Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ 2016 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 49 trang )

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VÀ XÉT VÀO ĐẠI HỌC
NĂM 2015 - CỤM 11
Môn: Địa lý
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu I: (2,0 điểm)
1. Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam là
do vị trí địa lí và lãnh thổ quy định.
2. Cho biết các hướng giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong
giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Câu II: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học,
1. Chứng tỏ công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Giải thích
tại sao lại có sự phân hoá đó.
2. Trình bày thế mạnh và tình hình khai thác thủy điện ở vùng trung du miền
núi Bắc Bộ. Vì sao nói việc phát huy các thế mạnh của vùng có ý nghĩa kinh
tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
Câu III: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản nước ta năm 2000 và 2007 ( Đơn vị: nghìn tấn)
Năm

2000

2007

Tổng sản lượng

2250,5

4197,8



Khai thác

1660,9

2074,5

Nuôi trồng

589,6

2123,3

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng của
ngành thủy sản nước ta năm 2000 và 2007.
2. Rút ra các nhận xét và giải thích .
Câu IV: (2 điểm)
Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta. Phải
làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên biển nước ta?


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ TNTHPT VÀ XÉT VÀO ĐẠI HỌC NĂM 2015
Câu
I.1

I.2

II.1


Nội dung

Điểm

Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự
nhiên Việt Nam là do vị trí địa lí và lãnh thổ quy định
- Vị trí nội chí tuyến: quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu,
các thành phần và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, vừa tiếp giáp
lục địa Á Âu vừa giáp biển Đông – quy định tính chất bán đảo
của thiên nhiên Việt Nam.
- Giáp biển đông – quy định thiên nhiên Việt Nam mang tính
chất ẩm.
- Nằm ở trung tâm của khu vực Châu Á gió mùa, sự hoạt động
của chế độ gió mùa, giao tranh với Tín phong của vùng nội chí
tuyến đã quy định nhịp điệu mùa của khí hậu, các thành phần
khác và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.

1,0đ

Cho biết các hướng giải quyết vấn đề việc làm cho người lao
động trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền
thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…) chú ý thích
đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.
- Tăng cường liên kết hợp tác để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các

ngành, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự
tạo được những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản
xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

1,0đ

a. Sự phân hoá
* Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực :
- ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung
công nghiệp vào loại cao nhất cả nước : Từ Hà Nội các

1,0đ

0,25

0,25

0,25

0,25

0,125
0,125
0,25

0,125

0,25


0,125

0,25


hoạt động CN toả ra theo các hướng với chuyên môn hoá
khác nhau.
+ HN - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: Khai thác
than, cơ khí
+ HN – Đáp Cầu - Bắc Giang: Phân hoá học, vật liệu xây
dựng
+ HN – Đông Anh – Thái Nguyên: Luyện Kkim, cơ khí
+ HN - Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ: Hoá chất, giấy
+ HN – Hà Đông – Hoà Bình: Thuỷ điện
+ HN – Nam Định - Ninh Bình – Thanh Hoá: Dệt, điện,
vật liệu xây dựng (sai 2 hướng chỉ cho tối đa 0,125đ)
- Đông Nam Bộ và ĐBSCL hình thành một dải phân bố
công nghiệp nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là TP.
HCM – Biên Hoà – Vũng Tàu- Thủ Dầu Một
- Khu vực duyên hải Miền Trung có các trung tâm công
nghiệp quy mô vừa và nhỏ như Thanh Hóa, Đà Nẵng,
Nha Trang.
* Các khu vực khác đặc biệt là ở trung du miền núi có mức độ
tập trung công nghiệp thấp hơn như Tây Bắc, Tây Nguyên.
b. Giải thích
- Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp là do kết quả tác động
của hàng loạt các nhân tố: Vị trí địa lí, tài nguyên thiên
nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật,
lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Những vùng tập trung công nghiệp là những vùng hội tụ

các yếu tố trên; Nơi có mức độ tập trung công nghiệp
thấp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt
là kết cấu hạ tầng GTVT chưa phát triển.
II.2

Trình bày thế mạnh và tình hình khai thác thủy điện ở
vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
- Tiềm năng thủy điện sông suối trong vùng khá lớn.
- Hệ thống sông Hồng 11 triệu kW, riêng sông Đà hơn 6
triệu kW
- Các nhà máy đã và đang hình thành: Thác Bà (110MW),

0,25

0,25

0,125

0,125

0,5đ
0,25

0,25

0,75đ
0,25
0,25

0,25



Hòa Bình (1920MW), Tuyên Quang (342MW), Sơn La
(2400MW) và nhiều cơ sở thủy điện nhỏ đang được xây
dựng.
Vì sao nói việc phát huy các thế mạnh của vùng có ý nghĩa
kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
- Về kinh tế: góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các
nguồn TNTN, cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông
sản cho cả nước và xuất khẩu.
- Về xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự cách
biệt giữa đồng bằng và miền núi. Góp phần giao lưu, trao đổi
với các nước Trung Quốc, Lào
- Về chính trị: Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đoàn
kết giữa các dân tộc. Đây còn là việc thể hiện đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn”. Góp phần giữ vững an ninh vùng biên giới.
III.

1/ Vẽ biểu đồ:
a) Xử lí số liệu:
+ Tính bán kính đường tròn : r2000 = 1; r2007 =1,37(hoặc 1,4)
đơn vị bán kính
+ Tính cơ cấu:

0,75đ
0,25

0,25

0,25


2,0đ
0,5đ
0,25

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC TA (%)

Năm

2000

2007

Khai thác

73,8

49,4

Nuôi trồng

26,2

50,6

b) Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ tròn với r2000 =1 và r2005= 1,37 hoặc
(1,4) đơn vị bán kính. Vẽ chính xác các tỷ lệ, ký hiệu và chú
giải, ghi số liệu % vào biểu đồ, có tên biểu đồ.
2/ Nhận xét và giải thích:
a) Nhận xét: Giai đoạn 2000-2007

- Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng 1947,3 nghìn tấn
(1,9 lần). Thủy sản khai thác tăng 1,25 lần. Thủy sản
nuôi trồng tăng 3,6 lần.
- Tỉ trọng khai thác thủy sản giảm, nuôi trồng tăng
b) Giải thích:

0,25

1,5đ

1,0đ
0,25

0,25


- Thuận lợi về tự nhiên: vùng biển rộng, trữ lượng hải sản
lớn, nhiều ngư trường, diện tích mặt nước lớn…
- Điều kiện kinh tế-xã hội: lao động, CSVC,chính sách, thị
trường …
IV
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta:
(2,0đ)
- Khoáng sản:
+ Dầu khí: có trữ lượng và giá trị nhất. Hai bể dầu lớn nhất
là Cửu Long và Nam Côn Sơn, các bể Thổ Chu-Mã Lai và
Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.
+ Ti tan ven biển có trữ lượng lớn.
+ Muối biển có thể làm được ở vùng ven biển, nhất là ven
biển Nam Trung Bộ.

- Hải sản:
+ Giàu thành phần, khả năng sinh trưởng cao (trên 2000 loài
cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài
sinh vật phù du, sinh vật đáy.
+ Các rạn san hô và các loài sinh vật khác cũng là nguồn tài
nguyên quý
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên biển:
- Bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước ta
- Bảo vệ môi trường biển
- Cấm dùng chất nổ đánh bắt hải sản
- Quy hoạch, quy định khu vực, thời vụ khai thác……
(HS có thể trả lời những ý khác, nếu đúng vẫn cho điểm,
không vượt quá 0,75đ)
Điểm toàn bài = điểm các câu I+II+III+IV, làm tròn đến 2
chữ số thập phân (ví dụ: 5,25)
Đáp án và hướng dẫn chấm gồm có 4 trang

0,25
0,25

0,75đ
0,25

0,25
0,25

0,5đ
0,25

0,25


0,75đ


TRƯỜNG THPT TÂY NINH
ĐỀ THI THỬ THPT VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC NĂM 2016
Môn: ĐỊA LÝ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút
(ĐỀ SỐ 4)
Câu I (2 điểm)
1. Vấn đề chủ yếu trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Tại sao?
2. Trình bày những thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở
nước ta và giải thích.
Câu II (3 điểm)
1. Chứng minh nước ta đang phát huy ngày càng có hiệu quả nền nông
nghiệp nhiệt đới.
2. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên một số ngành công
nghiệp trọng điểm ở nước ta.
Câu III (2 điểm)
Trình bày những thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế ở Tây
Nguyên. Nêu sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công
nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Câu IV (3 điểm)
Cho bảng số liệu
Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1990 1994 1998 2000 2005
Giá trị xuất khẩu
2,4

4,1
8,1 14,5 32,4
Giá trị nhập khẩu 2,8
5,8 11,6 15,6 36,8
a/ Tính tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai
đoạn 1990 - 2005
b/ Qua bảng số liệu và tốc độ tăng trưởng đã được tính, vẽ biểu đồ thích hợp
nhất thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
c/ Rút ra nhận xét và giải thích


TRƯỜNG THPT TÂY NINH
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
(ĐỀ SỐ 4)
Câu
Nội dung
I
1. Vấn đề chủ yếu trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta
(2,0đ) là gì? Tại sao
a/ Vấn đề chủ yếu trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta và
nguyên nhân
- Hai vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường:
+ Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường
- Nguyên nhân vì:
+ Nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa nên tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng,
tình trạng mất cân bằng sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi do
tình trạng mất rừng
+ Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình

trạng ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hậu quả: khí hậu biến
đổi theo chiều hướng xấu, thiên tai (bão, lũ lụt...) ngày càng
tăng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống người dân và
tốc độ phát triển kinh tế
2. Những thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
ở nước ta và giải thích.
- Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
+ Giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư
nghiệp. Tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và
xây dựng vả khu vực dịch vụ
+ Sự chuyển dịch trên tuy tích cực nhưng còn chậm
* Giải thích
Có sự chuyển dịch trên là do nước ta đang thực hiện quá
trình công nghiệp hóa, nhưng còn chậm vì quá trình công
nghiệp hóa còn chậm
II
1. Chứng minh nước ta đang phát huy ngày càng có hiệu
(3,0đ) quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây, vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với
các vùng sinh thái
Ví dụ: Tây Nguyên: cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, bò thịt, bò
sữa. Đông Nam Bộ: cao su, cà phê, điều, mía, đậu tương, bò

Điểm
1,0

0.25
0,25
0,25


0,25

1,0

0,25
0,25
0,5
2,0
0,25
0.25


sữa, gia cầm, nuôi trồng thủy sản
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng
Ở Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ mở
rộng diện tích lúa hè thu, giảm diện tích lúa mùa
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt
động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản
nông sản
Nhờ đó, việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa
các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam ngày càng mở rộng
và có hiệu quả
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê,
caosu…)
Giá trị xuất khẩu không ngừng tăng, nước ta trở thành nước
xuất khẩu lớn trên thế giới về: gạo, cà phê, cao su…
2. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể các
ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta
- Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành:
+ Có thế mạnh lâu dài

+ Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội
+ Tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
- Những ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là: công
nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực
phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp hóa chất – phân
bón – cao su, công nghiệp cơ khí – điện tử …
III Những thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển kinh
(2,0đ) tế ở Tây Nguyên. Nêu sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên
để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ
- Những thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế
ở Tây Nguyên
+ Điều kiện tự nhiên tạo thế mạnh phát triền nông nghiệp
nhất là trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc (diễn giải:
đất đai, khí hậu …)
+ Tài nguyên rừng giàu có thuận lợi phát triển lâm nghiệp
(diễn giải)
+ Điều kiện tự nhiên tạo thế mạnh phát triền công nghiệp:
thủy điện, chế biến lâm sản… (diễn giải)
- Sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công
nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
+ Địa hình, đất đai: Đông Nam Bộ thuận lợi cho việc phát

0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
0,25
1,0

0,25
0,25
0,25
0,25

2,0

0,5
0.5
0,5

0,25


triển nhiều chuyên canh quy mô lớn hơn (diễn giải)
+ Khí hậu: Tây Nguyên có thế mạnh vừa sản xuất các sản
phẩm cây công nghiệp mang tính nhiệt đới, vừa sản xuất các
cây công nghiệp cận nhiệt, ôn đới. Đông Nam Bộ chỉ có thế
mạnh về cây công nghiệp nhiệt đới
IV
a/ Tính tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị xuất, nhập khẩu
(3,0đ) của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
(Đơn vị: %)
Năm
1990 1994 1998 2000 2005
Tổng giá trị xuất, 100
190
379
579
1331

nhập khẩu
b/ Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng và đường thể hiện tình hình
xuất, nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005
- Biểu đồ cột chồng thể giá trị xuất, nhập khẩu
- Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng
- Vẽ chính xác, bảo đảm khoảng cách các năm
- Có chú giải và ghi tên biểu đồ
c/ Nhận xét và giải thích
- Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng liên tục và tăng nhanh
(dẫn chứng)
- Giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu cũng tăng liên tục và
tăng nhanh (dẫn chứng)
- Nguyên nhân do: Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày
càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, Việt Nam đã trở
thành thành viên của WTO và hiện có quan hệ với nhiều
nước trên thế giới.

------------HẾT -----------

0,25

0,25
2,0

0.25
0,25
0,25


TRƯỜNG THPT


ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA NĂM 2016

CHUYÊN LAM SƠN

MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Ngày thi: 24/01/2016
(Đề thi có 01 trang, gồm 4 câu)

Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam. Nêu hệ quả hoạt động của gió
mùa đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực nước ta.
2. Chứng minh rằng Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. Đặc điểm
đó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước?
Câu II (2,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, em hãy:
1. Kể tên các cánh cung núi lớn ở vùng núi Đông Bắc nước ta theo hướng từ đông sang
tây.
2. Cho biết những đô thị nào ở nước ta có quy mô dân số trên 1000000 người; từ 500001
– 1000000 người?
Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
GDP (theo giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế nước ta (đơn vị: tỉ đồng)
Năm

2000

2010


Kinh tế Nhà nước

170 141

668 300

Kinh tế ngoài Nhà nước

212 879

941 814

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

58 626

370 800

Tổng số

441 645

1 980 914

Thành phần

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, Nhà xuất bản Thống kê 2011)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh
tế nước ta năm 2000 và 2010.

2. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta
trong giai đoạn trên. Giải thích tại sao thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới?


Câu IV (3,0 điểm)
1. Nêu sự khác biệt của nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá. Tại sao
nước ta vẫn song song tồn tại hai nền nông nghiệp này?
2. Phân tích tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao Đông
Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước?
……………Hết……………
Họ và tên:…………………………………Số báo danh………………………..
Thí sinh được sử dụng Atlát địa lý Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo Dục từ năm 2009
đến nay.


Trường THPT Chuyên Lam Sơn

Đáp án

HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN ĐỊA LÍ

( có 05 trang, gồm 4 câu)

Câu
I
(2,0)


Ý Nội dung
1 Hoạt động của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam. Hệ quả hoạt động của gió
mùa đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực nước ta
* Hoạt động của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam
Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây
nam thổi vào nước ta.
- Đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực
tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt
qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn
xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần phía nam của khu vực
Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi
là gió Tây hoặc gió Lào).
- Giữa và cuối mùa hạ:
+ Gió mùa Tây Nam (xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt
động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng
ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ
và Tây Nguyên.
+ Hoạt động của gió Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân
chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào
tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo
hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở
miền Bắc nước ta.
* Hệ quả hoạt động của gió mùa đối với sự phân chia mùa khác nhau
giữa các khu vực nước ta
Do tác động của gió mùa, trong chế độ khí hậu, miền Bắc có sự phân chia
thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam
có hai mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng
ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
2 Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. Ảnh hưởng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

* Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
- Đông dân:
+ Số dân nước ta đông (dẫn chứng)
+ Thứ bậc trong khu vực và trên thế giới (d/c)
- Nhiều thành phần dân tộc
+ Số lượng dân tộc nước ta (d/c)
+ Cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài (d/c)

Điểm
1,0
0,75
0,25

0,25

0,25

0,25

1,0
0,5
0,25
0,25

* Ảnh hưởng của đặc điểm dân số này đối với sự phát triển kinh tế - xã 0,5
hội
- Đông dân:
0,25
+ Thuận lợi: Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Với



II
(2,0)

1

2

III
(3,0)

1

số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng
lớn.
+ Khó khăn: Trong điều kiện của nước ta hiện nay, số dân đông lại là một
trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân, tác động xấu đến việc khai thác tài nguyên và bảo vệ
môi trường,…
-Nhiều thành phần dân tộc:
+ Thuận lợi: Các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy truyền thống sản xuất,
văn hoá, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây
dựng đất nước, tạo nên nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc, giàu kinh
nghiệm sản xuất; tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về
Tổ quốc, đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước.
+ Khó khăn: Sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn có sự chênh
lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp; trình
độ dân trí thấp, có tín ngưỡng riêng nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, chia rẽ khối
đại đoàn kết, ảnh hưởng đến chủ quyền an ninh quốc gia,…
Các cánh cung núi lớn ở vùng núi Đông Bắc

- Kể đúng tên 4 cánh cung núi lớn
- Chính xác hướng từ đông sang tây: Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn,
Sông Gâm.
Các đô thị ở nước ta có quy mô dân số trên 1000000 người và từ
500001 đến 1000000 người
- Trên 1000000 người: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
- Từ 500001 đến 1000000 người: Đà Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ.
Vẽ biểu đồ
* Xử lí số liệu:
- Tính tỉ lệ bán kính:
Coi bán kính biểu đồ năm 2000 (R2000) là 1 (đơn vị bán kính)
Tính bán kính biểu đồ năm 2010 theo bán kính biểu đồ năm 2000, ta có
bán kính biểu đồ năm 2010 (R2010) = 2,1R2000 = 2,1 (đơn vị bán kính).
- Tính cơ cấu:

0,25

1,0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
2,0
0,5
0,25

0,25

Cơ cấu GDP (theo giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế nước ta

(đơn vị: %)
Năm

2000

2010

Kinh tế Nhà nước

38,5

33,7

Kinh tế ngoài Nhà nước

48,2

47,5

Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài

13,3

18,8

Tổng số

100,0


100,0

Thành phần

* Vẽ biểu đồ:
Yêu cầu:

1,5


2

IV
(3,0)

1

- Vẽ hai biểu đồ tròn, chính xác tỉ lệ bán kính.
- Có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, chính xác về tỉ lệ, ghi số liệu trên biểu
đồ.
Nhận xét và giải thích
*Nhận xét:
- Về cơ cấu: thành phần kinh tế ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng GDP
cao nhất (d/c); tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước (d/c); chiếm tỉ
trọng thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (d/c).
- Sự chuyển dịch cơ cấu:
Trong giai đoạn 2000 - 2010, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế
có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng của thành phần KT Nhà
nước và thành phần KT ngoài Nhà nước, tăng nhanh tỉ trọng thành phần
KT có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể:

+ Kinh tế Nhà nước (d/c)
+ Kinh tế ngoài Nhà nước (d/c)
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (d/c)
- Đánh giá: Sự chuyển dịch như trên là tích cực, phù hợp với định hướng
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong giai đoạn hiện nay.
*Giải thích:
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay vì: giúp giải
quyết được những khó khăn thực tại của nền kinh tế về vốn, kĩ thuật, giúp
tăng cường chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy
mạnh quá trình hội nhập quốc tế,… tạo động lực để phát triển kinh tế đất
nước.

1,0
0,75
0,25
0,25

0,25
0,25

Sự khác biệt của nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.
1,5
Tại sao nước ta vẫn tồn tại song song hai nền nông nghiệp này?
* Sự khác
hoá
Tiêu chí
Quy mô
và hình
thức sản

xuất

biệt của nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng 1,0
Nông nghiệp cổ truyền
Sản xuất quy mô nhỏ, công
cụ thủ công, sử dụng nhiều
lao động.

Nông nghiệp hàng hoá
Sản xuất quy mô lớn, sử
dụng nhiều máy móc, vật tư,
gắn liền với thâm canh,
công nghiệp chế biến và
dịch vụ nông nghiệp.
Năng
Năng suất lao động thấp.
Năng suất cao, sản lượng
suất
lớn.
Mục
Sản xuất nhiều loại sản SX theo hướng chuyên môn
đích
phẩm để đáp ứng nhu cầu hoá, tạo ra nhiều lợi nhuận,
tiêu dùng tại chỗ (SX mang đẩy mạnh xuất khẩu.
tính tự cung, tự cấp).
Phân bố Phổ biến ở nhiều vùng lãnh Phát triển ở những vùng có
thổ nước ta, đặc biệt những truyền thống sản xuất hàng
nơi xa thị trường tiêu thụ, hoá, các vùng gần trục giao
giao thông khó khăn.
thông và các thành phố lớn.

*Nước ta vẫn song song tồn tại hai nền sản xuất này vì:
- Nền nông nghiệp nước ta xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu

0,25

0,25
0,25

0,25

0,5
0,25


mang tính chất tự cấp tự túc, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; hiện
nay đại bộ phận lao động nước ta vẫn sống ở nông thôn, điều kiện sản
xuất còn khó khăn, trình độ sản xuất chưa cao, do đó vẫn phổ biến nền
nông nghiệp cổ truyền.
0,25
- Hiện nay, nền nông nghiệp hàng hoá có điều kiện phát triển mạnh nhờ
những chính sách đổi mới của Nhà nước nhằm khai thác có hiệu quả các
nguồn lực trong nước và ngoài nước (về tự nhiên, nguồn lao động, thị
trường tiêu thụ, vốn đầu tư…) và phù hợp với quá trình hội nhập khu vực
và quốc tế.
2

Phân tích tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
1,5
Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn nhất cả nước?

* Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta:
- Tình hình chung:
+ Chủ yếu là cây CN nhiệt đới, ngoài ra có một số cây có nguồn gốc cận
nhiệt.
+ Tổng diện tích gieo trồng liên tục tăng (d/c), sản lượng và giá trị sản
xuất tăng, trong đó ưu thế thuộc về cây CN lâu năm (d/c).
-Cây CN lâu năm:
+ Chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè,... Một số sản phẩm
của cây CN lâu năm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực (d/c).
+ Sự phân bố một số loại cây CN lâu năm chủ yếu:
 Cà phê: trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn
trồng ở Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; cà phê chè mới được
trồng nhiều ở Tây Bắc.
 Cao su: được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu
trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra được trồng ở Tây
Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
 Hồ tiêu: được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
 Điều: được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
 Dừa: được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 Chè: được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây
Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).
- Cây CN hàng năm:
+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá,...
+ Sự phân bố một số loại cây CN hàng năm chủ yếu:
 Mía: phát triển các vùng chuyên canh ở Đồng bằng sông Cửu
Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
 Lạc: được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh,
đất xám bạc màu ở Đắk Lắk.
 Đậu tương: được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ, gần

đây phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Đồng Tháp.
 Đay: vùng trồng truyền thống là Đồng bằng sông Hồng.
 Cói: vùng trồng lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hoá.
*Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất
trong cả nước vì:
Vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội phục

1,0
0,25

0,5

0,25

0,5


vụ cho phát triển cây CN trên quy mô lớn.
- Tự nhiên:
0,25
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan màu mỡ, đất xám phù sa
cổ thoát nước tốt,… thích hợp cho việc phát triển sản xuất cây công
nghiệp quy mô lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo phù hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới,
nhiều nắng thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm; nguồn nước
phong phú thuận lợi cho tưới tiêu ở các vùng chuyên canh cây công
nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
0,25
+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao trong

trồng và chế biến cây CN, năng động trong cơ chế thị trường,…là động
lực để đẩy mạnh sản xuất cây CN theo hướng hàng hoá.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật khá hoàn thiện, đặc biệt là các cơ sở CN chế
biến, hệ thống thuỷ lợi (công trình thuỷ lợi Phước Hoà, hồ Dầu Tiếng,
các trạm bơm, kênh mương,…), dich vụ cung ứng giống, vật tư, phân bón
cho phát triển cây CN; cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước, có thị trường tiêu
thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước về các sản phẩm cây CN; đường lối
ưu tiên phát triển cây CN, nhiều chính sách khuyến khích phát triển cây
CN, được đầu tư vốn, kĩ thuật cho trồng và chế biến cây CN,…
+ Điều kiện khác…
Điểm toàn bài: Câu I + II + III + IV
10
Lưu ý:Thí sinh có cách trả lời khác, nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa.


SỞ GD - ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 4

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

NĂM HỌC: 2016
Môn: Địa lí

Câu I (2,0 điểm)
1. Nêu đặc điểm khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc và tác động của nó đến thiên nhiên phần lãnh
thổ phía Bắc.

2. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1999 – 2014
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi
1999
2009
2014
0 - 14
33,6
25,0
23,5
15 - 59
58,3
66,0
66,0
60 trở lên
8,1
9,0
10,5
Tổng
100,0
100,0
100,0
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của dân số nước ta từ năm 1999 đến năm 2014.
- Phân tích những thuận lợi của cơ cấu dân số vàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở nước ta
hiện nay?
Câu II (3,0 điểm)
1. Chứng minh rằng cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Trình bày thế mạnh tự nhiên phát triển giao thông vận tải vùng biển của nước ta. Tại sao
phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển và thềm lục địa?
Câu III (2,0 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam hãy nhận xét tình hình phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản
nước ta trong những năm gần đây.

Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2013.

Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)

2000
7 666
42,4

2004
7 445
48,6

2008
7 422
52,3

2013
7 903
55,7


(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
1. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diện tích gieo trồng và năng suất lúa của nước ta
giai đoạn 2000 – 2013.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về diện tích gieo trồng lúa và năng suất lúa của nước ta giai
đoạn trên.
--------------Hết------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
trong khi làm bài.


SỞ GD - ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 4

HDC gồm 03 trang

NĂM HỌC: 2016
Môn: Địa lí

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Nội dung

Điểm

Câu

Ý

I


1

Nêu đặc điểm khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc và tác động của nó đến thiên 1,00
nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
* Đặc điểm khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc
0,50
- Khí hậu ở đây đặc trưng cho vùng KHNĐÂGM có mùa đông lạnh. Cụ thể:
+ Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nền nhiệt độ cao (nhiệt độ TB năm từ 20
- 250c).
+ Trong năm có 1 mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng, nhiệt độ TB < 180c
+ Biên độ nhiệt TB năm cao (10-120c)
* Tác động của khí hậu đến thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
0,50
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có các
cây cận nhiệt đới (như dẻ, re) và các cây ôn đới (như sa mu, pơ mu), các loài thú
lông dày như: gấu, chồn
+ Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa: (mùa đông trời nhiều mây, tiết
trời lạnh, mưa ít, nhiều loài cây rụng lá; mùa hạ thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, cây
cối xanh tốt)

2

* Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của dân số nước ta từ năm
1999 đến năm 2014

0,50

- Trong giai đoạn 1999 – 2014, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta có sự

thay đổi nhanh chóng: (Diễn giải kèm dẫn chứng số liệu)

0,25

- Cơ cấu dân số theo tuổi nước ta đang ở thời kì kết thúc giai đoạn dân số trẻ, bước
vào giai đoạn dân số già, đồng thời bước vào “cơ cấu dân số vàng”
* Phân tích những thuận lợi của “cơ cấu dân số vàng” đối với phát triển kinh
tế xã hội ở nước ta hiện nay

0,25
0,50

- Lực lượng lao động dồi dào, trẻ (số người lao động nhiều gấp đôi số người phụ
thuộc) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thuận lợi tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh
hoạt trong chuyển đổi nghề.
- Dân số nhóm tuổi 0 – 14 giảm nhanh tạo điều kiện tốt hơn cho việc nâng cao chất
lượng giáo dục phổ thông, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng khám chữa bệnh,
giảm bớt chi phí về y tế và an sinh xã hội.
II

1

Chứng minh rằng cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1,50

- Trên phạm vi cả nước đã nổi lên những vùng kinh tế phát triển năng động cùng 0,50
với các trung tâm kinh tế lớn ở mỗi vùng có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ
cấu lãnh thổ kinh tế của đất nước (D/c: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và

Đồng bằng sông Cửu Long)
- Trên phạm vi cả nước đã hình thành và phát triển 4 vùng kinh tế trọng điểm có 0,50
tầm quan trọng chiến lược nhằm đạt hiệu quả cao về KTXH, đó là: VKTTĐ Phía
Bắc; VKTTĐ phía Nam, VKTTĐ miền Trung; VKTTĐ đồng bằng sông Cửu Long
- Trong nông nghiệp: đã hình thành các vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp sx 0,25
1


hàng hóa (D/c)
- Trong công nghiệp: đã hình thành và phát triển nhiều trung tâm CN, khu CN tập
0,25
trung, KCX, khu công nghệ cao (D/c)
(*Lưu ý: Nếu thí sinh không dẫn chứng được - không cho điểm)
2

Trình bày thế mạnh tự nhiên phát triển giao thông vận tải vùng biển của nước
ta. Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn
đề biển và thềm lục địa?
* Thế mạnh tự nhiên phát triển giao thông vận tải vùng biển của nước ta:
- Vùng biển nước ta nằm trên đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương
với Ấn Độ Dương.
- Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu
(khu vực Móng Cái đến Hải Phòng, từ Quy Nhơn đến Nha Trang).
- Có nhiều sông lớn thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi hoạt động giao thông quanh năm.

1,50

0,25
0,25

0,25
0,25

* Phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề
biển và thềm lục địa:

III

1

- Biển Đông là biển chung giữa VN và nhiều nước → cần tăng cường đối thoại,
hợp tác giữa VN và các nước, nhằm tạo sự ổn định và bảo vệ lợi ích chính đáng
của nước ta, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Nước ta có nhiều lợi ích trên biển Đông. Vì vậy, mỗi công dân có bổn phận bảo
vệ vùng biển và hải đảo của đất nước cho hôm nay và mai sau.

0,25

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam hãy nhận xét tình hình phát triển và phân bố
của ngành thuỷ sản nước ta trong những năm gần đây
a/ Tình hình phát triển:
* Ngành thủy sản nước ta ngày càng phát triển.
- Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản trong khu vực I năm
2007 so với năm 2000 tăng nhanh (D/c số liệu từ biểu đồ tròn - Atlát T.18)
- Sản lượng thủy sản ngày càng tăng: (Dựa vào biểu đồ sản lượng thủy sản
của cả nước qua các năm (Atlát T. 20)
+ Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh. (D/c)
+ Tăng cả sản lượng thủy sản đánh bắt và thủy sản nuôi trồng. (D/c)
+ Tốc độ tăng trưởng: Thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng cao hơn
sản lượng thủy sản đánh bắt. (D/c)

- Về cơ cấu
+ Trước „2005: tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác chiếm cao, trên 50%
+ Sau „2005: tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng chiếm cao, trên 50%
+ Xu hướng chuyển dịch: Giảm tỉ trọng sản lượng khai thác, tăng sản lượng
thủy sản nuôi trồng. (D/c)
b/ Tình hình phân bố:
- Ngành thủy sản có sự phân bố không đồng đều giữa các khu vực, các vùng
và các tỉnh.
- Thủy sản khai thác phân bố chủ yếu ở các vùng Duyên hải của cả nước và ở
ĐBSCL. (D/c các tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn ở ĐBSCL)

2,00

0,25

0,25

0,50

0,25

0,25
0,25

- Thủy sản nuôi trồng tập trung ở các tỉnh thuộc ĐBSCL. (D/c các tỉnh có sản 0,25
lượng thủy sản nuôi trồng lớn)
- Nhìn chung ngành thủy sản phát triển mạnh và phân bố ở 4 vùng (Nêu tên) 0,25
2



IV

1

Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diện tích gieo trồng và năng 1,50
suất lúa của nước ta giai đoạn 2000 – 2013.
- Yêu cầu: + Vẽ chính xác dạng biểu đồ theo yêu cầu của đề bài.
+ Đúng tỉ lệ, có chú thích ở đầu các mũi tên
+ Có tên biểu đồ, khoảng cách năm hợp lí.
(Vẽ sai dạng không cho điểm. Thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm.)

2

Nhận xét và giải thích sự thay đổi về diện tích gieo trồng lúa và năng 1,50
suất lúa của nước ta giai đoạn trên
- Nhận xét:
0,75
+ Diện tích gieo trồng lúa có sự biến động:
./ Thời kì 2000 – 2008: giảm liên tục (Dẫn chứng)
./ Thời kì 2008 – 2013: lại tăng (Dẫn chứng)
+ Năng suất lúa liên tục tăng (Dẫn chứng)
- Giải thích:
0,75
+ Diện tích lúa giảm do: chuyển đổi mục địch sử dụng đất (từ đất NN sang đất
chuyên dùng và đất thổ cư); hoặc do chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển từ trồng
lúa sang trồng các loại cây khác)
+ Diện tích lúa tăng do: mở rộng khai hoang, đẩy mạnh tăng vụ, thâm canh (đặc
biệt ở đồng bằng Sông Cửu Long)
+ Năng suất lúa tăng do: tăng cường áp dụng các tiến bộ KHKT, đẩy mạnh thâm
canh, chuyên môn hóa làm cho sản lượng tăng cao.

- HẾT -

3



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CÀ MAU

Câu
I
(2,0
điểm)

Ý
1

2

II
(3.0
điểm)

1

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: ĐỊA LÍ

Nội dung

Trình bày đặc điểm khí hậu của đai ôn đới gió mùa trên núi. Tại sao ở
nước ta, đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc?
a) Trình bày đặc điểm khí hậu của đai ôn đới gió mùa trên núi.
- Giới hạn: từ 2600m trở lên.
- Khí hậu có tính chất ôn đới. Nhiệt độ trung bình dưới 150C, mùa đông
dưới 50C.
b) Tại sao ở nước ta, đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc?
Ở nước ta, đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc vì:
- Miền Bắc nước ta có nhiều núi cao trên 2600m (Phanxiphăng 3143m,
Pu Ta Leng 3069m, Pu Luông 2895m, Sà Phình 2874m, ...) nên có đai
ôn đới gió mùa trên núi.
- Miền Nam không có ngọn núi nào cao trên 2600m (đỉnh núi cao nhất
là Ngọc Linh chỉ có độ cao 2598m), nên không có đai này.
Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang
có xu hướng chuyển dịch như thế nào? Việc mở rộng, đa dạng hoá
các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải
quyết việc làm ở nước ta?
a) Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang
có xu hướng chuyển dịch như thế nào?
- Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và
đang có xu hướng giảm. Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp –
xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỉ trọng thấp nhưng đang có xu hướng
tăng.
- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nhưng còn chậm.
b) Việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế
nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?
Tạo điều kiện cho người lao động tự tạo ra hay tìm kiếm việc làm. Bởi
vì khi đa dạng hoá các loại hình đào tạo sẽ tạo điều kiện nâng cao trình
độ, tay nghề, đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề cho nguồn lao động, tạo

điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong tiến trình
đa dạng hoá, hiện đại hoá.
Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả
nền nông nghiệp nhiệt đới. Nhân tố nào quy định đặc điểm nhiệt đới
của nền nông nghiệp nước ta?
a) Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền
nông nghiệp nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh
thái nông nghiệp.
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với các giống ngắn ngày

Điểm
1.00
0.50
0.25
0.25
0.50
0.25

0.25
1.00

0.50

0.25

0.25

0.50


1.50

1.00
0.25
0.25
1


2

III
(2.0
điểm)

1

2

chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lụt hay hạn hán.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải,
áp dụng rộng rãi công nghệ chế biến và bảo quả nông sản.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, ...).
b) Nhân tố nào quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước
ta?
Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã quy định đến tính chất nhiệt
đới của nền nông nghiệp nước ta. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của
khí hậu với lượng nhiệt, ẩm cao quanh năm, sự phân mùa của khí hậu,
sự phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc - Nam và theo độ cao của địa hình có
ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm của ngành
nông nghiệp, và ảnh hưởng đến năng suất sinh học của cây trồng và vật

nuôi.
Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng
bằng sông Hồng? Nêu những định hướng chính trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo ngành trong tương lai?
a) Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng
bằng sông Hồng?
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều thế mạnh, có vai trò quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Đáp ứng nhu
cầu sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa tương xứng
với tiềm năng của vùng, chuyển dịch cơ cấu theo ngành góp phần phát
huy hết thế mạnh của vùng.
- Cần có sự chuyển dịch để đẩy nhanh qúa trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa kinh tế - xã hội vùng và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí.
b) Nêu những định hướng chính trong tương lai ở Đồng bằng sông
Hồng
- Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. Phát triển và
hiện đại hóa công nghiệp chế biến.
- Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành
chăn nuôi, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp,
cây thực phẩm và cây ăn quả.
- Đối với khu vực II, hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. Đối
với khu vực III, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch và một số dịch vụ
khác như tài chính, ngân hàng, GD-ĐT, ....
Kể tên các trung tâm công nghiệp ở nước ta có ngành công nghiệp
điện tử.
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Thủ
Dầu Một, Biên Hòa.
Xác định vùng có tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp cả nước. Giải thích nguyên nhân.

a) Xác định vùng có tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp nước ta.
Vùng có tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nước ta

0.25
0.25
0.50

1.50

0.75
0.25

0.25

0.25
0.75
0.25
0.25

0.25

0.50

1.50
0.50

2



IV
(3.0
điểm)

1

2

là Đông Nam Bộ.
b) Giải thích nguyên nhân.
- Vị trí địa lí thuận lợi: giáp Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên,
Duyên Hải Nam Trung Bộ, giáp Campuchia và Biển Đông tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao lưu với các nước và các vùng trong nước.
- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: dầu mỏ, khí đốt, nguồn
nguyên liệu nông, lâm, ngư cho công nghiệp chế biến.
- Có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động có kĩ thuật đông đảo,
thị trường lớn.
- Các nguyên nhân khác như: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật vào
loại tốt nhất cả nước. Có chính sách thích hợp để phát triển công nghiệp
và thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất so với các vùng khác. Có
trình độ phát triển cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Có nền
kinh tế thị trường sớm phát triển.
Vẽ biểu đồ
a) Xử lí số liệu.
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO NGÀNH HOẠT
ĐỘNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 (%)
Năm
1990
1995
2003

2010
Sản lượng
Tổng số
100.0
100.0
100.0
100.0
- Đánh bắt
81.8
75.4
64.9
47.2
- Nuôi trồng
18.2
24.6
35.1
52.8
b) Vẽ biểu đồ.
Yêu cầu:
- Chính xác về số liệu.
- Có tên và chú giải.
- Bảo đảm khoảng cách năm.

Nhận xét và giải thích

1.00
0.25

0.25
0.25

0.25

2.00
0.50

1.50

1.00
3


a) Nhận xét.
- Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ
trọng thủy sản nuôi trồng, giảm tỉ trọng thủy đánh bắt.
- Hiện nay, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn thủy sản đánh
bắt.
b) Giải thích.
- Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng, giảm tỉ trọng thủy đánh
bắt do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng phục vụ thị
trường.
- Hiện nay, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn thủy sản đánh
bắt do tốc độ tăng nhanh hơn, trong khi đánh bắt gặp một số khó khăn
về phương tiện, nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm, ....
Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV = 10.0 điểm

0.50
0.25
0.25
0.50
0.25


0.25

4


×