Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp nhằm thu hút học sinh đọc sách báo tạp chí và tìm kiếm thông tin ở thư viện trường THPT tân lập đan phượng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.9 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÊN ĐỀ TÀI
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
ĐẠT CHUẨN VÀ TIẾN TIẾN”
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do khách quan
Thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng có vai trò vô cùng
quan trọng trong xã hội, là nơi lưu giữ và tuyên truyền chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học và
nếp sống văn minh... góp phần nâng cao chất lượng năng lực giảng dạy của giáo
viên, thúc đẩy nâng cao kết quả học tập của học sinh. Nói như vậy có nghĩa là
thư viện trường học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trung
của nhà trường là Dạy và Học.Cả hai hoạt động trên đều sử dụng công cụ là sách
và các nguồn tư liệu khác gọi chung là sách báo. Sách báo chỉ có thể được quản lí
tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư
viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu về sách báo cho
giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt
động thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của từng loại
trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới - con người toàn
diện theo mục tiêu của từng cấp học, bậc học. Với chức năng lưu trữ và luân
chuyển sách báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào
việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ
thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các trường học. Quyết định
61, quyết định 01 của BGD&ĐT, thông tư 30 TTLB, thông tư 05/VP. Pháp lệnh
thư viện... và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, chẳng những đánh
dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, mà còn là sự


khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
1


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

2. Lí do chủ quan
Trường THPT Minh Khai (nơi tôi đang công tác), thuộc tỉnh Hà Tây (cũ)
nay là Thành phố Hà Nội. Hiện tại trường có 112 cán bộ, giáo viên nhân viên.
Với 42 lớp học, 1736 em học sinh. Gần Ba mươi năm, cùng với sự trưởng thành
không ngừng và phát triển đến nay trường đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận. Cùng với những thành tích lớn lao của nhà trường, thư viện ngày càng
được củng cố và từng ngày càng được phát huy, góp phần tích cực trong sự
nghiệp trồng người.
Ngay từ những ngày đầu trường mới thành lập, thư viện gặp rất nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất, không có phòng đọc, phòng thư viện chỉ là một cái
kho chứa sách mà hầu hết lại là sách cũ, số lượng sách quá ít, cán bộ thư viện là
nhân viên kiêm nhiệm, không nghiệp vụ, thiếu tự tin trong công việc. Qua nhiều
năm phấn đấu liên tục, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, nhất là
Ban giám hiệu (BGH) đã đầu tư kinh phí cho thư viện, vì vậy thư viện từng
bước được đổi thay.
Giờ đây thư viện trường đã duy trì được một không gian gần bằng 50m

2

chia làm 2: phòng đọc của giáo viên và phòng đọc của học sinh. Tổng số sách
trong thư viện hơn 11 nghìn bản, với số đầu sách các loại tương đối phong phú,

ngoài ra còn có 10 loại báo và tạp chí. Hằng năm, tổng số vốn tài liệu được bổ
sung bằng nhiều nguồn quĩ khác nhau, làm cho kho sách ngày càng phát triển
phong phú về chủng loại và chất lượng. Hơn nữa, trong những năm qua việc
triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, cải tiến phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì vai trò của thư
viện trường học càng trở nên quan trọng hơn trong hoạt động dạy và học của
giáo viên và học sinh. Điều mà tôi luôn băn khoăn trăn trở là làm thế nào để Thư
viện trường THPT Minh Khai không những đã đạt CHUẨN mà còn phấn đấu
thư viện Tiến tiến đáp ứng thoả mãn nhu cầu về văn hoá đọc cho giáo viên và
học sinh trong trường. Đó cũng chính là lý do tôi chon đề tài: “Một số biện
pháp xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn và tiên tiến tiến”
2


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

III. MỤC ĐÍCH THỜI GIAN ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Mục đích của đề tài
Từ thực tế là thư viện có nhiều sách báo, phần đa là giáo viên và học sinh
yêu thích đọc sách bằng ấn phẩm hơn mạng Internet. Thư viện đã và đang duy trì
và phát huy được hiệu quả của hoạt động này. Mục tiêu nữa là thư viện nhà
trường đạt chuẩn tiến tới là thư viện tiên tiến. Với mục đích nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện. Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng
cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen
tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi
dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường.
Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng được phương pháp học tập và
phong cách làm việc khoa học, bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự

học, biết cách nghiên cứu sách báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, viết lưu
bút....
2. Phạm vi thời gian đối tượng thực hiện đề tài
Để thực hiện được đề tài này tôi đã áp dụng đề tài vào thực tế công tác thư viện
các năm 2012 - 2013, 2013 - 2014 cho các đối tượng bạn đọc là: Giáo viên, cán
bộ nhân viên và học sinh trong toàn trường.

3


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi:
Hiện tại thư viện trường THPT Minh Khai về cơ sở vật tương đối ổn định
có phòng đọc thoáng mát đầy đủ ánh sáng:
- Vốn tài liệu sách: có sách giáo khoa, sách giáo dục đạo đức, sách nghiệp
vụ cho giáo viên, sách tham khảo chung cho giáo viên và học sinh được xử lý
nghiệp vụ theo từng phân môn.( các môn học tự nhiên, xã hội, sách giáo dục kỹ
năng sống...).
- Báo, tạp chí, át lát: hơn 10 loại báo chí các loại, các báo của ngành, báo
giáo dục thời đại, Hoa học trò, báo phụ nữ... Các chuyên san và tạp chí, toán học
tuổi trẻ, văn học tuổi trẻ...”
- Tủ giá đựng sách báo, bàn ghế cho học sinh và giáo viên ngồi đọc. Người
phụ trách công tác thư viện có trình độ trung cấp, ham học hỏi, năng động sáng
tạo và cầu tiến, biết tư vấn cho lãnh đạo về công tác chuyên môn thư viện, tâm
huyết, hăng hái nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao.

- Có ban giám hiệu quan tâm, sát sao với công tác thư viện, có đội ngũ
giáo viên trẻ nhiệt tình, tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt ...
- Được sự quan tâm của cấp trên, các ban ngành và các đoàn thể. Thư viện
có được như ngày hôm nay là sự kết hợp của cả hội đồng giáo dục với thư viện,
đã đẩy mạnh các hoạt động thư viện bằng nhiều biện pháp.
2. Khó khăn
Kể từ ngày thành lập trường đến nay thư viện gặp không ít khó khăn về
vốn tài liệu cơ sở vật chất. Phòng đọc và kho sách chưa được khang trang thư
viện chỉ là một gian phòng học cấp 4 cải tạo lại. Đầu sách còn hạn hẹp các loại
báo tạp chí chưa thật phong phú… Bạn đọc đến thư viện đọc và mượn tài liệu chỉ
tập ở một số lớp, các em đến thư viện bằng một khoảng thời gian ít ỏi của mỗi
giờ ra chơi. Phần đa học sinh của trường là con em lao động nghèo vùng bán sơn
địa “ lo cái ăn trước lo cái học sau”.
3. Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài
4


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu, phỏng vấn trực tiếp bạn đọc khi
đến thư viện, phát phiếu khảo sát. Kết quả thu được như sau:
- Nhu cầu đọc, mượn chiếm 75 % không thích đọc chiếm 25 %
- Nhu cầu tìm kiếm thông tin 65%, 35 % không có nhu cầu tìm kiếm thông
tin
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp thứ nhất: “Bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà
nước”
* Căn cứ vào quyết định 61/1998, quyết định 01/2003 của BGD- ĐT ban

hành ngày 2 -1- 2003 và QĐ số 01/ 2004/ QĐ-BGD&ĐT ngày 29-1-2004 về sửa
đổi bổ sung Quyết định số 01/2003/ QĐ-BGD&ĐT. Ban hành quy định thư viện
chuẩn trường phổ thông, bao gồm có 5 tiêu chí:
- Tiêu chí thứ nhất về sách, báo, tạp chí bản đồ tranh ảnh, băng đĩa sách
giáo khoa... Có sách giáo khoa hiện hành, sách tham khảo, sách nghiệp vụ dùng
cho giáo viên, ngoài ra còn có thêm sách giáo dục đạo đức và pháp luật...
- Tiêu chí thứ hai về cơ sở vật chất: Phòng đọc đúng tiêu chuẩn của quyết
định 01 (thư viện đạt chuẩn tối thiểu là 50m2, tiên tiến là 70 m2, đảm bảo thoáng
mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng... có tủ giá chuyên dùng trong
thư viện để đựng sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa sách giáo
khoa. Có đầy đủ tiện nghi, ánh sáng cho phòng đọc và cán bộ thư viện làm việc.
Có tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc. Có máy vi tính đã được nối
mạng, để hỗ trợ cho việc dạy và học, thuận tiện cho việc khai thác các dữ liệu. Có
bảng hướng dẫn tra cứu mục lục, có nội quy của thư viện…
- Tiêu chí thứ ba về nghiệp vụ: Tất cả các tài liệu, ấn phẩm trong thư viện
phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp
vụ thư viện. Hằng năm thư viện cần tổ chức 2 bản thư mục để phục vụ giảng dạy
và học tập trong nhà trường
- Tiêu chí thứ tư về tổ chức hoạt động: Hiệu phó trực tiếp phụ trách công
tác thư viện, cán bộ thư viện có trình độ về chuyên môn công tác thư viện, có tổ
cộng tác viên thư viện, hàng năm có kinh phí để hoạt động. Hoạt động của thư
5


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

viện phù hợp với nội dung giáo dục toàn diện, với công việc của giáo viên, với
tâm lý lứa tuổi học sinh. Tổ chức tốt ngoại khóa, tuyên truyền giới thiệu sách,

điểm sách, thông báo sách mới...
- Tiêu chí thứ năm về quản lý thư viện: Tất cả các tài liệu có trong thư viện
phải được bảo quản tốt, đóng bọc và tu sửa thường xuyên liên tục để đảm bảo mỹ
quan và thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách
đúng nghiệp vụ thư viện...
Dựa vào những qui định trên, tôi đã tham mưu với ban giám hiệu, ổn định
hoạt động thư viện ngay từ đầu năm học. Trước hết cán bộ thư viện đã cùng với
tổ thư viện tổ chức lại kho sách, xin nâng cấp trang thiết bị như bàn ghế, tủ, giá,
vốn tài liệu các loại cho thêm phong phú, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, tài liệu
được phân chia theo kho và theo giá sách riêng (Sách giáo khoa - Sách tham khảo
- Sách giáo viên - các loại báo tạp chí - Sách giáo dục đạo đức và sách giáo dục
pháp luật). Đây là một công tác rất quan trọng vì nó góp phần nâng cao việc sử
dụng sách báo được thuận tiện. Việc tổ chức hoạt động hợp lý đã giúp cho cán bộ
thư viện, giáo viên và học sinh tìm kiếm tài liệu một cách dễ dàng nhanh chóng.
2. Biện pháp thứ hai: “Không ngừng hoàn thiện, bổ sung cơ sở vật chất
trong đó một việc chú trọng là bổ sung sách báo kịp thời”
Bổ sung sách báo phải thường xuyên liên tục. Đầu năm học, cuối học kỳ,
đầu học kỳ II tôi tiến hành khảo sát, thăm dò nguyện vọng của giáo viên, học sinh
bằng cách cho giáo viên, học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của mình cần mua
những loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể. Dựa vào phiếu yêu cầu đọc của
bạn đọc, nhờ giáo viên chủ nhiệm điều tra giúp về yêu cầu đọc của học sinh, từ
đó mà bổ sung sách báo cho phù hợp với cấp học, chương trình soạn giảng của
thầy, trình độ học tập của trò trong năm học, ưu tiên bổ sung sách cho các môn số
đầu sách còn ít. Đặc biệt là những em học sinh giỏi, tôi đã chủ động gặp gỡ trao
đổi với giáo viên bồi dưỡng, trực tiếp giảng dạy, gặp các em để biết được các
thầy cô và các em cần mua những loại sách gì cần thiết và phù hợp vối lứa tuổi,
trình độ chuyên môn. Mặt khác, tôi còn thường xuyên liên hệ, dựa vào các danh
mục hướng dẫn đặt mua sách mới của bộ, sở giáo dục, các nhà sách nổi tiếng để
6



Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

chọn mua theo yêu cầu của thầy cô và các em học sinh. Cập nhật được những tài
liệu mới nhất vào thư viện. Năm học 2013-2014 thư viện trường đã được bổ sung
30 triệu đồng cho các loại sách tham khảo báo và tạp chí.
3. Biện pháp thứ ba: “Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu
sách và hướng dẫn cách đọc sách”
Phát huy tinh thần phục vụ bạn đọc ở những năm học trước, năm học
2013 -2014, tôi luôn chủ động việc hướng dẫn và giới thiệu sách hay sách mới
tới bạn đọc,
Bên cạnh đó tôi tích cực tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề bằng
những hình thức:
Tuyên tuyền giới thiệu bằng miệng ở trong các buổi chào cờ đầu tuần,
trong sinh hoạt tập thể, giới thiệu các em khi đến thư viện, ,…
4. Biện pháp thứ tư: “Tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ phối kết hợp của
các đoàn thể, vận động mọi người cùng làm công tác thư viện”
Đó là sự kết hợp của các tổ chức trong nhà trường. Ban giám hiệu, các
đoàn thể coi công tác thư viện là một công tác quan trọng vì nó góp phần không
nhỏ vào việc giáo dục toàn diện. Ban giám hiệu giám sát chỉ đạo công tác thư
viện trường học cho phù hợp với nội dung, nhiệm vụ năm học. Đoàn thanh niên,
tạo điều kiện cho thư viện phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và nhiều hình
thức phục vụ bạn đọc hấp dẫn. Nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn
trả sách, công tác tuyên truyền giới thiệu sách cũng như các chuyên đề mà thư
viện đã làm. Phân công, chuẩn bị về con người, góp ý xây dựng chuyên đề, buổi
tuyên truyền giới thiệu sách. Phát động cuộc vận động quyên góp sách trong toàn
trường đạt được kết quả và rất thành công.
5. Biện pháp thứ 5: “tổ chức mạng lưới cộng tác viên thư viện”

Ngay từ đầu năm học tổ công tác thư viện trường học được thành lập do
đồng chí phó hiệu trưởng làm tổ trưởng, bí thư chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm, tổ
trưởng tổ chuyên môn và 15 em học sinh làm cộng tác viên ở các lớp học. Các
thành viên luôn nhiệt tình giúp đỡ thư viện mỗi khi thư viện huy động.
Một biện pháp quan trọng là: Cán bộ thủ thư phải là người luôn chủ động
trọng mọi hoạt động của thư viện. Xin kinh phí bổ sung vốn tài liệu, phát động
7


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

phong trào “góp một cuốn sách nhỏ đọc nghìn cuốn sách hay” luôn có thái độ
thân thiện khi phục vụ bạn đọc.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Năm học 2013 -2014 hoạt động thư viện đã góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường cụ thể là:
*Đối với đối tượng bạn dọc là học sinh
Bạn đọc đến thư viện mỗi ngày một tăng dần với những kết quả thật đáng
khích lệ, tỷ lệ các em đến thư viện chiếm 75% và các em rất thích đọc và mượn
sách tại thư viện trường. Số học sinh đọc tại chỗ: trung bình 100 lượt/tuần tăng
25 lượt/tuần.
- Số học sinh mượn về nhà: trung bình 60 cuốn / tuần tăng 25 bản/ tuần.
Những em đọc sách theo sự hướng dẫn của cán bộ thư viện thì nề nếp và nhất là
việc nâng cao trình độ văn hoá ngày càng tiến bộ nhiều, cũng như chất lượng học
tập, đạo đức của học sinh chuyển biến rất nhanh.
* Đối tượng bạn đọc là giáo viên
- 100% giáo viên đến thư viện mượn đọc. Việc đọc đã có tác dụng tốt trong
công tác giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.

* Đối với thư viện
- Lượng sách được tuyên truyền, luân chuyển trong bạn đọc được nhiều hơn.
- Đẩy mạnh được công tác bổ sung sách báo mới .
- Phong trào đọc sách báo trở thành nề nếp và ngày càng phát triển
- Thư viện phục vụ bạn đọc bằng hình thức kho mở tự chọn
Đặc biệt năm học 2012-2013- Thư viện trường THPT Minh Khai đã được
SGD-ĐT Hà Nội công nhận thư viện đạt chuẩn, đây là một niềm vinh dự cho tập
thể nhà trường, trong đó có cá nhân tôi.

8


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

C. PHẦN KẾT LUẬN
1 . Bài học kinh nghiệm
* Phong trào đọc sách của trường THPT có được ở giáo viên và các em học
sinh. Đó là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của hiệu trưởng và cả
ban giám hiệu, tổ chuyên môn. Nề nếp này được duy trì và phát huy hơn nữa cần
phải có những bài học kinh nghiệm sau
* Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Thư viện phải
được quan tâm, luôn được đầu tư cơ sở vật chất, vốn tài liệu ...
* Người làm công tác thư viện phải là người có nhiệt tình, say mê với
công việc, đồng thời phải có năng lực tổ chức xắp xếp công việc. Biết kết hợp
công tác thư viện với hoạt của nhà trường. Có tinh thần dám nghĩ dám làm. Tham
mưu tốt với các cấp lãnh đạo .
* Công tác thư viện của nhà trường phải được ban giám hiệu, hội đồng
giáo dục quan tâm, cho các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua.

* Hàng năm có bổ sung sách, báo, tạp chí.... mới theo từng quý từng năm,
phải thường xuyên và liên tục.
* Giới thiệu tuyên truyền sách, báo ... có sự góp sức của đông đảo mọi
thành viên trong nhà trường
* Cán bộ thư viện cần phải có kế hoạch biện soạn thư mục phong phú về
nội dung ; đạt hiệu quả chất lượng về khả năng phục vụ có tác dụng thiết thực với
bạn đọc bám sát chương trình dạy và học của nhà trường( Đây chính là một trong
những tiêu chí để đánh giá xếp loại danh hiệu thư viện).
* Tích cực phát huy phong trào đưa học sinh thăm quan trường bạn để học
hỏi để trao đổi tài liệu.
Với những hoạt động đồng bộ này công tác thư viện trường THPT Minh
Khai đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của
nhà trường.Với một niềm hy vọng là trong năm học sau và các năm tiếp theo thư
viện trường THPT Minh Khai không những giữ vững danh hiệu thư viện đạt
chuẩn mà còn phấn đấu thư viện “ tiên tiến”.
2. Giá trị phổ biến của đề tài
Đây chỉ là một và giải pháp nhỏ mà tôi đã áp dụng vào hoạt động thư viện
tại đơn vị mình. Tôi rất mong được sự đánh giá đúng mực tính đúng đắn của các
bạn đọc cho các giải pháp đã nêu để tôi có sự điều chỉnh và áp dụng một cách
linh hoạt hơn trong công tác này và phổ biến cho các đơn vị bạn cùng áp dụng.
9


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

Sau khi áp dụng thành công các giải pháp trên vào công tác thư viện của
nhà trường tôi nhận thấy các giải pháp trên có thể áp dụng cho những năm tiếp
theo của công tác thư viện trường trung học phổ thông Minh Khai và thư viện

các đơn vị trường học, đặc biệt là các trường trung học phổ thông.
3. Kiến nghị với nhà trường
Để phong trào đọc sách được phát huy và đạt kết quả cao hơn nữa. Tôi
nghĩ các đoàn thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên, học sinh cần giúp đỡ
công tác thư viện của trường những yêu cầu sau
* Nhà trường : Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động của thư viện vào
phong trào thi đua của giáo viên và học sinh.
* Tạo mọi điều kiện thuận lợi về kinh phí để phát triển vốn tài liệu
* Ban chấp hành Đoàn Thanh Niên nên đưa phong trào đọc sách của học
sinh vào thi đua theo từng đợt mà hoạt động đoàn phát động.
* Giáo viên và học sinh luôn luôn ủng hộ các phong trào của thư viện phát
động. Như tặng sách giáo khoa cho học sinh nghèo vượt khó, phong trào quyên
góp sách, đọc sách và tự học tập bồi dưỡng của giáo viên và học sinh.Tổ chức thi
giới thiệu sách trong cả giáo viên và học sinh
* Về cơ sở vật chất
- Mở rộng không gian cho thư viện, tăng diện tích phòng đọc bằng mọi
hình thức
- Trang thiết bị tủ giá, máy tính được nâng cấp thêm, phòng kho phòng
đọc đúng qui định của tiêu chuẩn thư viện trường học.
- Phải có thêm tủ trưng bày giới thiệu sách mới
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện
phát huy và đưa thư viện trường đạt danh hiệu thư viện “chuẩn” phấn đấu xây
dựng thư viện tiên tiến.
Với khả năng còn nhiều hạn chế, tôi chỉ xin được đóng góp những giải
pháp riêng của bản thân với lòng mong muốn thiết tha: Những giải pháp nhỏ này
mong sao nó có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện để thu hút
bạn đọc nhiều hơn nữa. Có thể đâu đó trong thực tế có những kinh nghiệm về
hoạt động này hay hơn nữa mà ta chưa phát hiện ra.
Để có được kinh nghiệm này tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo các bạn cộng
tác viên đã chỉ dẫn giúp tôi trong công tác thư viện. Mặc dù đã hết sức cố gắng,

song cũng không sao tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến chân
10


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

thành của quý thầy cô trong Hội đồng khoa học các cấp để tôi có thể hoàn thiện
công tác “Một số biện pháp xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn và tiên
tiến” ngày đạt hiệu quả cao hơn.
Cuối cùng tôi xi trân thành cảm ơn!./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2014

ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Ngêi viÕt

NguyÔn ThÞ Thanh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
11


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện


Nguyễn Thị Thanh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN
I. Các văn bản quy phạm pháp luật
1. Pháp lệnh thư viện .-H .: Chính trị quốc gia, 2001 .- 25 tr.;19cm
2. Quyết định 659 ngày 09/07/1990 của Bộ trưởng bộ giáo dục & Đào Tạo
về việc ban hành Năm tiêu chuẩn thư viện trường học
3. Quyết định 61/1998 QĐ Bộ Giáo Dục & ĐT ngày 06/11/1998 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo về việc banh hành qui chế tổ chức hoạt động của
thư viện phổ thông
4. Quyết Định 01/2003/QĐ/Bộ Giáo Dục & ĐT về việc ban hành tiêu
chuẩn thư viện trường phổ thông.
II. Các tài liệu khác
1. Nghiệp vụ thư viện trường phổ thông/Nguyễn Thế Toàn, Nguyễn Thế
Tuấn H .: NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
2. Bảng Phân loại: dùng trong thư viện trường phổ thông / Đỗ Hữu Dư .H. :VH, 1980 .- 190 tr . ; 19 cm .
3. Về công tác thư viện, vụ thư viện .- H. : Đại học văn hoá Hà Nội, 1992.
4. Thư mục học đại cương, Trịnh kim Chi, Dương bích Hồng .- H.: Đại
học văn hoá hà Nội, 1993

12


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

H1.PHÒNG ĐỌC VÀ KHO SÁCH


13


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

H2.HỌC SINH ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN

14


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

H3. NGUYỄN KIM TRUNG CỘNNG TÁC VIÊN TV

H4.CÁN BỘ THƯ VIÊN VÀ HỌC SINH TẠI THƯ VIỆN
15


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

H5. THỦ THƯ GIỚI THIỆU SÁCH MỚI TẠI THƯ VIỆN
16



Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

17


Sáng kiến kinh nghiệm thư viện

Nguyễn Thị Thanh

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Môc lôc
18



Sỏng kin kinh nghim th vin

Nguyn Th Thanh

A - Phần mở đầu.. 1
I - Tên đề tài ..1
II - Lý do chon đề tài ..1
1 - Lý do khách quan ..1
2 - Lý do chủ quan ......2
III - Mục đích, thời gian và đối tợng thực hiện đề tài ...3
1 - Mục đích thực hiện đề tài ...3
2 - Phạm vi thời gian đối tợng ......3
B giải quyết vấn đề .....4
I Tình trạng thực tế khi cha thực hiện đề tài .....4
1 - Thuận lợi ..4
2 - Khó khăn . 4
3 - Khảo sát trớc khi thực hiện đề tài .... 4
II - Những biện pháp thực hiện......5
III - Kết quả đạt đợc ......9
C - Kết luận ..,,..9
I - Bài học kinh nghiệm ,,,,,.. 9
II - Giá trị phổ biến của đề tài ,,,,,,,,...9
III - Kiến nghị với nhà trờng .,,,,,,10

19



×