Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tài liệu phông lưu trữ quốc hội (giai đoạn 1976 1992) nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, giới thiệu phục vụ nghiên cứu lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO ĐỨC THUẬN

TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ QUỐC HỘI (GIAI ĐOẠN
1976 – 1992) NGUỒN SỬ LIỆU GIÁ TRỊ CẦN ĐƯỢC
CÔNG BỐ, GIỚI THIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mã số: 5 10 02

Người hướng dẫn: PGS. Nguyễn Văn Hàm

HÀ NỘI - 2004


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 3
CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 11
QUỐC HỘI VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ QUỐC
HỘI (GIAI ĐOẠN 1976 - 1992) ................................................................. 11
1.1. Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội – một nguồn sử liệu có giá trị ........................................... 11
1.1.1. Quốc hội và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội ......................................... 11
1.1.2. Thành phần, nội dung, đặc điểm tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 19761992).................................................................................................................................... 14
1.1.3. Giá trị của tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) ............................ 21
1.2. Nguyên tắc, phương pháp và các hình thức công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ .................. 23

CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 35
TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ QUỐC HỘI (GIAI ĐOẠN 1976 - 1992) . 35


- NGUỒN SỬ LIỆU QUAN TRỌNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU LỊCH
SỬ ................................................................................................................ 35
2.1. Tình hình cơng bố, giới thiệu tài liệu phơng lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976-1992) tại Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội ................................................................................................ 35
2.1.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động công bố, giới thiệu tài liệu phông lưu trữ Quốc
hội (giai đoạn 1976 - 1992) .................................................................................................. 35
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động công bố, giới thiệu tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai
đoạn 1976 - 1992) ................................................................................................................ 36
2.2. Giá trị sử liệu của tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976-1992) ........................... 37
2.2.1. Phục vụ nghiên cứu lịch sử lập hiến Việt Nam (sự ra đời của Hiến pháp 1980 và Hiến
pháp 1992) .......................................................................................................................... 38
2.2.2. Phục vụ nghiên cứu lịch sử lập pháp Việt Nam............................................................ 53
2.2.3. Phục vụ nghiên cứu lịch sử tổ chức và hoạt động Quốc hội ........................................ 72
2.2.4. Phục vụ nghiên cứu lịch sử tổ chức bộ máy Nhà nước từ cấp trung ương đến địa
phương................................................................................................................................. 77

CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 83
1


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG BỐ, GIỚI THIỆU .... 83
TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ QUỐC HỘI (GIAI ĐOẠN 1976 -1992).
3.1. Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm công bố, giới thiệu tài liệu phông lưu trữ Quốc hội . 84
3.2. Xây dựng những nguyên tắc, phương pháp và các hình thức cơng bố, giới thiệu tài liệu. ... 89
3.3. Nghiên cứu vấn đề giải mật trong công tác công bố, giới thiệu tài liệu phông lưu trữ Quốc
hội ........................................................................................................................................... 93
3.4. Hoàn thiện vấn đề tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ Quốc hội ................................. 97
3.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác công bố, giới thiệu tài liệu ... 100

KẾT LUẬN ................................................................................................ 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 106
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................... 116

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài liệu lưu trữ là di sản văn hoá đặc biệt của dân tộc. Chính vì vậy, tài
liệu lưu trữ ở Việt Nam đã và đang được nghiên cứu để phục vụ đắc lực cho
việc ban hành các quyết định quản lý, giúp cho các cơ quan, tổ chức có thể
điều hành có hiệu quả các công việc của cơ quan, đơn vị mình. Chúng ta đều
cơng nhận, cùng với cơng tác bảo quản an tồn tài liệu lưu trữ thì cơng tác tổ
chức, sử dụng tài liệu có hiệu quả (mà cơng bố, giới thiệu tài liệu là một hình
thức tổ chức sử dụng đặc biệt) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
công tác lưu trữ. Bởi suy cho cùng thì thì việc chúng ta thu thập, bổ sung, tổ
chức khoa học và bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ cũng chỉ nhằm mục đích tối
quan trọng là đưa ra phục vụ xã hội, phục vụ công chúng một cách hiệu quả
nhất.
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước ta là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập
pháp, qua từng thời kỳ hoạt động đã sản sinh ra rất nhiều tài liệu có giá trị quý
báu. Nếu như khối tài liệu này được đem ra nghiên cứu, sử dụng phục vụ các
nhu cầu khác nhau của xã hội một cách nhanh chóng và hợp lý thì sẽ tạo điều
kiện phát huy được tối đa tác dụng của tài liệu lưu trữ đối với đời sống xã hội.
Tài liệu hình thành trong qúa trình hoạt động của Quốc hội thời kỳ
1976-1992 thể hiện quan điểm, chủ trương, đường lối và những kết quả đạt
được của cơ quan có vai trị đặc biệt quan trọng này trong việc hoạch định các
chính sách phát triển đất nước. Đây là giai đoạn mà dân tộc ta thống nhất đất
nước về mặt nhà nước (năm 1976) sau hơn hai mươi năm bị chia cắt. Quốc hội

nước ta trong giai đoạn này có nhiều sự thay đổi tích cực, thể hiện đường lối
cách mạng đúng đắn của dân tộc ta qua từng thời kỳ. Giai đoạn 1976-1992
1


đánh dấu thêm nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, chủ trương “Đổi mới” của
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo năm 1986 bắt đầu thu được một số kết quả
ban đầu. Năm 1992, Quốc hội nước ta lại thông qua Hiến pháp mới, thể hiện
tư tưởng đổi mới tích cực để phù hợp với tình hình đất nước trong tình hình
mới.
Khối tài liệu quý báu này hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III Hà Nội, tuy nhiên mức độ được đưa ra công bố, giới thiệu còn
hạn chế, chưa xứng với tiềm năng. Do đó việc đi sâu tìm hiểu, giới thiệu
những tài liệu lưu trữ hiện đang được Nhà nước bảo quản (tại Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia III Hà Nội) với tư cách là nguồn sử liệu chân thực và tin cậy
phục vụ cho nghiên cứu lịch sử là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Xuất phát
từ những lý do trên đây, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “ TÀI LIỆU PHÔNG
LƯU TRỮ QUỐC HỘI (GIAI ĐOẠN 1976-1992) – NGUỒN SỬ LIỆU GIÁ TRỊ CẦN ĐƯỢC CÔNG
BỐ, GIỚI THIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ”

Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi nhằm hướng tới một số mục đích chủ
yếu sau đây:
- Nhìn nhận thực trạng tài liệu thuộc phơng lưu trữ Quốc hội hiện đang được
bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội (về tổ chức khoa học tài
liệu, thành phần, nội dung, đặc điểm của tài liệu...).
- Giới thiệu những thơng tin có giá trị về tài liệu thuộc phông lưu trữ Quốc hội
(giai đoạn 1976 - 1992) như một nguồn sử liệu quý để các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và những người nghiên cứu (các nhà nghiên cứu lịch sử, các
nhà lưu trữ học, các nhà khoa học, nhà quản lý, các cá nhân… có thể nghiên
cứu để cơng bố, giới thiệu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử (lịch sử Quốc

hội, lịch sử lập hiến, lập pháp, lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước...) giai đoạn
1976-1992.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
2


Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định chủ yếu một số
đối tượng nghiên cứu chính là vấn đề giới thiệu tài liệu phông lưu trữ Quốc
hội (giai đoạn 1976 - 1992) hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III Hà Nội. Việc xác định đối tượng và mục đích nghiên cứu trên
đây đặt ra cho người nghiên cứu vấn đề phải giải quyết những nhiệm vụ chính
sau: Thứ nhất là tìm hiểu và giới thiệu, phân tích một số tài liệu thuộc phông
lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976-1992) về thành phần, nội dung, đặc điểm của
các tài liệu đó kèm theo những phân tích, đánh giá về giá trị của chúng. Kết
quả của việc tìm hiểu, phân tích này sẽ giúp cho việc đánh giá một cách chính
xác giá trị của tài liệu thuộc phông lưu trữ Quốc hội như một nguồn sử liệu
chân thực, có độ tin cậy cao, cần được công bố phục vụ cho việc nghiên cứu
lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Quốc hội nói riêng. Thứ hai, trên cơ sở
tìm hiểu thực trạng kể trên, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác công bố, giới thiệu tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn
1976-1992) phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc.
3. Phạm vi và nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về vấn đề cơng bố học nói chung và nghiên cứu về phông
lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976-1992) nói riêng là một vấn đề hết sức phức
tạp và còn khá mới mẻ đối với bản thân tác giả luận văn. Với khả năng và thời
gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu và giới thiệu tài liệu lưu
trữ hành chính hình thành trong qúa trình hoạt động của Quốc hội giai đoạn
1976 -1992 hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà
Nội. Các loại hình tài liệu khác phơng, thuộc giai đoạn lịch sử trước và sau
giai đoạn 1976-1992 không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Thêm vào

đó chúng tơi sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và giới thiệu các tài liệu thuộc
phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976-1992) dưới góc độ những tài liệu lưu
3


trữ đó là một trong các nguồn sử liệu tin cậy cần được công bố, giới thiệu
phục vụ các nhu cầu khác nhau của đời sống xã hội. Đề tài sẽ không tập trung
giải quyết một cách sâu sắc và triệt để tồn bộ vấn đề dưới góc độ phê phán sử
liệu học.
Nguồn tư liệu tham khảo chính của đề tài là các sách giáo khoa dùng
trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn học Công bố tài liệu văn kiện,
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam…, các văn bản quan trọng như các
văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác của Nhà nước quy định về
công tác công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ. Ngoài ra, trong khả năng tiếp cận
cho phép, chúng tôi sẽ sử dụng các hồ sơ lưu trữ và một số tư liệu bổ trợ khác
hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội như
nguồn tư liệu tham khảo chính phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra
của đề tài. Các nguồn tư liệu tham khảo khác như các đề tài nghiên cứu các
cấp có liên quan của các nhà lưu trữ học, các nhà quản lý, các sách chuyên
luận của nước ngoài và của Việt Nam viết về vấn đề cơng bố học. Thêm vào
đó đề tài sẽ tham khảo, sử dụng thêm một số kết quả nghiên cứu trong các
khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn tốt nghiệp của học viên sau đại
học ngành Lưu trữ học và Tư liệu học, Lịch sử Việt Nam...
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số kết quả tìm hiểu ban đầu cho thấy, hầu như chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về công bố, giới thiệu tài liệu
thuộc phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976-1992). Một số bài viết được
công bố trên tạp chí Lưu trữ Việt Nam và khố luận tốt nghiệp cử nhân của
sinh viên đã bước đầu tìm hiểu về vấn đề này. Chẳng hạn như bài viết “Tài
liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nguồn sử liệu để nghiên cứu

lịch sử Việt Nam hiện đại” của Phạm Bích Hải, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số
4


4. 2000. Bài viết đã giới thiệu một cách khái quát toàn bộ tài liệu lưu trữ hiện
đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội, trong đó có
một phần nhỏ giới thiệu về phơng lưu trữ Quốc hội cùng những đánh giá
bước đầu về giá trị sử liệu của chúng đối với việc nghiên cứu lịch sử Việt
Nam hiện đại. Bài viết “Tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III với
tiềm năng phục vụ các nhu cầu của xã hội” của tác giả Hà Quảng trên Tạp chí
Lưu trữ Việt Nam số 3.2001, trong đó tác giả cũng đã sơ lược giới thiệu thành
phần nội dung tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội cũng như tiềm năng của
chúng đối với việc phục vụ các nhu cầu của xã hội. Một số cơng trình khoa
học của sinh viên thể hiện qua các khoá luận tốt nghiệp cử nhân ngành Lưu
trữ học và Quản trị văn phòng như của sinh viên Đào Thị Thu Hiền với đề tài
“Tìm hiểu về tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ phông Quốc hội tại Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia III”, sinh viên Vũ Thị Ngọc Thuý với đề tài “Chỉnh lý tài
liệu lưu trữ Phông Quốc hội giai đoạn 1946 – 1992 ở Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III (thuộc đề án nâng cấp)”. Một vài bài báo công bố giới thiệu tài
liệu của phông Quốc hội như “Tuyên ngôn của Quốc hội Việt Nam” trên Tạp
chí Lưu trữ Việt Nam số 1.2001 nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày Quốc hội Việt
Nam. Tuy nhiên ở cả hai khoá luận tốt nghiệp này, sinh viên cũng mới chỉ
bước đầu đưa ra những nhận xét về giá trị sử liệu của phông lưu trữ Quốc hội
mà chưa đi sâu vào việc giới thiệu, phân tích về giá trị của những tài liệu ấy để
có thể công bố, giới thiệu phục vụ cho các mục đích khác nhau. Nhìn chung,
trong số các bài viết, cơng trình khoa học nói trên, các tác giả vẫn chỉ gián tiếp
đề cập đến vấn đề cần phải công bố, giới thiệu những tài liệu đó phục vụ cho
các nhu cầu của xã hội mà chưa có sự nghiên cứu có hệ thống về vấn đề cơng
bố, giới thiệu những tài liệu này.
5. Phương pháp nghiên cứu

5


Phương pháp nghiên cứu là vấn đề mà chúng tôi luôn coi trọng trong
khi thực hiện đề tài này, cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp kinh điển
của lý luận nhận thức Mác - xít là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử như kim chỉ nam cho toàn bộ lý luận nhận thức
khoa học trong qúa trình hồn thành luận văn. Từ đó chúng tơi vận dụng các
phương pháp cụ thể là phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phương pháp
mơ tả, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp
sử liệu học... Bổ trợ cho các phương pháp cụ thể kể trên, tác giả có thể sử
dụng thêm phương pháp phỏng vấn đối với một số nhà lưu trữ học, sử học,
nhà quản lý, cán bộ lưu trữ và người dân để thu thập thêm các thông tin cần
thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ
là một cơng trình:
- Giới thiệu một cách có hệ thống thành phần, nội dung và đặc điểm của tài
liệu thuộc phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976-1992) kèm theo những
phân tích đánh giá ban đầu nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thơng tin để có thể phục vụ cho các mục đích sử dụng khác
nhau, đặ biệt cho các nhà nghiên cứu lịch sử.
- Là sản phẩm khoa học góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của
cán bộ và sinh viên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phịng về cơng bố học.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương với bố cục
cụ thể như sau:
Chương 1: Quốc hội và giá trị của tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai
đoạn 1976 - 1992)
6



Trong chương này, chúng tơi trình bày đơi nét về chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của Quốc hội với vai trò là cơ quan duy nhất ở Việt Nam đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Tiếp đó, chúng tơi đưa ra những
kết quả khảo sát, đánh giá ban đầu về thành phần, nội dung và đặc điểm của
tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992). Trên cơ sở đó, tài liệu
của phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) cũng được đánh giá về giá
trị sử liệu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử trên một số vấn đề như: nghiên
cứu lịch sử lập hiến, lập pháp, tổ chức và hoạt động của Quốc hội và nghiên
cứu về lịch sử của các ngành và các địa phương. Một số vấn đề về nguyên tắc,
phương pháp và hình thức cơng bố, giới thiệu tài liệu cũng được trình bày.
Những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp chúng tơi có cơ sở để đề xuất những
giải pháp chủ yếu ở chương 3 của luận văn.
Chương 2: Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) - Nguồn
sử liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu lịch sử
Là chương chính của luận văn, chúng tơi tập trung phân tích những giá trị
về mặt sử liệu của tài liệu phông lưu trữ Quốc hội. Đặc biệt, chúng tôi đi sâu vào
giới thiệu những kết quả khảo sát và kèm theo một số phân tích giá trị tiềm năng
của phơng lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) trong việc phục vụ nghiên
cứu lịch sử trên các khía cạnh như nghiên cứu lịch sử lập hiến và lập pháp Việt
Nam (giai đoạn 1976 - 1992) và nghiên cứu về lịch sử tổ chức và hoạt động của
Quốc hội, nghiên cứu lịch sử của các ngành và các địa phương. Đóng góp chính
của chương này là giới thiệu được cho những người nghiên cứu lịch sử những
thông tin giá trị về một bộ phận tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội. Với giá trị to
lớn này, nếu được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu để
công bố, giới thiệu kịp thời sẽ phát huy được giá trị đặc biệt của tài liệu phông
lưu trữ này.

7



Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công bố, giới thiệu tài liệu phông
lưu trữ Quốc hội giai đoạn 1976 -1992.
Ở chương này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp, trong đó có những giải
pháp trước mắt và lâu dài để có thể đẩy mạnh hơn nữa hoạt động công bố, giới
thiệu tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trong thời gian tới để đáp ứng nhu
cầu về thông tin tài liệu lưu trữ cho các nhà nghiên cứu lịch sử và cho hoạt động
của chính Quốc hội. Kết quả của hoạt động cơng bố, giới thiệu tài liệu sẽ có
nhiều tác động tích cực tới hoạt động nghiên cứu lịch sử của những người quan
tâm đến khối tài liệu này cũng như để nâng cao hơn chất lượng hoạt động của
Quốc hội để Quốc hội xứng đáng với vị trí là cơ quan đại diện cao nhất của nhân
dân cả nước.

Cuối cùng, cho phép tác giả được gửi lời biết ơn và cảm tạ sâu sắc tới
những người đã giúp đỡ để chúng tơi có thể hồn thành luận văn này, đặc biệt
là PGS. Nguyễn Văn Hàm. Chúng tôi cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn vì sự
giúp đỡ q báu, tận tình của lãnh đạo và các cán bộ hiện đang cơng tác tại
Phịng Tổ chức sử dụng thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội, Thư
viện Quốc hội đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể tiếp cận
được nguồn tư liệu, các thầy cơ giáo trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, đóng góp nhiều ý kiến
bổ ích để chúng tơi có thể hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2004

8


CHƯƠNG 1
QUỐC HỘI VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ QUỐC HỘI

(GIAI ĐOẠN 1976 - 1992)

1.1. Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội – một nguồn sử liệu có giá trị
1.1.1. Quốc hội và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, được thừa nhận
trong Hiến pháp của nước Việt Nam. Trong cả 4 bản Hiến pháp (Hiến pháp
năm 1946, 1959, 1980, 1992) đã được ban hành kể từ khi nhà nước Việt Nam
độc lập (năm 1945) đều xác lập vị trí này của Quốc hội. Kể từ khi xuất hiện
lần đầu tiên trong Hiến pháp 1946 với tên gọi là Nghị viện nhân dân cho đến
Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Quốc hội là cơ quan quyền lực duy nhất
ở Vịêt Nam có quyền lập hiến và lập pháp. Dù có sự thay đổi về tên gọi và
một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thể hiện qua các bản Hiến pháp,
song tập trung lại, theo Hiến pháp 1992 được Nghị quyết số 51/2001/QH10 về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 thông qua và theo Luật
Tổ chức Quốc hội được Quốc hội thơng qua năm 2001 thì Quốc hội có một số
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau đây.
1.1.1.1. Chức năng của Quốc hội
9


- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
- Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,
nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên
tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội
và hoạt động của công dân.
- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động
của Nhà nước.
1.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội

Quốc hội có một số nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết
định chung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và
Nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao.
- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán
ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán
ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
- Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước
- Quy định tổ chức hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh chủ chốt của Nhà nước.

10


- Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và tương đương, thành lập mới,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh và tương đương…
- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội.
- Quy định và quyết định một số vấn đề khác như hàm cấp trong lực
lượng vũ trang, ngoại giao…, đại xá, chiến tranh và hồ bình, những chính
sách cơ bản về đối ngoại, trưng cầu dân ý… [20; 9].
Như vậy, với vị trí đã được xác lập trong Hiến pháp, có thể nói vị trí
của Quốc hội là đặc biệt quan trọng. Điều này một lần nữa được thể hiện trong
Luật Tổ chức Quốc hội, cụ thể là Điều 1 của Luật này được Quốc hội thông

qua ngày 25.12.2001 và được Lệnh của Chủ tịch nước công bố ngày
07.01.2002 đã khẳng định một cách vắn tắt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của Quốc hội như “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội
quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế
– xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của
công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với tồn bộ hoạt
động của nhà nước”[20; 7]. Chính vì vị trí và tầm quan trọng hết sức đặc biệt
như vậy, tồn bộ tài liệu hình thành trong qúa trình hoạt động của Quốc hội đã
được lập thành phông lưu trữ. Hiện nay theo quy định hiện hành, toàn bộ tài
liệu của phơng lưu trữ Quốc hội có thời gian từ 1946 đến 1992 hiện đang được
bảo quản thống nhất tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội.

11


1.1.2. Thành phần, nội dung, đặc điểm tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội
(giai đoạn 1976-1992).
Theo Quyết định số 54/QĐ - TCCB ngày 26.6.1995 của Cục Lưu trữ
Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) thì Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III Hà Nội với chức năng chủ yếu là “thu thập, bổ sung, bảo quản an
tồn và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ có ý nghĩa tồn quốc từ
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay”. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Hà Nội là một trung tâm lưu trữ “mở”, tức là hàng năm trung tâm đều tổ chức
tiếp nhận tài liệu đã đến hạn nộp lưu theo quy định. Nguồn tài liệu nộp lưu là
các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương đóng trên địa bàn lãnh thổ từ
Quảng Bình trở ra phía Bắc. Tài liệu lưu trữ hiện đang được bảo quản tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội có giá trị đặc biệt, có tầm ảnh hưởng

sâu rộng trên phạm vi cả nước. Trong số gần 6000 mét giá tài liệu hiện đang
được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội với nhiều loại hình
khác nhau thì một trong những khối tài liệu quan trọng nhất là phơng lưu trữ
Quốc hội.
Như Hiến pháp của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi
nhận, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam. Tồn bộ
phơng lưu trữ Quốc hội (tính từ Quốc hội khố I nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hồ năm 1946), từ những hồ sơ tài liệu gốc về cuộc tổng tuyển cử đầu
tiên ngày 06.01.1946 đến các hồ sơ về các kỳ họp Quốc hội sau này cùng
nhiều tài liệu khác đều có giá trị đặc biệt trong việc cơng bố, giới thiệu phục
vụ các nhu cầu khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là phục vụ cho việc
nghiên cứu lịch sử. Do đó, phơng lưu trữ Quốc hội có vị trí đặc biệt trong
thành phần Phơng lưu trữ Quốc gia Việt Nam, hay cụ thể hơn là có vị trí đặc
biệt quan trọng trong tồn bộ các khối tài liệu hiện đang được bảo quản tại
12


Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội. Tài liệu lưu trữ thuộc phơng Quốc hội
(giai đoạn 1976-1992) có một số đặc điểm sau.
Tồn bộ tài liệu thuộc phơng lưu trữ Quốc hội từ 1946 đến 1992 đã
được giao nộp và bổ sung vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội theo
đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Tính đến nay, tồn bộ tài liệu phơng
Quốc hội đã được giao nộp vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội sau 6
đợt tiến hành bổ sung. Cụ thể là:
- Đợt 1: Ngày 01.11.1975 gồm 27 cặp bao gồm tài liệu của các khoá
Quốc hội I, II, III có thời gian từ năm 1946 – 1965.
- Đợt 2: Ngày 10.8.1978 gồm 104 cặp bao gồm tài liệu của các khố
Quốc hội I, II, III có thời gian từ năm 1946 - 1965
- Đợt 3: Ngày 26.3.1981 gồm 108 cặp bao gồm tài liệu của các khoá
Quốc hội III, IV, V có thời gian từ 1956 – 1974.

- Đợt 4: Ngày 25.8.1983 gồm 53 cặp bao gồm 50 cặp về Dự thảo Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và 03 tập công văn
lưu năm 1978.
- Đợt 5: Tháng 7.1991 gồm 212 cặp bao gồm tài liệu từ khoá I đến khoá
VI và 41 cặp tài liệu trong tình trạng bó gói.
- Đợt 6: Ngày 06.8.1997 gồm 289 hộp tài liệu của Quốc hội khố VI
đến Khố VIII có thời gian từ 1976 – 1992.
Hầu hết tài liệu thu được về Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội ban
đầu đều trong tình trạng bó gói, chưa được chỉnh lý hoặc mới chỉ được sắp
xếp ở mức sơ bộ. Tính đến thời điểm hiện nay, tồn bộ tài liệu của phơng
Quốc hội đã được chỉnh lý làm 3 đợt vào các năm 1980, 1982, 1991 với tổng
số hồ sơ được lập là 6842 hồ sơ, hầu hết các hồ sơ đều có giá trị bảo quản vĩnh
viễn, một số ít hồ sơ có thời hạn bảo quản lâu dài và tạm thời. Kết quả khảo
13


sát ban đầu cho thấy toàn bộ khối lượng tài liệu này phản ánh quá trình hoạt
động của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ Quốc hội
khoá I (1946) đến Quốc hội khoá VIII (từ 6.1987 đến 1992), bao gồm nhiều
loại hình tài liệu khác nhau như tài liệu hành chính (chiếm đa số), phim ảnh
ghi âm… Trong đó nhìn chung thành phần và nội dung của tài liệu phông lưu
trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 – 1992) đã phản ánh khá đầy đủ hoạt động của
Quốc hội trên tất cả các mặt công tác. Cụ thể là tồn bộ tài liệu của phơng lưu
trữ Quốc hội giai đoạn (1976 - 1992) được chia thành các khố VI, VII, VIII.
Trong mỗi khố đó, căn cứ vào những nét tương đồng của nội dung tài liệu, có
thể tập trung thành một số nhóm như:
- Tài liệu bầu cử đại biểu Quốc hội: Tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc
hội chiếm số lượng khá lớn trong giai đoạn 1976 – 1992, phản ánh đầy đủ quá
trình bầu cử Quốc hội các khoá VI, VII, VIII. Các tài liệu đó phản ánh q
trình bầu cử trên phạm vi toàn quốc từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc bao

gồm: các văn bản chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội, của Ban chỉ đạo hội đồng bầu cử. Do khoá VI là khoá
Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất nên trong khối tài liệu bầu
cử đại biểu Quốc hội khố VI cịn xuất hiện tài liệu về chỉ đạo bầu cử ở miền
Bắc của Phủ Thủ tướng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử miền
Bắc, tài liệu về chỉ đạo bầu cử ở miền Nam của Ban chấp hành Trung ương
Đảng, Phủ Chủ tịch, Ban chỉ đạo bầu cử ở miền Nam, Hội đồng bầu cử miền
Nam, Ban An ninh miền Nam… Ngoài ra cịn có một số tài liệu khác như báo
cáo, biên bản về kết quả bầu cử của các tỉnh trong cả nước, biên bản bầu bổ
sung (nếu có).
- Tài liệu, hồ sơ về các kỳ họp của Quốc hội: Quốc hội của nước ta thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình thơng qua chế độ làm
14


việc là các cuộc họp, một năm thường họp hai lần, trừ khi được triệu tập đột
xuất, có một số năm do nhiều lý do khác nhau nên chỉ họp một lần như các
năm 1976, 1978… Có thể nói tài liệu phản ánh các kỳ họp của Quốc hội
chiếm số lượng đồ sộ và có giá trị nhất trong tồn bộ tài liệu của Phông Quốc
hội, đặc biệt là giai đoạn 1976 – 1992, giai đoạn thống nhất về mặt nhà nước
và pháp luật. Do Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp,
quyết định các vấn đề mang tính chất quốc kế dân sinh, những chiến lược về
mặt đối nội và đối ngoại… nên các kỳ họp của Quốc hội đã được phản ánh rất
đầy đủ thơng qua nhiều tài liệu như chương trình kỳ họp, biên bản tóm tắt các
kỳ họp, danh sách Đoàn chủ tịch và danh sách đại biểu dự, đại biểu vắng mặt,
tham luận của các đại biểu, công văn, tài liệu của các Bộ, ngành trả lời chất
vấn của đại biểu, báo cáo công tác của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc và các Uỷ ban chuyên môn của Quốc hội, các tài liệu phản ánh kết quả
tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh…
- Tài liệu về hoạt động của các đại biểu Quốc hội: Đại biểu Quốc hội

do nhân dân cả nước bầu ra, đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi của nhân
dân lao động. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của đại biểu Quốc
hội là tham gia vào các kỳ họp của Quốc hội, thảo luận trong các tổ trong các
kỳ họp của Quốc hội theo các nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội, chuẩn bị
các tham luận trình bày tại các kỳ họp. Nhóm tài liệu về hoạt động của các đại
biểu Quốc hội cịn có tài liệu phản ánh về các kiến nghị của các đại biểu Quốc
hội, tài liệu ghi lại kết quả làm việc, tiếp xúc cử tri của các đoàn đại biểu Quốc
hội với các cơ quan, các địa phương, tài liệu phản ánh kết quả làm việc trong
các chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu Quốc hội nước ta tới các nước…
- Tài liệu về hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Hội đồng Nhà
nước) và Văn phòng Quốc hội: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo Luật Tổ
15


chức Quốc hội, là cơ quan làm việc thường xuyên nhất của Quốc hội, được
Quốc hội giao cho một số quyền hạn nhất định giữa hai kỳ họp của Quốc hội,
được quyền ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật. Văn phòng Quốc
hội như chúng ta biết là cơ quan giúp việc thường xuyên cho tất cả các hoạt
động của Quốc hội. Do vậy, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của
hai cơ quan này đề cập đến rất nhiều vấn đề quan trọng và chiếm số lượng khá
lớn trong tồn bộ tài liệu trong phơng lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 –
1992). Tài liệu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội cho
thấy rất nhiều nội dung có giá trị như kế hoạch, báo cáo công tác của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội, hồ sơ về các phiên họp của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội (Hội đồng Nhà nước), tài liệu đề cập đến vấn đề ân
giảm án, đặc xá cho phạm nhân.
- Tài liệu về hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường
trực của Quốc hội (chủ yếu của Uỷ ban pháp luật và Uỷ ban đối ngoại): Hội
đồng dân tộc và các Uỷ ban chuyên môn là các cơ quan giúp việc của Quốc
hội theo lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực được giao. Kết quả khảo sát, nghiên cứu

cho thấy là tài liệu hình thành trong qúa trình hoạt động của các cơ quan này
phản ánh khá rõ nét chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chúng. Tài liệu
hình thành bao gồm các văn bản chỉ đạo, chương trình và báo cáo kết quả hoạt
động của Hội đồng và các Uỷ ban. Khi tiếp cận khối tài liệu này, chúng tơi
nhận thấy tài liệu hình thành trong q trình hoạt động của các cơ quan này
trong giai đoạn 1976 – 1992 chủ yếu là tài liệu của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban
đối ngoại và Uỷ ban pháp luật. Điều này có thể dễ lý giải là sau khi giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, nước Việt Nam thống nhất đã được
nhiều quốc gia trên thế giới cơng nhận và chính thức đặt quan hệ ngoại giao,
nước ta cũng chủ trương mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa anh
16


em và các quốc gia u chuộng hồ bình trên thế giới để hợp tác trên tất cả các
lĩnh vực nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế – xã hội. Bên
cạnh vấn đề thống nhất về mặt nhà nước thì vấn đề thống nhất về mặt pháp
luật cũng được đặt ra như một yêu cầu hết sức cần thiết. Do vậy, thời kỳ này
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội đã cho thấy quá trình và những thành tựu của
công cuộc lập hiến và lập pháp của nước ta trong suốt một quá trình 16 năm từ
Quốc hội khoá VI đến Quốc hội khoá VIII.
- Tài liệu của các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố gửi tới báo cáo công tác: Quốc hội là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất, có quan hệ cơng tác với tất cả các cơ quan nhà nước ở
trung ương và địa phương. Do vậy, trong phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn
1976 – 1992), chúng tơi nhận thấy cịn có nhiều tài liệu của các cơ quan Bộ
ngành ở trung ương, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trao đổi
qua lại, chủ yếu là để báo cáo công tác, xin ý kiến chỉ đạo, trả lời ý kiến chất
vấn của các đại biểu Quốc hội trong và sau các kỳ họp của Quốc hội… Những
tài liệu này cho chúng ta thấy mối quan hệ nhiều chiều giữa Quốc hội với các
cơ quan trung ương và địa phương trong q trình cơng tác để thực hiện chức

năng và các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tuy khơng phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, song bên cạnh
khối tài liệu hành chính có dịp tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy qua một số
tài liệu tham khảo cịn có một số lượng khơng nhỏ tài liệu phim ảnh (bao gồm
khoảng gần 2000 tấm ảnh ghi lại các hoạt động quan trọng của Quốc hội và
các cơ quan của Quốc hội…), tài liệu ghi âm ghi lại các bài phát biểu, bài nói
của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Quốc hội trong các kỳ họp của
Quốc hội. Nhóm tài liệu này cùng với tài liệu hành chính, nếu được cơng bố,

17


giới thiệu có hiệu quả sẽ là nguồn sử liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu
khoa học và nghiên cứu lịch sử.
Về đặc điểm của tài liệu: Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội sau khi được
giao nộp vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội đều được tổ chức khoa
học và có chế độ bảo quản an tồn. Tất cả tài liệu hành chính của Phơng Quốc
hội được hệ thống hoá theo phương án Thời gian (Khoá) – Cơ cấu tổ chức,
một phương án áp dụng rất hợp lý khi hệ thống hóa tài liệu của phơng lưu trữ
này. Có thể nói hầu hết tài liệu của phơng Quốc hội nói chung (giai đoạn 1976
– 1992) nói riêng đều là bản chính, bản gốc, có giá trị pháp lý nên có độ tin
cậy cao.
Nội dung của tài liệu phơng lưu trữ Quốc hội có một vị trí đặc biệt quan
trọng trong tồn bộ thành phần Phơng Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Xét dưới
góc độ là nguồn sử liệu chữ viết thì tài liệu lưu trữ của phông Quốc hội là
những chứng cứ lịch sử phản ánh sự ra đời, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và hoạt động của Quốc hội như một cơ quan đại diện cho nhân dân, cơ quan
duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp cũng như quyền quyết định những
chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã
hội, an ninh quốc phòng, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động

của bộ máy nhà nước và về các quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Do
tầm quan trọng đặc biệt của tài liệu phông lưu trữ Quốc hội nên trong những
năm gần đây, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội đã tiến hành chỉnh lý
hồn chỉnh khối tài liệu lưu trữ của phơng này trong chương trình thực hiện
“Đề án chống nguy cơ huỷ hoại, bảo quản an tồn và sử dụng có hiệu quả tài
liệu lưu trữ của Quốc gia” đã được Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ
Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) phê duyệt năm 1998. Toàn bộ tài liệu đã được
lập hồ sơ đầy đủ và có cơng cụ tra cứu khoa học, thuận tiện cho công tác tra
18


cứu, sử dụng tài liệu lưu trữ. Về tình trạng vật lý của tài liệu, có thể nhận thấy
tài liệu nếu như so với tồn bộ tài liệu của phơng Quốc hội nói chung từ
những năm 1946 là bị ố vàng, mờ chữ, rịn và rách thì tài liệu của phơng Quốc
hội (giai đoạn 1976 – 1992) có tình trạng vật lý khá hơn, đa số tài liệu được
làm trên giấy có chất lượng tốt, lại được sản sinh trong những năm gần đây
nên có điều kiện được bảo quản tốt hơn. Song do nhiều yếu tố trong đó có yếu
tố môi trường thiên nhiên của nước ta rất khắc nghiệt nên nếu như khơng có
những phương pháp bảo quản và phịng chống huỷ hoại tốt thì tài liệu vẫn
ln nằm trong nguy cơ tiềm ẩn bị huỷ hoại cao.
Về thể thức và mức độ hoàn chỉnh của tài liệu trong phông: So sánh với
thể thức của tài liệu trong phơng ở các giai đoạn trước đó, có thể thấy rằng, thể
thức văn bản đã đầy đủ hơn về các yếu tố thông tin, chất lượng giấy tương đối
tốt. Các hồ sơ được lập và biên mục khá hoàn chỉnh, việc sắp xếp tài liệu bên
trong hồ sơ, đánh số tờ, viết mục lục văn kiện, chứng từ kết thúc, giới thiệu
tiêu đề bên ngoài hồ sơ… được thực hiện khá tốt. Qua nhiều lần được khai
thác sử dụng nhưng chưa thấy có sự mất mát, thất lạc nhiều về tài liệu trong
hồ sơ. Toàn bộ gần 7000 hồ sơ của phơng lưu trữ Quốc hội nói chung đã được
lập thành danh mục với 3 quyển mục lục hồ sơ dày hàng ngàn trang. Điều này
là một thuận lợi cơ bản cho cơng tác tra tìm và sử dụng tài liệu.

1.1.3. Giá trị của tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992)
Về tính xác thực và độ tin cậy đặc biệt của tài liệu lưu trữ so với các
nguồn tài liệu khác, chúng tơi hồn tồn nhất trí với tác giả Lâm Bá Nam – Vũ
Thị Phụng trong bài viết “Sử dụng tài liệu lưu trữ trong việc nghiên cứu và
biên soạn lịch sử địa phương” trên tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 3.1991 khi
khẳng định về tính chân thật, khơng thể thay thế của tài liệu lưu trữ trong việc
phục vụ nghiên cứu lịch sử địa phương. Đó là “có thể coi tài liệu lưu trữ là
19


những nhân chứng lịch sử, bởi lẽ nó được sản sinh ra gần như đồng thời với
các sự kiện, hiện tượng lịch sử và do nhu cầu khách quan của mọi hoạt động
trong quá khứ… giúp chúng ta tiếp cận với sự thật lịch sử” [ 28; 4].
Quả đúng vậy, với những đặc điểm đặc biệt của tài liệu lưu trữ so với
những nguồn sử liệu, tư liệu khác, tài liệu lưu trữ hoàn toàn là những chứng cứ
quan trọng nhất giúp cho việc nghiên cứu lịch sử trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hố, xã hội.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ xem xét giá trị của tài liệu
phông lưu trữ Quốc hội phục vụ cho nghiên cứu lịch sử trên cơ sở phân tích
thành phần, nội dung của tài liệu theo lịch sử từng khố Quốc hội, từ khóa VI
(6.1976 đến 6.1981), khoá VII (6.1981 đến 6.1987), khoá VIII (6.1987 đến
1992). Từ kết quả phân tích đó, chúng tơi sẽ có sự so sánh, khái quát giá trị
của tài liệu lưu trữ phông Quốc hội (giai đoạn 1976 – 1992) phục vụ cho việc
nghiên cứu lịch sử.
Qua một thời gian nghiên cứu tư liệu và khảo sát tài liệu trực tiếp trên
một số tài liệu lưu trữ của phông Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992), chúng tôi
nhận thấy giá trị tài liệu của phơng lưu trữ này có thể phục vụ cho nhiều khía
cạnh của nghiên cứu lịch sử. Chẳng hạn như có thể khái quát về giá trị sử liệu
của những tài liệu này theo một số vấn đề sau:
- Tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội giúp cho việc nghiên cứu lịch sử

lập hiến Việt Nam giai đoạn 1976 – 1992.
- Tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội giúp cho việc nghiên cứu lịch sử
lập pháp Việt Nam (giai đoạn 1976 - 1992).
- Tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội giúp cho việc nghiên cứu lịch sử
tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam (giai đoạn 1976 - 1992).

20


- Tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội giúp cho việc nghiên cứu kiện
toàn bộ máy Nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương.
- Tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội giúp cho việc nghiên cứu nhiều
vấn đề về chính trị, kịnh tế, xã hội… quan trọng khác trong một giai đoạn lịch
sử nhất định (giai đoạn 1976 - 1992) như về hoạt động giám sát của Quốc hội,
vấn đề quyết định những vấn đề lớn của đất nước và về hoạt động đối nội, đối
ngoại của đất nước...
Tuy nhiên, với điều kiện và khả năng nghiên cứu cho phép, tác giả luận
văn sẽ cố gắng giới thiệu những tài liệu của phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn
1976 - 1992) phản ánh về bốn vấn đề đầu tiên (được đề cập kỹ hơn ở chương
2 của luận văn).
1.2. Nguyên tắc, phương pháp và các hình thức công bố, giới thiệu tài liệu
lưu trữ
Từ những nhận định, phân tích trên về thành phần, nội dung, đặc điểm
và giá trị của tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) trong
việc phục vụ nghiên cứu lịch sử, chúng tơi cho rằng để có thể cơng bố để sử
dụng có hiệu quả theo những mục đích khác nhau thì phải tuân thủ theo một
số nội dung có tính ngun tắc sau.
Theo tiếng Hy Lạp cổ thì nguồn gốc của thuật ngữ “công bố học” bắt
đầu từ chữ “Archaios” có nghĩa là cổ xưa, xa xưa, lâu đời và “grapho” nghĩa
là viết, ghi chép và mô tả các bản thảo cổ. Với nguồn gốc xuất phát kể trên thì

các nội hàm của thuật ngữ “cơng bố học” là chưa thực sự rõ ràng, hầu như nó
mới chỉ phản ánh được một phần của công bố học theo cách hiểu của chúng ta
ngày nay.
Theo các nhà công bố học Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện
nay thì “cơng bố học là một mơn khoa học bổ trợ cho khoa học lịch sử, nghiên
21


cứu lý luận và phương pháp công bố các sử liệu chữ viết (văn tự)” [21; 10].
Theo cách hiểu này thì định nghĩa này có hai phần tách biệt, thể hiện hai sự
khẳng định. Một là “công bố học là một môn khoa học bổ trợ cho khoa học
lịch sử”. Khoa học về công bố chưa phải là một khoa học độc lập, nó nằm
trong hệ thống các khoa học bổ trợ cho khoa học lịch sử khác như lưu trữ học,
bảo tàng học... Hai là “...nghiên cứu lý luận và phương pháp công bố các sử
liệu chữ viết (văn tự)”. Cách khẳng định này cho thấy khoa học công bố đã
được xác định tương đối rõ ràng hơn về đối tượng nghiên cứu. Đó là giới hạn
nghiên cứu lý luận và phương pháp công bố các sử liệu chữ viết.
Với các nhà lưu trữ học Việt Nam, kết hợp các kết quả nghiên cứu của
các nhà lưu trữ học thế giới, đặc biệt là các nhà lưu trữ học Xô Viết và các
nước xã hội chủ nghĩa với thực tiễn Việt Nam đã đưa ra cách định nghĩa hoàn
chỉnh hơn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam hơn. Đó là “Công bố học là môn
khoa học nghiên cứu các vấn đề về công bố các tài liệu thành văn trong quá
khứ”. Còn theo Từ điển Lưu trữ Việt Nam thì: Cơng bố tài liệu là dựa trên các
ngun tắc và phương pháp của hoạt động công bố học để truyền đạt lại tài
liệu dưới các hình thức khác nhau nhằm phục vụ cho các đối tượng độc giả
khác nhau. [3]. Chúng tôi cho rằng tuy cách định nghĩa này chưa hẳn đã phản
ánh đầy đủ các nội hàm cần thể hiện song nó đã khái qt hố được các vấn
đề, góc cạnh cần nghiên cứu của cơng bố học.
Nhìn chung, về công bố học từ trước đến nay đã có nhiều cách hiểu
khác nhau nhưng đều tập trung vào các vấn đề như khoa học công bố không

thể tách rời khoa học lịch sử, làm nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử công bố các tài
liệu văn kiện và những vấn đề về lý luận và phương pháp công bố chúng trên
cơ sở khái quát thực tiễn. Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như ý chủ
biên, NXB Văn hố - Thơng tin, H.1998, tr.454 thì khái niệm “cơng bố” nghĩa
22


×