Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
________________________

TÀI LIỆU
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

CHUYÊN ĐỀ 10 ĐỀ
CHUYÊN

GIÁO DỤC VĂN HÓA - XÃ HỘI

HƯỚNG DẪN NÔNG DÂN SẢN XUẤT
THEO HƯỚNG THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP)
VietGAP TRÊN RAU

Hà Nội, 2012
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TÀI LIỆU
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ


CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC VĂN HÓA XÃ HỘI

CHUYÊN ĐỀ 1

GIÁO DỤC VỀ SÔNG NGÒI, BIỂN ĐẢO
CỦA VIỆT NAM

CHUYÊN ĐỀ 2

HƯỚNG DẪN ÔNG BÀ, CHA MẸ
GIÚP ĐỠ CON HỌC LỚP MỘT

HÀ NỘI, 2012
2


MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu

5

CHUYÊN ĐỀ 1: GIÁO DỤC SÔNG NGÒI, BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Phần 1: Nội dung chuyên đề

7

7

I. Sông ngòi Việt Nam

7

1. Đặc điểm chung

7

2. Các hệ thống sông lớn

9

3. Vai trò của hệ thống sông ngòi với phát triển kinh tế - xã hội

21

4. Thực trạng môi trường sông ngòi của Việt Nam

22

II. Biển đảo Việt Nam

23

1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan

23


2. Khái quát về Biển Đông và vùng biển, hải đảo Việt Nam

27

3. Vai trò của tài nguyên và môi trường biển đảo Việt Nam đối với
đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội

30

4. Một số vấn đề cấp bách về tài nguyên môi trường biển, hải đảo

37

5. Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo

40

Phần 2: Hướng dẫn giảng dạy

44

A. Mục tiêu

44

1. Kiến thức

44

2. Kĩ năng


44

B. Đối tượng và thời gian thực hiện

44

1. Đối tượng

44

2. Thời gian thực hiện

44

C. Chuẩn bị dạy học

45

D. Nội dung chính của chuyên đề

45

E. Hướng dẫn tổ chức hoạt động

45

G. Tổng kết, đánh giá

49


Tài liệu Tham khảo

49
3


Trang
CHUYÊN ĐỀ 2: HƯỚNG DẪN ÔNG, BÀ, CHA, MẸ GIÚP
ĐỠ CON HỌC LỚP MỘT

51

PHẦN 1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ

51

I. Sự cần thiết phải biên soạn chuyên đề

51

II. Sự phát triển của trẻ giai đoạn 5, 6 tuổi

52

1. Phát triển về thể chất

52

2. Phát triển về trí tuệ


53

3. Phát triển về tình cảm và quan hệ xã hội

55

4. Kĩ năng ngôn ngữ

57

III. Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến dạy học lớp 1

58

1. Chương trình học

58

2. Sách giáo khoa

65

3. Một số quy định về kiểm tra, đánh giá

67

VI. Những việc ông, bà, cha, mẹ cần chuẩn bị cho trẻ trước khi đi
học lớp 1


68

1. Chuẩn bị về thể chất

68

2. Chuẩn bị về trí tuệ

69

3. Chuẩn bị về tâm lí

70

4. Một số kĩ năng cần thiết cho học tập

73

V. Giúp trẻ thích học và học tốt các môn

78

1. Hướng dẫn trẻ học môn Tiếng Việt

77

2. Hướng dẫn trẻ học môn Toán

86


3. Hướng dẫn trẻ học các môn khác
VI. Một số lời khuyên giúp cha mẹ giữ bình tĩnh khi hướng dẫn trẻ
học tập

90
90

PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY
HỌC CHUYÊN ĐỀ

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

101

4


LỜI NÓI ĐẦU
Học tập là một trong những nhu cầu cốt yếu, đồng thời cũng là quyền lợi
chính đáng của mỗi con người. Xây dựng xã hội học tập để tạo điều kiện cho mỗi
người dân có thể học tập suốt đời, học tập bất kỳ ở đâu là điều mà mọi quốc gia
tiên tiến trên thế giới đều đang hướng tới.
Ở Việt Nam bên cạnh việc phát triển việc giáo dục ở các cấp học phổ
thông, các trường chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, việc học tập tại các Trung
tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng cũng được hết sức
chú trọng.
Thực hiện Thông tư số 26/2010/TT.BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2010
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên đáp

ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thực, kỹ năng, chuyển giao công nghệ
bao gồm 5 chương trình: chương trình giáo dục pháp luật, chương trình giáo dục
văn hóa - xã hội, chương trình giáo dục bảo vệ môi trường, chương trình giáo dục
bảo vệ sức khỏe và chương trình giáo dục phát triển kinh tế. Vụ Giáo dục thường
xuyên được giao nhiệm vụ chủ trì biên soạn các tài liệu dưới dạng các chuyên đề
phục vụ cho việc triển khai thực hiện chương trình trên tại các Trung tâm Giáo
dục thường xuyên và Trung tâm Học tập cộng đồng.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của các chương trình trên, các chuyên đề
được biên soạn theo tinh thần đáp ứng yêu cầu của người học: cần gì học nấy,
cần trước học trước những vấn đề thiết thực, sát sườn, phù hợp với thực tiễn của
đất nước và của địa phương.
Căn cứ vào danh mục các chuyên đề được biên soạn đáp ứng nhu cầu
người học đã được phê duyệt kèm theo Quyết định số 3455/QĐ-BGDĐT ngày 5
tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục thường
xuyên tổ chức biên soạn 2 chuyên đề thuộc lĩnh vực giáo dục văn hóa xã hội :
Chuyên đề 1: Giáo dục về sông ngòi, biển đảo của Việt Nam
Chuyên đề 2: Hướng dẫn ông bà, cha mẹ giúp đỡ con học lớp một

5


Các chuyên đề trên được biên soạn nhằm thực hiện các mục tiêu của các
chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học cập nhật kiến
thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ là những vấn đề còn mới mẻ, chưa tích lũy
được nhiều kinh nghiệm, trong khi yêu cầu của người học rất phong phú, đa dạng
vì thế chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong muốn
được tiếp nhận những ý kiến nhận xét, góp ý của người học, người đọc để tiếp tục
hoàn chỉnh hệ thống các chuyên đề đáp ứng yêu cầu người học ngày càng hữu ích
và đạt được hiệu quả cao hơn.
VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN


6


CHUYÊN ĐỀ 1
GIÁO DỤC VỀ SÔNG NGÒI, VÙNG BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM
Phần 1. Nội dung chuyên đề

I. Sông ngòi Việt Nam
1. Đặc điểm chung
Địa hình Việt Nam đa dạng, bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm
lục địa. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua
hướng chảy của các dòng sông lớn.
Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000m chỉ chiếm
1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy
dài 1.400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm
ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương
(3.143m). Càng ra phía Đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một
dải đất thấp ven biển.
Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách
thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là
đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Dọc theo duyên hải miền Trung, từ
Thanh Hóa đến Phan Thiết là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10
km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung. Dọc bờ
biển cứ khoảng 20 km lại có 1 cửa sông, do đó giao thông đường thủy khá thuận
lợi. Hai sông lớn nhất ở Việt Nam là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai
vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được
bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và

mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.

7


(Nguồn: Atlat địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)
8


2. Các hệ thống sông lớn
2.1. Hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng
Sông Kỳ Cùng là con sông chính ở tỉnh Lạng Sơn, chảy sang Trung Quốc
và là một chi lưu của sông Tây Giang. Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166m
thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn Việt Nam. Dòng sông chảy theo hướng
Đông Nam - Tây Bắc qua thành phố Lạng Sơn. Cách thành phố này khoảng 22
km về phía Tây Bắc, dòng sông đổi hướng để chảy gần như theo hướng nam bắc tới thị trấn Văn Lãng rồi lại đổi hướng thành đông nam - tây bắc trước khi rẽ
sang hướng đông ở gần thị trấn Thất Khê. Từ thị trấn Thất Khê, dòng sông chảy
gần như theo đường vòng cung, đoạn đầu theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông
Nam tới Bi Nhi, từ đây nó vượt biên giới sang Trung Quốc và dần đổi hướng
thành Tây Tây Nam - Đông Đông Bắc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị
trấn Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài
khoảng 243 km. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo
hướng Đông Nam - Tây Bắc sang Trung Quốc.
2.2. Hệ thống sông Hồng
Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà hay sông Cái. Đoạn chảy
trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang. Đoạn từ chảy qua Phú Thọ
gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà.
Hệ thống sông Hồng là một mạng lưới các con sông, tập hợp quanh con
sông chính là sông Hồng, góp nước cho sông Hồng hoặc nhận nước của con sông
này đổ ra biển Đông. Hệ thống sông Hồng tạo nên phần lớn diện tích đồng bằng

Bắc Bộ. Cùng với hệ thống sông Thái Bình ở phần phía Đông Bắc đồng bằng
Bắc Bộ, tạo nên đồng bằng này, hệ thống sông Hồng còn được nối thông và góp
một phần lưu lượng nước của mình cho hệ thống sông Thái Bình, do đó cả hai hệ
thống sông này còn được biết tới với cái tên chung là Hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình. Hệ thống sông Hồng bồi đắp nên phần trung tâm và phần phía
Nam đồng bằng Bắc Bộ.

9


Các dòng sông gom nước trực tiếp cho hệ thống sông Hồng là sông Đà và
sông Lô. Sông Đà hợp lưu với sông Hồng ở Trung Hà - Phú Thọ; sông Lô hợp
lưu với sông Hồng tại ngã ba Bạch Hạc Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
Ngoài ra còn các hợp lưu của sông Đáy, xuất phát từ vùng núi hai tỉnh Hòa
Bình và Ninh Bình, không góp nước cho sông Hồng nhưng vẫn thuộc hệ thống
sông Hồng, như: sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Vạc...
Dòng chính (chủ lưu) của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện
Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Đến biên giới Việt Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; đoạn thì sang bên lãnh
thổ Việt Nam, đoạn thì sang bên lãnh thổ Trung Quốc. Điểm tiếp xúc đầu tiên
của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung (huyện Bát Sát), chính
giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông
Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ
ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là
sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm). Sông Hồng có phân
lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và
sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải
Phòng). Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía
hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ), nối
sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định.

Phân lưu của sông Hồng bao gồm:
• Sông Đáy, và các phụ lưu của nó
• Sông Nhuệ, lấy nước từ sông Hồng tại địa phận huyện Từ Liêm - Hà
Nội, chảy theo hướng Bắc - Nam qua Hà Tây (cũ) và kết thúc tại
TX.Phủ Lý - Hà Nam.
• Sông Đuống, lấy nước của sông Hồng đổ sang hệ thống sông Thái Bình;
• Sông Phủ Lý (tức sông Châu Giang)
• Sông Luộc, lấy nước sông Hồng đổ sang hệ thống sông Thái Bình;
10


• Sông Trà Lý, một nhánh của sông Hồng, chảy theo hướng Đông qua
tỉnh Thái Bình
• Sông Diêm Hộ, phân lưu của các sông Luộc và Trà Lý
• Sông Ninh Cơ (tức là sông Đài hay sông Lạch Giang), một nhánh của
sông Hồng, chảy uốn lượn theo hướng Nam, qua tỉnh Nam Định đổ ra
biển Đông
• Sông Nam Định, một nhánh của sông Hồng chảy theo hướng Tây Nam
qua tỉnh Nam Định và hợp lưu với sông Đáy
• Sông So, một nhánh sông nhỏ của sông Hồng, chảy qua các huyện Giao
Thủy với hai huyện Xuân Trường và Hải Hậu tỉnh Nam Định.
• Sông Lân, một nhánh sông nhỏ chảy qua huyện Kiến Xương, Tiền Hải
Thái Bình và đổ ra biển Đông bởi cửa Lân
Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, tới 2.640 m³/s
(tại cửa sông) với tổng
lượng nước chảy qua tới
83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu
lượng nước phân bổ không
đều. Về mùa khô lưu
lượng giảm chỉ còn

khoảng 700 m³/s, nhưng
vào cao điểm mùa mưa có
thể đạt tới 30.000 m³/s.
(Một khúc sông Hồng. Nguồn Internet)
Do lượng phù sa lớn mà lòng sông luôn bị lấp đầy khiến cho lũ lụt thường
xuyên xảy ra, chính vì thế mà từ lâu hai bên bờ sông người dân đã đắp lên những
con đê to nhỏ để tránh lũ lụt hàng năm.
2.3. Hệ thống sông Thái Bình
Hệ thống sông Thái Bình là tên gọi của một hệ thống sông gồm sông Thái
Bình cùng các phụ lưu và chi lưu của nó. Các phụ lưu gồm sông Cầu, sông
11


Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn với tổng chiều dài khoảng 1.650 km
và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận
một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông.
Sông Cầu dài 290 km, bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua Thái Nguyên) và làm
ranh giới hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh. Sông Thương bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy
qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, thành phố Bắc Giang, Yên Dũng,
dài khoảng 80 km. Sông Lục Nam từ Đình Lập (Lạng Sơn), chảy qua các huyện Sơn
Động, Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang) với tổng chiều dài hơn 200km.
Chỗ hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, Đuống,
Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình gọi là Lục Đầu Giang (do đây là nơi
sáu con sông gặp nhau). Các sông này hợp nhau tại thị trấn Phả Lại huyện Chí
Linh thành sông Thái Bình, dòng chính của hệ thống sông này, chảy qua tỉnh Hải
Dương dài 385 km và đổ ra biển tại cửa Thái Bình nằm ở giữa ranh giới hai
huyện Tiên Lãng và Thái Thụy qua ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo
của thành phố Hải Phòng. Do hệ thống sông Thái Bình có nối với sông Hồng bởi
sông Đuống (ở thượng lưu) và sông Luộc (ở hạ lưu) nên đôi khi người ta còn gọi
hệ thống này là hệ thống sông Hồng-Thái Bình và nó tạo ra khu vực đồng bằng

Bắc Bộ. Hệ thống này giúp phân nước sông Hồng khi mùa lũ, làm giảm thiệt hại
ở hạ lưu sông Hồng.
Dòng chính sông Thái Bình gồm hai đoạn: Đoạn một bắt đầu từ ngã ba Lác,
phía dưới thị trấn Phả Lại thuộc tỉnh Hải Dương, chảy qua đất Hải Dương tới ngã
ba Mía dài khoảng 64 km. Đoạn hai từ Quý Cao (xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ),
nơi kết thúc sông Luộc, sang địa phận thành phố Hải Phòng, men theo ranh giới
huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng và rồi chảy dọc theo ranh giới giữa huyện
Tiên Lãng (Hải Phòng) với tỉnh Thái Bình, đổ ra cửa Thái Bình ở vị trí giáp ranh
hai tỉnh này với chiều dài đoạn này khoảng 36 km. Dòng mang tên Thái Bình này,
chỉ chảy men theo tỉnh Thái Bình ở đoạn cuối, mà không chảy cắt qua địa phận
tỉnh Thái Bình. Phần hệ thống sông Thái Bình liên quan tới tỉnh Thái Bình là
sông Luộc và một con sông nhỏ là sông Hóa.
Lưu lượng: Do phần lớn lưu vực của hệ thống sông Thái Bình bắt nguồn từ
các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất
12


đục, hàm lượng phù sa cao. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên
sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Lưu lượng nước
hàng năm đạt khoảng 53 tỷ m³.
2.4. Hệ thống sông Mã
Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong
đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km.
Sông Mã có hai nguồn chính: nguồn thứ nhất từ phía Nam tỉnh Điện Biên
(núi Tuần Giáo) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua huyện Sông Mã của
tỉnh Sơn La rồi qua lãnh thổ Lào; nguồn thứ hai bắt đầu từ sườn phía
Bambusao[1]. Hai nguồn này đều đổ vào Thanh Hóa qua địa phận tỉnh Sầm Nưa.
Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đều hợp
lưu với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ như
sông Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi.

Tại Thanh Hóa, sông tiếp tục giữ hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua
các huyện phía Bắc của tỉnh,
hợp lưu với sông Chu rồi đổ ra
vịnh Bắc Bộ theo 2 nhánh sông
(nhánh phía Nam vẫn gọi là
sông Mã, nhánh phía Bắc gọi là
sông Lèn) ở Lạch Hới (cửa Hới)
nằm giữa huyện Hoằng Hóa và
thị xã Sầm Sơn cùng Lạch
Sung (cửa Sung) nằm giữa
huyện Hậu Lộc và Nga Sơn.
(Sông Mã đoạn qua thị trấn Sông Mã. Nguồn internet)
Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là
nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam. Lưu lượng
nước trung bình năm 52,6 m³/s.
Tiềm năng thủy điện lý thuyết của hệ thống sông Mã là 12 tỷ kWh, tiềm
năng có thể khai thác là 4.732 triệu kWh. Cùng với nhiệm vụ phát điện, hệ thống
13


này còn có nhiệm vụ thủy lợi: cấp nước cho nông nghiệp, chống lũ hạ du. Sông
Mã có độ dốc nhỏ, các công trình thủy điện chủ yếu tập trung vào phụ lưu của nó
là sông Chu.
2.5. Hệ thống sông Lam
Sông Lam, (còn có tên gọi khác là Ngàn Cả hay Sông Cả), là một trong 2
con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ.
Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ
Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối
của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An
và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội. Cụ thể, sông chảy qua địa phận huyện Kì Sơn,

Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh
Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào Đức
Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
Tổng cộng chiều dài của sông khoảng 513 km, đoạn chảy trong nội địa
Việt Nam khoảng 361 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km²,
trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào,
lòng sông dốc nhiều và có hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu
thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước. Lưu lượng trung bình năm
688 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80%
tổng lượng nước cả năm.
Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, khi gần tới biển chảy ngược lên
hướng Bắc. Có một số nhánh sông nhân tạo lấy nước từ Sông Lam như sông Đào.
2.6. Hệ thống sông Thu Bồn
Sông Thu Bồn với diện tích lưu vực rộng 10,350km2, là một trong những
sông nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc
Linh thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào
sông Hàn, Đà Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông
chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi
Thành. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ
14


thống sông lớn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và tâm hồn người
Quảng. Phần lớn diện tích lưu vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng, phần thượng nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và
Quảng Ngãi.
Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh (Nam Quảng Nam-Bắc Kon Tum);
phần thượng lưu này được gọi là Đak Di. Sông chảy ngược lên phía Bắc qua các
huyện trung du của tỉnh Quảng Nam như Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước,

Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các sông, suối nhỏ.
Đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi
qua địa phận Nông Sơn, Duy Xuyên, sông được gọi là Thu Bồn. Ở Nông Sơn,
sông đổi sang hướng Tây Nam - Đông Bắc. Khi chảy qua ranh giới giữa Duy
Xuyên và Đại Lộc, Thu Bồn nhận chi lưu lớn nhất ở tả ngạn, đó là sông Vu Gia.
Sông đổ ra biển Đông ở cửa Đại. Trước khi ra biển, sông tạo ra một số phân lưu
như sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò, sông Hội An. Chiều dài
của dòng chính đến Cửa Đại dài 198 km.
Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây
Nguyên với lưu lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm
trở lên) nên hệ thống sông suối ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện
rất lớn, đặc biệt là hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc các tỉnh Quảng Nam.
Theo tính toán của Công ty Tư vấn xây dựng điện 1, trên hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn có tới 10 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy 1.279 Mw,
gấp 1,76 lần so với Nhà máy Thủy điện Yaly (Gia Lai - Kon Tum), sản lượng
điện bình quân hằng năm là 4.751,3 tỷ kWh. Trong đó có nhiều công trình thủy
điện có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt có thể sớm đưa vào xây dựng được như A
Vương 1, Sông Tranh 2, Đak Mi 4, Sông Bung 4, Sông Côn 2,…
Việc xây dựng các dự án thủy điện tạo điều kiện phát triển kinh tế cho địa
phương. Tuy nhiên, lưu vực Thu Bồn-Vu Gia cũng là nơi tập trung lớn nhất của
các loài đặc hữu sinh sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới, vốn được coi là một
trong những nơi cuối cùng ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Những loài
động vật ở đây bao gồm sao la, loài động vật đang bị nguy cấp, cần được bảo vệ.
15


Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nước, có nhiều cồn, với hai
hệ sinh thái là rừng nhiệt đới và cỏ biển. Với tầm quan trọng về đa dạng sinh học
và văn hóa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm quần thể khu đô thị cổ Hội An,
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và vùng hạ lưu sông Thu Bồn được Ủy ban quốc
gia UNESCO Việt Nam và tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ khoa học đệ trình

UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
2.7. Hệ thống sông Ba (sông Bà Rằng)
Sông Đà Rằng (phần thượng lưu gọi là Sông Ba, Ea Pa, Ia Pa) là một con
sông chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Phú
Yên. Nguồn gốc của tên Đà Rằng xuất phát từ chữ "Ea Rarang" từ tiếng Chăm.
Đà Rằng theo tiếng Chăm cổ có nghĩa là "con sông lau sậy".
Sông dài 374 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ
độ cao 1.549 mét, chảy theo hướng Bắc - Nam qua các huyện Kon Plông của tỉnh
Kon Tum, KBang, Đắk Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa của tỉnh Gia Lai,
chuyển sang hướng Tây Bắc - Đông Nam qua huyện Krông Pa (Gia Lai) rồi đi
vào địa phận Phú Yên theo hướng Tây - Đông làm thành ranh giới tự nhiên giữa
Sơn Hòa và Sông Hinh, giữa Sơn Hòa và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa,
giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn,
phía Nam thành phố Tuy Hòa.
Lưu vực của hệ thống sông Đà Rằng rộng 13.900 km² bao gồm cả phần
phía Đông Bắc của Đăk Lăk.
Các phụ lưu quan trọng nhất
của sông Đà Rằng là sông
Ayun (hợp lưu với Đà Rằng ở
ranh giới giữa hai huyện Ayun
Pa và Ia Pa), sông Krong
H'Năng (hợp lưu với Đà Rằng
ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú
Yên) và sông Hinh (hợp lưu huyện Sông Hinh).
(Sông Đà Rằng đoạn ở gần cửa biển, Tuy Hòa, Phú Yên.Nguồn internet)
16


Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, với diện tích
hơn 20.000 ha, vựa lúa lớn nhất miền Trung Việt Nam.

Dọc theo sông Đà Rằng có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.
Cầu Đà Rằng qua sông này tại Tuy Hòa dài 1.512 m là cầu dài nhất miền Trung
Việt Nam.
2.8. Hệ thống sông Đồng Nai
Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở phía Nam cũng như trong cả nước ta,
đặc biệt là về lượng nước. Hệ thống sông này bắt nguồn trên các cao nguyên Mạ,
Mnông, Di Linh và Lâm Viên ở phía Nam Tây Nguyên và một phần của đồng
bằng Nam Bộ; chỉ có một bộ phận rất nhỏ nằm bên đất nước Campuchia.

(Lưu vực sông Đồng Nai. Nguồn internet)
Sông Đồng Nai dài khoảng 586,4 km, diện tích toàn lưu vực là 36.000 km2.
Sông Đồng Nai phía thượng lưu có tên là Đa Dung, bắt nguồn từ phía bắc dãy núi
Lang Biang ở độ cao khoảng 1.770m. Sau khi hợp lưu với Đa Nhim, sông có tên
17


là Đạ Đờng hay Đồng Nai Thượng. Từ đó cho tới chỗ hợp lưu với sông Sài Gòn,
sông mang tên chính thức là Đồng Nai hay Đồng Nai ngắn. Dưới thành phố Hồ
Chí Minh, sông chia làm 2 chi lưu chính. Ngay dưới thành phố Hồ Chí Minh là
Lòng Tàu hay sông Sài Gòn, chảy vào vũng Cần Giờ. Cửa sông rộng và sâu nên
tàu bè ra vào cảng Sài Gòn đều theo đường này. Nhánh dưới là sông Nhà Bè rồi
đổ ra biển qua Soi Ráp. Hệ thống các sông Vàm Cỏ Đông và Tây từ Campuchia
về đổ vào Đồng Nai ở cửa này. Cửa Soi Ráp rất rộng, có thể tới 11 km, song đi
lại khó khăn vì vướng nhiều soi, bãi cát. Sông Đồng Nai uốn thành những khúc
cong lớn trên cao nguyên Đà Lạt, nhất là trên cao nguyên Di Linh; song nhìn
chung chảy theo một hướng khá đặc biệt gần như đông bắc - tây nam. Cho mãi
tới Tân Vạn, sau khi hợp lưu với sông Bé, sông mới chuyển sang hướng tây bắc đông nam khá điển hình, nhất là sau khi hợp lưu với sông Sài Gòn.
Đồng Nai là một sông già được trẻ lại do tác động của tạo sơn Tân Sinh mà
biểu hiện qua các cao nguyên xếp tầng: Lang Biang với độ cao khoảng 1.500m,
Di Linh với độ cao khoảng 1.000m, các cao nguyên Mạ và Mnông với độ cao

bình quân khoảng 750m và cuối cùng là đồng bằng Nam Bộ. Do đó trắc diện dọc
của sông có dạng bậc thang phức tạp. Tuy vậy, vẫn có thể chia trắc diện dọc của
sông chính Đồng Nai thành 3 đoạn như sau:
- Thượng lưu: tồn tại trong một đoạn ngắn từ nguồn cho tới Đankir (Lâm
Đồng). Ở đây lòng sông hẹp và độ dốc rất lớn, có thể tới 20 - 25%. Lòng sông
lởm chởm những đá, nên ít có tác dụng về giao thông cũng như thủy lợi. Đây là
đoạn sông cũ, chưa bị tác dụng xâm thực thứ sinh.
- Trung lưu: phát triển rất dài từ Đankir đến Tân Uyên. Trong đoạn này,
nói chung lòng sông mở rộng, độ dốc kém. Dòng sông uốn khúc quanh co giữa
các soi, bãi 2 bờ. Dòng sông mới đang phát triển trong lòng sông này. Lượng
nước sông đã nhiều hơn nên việc đi lại thuận lợi. Tuy vậy ở các chỗ chuyển tiếp
của các cao nguyên, độ dốc lòng sông tăng và phát triển thành nhiều thác, ghềnh
ít thuận lợi cho giao thông, song lại có nhiều triển vọng về thủy điện như các thác
Ankroet, Trị An. Các phụ lưu lớn phát triển trên từng cao nguyên cũng mang rõ
nét đặc tính này: Đa Nhim (trước Dran), La Ngà...
18


- Hạ lưu: không phát triển lắm trên đoạn từ Tân Uyên cho ra tới Cần Giờ.
Ở đoạn này, lòng sông rất rộng và sâu tới 18m, lại chịu tác động mạnh của thủy
triều, nên mang tính chất của dạng cửa sông vịnh khá điển hình. Thủy triều tác
động lên tới tận Tân Uyên với biên độ khá lớn. Đặc biệt, các chi lưu lớn phía
dưới cũng chịu tác động mạnh của thủy triều: các sông Vàm Cỏ Đông và Tây,
sông Sài Gòn và cả sông Bé nữa. Cảng Sài Gòn trên thành phố Hồ Chí Minh nằm
trên sông Sài Gòn, ngay phía trên chỗ hợp lưu với Đồng Nai một đoạn.
Hệ thống sông Đồng Nai có khá nhiều phụ lưu. Số phụ lưu có chiều dài
dòng sông trên 10 km tới 233 con. Trong số các phụ lưu này, đáng kể cũng chỉ có
một vài sông lớn như Đa Nhim, La Ngà, Đak Nông, Bé, Sài Gòn và hệ thống
Vàm Cỏ - Đa Nhim. Về phía hạ lưu, Đồng Nai nhận thêm nước của sông Bé.
Dưới sông Bé là các sông: Sài Gòn và hệ thống Vàm Cỏ chảy từ Campuchia về

cùng ở phía hữu ngạn. Sông Sài Gòn dài khoảng 130 km, lòng sông rộng và sâu,
thủy triều tác động mạnh nên việc đi lại trên sông rất thuận lợi.
2.9. Sông Cửu Long
Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang là tên gọi chung cho các phân lưu
của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam.
Bắt đầu từ Phnom Penh, sông Mê Kong chia thành 2 nhánh: bên phải là
sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê
Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu
vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ, dài chừng 220-250 km mỗi sông.
Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến
120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng
Nam Bộ.
* Sông Hậu đoạn chảy qua tỉnh Hậu Giang: Sông Hậu chảy qua Châu Đốc,
Long Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng (Sóc Trăng) và đổ ra
biển trước kia bằng ba cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề. Khoảng
thập niên 1970 cửa Ba Thắc đã bị bồi lấp nên sông Hậu ngày nay chỉ còn hai cửa
biển.
19


* Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân
Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang)
thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:
• Sông Mỹ Tho: chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ
Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu
qua đường sông Cửa Tiểu
• Sông Hàm Luông: chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm
Luông
• Sông Cổ Chiên: làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên
cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.

• Sông Ba Lai: chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa),
ra cửa Ba Lai. Hiện nay,cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập Ba
Lai ngăn lại. Hệ thống này nằm trong dự án ngọt hóa vùng ven
biển của tỉnh Bến Tre.
Do chín cửa sông nguyên thủy này mà sông Mê Kông còn được gọi là
sông Cửu Long, tức "sông chín rồng".

(Sông Hậu. Nguồn internet)
20


3. Vai trò của hệ thống sông ngòi với phát triển kinh tế - xã hội
- Việt Nam là 1/10 nước có mật độ sông cao nhất thế giới. Nhiều tuyến
sông liên thông tới nhiều nước trong khu vực có khả năng vận tải, tạo thành các
trục giao thông hết sức thuận tiện. Hệ thống sông ngòi Việt Nam còn giàu tiềm
năng về thủy điện, du lịch, an ninh, quốc phòng và nuôi trồng thủy sản. Chảy qua
các trung tâm chính trị, văn hóa, nên hệ thống sông ngòi có vai trò rất quan trọng
với an ninh, quốc phòng, du lịch...
Các doanh nghiệp vận tải thuỷ nội địa còn mở rộng loại hình vận chuyển
hành khách bằng tàu tốc độ cao, nhất là các tuyến vận tải khách du lịch trên các
tuyến Hạ Long - Cát Bà, Hải Phòng - Móng Cái, TP.HCM - Vũng Tàu, Cần Thơ
- Cà Mau, Rạch Giá..., thu hút được nhiều khách trong nước và quốc tế.
Loại hình vận chuyển hành khách tham quan di tích, danh thắng, thăm chợ
nổi hoặc du lịch thưởng thức nghệ thuật, ẩm thực trên sông, hồ... đang có chiều
hướng phát triển mạnh, mở ra triển vọng cho thị trường vận tải thủy thời gian tới.
Để khai thác tốt hơn tiềm năng kinh tế của hệ thống sông ngòi, cần có
những giải pháp:
- Nhà nước cần tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì luồng tuyến
huyết mạch.
- Có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các cảng đầu mối, cảng

chính ở các khu vực quan trọng, cảng đường thuỷ nội địa, phát huy hiệu quả khai
thác cao nhất cùng với các phương thức vận tải khác.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây
dựng các công trình trên tuyến giao thông thuỷ, các cảng khác theo quy hoạch
được phê duyệt.
- Cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh
doanh vận tải. Cần đầu tư, đảm bảo cung cấp kịp thời nguồn nhân lực có chất
lượng ngày càng nâng cao cho ngành vận tải đường thuỷ.

21


4. Thực trạng môi trường sông ngòi của Việt Nam
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Tài nguyên nước mặt tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới.
Theo số lệu thống kê, tổng trữ lượng nước của Việt Nam đạt khoảng hơn 830-840
tỉ m3, trong đó hơn 80% được sản sinh từ nước ngoài. Tình trạng suy kiệt nguồn
tài nguyên nước trong hệ thống sông ngòi, hộ chứa trên cả nước ngày cành
nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức và ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu.
Theo khuyến cáo của tổ chức tài nguyên nước trên thế giới ngưỡng khai
thác cho phép không quá 30% lượng dòng chảy. Thực tế hiện nay ở các tỉnh miền
Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên mức 50% lượng dòng chảy. Việc
khai thác quá mức tài nguyên nước làm cho suy thoái nghiêm trọng về số lựng và
chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn ở việt Nam như sông Hồng,
Sông Thái Bình, sông Đồng Nai,…

(Mực nước trên sông Hồng xuống thấp mức kỉ lục. Nguồn internet)
Bên cạnh đó Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên 60% lưu lượng nước ở thường
nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam, Trong những năm gần đây ở thượng nguồn

xay dựng nhiều công trình thủy điện lớn khiến nguồn nước chảy vài Việt Nam
22


ngày càng cạn kiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nơi sử dụng nguồn nước
trên.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lượng nước sông ở Việt Nam đang có
xu hướng biến đổi thất thường gây nên hạn hạn hoặc lụt lội cục bộ hoặc trên diện
rộng. Suy kiệt đang ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước ở Việt Nam, có nguy
hạn hán vào mừa khô, lũ lụt vào mùa mưa ảnh hướng nghiên trọng đến đời sống,
kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây mùa mưa thường đến muộn và kết
thúc sớm gây nên hạn hán trên diện rộng đặc biệt là khu vực miền Trung, Tây
Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh việc suy kiệt tài nguyên nước, hiện nay nước ở các lưu vực sông
cũng đang bị ô nhiễm nghiệm trọng do các nguyên nhân: nước thải từ các khu
công nghiệp; các chất ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp; nước thải của
các khu đô thị không được xử lí;…
II. Biển đảo Việt Nam
1. Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan
1.1. Tài nguyên biển
Tài nguyên biển, hải đảo là các dạng tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh
vật, tài nguyên vị thế và các dạng tài nguyên khác tái tạo, không tái tạo trên các
vùng ven biển, vùng biển và hải đảo.
1.2. Môi trường biển
Môi trường biển là các yếu
tố vật lý, hóa học và sinh
học đặc trưng cho nước
biển, đất ven biển, trầm tích
dưới biển, không khí trên
mặt biển và các hệ sinh thái

biển tồn tại một cách khách
quan, ảnh hưởng đến con
người và sinh vật.

Vịnh Hạ Long (Nguồn: Internet)
23


1.3. Bờ biển
Là nơi chuyển giao giữa đất liền và biển. Có nhiều nơi, bờ biển rất nhiều
cát, tạo thành các bãi tắm lí tưởng. Một vài nơi khác, bờ biển lại là những dãy núi
đá dựng đứng. Tuy nhiên phần lớn bờ biển thường có độ dốc thoai thoải.
1.4. Nội thủy
Là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ
quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
1.5. Đường cơ sở
Là đường gấp khúc nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm
ngoài cùng của các đảo ven bờ, được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất
dọc bờ biển và các đảo gần bờ.
1.6. Lãnh hải
Là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo điều 3 của Công ước Luật
của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12
hải lý.
Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở
phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm
ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp
nhất trở ra. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy
đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy

định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải
của mình trong một số vấn đề và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua.

24


(Sách giáo khoa Địal lí lớp 8, Nhà xuất bản Giáo dục)

25


×