Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.44 KB, 9 trang )

Câu 1: Hãy nhận xét về cách điều chỉnh tỷ giá của chính phủ Việt Nam trong thời
gian qua. Theo bạn cách điều chỉnh tỷ giá này có những ưu và nhược điểm gì ?
Trả lời:
Nhận xét về cách điều chỉnh tỷ giá của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua :
 Việt Nam không áp dụng chính sách thả nổi đồng tiền, như nhiều quốc gia khác theo nền

kinh tế thị trường. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quyết định tỷ giá ngoại hối và trong
nhiều năm qua, nhà điều hành đã chỉ điều chỉnh cầm chừng, mức độ hạ giá tiền đồng
trong khoảng 1%-2% một năm. Năm 2015 này, Ngân hàng Nhà nước đã tỏ ra đáp ứng
nhiều hơn đối với tín hiệu thị trường trong điều hành chính sách tiền tệ.
 Trong những ngày qua, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực đã bị tác động
mạnh bởi việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thực hiện chính sách điều chỉnh giảm
tỉ giá đồng Nhân dân tệ; chỉ trong 3 ngày 11-13/8, đồng Nhân dân tệ đã mất giá 4,6%
(trong đó ngày 11/8 giảm 1,9%, ngày 12/8 giảm 1,6% và ngày 13/8 giảm 1,1%). Việc
đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá đã tác động tức thì đến tỉ giá, thị trường
ngoại tệ, thị trường chứng khoán và có thể tác động đan xen cả những thuận lợi và khó
khăn đến nền kinh tế nước ta trong thời gian tới. Trước tình hình đó, ngay trong ngày
11/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động điều chỉnh kịp thời và với cách thức
phù hợp khi tăng biên độ tỉ giá giữa Đồng Việt Nam và USD Mỹ từ +/-1% lên +/-2,kéo
theo phạm vi biến động tỷ giá có thể lên cao nhất 22.106 đồng .Từ đầu năm, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam luôn giữ thông điệp ổn định tỷ giá trong room 2%. Mặc dù đây
không phải động thái làm giảm giá đồng tiền trực tiếp, nhưng về bản chất có tác động
tương tự do tiền đồng đang giao dịch ở mức trần trong thời gian qua.
Ưu và nhược điểm của cách điều chỉnh tỷ giá này
Ưu điểm :
 Trước hết các nhà xuất khẩu người ta cảm thấy có lợi, bởi vì lâu nay đồng đô la tăng giá


và đồng Việt Nam vẫn giữ nguyên. Cho nên đồng Việt Nam trên thực tế tăng giá đối với
các đồng tiền khác như đồng Yên, đồng Euro và đồng đô la.
 Điều này sẽ làm cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài rẻ hơn. Còn hàng hóa


nước ngoài tại thị trường Việt nam trở nên đắt hơn. Điều này làm tăng hoạt động xuất


khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước
ngoài vào Việt nam.
 Sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc này sẽ dẫn đến mở rộng
quy mô sản xuất và do đó góp phần tăng số lượng việc làm, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
trong nước.
• Nhược điểm :
 Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ làm gia tăng lạm phát và cản trở những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ
mô của Chính phủ.
 Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ gia tăng mức độ nợ công của nền kinh tế.Vì nợ công của Việt
Nam được trả bằng đồng Đô La và nếu như điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ như thế này
thì nợ công sẽ tăng thêm nữa.
 Nếu phá giá VND như kiến nghị trên của một số chuyên gia, niềm tin và dòng vốn đầu tư
nước ngoài có thể bị ảnh hưởng, bởi họ bị “móc túi” khi rót vốn vào Việt Nam.

Câu 2: Theo bạn, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời
gian sắp tới sẽ như thế nào? Nêu minh chứng để chứng minh điều bạn nói.
Trả lời:


Tình hình hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu Việt Nam trong 9 tháng năm
2015:
1. Đánh giá chung
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa cả nước trong tháng 9/2015 đạt 27,85 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng trước. Trong
đó xuất khẩu là 13,81 tỷ USD giảm 4,6% so với tháng trước và nhập khẩu là 14,03 tỷ
USD, giảm 0,7% nên nhập siêu trong tháng 9/2015 là 221 triệu USD.
Như vậy, sau 3/4 chặng đường của năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng

hóa cả nước là 244,46 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất
khẩu đạt gần 120,22 tỷ USD, tăng 9,2% và nhập khẩu đạt 124,25 tỷ USD, tăng 15,6%
dẫn đến thâm hụt thương mại hàng hóa trong 9 tháng năm 2015 ở mức 4,03 tỷ USD.
Biểu đồ: Tốc độ tăng GDP, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo quý năm 2014 và 9
tháng năm 2015

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2. Xuất nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp chính vào mức tăng
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong 9 tháng/2015 đạt 155,34 tỷ
USD, tăng 20,8% (tương ứng tăng 26,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014; trong đó kim
ngạch xuất khẩu là 81,95 tỷ USD, tăng 20,8% và kim ngạch nhập khẩu là 73,4 tỷ USD,
tăng 20,8%.


Khu vực doanh nghiệp trong nước đạt 89,12 tỷ USD, nhỉnh hơn 0,1% so với cùng kỳ
năm trước; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 38,3 tỷ USD, giảm 9,5% và kim ngạch nhập
khẩu là 50,85 tỷ USD, tăng 8,8%.
Với kết quả này, tỷ trọng xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp FDI trong tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ngày càng chiếm ưu thế.
Biểu đồ: Nhập khẩu một số nhóm hàng chính của khối doanh nghiệp FDI so với DN
trong nước 9 tháng/2015

3.

Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa
Kết thúc 3 quý/2015, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với hầu hết các châu
lục đều tăng so với cùng kỳ năm 2014 (trừ Châu Đại Dương), trong đó tăng mạnh nhất ở

Châu Mỹ (tăng 22,1%) và Châu Phi (tăng 17,5%).
Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á 9 tháng/2015 đạt 159,92 tỷ
USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất
(65,4%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ đạt kim ngạch
41,25 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; với châu Âu đạt 34,73 tỷ USD, tăng
11,3%; châu Đại Dương đạt 4,43 tỷ USD, giảm 14,4%; châu Phi đạt 4,12 tỷ USD, tăng
17,5%.


Bảng 1: Kim ngạch, tỷ trọng và tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của
Việt Nam theo châu lục, thị trường/khối thị trường 9 tháng năm 2015
Xuất khẩu
Thị trường

Kim ngạch
(Triệu
USD)

Nhập khẩu
Tỷ
trọn
g
(%)

So với
cùng kỳ
2014
(%)


Kim ngạch Tỷ
So với
trọng cùng kỳ
(Triệu
2014 (%)
USD)
(%)

Châu Á

59.132

49,2

5,9

100.784

81,1

14,5

- ASEAN

13.724

11,4

-0,7


17.567

14,1

3,3

- Trung Quốc

12.442

10,3

11,6

36.719

29,6

17,7

- Nhật Bản

10.428

8,7

-5,4

10.863


8,7

18,6

- Hàn Quốc

6.383

5,3

22,8

16,9

32,6

Châu Mỹ

30.819

25,6

20,2

10.435

8,4

28,3


- Hoa Kỳ

24.760

20,6

19,0

5.983

4,8

29,3

Châu Âu

25.228

21,0

9,1

9.507

7,7

17,8

- EU(27)


22.690

18,9

12,0

8.207

6,6

24,7

Châu Phi

2.498

2,1

11,9

1.625

1,3

27,3

Châu Đại
Dương

2.539


2,1

-22,0

1.895

1,5

-1,4

Tổng

120.217

100

9,2

124.247

100

15,6

20.98
7

DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI:

Qua tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tính đến tháng 9/2015 của nước ta, có thể
thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng so với cùng kì năm ngoái, tuy nhiên nước ta
vẫn là nước“nhập siêu” do xuất khẩu vẫn thấp hơn so với nhập khẩu.
Dự đoán tình hình trên có thể sẽ thay đổi sau khi Việt Nam kí kết một loạt những hiệp
định quốc tế như: Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Thương


mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và việc Việt Nam sẽ tham gia vào Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC),… Những động thái trên sẽ đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội
cũng như thách thức trong kinh doanh xuất nhập khẩu thời gian tới.


Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):

Với tác động của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa ký kết, tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng 11%, tương ứng 36 tỷ USD, nhờ hiệp
định có quy mô lớn nhất toàn cầu này. Xuất khẩu có thể mở rộng 28% bởi các doanh
nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ dịch chuyển nhà máy tới.
Việc Mỹ và Nhật Bản giảm thuế sẽ đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất hàng may mặc
trong nước, vốn đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư chuyển dịch từ Trung Quốc sang nhờ chi
phí lao động rẻ.
Theo nghiên cứu của Eurasia Group, kim ngạch xuất khẩu dệt may, giày dép của Việt
Nam có thể tăng 50% trong 10 năm tới. Ngành thủy sản cũng được hưởng lợi từ việc từ
việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu với tôm, mực và cá ngừ, từ mức 6,4-7,2% hiện nay. Tuy
nhiên, doanh nghiệp sẽ đối mặt với quy tắc xuất xứ từ sợi, một thách thức có thể hạn chế
một số quyền lợi của ngành công nghiệp dệt may.
Thuế nhập khẩu dược phẩm giảm về 0% từ mức trung bình 2,5% hiện nay dẫn đến
cuộc cạnh tranh gay gắt hơn giữa các công ty nội địa với nước ngoài. TPP cũng tăng
cường bảo hộ bằng sáng chế, khiến các công ty trong nước gặp khó khăn để sản xuất các
loại thuốc mới.

Việc tham gia TPP sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam gia tăng sản xuất và mở rộng thị
trường nông sản ra nước ngoài vì những lý do sau:
Thứ nhất, Việt Nam là một nước có thế mạnh trong nông nghiệp với điều kiện thiên
nhiên thuận lợi, có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm. TPP ký kết có thể thúc đẩy đầu
tư của các nước trong khối vào Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế
tiềm năng về nông nghiệp.
Thứ hai, khi tham gia TPP, thuế suất giảm về 0% sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh bình
đẳng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực đến thu nhập của người dân,
cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả
nước.
Thứ ba, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ lạc
hậu. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại
hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn
cầu.
Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức khi
tham gia TPP.


Một là, đối với sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, ngành chăn nuôi không có nhiều
thuận lợi. TPP sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt, trong khi các sản phẩm chăn nuôi của
một số nước tham gia TPP đều theo quy trình sản xuất công nghiệp nên có lợi thế cạnh
tranh vượt trội so với Việt Nam.
Hai là, việc giảm thuế trong TPP sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập
khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá thành rẻ, chất lượng và mẫu mã đa dạng.
Sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh
gay gắt trong khi đó, các hàng nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương
nhất trong hội nhập.
Ba là, các nước tham gia TPP có xu hướng đàm phán hạn chế nhằm giữ bảo hộ đối với
nông sản nội địa. Khi đó, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến nhưng yêu cầu cao
hơn về chất lượng sản phẩm, trong khi đây là điểm yếu của sản xuất nông nghiệp Việt

Nam. Hàng nhập khẩu tăng, xuất khẩu không tìm được đường vào thị trường các nước sẽ
khiến nông nghiệp có nguy cơ gia tăng áp lực cạnh tranh.
Bốn là, để bảo hộ hàng hóa trong nước, Việt Nam tất yếu cũng sẽ áp dụng các hàng
rào phi thuế quan. Nếu rào cản kỹ thuật chưa có hoặc còn kém, các biện pháp vệ sinh
dịch tễ không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất
lượng thấp, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng vừa không bảo vệ được sản xuất
trong nước. Trong khi đó, các quy định về nước thải từ trại chăn nuôi hiện nay lại đang
gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tại Thái Lan và các nước tiên tiến khác, nước thải chỉ
cần ủ và lọc qua hầm biogas là có thể tưới cho cây công nghiệp, nông sản… trong khi
Việt Nam yêu cầu xử lý nước thải đạt loại A, dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp
chăn nuôi cao hơn.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ một thành
viên của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ “nội khối”, không sử dụng các
nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0%.
Đây là khó khăn đối với doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, đặc biệt là ngành xuất
khẩu hàng may mặc và da giầy. Hiện nay, do năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên
phụ liệu còn hạn chế, ngành xuất khẩu hàng may mặc và da giầy Việt Nam đang lệ thuộc
hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc (nước không tham gia
TPP). Trong khi Quy tắc xuất xứ áp dụng “từ sợi trở đi” thì Việt Nam khó có thể đáp ứng
được yêu cầu này. Năm 2014, nhập khẩu nguyên liệu cho ngành may mặc và da giầy của
Việt Nam là 4,69 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 32,9%; Hàn Quốc 16,97%;
EU 5,8%. Trong khi 03 đối tác TPP trong tương lai là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ốt-xtrây-li-a
chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, tương ứng là 4,76%; 5,59% và 0,87%. Tuy nhiên, đây cũng
là cơ hội đối với các ngành sản xuất hàng xuất khẩu bởi nếu vượt qua được, Việt Nam sẽ
sớm thoát khỏi thực trạng là một nước gia công đơn giản, đồng thời thúc đẩy các ngành
phụ trợ.


Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA):



EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt
Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO).
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế
nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế
nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt
Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau:
- Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ hoàn
toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp
định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn
ngạch thuế quan thỏa đáng.
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo
chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn.
Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo,
EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn
ngạch thuế quan.
- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách,
vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan
ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính là:
- Ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm;
riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7
năm;
- Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập

khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.
Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ trình
nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó có
dầu thô và than đá.


Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống
nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v,
tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các
doanh nghiệp.


Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC):

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trên đà hội nhập mạnh mẽ, hướng
tới thành lập Cộng đồng chung vào năm 2015, trong đó việc thành lập cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) là nội dung hội nhập quan trọng nhất. AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt
đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á và sẽ
đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam.
AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước
ngoài, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế
giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn, AEC ra đời, các doanh nghiệp Việt Nam
cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các
nước ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút
khỏi thị trường. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ, các nước sẽ mở rộng thị
trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải mở
cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các nước. Những doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu sẽ
ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu đối với
hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm trọng. Hiện nay, đa số doanh nghiệp của

Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, bước vào "sân chơi" AEC,
các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt không ít khó khăn, thách thức.



×