Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.91 KB, 127 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mục lục

2

Phần thứ nhất: Hướng dẫn giảng dạy Văn học địa phương Đồng Nai

4

Chương I: Văn học dân gian

4

Sự tích thác Trị An

4

Chàng út Nàng Sen

7

Trận Mãng xà

10

Giới thiệu tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng Nai

13

Tục ngữ về đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai



15

Ca dao về thiên nhiên xứ sở ở Đồng Nai

18

Ca dao về sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai

23

Bài ca dao “Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai”

17

Văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai

28

Chương II: Văn học viết

31

Một cuộc đua thuyền trên sông Đồng Nai

31

Chu Thổ Sừ vân

34


Tân Triều đãi độ

36

Văn tế vợ

38

Bà bán cau

40

Nhớ Bắc

44

Kòn Trô

47

Mưa thu nhớ tằm

48

Giữ lấy màu xanh

49

Phần thứ hai: Hướng dẫn giảng dạy Lịch sử địa phương Đồng Nai


50

Giới thiệu về tỉnh Đồng Nai

50

Cư dân cổ Đồng Nai

51

Làng đá Bửu Long

52

Vùng đất Đồng Nai

53

Nghề gốm ở Đồng Nai

53

Cuộc khẩn hoang của người Việt

54

1



Sự ra đời của thương cảng Cù lao Phố

55

Đời sống văn hóa nghệ thuật

57

Đồng Nai trong kháng chiến chống Pháp

58

Cuộc kháng chiến chống Mỹ

61

Thành tựu phát triển KTXH từ 30/4/1975 đến 2005

66

Di tích lịch sử Đồng Nai

68

Di tích kiến trúc nghệ thuật

68

Danh nhân Đồng Nai


70

Anh hùng đất Đồng Nai

70

Chiến thắng Xuân Lộc
Đồng Nai trước công ng uyên

71

Đồng Nai thiên niên kỷ đầu công nguyên

72

Phần thứ ba: Hướng dẫng giảng dạy Địa lý địa phương Đồng Nai
Địa lý tự nhiên Đồng Nai

74

Địa lý dân cư Đồng Nai

78

Địa lý kinh tế Đồng Nai

80

Phần thứ tư: Hướng dẫn giảng dạy môn Đạo đức
Phần thứ năm: Hướng dẫn giảng dạy môn Âm nhạc


84
114

Một số ca khúc hay về Đồng Nai

119

Về Đồng Nai, nhạc và lời Xuân Hồng.

120

Tình đất đỏ miền Đông, nhạc và lời Trần Long Ẩn

122

Biên Hòa bờ bến yêu thương, nhạc và lời Thy Đường

123

Ngọt lòng cây trái Đồng Nai, nhạc và lời Vũ Đan Huyền

124

Trị An âm vang mùa xuân, nhạc và lời Tôn Thất Lập

126

Đồng Nai mùa sầu riêng, nhạc Trần Viết Bính, lời Thanh Dạ


128

Dòng sông Đồng Nai, nhạc Trương Quang Lục, lời Xuân Sách

130

Cồng vang đêm chiến khu Đ, nhạc và lời Kh ánh Hòa.

131

Về Đồng Nai quê em , nhạc và lời Nguyễn Thái Hải.

133

Về Đồng Nai , nhạc và lời Xuân Hồng

134

72

76

2


Phần thứ nhất:

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI
--------------------------------


I.

VĂN HỌC DÂN GIAN

Lớp 6, tiết 70,71:
Chọn 1 trong 2 bài “Sự tích thác Trị An” hoặc “Chàng Út, nàng Sen”
SỰ TÍCH THÁC TRỊ AN
I. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sự tích Thác Trị An; vẻ đẹp của hai
nhân vật Sora Đina và Điểu Du. Kể lại được truy ện này.
- Bước đầu nắm được một số đặc điểm truyện cổ tích thế sự.
Ii. Những điều cần lưu ý:
1. Một số đặc điểm của truyện cổ tích thế sự:
+ Nội dung: phản ánh những xung đột trong quan hệ gia đình và xã hội thời kỳ
xã hội có giai cấp.
+ Nhân vật: diễn biến số phận của nhân vật về cơ bản tương ứng với diễn biến
của cuộc sống hiện thực; kết thúc số phận của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích
thế sự thường không đẹp đẽ, có hậu như trong truyện cổ tích thần kỳ.
+ Yếu tố thần kỳ: truyện cổ tích thế sự có rất ít hoặc thường là không có yếu tố
thần kỳ; và yếu tố thần kỳ chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện hiện
thực.
2. Truyện Sự tích Thác Trị An có cách vào chuyện giống với các chuyện cổ dân
gian khác, bắt đầu bằng một ý niệm mang tính phiếm chỉ về thời gian “Ngày xửa, ngày
xưa…”. Đó cũng là mô -típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt Nam và
truyện cổ các dân tộc vùng Đông Nam Á.
3. Trong cách giải thích sự hình thành Thác Trị An, yếu tố thần kì ít xuất hiện
trong câu chuyện; kết thúc truyện không có hậu, thậm chí là bi kịch. Điều này phù hợp
với đặc trưng thể loại truyện cổ tích thế sự. Có thể nói, đằng sau cách hình dung đó ẩn

chứa khát vọng đẹp đẽ của nhân dân ta muốn được khám phá các hiện tượng tự nhiên
và đời sống. Đồng thời còn thể hiện khát vọng về tình yêu, lòng nhân ái của con người.
4. Phát xuất của tên gọi Trị An do nói trại từ chữ Tri Ân để hiểu và cảm nhận
trí
được tưởng tượng phong phú của người bình dân Đồng Nai.

3


III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Đồng Nai là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm.
Trong quá trình “khai sơn phá thạch” trên vùng đất mới ở phía Nam, người Đồng Nai
đã nhận r a có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, để lại dấu ấn với nhiều tên gọi quen
thuộc như thác Trị An, Hang Bạch Hổ (Định Quán)…
Bằng trí tưởng tượng phong phú, để ca ngợi tình yêu, đấu tranh chống lại cái ác,
cái xấu, truyện Sự tích thác Trị An ra đời không n hững nhằm giải thích một cái tên gọi
của hiện tượng tự nhiên mà còn hướng con người thực hiện khát vọng sống cao đẹp.
2. Gợi ý tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi
mình công tác để triể n khai tiết dạy.
1. Giáo viên nêu nét chung về truyện .
2. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
3. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài
liệu dành cho học sinh.
4. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.
*Hoạt động 1: Đọc và tóm tắt truyện
1. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản, có thể đọc phân vai. Chú ý học sinh thể hiện
tính cách nhân vật qua lời nói, hành động.
2. Tóm tắt cốt truyện:

- Xưa ở vùng Đồng Nai có một bộ tộc du mục Châu Mạ sống bằng nghề san bắt.
Sora Đina là con trai tù trưởng Sodin là một tay thiện xạ.
- Thượng nguồn Đồng Nai có nàng Điểu Du, con gái tù trưởng Điểu Lôi. Điểu
Lôi là người Châu Ro, nổi tiếng về tài phóng lao.
- Đôi trai tài gái sắc Sora Đina và Điểu Du gặp nhau sau một lần diệt cá sấu v à
đem lòng yêu nhau. Họ tiến tới hôn nhân khi được hai bên gia tộc chấp nhận.
- Vì không được Điểu Du chấp thuận, thầy mo Sang Mô ra sức phá hoại cuộc hôn
nhân của hai người. Hắn đội lốt hổ quyết chiến với Sora Đina, thách đấu với chàng rồi
thua cuộc, vu oan Điểu Du sinh ra ma quỷ, giết chết Điểu Lôi bằng cách đánh lén, giết
hại vợ chồng Sora Đina và Điểu Du, tiêu diệt con trai của họ.
- Sora Đin ứng cứu con nhưng không kịp, chỉ cứu được cháu nội từ tay SangMy em gái Sang Mô.Sora Đina thổi tù và, dân làng đ ến cứu, bắt được Sang Mô. Vì tri ân
Sang My và không muốn để lại oán thù, Sori Đin tha chết cho Sang Mô. Dòng thác nơi
xảy ra sự kiện này có tên là Tri Ân, đọc trại thành Trị An ngày nay.
* Hoạt động 2: Tìm hiể u nội dung, hình thức của truyện
1. Về hai nhân vật Sora Đina và Điểu Du :
a. Những chi tiết thể hiện tài năng của Sora Đina và Điểu Du:
Sora Đina: Dễ dàng hạ hai con hổ; hạ được cá sấu hung dữ; đánh ngã “thần hổ ” là
Sang Mô đội lốt; bắn tên xuyên qua chiếc lá từ tay S ang Mô qua lời thách đố của hắn.. .

4


Điểu Du: Nuôi chí nối nghiệp cha; trừ được voi dữ ở vùng Đạt Bo; diệt được cá sấu…
Giáo viên hướng dẫn học sinh bám sát văn bản để tìm chi tiết nghệ thuật hay, từ đó rút
ra ý nghĩa ca ngợi tài năng của hai nhân vật.
b. Sora Đina và Điểu Du yêu nhau vì :
- Họ cảm mến tái năng của nhau:“Tài thiện xạ của Sora Đina gây được sự cảm
mến trong lòng Điểu Du. Và Sora Đina cũng muốn được gặp mặt người con gái nổi
tiếng về tài phóng lao ở miền thượng lưu con sông. ”
- Họ cùng nhau vượt qua nguy hiểm, hiểu nhau, thô ng cảm và yêu nhau : “hai

mũi lao từ tay Điểu Du phóng nhanh về phía con cá sấu…Trong cơn nguy hiểm, may
sao thuyền của Sora Đina vừa kịp xuất hiện. Nhanh như chớp, chàng bắn liền hai phát
tên. Cá sấu trúng tên chạy được một đoạn thì chìm nghỉm. ”
Từ đó, giáo viên hướng học sinh rút ra nhận xét về tình yêu giữa Sora Đina và
Điểu Du: đó là tình yêu đẹp, lí tưởng, hoàn toàn tự do, tự nguyện, rất đáng khâm phục
và trân trọng.
1. Về nhân vật thầy mo Sang Mô :
- Hắn nhẫn tâm phá hoại mối tìn h đẹp giữa Sora Đina và Điểu Du : đội lốt thần hổ
cản trở đôi lứa gặp nhau; cố tình thách đấu với Sora Đina hòng bắt chàng phải từ bỏ
Điểu Du..
- Hắn là kẻ nham hiểm, thù độc : Giết cha Điểu Du bằng một mũi tên bắn lén; đặt
điều tung tin : “Điểu Du sinh ra ma quỷ rồi sẽ có nạn m ất mùa đói kém”; kích động
phản loạn : “cùng mười tên phản loạn đốt nhà Điểu Du” ; gây ra cái chết thương tâm
cho vợ chồng Sora Đina và Điểu Du; đồng thời tìm giết con trai của họ.
- Hắn coi rẻ tình thân qua hành động đốt cháy rừng hòng ngăn cản em gái mình là
Sang My cứu con trai của Sora Đina và Điểu Du.
Từ những chi tiết trên, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận về nhân vật
thầy mo Sang Mô : Hắn đại diện cho cái ác, cái xấu, đáng bị nhân dân trừng phạt, tiêu
diệt. Thế nhưng câu chuyện lại chuyển sang một hướng giải quyết mới, bất ngờ, nhân
văn cao cả. Đó là hành động tốt đẹp và cái chết của Sang My cũng như việc tha thứ
Sang Mô của Sora Đin.
1. Về phần kết thúc câu chuyện:
a. Suy nghĩ về hành động Sang My cứu con của Sora Đina - Điểu Du và cái
chết của nàng : đó là hành động xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của người con gái, thể
hiện sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt, đấu tranh không khoan nhượng trước cái ác,
cái xấu dù người đó là anh ruột của nàng. Cái chết của nàng là sự hy sinh cao cả, làm
xúc động lòng người.
b. Sora Đin tha chết cho kẻ giết con mình chứng tỏ ông là người hiểu biết, trọng
nhân nghĩa với Sang My; không muốn thù oán chồng chất. Đó là nghĩa cử cao đẹp,
khiến cho kẻ thù phải khâm phục, tạ lỗi : “Sang Mô dập đầu lạy tạ Sora Đin rồ i ôm

xác Sang My bước xuống xuồng, nước mắt rơi lã chã.”
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa của truyện về nội dung và nghệ
thuật kể chuyện.

5


*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập.
- Cho học sinh kể tóm tắt lại cốt truyện.
- Hướ ng dẫn học sinh về nhà sưu tầm thêm một số truyện cổ tích về thác Trị An.
Gợi ý :
Thác Trị An gắn liền nhiều chuyện tích dân gian thật thú vị. Ở đó, có chàng
dũng sĩ diệt thú dữ cứu dân làng, gắn với một người mở đất vùng lam sơn chướng khí,
chuyện tình của đôi trai gái khác sắc tộc yêu nhau... Có lẽ, cảm động nhất là chuyện về
tình yêu giữa cô gái ở thượng nguồn với chàng trai miệt hạ nguồn đầy thi vị sau những
trắc trở của những luật tục ràng buộc. Chuyện kể: "... Ngược dòng Đồng Nai, chàng
trai miệt hạ đã lạc vào lãnh thổ của người sơn cước thượng nguồn. Chàng trai bị bắt
nhưng nhờ dũng cảm và tài năng của mình đã được dân làng cho sinh sống, trú ngụ.
Tại đây, tình cảm của chàng trai và con gái của vị già làng nẩy nở. Nhớ quê, chàng tìm
cách đi về khi băng qua cây cầu độc đạo và đã phải ngã xuống bởi những loạt cung tên
định mệnh của xứ sở người yêu. Trước tình cảnh đó, cô gái của dân làng sơn cước đã
trầm mình dưới dòng nước dữ, hóa thân thành tượng đá ngày đêm khóc cho tình yêu
mãnh liệt...". Nước mắt c ủa sơn nữ như con nước ngày đêm réo rắt giữa đại ngàn.
Chàng trai và cô gái đã chết nhưng tình yêu của họ bất tử. Đây là một trong những
chuyện tích mang mô típ huyền thoại đẹp đẽ của tình yêu. Và ở đây cũng mang dấu ấn
cho chuyện của một thời mở cõi với n hững cộng đồng tộc người khai khẩn vùng đất
này.
---------------------

CHÀNG ÚT NÀNG SEN

I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chàng Út nàng Sen; Kể
lại được truyện này; Hiểu biết thêm về loại truyện cổ tích thế sự.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, quý mến những con người tài năng,
đức độ; ý thức phấn đấu đem hết sức mình ra phục vụ đất nước, góp phần làm cho quê
hương ngày càng giàu đẹp hơn; phải làm sao cho đồ gốm Đồng Nai ngày càng có giá
trị hơn, không chỉ là sản phẩm quý trong nước mà cả trên thế giới.
II. Những điều cần lưu ý:
1. Một số đặc điểm của truyện cổ tích thế sự:
+ Nội dung: phản ánh những xung đột trong quan hệ gia đình và xã hội thời kỳ
xã hội có giai cấp.
+ Nhân vật: diễn biến số phận của nhân vật về cơ bản tương ứng với diễn biến
của cuộc sống hiện thực; kết thúc số phận của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích
thế sự thường không đẹp đẽ, có hậu như trong truyện cổ tích thần kỳ.
+ Yếu tố thần kỳ: truyện cổ tích thế sự có rất ít hoặc thường là không có yếu tố
thần kỳ; và yếu tố thần kỳ chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện hiện
thực.

6


2. Truyện Chàng Út nàng Sen được dân gian lưu truyển lâu nay ở tỉnh nhà. Nhà
sư tầm Huỳnh Tới đã ghi chép được theo lời kể của các vị lớn tuổi, biên soạn lại và
giới thiệu trên báo Đồng Nai năm 1982.
3.Chàng Út nàng Sen là một truyện cổ tích thế sự. Truyện ca ngợi những con
người lao động có tài năng, đức tính cao quý, đồng thời giải thích vì sao ven sông
Đồng Nai lại có thứ đất làm đồ gốm nổi tiếng.
Cần giảng dạy truyện theo đặc trưng của truyện cổ tích thế sự.
III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:
Gợi ý tiến trình tổ chức các hoạt động:

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi
mình công tác để triển khai tiết dạy.
1. Giáo viên nêu nét chung về truyện .
2. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
3. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài
liệu dành cho học sinh.
4. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.
*Hoạt động 1: đọc và tóm tắt truyện
1. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm văn bản. Cách đọc:
- Từ đầu đến “vùng gốm ven sông Đồng Nai”: đọc theo giọng kể chuyện, chậm
rãi.
- Tiếp theo đến “đem đi bán khắp nơi” : đọc nhanh hơn, giọng pha chút vui tươi,
tinh nghịch.
- Tiếp theo đến “khấm khá và hạnh phúc” : đọc theo giọng kể chuyện, chậm.
- Tiếp theo đến “ném xác xuống sông”: đọc chậm, nhấn giọng ở một số từ ngữ:
binh đao nổi lên, tàn phá, cướp bóc, dụ dỗ, cưỡng hiếp, ném xác xuống sông…
- Đoạn còn lại : đọc chậm hẳn, trầm giọng, thể hiện niềm xót xa, thương cảm;
đặc biệt chú ý đoạn “Dòng sông quê hương… quánh vào nhau không rời”.
2. Gọi 1 hoặc 2 HS kể truyện.
*Hoạt động 2: tìm hiểu bố cục truyện
Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đem đi bán khắp nơi” : Hai người thợ khéo tay làm nên
sản
phẩm được mọi người ưa thích.
những
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “khấm khá và hạnh phúc” : Hai người thợ khéo trở
thành cặp vợ chồng hạnh phúc.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Hai vợ chồng tài ba, chung thủy, chết cũng không rời
nhau.
*Hoạt động 3: tìm hiểu nội dung, hình thức của truyện

1. Phân tích:
a. Đoạn 1: Hai người thợ khéo tay làm nên những sản phẩm được mọi người ưa
thích.

7


Những đồ gốm đẹp được mọi người yêu thích là nhờ hình dáng, nhờ những
hình vẽ trang trí trên đó gọi là họa tiết. Cũng là một loại sản phẩm nhưng có cái hình
dáng thô kệch, họa tiết vụng về, ngược lại có cái hình dáng thanh nhã, họa tiết gợi
cảm. Nhìn bộ đồ trà v ới những nét vẽ tài hoa, ta liên tưởng tới phong cảnh làng quê:
dãy núi mờ xa, con sông dài uốn lượn, con đò cắm sào trên bến… ký ức gợi cho ta một
thời thơ ấu trên đất nước thanh bình. Nhưng để tạo được những sản phẩm như vậy,
phải có những người thợ tài hoa, có tâm hồn. Chàng Út, “được cha truyền nghề thợ
xoay”, nàng Sen “kế nghiệp mẹ làm nghề chấm men”. Các chi tiết ấy nói lên vì sao
chàng Út và nàng Sen là những người thợ khéo tay. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh
gia đình như thế, được cha mẹ chỉ bảo tỉ mỉ, đó là những yếu tố tạo nên tài năng, tâm
hồn họ, giúp họ sớm trở thành những nghệ nhân nổi tiếng trong vùng gốm ven sông
Đồng Nai.
Chàng Út làm nghề thợ xoay. Chàng có thói quen in dấu ngón tay út vào sản
phẩm của mình. Tại sao là ngón tay út mà không là ngón giữa hay ngón trỏ? Trước cái
bàn xoay, người thợ nặn hình bằng hai bàn tay, các ngón tay đều hoạt động, tạo dáng
cho sản phẩm. Có thể sau khi hoàn thành, chàng Út đặt bàn tay lên sản phẩm của
mình, và một ý tinh nghịch xảy đến, chàng nhấn mạn h ngón út lên đó. Thấy hay hay,
chàng cứ thế in dấu ngón út của mình vào mọi sản phẩm.
Từ dấu ngón út dễ thương ấy mọi người gọi chàng là Út.
Nàng Sen làm thợ chấm men. Người thợ chấm men trang trí sản phẩm bằng đủ
thứ họa tiết. Nhưng bao giờ nàng cũng k èm theo dấu ngón tay út của ai đó một búp
sen. Búp sen màu men xanh xinh đẹp. Từ hình ảnh ấy nàng được gọi tên là nàng Sen.
Búp sen là một hình ảnh gần gũi, mang vẻ đẹp thanh cao : “Gần bùn mà chẳng hôi

tanh mùi bùn”. Nó tiêu biểu cho tâm hồn người làm đồ gốm.Dấu ngón út và hình búp
sen xanh trở thành hình ảnh tiêu biểu cho hai người thợ tài hoa. Hai hình đó gắn với
nhau làm thành nhãn hiệu đặc biệt, tạo nên giá trị sản phẩm, được mọi người yêu
thích.
b. Đoạn 2: Hai người thợ khéo trở thành cặp vợ chồng hạn h phúc.
Trong lao động, con người dễ gần gũi, hiểu biết nhau. Chàng Út và nàng Sen lại
đang tuổi tình yêu chớm nở. Nhưng hai hình ảnh ngẫu nhiên mà thành nhãn hiệu kia
mới là đầu mối đẹp đẽ của tình duyên. Kẻ làng trên, người xóm dưới, nhưng dấu ấn
trên gốm đã ghép họ gần nhau, gần lao động, gần tài ba, kết chặt thành một tác phẩm
duy nhất. Họ trở nên vợ chồng. Tình yêu chân chính càng giúp cho họ thêm yêu đời,
càng say sưa sáng tạo. Đồ gốm của họ “ngày càng đẹp, càng độc đáo” từ đó. Và họ đã
sống những ng ày yêu đương hạnh phúc. Đó là tự nhiên, đó là lẽ phải.
c. Đoạn 3: Hai vợ chồng tài ba, chung thủy, chết cũng không rời nhau.
Nhưng cuộc đời đâu như người mong ước. Chiến tranh cướp nước ập đến. Tất
cả tan tành. Trước thử thách, chàng Út và nàng Sen tỏ ra l à những con người có phẩm
chất cao quý: bất khuất, thủy chung. Cả hai người đều chịu số phận bi thảm. Nàng Sen
bị giết, “bị ném xác xuống sông”. Chàng Út cũng bị “giặc bắn tên giết chàng giữ
dòng”. Truyện rất tiết kiệm lời nhưng đủ nói lên tội ác của kẻ th ù, sự khủng khiếp của
chiến tranh, nỗi bất hạnh của người dân lương thiện. Đó là hiện thực. Nhưng “dòng
sông quê hương thương đôi vợ chồng tài ba, chung thủy, dìu hai cái xác lại gần nhau,

8


cùng trôi bên nhau” dù họ chết ở hai thời điểm, hai địa đ iểm khác nhau. Sao lại có sự
lạ kỳ như vậy ? Đó là ước vọng của cha ông ta. Những con người tài hoa, chung thủy
như chàng Út, nàng Sen phải được hưởng hạnh phúc, dù là ít ỏi. Tấm lòng nhân ái
mênh mông của ông cha ta không thể để yên cho cái ác thắng cái t hiện. Sống không
được gần nhau thì chết phải ở bên nhau. Nhưng cảnh hai cái xác của cặp nam thanh nữ
tú, tài ba trôi lập lờ bên nhau thì vẫn chua xót quá, ảm đạm quá. Bởi vậy, truyện tiếp

tục phát triển sang một chiều hướng mới. “Máu họ tuôn ra không ngớt, hòa với ánh
chiều rực rỡ, nhuộm đỏ cả dòng sông hàng mấy dặm”. Trên dòng sông đỏ máu, dưới
ánh chiều rực rỡ, chàng Út và nàng Sen trôi bên nhau. Cảnh không còn ảm đạm, lạnh
lẽo nữa mà trở nên ấm áp, đẹp vẻ đẹp kỳ ảo. Dường như họ không chết mà họ đang
nghỉ ngơi, thả mình thung dung trên dòng sông Đồng Nai, dưới ánh nắng hồng rực rỡ.
Chi tiết cuối truyện mới thật kỳ ảo, nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện. Máu họ “thấm
sâu vào đất hai ven bờ. Đất hóa đỏ thẫm, mịn và dẻo như quánh vào nhau không rời”.
Chàng Út và nàng Sen không chết. Họ chỉ hóa thân, đổi dạng. Máu họ thấm vào đất
ven bờ sông Đồng Nai, cung cấp cho nhân dân thứ “đất làm đồ gốm nổi tiếng cho đến
bây giờ”.
Cô Tấm bị giết thì biến thành con chim vàng anh, gần gũi, chăm sóc nhà vua.
Còn chàng Út và nàng Sen bị giết thì hóa thành thứ đất quý, có ích muôn đời cho nhân
dân. Những con người tài ba, đức độ sẽ sống mãi trong lòng nhân dân. Đó là ước vọng
muôn đời của cha ông ta.
2. Tổng kết:
- Chàng Út nàng Sen là một truyện c ổ tích thế sự nhằm giải thích vì sao nhiều
làng ven sông Đồng Nai lại có thứ đất làm đồ gốm nổi tiếng. với tâm hồn phong phú,
sức tưởng tượng bay bổng, cha ông ta đã sáng tác một câu chuyện tình : tình thật đẹp
nhưng kết thúc bi đát. Phải chăng đó là hiện thực thực cuộc sống ? Trong xã hội ngày
xưa, người tốt thường gặp thiệt thòi. Nhưng vốn giàu lòng nhân ái, có sức sống mãnh
liệt, tinh thần đấu tranh không mệt mỏi nên cha ông ta không để cho cái ác thắng. Cái
thiện phải thắng, phải tồn tại mãi mãi. Bởi vậ y truyện Chàng Út nàng Sen không dừng
lại là một lời giải thích về đất gốm mà cón mang đậm đà ý nghĩa về cuộc sống.
- Truyện vừa thuật chuyện vừa tả tình, vừa là thựa vừa là ảo. Nhiều chi tiết gợi
cảm. Các chi tiết ở đoạn cuối thật diệu kỳ. Kết cấu giản dị nhưng chặt chẽ, ý nghĩa
phát triển ngày càng cao càng sâu. Chàng Út nàng Sen là một truyện cổ tích ngắn, rất
ngắn (chưa đầy 500 chữ) nhưng hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập.
- Cho HS viết tóm tắt truyện thành một đoạn văn 7, 8 dòng và kể trước lớp.
- Về nhà, HS sưu tầm một truyện dân gian có nội dung kể về các sản vật, làng

nghề ở Đồng Nai.
---------------------------

9


Lớp 6, tiết 139, 140

TRẬN MÃNG XÀ
(Truyện cổ tích của Huỳnh Văn Nghệ)

I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh :
- Cảm nhận được sự dũng cảm, gan dạ của những người dân Đồng Nai thời khai
hoang lập ấp. Họ phải chiến đấ u và chiến thắng thú dữ để tồn tại. Kể lại được truyện
này.
- Hiểu được bài học sâu sắc về tình cha co n và tinh thần sẵn sàng hy sinh vì
ộng
đồng.
c
II. Những điều cần lưu ý:
1. Trận Mãng xà là một truyện cổ tích thần kỳ với một số đặc điểm:
+ Nội dung: phản ánh cuộc đấu tranh bảo vệ cuộc sống cho dân làng.
+ Nhân vật: là con người thực và có yếu tố kỳ ảo ; kết thúc có hậu.
+ Yếu tố thần kỳ: xuất hiện trong truyện thể hiện trí tưởng tượng phong phú của
người bình dân.
Cần giảng dạy theo đặc trưng của truyện cổ tích.
2. Truyện Trận Mãng xà có cách vào chuyện giống với các chuyện cổ dân gian
khác, bắt đầu bằng một ý niệm mang tính phiếm chỉ về thời gian “Ngày xửa, ngày
xưa…”. Đó cũng là mô -típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt Nam và

truyện cổ các dân tộc vùng Đông Nam Á.
3. Xác định đây là truyện cổ tích của Huỳnh Văn Nghệ, tức là bản chép tay do
nhà văn ghi lại, nguồn gốc truyện vẫn là sáng tạo của dân gian được lưu truyền từ bao
đời nay. Qua đó, thấy được đóng góp của các nhà thơ, nhà văn Đồng Nai trong việc
sưu tầm, biên soạn, chỉnh lí để bảo tồn vốn văn hóa dân gian .
III. Gợi ý tiế n trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, người Đồng Nai đã từng đối mặt với biết bao

thách
do thiên nhiên đem lại.
th
- Bằng trí tưởng tượng phong phú, để ca ngợi tinh thần dũng cảm , nghĩa hiệp, trí
thông minh của người dân Đồng Nai thời kỳ khai hoang lập ấp, truyện cổ tích Trận
Mãng xà ra đời.
2. Gợi ý tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi
mình công tác để triển khai tiết dạy.
1. Giáo viên nêu nét chung về truyện .
2. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
3. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài
dành
cho học sinh.
liệu

10


4. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.
*Hoạt động 1: đọc và kể tóm tắt truyện

1. Hướn g dẫn học sinh đọc văn bản. Chú ý học sinh tập trung vào đoạn tả cuộc
chiến đấu của hai cha con Ông Bảy diễn ra quyết liệt, hồi hộp, căng thẳng, thể hiện
tính cách nhân vật.
2. Gọi 1 hoặc 2 HS kể tóm tắt truyện.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả truyện
Tìm hiểu đôi nét về tác giả Huỳnh Văn Nghệ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần chú thích và rút ra những điểm cần
lưu ý về tác giả, khẳng định đây là người có công ghi chép và kể lại câu chuyện cổ tích
Trận Mãng xà. Cụ thể :
- Tác giả Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) quê tỉnh Bình Dương xuất thân trong
làng quê “nghèo sản vật mà giàu truyền thống cách mạng”.
- Ông là hình ảnh kết tinh truyền thống của quê hương, nghĩa khí của cha, đức
bao dung của mẹ, bản lĩnh của các anh chị em, sự hồn nhiên của bạn bè và thiên t ư của
chính mình.
- Ông tham gia cách mạng rất sớm, có nhiều đóng góp trong binh nghiệp
và văn nghiệp của Đồng Nai.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu bố cục truyện
Bố cục của truyện : gồm 3 phần:
a. Mở đầu : Từ đầu…dấu roi mà chạy : Giới thiệu loài mãng xà và tầm ản h
hưởng nguy hiểm của nó với dân Đồng Nai.
b. Diễn biến truyện : Tiếp …hoan nghênh nhiệt liệt :
- Giới thiệu cha con ông Bảy Túc
- Cảnh cha con ông Bảy chặt đuôi mãng xà và cứu Voi -Voi trả ơn
- Cảnh cha con ông Bảy chiến đấu và chiến thắng Mãng xà.
c. Kết thúc truyện : phần còn lại : mãng xà chết, dân làng Đồng Nai yên bình,
làm ăn yên ổn.
*Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung, hình thức của truyện
1. Hình ảnh con Mãng xà hung dữ : thể hiện ở hình dáng : to bằng cối xay, dài 3
đến 4 chục thước. Nó có thể nuốt tất cả các loại thú rừng, cả voi; quấn chặt, xiết đối
phương đến chết; no mồi ngủ cả tháng nhưng vẫn giật mình bắt mồi; thú rừng trốn, thợ

rừng nghèo đói; phá nương rẫy như lũ lụt; nuốt chửng bầy sói và anh thợ săn. Dân bất
lực lập miếu thờ. Người tinh thông võ nghệ, thu mình, dấu roi mà chạy…
Từ đó, giáo viên hướng học sinh rút ra có suy nghĩ gì về sự nguy hiểm của
vùng núi rừng Đông Nam Bộ khi người dân đến đây khai hoang lập ấp : Núi rừng
hoang vu, cuộc sống của người dân bấp bênh, nghèo khổ, nguy hiểm luôn rình rập,
mạng sống khó bảo toàn.
2. Về cuộc chiến đấu không cân sức giữa cha con ông Bảy Túc với con Mãng xà :
- Nguyên nhân khiến cha con ông Bảy đánh mãng xà trong trận đầu: Ông không

11


thể làm ngơ trước thiệt hại do Mãng xà gây ra. Ông muốn cứu con Voi đang lâm nạn.
- Trận chiến sau cùng giữa cha con ông Bảy và Mãng xà diễn ra vô cùng ác liệt :
+ Mãng xà há mồm như miếu thờ mở, gầm thét, phóng tới vồ mồi. Ông Bảy bị nó
táp luôn cả mồi và rựa,
+ Mãng xà phóng tới như trời sập toan nuốt anh Mạnh. Anh Mạnh nhảy vào mồm
Mãng xà, khóa chặt hàm nó bằng cây độc ngạch hai đầu.
+ Mãng xà vùng vẫy nát hàng chục mẩu rừng .
+ Hai cha con phá nát tim , gan, phổi Mãng xà .
Từ những chi tiết trên , giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận về phẩm
chất của người Na m Bộ qua hình ảnh cha con ông Bảy Túc: Họ là những người dân
hiền lành, chất phác, dũng cảm, nghĩa hiệp, giàu tình yêu thương. Họ tiêu biểu cho
những người nông dân Nam Bộ nói chung, người dân Đồng Nai nói riêng sẵn sàng xả
thân để bào vệ dân làng, đem lại cuộc sống no ấm, yên bình.
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa của truyện về nội dung và nghệ
thuật kể chuyện.
- Về nội dung : Qua câu chuyện về cha con người thợ rừng giỏi võ, chiến đấu và
giết chết con mãng xà hung dữ, Trận Mãng xà ca ngợi tinh thần dũng cảm, nghĩa hiệp
và cách sống giàu tình yêu thương của những người dân Nam bộ thời kỳ khai hoang

lập ấp.
-Về nghệ thuật: lối kể chuyện khéo léo, sinh động, lôi cuốn; dẫn dắt tình tiết
câu chuyện hợp lí, diễn biến kịch tính tăng dần, tạo s ức hấp dẫn; thể hiện trí tưởng
tượng phong phú, l i kì nhờ yếu tố thần kì đặc sắc...
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập
- Cho học sinh kể tóm tắt lại cốt truyện.
- Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Trận Mãng xà, em chọn chi tiết nào
trong trong truyện để vẽ Vì sao Em sẽ đặt cho bức tranh minh họa ấy tên gọi như thế
nào?
----------------------

Lớp 7, tiết 69
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỤC NGỮ, CA DAO ĐỒNG NAI
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu được:
- Những nét cơ bản về nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật của tục ngữ, ca
dao Đồng Nai.
- Tục ngữ, ca dao Đồng Nai góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà.
II. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài:

12


Vào thế kỷ XVII, vùng đất Đồng Nai tiếp nhận những làn sóng di dân lớn từ
Thuận - Quảng vào. Khi đặt chân đến vùng đất mới, cư dân mang theo nỗi niềm của
người xa xứ cùng những cảm xúc về vùng đất Đồng Nai.
Tục ngữ, ca dao Đồng Nai đúc kết kinh nghiệm sống về v ùng đất mới và những
tâm trạng, tì nh cảm của người Đồng Nai
2. Gợi ý tiến trình tổ chức cá c hoạt động:

*Hoạt động 1: tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản
Trình bày sơ lược nội dung và hình thức tục ngữ Đồng Nai.
Tục ngữ Đồng Nai đúc kết những kinh nghiệm về đời sống sản xuất, sinh hoạt x ã
của
người Đồng Nai. Nó phản ánh những nét đặc trưng riêng về thời tiết, thổ
hội
nhưỡng, sản vật địa phương và văn hoá cộng đồng người Việt ở Đồng Nai.
Nội dung tục ngữ được phản ánh rất phong phú bao gồm nhiều vấn đề thường
trong
đời sống (cách ăn, mặc, ứng xử, tâm hồn; kinh nghiệm tâm lý ng ười đời,
thức
phong tục, thời tiết, sản xuất, cưới hỏi, quan hệ …) trong bài chỉ nêu lên một số ý
chung nhất về nội dung phản ánh, giáo viên có thể giới thiệu mở rộng hơn sao cho phù
hợp với trình độ học sinh.
Về hình thức tập trung vào khai thác vần, đối trong tục ngữ. Sử dụng cách nói
chân phương, từ địa phương.
* Hoạt động 2: Trình bày hiểu biết của bản thân về nội dung, hình thức ca dao
Đồng Nai
Lưu ý:
- Văn học Đồng Nai hình thành và phát triển theo qui luật phổ bi ến thường thấy
của nền văn học địa phương các tỉnh từ Bắc trung bộ đến Nam trung bộ: bước đầu
hình thành, văn học Đồng Nai mang theo nỗi niềm của người xa xứ cùng những cảm
xúc về vùng đất mới. Ta thấy xuất hiện trong ca dao Đồng Nai những motif quen
thuộc: như motif “ngó lên hòn núi Thiên Thai …” đến với Đồng Nai:
“Ngó lên Bình Điện thấy miệng em cười
Tơ duyên muốn kết sợ người có đôi”
Hoặc “ thương nhau cởi nón cho nhau ..” thành
‘Thương em đưa nón đội đầu
Về nhà má hỏi qua cầu gió bay”
- Ca dao Đồng Nai khá phong phú ngoài mảng lời mời gọi, quảng bá hình ảnh

đất nước, con người Đồng Nai là những mảng trình bày tâm tư, tình cảm, số phận của
người Đồng Nai trên vùng đất mới.
Qua một số h ình ảnh c a dao Đồng Nai phản ánh đời sống
Trong ca dao Đồng Nai xuất h iện khá nhiều những hình ảnh đình, chùa, miếu,
am tự; rồng, phụng, qui; những bình, nhạo, mâm trầu, hủ rượu, mực tàu, chuổi hột
kiềng vàng; đôi bông hột lựu, ông mai, ông mối, phụng hoàng, … Điều đó cho ta hiểu
thêm về văn hoá, tín ngưởng người Đồng Nai.
Về mặt nông nghiệp: Cây trái trong ca dao thì có lúa gạo, bưởi, cam, thơm, sầu
riêng, măng cụt, mít, xoài, cây mai, bụi chuối, bụi môn, lá sen … đồ vật thì có chày,

13


nia, thùng, trang … thức ăn thì có cháo lòng, bánh bò, bánh tét (Bánh tét nhiều đậu thì
ngon; Cha mẹ chuốt ngọt thì con đắt chồng) … cầu đường thì có cầu dán, cầu tre.
Ngoài các sản vật cây trái thường thấy trong ca dao Đồng Nai, ta có thể thấy các
hình ảnh gạch, tường, kiểng, chuông, nồi đồng, mâm thao, chiếu mây, chiếu bông,
chiếu manh, chiếu rách, vải, lụa, quay tơ, se sợ chỉ mành, khăn vuông, khăn xéo, quần
lảnh, dây lưng … đó là những hình ảnh chỉ xuất hiện ở vùng phố chợ với nhiều ngành
nghề thủ công phát triển, mua bán trao đổi hàng hoá phát triển.
Thậm chí trong một lời ru, ta có thể thấy ngay cái đa dạng phong phú của địa
Đ
hình ồng Nai với đồng bằng, sông nước, rừng cây; với muôn thú và con người Đồng
Nai thích làm ăn buôn bán.
“Chiều chiều vịt lội cò bay
Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng
Vô rừng bứt một sợi mây,
Đem về thắt gióng cho nà ng đi buôn
Đi buôn biết lỗ biết lời
Đi ra cho thấy mặt trời, mặt trăng”.

Giáo viên làm rõ phần Ca dao ghi lại tâm tư tình cảm con người Đồng Nai
Ca dao Đồng Nai ít xuất hiện những bài than thân về tình duyên trắc trở so với ca
dao vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ; nhưng trong mảng ca dao than thân ta
lại thấy xuất hiện những lời than thân của người “xa xứ lạc loài tới đây”, của người thợ
nghèo, phu đồn điền, những người buôn thúng bán bưng:
- “Xay lúa giã gạo Đồng Nai
Gạo trắng về nàng, tấm cám về tôi” .
- “Cao su khổ lắm ai ơi
Dân phu thí xác cả ngày ngoài lô
Còng lưng cạo mũ cơ hồ
Tấm thân trâu ngựa, tội tù khổ sai”
- Bán buôn thúng lủng, tràng hư
Mãn mùa tính lại chẳng dư đồng nào”.
Qua câu hát, lối ứng xử trong cuộc sống, tính cách của người Đồng Nai bộc lộ
rõ nét; đó là sự nóng nảy, bộc trực, cũng có khi là những nét cởi mở, bạo dạn, mở lòng
của người phụ nữ:
“ Thấy anh lớn tuổi mà khờ
Lưng em không dựa, dựa bờ cỏ may”
hoặc những lời vui vẽ, tinh nghịch mang phong cách Nam bộ cũng được thể hiện
rất rõ:
- “Câu hò tôi đựng một lu
Lum khum nó rớt chổng khu mò hoài”
- “ Câu hò tôi đựng một khạp da bò
Ngủ quên đậy nắp nó bò sạch trơn”

14


Tìm hiểu nghệ thuật của ca dao.
Ca dao Đồng Nai thường ngắn, vần điệu ít nghiêm nhặt, hay phá cách lục bát, ít

chải chuốt ngôn từ; quí là ở lời bộc trực chơn tình, lòng thực thà, rộng mở
Ca dao Đồng Nai sử dụng khá nhiều hình ảnh sản vật địa phương để mời gọi, thể
t
hiện ình cảm, tâm hồn con người.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập.
- Luyện tập: Yêu cầu Học sinh sưu tầm thêm một số câu tục ngữ, ca dao viết về
vùng đất, con người Đồng Nai.
Giáo viên cần lưu ý phân biệt (không cần trình bày với học sinh) những bài viết
Đồng
Nai và những bài ca dao Đồng Nai. Sự khác nhau từ điểm nhìn; ca dao Đồng
về
Nai là tiếng nói tâm tư tình cảm của người Đồng Nai.
Từ vốn hiểu biết của học sinh, giáo viên có thể giúp các em thấy được mối liên
quan giữa lịch sử Đồng Nai và tục ngữ, ca dao Đồng Nai.
--------------------------

Lớp 7, tiết 74:

TỤC NGỮ VỀ ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT VÀ
SINH HOẠT XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh hiểu:
- Về thời tiết, đời sống sản xuất, thưởng thức sản vật; hiểu biết về văn hoá ẩm
thực, lối ứng xử của người Đồng Nai trong quan hệ gia đình, xã hội.
- Cách nói ngắn gọn, chân phương đi thẳng vào vấn đề.
- Thuộc lòng câu tục ngữ trong văn bản.
II. Những điều cần lưu ý:
- Về hình thức: cách nói ngắn gọn, chân phương; bố cục sắp xếp đối xứng các vế
câu (thanh, từ, ý)
- Về nội dung tư tưởng: thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thời t iết, lao

động sản xuất, về quan hệ gia đình mở rộng và cách ứng xử trong cộng đồng người
Việt ở Đồng Nai.
- Về cách thức sử dụng: vận dụng trong hoạt động đời sống sản xuất, sinh hoạt.
Ngoài việc giúp các em hiểu biết thêm về thời tiết, đời sống sản xuất, thưởng thức sản
vật, hiểu biết về văn hoá ẩm thực, lối ứng xử của người Đồng Nai trong gia đình và xã
hội; Nó giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng sống: ứng xử trong thời tiết đầu mùa
mưa; thấy được kinh nghiệm trong trồng trọt, mua bán, kinh nghiệm về việc thưởng
thức sản vật địa phương; học tập về văn hoá ăn uống của người Việt; biết thêm quan
hệ gia đình mở rộng và cách ứng xử trong cộng đồng.

15


III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tục ngữ là kho tàng của trí tuệ, nó đúc kết kinh nghiệ m sống
của nhân dân. Tục ngữ Đồng Nai góp phần làm giàu thêm vốn kinh nghiệm sống thiết
thực của nhân dân xuất phát từ đặc điểm địa phương Đồng Nai.
2. Gợi ý tiến trình :
- Nhóm câu 1,2: những câu tục ngữ viết về kinh nghiệm thời tiết, trồng trọt.
- Nhóm câu 3,4,5: những câu tục ngữ viết về kinh nghiệm thưởng thức sản vật ở
địa phương.
- Nhóm câu 6,7: những câu tục ngữ viết về quan hệ và cách ứng xử trong cuộc
sống.
3. Tìm hiểu câu 1,2: những câu tục ngữ viết về kinh nghiệm thời tiết, trồng trọt:
3.1 Kinh nghiệm về thời tiết:
- Nghĩa của câu:
Thời tiết biến chuyển theo từng tháng mang nét đặc thù của vùng đất Biên Hoà Đồng Nai. Tháng giêng (âm lịch) là tháng nắng, với cái nắng chói chang, rực rỡ từ
sớm đến chiều, từ ngày này sang ngày khác; tháng 2,3 (âm l ịch) bắt đầu giông gió. Gió
nồm mang đặc tính gió mát và ẩm ướt thổi từ Đông - Nam tới Việt Nam (thường vào
mùa hạ). Vào tháng 3 (âm lịch) thường có giông đầu mùa, có nơi mưa đầu mùa diễn

ra. Mưa đầu mùa thường kéo theo giông gió (nồm sợ). Tháng tư (âm lịc h) thời tiết đi
dần vào ổn định khởi điểm cho mùa mưa ở phương Nam, lúc này mưa kèm theo sấm
chớp, giông có phần giảm đi (nồm sơ).
Câu tục ngữ khái quát lại tình hình thời tiết vào những tháng sau tết. cách thể
hiện theo phương thức đếm 1,2,3 quen thuộc (t háng 2 trồng đậu, tháng 3 trồng cà,
tháng 4 cày vỡ ruộng ra …; mồng một lưỡi liềm, mồng hai là lúa, …).
- Ứng dụng: có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc tính toán sắp
xếp công việc và bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khoẻ vào đầu mùa mưa bảo (chặt cây,
mé nhánh quanh nhà, cột buộc mái nhà, không ra ngoài khi có mưa giông …).
3.2 Kinh nghiệm trồng trọt:
- Xoài là loài cây quen thuộc dễ trồng ở Đồng Nai. Xoài thường trổ bông vào đầu
mùa khô, kết quả và thu hoạch vào tháng 3,4 (âm lịch). Mưa sớm làm cho hoa trái
rụng (mất mùa xoài).
- Lúa thì cần nước, mưa đến muộn nên việc cày cấy chậm trể dẫn đến năng xuất
lúa thấp (toi mùa lúa).
Vì vậy, Năm nào mưa muộn thì “được mùa xoài” mà “toi mùa lúa”. Hai vế
câu được sắp xếp đối xứng nhau: được/mất (to i).
- Ứng dụng trong trồng trọt, mua bán:
4/ Tìm hiểu câu 4,5,6: những câu tục ngữ viết về sản vật địa phương và văn hoá
ẩm thực.
4.1 Giới thiệu sản vật địa phương, văn hoá ẩm thực:
“Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang”.
- Nghĩa của câu đã rõ: cơm (gạo) ở Đồng Nai, Bà Rịa; cá ở Phan Rí, Phan Rang.

16


Câu tục ngữ giới thiệu sản vật đặc trưng của Đồng Nai - Bà Rịa (gạo mới, cơm
trắng) và Phan Rí, Phan Rang (cá tươi, ngon). Cách diễn đạt chỉ cần đối, không cần
vần (cần lưu ý cách phối thanh ở phụ âm đầu “Rịa”, “Rí Rang”)

Theo Lê Quí Đôn miêu tả trong Phủ Biên tạp lục hồi cuối thế kỷ XVII “hàng
năm, đến tháng 11,12 (ở Đồng Nai) thường xay giã thóc thành gạo để bán ra lấy tiền
ăn tết” Đồng Nai xưa nổi tiếng với gạo và nước (Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai).
- Ứng dụng trong thư ởng thức sản vật địa phương
4.2. Hướng dẫn cách xem trái cây
“Dưa đàng đít, mít đàng đầu”.
- Nghĩa của câu: xem dưa chín thì xem rốn (đít). Người nhà vườn thấy dưa đỏ
“đít” thì biết dưa bắt đầu chín tới (Chúa chết thì trạng băng hà - dưa gang đỏ đít thì cà
đỏ trôn). Xem mít chín thì xem ở cuốn mít (đầu). Người nhà vườn thấy lá ở cuốn mít
vàng, rụng thì biết mít bắt đầu chín tới.
- Ứng dụng trong việc xem trái cây chín ở nhà vườn và trong mua bán.
4.3. Văn hoá ẩm thực:
“Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước” .
- Nghĩa của câu bàn về văn hoá ẩm thực: ăn trầu tiếp khách ở nhà khách (đàng
trước), ăn chuối (muốn thoải mái) nên ăn ở đàng sau. Cách sắp xếp các vế câu trong sự
đối xứng; trước/sau; thanh lịch/thô tục.
Tục ăn trầu cau là một nét đẹp của giá trị văn hoá truyền thống, của triết lý và
giao tiếp Việt Nam truyền thống. Với người Việt Nam “Miếng trầu là đầu câu
chuyện”, khi tiếp khách, người Việt thường dùng trầu cau để thết khách, cho nên ăn
cau thường ở “đàng trước”. Trong ăn uống, người Việt thường chú ý đ ến lễ nghi (“học
ăn, học nói, học gói, học mở”; “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”; “ăn hết bị đòn, ăn còn
mất vợ” …). Ăn uống phải có văn hoá. Khi ăn phải thanh lịch, từ tốn, nhỏ nhẻ; phải
biết trên, dưới; không vừa ăn vừa nói, không nhai nhồm nhoàm, ngấu n ghiến; không tỏ
ra mình thiếu đói. Ăn chuối, phải đưa cả trái lên ngoạm là thô tục. Người Nam bộ vốn
sống chân tình. Trong ăn uống lúc nào cũng giữ lễ thì không thoải mái, vậy thì ăn
chuối thì nên ăn ở “đàng sau”.
- Ứng dụng: ăn uống phải chú ý đến yếu tố văn hoá.
5. Tìm hiểu câu 6,7: những câu tục ngữ viết về quan hệ, cách ứng xử :
5.1. Quan hệ gia đình mở rộng:
“Họ hàng thì xa, sui gia thì gần”.

- Nghĩa của câu: xa, gần không phải là độ dài mà là cự ly trong quan hệ tình cảm.
Vì con dâu, con rễ, vì cháu n ội, cháu ngoại nên quan hệ giữa 02 bên “sui gia” gắn bó
thân thiết hơn. Cách sắp xếp các vế câu theo cặp đối xứng: xa/gần (thường trong cách
so sánh hay lấy quan hệ họ hàng làm chuẩn theo kiểu “bán anh em xa, mua láng giềng
gần”, “nhất cận lân, nhì cận thâ n, tam cận giang, tứ cận thị”… để thể hiện mối quan hệ
thiết yếu).
- Ứng dụng trong quan hệ giao tiếp và ứng xử.

17


5.2. Cách ứng xử trong phạm vi (lảnh thổ, lảnh vực) :
- Nghĩa của câu: Hình thức đội dù (ô) khi xưa ở làng quê là hình thức biểu thị
quyền lực. Việc biểu thị quyền lực chỉ có thể áp dụng tr ên phạm vi của mình cai quản
(đất mình). Phải biết được ranh giới của việc biểu thị quyền lực cho nên “sang đất
người ta phải hạ dù xuống” (vì “rừng nào cọp nấy”). Cách sắp xếp các vế câu theo cặp
đối xứng: mìn h/người ta (ta/người).
- Ứng dụng: học cách ứng xử trong và ngoài phạm vi, lĩnh vực của mình.
6. Một số đặc điểm về cách diễn đạt của câu tục ngữ:
- Hầu hết các câu tục ngữ được nêu trong bài có 02 vế câu ở dạng đối xứng nhau
cả về hình thức và nội dung. C ách đối xứng tương đối chỉnh, thoạt đầu tưởng như mâu
thuẩn nhau nhưng thực ra chúng bổ sung cho nhau làm hoàn chỉnh thêm ý nghĩa (đối
tự, đối ý, có âm thanh tương xứng). Đó là những cặp: được/mất; đít/đầu; sau/trước;
xa/gần; mình/người ta
Vần thường gieo ở vần lưng; cách nói ngắn gọn, chân phương đi thẳng vào vấn
đề, ít ẩn dụ, so sánh phù hợp với tính cách người Nam bộ.
7. Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập và ghi nhớ :
- Luyện tập: Yêu cầu Học sinh sưu tầm thêm một số câu tục ngữ viết về thiên
nhiên, đời sống, cách thức sinh hoạt ứng xử của con người Đồng Nai.
Từ vốn hiểu biết của học sinh, giáo viên có thể giúp các em thấy được: Văn học

Đồng Nai “lúc đầu mang hành trang của người Việt đến xứ Biên Hoà Đồng Nai, về
sau trải qua quá trình hội nhập nó mang bản sắc mới, nó phản ánh cuộc sống lao động,
chiến đấu của người Đồng Nai, nó ghi nhận lại những tâm tư tình cảm, phong tục tập
quán của người Đồng Nai trên vùng đất mới trong suốt thời kỳ lịch sử tạo dựng ra nó”.
- Khái quát lại vốn kiến thức đã tìm hiểu
-----------------------------

Lớp 7, tiết 133:
CA DAO VỀ THIÊN NHIÊN XỨ SỞ ĐỒNG NAI
I. Mục tiêu cần đạ t:
Giúp học sinh:
- Hiểu nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của những câu ca dao trong bài
học.
- Thuộc lòng các câu ca dao trong văn bản.
II. Những điều cần lưu ý:
- Về hình thức: chủ yếu là môtip lời mời mọc, rủ rê gắn liền với cách nói ngắn
gọn giới thiệu đặc điểm vùng đất Đồng Nai
+ Rủ rê: “Đến đây xứ sở lạ lùng”; “ Ăn bưởi thì hãy đến đây”; “Ai ơi về Đại phố
Châu”.
+ Mời mọc kèm theo hứ a hẹn: “Ai đi đến đó thì không muốn về”.

18


+ Cách nói ngắn gọn giới thiệu đặc điểm thiên nhiên, xứ sở Đồng Nai:
“Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm”; “Đồng Nai gạo trắng nước trong”;
“Biên Hoà có bưởi trứ danh tiếng đồn”, Trà Phú Hội, nước Mạch Bà ...”
- Về nội dung tư tưởng: Giới thiệu thiên nhiên, xứ sở Đồng Nai. Quảng bá vùng
mới
với nhiều sản vật do thiên nhiên ưu đãi như tôm, cá, nước trong; nhiều sản vật

đất
là thành quả lao động của con người như gạo, mít, cam, bưởi; quảng bá những công
trình văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương.
- Mục đích: học sinh hiểu thêm thiên nhiên xứ sở Đồng Nai qua các thời kỳ lịch
sử từ đó giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước, tự hào với miền đất Đồng Nai.
III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới :
1. Giới thiệu bài: ca dao là tiếng nói tình cảm của con người, nó phản ánh cuộc
sống, tâm hồn của con người trong quá trình mở đất, lập nghiệp. Trong mảng ca dao
viết về thiên nhiên xứ sở Đồng Nai ta lại thấy, hiểu thêm về thiên nhiên xứ sở Đồng
Nai trong quá trình phát triển.
2. Gợi ý tiến trình:
- Nhóm câu 1,2: những câu ca dao giới thiệu về thiên nhiên vùng đất Đồng Nai.
- Nhóm câu 3,4,5: những câu ca dao giới thiệu về quá trình phát triển Đồng Nai
- Bài ca dao số 6: Giới thiệu về công trình văn hoá của người Đồng Nai.
3. Tìm hiểu những câu ca dao giới thiệu về thiên nhiên vùng đất Đồng Nai.
3.1.
“Bao phen quạ nói với diều
Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm”.
Nhiều lần quạ nói với diều; thông tin này không phải xuất hiện lần đầu, quen
thuộc lắm (“bao phen”; có bản viết là “ba phen”): “Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm”.
Thông tin mang tính khách quan. Việc đưa tin bằng phương thức truyền miệng như thế
trở thành môtip quen thuộc trong ca dao như:
- “Bao phen quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”.
- “Tai nghe quạ nói với diều
Chỗ nào có trấu, thì nhiều gà con”
Dòng 1 bài ca dao giới thiệu nguồn thông tin có nhiều cơ sở tin cậy (nhiều lần)
Dòng 2 bài ca dao giới thiệu thông tin hấp dẫn về Cù Lao Phố, Hiệp Hoà có
nhiều sản vật (Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm). Đây là nơi lý tưởng có thể đánh bắt
cá, tôm và lâu dài hơn có thể định cư lập nghiệp.

3.2.
“Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về”.
Ngược lại với cách giới thiệu ở bài ca dao 1, trình tự giới thiệu ở bài ca dao 2
mang tính chủ quan của người nói với môtip quảng bá quen thuộc:
Dòng 1 đi thẳng vào vấn đề, không vòng vèo: giới thiệu thông tin về địa danh và
sản vật thiên nhiên ưu đãi “gạo trắng nước trong”

19


Dòng 2 là môtip quảng bá quen thuộc: “ai đi đến đó thời không muốn về” (ta đ ã
gặp t rong các bài ca dao:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về).
Trong những ngày đầu mở đất, việc mời gọi, quảng bá lập nghiệp ở vùng đất mới
là việc làm phổ biến thể hiện tinh thần hiếu khách của người phương Nam. Qua đó, ta
cũng thấy một Đồng Nai với nhiều ưu đãi của thiên nhiên.
4. Tìm hiểu những câu ca dao giới thiệu về quá trình phát triển Đồng Nai
4.1. Vùng đất Đồng Nai trong những ngày đầu khi mới đặt chân đến
“ Đồng Nai xứ sở lạ lùng
Dưới sông sấu lội trên giồng cọp um”.
Theo Lê Quí Đôn miêu tả trong Phủ Biên tạp lục (1776) “đất (Đồng Nai) ấy
nhiều sông rạch, đường nước như mắc cửi không tiện đi bộ. Người buôn chở thuyền
lớn tất có đèo theo xuồng nhỏ để thông đi các rạch. Từ cửa biển Cần Giờ đến đầu
nguồn đi sáu bảy ngày”. Câu ca da o phản ánh khung cảnh hoang sơ và ghi nhận tâm
trạng người đi khai phá, buôn bán từ buổi đầu khi đến Đồng Nai :
- Đó là một miền đất mới với nhiều động vật hoang dã: sông nhiều cá sấu, trên
giồng (bờ đất) nhiều cọp dữ .Giáo viên có thể liên hệ nhóm truyện p hản ánh sự sống
của con người trong buổi đầu khai hoang, đấu tranh chống thú dữ, chinh phục tự nhiên

như Trận Mảng xà, Sấu đỏ mũi, truyện diệt cọp dữ ở Hóc Ông Che …; có thể cung cấp
1 số câu ca dao khác ghi lại miền đất Đồng Nai xưa:
“Đến đây xứ xở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”
“Đi ra sợ đĩa cắn chưn
Xuống sông sấu ních, lên rừng cọp tha”.
- Người đi khai phá, buôn bán từ buổi đầu đến Đồng Nai ghi nhận tâm trạng của
mình: với cảm giác lạ lùng về miền đất mới và tâm trạng sợ hải khi t hấy sấu lội dưới
sông, nghe hổ gầm trên giồng.
Người đọc hình dung Đồng Nai - một miền đất mới với nhiều thú dữ, chướng khí,
rừng thiêng. Từ đó mới thấy được thành quả lao động của người Đồng Nai ở các bài ca
dao sau.
4.2. Đồng Nai qua bàn tay lao động c on người
“Ăn bưởi thì hãy đến đây
Đến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành
Ngon thơm mít mật, cam sành
Biên Hoà có bưởi trứ danh tiếng đồn”.
Bài ca dao cũng là lời mời gọi nhưng không phải là lời mời gọi đến định cư, giao
lưu buôn bán ở vùng đất mới mà là giới thiệu thành quả lao động của người Đồng
Nai, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của vùng đất Biên Hoà : bưởi, mít, cam trong đó
nổi tiếng nhất là “ bưởi trứ danh tiếng đồn ”.

20


Cả bài ca dao gồm 4 câu, có 03 câu giới thiệu về sản vật đặc trưng của địa
phương Biên Hoà (Vĩnh Cửu): bưởi.
Tất cả đều trù phú: bưởi chín vàng cây; bưởi nhiều đến trĩu cành; mít mật, cam
sành thơm ngon. Đó là thành quả lao động của người Đồng Nai.
4.3. Giới thiệu sản vật vùng đất Long Thành - Đồng Nai xưa

“Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riên g An Lợi, chuối già Long Tân.
Cá bui, sò huyết Phước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Rạch Nhum”
Theo tài liệu Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển (trang 85 Nhà xuất bản Đồng Nai) ghi nhận: “Những người Hoa theo Trần Thượng Xuyên vào
Biên Hoà … ngoài một số sống tập trung ở Bàn Lân, Cù Lao Phố còn nhiều người
sống rải rác trong phạm vi vùng Đồng Nai. Đây là lực lượng chân rết làm đại lý thu
mua nguyên vật liệu, hàng hoá tại chổ cung cấp về Cù Lao Phố như Tân Bản (lúa gạo),
Mỹ Khánh, Bình Long (hàng vạn bạc), Chợ Đồn (gốm, cát, đá ong), Tân Mai, Vĩnh
Thanh, Bình Trước, Bình Phước (lúa gạo), Đồng Bản, Thủ Đồn Xứ (gỗ quí, thú rừng)
Bình Sơn (đá rửa tô nhà), Phú Hội (xuất trà), An Lợi (xuất sầu riêng), Long Tân
(chuối), Phước An (cá buôi, sò huyết), Phước Khánh (lúa gạo thơm), Tam An (tôm
càng), Hội Bài (cá), Long Phước (chuối, xoài)” .
Bằng phương pháp liệt kê, cách nói vần vè, quen thuộc dễ nhớ; nội dung bài ca
dao quảng bá thương hiệu của sản vật của địa phương Long Thành xưa (nay thuộc
huyện Nhơn Trạch).
Cách liệt kê sắp xếp của người bình dân không theo trình tự không gian hay theo
mức độ giá trị sản vật mà trưng bày theo từng món, từng tiệc:
Trà/ nước
Sầu riêng/ chuối già (tiệc ngọt).
Cá bui/ sò huyết/ gạo thơm/ tôm càng (tiệc mặn).
5. Tìm hiểu bài ca dao giới thiệu danh lam thắng cảnh Đồng Nai
“Ai ơi về Đại phố Châu
Thăm núi Châu Thới, qua cầu Đồng Nai”.
Bài ca dao mở đầu bằng lời mời gọi quen thuộc nhằm:
- Giới thiệu Đại phố Châu, thương cảng sầm uất của miền Nam vào thế kỷ XVII
và ½ đầu thế kỷ XVIII. Đại phố là tên gọi của nhóm người Hoa để chỉ thành phố buôn
bán lớn (châu là đơn vị hành chính dưới “trấn” trên “hương”, nay là xã Hiệp Hoà,
thành phố Biên Hoà);
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh: núi Châu Thới (nay thuộc địa phận tỉnh Bình

Dương); Theo Gia Định thành thông chí “ Núi Châu Thới với cây cối lâu đời rậm tốt,
hình núi cao thấp, khuất khúc; trên núi có hang hố, khe nước và là chỗ tu hành; lên
trên núi như “tiêu dao ra ngoài cõi tục”.
- Giới thiệu công trình cầu đường: Năm 1903, hai cầu Rạch Cát (03 nhịp nối liền
trung tâm Biên Hoà - Bàn Lân với Cù lao phố) và Cầu Gành (04 nhịp nối liền cù lao

21


phố với Bửu Hoà - Chợ Đồn) do hãng Eiffef thiết kế, chế tạo bắc ngang qua sông
Đồng Nai; cầu thông xe vào năm 1904. Cầu Đồng Nai trong bài ca dao có lẽ quảng bá
về 02 chiếc cầu này.
Trình tự giới thiệu danh lam thắng cảnh :
Đại Phố Châu (1)
Cầu Đồng Nai (3)
Núi Châu Thới (2)
(xã Hiệp Hoà)
( cầu Ghềnh)
(cửa ngõ Biên Hoà)
Thương cảng
Sông
Núi
Theo Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển ghi nhận: “Năm
1748, đường Thiên Lý Cù chạy từ thành Gia Định ngược ra phía Bắc qua ven núi
Châu Thới tới bến đò Ngựa (Chợ Đồn - Bửu Hoà) xuống Long Thành, Bà Rịa”. Vậy là
từ khi có cầu Đồng Nai, người ta có thể đi thẳng từ núi Châu Thới đến Đại phố Châu.
Đây là những công trình văn hoá lớn lao có ý nghĩa và là niềm tự hào của người
Biên Hoà lúc bấy giờ.
Bài ca dao giới thiệu cảnh đẹp, thể hiện niềm tự hào của người Đồng Nai về vị
thế chính trị, kinh t ế, văn hoá của vùng đất Đồng Nai.

6. Nghệ thuật:
Các bài ca dao đều có chung mô tip mời gọi, quảng bá về vùng đất Đồng Nai, lời
mời gọi trãi dài ở giai đoạn khác nhau, với nhiều mục đích khác nhau: như mời gọi, rủ
rê, thông tin, quảng bá sản vật, quảng bá công trình văn hoá.
7. Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập và ghi nhớ.
- Hướng dẫn học sinh khai quát lại kiến thức đã tìm hiểu
- Luyện tập: Yêu cầu Học sinh sưu tầm thêm một số câu ca dao viết về thiên
nhiên xứ sở Đồng Nai.
- Đọc thêm:
“Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trãi Đồng Nai cũng từng”.
“ Bông lài, bông lý, bông ngâu
Không bằng bông bưởi thơm lâu dịu dàng”.
Gợi ý đọc thêm:
“Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trãi Đồng Nai cũng từng”.
Bài ca dao thể hiện ý chí kẻ làm trai thường thấy trong thơ ca của thế kỷ XVII
đến đầu thế kỷ XX (Làm trai cho đáng nên trai - Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài
yên; Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn - Lừng lẫy làm cho lở núi non) cũng bắt đầu
bằng môtip “Làm trai” kết hợp với “điều kiện thử thách” của kẻ làm trai.
Làm trai chí để ngoài ngàn dặm, làm những việc to lớn, phi thường; đất đế đô
thanh lịch cũng trãi, vùng đất mới phương Nam xa xôi cũng từng đến. Phú Xuân,
Đồng Nai là những tên đất tiêu biểu thử thách kẻ làm trai
Hình ảnh kẻ làm trai ở đây với những tiêu chuẩn lịch thiệp, từng trãi. Người
Đồng Nai thì khí phách, hiên ngang là thế.

22


“Bông lài, bông lý, bông ngâu

Không bằng bông bưởi thơm lâu dịu dàng”.
Bông lài, bông lý, bông ngâu, mỗi loài bông một hương sắc riêng. Nếu Hoa lài,
hoa lý là loài hoa cao quí (“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu chưa thanh lịch cũng
người Tràng An”; “Đấy vàng đây cũng đồng đen - Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ”;
“Vắng trăng thì đã có sao - Vắng hoa thiên lý có đào nhị tiên”; “Con gái chưa chồng
như bông hoa lý…”) thì hoa ngâu là loài hoa dân dã (“Xin ai chớ phụ hoa ngâu - Tham
nơi quyền quý đi cầu mẫu đơn”; “Ai ơi chớ phụ hoa ngâu! - Hoa bí hoa bầu cũng gọi
là hoa”).
Bài ca dao không chỉ nói chuyện hương hoa mà chủ yếu là nói chuyện con người.
Bưởi, đặc trưng loài cây trái của vùng đất Đồng Nai, có hoa màu trắng, hương
thơm lâu, dịu. Hương bưởi cũng như con người Đồng Nai không đài các, cao sang
nhưng chân quê, chung thuỷ, dịu dàng.
-------------------------

Lớp 7, tiết 134:
CA DAO VỀ SINH HOẠT XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh:
- Hiểu nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của những câu ca dao trong bài
học.
- Thuộc lòng câu ca dao trong văn bản.
II. Những điều cần lưu ý:
- Về hình thức: Về chùm ca dao phản ánh thân phận người nghèo
Không chỉ khai thác hình ảnh để thấy tình cảnh người nghèo mà còn phải thấy
ợc
đư nỗi lòng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
Bài ca dao tả cảnh sinh hoạt chợ Dinh trình bày dưới dạng hát đố nhưng kh ông có
lời giải, trình bày dưới dạng câu hỏi tu từ. Cần khai thác yếu tố nghệ thuật làm rõ chơ
Dinh sầm uất.
Bài ca dao ru em trình bày theo môtip quen thuộc phổ biến của ca dao ru em Bắc

Bộ và Bắc Trung Bộ và Đồng dao (voi bẻ mía vô rừng bứt mây). Đặc trư ng của hát ru
là thể hiện tình cảm yêu thương, những câu dỗ dành, những lời răn dạy đối với đứa trẻ
được ru. Lời kể, tả, cách dẫn dắt tưởng như bâng quơ nhưng phù hợp với tư duy của
con trẻ.
- Về nội dung tư tưởng: Phản ánh thân phận nghèo khó của người l ao động, Giới
thiệu sinh hoạt đời sống, kinh tế vùng đất Đồng Nai.
- Mục đích: học sinh hiểu thêm về sinh hoạt xã hội, tâm tư của người Đồng Nai
xưa.

23


III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài: ca dao về thiên nhiên xứ sở Đồng Nai cho ta hiể u thêm miền
đất Đồng Nai giàu đẹp, đó là sản phẩm người Đồng Nai tạo ra trong quá trình lao động
mở đất. Ca dao về sinh hoạt xã hội Đồng Nai sẽ giúp ta hiểu thêm về bức tranh đời
sống xã hội của người Đồng Nai trong quá trình phát triển.
2. Gợi ý tiến trì nh: tìm hiểu:
- Nhóm câu 1,2,3: những câu phản ánh thân phận người lao động nghèo.
- Bài ca dao số 4: giới thiệu cảnh buôn bán ở chợ Dinh.
- Bài ca dao số 5: bài hát ru em gắn liền với bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt
của người Đồng Nai.
3. Tìm hiểu những bài ca dao phản ánh thân phận người lao động nghèo
3.1. Bài ca dao 1: phản ánh công việc lao động vất vả của người nông dân
nghèo.
“Xay lúa giã gạo Đồng Nai
Gạo trắng về ngài tấm cám về tôi”
Theo Phủ biên tạp lục, viết năm 1776, hàng năm đến tháng 11, 12 âm lịch, người
Đồng Nai thường xay giã gạo để bán lấy tiền ăn tết. Trong thực tế lịch sử của vùng đất
Đồng Nai, xã hội nhanh chóng phân hoá sâu sắc; sau quá trình tự do phân chiếm đất

đai trong buổi đầu khai hoang đến thế kỷ XVIII đã có người giàu, kẻ ngh èo. Người
nghèo đi làm thuê làm mướn; đến mùa lúa, họ cấy mướn, nhổ cỏ mướn; đến mùa gặt,
họ cắt lúa, đập lúa mướn. Tết đến, người có lúa muốn giã gạo bán lấy tiền ăn tết, họ
đến nhận việc làm để thu nhập thêm; cách tính công ở đây theo phương thức “Gạo
trắng về ngài / tấm cám về tôi”. Phương thức tính công theo kiểu làm lợn lấy lòng, giã
gạo lấy tấm cám.
Câu 1: giới thiệu công việc xay lúa giã gạo ở Đồng Nai khi năm hết tết đến.
Câu 2: phân chia thành phẩm, tính toán công lao rạch ròi theo qui ước (không
tính giá trị bằng tiền):
Gạo trắng về ngài / tấm cám về tôi.
Từ dùng ở đây khô khốc, phân biệt rõ ràng không mơ hồ: Ngài/ Tôi.
3.2. Bài ca dao 2: phản ánh công việc vất vả của người phu cạo mũ cao su.
“Cao su khổ lắm ai ơi
Dân phu thí xác cả ngày ngoài lô
Còng lưng cạo mũ cơ hồ
Tấm thân trâu ngựa, tội tù khổ sai”.
Cuối thế kỷ XIX, sau khi chiếm đóng Nam bộ, Pháp đã mở rất nhiều đồn điền
cao su ở Biên Hoà; phần lớn dân làm phu đồn điền cao su có cuộc sống hết sức vất vả
khó nhọc.
Đây là một trong những bài c a dao viết về mảng đề tài kiếp sống của người phu
đồn điền cao su. Bài ca dao đặc tả nổi vất vả của người phu đồn điền cao su.
- Mở đầu là lời than mang tính khái quát: “Cao su khổ lắm ai ơi”. Kết bài là sự

24


cảm nhận cụ thể mang tính hình tượng về nổi khổ của dân phu: “Tấm thân trâu ngựa,
tội tù khổ sai”, lời than mang theo cả ý thức bất bình xã hội.
Người làm Phu đồn điền cao su phải ký hợp đồng lao động với những điều khoản
chặt chẽ, được ứng trước một số tiền; cho nên người đi phu tự xem mình như “tù

chung thân”, “tù khổ sai”. Kiếp phu vất vả như là thân “trâu ngựa”, như là mang “tội
tù khổ sai”.
- Câu 2,3 cụ thể hoá nổi khổ của dân phu. Họ phải “bán thân” (cách dùng từ địa
phương - “thí xác”) để đổi lấy bát cơm. Họ “thí xác cả ngày ngoài lô” với công vi ệc “
còng lưng cạo mũ”. Nhân vật trữ tình nhận thức được hành động, việc làm của mình là
“thí xác”.
3.3. Bài ca dao 3: phản ánh công việc buôn bán vất vả của người nghèo.
“Bán buôn thúng lủng, tràng hư
Mãn mùa tính lại chẳng dư đồng nào”.
“Khi đặt chân đến vùng đất mới, một số (cư dân người Việt) đã sinh sống bằng
nhiều ngành nghề khác nhau như buôn bán nhỏ, đánh bắt cá, làm mắm, săn bắn, khai
thác gỗ … còn lại tuyệt đại đa số đều chọn nông nghiệp làm nghề sinh sống chính”
(theo Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển ). Điều kiện địa lý Đồng
Nai: giao thương trên sông nước thuận lợi; nhiều phố, chợ hình thành và phát triển là
cơ hội để người buôn bán nhỏ kiếm sống. Nhưng tình cảnh người buôn bán nhỏ trong
bài ca dao thật đáng thương.
Câu 1: nhìn dụng cụ hành nghề hư hỏng thấy ngay cường độ, thời gian làm việc
của người buôn bán nhỏ. Hình ảnh “thúng lủng, tràng hư” đã cực tả nổi khó nhọc, vất
vả của người nghèo.
Câu 2: cuối bài ta thấy đọng lại hình ảnh người buôn bán nhỏ nhẩm đi “tính lại”
đồng vốn, đồng lời (đã tính rồi giờ lại tính lại, cái lẩm nhẩm tính toán như sợ sai sót,
rơi rụng thật tội nghiệp). Bài toán tính nhẩm tổng kết cả “mùa”, cả năm cuối cùng đã
có kết quả: “chẳng dư đồng nào”. Buôn bán không lời thì buôn bán làm chi? Bỏ nghề
ư? Làm gì để sống? Qui luật của mua bán đâu phải lúc nào cũng lời? “Đi buôn đi bán
không lỗ thì lời”, ở đây vén khéo thế là hay rồi. Cuối bài ta như thấy cái thở dài ngao
ngán.
4. Bài ca dao tả cảnh sinh hoạt chợ Dinh:
Theo Lương Văn Lựu (Biên Hùng sử lược toàn biên, quyển 2, trang 92) thì “câu
hát trên là do danh từ Trấn Biên - xưa gọi là chợ Bàng Lân hay chợ Lộc Dã” .
Bài ca dao tả cảnh sinh hoạt của chợ Dinh, mở đầu bằng câu hát đố quen thuộc

“Đố ai ….” + N ội dung câu đố.
“Đố ai con rết mấy chân
Cầu ô mấy nhịp, chơ Dinh mấy người (2)
Mấy người bán áo con trai
Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim”.
Câu đố không có phần trả lời, xuất hiện dưới dạng câu hỏi tu từ (dạng câu đố đếm
số lượng “đố ai đếm được lá rừng”), nhằm giới thiệu quang cảnh chợ Dinh Trấn Biên.

25


×