lắp đặt báo hiệu đường bộ.
- Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm
thời hoặc lâu dài, thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp
khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn.
Trách nhiệm về việc tổ chức giao thông:
- Bộ trưởng bộ giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ
thống quốc lộ.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông đường bộ và
đường đô thị thuộc phạm vi quản lý.
Trách nhiệm điều khiển giao thông của các cảnh sát giao thông:
- Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường, hướng dẫn, bắt buộc người tham gia
giao thông chấp hành quy tắc giao thông.
- Khi có tình huống đột xuất gây ách tắt giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác
về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định,
phân loại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.
• Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông:
- Người lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách
nhiệm.

11


- Dừng quay xe lại, giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị tai nạn và phải có
mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường
hợp người lái xe cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc trường hợp vì lý do bị đe dọa
đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an.
Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn phải có trách nhiệm:
- Bảo vệ hiện trường.
- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
- Báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.
- Bảo vệ tài sản của người bị nạn.
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan công an.
- Người lái xe khác khi đi qua vụ xảy ra tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi
cấp cứu. Các xe ưu tiên, xe của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
không bắt buộc phải thực hiện quy định này.
- Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm nhanh chóng cử
người tới hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và
Uỷ ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
- Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ
quan công an đến giải quyết vụ tai nạn, tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ
hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn, trường hợp có người chết, sau khi cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý
cho chôn cất, nếu người chết không rõ tông tích, không có thân nhân hoặc thân nhân
không có khả năng chôn cất thì Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức việc chôn cất.
- Cấm các hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người bị nạn và người
gây tai nạn.
4. Các dấu hiệu pháp lý và đặc điểm chung của các tội xâm phạm trên lĩnh
vực giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam.
Các tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng là những hành vi vi phạm các quy
định và các quy tắc về đảm bảo an toàn, trật tự chung của xã hội ở trong các lĩnh vực hoạt
động mang tính công cộng (có mức độ xã hội cao) như giao thông vận tải, khám chữa
bệnh, xây dựng, lao động, phòng cháy, vệ sinh thực phẩm, quản lý một số mặt hàng mà

Nhà nước cấm hoặc hạn chế kinh doanh…. , xâm phạm trật tự và an toàn chung của xã
hội, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho con người và tài sản của Nhà nước, tổ chức
và công dân.
Các tội xâm phạm trên lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ nằm trong nhóm các
tội xâm phạm trật tự công cộng được quy định tại chương XIX của Bộ luật Hình sự 1999
gồm 6 Điều:
- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều
202);
- Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203); - Tội đưa vào sử dụng các phương
tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn (Điều 204);
- Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương
tiện giao thông đường bộ (Điều 205);
- Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206);
- Tội đua xe trái phép (Điều 207);
4.1 Mặt khách thể của tội phạm
Các tội phạm này xâm phạm những quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ do Nhà nước quy định.

12


4.2 Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các tội này có hai loại cấu thành tội phạm:
􀂙Cấu thành tội phạm vật chất là theo các khoản 1, 2, 3 các Điều 202 và 208
􀂙Cấu thành tội phạm hình thức là các khoản 4 các Điều 202 và 208;
Các tội cấu thành vật chất có hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc.
4.3 Mặt chủ quan của tội phạm
Các tội vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hình thức lỗi vô
ý là đa số (trừ tội tổ chức đua xe trái phép và đua xe trái phép). Người phạm tội tuy thấy

trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu
quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Người phạm tội không thấy trước hành
vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể
thấy trước hậu quả đó.
4.4 Mặt chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi
theo luật định. Có một số tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt, ngoài dấu hiệu chủ thể chung
còn có thể có một số dấu hiệu đặc biệt khác (người có chức vụ, quyền hạn, hoặc người
làm những nghề hoặc công việc nhất định). Ví dụ, chủ thể của tội phạm được quy định ở
các tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông (các Điều 202, 208) là
người điều khiển các phương tiện giao thông vận tải v.v…
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ
Bất cứ một điều luật nào được quy định trong Bộ luật Hình sự đều nhằm hướng
đến nhiệm vụ chung của Bộ luật Hình sự là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích pháp của công dân, đấu
tranh phòng ngừa tội phạm, góp phần bảo vệ tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Điều 202 Bộ luật
Hình sự năm 1999 ra đời cũng không nằm ngoài nhiệm vụ chung đó. Nhưng bên cạnh đó,
nó cũng thể hiện ý nghĩa riêng, cụ thể hơn của mình là điều chỉnh các hành vi vi phạm
quy định pháp luật hình sự về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, góp phần
trừng trị, giáo dục người phạm tội, tuyên truyền đến quần chúng nhân dân nhằm đảm bảo
an toàn, sự hoạt động bình thường của phương tiện giao thông đường bộ, tính mạng sức
khoẻ của nhân dân, tài sản của Nhà nước, của tổ chức, công dân và tiến tới giảm dần tai
nạn giao thông đường bộ do vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giaao thông
đường bộ nói riêng. Trong điều kiện đất nước phát triển nền kinh tế thị trường và mở
rộng sự hợp tác quốc tế, các phương tiện giao thông đường bộ gia tăng cả về chủng loại,
số lượng và mật độ lưu thông. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước
và toàn xã hội hiện nay là đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và hạn chế các vụ tai
nạn giao thông mà chúng thường gây nên các thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Vậy, khi nghiên cứu Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 là hướng tới mục tiêu
làm rõ hơn nữa ý nghĩa của nó, các mặt tích cực mà nó đạt được và quan trọng hơn nữa là
tìm ra được những điểm thiếu sót, hạn chế của Điều luật để rồi đưa ra giải pháp hoàn
thiện nó trên mặt lý luận và thực tiễn đấu tranh.

CHƯƠNG 2
TỘI PHẠM QUY PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
13


1. Khái niệm tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trong luật Hình sự Việt Nam
“Điều 202: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định
về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười năm:
a. Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b. Trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích mạnh khác;
c. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người
bị nạn;
d. Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng
dẫn giao thông;
đ. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười

lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn
đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến ba năm.”
Định nghĩa: Người bị coi là tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ là người có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông trong
khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
2. Các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm
Các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999.
2.1 Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.
Khi xác đinh chủ thể của tội phạm này cần chú ý: người điều khiển phương tiện giao
thông cũng là người tham gia giao thông, nhưng người tham gia giao thông thì có thể
không phải là người điều khiển phương tiện giao thông. Đây cũng là dấu hiệu phân biệt
tội phạm này với các tội vi phạm an toàn giao thông khác.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe
thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện
tham gia giao thông đường bộ: người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên
đường bộ.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm này, vì tội phạm này là tội được thực hiện do lỗi vô ý và không có trường hợp nào
là tội đặc biệt nghiêm trọng.
2.2 Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


14


Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ, cũng như sự an
toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
Về nguyên tắc chỉ xử lý về hình sự hành vi vi phạm các quy định về điều khiển các
phương tiện giao thông đường bộ khi sự vi phạm này có tính nguy hiểm cao, tức là đã
gây ra hậu quả nghiêm trọng về người, về tài sản hoặc sự vi phạm có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn ngừa kịp thời.
Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ bao
gồm: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Hiện nay, các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định tại
Luật giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. Đây
cũng là căn cứ để xác định hành vi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ đã vi
phạm hay chưa vi phạm.
2.3 Các dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ.
Để xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ, trước hết phải xác định phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những loại
nào.
Trước đây, Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định hành vi vi phạm các quy
định về điều khiển phương tiện giao thông vận tải, nên phạm vi xác định hành vi vi phạm
rộng hơn, kể cả người không điều khiển phương tiện giao thông cũng vi phạm, nay tội
phạm này chỉ quy định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ nên phạm vi xác định hành vi vi phạm hẹp hơn.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không
chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví
dụ xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy

ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác
và đã tránh về bên phải (Khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ).
Như vậy, việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự mà phải căn cứ
vào quy định của Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có
thẩm quyền.
b. Hậu quả
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm
các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây thiệt hại cho
tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc tài sản của người
khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.
Thiệt hại cho tính mạng là làm cho người khác bị chết. Thiệt hại nghiêm trọng cho
sức khỏe hoặc tài sản của người khác là làm cho người khác bị thương nặng hoặc làm
cho tài sản của người khác bị mất mát hư hỏng nặng. Khi xác định thiệt hại tài sản của
người khác cần chú ý:
Chỉ tính những tài sản do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trực tiếp gây ra, còn những thiệt hại gián tiếp không tính là thiệt hại
để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; như: do bị thương nên phải chi
phí cho việc điều trị và các khoản chi phí khác (mất thu nhập, làm chân giả, tay giả…).
Mặc dù các thiệt hại này người phạm tội vẫn phải bồi thường nhưng không tính để xác
định trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội.

15


Thiệt hại về tính mạng , sức khỏe, tài sản mà người phạm tội gây nên là thiệt hại
đối với người khác, nên không tính thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho chính mình.
Ví dụ: do phóng nhanh, vượt ẩu mà Nguyễn Văn A đã gây tai nạn làm Trần Văn B bị
thương tỷ lệ thương tật 25%, còn A cũng bị thương tỷ lệ thương tật là 35%. Trong trường
hợp này, thiệt hại về sức khỏe do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ của A gây ra đối với người khác là 25% chứ không phải là
60%.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người
phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.
c. Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi khách quan, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, đối với tội vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nhà làm luật quy
định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như
phương tiện giao thông, địa điểm (nơi vi phạm là công trình giao thông đường bộ)…
Việc xác định một số dấu hiệu khách quan này là rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt
giữa tội phạm này với các tội vi phạm an toàn giao thông khác.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì đường bộ gồm đường, cầu đường
bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Còn phương tiện giao thông đường bộ gồm
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe
máy chuyên dùng. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm
nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.
Đối với phương tiện giao thông đường bộ, nói chung không khó xác định. Tuy
nhiên, đối với xe máy chuyên dùng, việc xác định có phải là phương tiện tham gia giao
thông hay không, có nhiều trường hợp phức tạp. Ví dụ: một chiếc xe máy ủi đang thi
công trên đoạn đường thì chiếc máy ủi này có tham gia giao thông không hay chỉ là
phương tiện tham gia giao thông bình thường? Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu chiếc máy
ủi này đang thi công thì không coi là tham gia giao thông, nhưng nếu chiếc máy ủi này di
chuyển từ vị trí này sang vị trí khác hoặc từ nơi tập kết xe máy đến công trường thì được
coi là tham gia giao thông.
Ngoài ra còn có những dấu hiệu khách quan khác như: đường bộ, công trình
đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần đường xe chạy, làn đường, khổ giới hạn của
đường, đường phố, dải phân cách, đường cao tốc,…Các yếu tố này cũng rất quan trọng
khi xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ. Theo Luật giao thông đường bộ thì:

- Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Công
trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ thống thoát nước, đèn
tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách công trình, thiết bị phụ trợ khác.
- Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng.
- Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn
giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
- Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện
giao thông qua lại.
- Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của
đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
- Khổ giới hạn đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao,
chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi
qua được an toàn.
- Đường phố là đường bộ trong đô thị gồm lòng đường và hè phố.

16


- Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe
chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách
gồm loại cố định và loại di động.
- Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân
cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt
cùng mức với đường khác.
2.4 Các dấu hiệu thuộc về chủ quan của tội phạm
Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ thực hiện hành vi là do lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).
- Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc
có thể ngăn ngừa được.

- Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
hậu quả đó.
Hiện nay, ta thấy trên sách báo có đề cập đến “hình thức lỗi hỗn hợp” và thường
lấy các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ làm
ví dụ cho trường hợp lỗi hỗn hợp như: cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả. Ví dụ: một người
lái xe cố ý vượt đèn đỏ nên đã gây tai nạn làm chết người. Trong trường hợp này người
lái xe đã cố ý với hành vi (cố ý vượt đèn đỏ) nhưng không mong muốn hậu quả xảy ra
(vô ý làm chết người), cũng không bỏ mặt cho hậu quả xảy ra.
Một số trường hợp khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, các Tòa án
cũng có nhận định rằng người bị hại cũng có lỗi và coi trường hợp người bị hại có lỗi
cũng là lỗi hỗn hợp (cả hai bên đều có lỗi).
Ta thấy rằng cả hai trường hợp trên, nếu cho rằng đó là hình thức lỗi hỗn hợp, là
không thỏa đáng bởi vì:
Trường hợp thứ nhất: người phạm tội cố ý về hành vi (cố ý vượt đèn đỏ) không có
nghĩa là người phạm tội đã nhận thức rõ hành vi vượt đèn đỏ là nguy hiểm cho người
khác, thấy trước được hậu quả chết người xảy ra hoặc có thể xảy ra, mong muốn hoặc bỏ
mặt cho hậu quả xảy ra mà trường hợp này người phạm tội chỉ có ý thức cho rằng dù có
vượt đèn đỏ nhưng tin rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra. Trường hợp này người
phạm tội vẫn vô ý nhưng vô ý vì quá tự tin. Vô ý hay cố ý là thái độ tâm lý của người
phạm tội đối với hành vi và đối với hậu quả chứ không chỉ đối với hậu quả.
Trường hợp thứ hai: người bị hại cũng có lỗi, nói theo cách nói dân gian thì được,
nhưng về khoa học pháp lý thì trường hợp này người bị hại cũng có hành vi vi phạm các
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nên nếu nói họ có lỗi là lỗi đối
với người phạm tội chứ không phải lỗi pháp lý, cũng không thể nói cả hai đều có lỗi mà
chỉ có thể nói cả hai đều có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông và trường
hợp này cũng không thể coi là “lỗi hỗn hợp”.
Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ có thể vì động cơ khác nhau nhưng không có mục đích vì lỗi của người phạm
tội là do vô ý.

Chú ý: Trong thực tiễn cần chú ý phân biệt tội vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ với hành vi lợi dụng các phương tiện giao thông đường
bộ để giết người, gây thương tích hoặc hủy hoại tài sản của người khác. Trường hợp này
thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng, còn sử dụng phương tiện giao thông sẽ
được coi là thủ đoạn để thực hiện tội phạm. Ví dụ: Anh A muốn giết anh B nên đã dùng
xe máy để đâm chết B khi B đang đi bộ trên đường, thì truy cứu trách nhiệm hình sự A

17


về tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999, xe máy được coi là phương
tiện để gây án.
3.Các trường hợp phạm tội cụ thể

18


3.1.Phạm tội vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ không có các tình tiết định khung hình phạt.
Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự năm
1999, là cấu thành cơ bản của tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ, người phạm tội bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm
nghiêm trọng.
So với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông vận tải quy
định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 1985, thì khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999
nhẹ hơn, vì khoản 1 Điều 202 có quy định hình phạt tiền mà Điều 186 Bộ luật Hình sự
1985 không có quy định và nếu so sánh giữa Điều 186 với Điều 202 thì Điều 202 là điều
luật nhẹ hơn. Tuy nhiên, về hình phạt cải tạo không giam giữ thì khoản 1 Điều 202 nặng
hơn khoản 1 Điều 186. Vì vậy, hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ xảy ra trước 00 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà sau 00 giờ ngày 01-72000 mới xử lý thì áp dụng khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, nếu
áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì không quá hai năm.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội vi vi phạm các quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202, Tòa án cần căn cứ vào
các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật Hình sự. Nếu người phạm
tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự, không có tình tiết
tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng
hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình
tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu
có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt tù đến năm năm.
Đối với các tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông vận tải
theo quy định của Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 1985, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ nội vụ (nay là Bộ Công An) đã có hướng dẫn theo Thông
tư liên ngành số 02/TTLN ngày 7-01-1995. Tuy nhiên, một số quy định tại Thông tư liên
tịch này không còn phù hợp với tội vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 nữa. Cũng chính
vì vậy mà ngày 17-4-2003 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra Nghị
quyết số 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự
năm 1999 trong đó có Điều 202.
3.2 Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại các khoản của Điều 202 Bộ
luật Hình sự
3.2.1.Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 202 Bộ luật
hình sự.
a. Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định
Theo quy định của pháp luật đối với một số loại phương tiện giao thông, người
điều khiển phải có giấy phép hoặc bằng lái thì mới được điều khiển. Nếu người điều
khiển các phương tiện này không có giấy phép hoặc bằng lái, nhưng vẫn điều khiển mà vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và gây thiệt hại cho
tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 2 của điều luật.

Theo quy định của luật giao thông đường bộ thì người lái xe tham gia giao thông
phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp. Ví dụ: Giấy phép lái xe không thời hạn gồm các hạng: Hạng A1 cấp
cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm 3 đến dưới 175 cm3 ; Hạng
A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm 3 trở lên và các lọai

19


xe quy định cho giấy phép hạng A1; Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các
loại xe quy định cho giấy phép hạng A1 và các xe tương tự (khoản 2 Điều 54 Luật giao
thông đường bộ).
Khi xác định tình tiết “ không có giấy phép hoặc bằng lái theo quy định” cần chú ý:
Trước hết người phạm tội phải hội tụ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm quy định
tại khoản 1 của điều luật (cấu thành cơ bản). Nếu người có hành vi vi phạm các quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng chưa gây thiệt hại cho tính mạng
hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản thì người có hành vi vi phạm
cũng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 của điều luật. Việc người điều
khiển các phương tiện giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái chỉ
là vi phạm hành chính. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp các cơ quan tiến
hành tố tụng thường lầm lẫn khi cho rằng người không có giấy phép hoặc bằng lái khi có
hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là đã phạm
tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, mà không quan tâm đến các yếu
tố cấu thành tội phạm đã được quy định tại khoản 1 của điều luật.
Người có bằng lái loại xe nào thì chỉ có giá trị khi điều khiển loại xe đó, trừ trường
hợp luật quy định khác. Ví dụ: Người có bằng lái hạng A1 không được lái xe mà theo
quy định phải có bằng lái xe hạng A2, nhưng người đó có bằng lái hạng A2 được lái xe
mô tô thuộc trường hợp phải có bằng lái xe Hạng A1. Tuy nhiên, người có bằng lái xê ô
tô hạng B1 cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, máy kéo có
trọng tải dưới 3500 kg không được lái xe mô tô.

Đối với người bị thu bằng lái xe, nếu chưa được cấp bằng lái xe mới mà vẫn điều
khiển xe thuộc loại phải có bằng lái xe thì bị coi là không có bằng lái.
Đối với người bị mất bằng lái xe, đã trình báo với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, nhưng chưa được cấp lại bằng khác và có đủ chứng cứ về việc mất bằng lái xe
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và đang chờ cấp bằng khác thì không bị coi là
không có bằng lái.
b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp
người bị nạn.
Điểm c khoản 2 của điều luật quy định hai trường hợp phạm tội khác nhau nhưng
có cùng một tính chất, mức độ nguy hiểm, đó là: gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh
trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm là trường hợp người phạm tội do
vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho
tính mạng hoặc gây thiệt hại đặc biệt nghêm trọng cho sức khoẻ, tài sản, nhưng sau đó đã
bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.
Theo quy định tại Điều 36 Luật giao thông đường bộ thì người lái xe và những
người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải dừng xe ngay lại; giữ nguyên hiện trường;
cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; ở lại nơi xảy ra
tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người lái xe cũng bị
thương phải đưa đi cấp cứu hoặc trường hợp vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng
phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất, cung cấp thông tin xác thực về
vụ tai nạn cho cơ quan công an.
Bỏ chạy vì lý do bị đe dọa đến tính mạng mà đến trình báo ngay với cơ quan công
an nơi gần nhất; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an thì không
phải là để trốn tránh trách nhiệm. Vì vậy, khi xác định tình tiết phạm tội này cơ quan tiến
hành tố tụng phải xem xét một cách toàn diện đầy đủ, không chỉ căn cứ vào hành vi bỏ
chạy của người phạm tội mà phải xác định xem vì sao họ bỏ trốn và sau đó họ có trốn
tránh trách nhiệm không.

20



Cố ý không cứu giúp người bị nạn là trường hợp người phạm tội do vi phạm các
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho
sức khoẻ hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác
nhưng đã cố ý không cứu giúp người bị nạn.
Cố ý không cứu giúp là có điều kiện mà không cứu, đã có yêu cầu của người khác
nhưng vẫn không cứu giúp. Hành vi cố ý không cứu giúp không nhất thiết phải dẫn đến
hậu quả là người bị nạn chết hoặc bị tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Nếu không phải là người gây ra tai nạn mà cố ý không cứu giúp người bị nạn dẫn
đến người bị nạn này chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp
người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định tại Điều 102 Bộ luật
hình sự.
c. Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc
hướng dẫn giao thông.
Đây là trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã không
chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao
thông, nên đã gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khoẻ
hoặc tài sản của người khác.
Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng
dẫn giao thông được coi là một hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ.
Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông hoặc người được giao nhiệm
vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường
bộ đi chung với đường sắt. Ví dụ: khi qua phà, các loại xe cơ giới phải xuống phà trước,
xe thô sơ, người xuống phà sau; khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông
lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
Luật giao thông đường bộ không quy định người hướng dẫn giao thông là người
như thế nào, nhưng căn cứ vào hành vi của người điều khiển giao thông thì người hướng
dẫn giao thông cũng tương tự như người điều khiển giao thông. Tuy nhiên, hành vi điều

khiển giao thông và hành vi hướng dẫn giao thông có nội dung khác nhau. Điều khiển là
hành vi có tính chất bắt buộc người khác phải tuân theo, còn hướng dẫn không có tính bắt
buộc người khác phải tuân theo.
d. Gây hậu quả rất nghiêm trọng
Gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ là gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho tính mạng, sức
khoẻ hoặc tài sản của người khác.
Phạm tội thuộc trường hợp khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội
bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 202 Bộ luật
hình sự, Toà án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại chương VII Bộ
luật Hình sự, nếu các người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của
điều luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự, không có tình
tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tặng nặng không đáng kể, thì có thể được áp
dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới 3 năm tù). Nếu người phạm tội
thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật có nhiều tình tiết tăng nặng
quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng
mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến 10 năm tù.
3.2.2. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình
sự

21


Khoản 3 của điều luật chỉ quy định một trường hợp phạm tội, đó là: gây hậu quả
đặc biệt quan trọng.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-04-2003 của Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành
vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xảy ra.
Phạm tội thuộc trường hợp khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự, thì người phạm tội

bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật
hình sự, Toà án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại chương VII Bộ
luật Hình sự. Nếu các người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ không có tình tiết tăng
nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng dưới 7
năm tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc
nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến 15 năm tù.
3.2.3. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 202 Bộ luật Hình
sự
Đây là cấu thành giảm nhẹ và cũng là cấu thành khá đặc biệt đối với tội phạm này
mà thực tế rất ít xảy ra.
Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời là trường hợp chưa
gây ra hậu quả. Nhưng lại được xác định trước hậu quả đó là hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng.
Đối với các tội phạm được thực hiện do vô ý đều là tội phạm cấu thành vật chất,
tức là phải có hậu quả xảy ra thì mới cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, do thực tiễn xét xử
đặt ra, có trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu không được
ngăn chặn kịp thời thì hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhất định xảy ra. Về lý luận, có
quan điểm cho rằng, khoản 4 của Điều 202 Bộ luật Hình sự là cấu thành hình thức, vì
không cần có hậu quả xảy ra tội phạm đã hoàn thành. Nếu chỉ căn cứ vào quy định tại
khoản 4 của điều luật thì dễ đồng ý với ý kiến khoản 4 của điều luật là cấu thành hình
thức, nhưng thực tế không phải như vậy mà đối với tội phạm này cũng như khoản 4 của
điều luật đều là cấu thành vật chất. Hậu quả chưa xảy ra là do được ngăn chặn chứ không
phải do hành vi phạm tội mới đe dọa xâm phạm đến các quan hệ xã hội như đối với các
tội phạm có cấu thành hình thức.
Ví dụ: Một lái xe khách, trên xe chở 50 người, đã có biển báo cầu hỏng, nhưng do
không quan sát nên lái xe vẫn cho xe qua cầu, đến giữa cầu thì cầu sập xe rơi xuống sông
nhưng được trục vớt kịp thời nên không ai bị chết hoặc bị thương, xe chỉ bị hư hỏng nhẹ.
Trong trường hợp này, nếu căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại

khoản 1 của điều luật thì hành vi của người lái xe chưa cấu thành tội phạm, vì chưa gây
thiệt hại đến tính mạng hoặc hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
Nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì nhất định sẽ có nhiều người chết và bị tổn
hại đến sức khoẻ nên vẫn bị coi là phạm tội. Tuy nhiên, do chưa gây ra thiệt hại đến tính
mạng, sức khoẻ hoặc tài sản nên tính chất nguy hiểm cho xã hội được giảm đi đáng kể.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 202 Bộ luật Hình sự, thì
người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2
năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 4 Điều 202 Bộ luật
hình sự, Toà án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại chương VII Bộ
luật Hình sự.
3.2.4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội.

22


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VI PHẠM
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI
1.Thực trạng tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ.
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay là mối hiểm họa đối với đời sống
con người. Thiên tai hay một cuộc chiến tranh nào rồi cũng có ngày kết thúc, nhưng tai
nạn giao thông đường bộ trong điều kiện sinh hoạt và sự phát triển của con người thì khó
có thể khẳng định được hồi kết thúc. Từ năm 2009 đến hết năm 2014, ở nước ta xảy ra
118.609 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 68.695 người, làm bị thương 120.376

người. Tính trung bình mỗi ngày xảy ra 54 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 31
người và làm bị thương 54 người. Riêng thiệt hại về tài sản, vật chất (cả hữu hình và vô
hình) là rất lớn, khó mà tính ra con số chính xác được. Tai nạn giao thông đường bộ là
một gánh nặng của xã hội. Phần lớn tổn thất về người (tính mạng, sức khoẻ) của loại tai
nạn này nhằm vào những người có sức khoẻ, năng động và là lao động chính của nhiều
gia đình. Sau khi vụ, việc giao thông đường bộ xảy ra, có thiệt hại về người và tài sản,
nếu có: người điều khiển phương tiện vi phạm các qui định về an toàn giao thông bị kết
án tù – xã hội phải lo; người chết do tai nạn – xã hội phải lo; người bị thương tích, tàn
phế - xã hội phải lo điều trị và nuôi dưỡng; tài sản, công trình, phương tiện hư hỏng do tai
nạn gây ra – xã hội phải lo sửa chữa, khắc phục…và còn rất nhiều tổn thất khác có liên
quan – xã hội cũng phải lo với biết bao nỗi niềm xót thương, bức xúc, trăn trở.
Thực trạng giao thông phản ánh sự văn minh của xã hội. Tình trạng giao thông
hiện nay ở nước ta thực sự đáng báo động. Thời gian qua, mặc dù đã có sự nỗ lực của các
lực lượng chức năng nhưng tình hình tai nạn giao thông không hề giảm mà còn có chiều
hướng gia tăng, đặc biệt các vụ án giao thông nghiêm trọng gây hậu quả chết người và
thiệt hại về tài sản vẫn còn xảy ra nhiều. Khác với các loại án hình sự khác, các vụ án về
tai nạn giao thông thường gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho bản thân người bị nạn
cũng như cho xã hội. Mỗi vụ tai nạn giao thông thường gây tổn thất về tính mạng sức
khoẻ cho người tham gia giao thông như: chết người, gây thương tật suốt đời, suy giảm
hoặc mất khả năng lao động.
Trung bình khi mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra, người vi phạm thường phải bồi
thường cho người bị thiệt hại một khoản tiền rất lớn từ hàng chục triệu đồng đến hàng
trăm triệu đồng. Tai nạn giao thông còn gây ra những hậu quả lâu dài cho xã hội, gây tâm
lý bất an, lo lắng cho người dân khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cả
nước có những chuyển biến hết sức tích cực. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban an toàn
giao thông Quốc gia, so với cùng kỳ năm 2014, quý I năm 2015 cả 3 tiêu chí về tai nạn
giao thông đều giảm rõ rệt. Cụ thể, số vụ tai nạn giao thông giảm 701 vụ (17,56%), giảm
508 người chết (14,27%) và giảm 1.043 người bị thương (33,47%). Tai nạn giao thông
đường bộ tính trên 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ cũng giảm 0,48% người chết,

giảm 0,69% người bị thương và giảm 0,58% số vụ so với quý I năm 2015.
Sau đây là những số liệu thống kê về tai nạn giao thông
Mỗi năm, có gần 1,2 triệu người chết và bị thương hoặc tàn tật vì tai nạn giao
thông. Nếu không có những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng này, số người

23


chết và tàn tật vì tai nạn giao thông sẽ tiếp tục tăng lên. Những tổn thương từ tai nạn giao
thông hiện nay là nguyên nhân thứ hai dẫn đến cái chết của giới trẻ trong độ tuổi từ 5-25.
Trên thế giới, hơn 40% người chết vì tai nạn giao thông nằm trong độ tuổi từ 0-25 tuổi.
Ở những nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi, tỉ lệ xảy
ra tử vong của những người trong độ tuổi 0-25 tuổi là cao nhất 75% nam giới chết vì tai
nạn giao thông nằm trong độ tuổi dưới 25.
Ở các nước đang phát triển, những thiệt hại về tài sản do tai nạn giao thông gây ra
chiếm 2-3% tổng thu nhập quốc dân.
Tai nạn giao thông có thể dự đoán và ngăn chặn được. Có nhiều quốc gia đã làm
giảm đáng kể tần số cũng như mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn bằng cách tìm
hiểu và giải quyết nguồn gốc của vấn đề.
Khi xảy ra tai nạn, tỉ lệ người đi xe máy bị thương hoặc tử vong cao hơn so với
người đi xe ô tô.
Ở các nước đang phát triển, nơi mà xe máy là phương tiện giao thông phổ biến
nhất, tỉ lệ tử vong do sử dụng xe gắn máy rất cao.
1.1 Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ ở nước ta hiện nay.
Trước thực trạng của loại tai nạn này, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước tập
trung chỉ đạo quyết liệt; các cấp, các ngành nỗ lực tổ chức thực hiện, huy động nhiều lực
lượng, sử dụng nhiều phương tiện, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa,
kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông đường bộ. Có lúc, có nơi lực lượng trực
tiếp thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ hoạt động “hết công

suất”. Nhờ vậy mà tai nạn giao thông đường bộ được kiềm chế và nếu xét theo xu thế
phát triển chung có thể nói rằng tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ giảm rất nhiều so với
nhu cầu đi lại của con người và số phương tiện tham gia giao thông đường bộ ngày càng
tăng; tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ có bước chuyển biến tích cực, dư luận
phấn khởi, ủng hộ.
Tuy nhiên, hiện nay tai nạn giao thông đường bộ vẫn còn xảy ra ở mức cao, nhiều
vụ rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và là vấn đề quan tâm, bức xúc của toàn xã
hội. Hàng ngày, vào buổi sáng khi nghe Đài truyền hìnhViệt Nam thông báo tình hình tai
nạn giao thông đường bộ trong cả nước nhiều người dân không khỏi bồi hồi, lo lắng, tiếc
thương về hậu quả thương vong từ 30 đến 40 người mỗi ngày. Nếu như trên thế giới, ở
một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó xảy ra xung đột vũ trang hoặc khủng bố thì trong
từng trận, từng vụ có số thương vong khoảng vài chục người đều được cả thế giới biết
đến và các bên có liên quan sẽ có thái độ rõ ràng. Tất nhiên về phía mỗi bên đối lập nhau,
trong họ đều có mục đích, lý tưởng, trận tuyến rõ ràng, còn tổn thất, thương vong do tai
nạn giao thông dường như nạn nhân của nó hoàn toàn không có phía đối lập cũng như
hận thù, mục đích…cho đến cái nơi để đổ lỗi cũng không rõ ràng.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với tai nạn giao thông, xem đây
là một hiện tượng xã hội cũng như nhiều hiện tượng xã hội khác phải giải quyết. Ở nước
ta, phòng ngừa kiềm chế và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông đường bộ được xác định
thuộc trách nhiệm của các ngành, các cấp và của toàn dân, đặc biệt là đã xác định trách
nhiệm cao hơn đối với người lãnh đạo chính quyền, các ngành, đơn vị chức năng đứng
đầu ở các cấp. Những năm qua, Chính phủ yêu cầu những địa phương để xảy ra tình hình
tai nạn giao thông phức tạp, số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng kiểm điểm trách
nhiệm, cho thấy chỉ đạo của Chính phủ rất quyết tâm, đã được dư luận quan tâm, theo
dõi, đồng tình.
1.2 Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

24



1.2.1 Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Theo số liệu báo cáo của Công an tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 31 vụ, làm chết 34 người, bị thương 11 người; số vụ tai
nạn giao thông và số người chết do tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh giảm so với cùng
kỳ năm 2014. Để đạt được kết quả như vậy, ngay từ đầu năm Công an tỉnh đã tham mưu
cho Ban ATGT tỉnh, Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành chức
năng đồng loạt thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo TTATGT, khắc phục những điểm
đen giao thông và những nguyên nhân thường xảy ra tai nạn; từ đó, Công an tỉnh đã xây
dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông chỉ đạo Công an các huyện, Thành phố
triển khai thực hiện các mặt công tác đảm bảo TTATGT, không để tai nạn giao thông gia
tăng, đồng thời tăng cường xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT trên địa bàn tỉnh.
1.2.2 Trên địa bàn huyện Mộ Đức
Theo số liệu của Công an huyện Mộ Đức, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện
đã xảy ra 03 vụ tai nạn giao thông, làm chết 03 người, bị thương 01 người, so với cùng
kỳ năm 2014 số vụ, số người chết và số người bị thương đều giảm; đạt được kết quả trên
là nhờ Công an huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo
TTATGT, tăng cường công tác TTKS trong và ngoài giờ trên các tuyến đường thuộc địa
bàn huyện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về TTATGT; phối hợp với các cơ
quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền pháp luật về ATGT.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2010 đến nay Công an huyện Mộ Đức đã thụ lý 97
vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó đã khởi tố 59 vụ, 59 bị can tội
“vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Các vụ án đã bị
khởi tố và đưa ra xét xử đều thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tuy nhiên mức
án của các bị cáo phải nhận còn nhẹ, chưa đủ sức ren đe, cụ thể có đến 51/59 bị can đều
bị xử mức án tù treo, chỉ có 08 vụ là bị xử lý tù giam, vì vậy chưa đủ sức ren đe chung
đối với đối tượng vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
2. Nguyên nhân của thực trạng gia tăng tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ.
2.1 Quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế và thiếu sót.

- Phát triển đô thị đã không có kế hoạch, không suy tính trước được những vấn đề
sẽ xảy đến trong tương lai, cứ nhắm mắt đưa chân, để “tùy tiện” phát triển. Thiếu chiến
lược, quy hoạch phù hợp về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ và
phương tiện vận tải đường bộ. Những năm qua, tuy hệ thống đường bộ đã được cải thiện
đáng kể song vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Việc phát triển quá nhanh các phương
tiện giao thông cơ giới (đặc biệt là xe mô tô, xe máy) nhất là ở các đô thị đã gây nên
nhiều hậu quả phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Chậm ban hành các văn bản thực hiện luật giao thông đường bộ. Mặc dù luật
giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/09/2008 nhưng tốc độ xây dựng các văn bản
pháp quy này rất chậm. Một số văn bản ra ngay sau khi có luật nhưng chất lượng lại
không đảm bảo gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.
- Buông lỏng quản lý trật tự, kỷ cương giao thông lực lượng thực hiện cưỡng chế
thi hành pháp luật thiếu hiệu lực.
- Chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền ở phường, xã chưa thật sự quan
tâm, kiên quyết thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

25


×