Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
Tiết 11:
Tuần dạy: 6
ND: 28/09/2015
SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (tt)
1. MỤC TIÊU:
1.1) Kiến thức
- HS biết: + Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan
- HS hiểu: + Được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những
điều kiện nào ?
1.2) Kỹ năng
- HS thực hiện được: Kỹ năng quan sát, so sánh
- HS thực hiện thành thạo: Kỹ năng hoạt động nhóm
+ Biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng
1.3) Thái độ
- Thói quen: Ghi bài
- Tính cách: Giáo dục ý thức bảo vệ một số động vật trong đất và bảo vệ đất
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Con đường rễ cây hút nước và muối khoáng
- Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
3 .CHUẨN BỊ:
3.1 GV: Tranh phóng to h11.2
3.2 HS: Ôn lại bài – tập trả lời câu hỏi
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
1/ Tại sao trong đời sống cây lại rất cần nước và muối khoáng ? Cây cần những loại
muối khoáng chính nào ?(6đ)
Đáp :
- Vì thiếu nước cây có thể bị chết , muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển
- Cây cần 3 loại muối khoáng chính : Đạm, lân, kali
2/ Quan sát các hiện tượng trong tự nhiên nhu cầu về nước đối với cây:
Cây thừa nước ( nước đọng lâu ngày ), cây thiếu nước thì sẽ như thế nào? (4đ)
Đáp : Cây thừa nước ( nước đọng lâu ngày ) rễ cây bị úng và thối đi thì cây sẽ chết,
nếu cây thiếu nước sẽ khô héo và cũng chết đi
4. 3/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 : 15 Phút
1. Con đường rễ cây hút nước và muối khoáng
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Bảng phụ
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và II. Sự hút nước và muối
Trang: 41
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
muối khoáng.
khoáng của rễ (tt)
Bước 2:
1/ Con đường rễ cây hút nước
HS n/c sgk quan sát h11.2 / 37 chú ý đường đi của và muối khoáng
mũi tên màu, đọc chú thích làm bài tập phần trang
37
HS lên bảng điền
GV sửa chữa và củng cố lại trên tranh
HS thảo luận nhóm rồi trả lời câu hỏi
+ Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút
nước và muối khoáng hoà tan ?
+ Chỉ trên tranh vẽ con đường hút nước và muối
khoáng hòa tan từ đất vào cây ?
HS: Từ lông hút qua vỏ tới mạch gỗ của rễ thân
lá
- Rễ cây hút nước và muối
+ Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ khoáng hoà tan nhờ lông hút
không thể tách rời nhau ?
- Nước và muối khoáng trong
HS: Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hoà tan trong đất được lông hút hấp thụ
nước
chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi
- Đại diện nhóm trình bày
lên các bộ phận của cây
GV chốt kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2 : 20 Phút
2/ Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của
cây
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức: Tìm hiểu các loại đất trồng, thời tiết, khí hậu.
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Bảng phụ
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1:Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh
hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây 2/ Những điều kiện bên ngoài
Bước 2: Tìm hiểu về các loại đất trồng
ảnh hưởng đến sự hút nước và
GV thông báo những điều kiện ảnh hưởng đến sự muối khoáng của cây
hút nước và muối khoáng của cây
a. Các loại đất trồng khác nhau
HS đọc thông tin sgk/38
+ Đất trồng đã ảnh hưởng tới sự hút nước và
muối khoáng như thế nào ? Cho vd
HS: Có 3 loại đất :
Đất đá ong : Nước và muối khoáng trong đất ít
sự hút của rễ khó khăn
Đất phù sa : Nước và muối khoáng nhiều sự
hút của rễ thuận lợi. Đất đỏ bazan…
- Đất đá ong
+ Hãy cho biết địa phương em có đất trồng
- Đất đỏ bazan
thuộc loại nào ?
Trang: 42
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
Bước 3: Tìm hiểu về thời tiết, khí hậu.
- Đất phù sa
HS nghiên cứu thông tin trao đổi nhóm về khí hậu, b. Thời tiết, khí hậu:
thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến sự hút nước và
muối khoáng của cây ?
HS: Khi nhiệt độ xuống dưới 00C nước đóng băng ,
khi ngập úng lâu ngày sự hút nước và muối khoáng
bị ngưng tụ hay mất
Mùa đông cây ở các vùng ôn đới hầu hết đều
rụng lá vì nhiệt độ thấp nước đóng băng rễ cây
không hút được nước và muối khoáng không có
chất dinh dưỡng nuôi cây lá cây rụng
?Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng tới
sự hút nước và muối khoáng của rễ?
- Thời tiết , khí hậu ảnh hưởng tới
* GD ứng phó với BĐKH và PCTT:( Liên hệ)
sự hút nước và muối khoáng của
Nước, muối khoáng và các vi sinh vật trong đất có
cây
vai trò quan trọng đối với thực vật nói riêng và tự
nhiên nói chung Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ
môi trường đất và các động vật trong đất Chống ô
nhiễm môi trường, thoái hoá đất, chống rửa
trôi.Đồng thời nhấn mạnh vai trò của cây xanh đối
với chu trình nước trong tự nhiên.
- HS rút ra kết luận
5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết:
? Bộ phận nào của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng ?(lông hút)
? Vì sao rễ cây thường ăn sâu, lan rộng , số lượng rễ con nhiều ? (cây mới hút đủ nước
và muối khoáng cần thiết để sống )
? Tại sao khi trời nắng,nhiệt độ cao cần tưới nhiều nước,khi mưa nhiều đất ngập nước
cần chống úng cho cây?
+Trời nắng,nhiệt đô cao lá thoát hơi nước nhiều,rễ không hút đủ nước cung cấp cho
cây,cây sẽ bị héo,nên phải tưới nhiều nước
+Khi mưa nhiều đất ngập nước,nước đẩy hết không khí trong đất ra,rễ cây thiếu
không khí để hô hấp,lâu ngày rễ sẽ thối không còn khả năng hút nước và muối
khoáng hòa tan cho cây.
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, hoàn chỉnh vở BT
- Đọc “ Em có biết “
- Thực hiện trò chơi giải ô chữ
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Đọc và soạn bài:Thực hành:Quan sát biến dạng của rễ
+ Chuẩn bị :
+ Mỗi nhóm chuẩn bị : củ sắn, củ cà rốt , cành trầu không, hồ tiêu, dây tơ
hồng,cây tầm gửi bám vào thân cây khác
+ Quan sát và phân loại chúng , tìm đặc điểm hình thái .
6. PHỤ LỤC:
Trang: 43
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
Tiết 12:
Tuần dạy: 6
ND:06/10/2015
THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA RỄ
1. MỤC TIÊU:
1.1) Kiến thức
- HS biết:
+ Phân biệt 4 loại rễ biến dạng.
+ Nhận dạng được 1 số rễ biến dạng đơn giản thường gặp
- HS hiểu:
+ Đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng
+ Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa
1.2) Kỹ năng
- HS thực hiện được: Rèn kỹ năng quan sát so sánh , phân tích mẫu
- HS thực hiện thành thạo: Kỹ năng hoạt động nhóm.
1.3) Thái độ
- Thói quen: Chuẩn bị đầy đủ tập vở
- Tính cách: Giáo dục ý thức bảo vệ TV
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phân biệt 4 loại rễ biến dạng.
- Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng
3.CHUẨN BỊ:
3.1: GV: Tranh 1 số loại rễ biến dạng + vật mẫu
3.2:HS: Mang củ sắn , củ cải , cà rốt , đoạn trầu không , hồ tiêu , dây tơ hồng
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
1/ Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng của
cây ?
Đáp : Lông hút (5đ
2/ Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau ?
Đáp : - Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng khi hoà tan (5đ)
3/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 : 20 Phút
1. Đặc điểm hình thái của rễ biến dạng
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Tranh, mẫu vật
(3) Các bước hoạt động:
Trang: 44
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến 1. Đặc điểm hình thái của rễ
dạng
biến dạng
Bước 2:
- Rễ củ: Rễ phình to
- Rễ móc: Rễ phụ mọc từ
thân và cành trên mặt đất,
móc vào trụ bám
- Rễ thở: Sống trong điều
kiện thiếu không khí. Rễ
mọc ngược lên trên mặt
đất.
- Giác mút: Rễ biến đổi
thành giác mút, đâm vào
thân hoặc cành của cây
khác
GV yêu cầu các nhóm đặt vật mẫu lại với nhau quan
sát rồi phân chia rễ thành nhóm
GV gợi ý: Có thể xem rễ đó ở dưới đất hay trên cây,
dựa vào hình thái màu sắc , cách mọc để phân chia
HS có thể chia : Rễ dưới mặt đất , rễ mọc trên thân
cây hay rễ bám vào tường , rễ mọc trên mặt đất
GV củng cố môi trường sống của cây bần, cây mắm,
cây bụt mọc( là nơi ngập mặn hay gần ao hồ…)
GV: Không sửa nội dung đúng hay sai chỉ nhận xét
hoạt động các nhóm HS sẽ tự sửa ở hoạt động 2
GV nhận xét hoạt động các nhóm
HOẠT ĐỘNG 2 : 15 Phút
2. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng:
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức: Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của rễ biến dạng
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Bảng phụ
(3) Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Bước 1: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của 2. Đặc điểm cấu tạo và chức
rễ biến dạng
năng của rễ biến dạng:
Bước 2:
Cấu tạo - chức năng của rễ biến dạng
Có 4 loại rễ biến dạng :
GV treo tranh phóng to h12.1 hs quan sát
- Rễ củ: chứa chất dự trữ cho
GV yêu cầu hs hoàn thành bảng sgk / 40
cây khi ra hoa tạo quả
Trang: 45
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
HS so sánh với phần nội dung mục I sửa
VD: Cà rốt , khoai lang
đúng về các loại rễ, tên cây
- Rễ móc : bám vào trụ giúp
GV yêu cầu hs làm nhanh bài tập / 41
cây leo lên
GV nêu câu hỏi, hs trả lời
VD: Trầu không , hồ tiêu
+ Có mấy loại rễ biến dạng ?
- Rễ thở: giúp cây hô hấp
GV Có thể cho HS tự kiểm tra bằng cách gọi trong không khí
HS đứng lên
VD: Đước, bần, mắm, sú…
? Đặc điểm của rễ củ, rễ móc, rễ thở, rễ giác - Rễ giác mút : lấy thức ăn từ
mút, có chức năng gì?
cây chủ
Gọi HS khác nhận xét
VD: Dây tơ hồng , tầm gửi
GV chốt kiến thức
5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết:
Câu 1: Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng ?
Đáp án:
- Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả
VD: Cà rốt , khoai lang
- Rễ móc : bám vào trụ giúp cây leo lên
VD: Trầu không , hồ tiêu
- Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí
VD: Đước, bần, mắm, sú…
- Rễ giác mút : lấy thức ăn từ cây chủ
VD: Dây tơ hồng , tầm gửi
Câu 2: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
Đáp án: Vì chất dự trữ của các củ dùng để cung cấp dinh dưỡng cho cây khi ra
hoa kết quả. Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong củ giảm hoặc không còn làm
cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại , chất lượng và khối lượng củ giảm
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, tập nhận dạng 1 số loại rễ biến dạng đơn giản thường gặp
- Làm bài tập sgk / 42
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị : “ Cấu tạo ngoài của thân “
+ Mang 1 cành có đủ chồi ngọn, lá, cành như: Râm bụt, cây hoa hồng…
+ Tìm hiểu các bộ phận ngoài của thân 1 số loại cây : rau má, mồng tơi, bầu,
bí, cỏ mần trâu, khoai lang, mướp, khổ hoa…
6.PHỤ LỤC:
Trang: 46
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
CHƯƠNG III : THÂN
*MỤC TIÊU CHƯƠNG:
1.Kiến thức:
-HS biết:
+ Biết được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân
+ Biết được thân dài ra do đâu?
+ Nêu được đặc điểm cấu tạo trong của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ
-HS hiểu:
+ Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của
một số loại thân biến dạng
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm, so sánh,phân tích
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên
Tiết 13:
Tuần dạy: 7
ND: 10/10/2015
CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
1. MỤC TIÊU:
1.1) Kiến thức
- HS biết:
+ Được cấu tạo ngoài của thân gồm :thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
+ Phân biệt hai loại chồi nách :chồi lá, chồi hoa
- HS hiểu:
+ Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế phân biệt được các loại thân
:thân đứng, thân leo, thân bò
1.2) Kỹ năng
- HS thực hiện được:Kỹ năng quan sát, so sánh
- HS thực hiện thành thạo: Phân biệt các loại thân
1.3) Thái độ
- Thói quen: HS phân biệt đúng các loại thân
- Tính cách: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Cấu tạo ngoài của thân
- Phân biệt các loại thân
3.. CHUẨN BỊ:
3.1 GV: Tranh phóng to H13.1 và H13.3
Mẫu vật : Ngọn bầu, dâm bụt ,rau má
3.2 HS: Mang cành hoa bất kì , mồng tơi, khoai lang , cỏ mần chầu
Trang: 47
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
4. TIẾN TRÌNH
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
1/ Kể tên các bộ phận và chức năng của chúng ?(6 đ)
Đáp : - Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả
- Rễ móc : bám vào trụ giúp cây leo lên
- Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí
- Rễ giác mút : lấy thức ăn từ cây chủ
2/ Nhóm cây nào sau đây có rễ móc .Hãy đánh dấu vào cho câu trả lời đúng
(4đ)
a) Rễ cây cải,củ khoai tây, su hào
b) Cây mắm, cây bụt mộc, cây bần
c) Rễ cây trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh.
Đáp : Ý c
4. 3/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 : 20 Phút
1. Cấu tạo ngoài của thân
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức: Xác định được thân gồm chồi ngọn và chồi nách
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Bảng phụ
(3) Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Bước 1:Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân
1. Cấu tạo ngoài của thân
Bước 2:
GV yêu cầu hs đặt 1 cây có cành lên bàn quan
sát , đối chiếu h13.1/sgk (chú ý quan sát từ trên
xuống ) rồi TLCH
+ Thân mang những bộ phân nào ?
HS: Thân chính, trên thân có thân phụ là các
cành, dọc thân, cành có lá, ở kẽ lá có chồi nách
- HS quan sát 1 cây và 1 cành rồi thảo luận
+ Tìm điểm giống nhau giữa thân và cành?
a/ Xác định các bộ phận
ngoài của thân , vị trí chồi
ngọn , chồi nách
- Thân cây gồm : thân chính,
cành, chồi ngọn, chồi nách
Chồi ngọn: ở ngọn thân và
cành
Trang: 48
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
HS: Đều có những bộ phận giống nhau là chồi ,
Chồi nách : ở dọc thân và
lá.
cành
GV: Hướng dẫn HS quan sát cấu tạo chồi hoa,
chồi lá trên tranh vẽ đối chiếu với mẫu vật.
b/ Quan sát cấu tạo chồi hoa
và chồi lá
- Chồi nách có 2 loại : chồi lá
và chồi hoa
- Chồi nách phát triển thành
cành mang lá hoặc càng mang
hoa hoặc hoa
+ Vị trí chồi ngọn trên thân và cành ?
HS: Chồi ngọn ở đầu cành, chồi nách ở nách lá
+ Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào
của cây ? (thân)
+ Cành khác thân như thế nào ?
HS: Cành do chồi nách phát triển thành, thân do
chồi ngọn phát triển thành, thân thường mọc
đứng, cành mọc xiên
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
GV chốt kiến thức phần này
GV cho hs biết chồi nách gồm 2 loại : chồi lá và
chồi hoa. Chồi lá và chồi hoa nằm ở nách lá
GV treo tranh h13.2 yêu cầu hs mang cây có
cành và hoa đối chiếu h13.2 thảo luận nhóm về
cấu tạo chồi hoa, chồi lá
+ Tìm điểm giống nhau và khác nhau về cấu
tạo giữa chồi hoa và chồi lá ?
HS: Giống : có mầm lá bao bọc
Khác : chồi lá là mô phân sinh sẽ phát triển
thành cành mang lá, còn chồi hoa thì mầm hoa
phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa
- Đại diện nhóm báo cáo và chỉ trên tranh
GV củng cố
HOẠT ĐỘNG 2 : 15 Phút
2. Phân biệt các loại thân
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức:
+ Phân loại thân theo vị trí của thân trên mặt đất theo độ cứng mềm của thân
+ Vận dụng vào thực tế để phân loại thân
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
Trang: 49
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Bảng phụ
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Phân biệt các loại thân.
2. Phân biệt các loại thân
Bước 2:
GV: Treo tranh h13.3 các loại thân yêu cầu hs đặt vật
mẫu lên bàn quan sát đối chiếu với tranh phân chia
thành các nhóm.
Có 3 loại thân :
* Thân đứng : Thân gỗ, thân
cột , thân cỏ
VD: Xoài, cau, lúa
* Thân leo : Leo bằng thân
quấn , tua cuốn
VD: Mồng tơi , bầu…
* Thân bò : Mềm yếu, bò sát
đất
VD: Rau má…
GV gợi ý: Vị trí thân cây trên mặt đất
+ Độ cứng, mềm của thân
+ Sự phân cành
Thân tự đứng hay phải leo bám, nếu leo thì leo
bằng cách nào ? Thân quấn hay tua quấn
Trang: 50
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
HS phân loại các vật mẫu mang đến lớp
GV gọi 1 hs lên bảng điền tiếp vào bảng tên những
cây đã quan sát được
HS khác hoàn thành bài làm của mình
GV: Có mấy loại thân ? Cho vd
* GV hướng nghiệp cho HS: Khi nghiên cứu đặc
điểm cấu tạo về các loại thân thì có nhiều ứng dụng
trong trồng trọt như: nhân giống chiết cành, các loại
thân biến dạng, những cây gỗ có giá trị kinh tế
* Giáo dục HS ý thức: Không bẻ cành cây, đu trèo
làm gãy hoặc bóc vỏ cây.
5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1:Tổng kết:
- Thân gồm những bộ phận nào ?
Thân chính , cành, chồi ngọn, chồi nách
- Có mấy loại thân ? Kể tên 1 số cây có những loại thân đó ?
Có 3 loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò cho ví dụ.
5.2 Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, vẽ h13.1, hoàn thành VBT
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị : “ Thân dài ra do đâu “
+ Mang mẫu vật thí nghiệm ở nhà
+ Ghi kết quả số liệu
6.PHỤ LỤC:
Trang: 51
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
Tiết 14:
Tuần dạy: 7
ND:10/10/2015
THÂN DÀI RA DO ĐÂU ?
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức
-HS biết:
+ Qua thí nghiệm HS tự phát hiện thân dài ra do phần ngọn
- HS hiểu:
+ Vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn , tỉa cành để giải thích 1 số hiện tượng
thực tế trong sản xuất
1.2) Kỹ năng
-HS thực hiện được:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin,khi tìm hiểu về sự dài ra của thân là do sự
phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn tỉa cành đối
với 1 số loại cây
- HS thực hiện thành thạo:
+ Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
1.3) Thái độ
- Thói quen: Tìm hiểu sự phân chia tế bào- Tính cách: Giáo dục lòng yêu thích TV, bảo vệ TV
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Sự dài ra của thân
- Giải thích những hiện tượng thực tế
3.CHUẨN BỊ
3.1:GV: Tranh phóng to H14.1 và thí nghiệm
3.2:HS: Làm trước thí nghiệm, bảng báo cáo kết quả
4. TIẾN TRÌNH
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
1/ Thân cây gồm những bộ phận nào ?
Đáp : - Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách (5đ)
2/ Nêu điểm khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá ? (5đ)
Đáp : - Chồi lá sẽ phát triển thành cành mang lá, còn chồi hoa thì phát
triển thành cành mang hoa hoặc hoa
4.3/Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 : 20 Phút
1. Sự dài ra của thân
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức:
+ Thân dài ra do phần ngọn
+ Thân dài ra do sự phân chia tế
• Kĩ năng: Quan sát về sự dài ra của thân
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
Trang: 52
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
• Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Vật mẫu
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân
1. Sự dài ra của thân
Bước 2: So sánh chiều dài 2 nhóm cây trong
thí nghiệm: ngắt ngọn và không ngắt ngọn?
- Thân dài ra do phần ngọn
(mô phân sinh ngọn)
- Sự dài ra của thân các loại
GV yêu cầu các nhóm trình bày và báo cáo kết
cây khác nhau thì không giống
quả TN (mẫu vật và số liệu)
nhau
GV ghi lại kết quả các nhóm lên bảng
GV cho hs thảo luận
+ So sánh chiều cao của 2 nhóm cây trong
TN ngắt ngọn và không ngắt ngọn
+ Từ TN trên hãy cho biết thân cây dài ra do
bộ phân nào ?
+ Vì sao thân dài ra được ?
HS: Vì tế bào ở phần ngọn có mô phân sinh
ngọn, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân
chia và lớn lên thân dài ra (ở cành cũng có
hiện tượng này)
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV cho hs đọc thông tin sgk/ 47
GV giải thích: Khi bấm ngọn, cây không cao
được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và
chồi hoa phát triển. Chỉ tỉa cành sâu, xấu với
cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân
dài
Thân leo dài ra rất nhanh, thân gỗ lớn chậm
hơn. Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát
triển nhiều chồi, chồi hoa tạo nhiều quả, còn
khi tỉa cành cây tập trung phát triển chiều cao
Trang: 53
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
HOẠT ĐỘNG 2 : 15 Phút
2. Giải thích những hiện tượng thực tế
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức:
+ So sánh, phân tích những kiến thức
+ Vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn , tỉa cành để giải thích 1 số hiện tượng
thực tế trong sản xuất
• Kĩ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin, giải thích những hiện tượng
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Vật mẫu
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI
HỌC
Bước 1: Giải thích những hiện tượng thực tế
2. Giải thích những
Bước 2:
hiện tượng thực tế
GV: Những loại cây nào cần bấm ngọn?
HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi dựa trên phần giải
thích của GV ở mục I
+ Vì sao khi trồng đậu, bông , cà phê trước khi ra
hoa tạo quả người ta thường ngắt ngọn
HS: Vì cần nhiều cành
+ Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim) , lấy sợi (gai,
- Bấm ngọn những
đay) người ta thường tỉa cành xấu, cành sâu mà không cây lấy quả, hạt, thân
bấm ngọn ?
để ăn
HS: Vì cần thân, sợi dài
VD: Rau ngót, mồng
+ Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn, tơi, bầu bí…
những loại cây nào thì tỉa cành ?
- Tỉa cành với những
HS: Mồng tơi, mướp, bí, đậu ván, rau muống ; bạch cây lấy gỗ, lấy sợi
đàn, mít, xoài, xà cừ, lim…
VD: Lim, bạch đàn…
* GDHN: Nghề làm vườn cũng có thể làm giàu, muốn
trở thành người làm vườn giỏi, phải có kiến thức về
khoa học kĩ thuật, phải hiểu được đặc điểm sinh học
của từng loại cây như trên thì chúng ta mới vận dụng
vào trồng trọt để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng
suất cây trồng.
* GD ứng phó với BĐKH- PCTT: ( Liên hệ)
Cây dài ra nhờ mô phân sinh ngọn Giáo dục HS biết
cách bảo vệ và không ngắt ngọn cây bừa bãi.
Từ việc hiểu biết cây tre dài nhanh hơn những cây
khác là nhờ có thêm mô phân sinh gióng Giáo dục
HS có thể dùng cây tre để xây dựng nhà và làm bàn,
ghế…vì sả xuất nhanh tránh khai thác nhiều cây gỗ
lâu năm, hạn chế phá rừng.
Tùy loài cây mà tỉa cành hay ngắt ngọn, những cành
Trang: 54
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
sau khi tỉa có thể dùng sản xuất gỗ ép tiết kiệm gỗ
giảm khai thác gỗ hạn chế phá rừng bảo đảm
giảm lượng khí nhà kính và tác động có hại của thiên
tai…
Tỉa cành hay ngắt ngọn phải phù hợp với thời gian sinh
trưởng, phát triển của cây và tùy loại cây Giáo dục
HS không bẽ cành, vặt lá bừa bãi giảm chặt phá
rừng.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1: Tổng kết:
- Thân dài ra do bộ phận nào ? Vì sao ?
( Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn)
- Bấm ngọn , tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại
cây nào thì tỉa cành ? Cho vd
( Bấm ngọn: bầu, bí, mồng tơi… Tỉa cành: xà cừ, bạch đàn…)
5.2 Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, vẽ h14.1, làm bài tập trang 47
- Đọc “Em có biết ”
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị : “ Cấu tạo trong của thân non “
+ Ôn lại bài: “ Cấu tạo miền hút của rễ”
+ Đọc tìm hiểu trước nội dung bảng sgk / 49
6.PHỤ LỤC:
Trang: 55
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
Tiết 15:
Tuần dạy: 8
ND: 13/10/2015
CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức
- HS biết: Được đặc điểm cấu tạo trong của thân non, so sánh với cấu tạo trong
của rễ(miền hút)
-HS hiểu: Được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng
của chúng
1.2) Kỹ năng
- HS thực hiện được: Kỹ năng quan sát , so sánh
- HS thực hiện thành thạo: Kỹ năng tự tin, hợp tác nhóm nhỏ
1.3) Thái độ
- Thói quen: Học và chuẩn bị bài tốt
- Tính cách: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ TV
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Cấu tạo trong của thân non
- So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
3.CHUẨN BỊ
3.1 :GV: Tranh H15.1 và H10.1 sgk
3.2:HS: Ôn lại bài : “Cấu tạo miền hút của rễ”
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
1/ Đánh dấu vào ô trống cho ý trả lời đúng nhất ?
Thân dài ra do :
a) Sự lớn lên và phân chia tế bào
b) Chồi ngọn
c) Mô phân sinh ngọn
d) Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
Đáp : - Ý d
2/ Những loại cây nào thì người ta bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành ? Cho vd
Đáp : - Bấm ngọn những cây lấy quả, hạt, thân để ăn
VD : Rau ngót, mồng tơi, bầu bí, mướp, chè…
- Tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi
VD: Lim, bạch đàn, bằng lăng…
4.3/Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 : 15 Phút
1. Cấu tạo trong của thân non
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức:
+ Cấu tạo trong thân non
+ Sự vận chuyển các bó mạch
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh
Trang: 56
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Tranh
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non 1. Cấu tạo trong của thân non:
Bước 2:
GV treo tranh h15.1
Gồm 2 phần:
- Vỏ : Biểu bì , thịt vỏ
- Trụ giữa: Bó mạch và ruột
+ Mạch rây : vận chuyển
chất hữu cơ
+ Mạch gỗ : vận chuyển
nước và muối khoáng
+ Ruột : chứa chất dự trữ.
HS quan sát tranh trình bày cấu tạo trong thân
non.
* Giảm tải: Cấu tạo từng bộ phận trong bảng/49
không dạy ( HS chỉ lưu ý phần bó mạch)
? Thân non có cấu tạo như thế nào ?
- Gọi 1-2 hs chỉ tranh trả lời
GV: Vỏ cây non có chứa diệp lục giúp cây
quang hợp tạo thêm chất hữu cơ nuôi cây.Vì thế
không được tước vỏ thân cây non vì sẽ làm ảnh
hưởng đến sức sống của cây .
HOẠT ĐỘNG 2 : 20 Phút
2. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức:
+ Điểm giống và khác nhau của thân non và miền hút của rễ.
+ So sánh cấu tạo trong thân non và miền hút của rễ
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Tranh, Bảng phụ
Trang: 57
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: So sánh cấu tạo trong của thân non
và miền hút của rễ:
2. So sánh cấu tạo trong của
Bước 2:
thân non và miền hút của rễ:
GV treo tranh h15.1 và h10.1
Giống : - Có cấu tạo từ tế bào
- Đều có vỏ và trụ giữa
Khác :
* Thân:
- Biểu bì không có lông hút
- Một vòng bó mạch, mạch
rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong
* Rễ: - Biểu bì có lông hút
- Bó mạch gỗ và mạch
rây xếp xen kẽ
- Gọi hs lên chỉ các bộ phân cấu tạo thân non và
rễ
HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi sgk/ 50
GV gợi ý: Thân và rễ được cấu tạo bằng gì?
Có những bộ phận nào ? Vị trí của bó mạch ?
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
GV cho hs xem bảng so sánh đúng để hs đối
chiếu và sửa chữa
HS rút ra KL
5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1.Tổng kết:
- Thân non có cấu tạo như thế nào ? Nêu chức năng của mỗi phần thân non ?
Trang: 58
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
- Vỏ gồm : biểu bì , thịt vỏ
- Trụ giữa gồm: bó mạch và ruột
+ Biểu bì : bảo vệ cho ánh sáng đi qua
+ Thịt vỏ : có diệp lục giúp thân non quang hợp
+ Mạch rây : vận chuyển chất hữu cơ
+ Mạch gỗ : vận chuyển nước và muối khoáng
+ Ruột : chứa chất dự trữ
- So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ ? ( Nội dung bài học)
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết học này
- Học bài
- Đọc mục“Em có biết ”
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị : “ Thân to ra do đâu ? “
+ Tìm hiểu vỏ và trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào ?
+ Một đoạn thân hoặc cành mít , me
? Thân to ra do bộ phận nào của cây?
6.PHỤ LỤC:
Trang: 59
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
Tiết 16:
Tuần dạy: 8
THÂN TO RA DO ĐÂU ?
ND: 17 /10/2015
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức
- HS biết: Được thân to ra do đâu ?
- HS hiểu: Phân biệt được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào: Vị trí,chức năng
1.2) Kỹ năng
- HS thực hiện được:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để thấy được sự to ra của thân là do sự
phân tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ: cách xác định tuổi của cây
gỗ.
- HS thực hiện thành thạo:
+ Kĩ năng hợp tác lắng nghe, tích cực trong thảo luận nhóm
+ Kĩ năng tự tin khi trình bày trước tổ, lớp.
+ Rèn kỹ năng quan sát , so sánh, nhận biết kiến thức
1.3) Thái độ:
- Thói quen: Tìm kiếm và xử lí thông tin để thấy được sự to ra của thân
- Tính cách: Giáo dục hs ý thức bảo vệ TV
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Tập xác định tuổi của cây
- Dác và ròng
3.CHUẨN BỊ
3.1:GV: Tranh H16.1 và H16.2 , H15.1
Đoạn thân gỗ già cưa ngang (thớt gỗ tròn)
3.2:HS: Một đoạn thân hoặc cành mít , me
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
1/ Nêu các bộ phận thân non ? Đặc điểm cấu tạo từng bộ phận ?
Đáp : - Các bộ phận của thân non : biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột
- Đặc điểm cấu tạo :
+ Biểu bì : gồm những tế bào trong suốt xếp xác nhau
+ Thịt vỏ : gồm nhiều lớp tế bào , một số tế bào chứa chất diệp lục
+ Mạch rây : gồm những tế bào sống , vách mỏng
+ Mạch gỗ : gồm những tế bào có vách hoá gỗ dày, không có chất tế
bào
+ Ruột : gồm những tế bào có vách mỏng
2/ Trình bày chức năng từng bộ phận thân non ?
Đáp : - Biểu bì : bảo vệ cho ánh sáng đi qua
- Thịt vỏ : có diệp lục giúp thân non quang hợp
- Mạch rây : vận chuyển chất hữu cơ
- Mạch gỗ : vận chuyển nước và muối khoáng
- Ruột : chứa chất dự trữ (10đ)
Trang: 60
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
? Thân to ra do bộ phận nào của cây?
4.3/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1 : 15 Phút
1. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức:
+ Thân to ra do đâu?
+ Sự to ra của thân là do tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh, phân tích
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Tranh, Bảng phụ
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Bước 2:
1. Tầng sinh vỏ và tầng
GV treo tranh h15.1 và h16.1:
sinh trụ
HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo trong của thân trưởng thành khác thân non
như thế nào ?
HS: Tầng sinh vỏ , tầng sinh trụ
GV hướng dẫn hs xác định vị trí 2 tầng trên
HS đọc thông tin SGK trang 51 thảo luận nhóm
( 3/ ) thực hiện phần lệnh SGK trang 51
+Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
HS: Tầng sinh vỏ
+Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
+Thân to ra do đâu?
- Đại diện nhóm trả lời
HS: Chỉ vị trí hai tầng phát si nh trên tranh .
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
GD ứng phó với BĐKH VÀ PCTT: Thân to ra là nhờ
lấy chất dinh dưỡng Giáo dục hs ý thức bảo vệ đất
đai và nguồn nước tưới, nước ngầm không bị ô
nhiễm để cây phát triển tốt.
HOẠT ĐỘNG 2 : 15 Phút
Trang: 61
-Thân to ra do sự phân
chia các tế bào của mô
phân sinh tầng sinh vỏ và
tầng sinh trụ.
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
2. Nhận biết vòng gỗ hàng năm,tập xác định tuổi của cây.
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức:
+ Nhận biết vòng gỗ hàng năm
+ Vận dụng những kiến thức tập xác định tuổi của cây
• Kĩ năng: Quan sát, nhận biết.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Tranh, Bảng phụ
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Bước 2:
2. Nhận biết vòng gỗ
GV cho HS quan sát H16.2 hoặc quan sát vật mẫu đoạn hàng năm,tập xác định
thân gỗ mẫu
tuổi của cây.
- Hàng năm cây sinh ra
HS đọc nội dung SGK/51.52 và mục “Em có biết “
các vòng gỗ, đếm số vòng
đếm các vòng gỗ đễ tập xác định tuổi cây
gỗ, ta xác định được tuổi
GV yêu cầu các nhóm thảo luận
+Vòng gỗ hàng năm là gì ? Tại sao có vòng gỗ sẫm và của cây.
vòng gỗ sáng màu?
HS trả lời.
+Làm thế nào để xác định tuổi của cây?
- Đại diện nhóm b/c .
HS: Đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây trên vật mẫu .
GV: Nhận xét và kết luận
HOẠT ĐỘNG 3 : 5 Phút
3. Dác và ròng
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức:
+ Xác định dác và ròng
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
• Kĩ năng: Quan sát, so sánh.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Tranh
(3) Các bước hoạt động:
Trang: 62
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Tìm hiểu dác và ròng
Bước 2:
GV yêu cầu hs đọc thông tin và quan sát
H16.2 trả lời câu hỏi
NỘI DUNG BÀI HỌC
3. Dác và ròng
Thân gỗ già có dác và ròng
+Thế nào là dác? Thế nào là ròng?
- Dác có màu sáng.
+Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
- Ròng có màu sẫm.
HS trả lời
Màu nhạt mỏng,mềm đó là dác. Màu sậm cứng
đó là ròng.Khi cưa cây lớp ngoài dễ cưa hơn.Dác
dùng làm dụng cụ tạm thời dễ bị mọt. Ròng làm
dụng cụ lâu dài:bàn,ghế, cột...
GV hỏi thêm câu hỏi 4* SGK /52
GD ứng phó với BĐKH và PCTT: Thân cây gỗ có
phân dác và ròng, người ta thường sử dụng phần gỗ
ròng, bỏ phần gỗ dác GD học sinh có ý thức
bảo vệ cây và tuyên truyền người thân sử dụng
phần gỗ dác bên ngoài để làm gỗ ép hoặc dùng gỗ
của những cây sinh trưởng nhanh ( tre, nứa) làm
nhà để ít phải chặt phá rừng bảo vệ rừng giảm
nhẹ được sạt lở đất, lũ quét và tăng cường bể hấp
thụ CO2
5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1: Tổng kết:
- Thân cây to ra do đâu ? ( Do mô phân sinh của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ)
- Làm thế nào để xác định tuổi cây ? ( Đếm số vòng gỗ)
- Sự khác nhau giữa dác và ròng ?( Dác có màu sáng, ròng có màu sẫm.)
5.2 Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết học này
- Học bài, hoàn chỉnh vở bài tập
- Đọc “Em có biết ”/53 sgk
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị : “ Vận chuyển các chất trong thân “
+ Ôn cấu tạo và chức năng bó mạch
Trang: 63
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
+ Làm thí nghiệm theo nhóm ghi kết quả ( có thể làm trên nhiều loại
cây : huệ trắng , cúc trắng …) Chú y đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1
đoạn trong nước để bọt khí không làm tắt mạch dẫn
? Các chất được vận chuyển như thế nào trong cây?
6. PHỤ LỤC:
Trang: 64
Kế hoạch bài học môn Sinh học 6
Tiết 17:
Tuần dạy: 9
ND: 20/10/2015
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức
- HS biết: Tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng từ rễ lên thân
nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
- HS hiểu: Nước, muối khoáng và các chất hữu cơ vận chuyển được nhờ bó mạch
1.2 Kỹ năng
- HS thực hiện được: Kỹ năng thao tác thực hành; thí nghiệm về sự dẫn nước và muối
khoáng của thân
- HS thực hiện thành thạo: Kỹ thuật hợp tác nhóm nhỏ
1.3 Thái độ
- Thói quen: Chuẩn bị tốt bài học
- Tính cách :Giáo dục hs ý thức bảo vệ TV
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan
- Vận chuyển chất hữu cơ
3.CHUẨN BỊ:
3.1: GV: Làm trước TN cắm hoa vào nước có màu (hoa hồng trắng hoặc cúc trắng )
3.2 HS: Làm TN theo nhóm ghi kết quả quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
? Mạch rây, mạch gỗ có cấu tạo và chức năng gì ?
Đáp án:
+ Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ
+ Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng
4.3/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 : 20 Phút
1.Sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan:
(1) Mục tiêu:
• Kiến thức:
+ Nước và muối khoáng được vận chuyển bằng mạch gỗ.
• Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
• Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
• Phương tiện dạy học: Tranh + mẫu vật
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1:Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối 1. Sự vận chuyển nước và
khoáng hoà tan:
muối khoáng hoà tan
Bước 2:
Trang: 65